Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

ĐỒ án tràng bị điện phân tích trang bị điện cấp nguồn cầu trục QC của hãng kalmar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU TRỤC QC CỦA HÃNG
KALMAR.............................................................................................................1
1.1. Khái quát về ứng dụng và thông số kỹ thuật của cầu trục QC của
hãng Kalmar.....................................................................................................1
1.1.1. Khái quát về ứng dụng của cầu trục QC của hãng Kalmar.........1
1.1.2. Một số thông số kỹ thuật của cầu trục QC hãng KALMAR :......2
1.2. Cấu trúc động học của cầu trục QC hãng Kalmar..............................4
1.2.1. Cấu trúc động học của cơ cấu nâng hạ công son của cầu trục QC
hãng Kalmar..................................................................................................4
1.2.2. Cấu trúc động học cơ cấu di chuyển giàn.......................................6
1.2.3. Cấu trúc động học cơ cấu di chuyển xe con...................................7
1.2.4. Cấu trúc động học cơ cấu nâng hạ hàng........................................8
1.3. Vai trò, vị trí lắp đặt của trạm biến áp cầu trục QC của hãng
Kalmar............................................................................................................10
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN HỆ THỐNG CẤP NGUỒN
CẦU TRỤC QC CỦA HÃNG KALMAR.......................................................13
2.1. Phân tích mạch động lực, hệ thống nối mát an toàn của hệ thống cấp
nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar..........................................................13
2.2. Phân tích điều khiển hệ thống cấp nguồn cầu trục QC của hãng
Kalmar............................................................................................................16
2.3 Bảo vệ hệ thống cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar.................27
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ TRÌNH TỰ
ĐĨNG TRẠM BIẾN ÁP CẦU TRỤC QC CỦA HÃNG KALMAR VÀO
HOẠT ĐỘNG....................................................................................................28
3.1. Khái quát chung về quy trình kiểm tra bảo dưỡng, kiểm định trạm
biến áp cao áp.................................................................................................28
3.2. Viết quy trình tiến hành bảo dưỡng trạm biến áp cầu trục QC của
hãng Kalmar...................................................................................................29
3.3. Quy trình kiểm tra, trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC của hãng
Kalmar vào làm việc......................................................................................31


KẾT LUẬN........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33
1


1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................iii
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................iii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................iii
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................iii
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................iv

2


BÀI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang tiến dần đến công nghệ 4.0, đất nước ta muốn bắt kịp các
nước trên thế giới thì khoa học kĩ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng. Trong
đó ngành Điện – Điện tử đóng góp phần đáng kể từ thiết bị dân dụng đến các
dây truyền công nghệ tự động hóa nhằm nâng cao năng suất, giảm sức người
trong lao động. Lĩnh vực tự động hóa đi vào hầu hết các nhà máy xí nghiệp thay
thế dần những bộ máy móc lạc hậu, thay thế con người làm việc trong những
lĩnh vực nguy hiểm. Với sự phát triển của cơng nghê thơng tin đã mang đến
nhiều lợi ích to lớn và thiết thực trong việc quản lý. Công nghệ thơng tin kết hợp
với tự động hóa giúp con người điều khiển và giám sát được các quá trình công
nghệ, tham gia trực tiếp điều khiển đối tượng trong phạm vi thu nhỏ mà trên cả
diện rộng, giúp các nhà máy xí nghiệp làm giảm chi phí sản xuất, quản lí sản
xuất dễ dàng, theo dõi q trình đơn giản, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả
sản xuất.
Nước ta là một đất nước có đường bở biển kéo dài từ bắc vào nam rất

thuận tiện cho việc phát triển các cảng biến, vì thế nên ở các cảng biển lớn ln
địi hỏi sự chung chuyển hàng hóa cao. Việc bốc xếp contener là công việc diễn
ra hàng ngày. Chính vì thế nên tại các cảng biển ln được trang bị các hệ thống
cần trục, cầu trục,... hiện đại nhằm đáp ứng được u cầu cơng việc. Từ đó, tơi
đã được giao đề tài : “Phân tích trang bị điện cấp nguồn cầu trục QC của
hãng Kalmar” nhằm đi sâu tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống để nâng
cao chất lượng điều khiển.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu trang bị điện, nguyên lý hoạt
động cấp nguồn của hệ thống cầu trục QC, giúp sinh viên có thể làm quen, đọc
thành thạo các tập bản vẽ kĩ thuật điện của cầu trục QC hãng Kalmar cũng như
các máy công nghiệp khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên là cầu trục giàn QC của hãng Kalmar.
Phạm vi nghiên cứu là các hệ thống cấp nguồn nhằm khái thác và vận
hành, bảo dưỡng tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
3


Phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu tổng quan về họ cầu trục QC đặc biệt là
của hãng Kalmar, đi sâu phân tích trang bị điện hệ thống cấp nguồn của cầu trục
QC Kalmar.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: nắm được nguyên lý hoạt nâng, hiểu sâu về các
thiết bị của hệ thống để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận hành hệ
thống, nâng cao tính ổn định, bền vững của hệ thống.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: nâng cao kiến thức chuyên môn về nguyên lý
hoạt động cầu trục, khả năng đọc bản vẽ kĩ thuật điện của sinh viên để có thể
khai thác, vận hành các thiết bị một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất.


4


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU TRỤC QC CỦA HÃNG
KALMAR
1.1.

Khái quát về ứng dụng và thông số kỹ thuật của cầu trục QC của
hãng Kalmar

1.1.1. Khái quát về ứng dụng của cầu trục QC của hãng Kalmar
Cầu trục QC của hãng Kalmar là cầu trục giàn di động sử dụng nguồn
điện ba pha, được thiết kế để xếp dỡ container lên, xuống tàu. Đây là cầu trục
dạng cổng có công son, liên kết kiểu bản lề chuyển động trên đường ray, xe con
di chuyển bằng cáp kéo, cơ cấu nâng hàng và nâng hạ công son được thực hiện
bằng cáp kéo. Hình ảnh tổng quát về cầu trục QC của hãng Kalmar được thể
hiện trong hình 1.1

Hình 1.1. Cầu trục QC của hãng Kalmar
5


Các đặc điểm cơ bản của cầu trục :
 Tất cả các chuyển động đòi hỏi để xếp dỡ container được điều khiển từ
cabin của người vận hành được lắp đặt trên cơ cấu xe con.
 Điều khiển chuyển động đảm bảo sự thay đổi tốc độ được nhẹ nhàng đối
với các cơ cấu chính (cơ cấu nâng hạ hàng, di chuyển xe con, di chuyển chân đế,
nâng hạ công son)
 Kết cấu thép cầu trục là khung hàn cứng, cấu trúc dạng hộp.

 Cầu trục được trang bị 1 khung nâng dạng ống lồng để xếp dỡ container.
 Thiết bị nghiêng khung nâng được lắp để điều chỉnh khung nâng để ăn
khớp với container đặt trên sàn tàu.
 Kẹp ray điện thủy lực được trang bị để giữ cầu trục khơng dịch chuyển
dưới sức gió 35m/s trong khi vận hành.
 Các thiết bị an tồn của cầu trục có nhiều cơng tắc giới hạn, khóa liên
động, phanh hãm, các nút dừng khẩn cấp.
 Bộ điều chỉnh chống lắc được điều khiển bằng máy tính để hạn chế độ
rung lắc của container khi di chuyển xe con.
1.1.2. Một số thông số kỹ thuật của cầu trục QC hãng KALMAR :
Cấu tạo chính của cầu trục QC hãng Kalmar được thể hiện trên hình 1.2
Trong đó:
+ BO1: Cơ cấu nâng hạ công son
+ GRD: Đường cầu tàu cho cần trục di chuyển
+ CH1: Cabin hệ thống kiểm tra
+ DC1: Cabin của người lái
+ EH1: Buồng điện chính
+ GI1: Dầm cầu trục
+ LT1: Hệ thống tang quấn cáp
+ LT2: Cổng truy cập hệ thống tang quấn
+ MH1: Buồng động cơ nâng hạ
6


+ SP1: Cơ cấu ngoạm
+ TY1: Xe con
+ TR1: rạm biến áp
+ WSA: Chân phía bờ sơng
+ BO1: Cột tháp mắc cáp điện cao thế


Hình 1.2. Vị trí các thiết bị trên cầu trục QC hãng Kalmar
7


Các thông số kĩ thuật cơ bản của cầu trục QC Kalmar:
- Trọng lượng của cầu trục: 520 tấn
- Sức nâng định mức:
+ Khi dùng khung nâng: 50 tấn
+ Khi dùng dầm nâng: 65 tấn
- Chiều cao nâng hạ: 36m
- Nguồn cấp 22kV, 50Hz
- Số cụm chân: 4 cụm.
- Số bánh xe: 10 bánh/1 cụm.
Thông số các động cơ truyền động chính :
a) Động cơ nâng hạ hàng:
- Cơng suất định mức: Pđm= 250kW
- Điện áp định mức: U đm= 400VAC, 50Hz
- Tốc độ: 1000-2400 vòng /phút
b) Động cơ di chuyển xe con:
- Công suất định mức: Pđm= 9,2kW
- Điện áp định mức: U đm= 400V, 50Hz
- Tốc độ: 1445 vịng/phút
c) Động cơ di chuyển giàn :
- Cơng suất định mức: Pđm= 22kW
- Điện áp định mức: U đm= 400V, 50Hz
- Tốc độ: 1700 vịng/phút
d) Động cơ nâng hạ cơng son :
- Công suất định mức: Pđm= 75kW
- Điện áp định mức: U đm= 400V, 50Hz
- Tốc độ: 1500 vòng/phút

1.2.

Cấu trúc động học của cầu trục QC hãng Kalmar

8


1.2.1. Cấu trúc động học của cơ cấu nâng hạ công son của cầu trục QC
hãng Kalmar
Cấu trúc của hệ truyền động điện cơ cấu nâng hạ công son được biểu
diễn trên hình 1.3

Hình 1.3. Sơ đồ hệ truyền động điện cơ cấu nâng hạ cơng son
Trong đó: 1 – Động cơ chính; 2 – Động cơ phụ; 3 – Hộp giảm tốc; 4 –
Khớp nối; 5 – Phanh hãm dừng thủy lực; 6 – Trống tời; 7 – Phanh an tồn cho
cơ cấu nâng hạ cơng son; 8 – Encoder đo số vòng dây quấn cáp.
Nguyên lý làm việc hệ truyền động điện cơ cấu nâng hạ công son:
Động cơ chính - 1 chức năng là dẫn động cụm cơ cấu. Sau một thời gian
động cơ khởi động, momen xoắn truyền đến hộp giảm tốc - 3 qua khớp nối - 4.
Đầu vào hộp giảm tốc có momen, ở đầu ra momen đã biến đổi giá trị lớn hơn,
dùng để dẫn động trống tời - 6. Ở trục ra của hộp giảm tốc lắp phanh hãm dừng
thủy lực - 5. Momen xoắn được chuyển tới trống tời khi hai má phanh - 5 mở.
Phanh an toàn cho cơ cấu nâng hạ - 7 nhiệm vụ là cố định trống tời khi thực hiện
xong q trình nâng hạ giàn (cơng son). Encoder - 8 gắn trực tiếp vào trục trống
tời nhiệm vụ là đo số vòng dây quấn cáp.
9


Động cơ truyền động chính của cơ cấu nâng hạ công son là loại động cơ
không đồng bộ 3 pha lồng sóc sử dụng điện áp định mức Uđm = 400V với công

suất định mức là Pđm = 75 kW.
Phanh hãm dừng thủy lực (THURSTOR) sử dụng điện áp định mức Uđm =
400V, Tần số 50Hz
1.2.2. Cấu trúc động học cơ cấu di chuyển giàn
Sơ đồ truyền động điện cơ cấu di chuyển giàn của cầu trục QC được biểu
diễn trên hình 1.4.

3
1

4
5
6

4

4
2

5
6

7

7
Hình 1.4. Sơ đồ truyền động điện cơ cấu di chuyển giàn

Trong đó: 1 – Động cơ; 2 – Hộp giảm tốc; 3 – Phanh điện từ; 4 – Khớp
nối; 5 – Cặp bánh răng phụ; 6 – Gối đỡ trung gian; 7 – Bánh xe chuyển động.
Nguyên lý làm việc của hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển giàn:

Động cơ 1 có vai trị dẫn động cả cụm cơ cấu nối với hộp giảm tốc 2
thông qua trục truyền cơ khí và khớp nối 4. Mơmen xoắn được truyền từ động
cơ đến hộp giảm tốc, tại đầu ra của hộp giảm tốc mômen này đã được biến đổi
thành giá trị lớn hơn và có tỉ lệ với tỷ số truyền của hộp giảm tốc để dẫn động
bánh xe 7 thông qua cặp bánh răng phụ 5. Phanh điện từ 3 kẹp chặt trục động cơ,

10


khi được cấp nguồn điện nó mới cho phép động cơ truyền động. Gối đỡ trung
gian 6 giữ cố định trục của bánh xe.
- Động cơ di chuyển giàn là động cơ không đồng bộ 3 pha: Động cơ sử
dụng cho di chuyển chân đế bao gồm 8 động cơ không đồng bộ 3 pha sử
dụng điện áp định mức Uđm = 400V với công suất định mức là P đm = 22
kW và tốc độ động cơ n = 1465 vg/ph.
1.2.3. Cấu trúc động học cơ cấu di chuyển xe con
Sơ đồ truyền động điện cơ cấu di chuyển xe con được biểu diễn trên hình
1.5.

4
1

3

2

5

Hình 1.5. Sơ đồ truyền động điện cơ cấu di chuyển xe con
Trong đó: 1 – Động cơ; 2 – Hộp giảm tốc; 3 – Phanh hãm dừng điện từ; 4 –

Khớp nối; 5 – Bánh xe chuyển động.
- Nguyên lý làm việc của hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển xe con:
Động cơ 1 có vai trị dẫn động cả cụm cơ cấu. Sau khi động cơ khởi động,
mômen xoắn truyền đến hộp giảm tốc 2 thông qua khớp nối 4. Mômen xoắn
được truyền tới hộp giảm tốc 2 ở đầu vào, tại đầu ra của hộp giảm tốc 2 mômen
này được được biến đổi thành giá trị lớn hơn và có tỉ lệ với tỷ số truyền của hộp
giảm tốc để dẫn động bánh xe 5.
Xe con lắp đặt trên cầu trục được biểu diễn trên hình 1.6.

11


Hình 1.6. Xe con lắp đặt trên cầu trục QC hãng Kalmar
Trong đó:
1. Dầm chính bằng thép dạng hộp có độ cứng và độ bền cao để xe con di
chuyển bốc xếp container từ tàu vào bờ.
2. Hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển xe con: động cơ, hộp giảm tốc,
bánh xe, phanh hãm điện từ …
3. Cabin vận hành: nâng hạ hàng, di chuyển xe con, di chuyển giàn.
4. Cáp điện cấp nguồn 3 pha cho tủ điện trên xe con, khi xe con di
chuyển thì cáp điện cũng di chuyển theo nhờ hệ thống bánh xe 5.
5. Bánh xe bị động được dẫn động nhờ bánh xe chủ động của cơ cấu di
chuyển xe con.
6. Hệ thống ròng rọc của cơ cấu nâng hạ hàng.
7. Cầu thang di chuyển.
1.2.4. Cấu trúc động học cơ cấu nâng hạ hàng
Trọng tải: +Khi dùng khung nâng: 51.5 tấn
+Khi dùng dầm nâng: 53.5 tấn
Khả năng quá tải của cơ cấu: 125% định mức.
Chiều cao nâng hạ: 36m

12


Cơ cấu nâng hạ hàng sử dụng cáp kéo- rulo, được lai bởi 2 động cơ có
thơng số như sau:
- Điện áp định mức:Uđm= 250 KW
- Dòng định mức: I đm= 400V, 50 Hz
- Tốc độ: n= 985 vòng/ph
- Hiệu suất: Cosφ = 0.84
Hai động cơ này được nối với nhau bởi khớp nối điền từ (-6Y1 =10A +
7/36), chúng cùng làm việc đồng thời cùng chiều quay và cùng đảo chiều như là
một.
Sơ đồ động học của cơ cấu nâng hạ hàng thể hiện qua hình 1.7.

V

II

II

I

I'

III

III

IV


G

Hình 1.7. Sơ đồ động học của cơ cấu nâng hạ hàng
Trong đó:
- I, I’: Hai động cơ nâng hàng chính
- II: Hộp số của động cơ
- III: Hệ thống tang trống ở đây tang trống là hệ thống tang kép, mỗi động
cơ lai 1 tang trống và mỗi tang được chia làm 2 để móc vào hệ thống
nâng. Vì vậy nên ta biểu diễn 2 tang trống nhưng thực ra nó tương đương
là 4 tang.
- IV: Hệ thống tải trọng
- V: Khớp li hợp nối hai động cơ nâng hàng
13


Qua sơ đồ động học của cơ cấu, ta có thể thấy cơ cấu nâng hạ hàng của cần
trục sử dung hệ thống cáp kéo rulo. Hệ thống dây tời được thiết kế thả gần như
song song giữa xe con và khung chụp. Là yếu tố bổ trợ hoàn hảo cho hệ thống
chống lắc điện tử và là một phần của cơ chế định vi chuẩn của cầu trục hãng
kamlmar.

1.3.

Vai trị, vị trí lắp đặt của trạm biến áp cầu trục QC của hãng Kalmar
Trạm biến áp của cầu trục QC hãng Kalmar có cơng suất 1000KVA được

đặt trung tâm trên cầu trục. Vị trí của trạm biến áp được thể hiện trên hình 1.8

14



Hình 1.8. Vị trí trạm biến áp và các buồng thiết bị
Trong đó:

1: Buồng thiết bị nâng hạ (+MH1)
2: Buồng điện chính E- House (+EH1)
3: Buồng trạm biến áp (+TR1)
4: Buồng thiết bị nâng hạ cơ cấu nâng hạ công son (+MB1)

Trạm biến áp có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cầu trục QC Kalmar. Nếu
đường dây truyền tải điện là mạch máu thì trạm biến áp chính là trái tim trong hệ
15


thống cung cấp điện của cầu trục. Trạm biến áp của cầu QC hãng Kalmar có
cơng suất 1000kVA, được cấp nguồn điện 22kV. Nguồn điện này được cấp từ hố
cáp đến tang quấn rồi đi qua thiết bị chuyển mạch đến máy biến áp chính sẽ
được hạ xuống điện áp 400V và thông qua các hệ thống phân phối cấp cho toàn
hệ thống của cầu trục.

16


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN HỆ THỐNG CẤP NGUỒN
CẦU TRỤC QC CỦA HÃNG KALMAR
2.1. Phân tích mạch động lực, hệ thống nối mát an toàn của hệ thống cấp
nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar
Sơ đồ mạch động lực và hệ thống nối mát của hệ thống cấp nguồn cầu trục
QC Kalmar được thể hiện trên hình vẽ 2.1 và 2.2. Nguồn điện cao áp 22kV sau
khi được đưa tới máy biến áp được hạ xuống 400V. Từ đây nguồn điện được đưa

tới các tủ điện trong buồng điện chính phía sau và đầu tiên là đưa vào hai tủ
phân phối nguồn là EF10 và EF12.
 Chức năng các phần tử mạch động lực của hệ thống cấp nguồn cầu trục
QC hãng Kalmar:
=11.C+LT1-1W: hệ thống tang quấn cáp có chức năng thu và nhả cáp điện khi
di chuyển cầu trục.
=11.C+TR1-2A1: thiết bị chuyển mạch cao áp có cầu chì (F1: bảo vệ q
dịng), máy cắt, đèn cảnh báo cách điện cáp, cầu dao cao áp (Q0: đóng cắt nguồn
cao áp với máy biến áp).
=11.C+TR1-3T1: máy biến áp chính Dyn5 1000kVA, 22kV/400V
-1Q1: cầu dao đóng ngắt bộ đo 1A1
-1Q2: cầu chì bảo vệ ngắn mạch
-1A1: thiết bị đo dịng và áp
-1F1: chỉ thứ tự pha
-1A2, -1A3, -1A3: thiết bị chống sét
-2Q1: cầu dao phân đoạn cấp nguồn cho các hệ thống phụ tải chính
-3Q1: cầu dao cấp nguồn điều khiển 1 chiều 24V

17


Hình 2.1. Sơ đồ động lực mạch hệ thống cấp nguồn cầu trục QC hãng Kalmar
18


19


Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống nối mát của hệ thống cấp nguồn cầu trục QC Kalmar
 Nguyên lý làm việc:

Nguồn điện cao áp 22kV-50Hz được lấy từ đường dây cao áp cấp nguồn cho
cảng đưa đến trụ đấu dây của tang quấn cáp ở bản vẽ 11.C+LT1-1W. Đường dây
này được đấu vào máy cắt được trình bày ở bản vẽ 11.C+TR1-2A1, đầu ra của
máy cắt được đưa đến biến áp để hạ áp từ 22kV xuống 400V với công suất
1000kVA. Phía thứ cấp máy biến áp được chia làm 2 nhánh
Nhánh 1 được kí hiệu là -3T1 đưa đến bản vẽ số 3 cột 1 để cấp nguồn cho đèn
pha, quạt gió, biến tần,...
Nhánh 2 đi qua biến dịng 1.6kA/1A để thực hiện cấp tín hiệu cho thiết bị đo
lường (-1A1) là: điện áp, dịng điện, cơng suất tác dụng, cơng suất phản kháng,
cơng suất tồn phần. Ngồi ra còn được đấu vào bộ giám sát tần số pha (-1F1),
qua cầu chì -1Q2 nối với bộ bảo vệ chống sét, qua cầu dao -2Q1 cấp nguồn tới
vị trí bản vẽ 2 cột 3 và qua cầu dao -3Q1 cấp nguồn điều vị trí bản vẽ 2 cột 7.

2.2. Phân tích điều khiển hệ thống cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar
Sơ đồ nguyên lý điều khiển hệ thống cấp nguồn của cầu trục QC Kalmar
được biểu diễn trên các hình 2.3 đến hình 2.8
Nguồn điện cao áp sau khi được đưa tới máy biến áp, điện áp từ 22kV được
hạ xuống 400V. Từ đây nguồn điện được đưa tới các tủ điện trong buồng điện
chính phía sau và trước hết là đưa vào hai tủ phân phối nguồn là EF10 và EF12.
- Nguồn điện cho các động cơ điện của cơ cấu bao gồm 2 loại:
+ Nguồn điện 1 chiều DC 675V: là nguồn điện cung cấp cho bộ biến tần
điều khiển cho các các động cơ truyền động trong các cơ cấu chính (nâng hạ
hang, di chuyển giàn, di chuyển xe con và nâng hạ boom)
+ Nguồn 3 pha 400V, 50Hz: Được sử dụng để cấp nguồn cho các động cơ
bơm thủy lực, các quạt làm mát, các cuộn phanh điện từ,…
- Nguồn điện cấp cho mạch điều khiển:
+ Nguồn 1 pha 230V, 50Hz cung cấp cho các rơ le, công tắc tơ trong
mạch điều khiển, đầu ra của các PLC và cho các van điện từ.
+ Nguồn điện 1 chiều 24V cấp cho các đầu vào PLC
 Kí hiệu các phần tử thiết bị ở hình 2.3:

20


=11.C+LT1-1W: hệ thống tang quấn cáp có chức năng thu và nhả cáp điện khi di
chuyển cầu trục.
=11.C+TR1-2A1: thiết bị chuyển mạch cao áp có cầu chì (F1: bảo vệ quá dòng),
máy cắt, đèn cảnh báo cách điện cáp, cầu dao cao áp (Q0: đóng cắt nguồn cao áp
với máy biến áp).
=11.C+TR1-3T1: máy biến áp chính Dyn5 1000kVA, 22kV/400V
-1Q1: cầu dao đóng ngắt bộ đo 1A1
-1Q2: cầu chì bảo vệ ngắn mạch
-1A1: thiết bị đo dòng và áp
-1F1: chỉ thứ tự pha
-1A2, -1A3, -1A3: thiết bị chống sét
-2Q1: cầu dao phân đoạn cấp nguồn cho các hệ thống phụ tải chính
-3Q1: cầu dao cấp nguồn điều khiển 1 chiều 24V

 Nguyên lý làm việc của hình 2.3:
Nguồn điện cao áp 22kV 50Hz được lấy từ đường dây cao áp cấp nguồn cho
cảng đưa đến trụ đấu dây của tang quấn cáp ở bản vẽ 11.C+LT1-1W. Đường dây
này được đấu vào máy cắt được trình bày ở bản vẽ 11.C+TR1-2A1, đầu ra của
máy cắt được đưa đến biến áp để hạ áp từ 22kV xuống 400V với cơng suất
1000kVA. Phía thứ cấp máy biến áp được chia làm 2 nhánh, nhánh 1 được kí
hiệu là -3T1 đưa đến bản vẽ số 3 cột 1, nhánh 2 đi qua biến dòng 1.6kA/1A để
thực hiện cấp tín hiệu cho các cơ cấu đo (-1A1) là: điện áp, dịng điện, cơng suất
tác dụng, cơng suất phản kháng, cơng suất tồn phần. Ngồi ra cịn được đấu vào
bộ giám sát tần số pha (-1F1), qua cầu chì -1Q2 nối với bộ bảo vệ chống sét, qua
cầu dao -2Q1 cấu nguồn tới vị trí bản vẽ 2 cột 3, qua cầu dao -3Q1 cấp nguồn
điều khiển 1 chiều 24V tới vị trí bản vẽ 2 cột 7.


21


Hình 2.3. Sơ đồ cấp nguồn các hệ thống chính
22


Hình 2.4. Sơ đồ cấp nguồn cho biến tần
23


 Chức năng các phần tử thiết bị ở hình 2.4:
-4L1, -5L1: hai cuộn cảm
-4A1, -5A1: hai biến tần để chuyển điện áp xoay chiều 400V thành điện áp 1
chiều DC 675V
 Nguyên lý hoạt động của hình 2.4:
Nguồn 3 pha lấy từ 2 nhánh của bản vẽ số 1 ở cột 7 và 8 được đi qua 2 cuộn cảm
-4L1 và -5L1 vào 2 biến tần -4A1 và -5A1 để chuyển thành điện 1 chiều DC
675V cấp nguồn cho cơ cấu di chuyển giàn (bản vẽ 7 cột 1), cơ cấu nâng hạ (bản
vẽ 8 cột 1) và cơ cấu di chuyển xe con (bản vẽ 9 cột 1)
 Kí hiệu các phần tử thiết bị ở hình 2.5:
-1A1: thiết bị đo dịng và áp
-1Q1: cầu dao đóng ngắt bộ đo -1A1
-1F1: chỉ thứ tự pha
-1Q2: cầu chì bảo vệ ngắn mạch
-1A2: thiết bị chống sét
-2Q1, -2Q2, -2Q3, -2Q4, -2Q5, -2Q6, 3Q1, -3Q2: cầu dao
-3F3: rơ le thời gian chuyển mạch
 Phân tích hình 2.5:
Nguồn điện xoay chiều 400V từ nhánh -3T1 ở bản vẽ số 1 cột 1 được nối với

một biến dòng, dòng điện được hạ từ 1kA xuống 5A để cung cấp tín hiệu cho
các cơ cấu đo lường (-1A1). Ngồi ra, nguồn này cịn được nối đến thiết bị
chống sét (-1A2) và bộ giám sát tần số pha (-1F1). Nguồn này còn cấp nguồn
cho các hệ thống như: hệ thống cấp nguồn cho các động cơ ở bản vẽ 21 cột 2, hệ
thống cấp nguồn cho các động cơ ở bản vẽ số 4 cột 1, hệ thống chiếu sáng ở bản
vẽ 24 cột 1, hệ thống cấp nguồn cho biến tần ở bản vẽ số 5 cột 1,cấp nguồn cho
quạt gió động cơ ở bản vẽ 7 cột 4, cấp nguồn cho hệ thống nguồn điều khiển
24V, cấp nguồn cho hệ thống nguồn điều khiển 230V. Để đề phòng trường hợp
mất điện, đường dây nguồn này được nối với nguồn dự phòng sử dụng UPS cho
tủ điều khiển PLC EF91 ở bản vẽ số 36 cột 1.

24


25


×