Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa XHCN việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU

3

II. PHẦN NỘI DUNG

4

Chương 1. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

4

1.1

Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

4

1.2

Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

4

1.3

Nội dung quy luật phủ định của phủ định

6


1.4

Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định

7

Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA XHCN VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

9

2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở
Việt Nam

9

2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

11

2.3 Đánh giá thực trạng việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay

9

2.3.1. Những kết quả đạt được

13

2.3.2. Phần hạn chế


25

2.4 Giải pháp khắc phục hạn chế

32

III. KẾT LUẬN

42

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trên chặng đường phát triển văn hóa, từ văn kiện đầu tiên “Đề cương văn hóa
năm 1943”, Đảng và nhà nước ta đã tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để lại dấu
ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về tư duy văn hóa.
Với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ động hội
nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào
như: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây
dựng; nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được
thiết định. Tiến trình giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn hóa, nếu coi nhẹ hội nhập
kinh tế thì đất nước sẽ chậm thốt nghèo, cịn nếu coi nhẹ hội nhập văn hóa đơi khi lại
nguy hiểm hơn bởi có thể bị nền văn hóa khác đồng hóa. Vì vậy bên cạnh chiến lược
phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc văn

hóa dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Tất nhiên đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
khơng thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân
loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước
mình.
Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho
sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất tồn cầu hóa và hội nhập, tồn cầu hóa
như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu
không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí khơng cịn
dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà cịn là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Tóm lại, để tìm hiểu và làm rõ vấn dề trên nhóm chúng em quan tâm và chọn đề
tài: “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa XHCN Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” để làm đề tài
cho tiểu luận này. Cuốn tiểu luận này tập trung vào phân tích phép phủ định biện chứng
và ứng dụng thực tiễn của nó trong vấn đề xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
3


II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1.1

Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

Xuyên suốt lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và phương pháp luận, các
nhà triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định. Theo
quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lenin, trong thế giới, các sự vật, hiện tượng sinh ra tồn
tại phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiên tượng khác; thay thế hình thái

tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong q trình
vận động phát triển của nó. Sự thay thế đó là tất yếu trong q trình vận động và phát
triển của sự vật và sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.
Ví dụ: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự
phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy. Trong sự phát triển của
gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha. Ông cha ta thường hay nói “con
hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều
kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay
thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện
tượng mới. Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ
hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.
Ví dụ: Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định
đối với iPhone X. Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc.
Trong chăn ni, con gà ra đời là sự phủ định biện chứng đối với quả trứng.
1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Theo quan niệm của các nhà kinh điển, phủ định biên chứng có hai đặc điểm cơ
bản là tính khách quan và tính kế thừa. Ngồi ra cịn có tính phổ biến và tính đa dạng,
phong phú
4


Thứ nhất, phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự
phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu
thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật ln phát triển,
vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào
sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện
chứng khơng phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động

làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật
phát triển của sự vật.
Thứ hai, phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là
kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó khơng thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ
hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp
tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn
lọc, giữ lại, cải tạo những mặt cịn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt
mới phù hợp với hiện thực. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn
sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm
những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Ví dụ: Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu
tố tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.
Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái
cũ, mà còn gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Vì vậy, phủ
định biện chứng trở thành vòng khâu, khuynh hướng tất yếu của sự liên hệ và sự phát
triển.
1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong q trình vận động của
sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện
chứng diễn ra - sự vật đó khơng cịn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có
những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật
mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song khơng phải là sự
trùng lặp hồn tồn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân
5


tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ
định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển.
Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về q trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ hạt
đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem

làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện
bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của
sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm: hạt đại
mạch biến đi, khơng cịn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do
nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ
như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới,
và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự
phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một
hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần"1.
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự
phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt
thóc mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt
thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng
sẽ thay đổi).
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định
biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Sau
những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể
hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ
định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là một sự tổng hợp
và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, và những điểm tích cực ấy sẽ tiếp tục được
duy trì và phát triển trong những lần phủ định tiếp theo. Do đó, cái mới với tư cách là
kết quả phủ định của phủ định có nội dung tồn diện và tiến bộ hơn so với cái khẳng
định ban đầu và lần phủ định sau đó. Như vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ
định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng đi lên không ngừng – nhưng không theo đường
1

Ăngghen (1877) , Chống Đuy-ring, phần một - chương 12.

6



thẳng mà theo đường xoáy ốc. Nhận xét về con đường này, V.I. Lênin viết : “Sự phát
triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trịn
ốc chứ khơng theo đường thẳng...”2.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật xu hướng phát triển. Song sự phát triển đó khơng phải diễn ra theo đường thẳng, mà
theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng
của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên.
Mỗi vịng của đường "xốy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện
trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vơ tận của sự phát triển từ thấp đến cao được
thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xốy ốc".
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái
bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là
điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích
cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát
triển.
1.4

Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định

Phép biện chứng về phủ định, mà cụ thể ở đây là quy luật phủ định của phủ
định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn nhất xu hướng vận động và phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Thay vì đi theo những đường thẳng
tắp, mọi sự vật phát triển theo những vịng xốy ốc tiến lên khơng ngừng, đó là những
q trình quanh co, phức tạp, đặc biệt là lĩnh vực đời sống xã hội. Lênin viết: “Cho
rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi những bước rất
lớn là không biện chứng, không khoa học, khơng đúng về mặt lí luận”3.
Song, sự phát triển là khuynh hướng chung, tất yếu của sự vận động của sự vật.
cơ sở lí luận trên đây giúp ta có cái nhìn biện chứng về xu thế của thời đại mà ta đang

sống. Phép phủ định biện định biện chứng cũng giúp ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới. Cái
2
3

V.I. Lênin (2005), Toàn tập, Sđd t. 26, tr. 65.
V.I. Lênin (2005), Toàn tập. Sđd t. 26, tr. 70.

7


mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Nó ln ln biểu hiện là
giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện được
thực hiện một cách tự động. Trong đời sống xã hội, cái mới xuất hiện gắn liền với sự
nhận thức và hoạt động của con người. Tuy cái mới là cái phù hợp với quy luật là cái tất
thắng. Như Lênin nói: “Trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong một thời
gian nào đó vẫn cịn cứ mạnh hơn cái mới”4.
Vì vậy, một quan niệm chân chính về sự phát triển phải là một thái độ ủng hộ
cái mới, đấu tranh cho cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần ủng hộ lối sống mới, đạo đức mới cũng như
những lý thuyết khoa học mới.

4

V.I. Leenin (2005), Toàn tập. Sđd t. 26.

8


Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA XHCN VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc ở Việt Nam
a. Khái niệm
- Văn hóa : Là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị
và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh
cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
+ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả
những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
+ Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản
là "sản xuất vật chất" và "sản xuất tinh thần". Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần.
+ Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề
cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở
việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,...
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ
sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hố là tổng hợp
9


của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra

nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”5.
- Nền văn hóa: là biểu hiện cho tồn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành
và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của
giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính
sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
- Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa: là một nền văn hoá được xây dựng trên cơ sở hệ giá
trị tư tưởng cách mạng của giai cấp cơng nhân; có sự kế thừa, tiếp thu chọn lọc đối với
những tinh hoa văn hoá đã được con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- Nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc : Tiên tiến là yêu nước và
tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự
phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá
nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị
truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là, lịng
u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn
kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần
cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng
cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm ...

b. Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN ở Việt Nam
Đảng đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ
phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng
mơi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội” 6

5
6

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđđ, t.3, tr.458.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7-1998)

10


Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt
động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái,
khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình,
cộng đồng và xã hội.”7
Đảng quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những yêu cầu về
tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm
cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và việc xây dựng, hoàn
thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,… được khẳng
định lại, tiếp nối quan điểm về văn hóa từ kỳ đại hội trước. Đại hội lần này cũng đề ra
u cầu đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa,
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống…” 8
Theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI Đảng khẳng định mục tiêu:
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
- Thứ nhất là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thứ hai là , do nhân dân làm chủ.

7
8

Văn kiện đại hội IX của Đảng
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X.

11


- Thứ ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợ
- Thứ tư là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thứ năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát
triển toàn diện.
- Thứ sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và
cùng giúp nhau phát triển.
- Thứ bảy là, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Thứ tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991, bổ
sung và phát triển năm 2011)

2.3. Đánh giá thực trạng việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Văn hóa có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Đảng ta nhấn
mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Chính phủ đang tiến hành tổng kết Chiến lược phát
triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020. Vì thế, việc đánh giá chính xác, khách quan sự

phát triển văn hóa thời gian qua chính là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính
sách đối với lĩnh vực đặc thù này. Bởi chính sự quan trọng này nên chúng ta cần làm rõ
thực trạng việc xây dựng nên văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.
Phần đơng ý kiến cho rằng: “Văn hóa Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng”.
Và có đúng thế khơng? Em cho rằng để trả lời câu hỏi này chúng ta phải căn cứ và dựa
vào một chuẩn mực nào đó. Nhưng chuẩn mực đó là gì và cái gì tạo nên chuẩn mực đó?
Đây chính là cái khó của việc xem xét thực trạng của nền văn hóa nước ta hiện nay. Và
thực tế, bức tranh văn hóa hiện nay rất phức tạp, bao hàm những mâu thuẫn sâu sắc hình
thành từ sự vận động chung của xã hội và của văn hóa nói riêng, vì vậy việc lý giải đơn
12


giản hay một chiều là khơng thích hợp. Và dưới đây là những phân tích những kết quả
đạt được và hạn chế trong thực trạng xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc ở Việt Nam hiện nay mà nhóm em nghiên cứu để từ đó chúng ta có thể nhìn nhận
được ngun nhân và có những giải pháp khắc phục và phát triển nền văn hóa của nước
ta hiện nay trong thời đại mới Hội nhập và Phát triển.
2.3.1. Những kết quả đạt được
a. Tư tưởng, đạo đức, lối sống có những chuyển biến quan trọng. Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt hình thành nền tảng tư tưởng,
chỉ đạo cuộc sống. Năng lực đổi mới của cán bộ, nhân dân được nâng lên.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được đề cập trong
nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII. Trong đó,
tính tiên tiến và bản sắc dân tộc được hịa quyện, gắn bó hữu cơ trong các yếu tố cấu
thành của nền văn hóa, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, vừa giữ gìn các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đảm bảo tính mở, tiếp thu tinh hoa của văn hóa
nhân loại. Đồng thời, nội hàm của tính tiên tiên và bản sắc văn hóa cũng được xác định
rõ, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm, truyền thống của đất nước trong q trình đi lên
CNXH. Theo đó, tiên tiến trong văn hóa trước hết là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ,

nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển
tồn diện của con người, trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và
xã hội; tiên tiến không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức thể hiện,
trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Chiến thắng từng bước trong đại dịch COVID 19
Đảng ta đã vận dụng thành công Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh vào trong thực tiễn cuộc sống. Cụ thể trong đại dịch Covid vừa qua, chúng ta có
thể thấy vai trị và sự lãnh đạo của Đảng trong định hướng và phát huy tinh thần của
khối đại đồn kết dân tộc. Đó là tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, vì chủ trương mà
Đảng đã đề ra để cùng nhau vượt qua cơn đại dịch, vững mình để vực dậy, giữ yên bình
cho Tổ quốc và giúp đỡ bạn bè năm châu.
13


Tuy chưa phải là chiến thắng cuối cùng, nhưng với tinh thần “chống dịch như
chống giặc”, Việt Nam đã chia ra các giai đoạn khác nhau và đã giành thắng lợi trên
từng chặng đường tính đến thời điểm này. Điều này đang được cả thế giới ca ngợi vì hệ
thống y tế chưa hiện đại trong khi ngân sách eo hẹp nhưng hiệu quả phòng chống dịch
COVID-19 tại Việt Nam lại được đánh giá cao.
Với những gì diễn ra trong hơn 1 năm và đặc biệt là trong 2 đợt chống dịch
COVID-19 cho thấy những giải pháp và chiến thuật hiệu quả của Việt Nam khi “đánh
giặc” vơ hình COVID-19. Nhân dân từ hoang mang lo lắng, hoảng loạn, thậm chí sợ hãi
đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và an tâm tin tưởng hơn khi chúng ta nhanh chóng
khoanh vùng và cách ly những người nhiễm dịch cũng như các đối tượng nghi nhiễm.
Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã
vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lịng, đồn kết của tồn dân, tồn qn, cơng tác
phịng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh.
Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19; các hoạt động của đời sống kinh tế - xã
hội đang được khơi phục; tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực;

được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ.
Đây chính là kết quả cuộc việc vận dụng tư tưởng vào đường lối, định hướng
đúng đắn của Đảng, làm cho nhận thức, đạo đức và lối sống nhân dân ngày càng văn
minh, trình độ dân trí ngày càng cao.
Sức mạnh văn hóa trên lĩnh vực chính trị
Trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt tới một trình độ văn hóa vững
vàng nhờ đó xử lý được các quan hệ phức tạp của thế giới hiện đại, đứng vững trước
mọi biến động và không ngừng phát triển của khu vực và thế giới, thậm chí trong bối
cảnh khủng hoảng của xã hội chủ nghĩa.
Việc xóa thế bao vây cấm vận của Mỹ, bình thường hóa quan hệ với các nước
lớn, chủ động gia nhập với các nước trong khu vực, thiết lập quan hệ với liên minh
Châu Âu, đa phương và đa dạng hóa quan hệ với thế giới đã tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
14


Trong bối cảnh Đông Nam Á chao đảo trong khủng hoảng tài chính tiền tệ,
nhân dân ta đã đề cao tư tưởng phát huy nội lực, kết hợp sức mạnh quốc tế, mở ra các
giải pháp đúng đắn đưa nước ta vượt lên khó khăn, đạt tới sự phát triển mới.
Như vậy, những sức mạnh văn hóa có tính tổng hợp, nhất là trên lĩnh vực chính
trị, khơng ngừng được tích lũy đã tạo cho nước ta những khả năng vượt lên khó khăn
thử thách, thúc đẩy q trình phát triển đất nước, bắt kịp những yêu cầu của thời đại. Đó
là một thành tựu đáng kể.
Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa khơng chỉ được coi trọng từ nguồn ngân sách nhà
nước mà còn thu hút ngày càng lớn từ nguồn xã hội hóa; Đội ngũ cán bộ làm cơng tác
văn hóa khơng ngừng lớn mạnh, trong đó có cả văn hóa quần chúng, nghệ nhân và văn
hóa đỉnh cao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được mở rộng
và từng bước đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối
sống cho các tầng lớp nhân dân.


b. Giữ gìn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc
Trước tiên, có thể thấy văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy nghìn
năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm nên kết tinh và
lắng đọng được nhiều giá trị tích cực, như truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm,
khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của hồn cảnh, sự khoan dung, tinh thần cộng
đồng, sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu, trọng nghĩa tình, sự cần cù, siêng năng. Hiện
nay, Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến như một đất nước thanh bình, hiện đại, trẻ
trung và năng động, một thành viên tích cực trong các hoạt động hợp tác quốc tế cho
hịa bình và phồn vinh chung trên toàn cầu. Hơn nữa, bối cảnh chuyển đổi mang tính
bước ngoặt của Việt Nam, sự “va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp dẫn
đặc biệt của văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến việc kế thừa các
giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, hướng tới tương lai,
như dân chủ, hiện đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở.
Phát huy tinh thần tương thân tương ái

15


Ta chỉ cần nhìn vào thực tế trong vừa qua, người Việt đã phát huy rất tốt tinh
thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Truyền thống quý báu
này là một văn hóa đẹp mà cha ông ta đã truyền lại cho thế hệ sau, là một truyền thống
mà ít dân tộc nào trên thế giới phát huy hết sức mạnh của nó. Đó là những cuộc giải cứu
nơng sản, giải cứu hàng hóa trong bối cảnh người nơng dân khơng tìm được lối ra cho
sản phẩm do dịch COVID 19, đó là những chuyến hàng cứu trợ cho miền Trung thân
yêu trong đợt bão lũ lịch sử vừa qua.
Trong đợt thiên tai khủng khiếp ở khúc ruột miền Trung, ta chứng kiến những
chuyến kẹt xe dài hàng cây số. Đó là những chuyến xe cứu trợ miền Trung từ khắp mọi
miền Tổ quốc để giúp đỡ đồng bào đang trong hoạn nạn. Càng những lúc khó khăn thì
tinh thần tương thân tương ái lên cao hơn. Hơn lúc nào hết, người dân vùng lũ càng

thấm thía hơn đạo lý tốt đẹp “Thương người như thể thương thân”, “ Một miếng khi đói
bằng một gói khi no” của dân tộc ta.
Lời kêu gọi hiệu triệu tinh thần đồn kết, chung sức, đồng lịng
Ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi toàn
thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lịng vượt qua mọi khó khăn, thách
thức để chiến thắng đại dịch COVID-19.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Với tinh thần coi sức
khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tơi kêu gọi tồn thể đồng bào, đồng chí và
chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đồn kết một lịng, thống nhất ý chí và
hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ
trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”9.
Những quyết định lịch sử “chống dịch như chống giặc” và Lời kêu gọi của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm chúng ta nhớ lại những giai đoạn
trong lịch sử đã từng có. Những tháng năm dân tộc ta bừng bừng khí thế, làm theo lời
kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “hễ cịn một tên xâm lược trên đất nước
Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và
đồng bào ta ở nước ngoài.
9

16


ta, thì ta cịn phải chiến đấu qt sạch nó đi”10. Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó,
mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất
Việt bừng bừng khí thế “cả nước ra trận”. Các chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu
hiệu: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Các trường học sơ tán về nông thôn hoặc miền
núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm nay, cuộc chiến đấu chống dịch COVID-19
- một kẻ thù vơ hình, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo, các chuyên gia và nhà
khoa học không chỉ ở nước ta mà cả thế giới vì chưa xác định được hình hài của nó.

Bầu trời khơng có tiếng gầm rú của máy bay thù; và mặt đất khơng rung chuyển bởi đạn
bom, khơng có cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng loại virus này đang lặng lẽ hoành hành,
chỉ vài tháng khởi phát đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tốc độ lây lan
đang tăng lên chóng mặt, nguy cơ tử vong có thể là cấp số nhân, nếu chúng ta không kịp
thời điều chỉnh, bổ sung nhiều giải pháp hữu hiệu.
Lời hiệu triệu chính là bằng chứng cho thấy tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước
đang chảy trong mỗi người con đất Việt.

c. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Việt Nam có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc, được hình thành qua hàng
nghìn năm lịch sử. Nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam dồi dào, đa dạng về loại hình
và có giá trị cao trên nhiều phương diện, được công nhận cả ở tầm khu vực và quốc tế là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Hệ thống di sản văn hóa
phong phú, cảnh quan kỳ vĩ và thơ mộng là những tài sản vơ giá, có tiềm năng chuyển
hóa thành những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế,
thương mại cũng như tạo dựng thương hiệu, vị thế của văn hóa Việt Nam.
Chính phủ rất quan tâm trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ-TTg lấy
ngày 23-11 hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và
ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa, động
Chủ tịch Hồ Chí Minh (3/11/1968), Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Báo Nhân dân,
số 5317.
10

17


viên và thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 điều chỉnh cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Ngày 21/9/2017, Chính phủ ban hành Nghi định số 109/2017/NĐ-CP Quy định
về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có ý nghĩa đối với cộng đồng
xã hội và quốc tế...
Đặc biệt, để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của các nghệ nhân trong việc
truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị
định 62/2014/NĐ-CP ngày 25-6-2014 Quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân
dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Cùng với xây dựng hành lang pháp lý, trong giai đoạn 2011-2018, thông qua
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và Chương trình mục tiêu phát triển văn
hóa, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp trên 1.560 tỷ đồng cho các địa phương trên cả nước
để chống xuống cấp và tu bổ di tích. Cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di tích đã đạt được những hiệu quả tích cực, đã huy động được nguồn vốn khơng
nhỏ từ các tổ chức, đồn thể, doanh nghiệp, cộng đồng và nguồn vốn viện trợ của
UNESCO, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cho bảo vệ, tu bổ, tơn tạo và phục hồi
di tích.
Và kết quả đạt được cụ thể như sau:
Quần thể di tích Cố đô Huế là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trên
hành trình khám phá di sản miền Trung. Theo thống kê, năm 2018 đã có khoảng 3,5
triệu lượt khách đã đến tham quan các điểm trong Quần thể di tích Cố đơ Huế.
Cịn tại Hội An, năm 2018 đón tổng lượt khách tham quan, lưu trú lên tới 5
triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt. Doanh thu vé tham quan phố cổ đạt
hơn 266 tỷ đồng. Doanh thu vé tham quan Cù Lao Chàm đạt gần 27 tỷ đồng.

18


Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch nơi đây đang tiếp tục phát triển về số lượng và
đa dạng loại hình. Hội An cũng đã được vinh danh là "Điểm đến thành phố văn hóa
hàng đầu châu Á" trong hệ thống Giải thưởng du lịch thế giới năm 2019.
Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế

giới, mang lại nhiều lợi ích cho du lịch Quảng Ninh.
Các di sản phi vật thể được UNESCO cơng nhận:


Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại



Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Di sản phi vật thể đại

(2003)
diện của nhân loại (2005)


Dân ca quan họ Bắc Ninh – Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại



Hát ca trù – Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (2009)



Hội Gióng – Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (2010)



Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Di sản phi vật thể đại diện của nhân

(2009)


loại (2012)


Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (2013)



Dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh – Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại



Nghi lễ và trò chơi kéo co – Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại



Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phú, Tứ Phú của người Việt – Di sản phi vật

(2014)

(2015)
thể đại diện của nhân loại (2016)


Nghệ thuật Bài Chịi Trung Bộ Việt Nam – Di sản phi vật thể đại diện

nhân loại (2017)


Hát Xoan – Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại (2017)




Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam – Di sản phi vật

thể đại diện nhân loại (2019)

19


d. Giao lưu, tiếp thu văn hóa nước ngồi
Chúng ta không chỉ giữ được những truyền thống tốt đẹp, những lễ hội, phong
tục, tập quán ý nghĩa mà cha ông truyền lại, mà còn đồng thời cởi mở tiếp nhận những
làn sóng văn hóa hiện đại để phù hợp hơn với thế giới mới.
Việt Nam luôn chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật nước ngồi để
làm mới, phong phú thêm bức tranh văn hóa trong nước. Chúng ta tiếp thu khá đa dạng
ở các khâu một cách tích cực, từ cơ chế quản lý, quảng bá, phát hành cho đến nội dung
hay hình thức nghệ thuật.
Trong lĩnh vực âm nhạc, các thể loại như: Jazz, Disco, Pop, Rock, Rap, Blues…
đã trở nên quen thuộc rồi phổ biến trong giới trẻ. Hiện nay, các tác phẩm cổ điển của
Mozart, Bethoven, Chopin, Tchaikovsky, Bach… được người Việt tiếp nhận thường
xuyên ở các nhà hát, chứng tỏ trình độ thưởng thức nhạc kinh điển của bộ phận công
chúng đã nâng cao rất nhiều. Đặc biệt, vào những năm 2000 giới trẻ gần như phát cuồng
với làn sóng Hallyu11 và những ngơi sao Kpop12, sau đó phong trào thần tượng đã phát
triển nhanh chóng, các fanclub ủng hộ cho idol cũng dần trở nên phổ biến. Hay mới gần
đây nhất, chúng ta có cuộc thi hấp dẫn thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả: RAP
VIỆT, King Of Rap, văn hóa Rap đã du nhập và tạo thành trào lưu mới trong giới trẻ.
Những làn sóng này cũng mang lại nhiều cái hay như:
+ Các fan club13 làm từ thiện dưới danh nghĩa thần tượng
Ví dụ: VEU – cộng đồng fan Super Junior tại Việt Nam quyên góp 425 triệu
đồng chống dịch Covid 19 và hạn mặn miền Tây, cộng đồng fan BTS tại Việt Nam góp

159 triệu đồng để xây cầu ở Đồng Tháp,...
+ Một số người hâm mộ coi thần tượng là động lực học tập, cải thiện bản thân.

Hàn lưu hay Hallyu (tiếng Triều Tiên: 한류/ 韓流; có nghĩa là "Làn sóng Hàn Quốc") là tên gọi được bắt
nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm
của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong
thế kỷ 21.
12
Kpop, viết tắt của từ Korean pop, các bản nhạc pop xuất xứ từ Hàn Quốc.
13
Fan club có nghĩa là một nhóm hâm mộ cùng một người hay một nhóm thần tượng nào đó. Fan Club được lập
ra góp phần hỗ trợ về mặt tinh thần, lên tiếng ủng hộ hoặc bênh vực cho thần tượng của họ.
11

20


Trong lĩnh vực điện ảnh, chúng ta cũng rất nhanh nhạy trong việc tiếp xúc, học
tập, tiếp thu thành tựu của những nền điện ảnh tiên tiến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…để đổi mới theo hướng chú ý đi sâu khai thác số phận cá nhân
nhưng có tầm khái quát về một vấn đề xã hội. Mẫu số chung của văn hóa điện ảnh thế
giới là khơi dậy tinh thần nhân bản, nhân văn, tình người, tính người. Điều ấy được các
nhà làm phim Việt nhấn sâu trong khu vực đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh, được
bạn bè quốc tế công nhận, như "Phía sau cuộc chiến", "Chuyện tình bên dịng sơng"…
Q trình tiếp thu và học hỏi, chúng ta đã có những thành cơng nổi bật, ví dụ
như tháng 3-2015, phim “Đập cánh giữa không trung” được vinh danh trong Liên hoan
phim Fribourg, Thụy Sĩ; tháng 5-2015, phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được đề
nghị mua bản quyền quốc tế để phát hành trên toàn thế giới… Gần nhất, tiêu biểu cho
sự tiếp thu cái hay của phim nước ngoài (kịch bản Hàn Quốc) kết hợp với nét đặc sắc về
nhân vật, tính cách, cảnh vật văn hóa trong nước là phim “Em là bà nội của anh” ,

“Tháng năm rực rỡ”, “Hậu duệ mặt trời”. Hay bộ phim doanh thu trăm tỉ gần đây “Tiệc
trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được remake từ kịch bản nước ngoài,
nhưng cái thành cơng của bộ phim chính là các tình huống, nội tâm, nhân vật rất Việt
Nam.
Mỹ thuật cổ điển của ta đi theo lối tạo hình ước lệ, tượng trưng, cách điệu để
gọi “hồn” sự vật. Học tập sự phân chia khơng gian lớp lang, tỷ lệ kích thước chính xác
về hình học của phương Tây… Mỹ thuật Việt ngày càng có khả năng diễn đạt ý tưởng
sáng tạo khoa học và nhiều vẻ hơn. Sau đổi mới, chúng ta tiếp thu nhiều thể loại mới
như: Video art, trình diễn, sắp đặt, body art, body painting... Mỹ thuật tiếp cận, học tập
ngôn ngữ của nhiều trường phái, trào lưu, tạo ra sự phong phú về phương pháp thể hiện
như: Hiện thực, trừu tượng, biểu hiện, tối giản... rồi có sự đa dạng về chất liệu như:
Đồng, đá, kim loại, tổng hợp, gốm… Xu hướng sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật tạo
hình hiện đại trên thế giới hơm nay là ra ngồi thiên nhiên, đến gần với cơng chúng, cập
nhật với cuộc sống hơn, hạn chế đến mức thấp nhất không gian thể hiện… do vậy mà
nghệ thuật sắp đặt và trình diễn đang rất phát triển. Xu hướng này cũng đang thể hiện
tích cực, hiệu quả ở nước ta.

21


Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; có sự thể
nghiệm nhiều phương thức, hình thức biểu đạt mới làm phong phú thể loại, phong cách
sáng tác và sản phẩm nghệ thuật với các đề tài, chủ đề được mở rộng bên cạnh những
nỗ lực bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống. Các tác phẩm kinh
điển của thế giới dịch sang tiếng Việt và rất được độc giả Việt Nam u thích: Cuốn
theo chiều gió, Giết con chim nhại, Khơng gia đình, Tiếng chim hót trong bụi mận gai,
Chiến tranh và hịa bình, Tam quốc diễn nghĩa, … đã đem đến cái nhìn, cảm nhận mới
cho độc giả. Những năm gần đây, trào lưu anime14 và manga15 Nhật Bản cũng được giới
trẻ Việt Nam vơ cùng u thích, thậm chí cosplay16 nhân vật.
e. Xóa bỏ các hủ tục, định kiến phong kiến.

Trong sự vận động chung của xã hội thì có những truyền thống khơng cịn phù
hợp với thời đại hiện tại. Vì vậy cần loại bỏ đi những suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu, khơng
cịn phù hợp; đề cao quyền tự do thể hiện cá nhân thay vì những suy nghĩ hà khắc kiểu
phong kiến.
Nạn tảo hôn, thách cưới,… của các dân tộc thiểu số.
Vấn đề này được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận trong các kỳ họp đại
biểu Quốc hội, báo cáo Quốc hội.
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có tình trạng tảo hơn và
hơn nhân cận huyết lên đến hàng ngàn cặp. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng,
trước năm 2016, 6 huyện miền núi của tỉnh là Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây,
Tây Trà và Trà Bồng, cùng với một số xã miền núi của huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành có
đến 462 cặp tảo hôn. Độ tuổi tảo hôn từ 14 - 17 tuổi. Cá biệt, có 10 trường hợp tảo
hơn ở độ tuổi 12 - 14, làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, mất cơ hội học tập; cơ hội
cải thiện điều kiện sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống và sức khỏe sinh sản
của đồng bào.
Anime là hoạt hình vẽ tay và máy tính, nguồn gốc từ Nhật Bản hoặc được gắn kết với Nhật Bản.
Manga một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa của Nhật Bản.
16
Cosplay là cách gọi ngắn gọn của "Costume" (trang phục) và "Play" (chơi), một nét văn hoá của Nhật tập
trung về trang phục và cách ăn mặc của nhân vật trong Manga, Anime, và Game, hay ít phổ biến hơn như trong
phim truyền hình Nhật, hoạt hình, phim giả tưởng.
14
15

22


Nhận thức được những hệ lụy do tảo hôn và hôn nhân cận huyết, những năm
gần đây, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương
triển khai thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống.

Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tập huấn; tổ chức các hội thi sân khấu hóa trong các trường dân tộc nội trú, trung
học phổ thông ở các huyện miền núi. Qua đó, góp phần ngăn chặn kịp thời nhiều trường
hợp tảo hôn. Sau 3 năm thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận
huyết thống, tình trạng tảo hơn đã giảm mạnh, hơn nhân cận huyết thống cũng chấm dứt
hoàn toàn.
Định kiến Trọng nam khinh nữ
Hàng nghìn năm qua, người Việt Nam vẫn đau đáu với quan niệm “ Nhất nam
viết hữu, thập nữ viết vơ” và dường như nó đã ăn sâu vào tâm thức rất nhiều người
trong chúng ta. Bởi lẽ đó là nỗi đau của hàng ngàn người cả nam và nữ giới khi không
sinh được con trai nối dõi. Quan niệm đó đã đẩy một nửa thế giới – những người phụ nữ
đáng được trân trọng, yêu thương vào thế yếu và khiến biết bao người trong số đó trở
thành nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ - một tư tưởng phân biệt đối xử theo
giới tình, trong đó nam giới được coi trọng hơn nữ giới.
Ngày nay khi xã hội ngày càng văn minh, những hủ tục lạc hậu đang dần được
xóa bỏ tuy tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong ý thức của rất nhiều người
thời hiện đại, nhưng một phần nào đó đã giảm bớt khi mà phụ nữ đang dần cởi bỏ đi lớp
vỏ bọc yếu đuối vẫn được mặc định từ bao lâu nay và góp phần vào sự phát triển của xã
hội. Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy ngày càng có nhiều người phụ nữ thành
cơng trên nhiều lĩnh vực mà vốn dĩ vẫn được xem là dành cho đàn ông như bà Nguyễn
Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình, bà Trương Mỹ Hoa – Ngun Phó Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam hay gần đây nhất là nữ Chủ tịch Quốc Hội đầu tiên của Việt Nambà Nguyễn Thị Kim Ngân. Phụ nữ đang minh chứng cho cả thế giới thấy rằng trọng
nam khinh nữ là một quan niệm đó hồn tồn sai lầm và chính họ đang ngày đêm góp
sức vào cơng cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

23


Luồng tư tưởng nam nữ bình quyền giờ đã được phổ biến rộng rãi trong đời
sông nhân dân, giáo dục từ nhỏ cho các em, các cháu thông qua các bài học, các chương

trình, các hoạt động ngoại khóa, từ đó dần dần tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ bị loại
bỏ tạo nên sự bình đẳng giới trong tư tưởng và suy nghĩ của thế hệ sau.
f. Xu hướng tơn vinh văn hố truyền thống Việt Nam
Trước sự nở rộ của văn hố nước ngồi, những năm gần đây cũng xuất hiện làn
sóng tơn vinh văn hố Việt. Tiêu biểu có thể kể đến như cổ phục Việt Nam ta đang ngày
càng được giới trẻ quan tâm. Những chiếc áo Tấc, Nhật Bình đang dần trở thành sự lựa
chọn của các bạn trẻ thay cho những Hán phục, Hanbok, Kimono như quá khứ. Ngoài
ra thời gian gần đây các MV17 ca nhạc của các nghệ sĩ Việt Nam cũng khơng cịn mang
bóng dáng những bài nhạc nhảy sơi động bị ảnh hưởng bởi làn sóng Kpop mà thiên về
những bài hát mang âm hưởng dân tộc. Gần đây các bộ phim về sử Việt cũng được lên
sóng và nhận sự quan tâm khơng kém những bộ phim cung đình Trung Hoa.
Nói về trang phục truyền thống Việt Nam, bấy lâu nay nhân dân ta vẫn quen
thuộc với hình ảnh áo dài tuy nhiên hình ảnh áo dài đã quá quen thuộc, cộng thêm ảnh
hưởng của các nền văn hoá lân cận mà mỗi khi có dịp đặc biệt dân ta thường khốc lên
mình những bộ Kimono, Hán Phục, Hanbok,…. Dẫn đầu làn sóng này có thể kể đến Ỷ
Vân Hiên với những bộ cổ phục được phục dựng cầu kỳ, V’Style với những bộ cổ phục
cách tân. Cổ phục Việt Nam ngày càng phổ biến, được chọn làm trang phục đi chơi,
chụp ảnh lưu niệm, thậm chí những chiếc áo khốc cách tân mang âm hưởng truyền
thống cịn được chọn để mặc đi làm, đi học. Gần đây nhất, hình ảnh Nhật Bình – Áo
Tấc cịn xuất hiện trong một đám cưới ở Cao Bằng, hay các bộ ảnh kỷ yếu được đầu tư
công phu và mang đậm văn hóa Việt thể hiện sự quan tâm của giới trẻ đối với văn hoá
truyền thống.
Về âm nhạc, bên cạnh các dòng nhạc vốn được giới trẻ ưa chuộng như pop, pop
ballad, dạo gần đây ta có thể thấy âm nhạc mang chất liệu dân gian đang dần hồi sinh ở
Việt Nam. Hai ngôi sao mới nổi Jack và K-ICM là điển hình cho những người thành
cơng từ dịng nhạc mang âm hưởng dân ca với các bài hát như Hồng Nhan, Sóng Gió,
MV là từ viết tắt của Music Video có nghĩa là clip âm nhạc, để chỉ m ột dạng phim ngắn hợp nhất bài hát và
hình ảnh, và được cả một ekip sản xuất với mục đích để khuyến mại hoặc làm nghệ thuật.
17


24


Bạc phận ... Bên cạnh đó có thể kể đến nữ ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh với nhiều bài hát
mang âm hưởng dân tộc như Bánh Trôi Nước, Để Mị Nói Cho Mà Nghe tổng hợp nhiều
tác phẩm văn học, Tứ Phủ mang âm hưởng văn hố tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngồi ra có
thể kể đến các MV mang nội dung văn hoá Việt như Anh Ơi Ở Lại – Chi Pu về câu
chuyện cổ tích Tấm Cám, Khơng Thể Cùng Nhau Suốt Kiếp – Hồ Minzy nói về mối
tình của Nam Phương hồng hậu và vua Bảo Đại. Có thể nói các bài hát, MV này đã
góp phần đem lại hứng thú cho giới trẻ về văn hoá Việt. Và như để tôn vinh cho những
nghệ sĩ dám cách tân, các bài hát trên đều được quan tâm và đưa tên tuổi của nghệ sĩ đi
lên. Có lẽ đây là một phương pháp, một lối thoát cho âm nhạc Việt, khi thị trường bị
bao vây tứ phía bởi các trào lưu âm nhạc nước ngồi thì chỉ có cái riêng của chính dân
tộc ta mới đủ độ mới lạ mà vẫn thân thuộc dễ lan toả.
Thị trường phim truyền hình trong nước những năm gần đây cũng chững kiến
nhiều thành tích khả quan. Các phim chiếu vào khung giờ vàng trên đài truyền hình
đang có sự góp mặt của nhiều phim Việt và nhận được sự quan tâm từ khán giả. Các bộ
phim đúng theo thuần phong mỹ tục nhưng vẫn cập nhật kịp thời xu thế, sự quan tâm
của mọi người chứ khơng cịn cứng nhắc và nhàm chán như khoảng thời gian trước.
Đặc biệt, gần đây sự ra đời của bộ phim cổ trang Việt Nam với đầu tư lớn Phượng Khấu
đã tạo được tiếng vang sẽ là động lực để các nhà sản xuất tiếp tục khai thác mảng phim
lịch sử Việt.

2.3.2 Những hạn chế
Sau hơn 30 năm “đổi mới”, nước Việt Nam ta hiện nay đã thoát kiếp sống lạc
hậu, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Đã bước một thời đại mà những người ngày
trước ở thời kì bao cấp có nằm mơ cũng khơng thể ngờ được. Đất nước đã có những tịa
nhà chọc trời, những chung cư cao cấp, xe thì khơng đủ chỗ chạy cịn người đi bộ thì
đếm trên đầu ngón tay. Con người khơng cần tự tay gặt lúa, đập lúa,….Đó là những thứ
đã là dĩ vãng. Bây giờ thì chỉ cần 1 cỗ máy là có thể bao hàm tất cả những công việc cực

lực ấy. Con cái thì được đi học đầy đủ, phát triển mọi mặt, cơm no áo ấm, sau này thì đi
làm ngồi mát máy lạnh. Cuộc sống đúng thật là trong mơ cũng chưa thấy được của

25


những con người thời trước. Và bên cạnh đó, nền văn hóa của đất nước Việt Nam, một
đất nước đậm đà bản sắc dân tộc đã có những biến thể, những sự lai tạp từ văn hóa các
nước (1000 năm độ hộ giặc Tàu, 1000 năm đô hộ giặc Tây). Càng làm cho nền văn hóa
của con người Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt về nhiều phương diện khác nhau
tạo nên một nền văn hóa lẫn lộn (Tàu-Tây-Ta).
Và cũng như bao nước khác, nước ta cũng đã phát triển rõ rệt như trong quy luật phủ
định của phủ định. Một nền kinh tế mới, một nền văn hóa mới đã sinh ra, kế thừa
những cái vốn có và đã phát triển lên hồn tồn. Đó chính là hồn cảnh của đất nước ta
hiện nay. Và theo sự vận động khơng ngừng của q trình phủ định của phủ định đó,
theo khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao 1 cách vô tận
theo hình xoắn ốc ấy thì nền văn hóa của nước ta đang đi về đâu? Đúng vậy, nền văn
hóa vận động phát triển hoàn toàn theo như quy luật phủ định của phủ định, đã sinh ra
một nền văn hóa mới. Nền văn hóa mà có người cho rằng đây là hiện đại, là tiếp thu
tinh hoa của những nền văn minh phát triển tiên tiến. Nhưng thực chất có là phát triển
khơng? Hay là một nền văn hóa đã và đang lệch lạc về giá trị, hay một nền văn hóa mà
con người thì tha hóa, đạo đức thì xuống cấp?
a. Đạo đức xuống cấp, suy thoái trầm trọng
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng
ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ
nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời
chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân
cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.
Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người
khơng bằng lịng và thường xun lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định

lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo
động!”, “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”.
Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá
nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp
đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

26


×