Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BC DIEU CHINH SAU HOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.78 KB, 23 trang )

1


Số: 34 /BC-LĐTBXH

Quảng Nam, ngày 12 tháng 3 năm 2018

BÁO CÁO
Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
năm 2017 và kế hoạch thực hiện năm 2018
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (sau đây gọi tắt là Chương
trình) là một trong hai Chương trình MTQG quan trọng của Chính phủ, được tổ
chức thực hiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo,
góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải
thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo
(thôn, xã và huyện nghèo), tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận
thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ
sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hồn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai
đoạn 2016-2020 theo các Nghị quyết đề ra. Năm 2017, Chương trình tiếp tục
được các cấp, các ngành, các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện đạt được những kết quả nhất định. Trên cơ sở báo cáo của các Sở,
ngành và địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh đối với Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình
năm 2017, kế hoạch thực hiện năm 2018 với các nội dung như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2017
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Cơng tác xây dựng, ban hành các văn bản
UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa IX kỳ họp thứ


4 ban hành Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 Quy định
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự
nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 47/2017/NQ-HĐND ngày
07/12/2017 Quy định chi phí hỗ trợ chuẩn bị và quản lý thực hiện dự án thuộc
các Chương trình MTQG giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, để
đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững hằng năm theo Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra,
UBND tỉnh xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQHĐND ngày 19/4/2017 về Chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững tỉnh
Quảng Nam, giai đoạn 2017-2021.
Để triển khai Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND, UBND ban hành Quyết
định số 2512/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 về triển khai thực hiện Nghị quyết số
2


08/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh; Để triển khai Nghị quyết
số 13/2017/NQ-HĐND, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND
ngày 13/7/2017 về Quy định thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo
bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2021.
Triển khai Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ,
UBND tỉnh ban hành Quyết định 1549/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 Quy định
danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù và hướng dẫn thực hiện cơ
chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc Chương trình MTQG giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn tỉnh; Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thơng tư
số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông
tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017, UBND tỉnh xin ý kiến thống
nhất Thường trực HĐND tỉnh và ban hành Quyết định số 4232/QĐ-UBND ngày
01/12/2017 Quy định mức hỗ trợ thực hiện một số nội dung của Dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho năm 2017.
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ; Quyết định số 4440/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh về
Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ
đạo), UBND tỉnh đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương
trình MTQG tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 79/QĐ-BCĐ ngày 17/7/2017.
2. Về chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình
Trong chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình, UBND tỉnh đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện như: Ban hành văn
bản hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Chương trình MTQG trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020 (Công văn số 6777/UBND-KTTH
ngày 04/12/2017); Hướng dẫn thanh toán, quyết toán nguồn vốn Ngân sách nhà
nước hỗ trợ và nguồn huy động khác thực hiện các cơng trình theo cơ chế đặc
thù thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 (Công văn số 7080/UBNDKTTH ngày 15/12/2017); Quy định tỷ lệ vốn đối ứng thực hiện các dự án thuộc
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Cơng văn 2038/UBND-KTTH
ngày 27/4/2017 và Công văn 3140/UBND-KTTH ngày 22/6/2017), chỉ đạo rà
soát, đánh giá huyện nghèo theo Quyết định số 2115/QĐ-TTg (Cơng văn số
4499/UBND-KGVX ngày 24/8/2017, chỉ đạo rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm 2017,...
Trong công tác phân bổ, điều chuyển vốn, căn cứ ý kiến thống nhất của cấp
thẩm quyền theo quy định, UBND tỉnh đã Quyết định điều chuyển nguồn vốn
các dự án đầu tư không giải ngân được thuộc Dự án 1 (Chương trình 30a) của
huyện Núi Thành (Quyết định 4244/QĐ-UBND ngày 04/12/2017: Dự án Kênh
mương Ngọc Châu xã Tam Anh Nam: 515 triệu, vốn năm 2016 được phép kéo
dài sang 2017), của huyện Thăng Bình (Tiểu dự án 2: Dự án Đường ra Bãi cá
thôn Phước an: 660 triệu đồng, kế hoạch vốn 2017), của huyện Nam Giang
3


(Tiểu dự án 1: Dự án Cầu bê tông cốt thép Sông Thanh và đường dẫn vào cầu:
8,5 tỷ đồng kế hoạch vốn 2017); các Quyết định phân bổ vốn thực hiện Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017 (số 266/QĐ-UBND ngày

19/01/2017, số 889/QĐ-UBND ngày 21/3/2017, số 2608/QĐ-UBND ngày
24/7/2017, số 2729/QĐ-UBND ngày 01/8/2017, số 3194/QĐ-UBND ngày
31/8/2017, số 3506/QĐ-UBND ngày 28/9/2017, số 3507/QĐ-UBND ngày
28/9/2017); Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2016 (tại Quyết định 1005/QĐ-UBND ngày 29/3/2017), năm 2017
(tại Quyết định 4625/QĐ-UBND ngày 29/12/2017).
Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các Sở, ngành và
địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững và các chính sách giảm nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng,...; ban
hành Kế hoạch số 5201/KH-UBND ngày 27/9/2017 về Tổ chức phong trào thi
đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Khơng để ai bị bỏ lại phía sau”
giai đoạn 2016-2020; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát cơng tác giảm nghèo và
tình hình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại các địa
phương, trong đó Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG phụ trách
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trực tiếp làm việc và kiểm tra thực
tế tại các địa phương như Duy Xuyên, Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang,...
Bên cạnh đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, các Sở, ngành đã
tham mưu kịp thời UBND tỉnh chỉ đạo, đồng thời trực tiếp hướng dẫn thực hiện
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo theo
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ và các chính sách an
sinh xã hội như chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng, nhà ở, chính sách
đào tạo nghề, giải quyết việc làm,... triển khai đăng ký thoát nghèo bền vững
theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND,...
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kết quả phân bổ vốn
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững do
ngân sách trung ương bố trí thực hiện năm 2017 là 299,164 tỷ đồng, gồm:
a) Nguồn vốn trung ương bổ sung kế hoạch năm 2016, được phân bổ và
thực hiện năm 2017 (tại Quyết định số 2447/QĐ-TTg ngày 14/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ): 29,504 tỷ đồng (ĐTPT: 21,363 tỷ đồng; Sự nghiệp: 8,141 tỷ

đồng);
b) Nguồn vốn trung ương giao kế hoạch năm 2017 (tại Quyết định số
556/QĐ-BKHĐT ngày 19/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): 269,660 tỷ đồng
(ĐTPT: 196,220 tỷ đồng; Sự nghiệp: 73,440 tỷ đồng).
Kết quả phân bổ vốn chi tiết tại Mục A.1 Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm.
2. Kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình chia theo nguồn
vốn phân bổ trong năm 2017
4


a) Kết quả thực hiện Chương trình từ nguồn vốn trung ương cấp bổ
sung kế hoạch năm 2016, được phân bổ và thực hiện năm 2017 tại Quyết
định số 2447/QĐ-TTg ngày 14/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ (29,504 tỷ
đồng)
Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu
tư đã phối hợp tham mưu UBND tỉnh phân bổ 29,504 tỷ đồng cho các ngành và
địa phương để triển khai thực hiện các dự án hợp phần của Chương trình, cụ thể:
Dự án 1 (Chương tình 30a): 18,363 tỷ đồng (vốn ĐTPT: 13,563 tỷ đồng, vốn
SN: 4,8 tỷ đồng) phân bổ tại Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 21/3/2017,
trong đó vốn đầu tư phân bổ cho 27 cơng trình hồn thành năm 2017; kết quả
giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 97,88%, vốn sự nghiệp đạt 73,95%. Dự án 2
(Chương trình 135): 11,091 tỷ đồng (Vốn ĐTPT: 7,8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp:
3,291 tỷ đồng), phân bổ tại Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 19/01/2017.
b) Kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững từ
nguồn vốn trung ương kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 556/QĐ-BKHĐT
ngày 19/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (269,660 tỷ đồng)
b.1 Dự án 1 (Chương trình 30a): Ngân sách trung ương bố trí 132,331 tỷ
đồng (Vốn đầu tư phát triển: 97,620 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 34,711 tỷ đồng),
giải ngân vốn đầu tư đạt 82,30% . Cụ thể: Tiểu dự án 1 về hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo ngân sách trung ương bố trí 103,770 tỷ

đồng (vốn đầu tư phát triển: 97,620 tỷ đồng; vốn sự nghiệp (Duy tu bảo dưỡng):
6.150 tỷ đồng), phân bổ vốn thực hiện 67 công trình, gồm: Đầu tư xây dựng mới
17 cơng trình (06 CT giao thông, 05 CT dãn dân, quy hoạch, sắp xếp dân cư, 03
CT trường học, 01 CT thủy lợi, 01 CT nước sinh hoạt và 01 cơng trình Nhà sinh
hoạt); bố trí 29 cơng trình chuyển tiếp (16 CT giao thông, 05 CT sắp xếp dân
cư, 04 CT nước sinh hoạt, 02 CT trường học, 01 CT thủy lợi và 01 CT Nhà sinh
hoạt); bố trí thanh tốn 21 cơng trình hồn thành (09 CT sắp xếp dân cư, 08 CT
giao thông, 01 CT điện, 01 CT thủy lợi và 02 Trung tâm Dạy nghề). Đến
31/01/2018 giải ngân Tiểu dự án 1 đạt 93,15%.
Tiểu dự án 2 về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, ngân sách trung ương bố trí 8,504 tỷ
đồng (vốn đầu tư phát triển: 08 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 504 triệu đồng), các địa
phương đã đầu tư 16 cơng trình, gồm: Bố trí khởi cơng mới 10 cơng trình (05
CT giao thơng, 04 CT trường học và 01 CT thủy lợi), bố trí thanh tốn 06 cơng
trình hồn thành (05 CT giao thông và 01 CT Âu thuyền). Đến 31/01/2018, giải
ngân Tiểu dự án 2 đạt 82,86%.
Đối với Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và
nhân rộng mơ hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Ngân sách trung ương bố trí 31,171 tỷ
đồng. Theo Thơng tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính
quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục
5


tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết
định mức hỗ trợ phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng theo quy định, do đó
UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở ngành tham mưu và trình Thường trực HĐND
thống nhất về định mức hỗ trợ thực hiện một số nội dung của Dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo năm 2017, trên
cơ sở đó UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4232/QĐ-UBND ngày

01/12/2017. Căn cứ quyết định này, đến 31/12/2017 đa số các huyện nghèo, xã
ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo mới hoàn thành thủ tục đầu tư và
phê duyệt Dự án theo quy trình hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại
Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017. Riêng huyện Nam Trà
My đã triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho tất cả các hộ nghèo
đăng ký thoát nghèo năm 2017 để trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu trên địa
bàn huyện (phân bổ cho UBND các xã số tiền 4,838 tỷ đồng; Phịng Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn: 2,21 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ
trợ trực tiếp là 01 tỷ đồng; phân bổ 800 triệu đồng cho Phòng Lao động - TBXH
huyện chủ trì, phối hợp với UBND các xã triển khai nhân rộng các mơ hình
giảm nghèo, hiện đang trình phê duyệt thực hiện). Đến 31/01/2018 đã giải ngân
17,088 tỷ đồng/31,171 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 54,82%.
Đối với Tiểu dự án 4 về Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,
hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Ngân sách trung ương
bố trí 760 triệu đồng. Sở Lao động - TBXH và các huyện nghèo, xã nghèo vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo đã triển khai thực hiện đào tạo, tập huấn, tuyên
truyền chính sách xuất khẩu lao động cho khoảng 500 lượt cán bộ cơ sở và hơn
1.500 lao động trong độ tuổi ở các huyện nghèo, xã bãi ngang ven biển về chính
sách xuất khẩu lao động, trong đó Trung tâm dịch vụ Việc làm thuộc Sở Lao
động - TBXH tổ chức 08 lớp tập huấn, tư vấn cho 240 cán bộ cấp huyện và xã
làm công tác tư vấn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi và tun
truyền viên cơ sở, hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi lao động ở nước
ngồi, qua đó góp phần đưa được 604 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến
31/01/2018 đã giải ngân 296 triệu đồng/760 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt
38,95%.
b.2 Dự án 2 (Chương trình 135): Ngân sách trung ương bố trí 132,769
tỷ đồng (Kể cả bổ sung năm 2016 nêu tại điểm a), Gồm: Vốn đầu tư phát triển
98,400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 34,369 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn thực hiện
Tiểu dự án 1 về Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn, ngân sách trung ương, đến

nay khối lượng thực hiện đạt 90%; giá trị thanh toán 82,664 tỷ đồng/98,400 tỷ
đồng, đạt 84,01%.Trong đó chi thanh tốn khối lượng và đầu tư chuyển tiếp
40,008 tỷ đồng; xây dưng mới 66 cơng trình (cơng trình giao thơng 37; trường
học 8 cơng trình; thủy lợi 13 cơng trình; nhà văn hóa 7 cơng trình, trạm y tế 01
cơng trình), kinh phí 48,592 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn sự nghiệp thực hiện
6


Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ
hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn,
bản đặc biệt khó khăn, đến nay các địa phương đã hỗ trợ cây trồng, con vật nuôi,
vật tư nông nghiệp cho 7.929 hộ, khối lượng thực hiện đạt 90%, kinh phí giải
ngân 30,516 tỷ đồng/34,369 tỷ đồng, đạt 88,79%.
b.3 Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân
rộng mơ hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngồi Chương trình 30a và
Chương trình 135
Ngân sách trung ương bố trí 1,784 tỷ đồng. Theo quy định tại Điều 8, Điều
9 và Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thống nhất
mức hỗ trợ thực hiện một số nội dung thực hiện như đối với Tiểu dự án 3 của Dự
án 1 và Tiểu dự án 2 của Dự án 2. Căn cứ quy trình tại Thơng tư số 18/2017/TTBNNPTNT ngày 09/10/2017, Dự án 3 đã được UBND cấp huyện chỉ đạo
UBND cấp xã xây dựng dự án, trình UBND cấp huyện phê duyệt và đến
31/12/2017, đa số các địa phương chỉ mới phê duyệt dự án, đang triển khai thực
hiện hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ
hình giảm nghèo theo định mức quy định tại Quyết định số 4232/QĐ-UBND
ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh và chỉ tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo đăng ký
thoát nghèo bền vững theo đúng tinh thần Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC,
chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của các Sở, ngành của tỉnh. Đến
31/01/2018 đã giải ngân 633 triệu đồng/1,784 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt

35,46%.
b.4 Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Ngân sách trung ương phân bổ 1,058 tỷ đồng, UBND tỉnh đã phân bổ cho
các địa phương 378 triệu đồng, Sở Thông tin và Truyền thông 340 triệu đồng và
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 340 triệu đồng để triển khai thực hiện các
nội dung của dự án. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
* Hoạt động truyền thông giảm nghèo: Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội và các địa phương đã tổ chức nhân bản 1.200 cuốn cẩm nang về Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững; phát hành 75.298 Tờ rơi tuyên truyền chính
sách khuyến khích thốt nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQHĐND của HĐND tỉnh; chi trả nhuận bút tin, bài về giảm nghèo trên Trang tin
điện tử về giảm nghèo bền vững và Báo Lao động xã hội, tổ chức đối thoại
chính sách giảm nghèo với hộ nghèo, cận nghèo, mới thốt nghèo.
* Hoạt động giảm nghèo về thơng tin: Sở Thông tin và Truyền thông và các
địa phương đã xây dựng 04 phóng sự truyền hình về cơng tác giảm nghèo; hợp
đồng với Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện để tuyên tuyền chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo trên hệ thống Đài
7


truyền thanh, truyền hình; Xây dựng Chuyên mục trên Portal Quảng Nam tại địa
chỉ www.quangnam.gov.vn. Tổ chức 02 lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ cho 98 cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở của các xã
nghèo thuộc Chương trình 135 và 257 phụ trách lĩnh vực thông tin và truyền
thông; cán bộ phòng VHTT và cán bộ Đài TT-TH cấp huyện.
b.5 Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
Từ nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí năm 2017 là 935 triệu đồng và
nguồn vốn năm 2016 được phép sử dụng năm 2017, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các địa phương đã tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các hoạt
động của Dự án 5, cụ thể:
* Đối với hoạt động nâng cao năng lực giảm nghèo: Cấp tỉnh đã tổ chức 08

lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng và cập nhập thông tin dữ liệu vào phần mềm
quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến năm 2017 cho 131 cán bộ cấp xã và
huyện của 08 huyện, thành phố, kinh phí 70 triệu đồng; tổ chức 03 lớp tập huấn
nâng cao năng lực cho 418 cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo tại các thôn,
cấp xã và cấp huyện của 03 huyện nghèo: Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang,
kinh phí 271,685 triệu đồng. Các địa phương đã tổ chức hơn 20 lớp tập huấn cho
hơn 1.500 người là thành viên BCĐ các Chương trình MTQG cấp huyện, Ban
Quản lý thực hiện các Chương trình MTQG cấp xã và cán bộ thơn, khối phố về
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, cơng tác điều tra, rà sốt hộ nghèo
năm 2017, đặc biệt là nội dung Chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững
theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh, Quyết
định 2511/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh và các văn bản hướng
dẫn thực hiện chính sách của các Sở, ngành.
* Hoạt động kiểm tra và giám sát, đánh giá: Cấp tỉnh thực hiện nâng cấp
phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến (địa chỉ:
; tên người dùng: quangnamtk; mật
khẩu: 1234567) để cập nhập bổ sung thông tin, dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo yêu cầu của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhằm phục vụ cơng tác
thống kê, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch, giải pháp giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2017-2020; cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức các đợt kiểm tra, giám
sát đánh giá Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, kiểm tra cơng tác rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017, kiểm tra các dự án, chính sách về giảm
nghèo trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
CHUNG CỦA QUỐC GIA (theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của
Chính phủ)
1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người nghèo (ngồi chính sách trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững)
8



Thực hiện cho vay vốn 36.058 lượt đối tượng, doanh số 1.042,515 tỷ
đồng, trong đó cho vay 6.260 lượt hộ nghèo, doanh số 186,657 tỷ đồng; 4.738
lượt hộ cận nghèo, doanh số 175,012 tỷ đồng. Thực hiện tuyển mới lao động học
nghề, bồi dưỡng, tập huấn nghề nghiệp cho 35.573 người (gồm: cao đẳng: 2.832
người, trung cấp: 2.876 người, sơ cấp: 9.152 người, đào tạo dưới 3 tháng 20.713
người) đạt 100,2% kế hoạch năm. Trong đó, số lao động được hỗ trợ học nghề
theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.147 người (phi nông
nghiệp: 958 người, nông nghiệp: 2.189 người); số lao động được đào tạo theo
Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh và Quyết
định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh là 1.554 người.
Từ nguồn vốn khuyến công quốc gia (600 triệu đồng), ngành Công thương
và các địa phương đã hỗ trợ xây dựng Mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch
khơng nung trên dây chuyền tự động, Mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất than
sinh học theo công nghệ khí hóa; từ nguồn khuyến cơng địa phương (6,4 tỷ
đồng), đã hỗ trợ đào tạo lao động mới cho 265 học viên, hỗ trợ đào tạo khởi sự
doanh nghiệp cho 90 người, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 30 người, hỗ
trợ tổ chức hội thảo, tập huấn theo chuyên đề cho 240 người, hỗ trợ xây dựng
02 mơ hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến và
tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ KHKT cho 42 cơ sở công nghiệp
nông thôn, hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp tại các địa phương và tổ chức hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ 145 cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội
chợ, triển lãm, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, quảng sản phẩm, hỗ trợ xây dựng
các chương trình truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các Chương trình xúc tiến đầu tư,…
2. Hỗ trợ y tế và dinh dưỡng
Năm 2017, ngân sách hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (cấp miễn phí)
cho 244.742 người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số và người dân sinh
sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo,

với tổng kinh phí 155,017 tỷ đồng; hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho
52.590 người cận nghèo, kinh phí 27,399 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho 13 trẻ em
bị bệnh tim bẩm sinh được phẩu thuật theo Quyết định 2051/QĐ-UBND ngày
2/7/2014 của UBND tỉnh, kinh phí 19,350 triệu đồng; phối hợp với Bệnh viện
Hồn Mỹ Đà Nẵng hỗ trợ phẫu thuật tim cho 33 trẻ em ngồi chế độ hỗ trợ của
Nhà nước, kinh phí trên 1,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã tổ chức hỗ trợ tiền ăn, tiền
vận chuyển, hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho 38.591 lượt đối tượng
theo quy định tại Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ
tướng Chính phủ, kinh phí 16,449 tỷ đồng.
3. Hỗ trợ về giáo dục

9


Các cơ sở giáo dục đào tạo đã thực hiện trực tiếp miễn, giảm học phí; các
địa phương, đơn vị cũng thực hiện hỗ trợ chi phí học tập kịp thời, đúng quy định
cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định tại Nghị định
số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND
tỉnh; chính sách hỗ trợ tiền ăn, nhà ở và gạo cho học sinh phổ thông tại các thôn,
xã đặc biệt khó khăn được Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường, địa phương trên
địa bàn tỉnh phối hợp thực hiện kịp thời, đúng quy định tại Nghị định
116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
4. Hỗ trợ về nhà ở
Sở Xây dựng, Chi nhánh Ngân hàng CSXH và các địa phương đã tổ chức
thực hiện tốt chính sách tín dụng về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2016-2017, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây
dựng nhà ở cho 1.191 hộ /7.712 hộ theo Đề án được duyệt, đạt 15,44% kế hoạch
Đề án và 51,49% so với Kế hoạch năm 2016, 2017, trong đó năm 2017 đã thực
hiện cho 809 hộ nghèo vay vốn xây dựng nhà ở, kinh phí 20,185 tỷ đồng.
5. Trợ giúp pháp lý

Thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 133 xã nghèo, thơn
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 2.415 lượt người tham gia.
Tổ chức hội nghị tập huấn tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp
pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, thơn đặc biệt khó khăn.
6. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hố, thơng tin và hỗ trợ khác
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài,... các sở ngành và địa
phương đã tổ chức thực hiện chương trình đưa văn hố, thơng tin về cơ sở; đa
dạng hố các hoạt động truyền thơng, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách
giảm nghèo, phổ biến các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thốt nghèo
bền vững. Bên cạnh đó, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 43.966
hộ nghèo, kinh phí 25,852 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết
định 102/2009/QĐ-TTg, kinh phí 15,513 tỷ đồng,...
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CỦA
TỈNH QUẢNG NAM BAN HÀNH

1. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số
31/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
Trong năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 30% mệnh giá mua thẻ
BHYT cho 52.590 người thuộc hộ cận nghèo, kinh phí 11,742 tỷ đồng; hỗ trợ
bằng 30% mức tiền lương cơ sở (390.000 đồng/người/tháng; từ tháng 01 4/2017) cho 244 người làm công tác giảm nghèo của 244 xã, phường, thị trấn,
kinh phí 360,64 triệu đồng.

10


2. Kết quả thực hiện Chính sách khuyến khích thốt nghèo cho hộ
thoát nghèo bền vững năm 2015 theo Nghị quyết 119/2014/NQ-HĐND
11/7/2014 và Quyết định số 2813/QĐ-UBND
Năm 2017, tiếp tục thực hiện Chính sách khuyến khích thốt nghèo cho hộ
thốt nghèo bền vững công nhận năm 2015 theo Nghị quyết 119, UBND tỉnh đã

cấp 5,962 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện cấp 5.315 thẻ BHYT đối với
người thuộc hộ thốt nghèo năm 2015, kinh phí 874,958 triệu đồng; giải quyết
hỗ trợ tiền ăn trưa cho 86 trẻ em 3, 4, 5 tuổi, kinh phí 78 triệu đồng; hỗ trợ chi
phí học tập cho 183 trẻ em học mẫu giáo, kinh phí 67 triệu đồng; hỗ trợ chi phí
học tập cho 1.033 học sinh các cấp phổ thơng, kinh phí 484 triệu đồng; cấp bù
học phí cho 194 học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học, kinh phí 392 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ lãi suất vay
vốn cho 1.738 hộ với kinh phí 1,733 tỷ đồng. Cấp 2,7 tỷ đồng từ nguồn ngân
sách tỉnh cho các địa phương để chi thưởng cho 10 thơn thốt nghèo được phê
duyệt tại Quyết định số 4663/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh để
xây dựng cơng trình phúc lợi cho thơn (huyện Hiệp Đức chưa triển khai).
3. Kết quả triển khai thực hiện Chính sách khuyến khích thốt nghèo
bền vững, giai đoạn 2017-2021 theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày
19/4/2017 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 13)
Thực hiện Nghị quyết 13, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng
dẫn các địa phương tổ chức cho hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (trừ hộ nghèo
thuộc chính sách bảo trợ xã hội) và hộ cận nghèo năm 2016 đăng ký thoát nghèo
bền vững, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2511/QĐTTg ngày 13/7/2017 để các địa phương triển khai thực hiện. Kết quả phát động
đăng ký thoát nghèo bền vững năm 2017, tồn tỉnh có 3.989 hộ nghèo và 5.971
hộ cận nghèo đủ điều kiện đăng ký thoát nghèo bền vững. Căn cứ kết quả điều
tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2017, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã
công nhận và phê duyệt được 3.567 hộ nghèo được cơng nhận được thốt nghèo
bền vững vượt qua chuẩn cận nghèo (Nam Trà My là huyện có nhiều hộ thốt
nghèo nhất: 508 hộ), đạt 89,40% so với số đăng ký ban đầu và đạt 99,05% chỉ
tiêu kế hoạch Nghị quyết số 13 đề ra (3.600 hộ/năm); có 5.801 hộ cận nghèo
được cơng nhận thốt cận nghèo bền vững, đạt 97,01% so với số đăng ký ban
đầu và đạt 116,12% so chỉ tiêu kế hoạch Nghị quyết số 13 đề ra (5.000 hộ/năm).
Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện đối với hộ đăng ký và thốt nghèo bền vững
năm 2017: 107,937 tỷ đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp
Sở Tài chính cấp 83,464 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chính sách theo

Nghị quyết 13, Quyết định 2511/QĐ-UBND và các văn bản hướng dẫn của các
Sở ngành.
4. Kết quả thực hiện Chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị
quyết 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh

11


Đã thực hiện san nền, bố trí tái định cư cho 252 hộ trên địa bàn các huyện
Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang và Tiên Phước; đang thực hiện bố trí xen
gép cho 96 hộ trên địa bàn huyện Bắc Trà My và Đông Giang trên tổng số 1.496
hộ thuộc diện hỗ thuộc diện hỗ trợ thực hiện cơ chế sắp xếp dân cư (Quyết định
2612/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 của UBND tỉnh).
5. Kết quả thực hiện Dự án giảm nghèo Tây Nguyên (vốn vay WB)
- Hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại cấp xã và thôn: Đầu tư xây dựng 30
cơng trình (15 cơng trình đấu thầu cạnh tranh, 15 cơng trình đấu thầu cộng
đồng), kinh phí 25,873 tỷ đồng; vận hành và bảo trì 11/15 cơng trình năm 2016,
kinh phí 330 triệu đồng (30 triệu đồng/cơng trình/xã).
- Hợp phần phát triển sinh kế bền vững: Hỗ trợ thực hiện 98 Tiểu Dự án
sinh kế, gồm 29 Tiểu Dự án an ninh lương thực và dinh dưỡng, 69 Tiểu Dự án
đa dạng hóa sinh kế, kinh phí 12,607 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện các hoạt động
phát triển liên kết thị trường.
- Hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực
và truyền thông: Đầu tư xây dựng 12 công trình cơ sở hạ tầng, kinh phí 44,751
tỷ đồng; Thực hiện nâng cao năng lực đối với 776 người, trong đó: xây dựng và
vận hành tổ nhóm LEG với 166 học viên, đấu thầu có tham gia của cộng đồng
với 139 học viên, dinh dưỡng mở rộng xuống cấp xã với 147 học viên, kế toán
với 41 học viên;…
V. KẾT QUẢ VẬN ĐỘNG HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM
NGHÈO CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐỒN THỂ

1. Quỹ “Ngày vì người nghèo” tỉnh: Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh đã vận
động và hỗ trợ xây mới 30 nhà ở, kinh phí 1,110 tỷ đồng; hỗ trợ giáo dục cho 10
học sinh là nạn nhân chất độc hóa học, kinh phí 20 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng
03 phòng học tại Trường Tiểu học Phan Thành Tài, phường Điện An, thị xã Điện
Bàn, kinh phí 225 triệu đồng; thăm hỏi tặng quà cho 2.506 hộ nghèo, kinh phí
1,209 tỷ đồng.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Đã vận động và hỗ trợ trao phương tiện
sinh kế cho 2.186 hội viên phụ nữ, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp cho 44 hội viên,
tăng cường các hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế với các hình thức đa dạng
như: vận động cây, con giống, phân bón, tiền, ngày cơng lao động,… với tổng
giá trị 4,554 tỷ đồng. Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo
cho 100 cán bộ Hội không chuyên trách thuộc 03 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a,…
3. Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp với Quỹ Thiện tâm - Tập đồn Vingroup
chọn hỗ trợ 350 con bị cái giống cho 350 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện
Thăng Bình, Tiên Phước và Phú Ninh, kinh phí 07 tỷ đồng; vận động hội viên
12


nông dân, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để mua
18.818 thẻ Bảo hiểm tai nạn tặng cho hội viên nơng dân nghèo, kinh phí 1,260
tỷ đồng, đã thực hiện bồi thường cho 320 trường hợp, kinh phí 447 triệu đồng;
phối hợp với Trung tâm ứng dụng thông tin khoa học công nghệ, Sở Khoa học –
Công nghệ tổ chức 30 lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân hữu
cơ vi sinh chức năng đối với 1.380 người thuộc 30 xã xây dựng nông thôn mới;

4. Hội Cựu chiến binh tỉnh: Hỗ trợ xoá 47 nhà tạm, 38 nhà xuống cấp cho
hội viên, kinh phí 422 triệu đồng, tặng 131 sổ tiết kiệm cho hội viên khó khăn,
kinh phí 145,9 triệu đồng, tặng 11 con bò, 01 con trâu và 20 con heo giống, kinh
phí 120 triệu đồng.

5. Tỉnh đồn Quảng Nam: Đã ban hành và tổ chức thực hiện Chương
trình hành động “Đoàn Thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững”, tổ chức
tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ thanh niên nghèo tự nguyện đăng ký
cam kết thoát nghèo bền vững, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với nhà
nước, xã hội và gia đình trong việc phấn đấu thốt nghèo; chỉ đạo xây dựng và
phát triển các mơ hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên như Hợp tác
xã thanh niên, trang trại trẻ, tổ hợp tác thanh niên,…; tổ chức 03 lớp tập huấn
khởi sự doanh nghiệp cho 90 thanh niên, 03 lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho 180 thanh niên; hỗ trợ giống, cây trồng, con vật nuôi cho 30 thanh
niên, kinh phí 50 triệu đồng, …
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 đã được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4625/QĐ-UBND ngày 29/12/2017, kết quả thực
hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2017 so năm 2016 như sau:
1. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo
Năm 2017, số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 38.112 hộ, tỷ lệ 9,28%; giảm
7.218 hộ nghèo, tương ứng giảm 1,85% so với năm 2016, trong đó:
- Tại 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo
cao theo Quyết định 293: Số hộ nghèo còn 14.341 hộ, tỷ lệ 45,33%, giảm 5,48%
so với năm 2016, vượt 1,48% so mục tiêu Nghị quyết số 80/NQ-CP và Quyết
định số 1722/QĐ-TTg (4%/năm) nhưng không đạt so mục tiêu Nghị quyết 02NQ/TU (7% trở lên/năm);.
- Tại 66 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135: Số hộ nghèo còn
19.411 hộ, tỷ lệ 46,11%, giảm 6,48% so với năm 2016, vượt 2,48% so mục tiêu
Nghị quyết số 80/NQ-CP và Quyết định số 1722/QĐ-TTg (4%/năm) nhưng
không đạt so mục tiêu Nghị quyết 02-NQ/TU (7% trở lên/năm);
13


- Tại 08 xã đặc biệt khó khăn vũng bãi ngang ven biển (Chương trình 257):
Số hộ nghèo cịn 1.665 hộ, tỷ lệ 8,24%, giảm 3,14% so với năm 2016.

2. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ cận nghèo:
Năm 2017, tồn tỉnh cịn 18.590 hộ, tỷ lệ 4,53%, giảm 1,56% so với năm
2016, đạt mục tiêu đề ra so mục tiêu Nghị quyết 02-NQ/TU (từ 1,5-2%), tương
ứng giảm được 6.218 hộ.
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Mặt tích cực
a) Các văn bản hướng dẫn của trung ương về thực hiện Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững ban hành đầy đủ, hướng dẫn cụ thể, phân cấp
mạnh cho địa phương chủ động thực hiện, cơ chế hỗ trợ thực hiện có điều kiện,
tập trung cho hộ nghèo, cận nghèo có đăng ký thoát nghèo và hộ mới thoát
nghèo, bước đầu tạo nhận thức mới cho hộ nghèo để ý thức tự lực bản thân,
vươn lên thốt nghèo.
b) Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp được tập trung, quan tâm và thực
hiện thường xuyên hơn những năm trước; vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các
hội, đồn thể tiếp tục được phát huy; công tác tuyên tuyền được tăng cường và
thực hiện liên tục, đa dạng, có hiệu quả; nguồn kinh phí bố trí thực hiện có tập
trung và có lồng ghép trong tổ chức thực hiện. Đã ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin trong quản lý hộ nghèo, cận nghèo và thực hiện chính sách giảm
nghèo. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, đến nay chưa có tình trạng
sai phạm trong lĩnh vực giảm nghèo.
c) Các cơ quan chuyên môn đã tham mưu kịp thời UBND, HĐND ban hành
các nghị quyết, quyết định, công văn chỉ đạo điều hành Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững, đặc biệt là HĐND tỉnh đã ban hành Chính sách khuyến
khích thốt nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021, chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi. Bên cạnh đó các địa phương đã chủ động xây dựng, ban hành
kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình MTQG và các chính sách giảm nghèo
đầy đủ, đúng quy định, kịp thời, có địa phương bố trí ngân sách đối ứng thực
hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Điện Bàn, các huyện nghèo,
huyện có tỷ lệ nghèo cao), ban hành chính sách hỗ trợ riêng và có nhiều cách
làm linh hoạt, sáng tạo trong hỗ trợ thoát nghèo bền vững (Núi Thành, Điện
Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Nam Trà My,...).

d) Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa đạt mục tiêu đề ra (chỉ giảm được
1,85% so mục tiêu đề ra là 2%-2,5%) nhưng đây là kết quả nỗ lực rất lớn của hộ
nghèo và hệ thống chính trị của tỉnh, do số lượng hộ nghèo và tỷ lệ nghèo của
tỉnh cuối năm 2016 còn thấp (11,13%), đa phần có điều kiện rất khó khăn và tập
trung chủ yếu ở miền núi, là nơi rất khó giảm nghèo, trong đó hộ nghèo diện bảo
14


trợ xã hội chiếm đến 2,24%. Mặt khác, năm 2017, số hộ tái nghèo rất ít (116 hộ)
và số hộ nghèo phát sinh mới khơng nhiều (năm 2017 chỉ có 1.736 hộ; năm
2016 là 2.934 hộ phát sinh). Nguyên nhân nghèo phát sinh hoặc tái nghèo chủ
yếu là do yếu tố khách quan như thiên tai, gia đình có người ốm đau nặng chi
phí lớn, tai nạn rủi ro bất ngờ cho lao động chủ yếu của hộ nghèo. Bên cạnh đó,
số hộ thốt nghèo bền vững theo Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND nhiều (3.567
hộ nghèo và 5.801 hộ cận nghèo được cơng nhận thốt cận nghèo bền vững),
một số hộ nghèo đã có tích lũy, gửi tiết kiệm, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu
số ở một số địa phương miền núi.
đ) Các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất,
nhân rộng mơ hình giảm nghèo của Chương trình và các chính sách giảm nghèo
chung của quốc gia và của tỉnh ban hành đã tác động tích cực đến phát triển kinh
tế - xã hội và giảm nghèo, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định
để thoát nghèo bền vững, tiếp tục giải quyết được các nhu cầu cơ bản, bức xúc
nhất đối với hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế và dinh
dưỡng, giáo dục,... đáp ứng một phần yêu cầu của nhân dân và chính quyền địa
phương, góp phần ổn định chỗ ở, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, duy trì
được số lượng học sinh đến trường, bảo đảm kết quả phổ cập giáo dục các cấp,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế:
- Về phía địa phương: Tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa đạt mục tiêu đề ra, một số

địa phương có tỷ lệ giảm nghèo thấp, cá biệt có địa phương khơng giảm mà
tăng. Một số xã tuy có số lượng hộ nghèo nhiều và tỷ lệ hộ nghèo cịn cao nhưng
khơng đăng ký thốt nghèo hoặc có nhưng rất thấp. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện ở một số ngành, địa phương chưa thật sự quyết liệt, chưa
ban hành chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể. Việc lập kế
hoạch đầu tư ở một số địa phương còn dàn trải, chậm, chưa đúng quy định.
Công tác điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo một số địa phương vẫn chưa
đúng quy trình, phản ánh chưa sát thực tế. Một số chính sách, dự án hỗ trợ giảm
nghèo đầu tư còn dàn trải, tổ chức thực hiện còn chậm; lồng ghép hoạt động
giữa chương trình, dự án giảm nghèo với các chương trình, dự án khác chưa gắn
kết, đồng bộ. Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo trẻ tuổi, có lao động nhưng chưa
tích cực tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm để có thu nhập ổn định, thiếu chế
độ, chính sách cho người làm cơng tác giảm nghèo ở cơ sở,...
- Về phía trung ương: Hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc Chương trình
chậm (tháng 10/2017 mới ban hành Thơng tư số 18/2017/TT-BNNPTNT), một
số các chính sách trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP như chính sách hỗ trợ gạo,
xúc tiến thương mại, cán bộ,...(các chính sách này khơng nằm trong nội dung
15


của Quyết định số 1722/QĐ-TTg) chưa hướng dẫn thực hiện; chưa hướng dẫn rõ
nguồn vốn hỗ trợ tiêm phòng Vắc xin dịch bệnh đối với Chương trình 30a . Đến
nay Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định phê duyệt danh sách các huyện
nghèo, huyện có tỷ lệ nghèo cao theo tiêu chí quy định tại Quyết định 2115/QĐTTg, do đó khó khăn trong lập, thẩm định dự án đầu tư và xây dựng kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2016-2020 đối với Chương trình.
Việc triển khai thực hiện cơ chế đặc thù theo quy định của Nghị định số
161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ gặp khó khăn, vướng mắc, đó
là: Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững khơng áp dụng được cơ chế đặc thù theo quy định

của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP do khơng đảm bảo các tiêu chí: (1) UBND
cấp xã thiếu các cán bộ chuyên môn để quản lý dự án, (2) một số danh mục cơng
trình có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng, có kỹ thuật không phức tạp nhưng
không thể ban hành thiết kế mẫu, (3) tại các huyện miền núi cao, có điều kiện
kinh tế khó khăn, đời sống dân trí thấp, cộng đồng dân cư, tổ chức đồn thể, tổ,
nhóm thợ tại địa phương khơng đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật, nhân lực,
thiết bị…để tự thực hiện gói thầu của dự án. Mặt khác, số lượng danh mục dự án
thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ
đồng khơng đáp ứng tiêu chí nhóm C quy mơ nhỏ nhiều, nếu thực hiện thủ tục
thẩm định nguồn vốn theo quy định của Luật đầu tư công (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thẩm định nguồn vốn) sẽ mất nhiều thời gian, lãng phí, giải ngân khơng đạt
tiến độ.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn chung cho Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1865/QĐTTg ngày 23/11/2017), các Bộ, ngành trung ương không hướng dẫn, thông báo
chi tiết từng năm (2018-2020) cho từng dự án, tiểu dự án của Chương trình nên
chưa có cơ sở để tính tốn và thông báo số vốn chi tiết của từng tiểu dự án theo
từng dự án cho từng huyện theo để dự kiến danh mục dự án cho Chương trình.
Chậm ban hành Quyết định phê duyệt danh mục các đơn vị hành chính
thuộc vùng khó khăn thay thế Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014;
chậm sửa đổi Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH do một số chỉ tiêu của Phiếu
điều tra (Phiếu B, mục B1) không phù hợp với một số vùng, nhất là miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính phủ chưa ban hành chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo đa chiều như
chính sách về giáo dục, tín dụng, dạy nghề, tiền điện,... (trừ chính sách cấp thẻ
BHYT đối với hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế theo Nghị
quyết 40/NQ-CP ngày 10/5/2017).
b) Nguyên nhân của hạn chế: Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

trên, ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, rủi ro,... cịn có các ngun nhân chủ

quan là: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa sâu sắc;
16


chưa tích cực trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp giảm nghèo hiệu
quả; một số chính sách, dự án giảm nghèo chưa được hướng dẫn kịp thời,
nhất là lĩnh vực hỗ trợ sản xuất. Nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo chưa
đáp ứng yêu cầu. Chưa thu hút được doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn
miền núi để giải quyết việc làm, tiêu thụ và chế biến sản phẩm, tạo thu
nhập cho người dân. Đa số hộ nghèo, cận nghèo tập trung ở khu vực miền
núi, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số thiếu các điều kiện sản xuất, không
biết cách tổ chức sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, một bộ phận
khác chưa chịu khó tham gia các khóa học nghề, tổ chức sản xuất, tìm
kiếm việc làm; một bộ phận hộ nghèo thiếu ý chí, nghị lực phấn đấu vươn
lên thốt nghèo, cịn tư duy thụ hưởng chính sách,...
PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2018
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, đảm bảo
theo tiêu chí nơng thơn mới; thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm,
tạo thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tiếp tục hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo cho hộ nghèo,
cận nghèo có đăng ký thốt nghèo bền vững; tiếp tục vận động, hỗ trợ hộ nghèo
cải thiện các chỉ số thiếu hụt đa chiều, thực hiện hỗ trợ hộ thoát nghèo bền vững,
hạn chế tái nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững.
2. Chỉ tiêu
Phấn đấu giảm số hộ nghèo từ 5.000 đến 5.500 hộ, đảm bảo đạt mục tiêu từ
1,5% trở lên theo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số

1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017, trong đó có ít nhất 3.600 hộ nghèo tự nguyện
đăng ký và thoát nghèo bền vững; giảm số hộ cận nghèo từ 5.000 hộ trở lên theo
Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình
Tiếp tục trình HĐND tỉnh ban hành Chính sách hỗ trợ cho người trực tiếp
làm cơng tác giảm nghèo và cộng tác viên giảm nghèo ở cấp xã theo như
Chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2018; tổ chức khảo sát,
xây dựng Đề án, trình HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ một số nội dung thực
hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Đề án hỗ trợ hộ
nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, người có cơng cách mạng có hồn cảnh
17


đặc biệt khó khăn đạt mức sống tối thiểu, góp phần đảm bảo an sinh xã hội;
Nghiên cứu, ban hành giải pháp cải thiện các chỉ số thiếu hụt đa chiều các dịch
vụ xã hội cơ bản, nhất là các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản thiếu hụt nhiều trong
các nhóm hộ nghèo.
2. Về nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
và các chính sách giảm nghèo
Đảm bảo ngân sách bố trí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững, chính sách giảm nghèo của trung ương và Chính sách khuyến khích thốt
nghèo bền vững của tỉnh ban hành, trước mắt thực hiện phân bổ nguồn vốn
trung ương giao 226,021 tỷ đồng (ĐTPT: 192,854 tỷ đồng; sự nghiệp: 33,167 tỷ
đồng) tại Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 và Quyết định số
1854/QĐ-BKHĐT ngày 21/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay trong đầu
tháng 02/2017 để các ngành và địa phương triển khai thực hiện.
Thực hiện bố trí vốn ngân sách tỉnh (vốn sự nghiệp) khoản 35,708 tỷ đồng
(bằng với mức trung ương bố trí năm 2017; chi tiết tại Phụ lục số 5) để thực hiện

các Tiểu dự án 3, 4 của Dự án 1 (Chương trình 30a), Dự án 3, 4 và 5 theo đúng
quy định tại Điều 6 Quy định kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020. Tiếp tục thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện Chương trình
MTQG, đảm bảo đạt mục tiêu chung và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Quảng Nam chung tay vì người nghèo
- Khơng để ai bị bỏ lại phía sau” theo Kế hoạch số 5201/KH-UBND ngày
27/9/2017 của UBND tỉnh; cuộc vận động Quỹ “ Ngày vì người nghèo”. Tiếp
tục phát huy các phong trào hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững của các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh, có cách làm mới trong công tác kết
nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các xã nghèo (hướng vào việc cơ quan, đơn
vị nhận hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo để thoát nghèo bền vững); tổ chức vận
động các doanh nghiệp có tiềm lực trên địa bàn tỉnh nhận giúp đỡ, hỗ trợ thôn,
xã nghèo, huyện nghèo.
3. Về tổ chức thực hiện Chương trình
a) Tiếp tục tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành Chương trình
một cách tập trung và thường xuyên hơn thông qua việc ban hành Chương trình,
kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể để thực hiện Chương trình cho năm 2018;
thực hiện phân cơng cơ quan, đơn vị trên địa bàn và phân công cán bộ, đảng
viên nhận giúp đỡ hộ nghèo để thoát nghèo bền vững.
b) Thực hiện rà sốt, kiện tồn tổ chức bộ máy, thực hiện quản lý điều hành
thống nhất Chương trình MTQG, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định tại Điều 13,
18


14 và 15 Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành các Chương trình MTQG, Thơng tư
số 07/2017/TT-BKHĐT ngày 14/12/2017 và Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày
17/7/2017 của UBND tỉnh, trong đó ở cấp xã chỉ thành lập một Ban quản lý thực

hiện các Chương trình MTQG, do Chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng ban để
quản lý, điều hành các Chương trình MTQG (Nơng thơn mới và giảm nghèo bền
vững).
c) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức trách
nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện Chương trình; tun truyền, vận
động hộ nghèo tích cực tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm hoặc tự tổ chức
lao động sản xuất, kinh doanh và đăng ký thốt nghèo bền vững; các cấp chính
quyền, MTTQ và các đoàn thể tăng cường đối thoại với hộ nghèo, cận nghèo để
tìm hiểu ngun nhân nghèo, nguyện vọng chính đáng cần hỗ trợ để thoát nghèo
bền vững.
d) Tiếp tục rà sốt, phân loại, thu thập thơng tin đầy đủ về hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là tại các huyện miền núi để xác định chính
xác số lượng hộ nghèo có khả năng thốt nghèo, đồng thời lập danh sách và
tuyên truyền, vận động hộ đăng ký thoát nghèo để theo dõi, quản lý, giám sát và
có giải pháp tác động để các hộ này thoát nghèo bền vững. Tập trung nguồn vốn
ngân sách nhà nước, các nguồn vận động hợp pháp để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận
nghèo có đăng ký thốt nghèo bền vững theo Nghị quyết 13.
đ) Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững gắng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết
của HĐND tỉnh đã ban hành, nhất là Nghị Quyết số 12/2017/NQ-HĐND về phát
triển kinh tế - xã hội miền núi và Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND về Chính
sách khuyến khích thốt nghèo bền vững, trong đó tập trung nguồn vốn sự
nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mơ hình giảm nghèo,... hỗ trợ cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo có đăng ký thốt nghèo bền vững, đồng thời kết hợp các
chính sách an sinh xã hội khác để giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều, nhaats
là nhà ở, nước sạch và vệ sinh nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững.
e) Đẩy mạnh thực hiện chính sách dạy nghề, tăng cường tập huấn, hướng
dẫn thực hiện Chương trình, chính sách giảm nghèo, chính sách khuyến khích
thốt nghèo bền vững cho cấp xã, nhất là lập kế hoạch thực hiện Chương trình,
kế hoạch tổ chức thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và

nhân rộng mơ hình giảm nghèo.
f) Thực hiện rà sốt, đơn giản thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững và Chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững, trong đó tiếp tục xây
dựng dữ liệu thông tin về hộ nghèo, cận nghèo các huyện miền núi và cập nhật
19


bổ sung vào phần mềm quản lý hộ nghèo trực tuyến, báo cáo HĐND tỉnh trong
tháng 6 năm 2018; xây dựng mới phần mềm trực tuyến quản lý và thực hiện
Chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững theo Nghị quyết 13; triển khai
phần mềm trực tuyến theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
g) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tiến độ, kết quả, hiệu
quả thực hiện Chương trình và các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết
80/NQ-CP và Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Các đề xuất, kiến nghị với trung ương, kính đề nghị Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ:
a) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2016/NĐ-CP về Cơ chế đặc thù trong quản
lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc giai giai
đoạn 2016-2020, trong đó có cơ chế ưu tiên hơn cho các dự án thuộc Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững (do tính đặc thù của đối tượng đầu tư là địa bàn nghèo,
địa hình rất khó khăn, năng lực cán bộ cơ sở hạn chế); Ủy quyền cho UBND cấp tỉnh
phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng
nhưng không đáp ứng tiêu chí đặc thù theo quy định của Nghị định 161/2016/NĐ-CP;
phê duyệt lại danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thay thế
Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 (vì hiện nay danh mục các xã này
khơng cịn phù hợp, có xã đã cơng nhận đạt chuẩn nơng thôn mới).
b) Cho ý kiến chỉ đạo để các Bộ, ngành căn cứ thẩm quyền hướng dẫn thực

hiện các chính sách có ban hành trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (như chính
sách cán bộ, cấp gạo vùng giáp biên, quảng bá xúc tiến thương mại,...) nhưng Quyết
định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng không nêu các nội dung này nên
không thể thực hiện được (như đã nêu ở phần tồn tại, hạn chế).
c) Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế hỗ trợ đặc thù theo Nghị
định 161/2016/NĐ-CP đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng đến
15 tỷ đồng (theo Nghị quyết 70/NQ-CP); Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính sau khi có Quyết định giao vốn cho địa phương thì hướng dẫn chi tiết nguồn vốn
chia theo từng dự án, tiểu dự án để địa phương phân bổ theo cơ cấu của trung ương,
đảm bảo đúng theo yêu cầu của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về cơ sở phân bổ vốn
ở địa phương. Theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức do HĐND cấp tỉnh quy định.
d) Chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về Hướng dẫn quy trình rà
sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020 đối với các chỉ tiêu Phiếu rà soát xác định hộ nghèo,
hộ cận nghèo hằng năm (Phiếu B, mục B1) để phù hợp với từng khu vực (thành thị,
20


nơng thơn: miền núi, đồng bằng) và từng nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số, người
kinh).
e) Chỉ đạo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông Nghiệp và PTNT,
Tài chính tham mưu Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể về nguồn kinh phí thực
hiện Chương trình Lỡ mồm long móng, mua vắc xin phịng chống dịch bệnh.
f) Chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi Thơng tư số 15/2017/TT-BTC ngày
27/02/2017 như có chế độ hỗ trơ cho người nghèo, người dân cán bộ cơ sở
(không hưởng lương) khi tham gia hội nghị đối thoại chính sách giảm nghèo;
đối với hoạt động truyền thông, cho phép mua sắm 01 lần (giai đoạn 2018-2020)
trang thiết bị phục vụ tuyền trông,...
2. Đề nghị các Sở là Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh

Quảng Nam
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn
UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất nhất thành lập duy nhất 01 Ban
quán lý thực hiện các Chương trình MTQG ở cấp xã để chỉ đạo điều hành và
triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đảm bảo đúng quy định tại Điều
13 Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
tham mưu UBND tỉnh tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh (nguồn đầu tư phát
triển) theo đúng quy định tại Điều 6 Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg.
b) Sở Nội vụ chủ trì hướng dẫn các địa phương tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện chính sách khen thưởng đối với huyện, xã, thơn và hộ gia đình có
thành tích giảm nghèo thời kỳ 2011 đến năm 2020 theo Hướng dẫn số 481/HDBTĐKT ngày 18/4/2013 của Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương và hướng
dẫn số 765/HD-SNV ngày 24/5/2013 của Sở Nội vụ; tham mưu UBND tỉnh tổ
chức hội nghị biểu dương khen thưởng hộ thoát nghèo bền vững 5 năm liên tục
giai đoạn 2011-2015.
c) Sở Y tế (thường trực Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo
tỉnh) hướng dẫn, phân cấp cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đối với hộ nghèo khi điều trị nội trú tại
các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cơng lập ngoại tỉnh.
d) Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nguồn kinh
phí thực hiện các dự án: Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4 Dự án 1; Tiểu dự án 2, Dự án
2; Dự án 3, Dự án 4 và Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh (nguồn sự nghiệp và nguồn đầu tư
do Sở Kế hoạch đầu tư đề xuất) theo đúng quy định tại Điều 6 Quyết định số
48/2016/QĐ-TTg.
3. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững năm 2017, xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2018 và gửi báo cáo tổng
kết về cho Cơ quan Thường trực Chương trình để tổng hợp, theo dõi.
21



b) Chỉ đạo triển khai chi trả các chế độ chính sách khuyến khích cho Hộ
thốt nghèo bền vững được cơng nhận năm 2017, hồn thành chi trả tiền thưởng
trong tháng 3/2017; triển khai và đăng ký thoát nghèo bền vững năm 2018 theo
đúng quy định tại Quyết định số 2511/QĐ-UBND (cấp xã hoàn thành đăng ký
trước ngày 15/03/2018; cấp huyện tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao
động - TBXH) trước ngày 30/3/2018).
c) Chỉ đạo cấp xã lập danh sách hộ nghèo có khả năng thốt nghèo theo chỉ
tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao chia theo từng xã, phường, thị trấn để theo
dõi, giám sát và có giải pháp tác động để các hộ này thốt nghèo; tổng hợp, báo
cáo kết quả đăng ký thoát nghèo bền vững với UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) trước ngày 30/3/2018.
d) Tăng cường công tác tun truyền, giải thích chính sách khuyến khích
thốt nghèo bền vững để hộ nghèo, cận nghèo hiểu rõ, nhận thấy được mục đích,
ý nghĩa và quyền lợi được hưởng khi tham gia đăng ký thoát nghèo, tự nguyện
đăng ký thoát nghèo.
đ) Tập trung nguồn lực thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo bền vững để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đăng ký thốt nghèo
bền vững, khơng thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo khơng đăng
ký thốt nghèo.
e) Tun truyền, vận động doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối với các huyện
miền núi); các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao
động là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
IV. PHỤ LỤC BÁO CÁO
1. Phụ lục 1: Kết quả thực hiện các Chương trình, chính sách, dự án giảm
nghèo năm 2017
2. Phụ lục 2: Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững năm 2017
3. Phụ lục 3: Kết quả giảm nghèo năm 2017

4. Phụ lục 4: Kết quả thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững theo Nghị
quyết số 13/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
5. Phụ lục 5: Công tác chỉ đạo điều hành
6. Phụ lục 6: Kết quả giải ngân vốn ĐTPT của Dự án 1 – Chương trình 30a
thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017 và năm 2016 phân
bổ bổ sung để thực hiện năm 2017.
7. Kết quả giải ngân vốn Sự nghiệp thuộc Chương trình 30a năm 2016 phân
bổ bổ sung để thực hiện năm 2017.

22


8. Kết quả giải ngân vốn Dự án 2 – Chương trình 135 thuộc Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017 và năm 2016 phân bổ bổ sung để thực
hiện năm 2017.
9. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp của các Dự án 1, 3, 4, 5 thuộc Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017.
Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2018. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội kính báo cáo UBND tỉnh, BCĐ các Chương
trình MTQG, Sở Kế hoạch và Đầu tư được biết, theo dõi, phối hợp, tổng hợp,
báo cáo với trung ương theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH (báo cáo);
- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (b/cáo);
- TU, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;

- Lãnh đạo Sở;
- Lưu VT, BTXH, VPGN.

GIÁM ĐỐC

Huỳnh Tấn Triều

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×