Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRẦN THỊ NGA

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH
QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRẦN THỊ NGA

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH
QUẢNG NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã sớ: 8340201

ḶN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ TUẤN VŨ

ĐÀ NẴNG, 2020




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Bố cục nội dung.....................................................................................................3
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TRONG NGÂN HÀNG...........................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT.........7
1.1.1. Khái quát về tín dụng hộ sản xuất....................................................................7
1.1.2. Khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất...............16
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT.................25
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng...............................................................................25
1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng................................................................................27
1.2.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng...............................................................................32
1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng....................................................................................33
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA
MỘT SỐ NGÂN HÀNG........................................................................................34
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ các ngân hàng................................................34
1.3.2. Bài học quản trị rủi ro tín dụng HSX cho PGD NHCS Huyện Quế Sơn........37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN
QUẾ SƠN............................................................................................................... 39
2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN QUẾ SƠN.......................................................................................39



2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................39
2.2.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................40
2.2.3. Tình hình lao động.........................................................................................41
2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019...................................42
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN
QUẾ SƠN............................................................................................................... 45
2.2.1 Các hình thức cho vay...................................................................................45
2.2.2. Khái quát về kinh tế hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn....................................46
2.2.3. Một số kết quả hoạt động tín dụng Hộ sản xuất tại Phịng giao dịch ngân hàng
Chính Sách Huyện Quế Sơn....................................................................................48
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN......54
2.3.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng.............................................................54
2.3.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng...............................................................56
2.3.3. Thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng..............................................................57
2.3.4. Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng...................................................................62
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN...............66
2.4.1. Thành tựu đạt được........................................................................................66
2.4.2. Những hạn chế tồn tại....................................................................................67
2.4.3. Nguyên nhân các hạn chế..............................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................72
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ
SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN
QUẾ SƠN............................................................................................................... 73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN ĐẾN

NĂM 2025..............................................................................................................73


3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
HỘ SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
HUYỆN QUẾ SƠN................................................................................................74
3.2.1. Giải pháp đối với cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng.....................................74
3.2.2. Giải pháp đối với cơng tác đo lường rủi ro tín dụng......................................76
3.2.3. Giải pháp đối với cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng.....................................79
3.2.4. Giải pháp đối với công tác tài trợ rủi ro tín dụng...........................................81
3.2.5. Một số giải pháp bổ trợ khác.........................................................................82
3.3. KIẾN NGHỊ....................................................................................................91
3.3.1. Đối với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam..................................91
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương – UBND huyện Quế Sơn...........................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................94
KẾT LUẬN............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HSX
PGD
NHCSXH
RRTD
TMCP
NHTM
TSĐB
HĐQT
SXKD
CBTD

KH
KT&VV
NHNN
GDV
TCTD
CNH-HĐH
PAKD
ĐGDX

Hộ sản xuất
Phòng giao dịch
Ngân hàng chính sách xã hội
Rủi ro tín dụng
Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại
Tài sản đảmbảo
Hội đồng quản trị
Sản xuất kinh doanh
Cán bộ tín dụng
Khách hàng
Kiểm tra và Vay vốn
Ngân hàng nhà nước
Giao dịch viên
Tổ chức tín dụng
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Phương án kinh doanh
Điểm giao dịch xã


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Dấu hiệu khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả 26
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm……………………...…31
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn cho vay giai đoạn 2017-2019.......................................42
Bảng 2.2. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2017-2019.....................................43
Bảng 2.3. Tổng dư nợ giai đoạn 2017-2019............................................................43
Bảng 2.4. Nợ quá hạn giai đoạn 2017-2019.............................................................44
Bảng 2.5. Cơ cấu hộ sản xuất Huyện Quế Sơn........................................................46
Bảng 2.6. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện và đóng góp của HSX.............47
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất khu vực kinh tế hộ cá thể phân theo ngành kinh tế.........48
Bảng 2.8. Số lượng KH HSX qua các năm tại PGD NHCS Huyện Quế Sơn..........49
Bảng 2.9. Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017-2019 theo thời gian.............................49
Bảng 2.10. Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017 - 2019 theo ngành nghề.....................51
Bảng 2.11. Doanh số cho vay bình quân của HSX giai đoạn 2017-2019.................53
Bảng 2.12. Vịng quay vốn tín dụng của HSX giai đoạn 2017-2019.......................54
Bảng 2.13. Dư nợ hộ sản xuất quá hạn giai đoạn 2017-2019...................................60
Bảng 2.14. Tỷ lệ nợ xấu Hộ sản xuất giai đoạn 2017-2019....................................62
Bảng 2.15. Mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2017-2019................65
Bảng 3.1.Danh mục xếp hạng khách hàng...............................................................79
Bảng 3.2. Đối tượng cho vay và số tiền cho vay tối đa............................................84
Bảng 3.3. u cầu cơng việc trong bản giao khốn CBTD.....................................88


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng HSX.................................................................. 18
Hình 2.1. Mơ hình tổ chức Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam.............40
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn...........................41
Hình 2.3. Chênh lệch tài chính giai đoạn 2017-2019............................................... 44
Hình 2.4. Biểu đồ Tổng dư nợ HSX so với Tổng dư nợ giai đoạn 2017-2019.........49
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ trọng Dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề giai đoạn 2017-2019. 51

Hình 2.6. Biểu đồ doanh số cho vay bình quân HSX giai đoạn 2017-2019.............52
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn....58
Đối với hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội.........58
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã
hội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn.................................................................. 58
Hình 3.1.Tiến trình thiết kế bản mơ tả cơng việc và giao khốn cơng việc cho vị trí
việc làm................................................................................................................... 88


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại
nguồn thu nhập chủ yêú cho ngân hàng thương mại, tuy nhiên đây cũng là hoạt
động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác và đem lại
nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác
động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín
dụng. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân
hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản
lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín
dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng. Vì
thế, làm thế nào để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các
ngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngân
hàng tồn cầu có nhiều biến động như hiện nay.
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng đặc thù được thành lập
theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ để tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại nhằm thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói
giảm nghèo. Tín dụng chính sách là nhiệm vụ chủ yếu và quyết định đến vai trò của

NHCSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo, tạo việc
làm cho người lao động. Hoạt động của NHCSXH tuy khơng vì mục tiêu lợi nhuận
nhưng việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong
sự tồn tại của đơn vị. Để thực hiện tốt nhiệm vụ CT-XH to lớn của mình, địi hỏi
NHCSXH phải tăng cường cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Phịng giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn là một trong sáu trăm hai mươi
chín Phịng giao dịch cấp huyện, nơi trực tiếp triển khai hoạt động tín dụng đến
người dân. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động tín dụng ở PGD NHCSXH huyện
Quế Sơn đã không ngừng nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, thực tế
hoạt động cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế, như sử dụng vốn khơng đúng mục


2

đích, hiệu quả chưa cao, cơng tác quản lý ở cơ sở còn chưa được quan tâm đúng
mức,... đã gây ra những rủi ro, thiệt hại về nguồn vốn và ảnh hưởng xấu về mặt xã
hội. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và mỗi
nhân viên PGD. Đây là vấn dề cần được nghiên cứu, giải quyết một cách nghiêm
túc và thấu đáo, có ý nghĩa thiết thực để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ
mà Đảng và Nhà nước đã giao.
Nền kinh tế hộ sản xuất (HSX) chiếm vị trí vơ cùng quan trọng trong nền
kinh tế nước ta hiện nay, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như
tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì HSX đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng
chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó.
Với chủ trương cơng nghiêp hố - hiện đại hố đất nước, xố đói giảm
nghèo, xây dựng nơng thơn mới thì nhu cầu vay vốn của HSX ngày càng lớn, đi
kèm đó hoạt động kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay HSX sẽ phát sinh
nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng,
đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Nhận thức được vấn đề trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng

hoạt động quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay HSX tại Phòng giao dịch
(PGD) Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huyện Quế Sơn, tác giả chọn đề
tài “Quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Phịng giao dịch Ngân hàng Chính
sách Xã hội Huyện Quế sơn, Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm 3 mục tiêu chính:
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng chính sách xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH
Huyện Quế Sơn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài tìm ra các bất cập còn tồn tại để
đưa ra những khuyến nghị với cơ quan quản lý trực tiếp NHCSXH Huyện Quế Sơn
nhằm tổ chức thực hiện và quản trị tốt hơn rủi ro tín dụng trong cho vay HSX nói


3

riêng cũng như củng cố, tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại
PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội, Huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
3. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong
giai đoạn 2017 – 2019.
- Phạm vi nghiên cứu: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội,
Huyện Quế Sơn, Quảng Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp định tính, cụ thể:
- Tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết liên quan từ sách, báo, các nghiên cứu có
trước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thực tế liên quan từ nguồn thơng tin nội bộ tại PGD Ngân

hàng Chính sách Xã hôi, Huyện Quế Sơn.
- Căn cứ trên nền tảng lý thuyết, đề tài tổng hợp, phân tích số liệu thực tế liên
quan đến hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay HSX tại PGD Ngân hàng Chính
sách Xã hơi, Huyện Quế Sơn, từ đó đưa ra đánh giá nhận xét và hàm ý giải pháp
phù hợp.
5. Bố cục nội dung
Bên cạnh phần giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu, phần Kết luận, đề tài
gồm 03 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay hộ sản xuất
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Phịng giao
dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Quế Sơn
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại
Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Quế Sơn


4

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, đã
có rất nhiều nghiên cứu/ luận văn về lĩnh vực này cả trong Ngân hàng Thương mại
cũng như Ngân hàng Chính sách. Một số nghiên cứu nổi trội có thể nói đến như sau:
- Hồng Anh, 2013 với đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản
xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa”, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
Nghiên cứu về RRTD trong cho vay hộ SXKD cũng như các biện pháp thực hiện
kết hợp với việc khảo sát tình hình thực tế trong việc hạn chế RRTD của ngân hàng
TMCP Kiên Long Chi nhánh Khánh Hịa, từ đó tìm ra được những thành quả đạt
được và hạn chế. Đồng thời, tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù
hợp với tình hình thực tế để góp phần giảm thiểu hơn nữa RRTD của Chi nhánh.[5]
- Lê Ngô Tân, 2014 với đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá

nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”,
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng. Đề
tài nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong
cho vay cá nhân, phân tích, đánh giá cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
cá và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Kết quả nghiên
cứu đã đánh giá thực trạng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung
và cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân nói riêng.[6]
- Nguyễn Hồng Bích Trâm, 2014 “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM
niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập. Tác giả đã ứng dụng
phương pháp Stress Test (thử sức căng) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu
và tăng trưởng GDP với độ trễ hai quý. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn sử dụng Credit
Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM
không thể hấp thụ đuợc khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mơ bất lợi.
Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này


5

cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính tốn tỷ số
an tồn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.[10]
- Nguyễn Tất Lê Ngân (2016) với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nạm – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”, Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính Quốc Gia. Kết quả
nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thương mại. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của
Viettinbank Nam Thừa Thiên Huế; qua đó đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm
hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Viettinbank Nam Thừa Thiên Huế.[11]

Lâm Nhật Tiến (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Kiên Giang"
Dựa trên những cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
D, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, các biện pháp
phịng ngừa rủi ro tín dụng đang được thực hiện tại Agribank Kiên Giang, phân tích
những rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng và đề xuất những
biện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạt động hàng ngày
của hệ thống nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng. So với một số đề tài cùng
nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thì đề tài nghiên
cứu tại Agribank Kiên Giang có một số điểm mới nổi bật là tác giả đã phân tích một
số chỉ số rủi ro tín dụng để xác định đâu là phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, đâu
là phân khúc khách hàng quan trọng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm
thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó đề tài cịn một hạn chế chưa khắc phục được là
chưa thể phân khúc khách hàng doanh nghiệp theo khách hàng doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp nhỏ và vừa do số liệu tại Agribank Kiên Giang không đủ đáp ứng việc
phân khúc khác hàng như mong muốn của tác giả.
Trần Hoàng Tuấn (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với DN vừa
và nhỏ tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình”. Luận


6

văn đã nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thương mại. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng đối với DN vừa và nhỏ tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình; qua đó
đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với
DN vừa và nhỏ tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
Lê Thanh Thủy (2019), “Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Ngân

hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thị xã Quảng Trị”. Luận văn đã nghiên cứu
hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với
hộ kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh thị xã Quảng Trị; qua đó đánh giá cơng tác
quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến
nghị thích hợp nhằm hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ kinh doanh tại
Agribank – Chi nhánh thị xã Quảng Trị.
Các đề tài nêu trên nhìn chung đều đề cập đến cơ sở khoa học về quản trị rủi
ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng, đánh giá chất lượng tín dụng, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu
trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải
pháp quản trị rủi ro tín dụng và đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế các tổn thất xảy
ra.
Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng Ngân hàng khác nhau cả
Ngân hàng Thương mại lẫn Ngân hàng Chính sách, trên các địa bàn quản lý khác
nhau nên công tác quản trị rủi ro của từng Ngân hàng cũng khơng đồng nhất, chưa
có những giải pháp áp dụng chung mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng của các Ngân hàng còn nhiều bất cập.


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TRONG NGÂN HÀNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
1.1.1. Khái quát về tín dụng hộ sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm, phân loại tín dụng
a. Khái niệm tín dụng
Thuật ngữ “tín dụng” (credit) xuất phát gốc từ La tinh “creditum” tức là sự

tin tưởng, tín nhiệm. Mác cho rằng: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại
quay về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu”.
Khái niệm tín dụng có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
- Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện tại để nhận các tài sản cùng loại
trong tương lai.
- Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn, giá cả là lãi suất.
- Tín dụng là quan hệ kinh tế, theo đó một người thoả thuận để người khác sử
dụng số tiền hay tài sản của mình trong một thời gian nhất định với các điều kiện có
hồn trả vốn và lãi.
Theo pháp luật ngân hàng Việt Nam ghi nhận rằng, tín dụng là quan hệ vay
(mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay (cho mượn) và bên
đi vay (mượn). Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài
sản) để bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi đến hạn, bên vay có
nghĩa vụ hồn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.
Liên quan đến khái niệm về tín dụng, có các định nghĩa về hoạt động tín
dụng, cấp tín dụng, chúng ta cần phân biệt như sau:
- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,
nguồn vốn huy động để cấp tín dụng dưới các hình thức khác nhau.


8

- Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng
sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy định
của pháp luật ngân hàng.
b. Phân loại tín dụng
Có nhiều cách để phân loại tín dụng trong Ngân hàng, tổ chức tín dụng
(TCTD). Tùy vào căn cứ phân loại mà tín dụng có thể được phân thành các dạng

khác nhau.
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành 03 loại:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn khơng q 12 tháng,
thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu
cầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật,
mở rộng và xây dựng các công trình qui mơ nhỏ của các doanh nghiệp và cho vay
xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng
để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mơ lớn.
* Căn cứ vào đới tượng tín dụng, tín dụng được chia thành 02 loại:
+ Tín dụng vốn lưu động:Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn lưu
động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn cố
định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác. Loại tín dụng này được
thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vớn tín dụng, tín dụng được chia làm 02 loại:
+ Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.


9

+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng
* Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng được chia thành 03 loại
+ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực
hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.

+ Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh
nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.
+ Tín dụng nhà nước:Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội. Nhà nước vừa là người đi vay,
vừa là người cho vay.
* Căn cứ vào tính chất bảo đảm tiền vay, tín dụng được chia thành 02 loại:
+ Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo bằng các
loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay.
+ Tín dụng đảm bảo khơng bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo dưới
hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nơng dân vay vốn
được bảo lãnh của các tổ chức đồn thể, chính quyền địa phương.
* Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng, tín dụng được chia thành 02 loại
+ Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia.
+ Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với
nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế.
c. Bản chất và nguyên tắc tín dụng
* Bản chất tín dụng
 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên cơ sở
chủ thể được chuyển nhượng phải hoàn trả cho chủ thể chuyển nhượng một lượng
giá trị lớn hơn ban đầu, cụ thể:
Giai đoạn 1: Phân phối vốn: Vốn tiền tệ hoặc giá trị hàng hóa được tạm thời
chuyển giao từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay trên cơ sở chủ thể cho vay tin
tưởng rằng chủ thể đi vay sẽ thực hiện đúng cam kết của mình.


10

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn: chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị vốn tín
dụng đúng mục đích thỏa thuận và có hiệu quả

Giai đoạn 3: Hồn trả vốn và lãi: Chủ thể đi vay có nghĩa vụ thanh tốn cho
chủ thể cho vay tồn bộ giá trị vốn tín dụng và phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi tức
tín dụng.
 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tin
tưởng tín nhiệm
 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở hồn trả
 Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay
* Nguyên tắc của tín dụng
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng dựa trên 3 nguyên tắc chính:
+ Nguyên tắc thứ nhất: Có mục đích, có kế hoạch
Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh
của người vay vốn, phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà
nước và phải có hiệu quả
+ Nguyên tắc thứ hai: có vật có giá trị tương đương làm bảo đảm.
Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu
thơng tiền tệ, địi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng phải dựa trên cơ sở tài sản thế
chấp hợp pháp và có các vật tư có giá trị tương đương. Các giá trị tương đương làm
bảo đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hàng hoá trong kho hay đang trên đường
vận chuyển, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản
+ Nguyên tắc thứ ba: Hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính đặc trưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi các
khoản tiền ngân hàng cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích của người vay phải
được hoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng cả vốn và lãi vay.
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ sản xuất
a. Khái niệm hộ sản xuất
Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, bên cạnh các thành phần kinh
tế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của hộ sản xuất,
coi hộ sản xuất kinh doanh như một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp Công nghiệp



11

hố – Hiện đại hố Đất nước. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Hộ sản xuất, chúng
ta có thể xem xét một số quan niệm sau:
Trên góc độ ngân hàng: Hộ sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong hoạt
động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà
các thành viên dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên
cùng sáng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất hộ được tiến hành một
cách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng
sống chung trong một ngôi nhà. Hộ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động, tồn tại
như một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu [4].
Tại điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 “Hộ gia đình là các thành viên có tài
sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Theo tiêu chí của Tổng cục Thống kê các hộ gia đình được phân loại thành hộ
gia đình nơng nghiệp và hộ gia đình kinh doanh. Hộ gia đình nơng nghiệp được xác
định như một đơn vị kinh tế hộ với diện tích đất canh tác dưới 2 hecta hoặc giá trị
sản lượng hàng năm ít hơn 40 triệu đồng Việt Nam. Định nghĩa này khác đối với
miền Nam: diện tích đất canh tác của một đơn vị kinh tế hộ là 3 hecta, giá trị sản
lượng năm là 50 triệu đồng. Trên mức này là trang trại. Trang trại gia đình là một
đơn vị kinh tế (hộ gia đình) hoạt động trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản
trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ
chức quản lý tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hộ kinh doanh được pháp luật Việt Nam định nghĩa như sau: “Hộ kinh
doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm
cố định, không thường xun th lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm
bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.[4]

Theo M.T.T. Xuân và Đ.T.T. Hiền, 2003, Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức
kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung,


12

cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. [7]
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu: hộ sản xuất kinh doanh là một tổ
chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi
quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát
triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. Hộ sản
xuất kinh doanh không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản
lý và tiêu thụ sản phẩm.
b. Đặc điểm hộ sản xuất
Hộ sản xuất được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tùy
thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi địa phương mà hộ hình thành một kiểu cách
sản xuất, cách tổ chức riêng trong gia đình. Một số đặc điểm nổi trội của kinh tế hộ
gia đình có thể kể đến như sau:
- Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tự có. Đây là
nguồn nhân lực ở quy mơ gia đình được huy động để tăng gia sản xuất. Một số hộ
sản xuất hàng hoá có thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoặc th lao động thường
xun nếu hộ đó có quy mơ sản xuất lớn.
- Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất sản xuất sản phẩm, dịch vụ với quy mô
nhỏ, quy mơ ở mức gia đình và trang trại là chủ yếu. Do điều kiện về nguồn vốn và
khả năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường nên hộ sản xuất thường khó mở
rộng được quy mơ.
- Trình độ sản xuất: Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất
thủ cơng, máy móc cịn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát với quy mô
nhỏ chưa được đào tạo bài bản. Nhìn chung, hiện nay hộ sản xuất vẫn hoạt động

theo tính chất truyền thống, thái độ lao động bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia
đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của địa phương.
- Về ngành nghề: Hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh trên rất nhiều
lĩnh vực, với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú bao gồm sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thậm chí có nhiều hộ còn tham gia hoạt động
sản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp may mặc, xây dựng cơ bản...


13

- Về khả năng quản lý: Khả năng quản lý của hộ sản xuất nhìn chung cịn rất
nhiều hạn chế. Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
được tích luỹ trong cuộc sống. Người chủ gia đình thống nhất quản lý mọi yếu tố từ
nguyên vật liệu, sản xuất tới tiêu dùng và tiêu thụ.
- Về nguồn vốn sản xuất: Nguồn vốn sản xuất của hộ sản xuất chủ yếu là tự
có với quy mô nhỏ. Đây là nguồn vốn do tiết kiệm tích luỹ được hoặc là do vay
muợn của người quen, bạn bè hoặc là do vay Ngân hàng.
Từ những nội dung nêu trên cho thấy kinh tế hộ sản xuất rất phong phú, đa
dạng; đối tượng cho vay mang tính tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực; mức độ và
hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau. Chính vì vậy nội dung thẩm định vốn cho
vay đối với hộ sản xuất đóng vai trị hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến
sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
c. Vai trò hộ sản xuất
Nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80% dân số đang sinh sống
ở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sản
xuất phổ biến. Đây là mơ hình kinh tế có vị trí quan trọng trong q trình chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mơ. Do đó, kinh tế hộ gia đình có vai trị và ý nghĩa rất to
lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thứ nhất: Hộ gia đình là một đơn vị sản xuất và cung cấp hàng hố cho nền
kinh tế. Thơng qua hoạt động sản xuất của mình, hộ sản xuất làm ra các sản phẩm

vật chất, dịch vụ để tiêu dùng và cung cấp cho thị trường. Nhiều hộ gia đình đã
mạnh dạn đầu tư vào chun mơn hố, đa dạng hố sản xuất, cung cấp cho thị
trường nhiều loại hàng hố có giá trị và có chất lượng. Điều này cho thấy hộ gia
đình là một nhân tố đóng góp vai trị quan trọng trong tổng cung của nền kinh tế,
đóng góp vào cho GDP của xã hội một khối lượng vật chất đáng kể.
Thứ hai: Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn. Từ khi được công nhận là đơn vị kinh tế chủ lực, đồng
thời được Nhà nước giao đất, giao rừng (Nông-Lâm nghiệp), đồng muối (Diêm
nghiệp), ngư cụ (Ngư nghiệp) và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã


14

đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao
động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất,
kinh doanh vươn lên mở rộng sản xuất theo mơ hình trang trại, hợp tác xã tạo ra
công ăn việc làm cho lực lượng dư thừa ở địa phương.
Thứ ba: Hộ gia đình là đơn vị tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, là thị trường cho
các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tiêu dùng của hộ gia đình là một
nhân tố dùng để đánh giá và lượng hoá tổng cầu. Cũng thông qua sự thay đổi của
tiêu dùng trong hộ gia đình, các doanh nghiệp có thể nhận biết và chuyển đổi lĩnh
vực đầu tư một cách thích hợp và hiệu quả.
1.1.1.3. Khái niệm về tín dụng hộ sản xuất
Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là Ngân
hàng với một bên là hộ sản xuất. Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong quan hệ xã
hội, có thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài
sản thế chấp thì hộ sản xuất mới có đủ khả năng và đủ tư cách để tham gia hoạt
động tín dụng với Ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất, thì ngân hàng là người
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (Người cung ứng vốn – Người cho vay),

còn hộ sản xuất là người nhận cung ứng vốn (người đi vay). Sau một thời gian nhất
định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số
vốn ban đầu (phần dôi ra gọi là lãi).
1.1.1.4. Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất
So với những loại hình tín dụng khác của ngân hàng, tín dụng HSX mang
những nét đặc thù cơ bản sau:
- Giá trị món vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, chi phí tổ chức cho vay cao:
với quy mơ sản xuất khơng lớn nên tổng chi phí cho sản xuất khơng cao, do đó
thường giá trị một khoản vay của Hộ sản xuất khơng cao, có khi chỉ từ một vài triệu
đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay với trên 70% dân số của nước ta đang
sinh sống ở vùng nơng thơn, nên số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tại các
ngân hàng ở khu vực này là rất lớn.


15

- Đối tượng vay thường mang tính tổng hợp: có thể nói, đa số Hộ sản xuất
khơng chỉ độc canh một loại cây trồng, vật ni mà có thể sản xuất hoặc nuôi trồng
rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, một hộ gia đình có thể vừa sản xuất lúa
nước, vừa trồng cây ăn trái, vừa nuôi lợn (heo), gà vịt, ni cá, tơm… Do đó, khi đi
vay, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nơng nghiệp thường xin vay vốn để tài trợ cho
toàn bộ các đối tượng mà người vay đang sản xuất, chăn nuôi, không tách riêng
từng đối tượng vay vốn riêng biệt. Hơn thế nữa, do giới hạn về khả năng hạch toán,
tổ chức quản lý người nông dân, cũng như giá trị của các khoản vay thường nhỏ,
nên ngân hàng không tách biệt các đối tượng cho vay cụ thể của từng khoản vay.
- Nguồn thu nhập dùng để trả nợ vay không chỉ là nguồn thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp mà có thể là nguồn thu nhập khác: hiện nay, ngồi sản xuất nơng
nghiệp ra, người nơng dân cịn làm nhiều ngành nghề khác nhau như gia đình có thể
có người đi lao động ở một số ngành nghề khác hoặc khi gieo trồng xong chưa cần
cơng chăm sóc, người nơng dân có thể đi làm thêm việc khác (làm phụ hồ) mang lại

nguồn thu nhập cho gia đình. Do đó, ngồi nguồn thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp
dùng trả nợ vay, người nơng dân có thể dùng nguồn thu nhập khác để trả nợ vay
ngân hàng.
- Chi phí sản xuất thường không cố định: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào thời tiết, lúc gió thuận mưa hồ thì chi phí cho sản xuất nơng nghiệp sẽ ít
đi và ngược lại khi thời tiết khắc nghiệt là chi phí tăng lên. Do đó, nhu cầu vay vốn
của người dân cũng thay đổi, không cố định, dù trong cùng một diện tích có thể
trong thời gian khác nhau, khơng gian khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau và nhu
cầu vay vốn cũng có thể khác nhau.
- Trình độ dân trí khơng cao, cách thức sử dụng vốn, trả nợ vay cịn hạn chế:
có thể nói, đa số người dân sống ở khu vực nơng thơn có trình độ dân trí khơng cao,
do đó nhiều khi sử dụng vốn vay chưa thực sự hợp lý, điều này được thể hiện rất rõ
là đa số người nông dân khi vay vốn là nhận hết số tiền vay, tuy nhiên nhận xong lại
khơng cần dùng hết số tiền đó để mua các chi phí phục vụ cho sản xuất trong cùng
một thời điểm mà để đó đến khi nào cần mua thì mới dùng đến, trong khi đã nhận


16

tiền thì phải trả lãi vay. Mặt khác, khi có tiền thì lại dùng vào chuyện khác như mua
sắm tài sản, tiêu dùng… đến khi cần dùng để phục vụ cho sản xuất thì tiền khơng
cịn nữa phải đi vay mượn bên ngồi hoặc khơng đầu tư thêm, từ đó làm giảm đi
hiệu quả sản xuất. Đôi khi trong thời gian trả nợ, hộ gia đình ở nơng thơn có nguồn
thu nhập nhưng thấy khoản nợ vay chưa đến hạn thì lại sử dụng khoản tiền này vào
mục đích khác và khi đến hạn trả nợ thì khơng cịn tiền để thanh toán nợ vay, cho
nên dẫn đến nợ xấu phát sinh.
- Tín dụng cho nơng nghiệp có rủi ro cao: do phụ thuộc nhiều vào yếu tố
thiên nhiên nên sản xuất nơng nghiệp có độ rủi ro cao, trường hợp thiên tai, dịch
bệnh sẽ dẫn đến thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến khả
năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành nơng nghiệp

vẫn cịn xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa, những yếu tố
trên cũng ảnh ưởng không nhỏ đến khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng đối
với ngân hàng.
- Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật cụ thể
như: Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay, thu nợ. Chu
kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính tốn thời hạn cho vay. [8]
1.1.2. Khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng (RRTD) và phân loại rủi ro ro tín dụng HSX
a. Khái niệm RRTD Hộ sản xuất
Để đưa ra khái niệm về RRTD Hộ sản xuất, trước hết cần hiểu Rủi ro tín dụng
là? Khái niệm rủi ro tín dụng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra
những ý kiến khác nhau, tiêu biểu như:
 Theo Joel Bessic (Rick Management in Banking), Rủi ro tín dụng là những
tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng
của khoản vay.
 Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tiến (Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng), Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu


17

được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh tốn gốc và lãi khơng đúng kì
hạn.
 Theo TS Hồ Diệu (Quản trị Ngân hàng), Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà
người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc khơng hồn trả gốc so với thời gian ấn
định trong hợp đồng tín dụng.
 Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Rủi ro tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách
hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết.

Những khái niệm trên đều chứa đựng cách hiểu chung nhất về rủi ro tín dụng
đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng khơng hồn
trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa ngân hàng và
khách hàng.
Ở Việt Nam, khái niệm rủi ro tín dụng được phản ánh qua thông tư
02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích
lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo
cam kết”.
Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ở trên, có thể hiểu RRTD trong cho vay HSX là
khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà ngân hàng
gánh chịu do khách hàng HSX không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp
đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ
hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi.


×