Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận luật môi trường sinh viên tự xây dựng và giải bài tập tình huống về xác định nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường đối với một dự án cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………2
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3
NỘI DUNG…………………………………………………………………………4
Bài tập tình huống…………………………………………………………………..4
1. Nghĩa vụ ĐMT…………………………………………………………………...4
1.1. Lập báo cáo ĐMT……………………………………………………………...4
1.2. Thẩm định báo cáo ĐMT………………………………………………………5
1.3. Phê duyệt báo cáo ĐMT………………………………………………………..6
2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên…………………………6
2.1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên rừng…………………6
2.2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên nước ngầm…………..8
3. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ Mỹ…..10
3.1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu dây chuyền…………………...10
3.2. Quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ đã qua sử
dụng………………………………………………………………………………..11
4. Nghĩa vụ quản lý chất thải nguy hại…………………………………………….12
5. Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các nghĩa vụ
khác theo quy định………………………………………………………………...13
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..15
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………16
1

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm tiểu luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến cơ Nguyn Thị Hng người đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hồn thành tiểu luận.


Trong q trình thực hiện đề tài tiểu luận, dù đã cố gắng nhưng do thời gian và
năng lực có hạn nên tiểu luận khơng tránh khỏi thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021

2

2


MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành vấn đề sống cịn
của tồn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày
càng nâng cao thì lượng chất thải càng tăng nhanh, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng ngày càng cạn kiệt , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi
trường và sức khoẻ con người. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa càng phát triển kéo theo hàng loạt những dự án , cơng trình xây dựng
quy mơ lớn nhỏ được hình thành thì cũng là lúc mà chúng ta càng tác động nhiều
đến mơi trường, trong đó phần lớn là những tác động xấu .
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này , sau đây em sẽ đi vào thực tin phân tích chủ đề
“ Sinh viên tự xây dựng và giải bài tập tình huống về xác định nghĩa vụ pháp lý
trong lĩnh vực môi trường đối với một dự án cụ thể “ .

3

3



NỘI DUNG
Bài tập tình huống
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có cơng suất trên
5000 mét khối sản phẩm / năm . Dự án đặt tại xã X huyện Y tỉnh Z. Dự định sẽ
khai thác gỗ tự nhiên từ khu vực cánh rừng sản xuất gần đó để làm nguyên liệu đầu
vào và khai thác nước ngầm để phục vụ sản xuất . Ngoài ra để tăng năng suất và
tiết kiệm chi phí , dự án cịn phải nhập khẩu công nghệ , dây chuyền sản xuất tự
động đã qua sử dụng của Mỹ. Khi đi vào hoạt động dự án sẽ xả chất thải nguy hại.
Tư vấn cho chủ dự án những nghĩa vụ pháp lý cơ bản mà chủ dự án phải thực hiện
theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành?
1. Nghĩa vụ ĐMT
1.1. Lập báo cáo ĐMT

4

- Đây là dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có cơng suất trên
5000 mét khối sản phẩm / năm nên theo quy định tại Phụ lục II Nghị định
40/2019/NĐ-CP thì chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM. Báo cáo này phải được lập
đồng thời với báo cáo khả thi của dự án.
Chủ dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thời điểm
thực hiện đánh giá tác động môi trường là trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Các
khoản chi phí trong q trình thực hiện đánh giá tác động mơi trường thuộc nguồn
vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, một báo cáo đánh giá tác động môi
trường phải bao gồm các nội dung sau đây:
Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án ; Nội dung
hương pháp đánh giá tác động môi trường ; Đánh giá việc lựa chọn cơng nghệ,
hạng mục cơng trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến mơi
4



trường ; Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự
án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án ;
Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng ; Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng ; Đưa ra biện pháp xử lý chất thải ; Các biện pháp
giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ; Kết quả tham vấn ;
Nội dung các chương trình quản lý và giám sát mơi trường ; Dự tốn kinh phí xây
dựng cơng trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động
môi trường ; Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.2. Thẩm định báo cáo ĐMT
- Theo khoản 4 Điều 23 Luật môi trường 2014 quy định về thẩm quyền thẩm định
báo cáo đánh giá tác động mơi trường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên
Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc
báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương . 07 bản
báo cáo ĐTM (Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07
người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo ĐTM).. Tất cả đều là bản
chính , số lượng hồ sơ 01 bộ.
- Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính cơng tỉnh, trường hợp
u cầu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu ; Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử
quét (Scan) từ bản chính ; Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện nộp bản sao có
chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

5

5



1.3. Phê duyệt báo cáo ĐMT
- Sau khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ quan thẩm định, thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định sẽ ra quyết định phê duyệt hay
không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 25 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014
- Sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM, chủ dự án phải thực hiện các
nghĩa vụ như: Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Niêm yết công khai tại
địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn
về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra,
giám sát; Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường; Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo
cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên.
2.1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên rừng.
- Luật mơi trường 2014 có quy định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và các hoạt động khác tác động đến mơi trường đất, nước, khơng khí và đa dạng
sinh học liên quan đến rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật
về đa dạng sinh học, về bảo vệ và phát triển rừng và quy định của pháp luật có liên
quan. Việc điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải
tuân thủ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giấy phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải có nội dung về bảo vệ mơi
trường theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra cơ bản, thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu
6

6



cầu về bảo vệ môi trường; phải phục hồi môi trường theo quy định của Luật này và
quy định của pháp luật có liên quan.
- Điều kiện khai thác gỗ trong rừng sản xuất
Căn cứ theo khoản 1 điều 29 Nghị định 156/2018 Hướng dẫn một số điều luật lâm
nghiệp có quy định về điều kiện khai thác gỗ trong rừng trồng rừng sản xuất
Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác gỗ gồm các loại giấy tờ sau : Tờ trình xin phê
duyệt hồ sơ thiết kế khai thác của đơn vị trị sở tại ; Biểu thống kê địa danh, diện
tích khu khai thác ; Biểu thống kê tuổi , trữ lượng tỷ lệ lợi dụng và sản lượng ; Bản
đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5000 ; Lập phương án trồng lại rừng. Số lượng 05 bộ
Nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và kiểm tra kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Z. Sau khi tiếp nhận hồ sơ công chức Tiếp nhận và kiểm tra nếu hồ
sơ hợp lệ đầy đủ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp nếu hồ sơ thiếu hoặc không
hợp lệ Hướng dẫn gửi đến nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Nông nghiệp & PTNT.
Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Vì đây là khai thác trong rừng sản xuất nên sẽ không phải nộp thuế tài nguyên và
ký quỹ cải tạo , phục hồi môi trường
- Chấp hành một số quy định của pháp luật về quản lý , bảo vệ và khai thác rừng
như : Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng,
chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng
cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật Bảo
vệ và phát triển rừng, Pháp luật về đất đai, Pháp luật về phòng cháy, chữa cháy,
Pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Pháp luật về thú y và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.

7

7



2.2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên nước ngầm nước
ngầm
- Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước được quy định cụ thể trong Luật tài nguyên
nước năm 2012, từ Điều 52 đến Điều 58 Luật bảo vệ môi trường năm 2014), Nghị
định số 201/2013/NĐ-CP .Cụ thể : Khơng được thực hiện các hành vi có khả năng
gây tổn hại tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước. Nghĩa vụ này được cụ thể hoá ở
các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như: làm suy thoái, cạn kiệt, ô nhim nguồn
nước, ngăn cản trái phép sự lưu thông của nguồn nước ; nghiêm cấm thải dầu, mỡ,
hố chất độc hại, chất phóng xạ, nước thải chưa qua Xử lý hoặc Xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuân độc hại và gây
dịch bệnh vào nguồn nước v.v.
- Các chủ thể khai thác, sử dụng nước vào các mục đích sản xuất kinh doanh khác
nhau có những nghĩa vụ cụ thể về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước (từ Điều 25
đến Điều 37 Luật tài nguyên nước năm 2012).
- Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm : Xác định địa điểm,
công suất khu vực cần khai thác ; Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều
kiện địa lý, khí hậu thủy văn ; Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu
vực khai thác ; Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh
hưởng đến khai thác nước ngầm ; Thu mẫu nước phân tích tại phịng thí nghiệm ;
Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước ; Lập bản đồ khu vực và vị trí cơng trình
theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000 ; Tính tốn dự báo mức nước
hạ thấp ; Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế ; Lập thiết đồ giếng
khoan khai thác nước ; Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm ; Nộp hồ
sơ cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm
của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

8


8


Các hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép khai thác nước ngầm : Đơn đề nghị cấp
giấy phép (Mẫu số 05/NDĐ) ; Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ) ;
Bản đồ khu vực và vị trí cơng trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến
1/25.000 theo hệ toạ độ VN 2000 ; Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng
nước dưới đất đối với cơng trình có lưu lượng từ 200/m3ngày đêm trở lên (Mẫu số
07/NDĐ), báo cáo kết quả thi cơng giếng khai thác đối với cơng trình có lưu lượng
nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ) ; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với
cơng trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ) ; Kết quả
phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà
nước tại thời điểm xin cấp phép ; Bản sao có cơng chứng giấy chứng nhận, hoặc
giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt giếng
khai thác ; Trường hợp đất tại nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng
đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất
giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất,
được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận ; Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai
thác nước ngầm ban hành theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BTNMT
ngày 24/6/2005 của Tài nguyên và Môi trường (Số lượng hồ sơ: 02 bộ ).
Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm không quá mười lăm (15) năm và
được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn khơng q mười (10) năm.Tuy nhiên
trong q trình sử dụng nước ngầm mà xảy ra các trường hợp sau thì phải thực hiện
thay đổi thời hạn.
- Phát sinh thuế tài ngun mơi trường . Việc tính thuế tài ngun áp dụng cho đối
tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước (gồm nước mặt và nước dưới đất) theo
quy định của Luật tài nguyên nước và Luật thuế quy định. Căn cứ khoản 5, Điều 5
Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh thì sản lượng tài
nguyên tính thuế được xác định bng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo

9

9


đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. Người nộp thuế phải lắp đặt
thiết bị đo đếm sản lượng nước khống thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước
thiên nhiên khai thác để làm căn cứ tính thuế. Thiết bị lắp đặt phải có giấy kiểm
định của cơ quan quản lý đo lường chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và thông báo
lần đầu với cơ quan thuế kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên trong kỳ khai thuế
gần nhất kể từ ngày lắp đặt xong thiết bị.
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai tháng khoáng sản ( ở
đây là nước ngầm ) . Căn cứ dựa trên Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định Số: 08/VBHNBTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Mơi trường giải thích về Ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và Cải tạo, phục hồi môi trường như sau: Số tiền
ký quỹ phải được tính tốn bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường
căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Việc tính tốn số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của
địa phương tại thời điểm lập phương án. Trường hợp địa phương khơng có định
mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong
trường hợp bộ, ngành khơng có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường. Tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có
tính tới yếu tố trượt giá.
3. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ Mỹ
3.1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu dây chuyền
Không được thực hiện các hành vỉ xuất nhập khẩu có khả năng gây ảnh hưởng xấu
tới mơi trường đã bị pháp luật nghiêm cấm. Những hành vi này được quy định cụ
thể trong các văn bản pháp luật, như Luật khống sản , Luật bảo vệ mơi trường năm
2014 (Điều 75, Điều 76) cùng nhiều văn bản pháp luật khác. Những hành vi gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu bị pháp luật nghiêm
cấm.

10

10


Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu các loại sản phẩm có nguy cơ
gây ơ nhim mơi trường, các tổ chức, cá nhân phải chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải có giấy phép về mơi trường liên quan tới
hoạt động xuất nhập khẩu. Giấy phép này rất đa dạng, đây không phải là giấy phép
về bảo vệ môi trường do một cơ quan nhà nước cấp mà nó có thể do các cơ quan
nhà nước khác nhau cấp nhm bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong
từng hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể. Ở trường hợp này là Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn cấp giấy phép.Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập
khẩu các sản phẩm có nguy cơ gây ô nhim môi trường phải thoả mãn các điều
kiện nhất định. Tuỳ theo từng loại sản phẩm khác nhau mà các điều kiện xuất nhập
khẩu có thể khác nhau
3.2. Quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua
sử dụng

11

Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và công nghệ
quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ đã qua sử dụng.
Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu câu về an tồn, tiết
kiệm năng lượng và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau : Tuổi thiết bị
khơng vượt q 10 năm; Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt
Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường.

- Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của
Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm: 01 bản sao
chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong
hồ sơ dự án. 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu
11


chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6
Thông tư này. 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy
định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của
thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
- Thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng được quy định : Cơ quan hải quan căn
cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện
nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện thủ tục thông quan
theo quy định ; đưa hang về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu
sau: 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức
giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này; 01 bản chính Vãn bản
đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông
tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Nghĩa vụ quản lý chất thải nguy hại
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và
Môi trường theo một trong các hình thức sau: Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy ;tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải
nguy hại và không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
đối với một số trường hợp đặc biệt; Đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống thông
tin với đầy đủ thông tin tương tự như việc lập hồ sơ theo quy định. Thủ tục đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ thực hiện một lần khi bắt đầu có hoạt động

phát sinh chất thải nguy hại. Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin
về chất thải được cập nhật bng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.
- Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được tích hợp với việc đăng ký
các phương án: tự tái sử dụng hoặc sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng
12

12


lượng từ chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong khuôn viên cơ
sở phát sinh chất thải.
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì ổ chức, cá nhân có trách
nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử
dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch
thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm tốn mơi trường đối với chất
thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải. Tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhm mục đích tăng cường tái
sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.Việc đầu tư xây dựng cơ
sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật
bảo vệ mơi trường có liên quan.
- Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có
chức năng-phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
trước khi thải ra mơi trường. Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường. Nhà nước khuyến khích
việc xã hội hóa cơng tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải
và thu hồi năng lượng từ chất thải.Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách
nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo
quy định của pháp luật. Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân
thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải
tuân theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các nghĩa
vụ khác theo quy định
- Mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp tính theo từng chất
gây ơ nhim có trong nước thải được quy định trong Nghị định số 154/2016/NĐCP về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải
13

13


- Khi khai thác, sử dụng nước phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
.Nước thải thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ mơi trường gồm 2 loại: nước thải
công nghiệp và nước thải sinh hoạt Các chủ thể tự khai thác, sử dụng thì hàng
tháng phải nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải sinh hoạt cho uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn theo mức được quy định cụ thể cho từng địa phương. Mức
thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỉ lệ phần trăm
trên giá bán của một m3 nước sạch nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước
sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các chủ thể nộp phí bảo vệ mơi trường đối
với nước thải cơng nghiệp phải kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở tài ngun
và mơi trường nơi thải nước trong vịng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm
chính xác việc kê khai, nộp đúng hạn, nộp đủ số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải tại kho bạc Nhà nước địa phương theo thông
báo của sở tài nguyên và môi trường nhưng chậm nhất không quá 20 ngày kể từ

14

ngày 01/01 năm dương lịch..
- Các chủ thể nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải kê
khai số phí phải nộp hàng quý với Sở tài ngun và mơi trường nơi thải nước trong
vịng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm chính xác việc kê khai, nộp đúng
hạn, nộp đủ số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ mơi trường đối với nước

thải tại kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo của sở tài nguyên và môi
trường nhưng chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày 01/01 năm dương lịch.
Mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp tính theo từng chất
gây ơ nhim có trong nước thải được quy định trong Nghị định của Chính phủ số
154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Xây dựng phương án ứng phó sự cố mơi trường, khắc phục, phục hồi mơi trường
khi có sự cố xảy ra ; Cung cấp thơng tin môi trường theo quy định của pháp luật ;
Bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân theo quy định

14


KẾT LUẬN
Hiện nay, với sự bùng nổ dân số toàn cầu và tốc độ cơng nghiệp hố cao đã gây ra
những tổn thất to lớn cho môi trường, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng các dự
án quy mô lớn vẫn tồn tại nhiều bất cập cần hoàn thiện. Chính vì vậy, để bảo vệ
mơi trường chúng ta cần nắm vững được những tác động xấu làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái khi triển khai 1 dự án và hồn thiện
những thiếu sót trong các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường .

15

15


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 40/2019/NĐ-CP
2. Luật môi trường 2014
3. Nghị định 156/2018 Hướng dẫn một số điều luật lâm nghiệp
4. Luật tài nguyên nước năm 2012

5. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
6. Thông tư 02/2005/TT-BTNMT
7. Thông tư số 152/2015/TT-BTC
8. Nghị định Số: 08/VBHN-BTNMT
9. Luật khoáng sản 2010

16

10. Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
11. Thông tư số 38/2015/TT-BTC
12. Nghị định 38/2015/NĐ-CP
13. Nghị định số 154/2016/NĐ-CP
14. Nghị định 142/2013/NĐ-CP
15. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
16. Thông tư số: 27/2014/TT-BTNMT
17. Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
18. Nghị định số 41/2021/NĐ-CP quy định cụ thể các căn cứ tính tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước

16



×