Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỘ ĐỒ CHƠI PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 21 trang )

BIỆN PHÁP
KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG BỘ ĐỒ CHƠI PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG DÀNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ BẢO THU
LỚP: LÁ 2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông qua phát triển vận động giúp trẻ nâng cao thể
lực, có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, tạo
cho trẻ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp trẻ phát triển tốt
mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn.
Chúng ta đều biết một trong những yêu cầu đầu tiên
đối với trẻ vào lớp 1 đó là tiêu chuẩn về thể lực và sức
khỏe. Sự hoàn chỉnh kỹ năng vận động sẽ tạo điều kiện cho
trẻ tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, cũng như
các vận động tinh tế, khéo léo sẽ giúp cho trẻ trong việc
cầm viết, vẽ, làm thủ công và các hoạt động khác tốt hơn.


Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình
Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong
những năm qua, qui mô, mạng lưới trường lớp GDMN được
mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng cao. Về cơ sở vật chất
trường lớp được trang bị đầy đủ, đặc biệt là trong những năm
gần đây các trường mầm non được Sở Giáo Dục cấp phát bộ đồ
chơi phát triển vận động với nhiều loại hình khác nhau.

Bản thân tôi nhận thấy bộ đồ chơi phát triển vận động đó
có ý nghĩa, có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển thể


lực cũng như nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế giáo viên chưa
khai thác và sử dụng hết hiệu quả của bộ đồ chơi nói trên.





Qua tìm hiểu và thực tế sử dụng tại nhóm lớp tôi nắm
được tầm quan trọng của bộ đồ chơi phát triển vận động
nói trên và xin chia sẽ một vài kinh nghiệm đến đồng
nghiệp qua bài viết “Kinh nghiệm khai thác và sử dụng
bộ đồ chơi phát triển vận động dành cho trẻ 5-6 tuổi”.


THUẬN LỢI
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện cho tôi
được dự giờ một số tiết thao giảng, dạy tốt các hoạt động có tích hợp trị chơi
vận động, tạo nhiều mơi trường cho trẻ được phát triển vận động (Trên sân
trường, cáchành lang nhóm/lớp...).

- Cơ sở vật chất khang trang, đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho các hoạt động.
Năm học vừa qua trường được Sở giáo dục cấp phát một số đồ dùng đồ chơi
vận động như: các loại xe đạp (xe ba gác, xích lơ, xe đạp…), vịng thể dục,…

- Là giáo viên dạy lớp lá nhiều năm liền, được tham gia các lớp bồi
dưỡng chuyên đề phát triển vận động do tổ hướng dẫn nghiệp vụ trường tổ
chức.

- Hai giáo viên trong lớp đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình và
có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau khi tổ chức các hoạt động.


- Được sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên cùng
lớp trong suốt quá trình giảng dạy.



KHĨ KHĂN
- Lớp có 14/39 trẻ thừa cân- béo phì (chiếm tỉ lệ 36,84%) nên vận
động còn chậm chạp
 - 30/39 trẻ không biết cách lắp ráp các bộ đồ chơi vận động.
 - 30/39 trẻ chưa biết cách kết hợp giữa các bộ đồ chơi lại với nhau
làm phong phú đồ chơi.
 - Giáo viên chưa khai thác được hết hiệu quả của bộ đồ chơi vận
động, chưa sử dụng thường xuyên và lồng ghép vào các hoạt động
dạy học.

- Do đặc thù của cơng việc chăm sóc và giáo dục trẻ thường
bắt đầu lúc 6 giờ và kết thúc lúc 17giờ, hầu như chiếm hết toàn
thời gian trong ngày. Nên việc nghiên cứu đưa những đồ dùng này
lồng ghép cho trẻ chơi mỗi ngày cũng gặp khó khăn về thời gian.



BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


*ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ
Hoạt động khám phá là một hoạt động giúp trẻ hình
thành và làm giàu các biểu tượng về sự vật, hiện tượng của thế

giới xung quanh. Trị chơi trong hoạt động khám phá đóng vai
trị quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, khơi dậy ở
trẻ tính tị mị, tạo cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật về ích
lợi của sự vật hiện tượng quen thuộc, một vài mối quan hệ
đơn giản giữa sự vật với mơi trường xung quanh, cách chăm
sóc bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh nhận
xét phán đốn của trẻ, hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn với
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ nên tôi đã chọn “Thiết bị:
Bộ sáng tạo, phát triển kỹ năng vận động mở rộng” ứng dụng
hoạt động khám phá như sau:


VÍ DỤ:
Đề tài “Một số đồ dùng trong gia đình”. Chủ đề “Gia đình”
 Chuẩn bị: Bộ đồ chơi “Build’n Balance course large”.
Trẻ sẽ lựa chọn các mảnh ghép, khối, các thanh ngang để ghép thành
một chiếc cầu, cao - thấp, dài - ngắn, gánh... khác nhau.
 Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu trẻ đầu hàng vác địn gánh trên
vai đi qua cầu sau đó vượt qua các chướng ngại vật lên chọn một
món đồ dùng bỏ vào địn gánh. Rồi gánh về đội mình, cứ tiếp tục
như vậy cho đến hết. Trong thời gian một bản nhạc đội nào chọn
đúng và nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc. Kết thúc trị chơi cơ cho
trẻ đếm và so sánh số lượng đồ dùng của các đội.



VÍ DỤ:
Ví dụ: đề tài “Nghề giáo viên”; Chủ đề “Ngành nghề”
 Chuẩn bị: Bộ đồ chơi Build’n Balance course large, Top 24
và hoops 35cm.

 Trẻ sẽ xếp 02 vòng tròn (hoops 35cm) trước vạch mức, đến
bậc bước lên, thanh ngang nối qua cầu, thanh ngang có dây
đi xuống...
 Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu trẻ đầu hàng bật vào lần
lượt các vịng trịn, sau đó đi lên cầu, giữ thăng bằng qua cầu,
rồi xuống cầu và lên chọn đồ dùng của nghề giáo viên đính
lên bảng. Trong khoảng thời gian một bản nhạc.




VÍ DỤ:
Đề tài: “Khám phá một số loại quả”. Chủ đề: Thế giới thực vật
 Chuẩn bị: Bộ đĩa phát xúc giác, cone, sticks
Trẻ sẽ xếp bộ đĩa xúc giác mỗi bên 4-5 cái, sau đó xếp các trụ
cone, xỏ các thanh sticks vào các trụ, có thay đổi độ cao của
các trụ để tăng dần độ khó.
 Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu trẻ đầu hàng đi lần lượt
qua các đĩa xúc giác, sau đó bước qua các chướng ngại vật là
các thanh ngang, đến nơi lấy đúng loại quả cô yêu cầu bỏ vào
giỏ, rồi quay về đứng cuối hàng, tiếp tục như vậy đến hết trẻ
trong đội. Trong thời gian một bản nhạc đội nào lấy đúng và
nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc. Kết thúc trị chơi cơ cho trẻ
đếm và so sánh số lượng đồ dùng đồ chơi của các đội.




VÍ DỤ:
Đề tài: “Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình”. Chủ đề: Gia

đình
 Chuẩn bị: Cà kheo thần kỳ, Mountain, river Landscape…
 Trẻ sẽ ráp bộ đồ chơi river Landscape (sử dụng hết các
mảnh ghép khác nhau), cùng với Mountain ráp thành con
đường.
 Cách chơi: Mỗi đội khoảng 6 trẻ, trẻ dùng cà kheo đi thăng
bằng, sau đó đi theo con đường đã ráp, đến khoanh tròn vào
đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Trong khoảng thời gian
một đoạn nhạc, đội nào khoanh trịn đúng, nhiều đồ dùng
nhất thì đội đó thắng cuộc.



*ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TỐN
Ví dụ: Đề tài: Ơn hình vng, trịn, tam giác
 Chuẩn bị: River stone (mảnh ghép tam giác, chữ nhật),
Blance (hình trịn), bộ lắp ráp bé xây nhà.
 Trẻ sẽ bày hết những mảnh ghép đủ các hình trên sàn
nhà. Bộ ráp hình bỏ vào rổ theo nhóm.

Cách chơi: Bộ ráp hình trẻ sẽ chơi theo nhóm với
u cầu của cơ là hình gì ráp vào khung đó, cơ nói hình
trịn trẻ chọn khung trịn để vào tương tự các hình khác.
Sau đó cho trẻ chơi thêm trò chơi củng cố lại các hình,
cơ mở nhạc cả lớp cùng hát đi xung quanh những hình
cơ ngưng nhạc, trẻ lắng nghe cơ nói hình gì thì chạy lại
đứng lên hình đó.






Bên cạnh đó khi dạy các đề tài về số lượng cho trẻ thì
giáo viên có thể sử dụng thêm bộ ghép hình sáng tạo để
cho trẻ thực hành tạo nhóm, đếm số lượng, thêm bớt,
phân chia... thơng qua chơi trẻ có thể học được một cách
dễ dàng, kích thích hứng thú cho trẻ khi thực hành.


*ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ÂM NHẠC








Ví dụ: trị chơi “Vịng trịn – tam giác”
Tơi cho trẻ sử dụng những cái vòng tròn từ bộ activity rings
và bộ River stone để tạo thành trò chơi âm nhạc “Vòng tròn –
tam giác”
Chuẩn bị: Bộ activity rings, River stone
Cô cho trẻ xếp xen kẽ giữa các hình tam giác và hình
trịn
Cách chơi: Trẻ nhảy múa theo nhạc, tự do tạo ra những
động tác mà mình thích, khi nhạc dừng lại thì trẻ sẽ chọn cho
mình một vịng trịn hay một hình tam giác để nhảy lên. Nếu

nhạc dừng mà trẻ chưa nhanh chân bật vào vịng trịn cịn ở
phía ngồi trẻ bị thua sẽ nhảy lò cò theo nhạc cho các bạn
xem.



*ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG
NGỒI TRỜI


Hoạt động ngồi trời là hoạt động giúp trẻ cảm nhận
được không gian mới mẻ, được tham gia tìm hiểu các
hoạt động xã hội. Các hoạt động tham quan lý thú ln
kích thích tinh thần học tập của trẻ, tạo tâm thế thoải mái
giúp trẻ say mê, hứng thú hơn trong các hoạt động khác.
Khi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi ngồi trời, tơi ln động
viên khuyến khích trẻ chơi vận động với các đồ chơi
ngồi trời. Ngồi ra, tơi cịn kết hợp bộ đồ chơi vận động
để trẻ chơi tự do có thể tham gia chơi: Cướp cờ, Ai
nhanh hơn, Ném trúng đích...



KẾT LUẬN
Việc “Khai thác và sử dụng bộ đồ chơi phát triển
vận động dành cho trẻ 5-6 tuổi” đã giúp trẻ phát triển tốt
các kỹ năng vận động theo yêu cầu của độ tuổi. Trong
quá trình thực hiện đề tài cịn có nhiều thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các nhà
sư phạm để tôi được học tập kinh nghiệm và thực hiện đề

tài ngày càng tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!



×