Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề giữa kỳ 2 Ngữ Văn 10 năm 2021 – 2022 trường THPT Nguyễn Huệ – Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.27 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
TỔ NGỮ VĂN
--------------------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II- MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 10 - NĂM HỌC: 2021 - 2022
Thời gian làm bài: 90 phút
--------------------

I.ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con đã được học và nghe giảng rất nhiều về lòng dũng cảm. Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu
thẳm cuộc sống xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm, không cô
đọng nhưng đầy ý nghĩa.
Là bố, người đã nén nỗi đau quặn thắt vì căn bệnh ung thư mà mỗi tối vẫn đặt tay lên vai con, nói
với con về cuộc đời, về đôi vai con sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho mẹ và chị. Những phút giây bố giành
giật sự sống của mình để nhìn con lớn lên từng ngày, con không bao giờ quên. Bố đã gửi lịng dũng cảm
của mình trên đơi vai con, để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước…
Là mẹ, người đã vất vả, tất bật vì công việc mà nuôi hai chị em con ăn học. Suốt mười mấy năm, quần quật
từ lúc giọt sương chưa tan đến tận khi mặt trời co rúm ró phía đằng Tây, nhưng chưa buổi tối nào, mẹ bỏ
con ngồi học một mình. Hình phạt “nặng nề” trong buổi học của con là những lần thước vào tay. Mẹ đã
gửi lịng dũng cảm và niềm tin của mình trong bàn tay con, để những lần con nhìn thấy đường chỉ trên bàn
tay và lại nghĩ về những vết chân chim nứt nẻ trên ruộng đồng mỗi mùa hạn hán…
Là chị, người đã cố gắng hết mình nhưng vẫn bị “trì hỗn thành cơng” sau kì thi Đại học. Nhưng
suốt một năm sau đó, chị đã miệt mài hằng đêm với những quyển sách dày cộm, chỉ với một quyết tâm:
“phải học cho mẹ đỡ khổ”. Ngày cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển, chị đã bật khóc lên vì sung sướng
trong vòng tay mẹ. Những giọt nước mắt của chị cho con biết rằng thành công phải đổi bằng mặn chát của
nước mắt và lịng dũng cảm của mình…
Hai mươi tuổi, con đã bước đi bằng hành trang vô giá là lòng dũng cảm. Bàn chân nhiều lúc tập tễnh ngã
dúi dụi về phía trước, nhưng chưa một lần có ý định dừng lại… “Nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm”, đó là
cách duy nhất để con đã đang và sẽ vững bước trên chặng đường dài phía trước. Con đã đi, bước ra cuộc


đời như thế!”
(Nguyễn Thái Anh, Dũng cảm bước đi, bài dự thi báo Văn hóa và Thể thao ngày 14/5/2009)
Câu 1 (0,5đ): Đặt nhan đề cho văn bản trên?
Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả người bố đã gửi lịng dũng cảm của mình đến con như thế nào?
Câu 3 1.0đ): Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : “Mẹ đã gửi lòng dũng
cảm và niềm tin của mình trong bàn tay con, để những lần con nhìn thấy đường chỉ trên bàn tay và lại nghĩ
về những vết chân chim nứt nẻ trên ruộng đồng mỗi mùa hạn hán…”
Câu 4 (2,0đ): Từ văn bản đọc - hiểu anh, chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15 dịng trình bày suy
nghĩ
của mình về lịng dũng cảm?
II. LÀM VĂN (6,0 điể
Phân tích luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn trích sau:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,


Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đơ
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ơ Mã

Việc xưa xem xét,
Chứng cứ cịn ghi”.
(Trích “ Đại Cáo Bình Ngơ”Nguyễn Trãi-Ngữ Văn 10,tập 2,SGK trang 17 )
------------------------------ Chúc các em làm bài tốt! ---------------------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỀU ĐIỂM
I.

Đọc hiểu (4.0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
1
HS có đặt những tiêu đề liên quan đến lòng dũng cảm.
Theo tác giả người bố đã gửi lòng dũng cảm của mình đến con:
Bố đã gửi lịng dũng cảm của mình trên đơi vai con, để con ln đứng vừng và mạnh
mẽ tiến về phía trước…
HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
2
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng
hợp lí.
- Điểm 0,2: Trả lời được 1/2 nội dung trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : “Mẹ đã gửi lịng dũng cảm và niềm tin
của mình trong bàn tay con, để những lần con nhìn thấy đường chỉ trên bàn tay và lại
nghĩ về những vết chân chim nứt nẻ trên ruộng đồng mỗi mùa hạn hán…

3





4

-

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu :ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, liệt kê

-

Tác dụng: Nhấn mạnh sự nhẫn nại, hi sinh, gánh lấy nỗi vất vả khó nhọc để
đem lại niềm vui và cuộc sống tốt đẹp hơn cho con.

Điểm
0.5

0.5

0.5

0.5

-Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong các biện pháp tu từ .
-Điểm 0,5: Nêu đúng được hiệu quả biểu đạt các biện pháp tu từ
-Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 nội dung trên.
-Điểm 0: Nhưng không nêu được hiệu quả biểu đạt.
* Lưu ý:
HS có thể chỉ ra cụ thể biện pháp tu từ hoặc nêu đúng tên biện pháp tu từ cũng cho
điểm; nếu học sinh nêu đúng tên biện pháp tu từ nhưng chỉ ra sai thì khơng cho điểm.
HS có thể trả lời riêng tác dụng của từng biện pháp hoặc trả lời gộp tác dụng của 2 biện

pháp đều cho điểm.
Gợi ý viết đoạn văn về lòng dũng cảm của con người trong xã hội hiện nay:
* Về hình thức: đảm bảo yêu cầu của đoạn văn ngắn (0,25đ)
* Về nội dung: đảm bảo được các ý sau:(1,75đ)
- Các câu mở đoạn :
Giới thiệu về lòng dũng cảm: Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của dân tộc ta.
- Các câu thân đoạn:
+ Giải thích: Dũng cảm là lịng bạo dạn, khơng sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng vượt
qua dù có phải hy sinh tính mạng
+ Bàn luận:
. Người dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, luôn tin tưởng vào chính nghĩa, sẵn
sàng làm mọi thứ để bảo vệ chính nghĩa.
. Biết phân biệt đúng sai phải trái, làm sai biết chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi, sửa lỗi.
. Giúp bản thân nhận được sự yêu mến ,quý trọng….
. Là phẩm chất truyền thống tốt đẹp cần có của mỗi người.
+ Dẫn chứng: HS tự tìm dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu (vd: Nguyễn Ngọc
Mạnh cứu cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư, Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu
một số em học sinh bị đuối nước..., các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc: Phan
Đình Giót, Võ Thị Sáu…)
+ Mở rộng: Phê phán những người khơng có lịng dũng cảm, có lối sống hèn nhát, có

2,0


lối suy nghĩ sai về lòng dũng cảm, cố chấp làm những điều sai trái...
- Các câu kết đoạn: Kết luận lại vấn đề, rút ra bài học.
II. Làm văn(6.0 điểm)
2.u cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng sau đây là vài gợi ý:
Bố cục
Yêu cầu cần đạt

Điểm
Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Đại Cáo Bình
0,5
Ngơ”
- Giới thiệu nội dung đoạn trích.
* Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.
- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa
người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:
+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên
ổn, hạnh phúc
+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là "trừ bạo" – là diệt trừ bạo tàn, giặc xâm
lược.=>Tư tưởng lấy dân làm gốc ,do dân ,vì dân,
-> Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ
ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa..
* Luận điểm 2: Cơ sở pháp lí khẳng định độc lập dân tộc:
- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt
các yếu tố thuyết phục:
+Tên nước Đại Việt.
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt
+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào
cũng có.
+ Hào kiệt.
Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại
hiển nhiên của Đại Việt.
-> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục
khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí khơng thể chối
cãi.

=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm bốn luận điểm nữa là văn hiến, phong
tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.
“Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đơ,
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ơ Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
- Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại
chân lí
+ Lưu Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.
+ Triệu Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.
+ Toa Đơ, Ơ Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm
quân xâm lược.
=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm

1,0

1,5

1.0


Kết bài

phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể
hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ đanh thép
- Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
- Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,...
- Sử dụng những câu văn song hành,…
Khái qt lại nội dung đoạn 1 bài “Bình Ngơ đại cáo”.
- Cảm nhận của em về đoạn trích.
Diễn đạt lưu lốt, hành văn mạch lac, trong sáng, trơi chảy, có sáng tạo.

1.0

0,5
0,5

* HS có thể có những cách trình bày khác nhau, cảm nhận cá nhân sáng tạo, GV linh hoạt cho điểm.



×