Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.12 KB, 10 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MƠN VẬT LÝ 8 NĂM 2021-2022
1. TĨM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Cơng thức tính cơng
Cơng thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là A =
F.s
Trong đó :
A là cơng của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J.
+ F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N.
+ s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).
1.2. Công suất
Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Cơng thức tính cơng suất : P = A/t = U.I
Trong đó :
P là cơng suất, đơn vị W
1W = 1
J/s,1kW = 1000W, 1MW = 1 000 000W
A là công thực hiện, đơn vị J.
t là thời gian thực hiện cơng đó, đơn vị s (giây).
1.3. Cơ năng
- Khi vật có khả năng sinh cơng, ta nói vật có cơ năng.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm
mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn
của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động
càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
1.4. Sự chuyển hóa và bảo tồn cơ năng


- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
- Trong q trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng thì khơng đổi. Ta nói cơ năng được bảo toàn.
1.5. Các chất được cấu tạo như thế nào?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
1.6. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
1.7. Hiện tượng khuếch tán
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào
nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng ln chuyển động hỗn
độn khơng ngừng.
Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.
1.8. Nhiệt năng
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:
+ Thực hiện công.
+ Truyền nhiệt.

1.9. Nhiệt lượng
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.
Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).
a. Dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức
dẫn nhiệt.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
b. Đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dịng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
chất lỏng và chất khí.
c. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân khơng.
1.10. Cơng thức tính nhiệt lượng
a. Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung
riêng của chất làm vật.
b. Công thức tính nhiệt lượng
Cơng thức tính nhiệt lượng thu vào : Q = m . c . ∆t
Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.
m : Khối lượng của vật, đơn vị kg.

t : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị 0 C hoặc 0 K
(Chú ý: t  t2  t1 ).
c : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm10 C .
Bảng nhiệt dung riêng của một số chất
Chất

W: www.hoc247.net

Nhiệt dung riêng
F: www.facebook.com/hoc247.net

Chất

Nhiệt dung riêng

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

(J/kg.K)

(J/kg.K)

Nước

4200

Đất

800

Rượu


2500

Thép

460

Nước đá

1800

Đồng

380

Nhơm

880

Chì

130

Ngun lí truyền nhiệt
Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng
nhau.
Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt
Phương trình cân bằng nhiệt :
Qtoa  Qthu


Chú ý:
Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được tính
Q  mct
trong đó t  tcao  tthap
Trong tính tốn để gọn ta đặt nhiệt lượng tỏa ra và thu vào bằng Q1 và Q2 .
Một số công thức thường sử dụng:
m = D.V; V= m/D; D =m/V
(với m : khối lượng (kg); D : khối lượng riêng ( kg / m3 ); V thể tích ( m3 )).
s = v.t; v = s/t; t =s/v
(với s : quãng đường (m); v : vận tốc (m/s); t : thời gian (s)).
2. LUYỆN TẬP
Câu 1: Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo tồn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của
hai chất lỏng.
Câu 2: Chọn câu sai:
A. Khơng khí hịa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hồn tồn khơng cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn khơng có khoảng
cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong khơng khí hịa tan được vào nước
mà khơng làm thay đổi thể tích dung dịch.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc


Trang | 3


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử khơng có khoảng cách.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 5: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động
nhanh hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ
hòa tan hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường
mạnh hơn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho mơi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
C. Nếu vật vừa nhận cơng, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 7: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật

nhận được là bao nhiêu?
A. 600 J
B. 200 J
C. 100 J
D. 400 J
Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy
nóng tay.
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sơi, tay ta có cảm giác nóng lên.
C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 9: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Đề phịng lớp này vỡ thì cịn có lớp khác.
B. Khơng khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai:
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

C. Vật lạnh q thì khơng thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 11: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống
sơi nhanh hơn?
A. Đốt ở giữa ống.
B. Đốt ở miệng ống.
C. Đốt ở đáy ống.
D. Đốt ở vị trí nào cũng được
Câu 12: Chọn phương án sai:
A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt
lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Câu 13: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3
lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ
trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Câu 14: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng
trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt
là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.
A. 9,2 kg
B. 12,61 kg
C. 3,41 kg
D. 5,79 kg
Câu 15: Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q= 27.106 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn
12 kg than đá là:

A. 324 kJ
B. 32,4. 106 J
C. 324. 106 J
D. 3,24. 105 J
Câu 16: Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27. 106 J.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27. 106 J.
D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27. 106 J
Câu 17: Cơ năng, nhiệt năng:
A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 18: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên

Câu 19: Một ô tô chạy 100 km với lực kéo khơng đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất của
động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6. 107 J/kg, khối lượng riêng của
xăng là 700kg/ m3 .
A. 86%
B. 52%
C. 40%
D. 36,23%
Câu 20: Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?
A. Động cơ của máy bay phản lực.
B. Động cơ xe máy.
C. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện.
D. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện.
Câu 21: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện cơng lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
C. So sánh cơng thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện cơng lớn hơn thì người đó làm việc khỏe
hơn.
D. Các phương án trên đều không đúng.
Câu 22: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đồn tàu chuyển động.
B. Người cơng nhân dùng rịng rọc cố định kéo vật nặng lên.
C. Ơ tơ đang chuyển động trên đường nằm ngang.
D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc


Trang | 6


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 23: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C.
Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt
cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:
A. 0,47 g
B. 0,471 kg
C. 2 kg
D. 2 g
Câu 24: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng riêng.
C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 25: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và
động năng của nó thay đổi như thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng và thế năng đều tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 26: Một bàn gỗ và một bàn nhơm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn
nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhơm ít hơn từ bàn gỗ.
B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhơm tăng ít hơn.
C. Nhơm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào
bàn gỗ.
D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 27: Một máy cơ có cơng suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt
động là:
A. 1 giờ
B. 1 giờ 5 phút
C. 1 giờ 10 phút
D. 1 giờ 15 phút
Câu 28: Chọn phát biểu đúng?
A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường khơng thể nhìn thấy được.
B. Ngun tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.
Câu 29: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sơi vào 15 lít
nước lạnh ở 24°C?
A. 2,5 lít
B. 3,38 lít
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 7


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

C. 4,2 lít
D. 5 lít
Câu 30: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Rịng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.
C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.
D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.
Câu 31: Biểu thức tính cơng suất là:
A. P = A.t
B. P = A/t
C. P = t/A
D. P = At
Câu 32: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
A. xảy ra nhanh hơn
B. xảy ra chậm hơn
C. khơng thay đổi
D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
Câu 33: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
A. Hướng từ dưới lên.
B. Hướng từ trên xuống.
C. Hướng sang ngang.
D. Theo mọi hướng.
Câu 34: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng
dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 35: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
A. Bằng sự dẫn nhiệt qua khơng khí.
B. Bằng sự đối lưu.
C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một hình thức khác.
Câu 36: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3

lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ
trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 8


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Câu 37: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Qtỏa + Qthu = 0
B. Qtỏa = Qthu
C. Qtỏa x Qthu = 0
D. Qtỏa / Qthu = 0
Câu 38: Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng
suất tỏa nhiệt?
A. Nước bị đun nóng
B. Nồi bị đốt nóng
C. Củi bị đốt cháy
D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng:
A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác.
C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển
hóa từ dạng này sang dạng khác.
Câu 40: Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 900 m3 nước lên cao 10 m. Hiệu
suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,6.107 J/kg,
khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3 .
A. 24,46%
B. 2,45%
C. 15,22%
D. 1,52%
ĐÁP ÁN
1C

2B

3D

4D

5A

6D

7B

8D


9B

10C

11C

12C

13A

14B

15C

16C

17C

18D

19D

20C

21C

22D

23B


24C

25D

26C

27D

28A

29B

30D

31B

32B

33D

34A

35C

36C

37B

38C


39D

40D

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 9


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi
về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh
tiếng.
Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây
dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường
PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác
cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.
Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chun Gia
Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS

lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở
các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành
cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS.
Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi
HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh..

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

Y: youtube.com/c/hoc247tvc

Trang | 10



×