Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG BIẾN đổi KHÍ hậu đến AN NINH SINH kế CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số tại đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MƠN MƠI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Lớp học phần: GEOG100103

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN AN NINH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐẮK LẮK

Giảng viên: Đào Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Ngọc Ánh – 47.01.608.037

Thành phố Hồ Chí Minh

Năm học: 2021 - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MƠN MƠI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Lớp học phần: GEOG100103


ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN AN NINH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐẮK LẮK

Giảng viên: Đào Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Ngọc Ánh – 47.01.608.037

Thành phố Hồ Chí Minh

Năm học: 2021 - 2022


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IPCC: Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
WMO: Tổ chức khí tượng thế giới
BĐKH: Biến đổi khí hậu
NASA: Cơ quan Hàng khơng và Vũ trụ Hoa Kỳ
(Nationaln Aeronautics and Space)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1


Biểu đồ 1.1

3

2

Bảng 1.6

6

3

Bảng 1.9

11

4

Bảng 1.10

11

5

Bảng 1.11

12

6


Bảng 2.1

14

7

Bảng 3.1

17

8

Bảng 3.2

17

9

Bảng 3.3

18

10

Bảng 3.4

18

11


Bảng 3.5

19

DANH MỤC HÌNH ẢNH
1

Hình 1.2

4

2

Hình 1.3

4

3

Hình 1.4

5

4

Hình 1.5

5

5


Hình 1.7

7

6

Hình 1.8

7

7

Hình 2.2

15


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: ................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài: .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................... 3
1.1. Một số thuật ngữ về biến đổi khí hậu .................................................................. 3
1.1.1. Khí hậu là gì?................................................................................................ 3
1.1.2. Biến đổi khí hậu ............................................................................................ 3

1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ...................................................................... 4
1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ............................................................................ 6
1.3.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu ............................................................................. 6
1.3.2. Biến đổi khí hậu trong tầng đối lưu của khí quyển ...................................... 8
1.4. Một số tác động của biến đổi khí hậu đến phạm vi tồn cầu .............................. 8
1.4.1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên và sinh thái.............. 8
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực........................................... 9
1.4.3. Tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực ........................................... 9
1.5. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................................................. 10
1.5.1. Tình hình biến đổi khi hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây............ 10
1.5.1. Tác động, ảnh hưởng .................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK ......................... 13
2.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk ..................................................................... 13
2.1.1. Một số hiện tượng thời tiết cực đoan .......................................................... 13
2.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk ........................................ 14
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ........................................................... 14
2.2.1. Ảnh hưởng đến tính thời vụ........................................................................ 14
2.2.2. Giảm đa dạng sinh học ............................................................................... 15
2.2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng .......................................................... 16
2.2.4. Ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế ........................................................... 16


CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG QUAN TRỌNG VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ ĐẮK LẮK ............................................................................................ 17
3.1. Các nguồn sinh kế cộng đồng quan trọng ......................................................... 17
3.2. Tác động hiện tượng khí hậu đến nguồn sinh kế cộng đồng ............................. 17
3.3. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................... 18
3.4. Đề xuất chiến lược cho người dân ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu 19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 20


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề, những thách thức lớn nhất đối với toàn
nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống
kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua, nhiều nơi trên thế giới
đã phải hứng chịu những hậu quả do thiên tai gây ra như bão lớn, lũ lụt, hạn hán, nắng
nóng dữ dội, khí hậu khắc nghiệt và đã gây ra thiệt hại lớn về tính tính mạng con người
và vật chất. Nó chính là mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với đa dạng sinh
học và tài ngun thiên nhiên, với nơng nghiệp, cơng cuộc xố đói nghèo, đảm bảo
nguồn nước, và do đó đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ (trích lời
tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, 2009).
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí
hậu. Trong một thế giới này càng ấm lên rõ rệt như hiện nay và tần suất, quy mô, cường
độ của các thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều, càng nguy hiểm, thì các nghiên cứu về
biến đổi khí hậu cần được đẩy mạnh.
Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự
biến đổi khí hậu này, mặc dù Việt Nam chỉ góp phần nhỏ trong việc gây ra các vấn đề
về biến đổi khí hậu nhưng lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất [1]. Do đó, thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phải trở thành
vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020 kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ơ
nhiễm mơi trường, suy thối tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện
chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước [2]. Các lĩnh vực như an ninh lương
thực, lâm nghiệp, môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học, y tế, sức khỏe cộng

đồng, các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác
động đáng kể của biến đổi khí hậu. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là nông dân, ngư
dân; người già, trẻ em và phụ nữ; các dân tộc thiểu số ở miền núi [3]. Có thể nói cộng
đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vì khu vực này
có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng nên hồn lưu của gió bão dẫn đến tình trạng
ngập lụt, gió bấc. Khơng chỉ có lũ, hạn hán cũng ngày càng nghiêm trọng khi thời tiết
thay đổi thất thường, nền nhiệt có xu hướng ngày càng tăng. Biến đổi khí hậu ở Đắk
Lắk thể hiện rõ nhất là mùa khơ đến sớm và khơng có mưa nghịch mùa như những năm
trước đó, mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng và lượng mưa phân phối không đều giữa các
vùng. Biến đổi này làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh nhiều hơn,
hạn hán cũng xảy ra thường xuyên khiến 2 ngành nông nghiệp và nông dân luôn đối
mặt với nhiều rủi ro và thiệt hại lớn [4].
Theo số liệu của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: từ năm 1996 – 2011
trung bình mỗi năm thiệt hại do thiên tai gây ra tại Đắk Lắk là hơn 681 tỷ đồng, trong
đó thiệt hại do hạn hán chiếm 80%. Đồng thời, những biến động của yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm và khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi
bị giảm, sức đề kháng của vật nuôi kém. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác
nhân gây bệnh phát triển, gây ra nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: cúm
gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng trên đàn gia súc....
Với hơn 40 dân tộc thiểu số, Đắk Lắk có tỷ lệ nghèo đói rất cao. Khơng chỉ dừng ở
đó, Đắk Lắk đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như sức ép không ngừng


2
gia tăng về dân số, sự suy giảm môi trường tự nhiên và sự thiếu khách quan trong cách
nhìn nhận về con người cũng như văn hóa tộc người. Do vậy, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến khu vực này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng biến
đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk” cho bài tiểu
luận cuối kì của học phần “ Môi trường và phát triển bền vững”.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Cung cấp những thông tin chung, cần biết về biến đổi khí hậu và thực trạng biến đổi
khí hậu trong các năm qua.Tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến biến đổi khí
hậu mà tồn cầu đang trải qua.
Dẫn chứng thực tế và nêu rõ các khái niệm, nguyên nhân, tác động, hậu quả và cũng
như là đưa ra các biện pháp tối ưu để cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.
Đưa đến cho mọi người những nhận thức và hành động đúng đắn để chung tay bảo
vệ toàn cầu giảm bớt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Đánh giá tác động của biến đối khí hậu đếm an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu
số Đắk Lắk. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả
năng dễ bị tổn thương của cộng đồng dân tộc thiểu số trước tác động của biến đổi khí
hậu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu tồn cầu, ở Việt Nam và đặc biệt là cộng đồng
dân tộc thiểu số Đắk Lắk.
Đối tượng nghiên cứu:
Về môi trường: Những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu tồn cầu, ở Việt Nam và tại
Đắk Lắk.
Về con người: Những sáng kiến của cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm thích ứng và giảm
thiểu tác động biến đổi khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp kết hợp với
phân loại về hệ thống hóa các lý thuyết kèm dẫn chứng, số liệu thực tế.
5. Kết cấu của đề tài:
Phần mở đầu
Phần nội dung chính và chi tiết
Phần kết luận



3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Một số thuật ngữ về biến đổi khí hậu
1.1.1. Khí hậu là gì?
Khí hậu là một khái niệm khoa học dựa vào sự tổng hợp các số liệu thời tiết trong
một thời gian dài. Ví dụ trạm quan trắc thời tiết do số liệu nhiệt độ hằng giờ, hằng ngày
trong nhiều năm, rồi với thống kê dãy số liệu đó người ta tính được trị số nhiệt độ trung
bình, trị số nhiệt độ lớn nhất, trị số nhiệt độ nhỏ nhất, gọi là cực trị tại địa phương đó.
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện
tượng xảy ra trong khí quyển và các yếu tố khí tượng khác.
Khái niệm khí hậu hoàn toàn khác so với khái niệm về thời tiết. Thời tiết chỉ là
trạng thái tức thời của khí quyển ở một nơi nào đó. Thời tiết thay đổi một cách liên tục
vì khối lượng khơng khí ln ln chuyển động, tác động và trao đổi qua lại. Còn khí
hậu là trạng thái thời tiết trung bình trong nhiều năm ở một vùng, miền nhất định. Chúng
ta có thể nghe, thấy được sự chuyển biến của thời tiết mà không thể nhận biết trực tiếp
bằng cảm quan sự thay đổi của khí hậu.
1.1.2. Biến đổi khí hậu
Từ ngàn xưa đã có những thời kỳ mà khí hậu trên Trái Đất thay đổi, tuy nhiên
những sự thay đổi này diễn ra rất chậm và thời gian lập lại cũng rất dài, có thể lên đến
vài ngàn năm. Trong vài ba thập kỷ gần đây, các ghi chép về khí tượng ở nhiều nơi cho
thấy rằng số liệu biến động của các thơng số về khí hậu thay đổi một cách bất thường.
Nhiều nhà khoa học đã nhận thấy trong nhiều thập kỷ vừa qua nhiệt độ trung bình
của khối không khí bao quanh Trái Đất và các sự cố thiên tai được ghi nhận là có khả
năng tăng cao hơn, mạnh hơn một cách bất thường và có sự biến động về thời gian xuất
hiện (sớm hơn hoặc muộn hơn) so với quy luật về khí hậu trước đó. Hiện tượng Trái
Đất ngày càng nóng lên làm thay đổi các đặc điểm về khí hậu ở nhiều nơi được xem là
dấu hiệu của sự biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã làm thay đổi sự phân
bố năng lượng trên bề mặt Trái Đất và bầu khí quyển dẫn đến sự thay đổi của hệ thống
hồn lưu khơng khí và nước trên bề mặt Trái Đất bị thay đổi.
Biến đổi khí hậu – Climate Change: là sự thay đổi của khí hậu (theo Định

nghĩa cơng ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến
động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể thay đổi được.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu (IPCC, 2007) thể
hiện qua sự thay đổi giá trị trung bình và giá trị cực trị (lớn nhất và nhỏ nhất) của các
thơng số thời tiết. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác
định, thường là vài thập kỷ. Hệ quả của biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển
do khối bang trên Trái Đất bị tan dần ra và khối nước ở biển và đại dương dãn nở vì
nhiệt.

Biểu đồ 1.1. Xu hướng gia tăng nhiệt độ trung bình năm trên tồn cầu (hình trên) và ở
Việt Nam (hình dưới)


4
Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng có sự liên hệ đặc biệt giữa sự gia tăng
tình trạng thiên tai ( bão tố, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, …) và các hiện tượng thời tiết cực
đoan như ( nắng nóng cao và kéo dài, mưa lớn xuất hiện bất thường, mưa trái vụ, mùa
đông khắc nghiệt hơn, …) Với các dấu hiệu biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở nhiều
địa điểm khác nhau trên toàn cầu. Các biến đổi này có thể diễn ra thường xuyên hơn và
ngày càng mạnh hơn gấy tác động tiêu cực đến cuộc sống, sản xuất và mơi trường - sinh
thái.

Hình1.2.
1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân do tự nhiên
Biến đổi khí hậu có thể xảy ra do sự thay đổi các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu như sự gia tăng hoạt động của núi lửa, sự cố địa chất, thay đổi đại dương
hoặc do sự thay đổi vị trí chuyển động của quỹ đạo Trái Đất, sự xuất hiện các hiện tượng
thiên tai từ vũ trụ như (thiên thạch, sao bang lớn va vào Trái Đất, hiện tượng bão từ vũ

trụ, bão Mặt Trời,…) kể cả thay đổi cường độ sáng của Mặt Trời, xuất hiện các điểm
đen Mặt Trời (Sunspots) (Hình 1.3.)

Hình1.3. (Nguồn: NASA)
Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện
các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa
là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển
một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí
quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các
hạt nhỏ được gọi là các son khí được phun ra bởi núi lửa, các son khí phản chiếu lại bức
xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt
độ lớp bề mặt trái đất.


5

Hình1.4. Núi lửa Kilauea tại Hawaii phun trào( />Nguồn ảnh: CNN
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí
hậu. Dịng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong
lưu thơng đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thơng qua sự chuyển động của CO2
vào trong khí quyển.
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu
xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành
Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như
vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời
là không ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi khí hậu.
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ
đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5°. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có
thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian

hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói khơng ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân do con người
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp
một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các
kết quả nghiên cứu và cơng bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân
gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
Ngoài các yếu tố cực đoan hiếm hoi kể trên, BĐKH hiện nay là do tác động
thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần khí trong bầu khí quyển. Theo
nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, việc sử dụng đất, đốt cháy nhiều nhiên
liệu hóa thạch, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, phá rừng, đốt rẫy, chặt đốn
nhiều cây xanh trên thế giới, mở rộng diện tích khu đô thị, thu hẹp các vùng đất ngập
nước và các dải rừng ngập mặn, khu rừng phịng hộ,..Ơ nhiễm khơng khí do khói bụi từ
các hoạt động sản xuất cơng nghiệp và giao thông cùng với việc làm thay đổi các đặc
điểm dịng chảy là ngun nhân chính gây ra tình trạng gia tăng mức phát thải khí nhà
kính gây hiện tượng nóng lên tồn cầu. (Hình 1.5.)

Hình 1.5.


6
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày
càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí
quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát thải khí nhà kính (chủ yếu là
CO2 và Metan CH2) là những nguyên hàng đầu gây nên biến đổi khí hậu, đặc biệt kể từ
năm 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa.
Phát thải khí nhà kính là sản phẩm trực tiếp của phát triển kinh tế, xã hội và bức
tranh phát thải khí nhà kính tồn cầu là chiếu xạ của bức tranh kinh tế, xã hội trên phạm
vi tồn thế giới. Một số khí gây nên hiệu ứng nhà kính bao gồm: CO2, CH4, N2O,

CHF3,……
▪ CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển, CO2 cũng được
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
▪ CH4 sinh ra từ các baic rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
▪ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
Bảng1.6. Tiềm năng nóng lên tồn cầu của một số khí nhà kính so với khí CO2

Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2001
Theo: />1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
1.3.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi về nhiệt độ:
Nhiệt độ bề mặt trung bình của toàn cầu đã tăng cao lên khoảng 1,18 0C từ cuối
thế kỷ 19, một sự thay đổi chủ yếu do lượng khí thải cacbon dioxide tăng lên trong bầu
khí quyển và các hoạt động khác của con người. Năm 2016 và 2020 được gắn với năm
ấm nhất được ghi nhận lại.
Phần lớn sự nóng lên xảy ra trong 40 năm qua, trong đó có 7 năm gần đây là ấm
nhất. Phát biểu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vào ngày 23/9/2019, chuyên
viên khoa học cấp cao của Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) - ông Omar Baddour
cho biết, nhiệt độ trung binh tồn cầu đang trên đà chạm mức tăng ít nhất từ 1,2 0C so
với mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong 5 năm tới.
Đại dương ấm lên:
Phần lớn các đại dương đã hấp thụ lượng nhiệt gia tăng trên Trái Đất, với 100m trên
cùng của đại dương cho thấy sự ấm lên hơn 0,33 0C kể từ năm 1969. Bề mặt biển và
đại dương cũng ghi nhận mức nhiệt tăng 0,4 0F kể từ năm 1969. Với diện tích chiếm
hơn 70% bề mặt trái đất. Bề mặt biển có không chỉ là nơi sinh sống của 90% thảm
động-thực vật thế giới. Nó cịn giúp hấp thụ phần lớn khí thải CO2 cũng như duy trì



7
mức nhiệt độ trên toàn thế giới. Việc mặt biển ấm lên có thể tác động đến dịng chảy
đại dương. Nó sẽ khiến cho tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Biến đổi nhiệt độ ở các vung cực và băng tuyến:
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối
lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết quả là
lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2,1-3,3)% mỗi thập kỷ.
Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể. Ở bán
cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh
lớp băng vĩnh cửu tăng lên 3 0C so với năm 1982.
Các tảng băng ở Greeland và Nam Cực đã giảm khối lượng. Dữ liệu từ Trung tâm
thí nghiệm Phục hồi Trọng lực và khí hậu của NASA cho thấy 279 tỷ tấn băng tan mỗi
năm ở Greeland từ năm 1993 đến 2019, trong khi đó ở Nam Cực có đến 148 tỷ tấn băng
tan mỗi năm.

Hình 1.7. Ảnh chụp từ trên không về các tảng bang trôi gần Đảo Kulusuk, ngồi khơi
bờ biển phía Đơng Nam của Greeland, một khu vực đang có tốc độ băng tan nhanh
nhất thế giới
Ảnh: scitechdaily.com
Hạn hán xuất hiện nhiều nơi trên Trái Đất:
Biểu hiện của BĐKH tiếp theo là hạn hán ngày căng gia tăng ở nhiều vùng, miền
trên thế giới. Kể từ năm 1970, diện tích chịu sự ảnh hương của hạn hán ngày căng gia
tăng. Điều này dễ dàng nhận thấy nhất ở các nước khu vực Châu Âu, phíaTây của Hoa
Kỳ và Châu Úc.
Ở bán cầu Bắc, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên phần lớn vùng
Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canađa và Alaska. Ở bán cầu Nam, hạn rõ rệt trong những
năm từ 1974 đến 1998.
Ở miền Tây nước Mỹ, mặc dù lượng mưa có xu thế tăng lên trong nhiều thập kỷ
gần đây nhưng hạn nặng xảy ra từ năm 1999 đến cuối năm 2004. Đây chính là thực
trạng BĐKH tồn cầu rất nguy hiểm, đe dọa sự sống con người và sinh vật.


Hình 1.8. Tình trạng hạn hán gây ra ảnh hưởng tới mùa màng, vật nuôi


8
/>Biến đổi về lượng mưa:
Một nguyên nhân trái ngược hoàn tồn với hạn hán đó chính là lượng mưa tăng
giảm một cách thất thường. Thay vì mưa theo quy luật vào một số mùa trong năm thì
hiện nay trên thế giới thường xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa. Trong thời kỳ
1901-2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các
tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5%
cho cả thời kỳ 1901-2005.
Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc
Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30 0N thời kỳ
1901-2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990. Tần số mưa lớn tăng
lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm.
1.3.2. Biến đổi khí hậu trong tầng đối lưu của khí quyển
Biến đổi nhiệt độ:
Trong thời kỳ 1958-2005 nhiệt độ trong lớp đối lưu có xu thế tăng lên, phù hợp với
xu thế nhiệt độ mặt đất. Tốc độ tăng nhiệt độ trong lớp đối lưu dưới là khoảng
0,16-0,18 0C mỗi thập kỷ, tính từ năm 1979. Ngược lại, xu thế nhiệt độ của lớp bình lưu
dưới là giảm với tốc độ 0,3-0,60C mỗi thập kỷ.
Biến đổi gió:
Từ thập kỷ 1960 đến giữa thập kỷ 1990, gió Tây vĩ độ trung bình có xu thế tăng lên
trong cả hai mùa trên cả hai bán cầu Bắc và Nam. Đồng thời, ranh giới phía Bắc (bán
cầu Bắc) và ranh giới phía Nam (bán cầu Nam) của dịng xiết gió Tây có sự di chuyển
về phía cực. Quỹ đạo của xốy thuận ơn đới trên Đại Tây Dương của bán cầu Bắc cũng
dịch chuyển về phía Bắc Cực.

1.4. Một số tác động của biến đổi khí hậu đến phạm vi tồn cầu
1.4.1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên và sinh thái
Tác động đến hệ vật lý
Do tác động của biến đổi về nhiệt độ toàn cầu đã gây nên biến đổi sau đây đến hệ
vật lý từ năm 1970 đến nay:
▪ Gia tăng và mở rộng các hồ băng.
▪ Gia tăng phần đất nện trên các khu vực băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi.
▪ Gia tăng dòng chảy và dịng chảy sớm đạt đỉnh trên các dịng sơng băng vào mùa
xn.
▪ Các sơng, hồ nóng lên và do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước.
Tác động đến hệ sinh thái
Do tác động của biến đổi khí hậu hệ sinh thái có những biến đổi sau đây:
▪ Sự biến đổi về khí hậu của các mùa trong năm.
▪ Gia tăng các quần cư động vật trôi nổi trên các biển vĩ độ cao và các hồ trên cao
▪ Các loài cá di trú sớm hơn trên các sơng. Với mức tăng nhiệt độ 1,5-2,5 0C kiến
có những biến đổi phổ biến về cấu trúc và chức năng của các loài di trú sinh thái
trong các đới địa lý cùng với những hậu quả tiêu cực khác.
Một số tác động khác
Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên dẫn đến độ a xít hóa của đại dương tăng lên.
Độ pH trung bình của nước biển gần mặt giảm đi 0,1 đơn vị kể từ thời kỳ tiền công
nghiệp.
Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nông - lâm nghiệp ở các vĩ độ cao
và các vấn đề chăm sóc y tế ở Châu Âu.


9
Nước biển dâng tác động đến vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn và gây ra ngập
lụt bờ biển trên một số khu vực.
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực
Tác động đối với Châu Phi

Có đến khoảng 75-250 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm
2020. Thu hẹp khu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp, rút ngắn độ dài mùa sinh
trưởng, giảm năng suất cây trồng, đặc biệt ở các khu vực bán khô hạn, khô hạn... đe dọa
an ninh lương thực và dinh dưỡng. Các hệ sinh thái phải trải qua những thay đổi về
giống loài hoặc dịch chuyển khu vực thích nghi.
Tác động đối với Châu Á
Nguồn nước ngọt ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt ở các châu
thổ lớn, giảm đi trong mùa khô. Cùng với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu sinh hoạt,
điều đó tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050.
Có sự gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở Nam Á,
Đông Á, Đông Nam Á. Năng suất lương thực giảm 30% ở Trung Á, Nam Á, vào giữa
thế kỷ 21.
Tác động đối với Châu Âu
Mở rộng sự phân hóa về tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất. Dự tính đến
năm 2070, tiềm năng thủy điện của toàn châu Âu giảm khoảng 6% trong đó Bắc Âu,
Đơng Âu tăng 15-30% và Địa Trung Hải giảm 20-50%. Vùng núi đối mặt với nạn tuyết
lở. Lượng tuyết giảm nhiều đi đáng kể.
Tác động đối với Châu Mỹ La Tinh
Các sản phẩm trồng trọt và chăn ni quan trọng đã giảm trong khi năng suất mía
ơn đới tăng, tổng hợp là, số dân có nguy cơ đói kém tăng.
Lượng mưa dao động thất thường, các khối băng nhỏ tan đi, tác động tiêu cực đến
nguồn nước dân dụng, nông nghiệp và sản xuất điện.
Vào giữa thế kỷ, BĐKH dẫn tới việc thay thế rừng nhiệt đới bằng Savana ở miền
Đông Amazon. Thực vật bán khô hạn được thay thế bằng thực vật khô hạn.
Tác động đối với Cực đới
Băng tan ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái và cộng đồng cư dân Bắc Cực. Vào cuối
thế kỷ, nhiệt độ tăng lên 4 0C, 10-50% đất lãnh nguyên Bắc cực trở thành rừng và khoảng
15-25% sa mạc cực đới trở thành đất lãnh nguyên.
Tác động đối với các đảo nhỏ
Nước biển dâng làm gia tăng ngập lụt, xâm thực bờ biển... uy hiếp cơ sở hạ tầng

thiết yếu, tiện nghi sinh hoạt và nơi cư trú của dân. Vào giữa thế kỷ, với mức nóng lên
1-3 0C, nguồn nước trên các đảo nhỏ ở Caribe và Thái Bình Dương khơng đáp ứng được
nhu cầu trong mùa ít mưa.
1.4.3. Tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực
Tác động đến sản xuất lương thực
Năng suất một số cây lương thực dự kiến tăng nhẹ trên các vĩ độ cao, vĩ độ trung
bình với nhiệt độ tăng 1-3 0C.
Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ tăng
1-2 0C, năng suất lương thực dự kiến giảm đi.
Tác động đến đới bờ biển
Đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở. Hiệu ứng này được
khuếch trương khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác.
Hàng năm, nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là những vùng
thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ.
Tác động đến công nghiệp và cư dân


10
Nhiều khu công nghiệp, khu cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy
cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH.
Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai, có thể gặp nhiều rủi
ro và tổn thất nghiêm trọng.
Tác động đến sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng. WHO
ước tính tới năm 2030 BĐKH có thể gây tử vong cho 38000 người cao tuổi do nhiệt,
48114 ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ em và them 336 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét.
Nắng nóng khắc nghiệt có thể tăng tỷ lệ tử vong, tăng số lượng người nhập viện vì mắc
các chứng bệnh như hô hấp, tim mạch, tiết niệu, đái tháo đường,…
Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ơn đới, chẳng hạn
giảm bớt tử vong do lạnh, giảm sốc nhiệt, song phổ biến vẫn là ảnh hưởng tiêu cực, do

nhiệt độ tăng lên.
Tác động đến nguồn nước
Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng
khu vực cũng như từng lưu vực. Trên qui mơ tồn cầu, biến đổi khí hậu khuếch đại nguy
cơ thiếu nước. Trên qui mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm
lớp tuyết phủ.
Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm
10-40% vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng
đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10-30% ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung
bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng. Diện tích các
vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp, cung cấp
nước, sản xuất điện và sức khỏe.
Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số
khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm. Nguy cơ lụt
lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất
lượng nước. Có đến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào năm 2080.
Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn hán
sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững.
1.5. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình biến đổi khi hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây
Theo các thống kê từ các nghiên cứu độc lập của nhiều nhà khoa học khắp nơi trên
hế giới trong nhiều năm qua thì tình hình biến đổi khí hậu ngày càng chuyển biến phức
tạp và ở Việt Nam cũng phải gánh chịu sự biến đổi, ảnh hưởng mà BĐKH đã gây ra.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đơng Nam châu Á, chịu ảnh hưởng
của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam với hơn 3000km bờ biển
và mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông Hồng,
sông Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung. Hoạt động sản xuất
chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn,
vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống
ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và nguồn nước. Việt Nam

là một trong các nước chịu nhiều tác động của thiên tai, hàng năm phải đối mặt với sự
hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc Thái Bình Dương và biển
Đông, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp. Các vùng đất thấp ven
biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do
nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp
chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước.


11
Bảng 1.9. Thông báo Quốc gia về BĐKH ở Việt Nam (so với năm 1990)
Nhiệt độ tăng thêm |
Mực nước biển tăng thêm
Năm
0
( C)
(cm)
2010
0,3-0,5
9
2050

1,1-1,8

33

2100

1,5-2,5

45


Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay phức tạp hơn so với các thập niên
trước. Việt Nam có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là các vùng thấp nên thường xuyên chịu các tác động của úng
ngập. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ chịu nhiều tác động của bão và áp thấp
nhiệt đới, lũ lụt và xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khơ. Theo dự tính, trong
tương lai, dưới tác động của nước biển dâng thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là
khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngoài các nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu tồn cầu thì biến đổi khí hậu ở
Việt Nam còn do các nguyên nhân sau gây nên:
➢ Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu; kỹ thuật chăn ni cịn hạn chế, các chất thải từ
vật ni vẫn bị thải trực tiếp ra môi trường; nạn chặt phá rừng bừa bãi khiến
CO2 không được hấp thụ; hiệu ứng nhà kính; đốt rơm rạ sau vụ mùa; các chất
thải từ nhà máy, xí nghiệp; lượng khói thải từ phương tiện giao thông, sản xuất
nông nghiệp rất nhiều. Cuối cùng là do ý thức kém của con người khiến việc
bảo vệ trái đất khó khăn hơn.
Các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ bao gồm tất cả các biểu hiện của
biến đổi khí hậu tồn cầu. Song, bên cạnh đó vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam còn
kèm theo một số biểu hiện cụ thể sau đây:
➢ Thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất ở nhiều địa điểm, vùng miền
trên tồn quốc. Mưa đá, lốc xốy, sấm sét, bão lũ xảy ra thường xuyên ở nhiều
nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, gây thiệt hại về người và của.
➢ Nước bị nhiễm mặn, nhiều vùng bị xâm lấn. Hạn hán kéo dài. Mức nhiệt độ nền
ngày càng tăng khiến ngày lạnh bị rút ngắn, ngày nóng kéo dài, mùa Hạ và mùa
Đơng khơng cịn được phân biệt rõ như trước đây.
Bảng1.10. Kịch bản BĐKH các vùng Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm
Tây
Đông
Đồng

Bắc
Nam
Tây
Nam
Bắc
Bắc
bằng
Trung Trung Nguyên
Bộ
Bắc Bộ
Bộ
Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100

3,49

4,38

3,71

3,88


2,77

2,39

2,80

Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008. Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu tồn cầu
1.5.1. Tác động, ảnh hưởng
Bảng1.11. Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu phân loại theo
vùng địa lý


Vùng
địa lý

Các tác động của biến
đổi khí hậu

Vùng
ven biển

hải đảo

▪ Mực nước biển dâng;
▪ Gia tăng bão và áp
thấp nhiệt đới;
▪ Gia tăng lũ lụt và sạt
lở đất (Trung Bộ)

12

Ngành chịu tác động của biến
đổi khí hậu

Đối tượng dễ bị tổn
thương

▪ Nông nghiệp và an ninh lương ▪ Nông dân và ngư dân
thực, thực phẩm
nghèo ven biển
▪ Thủy sản
▪ Người già, trẻ em,
▪ Giao thông vận tải
phụ nữ
▪ Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị/nông thôn
▪ Môi trường/tài nguyên nước/đa
dạng sinh học
▪ Y tế, sức khỏe cộng đồng/các
vấn đề xã hội khác
▪ Kinh doanh dịch vụ, thương
mại và du lịch

Vùng
▪ Mực nước biển dâng;
đồng bằng ▪ Gia tăng bão và áp
▪ thấp nhiệt đới;
▪ Lũ lụt và sạt lở đất
(Bắc Bộ)
▪ Xâm nhập mặn


▪ Nông nghiệp và an ninh lương
thực, thực phẩm
▪ Thủy sản
▪ Công nghiệp
▪ Giao thông vận tải
▪ Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị/nông thôn
▪ Môi trường/tài nguyên
▪ nước/đa dạng sinh học
▪ Y tế, sức khỏe cộng đồng
▪ các vấn đề xã hội khác
▪ Kinh doanh dịch vụ, thương
mại và du lịch

▪ Nông dân nghèo,
▪ Người già, phụ nữ,
trẻ em

Vùng núi
và trung
du

▪ Gia tăng lũ và sạt lở
đất
▪ Gia tăng hiện tượng
thời tiết cực đoan
▪ Nhiệt độ gia tăng và
hạn hán (Tây Nguyên
vùng núi Bắc Bộ và
Trung Bộ)


▪ An ninh lương thực
▪ Giao thông vận tải
▪ Môi trường/tài nguyên nước,
đa dạng sinh học
▪ Y tế, sức khỏe cộng đồng, các
vấn đề xã hội khác

▪ Dân cư miền núi,
nhất là dân tộc thiểu
số
▪ Người già, phụ nữ,
trẻ em

Vùng
đô thị

▪ Mực nước biển dâng
▪ Gia tăng bão và áp
thấp nhiệt đới
▪ Gia tăng lũ lụt và
ngập úng
▪ Nhiệt độ tăng

▪ Công nghiệp
▪ Giao thông vận tải
▪ Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị
▪ Môi trường/tài nguyên nước
▪ Y tế, sức khỏe cộng đồng/các

vấn đề xã hội khác
▪ Kinh doanh dịch vụ, thương
mại và du lịch
▪ Năng lượng

▪ Người nghèo: Thu
nhập nhấp, công
nhân
▪ Người già, phụ nữ,
trẻ em
▪ Người lao động
▪ Người nhập cư


13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Một số hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiện tượng thời tiết cực đoan là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên gây ra các
tác hại về tính mạng con người và của cải vật chất như: sạt lở
đất, bão, lũ lụt, lốc xốy,… “ Theo báo cáo của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
Đắk Lắk, năm 2013, do bão lụt, lốc xốy và hạn hán, tồn tỉnh đã có 15 người chết,
2529 ngơi nhà bị sập và ngập nước, hàng nghìn ha hoa màu bị ngập cùng nhiều cơng
trình hạ tầng bị hư hỏng. Uớc tính thiệt hại hơn 1500 tỷ đồng, tăng hơn năm 2012 là
1187 tỷ đồng. Tính từ 1996 đến nay, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai của tỉnh hơn 13
nghìn tỷ đồng”. Trong những gần gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các hiện tượng
trên diễn ra khá phức tạp cả về tần suất xuất hiện, quy mô phân bố, diễn biến và thiệt
hại do chúng gây ra cho đời sống cư dân địa phương.
Bão: mặc dù nằm sâu trong nội địa nhưng do tỉnh Đắk Lắk có địa hình thấp, tương

đối bằng phẳng nên hoàn lưu của bão và áp thấp vẫn tác động đến nơi này. Khi có bão
tác động đến khu vực Nam Trung Bộ, thậm chí Bắc Trung Bộ, thì tỉnh bị ảnh hưởng
gián tiếp từ hoàn lưu của bão, gây mưa và mưa với lượng mưa rất lớn, lượng mưa mở
rộng đều khắp trong tỉnh.
Mưa đá: Mưa đá là hiện tượng ngưng kết hơi nước ở dạng tinh thể, và thường xảy
ra trong các cơn dông. Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là một trong những
vùng có tuần suất xuất hiện mưa đá cao nhất ở nước ta. Mưa đá ở đây thường xuất hiện
thường xuất hiện vào thời kỳ chuyển mùa giữa mùa khô sang mùa mưa nhất là tháng 4
và tháng 5. Những vùng hay có mưa đá xuất hiện lại là những vùng canh tác các loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, cây ăn quả, rau màu,…và các khu sản xuất
nông nghiệp cũng gặp nhiều bất lợi do mưa đá xảy ra. Ví dụ như ở huyện Krông Bông,
tỉnh Đắk Lắk rất bất ổn định (nhất là tần số và cường độ). Đặc biệt trong những năm
gần đây, do sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố khí hậu, nhất là nhiệt độ làm tần
suất và cường độ mưa đá xảy ra trên địa bàn huyện ngày càng tăng.
Hạn hán: Tình trạng nắng nóng kéo dài dẫn đến hán hán tại tỉnh Đắk Lắk trong
những năm gần đây đã gây ra khơng ít khó khăn cho người dân địa phương phải
“gồng mình” đối phó với nó. Hạn hán xảy ra hằng năm trên diện rộng và gây thiệt hại,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của người dân nơi đây.
Tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài cũng khiến hơn 1.260 hộ dân ở các
huyện Ea Súp, Krông Bông, Ea Kar, Ea H’leo, Cư M’gar và Lắk… cũng bị thiếu nước
sinh hoạt nghiêm trọng. Do nắng nóng gay gắt kéo dài từ đầu mùa khô đến nay nên so
với trung bình cùng kỳ nhiều năm, mực nước sông, suối, nước ngầm duy trì mức thấp
hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm.
Bảng 2.1. Cảnh báo nóng trên khu vực tỉnh Đắk Lắk


14

Khu vực ảnh
hưởng

TP. Buôn
Ma Thuột
Huyện
Krông Pắc
Huyện Buôn
Đôn
Huyện Ea
Súp
Huyện Ea
H’leo
Huyện Lắk
Huyện Cư
M’Gar
TX. Buôn Hồ
Huyện
Krông Ana
Huyện Cư
Kuin

Nhiệt độ
cao nhất
(0C)

Độ ẩm
tương đối
thấp nhất
(%)

Ngày xuất
hiện


Ngày kết
thúc

Thời gian
nắng nóng
trong ngày

35-37

40-50

12-04

15-4

12h-16h

35-37

45-55

12-04

15-4

12h30-16h

37-39


35-45

12-04

15-4

11h-17h

37-39

35-45

12-04

15-4

11h-17h

35-37

45-55

12-04

14-4

12h30-16h

35-37


40-50

12-04

15-4

12h-16h

35-37

40-50

12-04

15-4

11h30-16h30

35-37

45-55

12-04

15-4

12h30-16h

35-37


40-50

12-04

15-4

12h-16h

35-37

40-50

12-04

15-4

12h-16h

2.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
Nhiệt độ tăng ít nhất, lượng mưa tăng ít nhất cả nước, mực nước biển dâng hồn
tồn khơng ảnh hưởng đến Đắk Lắk. Nhiệt độ trung bình năm tăng lên khoảng 0,3 0C
vào năm 2020; 0,8 0C vào năm 2050 và dự tính sẽ lên đến 1,6 0C vào năm 2100. Nhiệt
độ cao nhất có thể tăng nhiều hơn so với nhiệt độ trung bình, trên các vùng núi thấp có
thể đến 43,6 0C vào năm 2020; 43,6-44,0 0C vào năm 2050 và 44,5-45,0 0C vào năm
2100.
Lượng mưa mùa thu tăng lên 2,5% vào năm 2020; 6,5% vào năm 2050 và 12,4%
vào năm 2100. Lượng mưa mùa đông và mùa xuân giảm đi 3-4% vào năm 2020;
7-9% vào năm 2050; 15-18% vào năm 2100. Mùa khô ngày càng khốc liệt hơn, hạn hán
gia tăng với mức độ đáng kể.
Lượng bốc hơi tăng lên và độ ẩm tương đối giảm đi song ở mức thấp hơn mức tăng

giảm của lượng mưa. Dòng chảy năm trên các sông giảm đi. Lũ lụt, lũ quét vẫn là mối
đe dọa thường xuyên trong mùa mưa. Nguồn nước mùa khô ngày càng khan hiếm. Hoạt
động của các cơ sở thủy điện càng ngày càng gặp những khó khăn. Sản xuất cây cơng
nghiệp gia tăng kinh phí tưới và các kinh phí khác, giá thành sản phẩm ngày một cao
hơn.
Rừng á nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đáng kể, giảm đi về chất lượng
do sự dịch chuyển vành đai á nhiệt đới về phía cao hơn. Các cây nhiệt đới điển hình,
nhất là các cây công nghiệp có khả năng phát triển trên cả những nơi hiện có điều kiện
nhiệt ít nhiều thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Diện tích và chất lượng rừng nhiệt đới và
cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng, khai phá rừng
ngày một trở nên hiện hữu. Điều kiện phát sinh, phát triển nhiều loại vi khuẩn, dịch
bệnh cho cây trồng, vật nuôi và cả cư dân các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên.
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng
2.2.1. Ảnh hưởng đến tính thời vụ


15
Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch
vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất,
đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do
khơ hạn. Ta có thể thấy rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tính ổn định của thời vụ
rất rõ. Lấy ví dụ về Thời vụ gieo trồng chính trong năm ở huyện Krơng Bơng là vụ
Đông Xuân và vụ mùa.
Sự thay đổi thời vụ gieo trồng thể hiện ở thời gian khác nhau qua các năm và giữa
các xã trong địa bàn huyện trong năm. Nguyên nhân là do diễn biến thất thường của
thờitiết và sự phân hóa về mặt tự nhiên giữa các khu vực. Do vậy tùy vào điều kiện
riêng mà mỗi xã có lịch bố trí thời vụ nhằm tránh dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, ngập úng
để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Vì vậy các xã có lịch thời vụ khác nhau để đảm bảo phù
hợp giữa điều kiện tự nhiên và tình hình sản suất.
Do ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán kéo dài làm mất diện tích đất canh tác từ

đó giảm sản lượng lương thực sản xuất được, làm hạn chế nguồn vốn sinh kế cho người
dân, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số.
2.2.2. Giảm đa dạng sinh học
Việc diện tích rừng ở Đắk Lắk bị thu hẹp mạnh, tài nguyên lâm sản mất nhiều, tính
đa dạng sinh học suy giảm đáng kể đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường,
hệ sinh thái và con người nơi đây.
Trước đây, hầu hết các địa bàn trong tỉnh có nhiều cánh rừng nguyên sinh, những
khu rừng rậm rất phong phú và giàu các loài tài nguyên động thực vật. Do tình trạng
khai thác quá mức, cộng với các địa bàn có làn sóng di cư từ nơi khác đến như: Ea
H’leo, Ea Kar, Krông Bông, Ea Súp,… đã làm mức độ phá rừng tăng lên cao do việc
phá nương rẫy, trồng cao su, cà phê,..dẫn đến diện tích rừng thu hẹp, tài ngun rừng bị
thu hẹp, mất dần mơi trường sống tính đa dạng sinh học suy giảm nhanh.
VD: Cây thủy tùng là loài thực vật nguyên thủy được ghi vào sách đỏ thế giới chỉ
có rất ít tại xã Ea Hồ, Krông Bông. Do sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình
thủy lợi, nên thủy tùng đã biến mất khỏi xã Ea Hồ.

Hình 2.2. Một cây thủy tùng hiếm hoi cịn sót lại ở Đắk Lắk
Một số lồi dược liệu quý hiếm như vàng đắng, mã tiền, ngũ gia bì chân chim, bị
khai thác quá mức nên khó có cơ hội tái sinh ở các khu rừng. Các loài động vật quý
hiếm trước đây từng xuất hiện với số lượng lớn như voi, bị tót, bị rừng, hươu, nai, cùng
với các lồi chim q như chim trĩ sao, cơng, gà lôi,.. đã giảm số lượng đến mức cạn
kiệt.
Tác động nhiều mặt của con người đã dẫn đến việc nhiều loại động vật mất dần số
lượng và nguồn gen, trong đó những lồi q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Với tình
trạng rừng bị suy thối, mơi trường sinh thái tiếp tục biến đổi đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự đa dạng sinh học ở Đắk Lắk. Đây chính là những yếu tố đang tác động


16
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế bền vững và cuộc sống con người đang sinh sống

trên vùng cao nguyên này.
2.2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Biến đổi khí hậu dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI)
Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người nghèo khơng
có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh hưởng.
Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố gắng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể
Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày, gây nhiều khó
khăn cho con người, nhất là người già và trẻ nhỏ, số người bệnh và người chết ngày
càng tăng, nhiều bệnh mới xuất hiện,.. gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với
người nhiều tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh,…
BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyền
nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Có sự phát sinh,
phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng là AH5N1 và AH1N1, sốt rét quay trở
lại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành trên nhiều địa
phương. Gia tăng vừa là điều kiện thuận lợi cho phát sinh, phát triểnvà lan truyền các
vật chủ mang bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề kháng của cơ thể con người.
2.2.4. Ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế
Sự biến đổi thất thường của biến đổi khí hậu từ việc hạn hán khốc liệt giữa mùa
mưa, có khi mưa lại kéo dài đến mùa khô đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động
sản xuất nông nghiệp của người dân.
Mưa đã gây thiệt hại trên diện rộng đối với các loại cây trồng như: cà phê, bơ, sầu
riêng, điều, hồ tiêu,…và các loại cây trồng ngắn ngày khác cũng bị ảnh hưởng. Biểu
hiện rõ nhất là có hàng nghìn ha hồ tiêu bị chết ở các huyện phía Nam của tỉnh Đắk
Lắk. Mưa quá nhiều và kéo dài quá lâu khiến người dân bị thiệt hại quá lớn, có khi lên
đến cả tỷ đồng. BĐKH đã và đang phá hủy các nguồn thu nhập chính của người dân nơi
đây, khiến họ lâm vào cảnh khốn khó, phải “gồng mình” để chống chọi với các thiên
tai.



17
CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG QUAN TRỌNG VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẮK LẮK
3.1. Các nguồn sinh kế cộng đồng quan trọng
Qua dữ liệu từ các buổi tham vấn cộng đồng và khảo sát thực địa cho thấy các
nguồn sinh kế chủ yếu của cộng đồng tại Đắk Lắk là sản xuất nơng nghiệp, trong đó
trồng cây cơng nghiệp dài ngày là chính.
Bảng3.1. Tổng hợp các nguồn sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Nguồn sinh kế
Đơn vị tính (người)
Trung bình
Trồng trọt

%

75,8

Chăn ni

%

0

Lâm nghiệp

%


4,8

Dịch vụ thương mại

%

9,7

Khác

%

9,7

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Qua bảng cho thấy nguồn sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk chủ
yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 75,8%. Tỷ lệ các hộ gia đình có điều kiện kinh tế
khá giả, giàu có khơng có, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế trung bình chiếm 69,3%,
còn các hộ ngèo và cận ngèo chiếm tỷ lệ cao 30,7%. Qua tiếp cận với các cộng đồng có
một số nguồn lực hạn chế như sau: tiếp cận thông tin khoa học kém, phương pháp cánh
tác, diệt sâu bọ, đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện cánh tác,..
Bảng 3.2. Tổng hợp mức độ kinh tế hộ gia đình cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Loại hộ
Giàu
Trung bình
Nghèo
Cận nghèo
Tỷ lệ

0


69,3

12,8

17,9

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại tỉnh Đắk Lắk, 2013)
3.2. Tác động hiện tượng khí hậu đến nguồn sinh kế cộng đồng
Biến đổi khí hậu tác động đến sức khoẻ con người và các dịch vụ y tế, ảnh hưởng
đến việc cung cấp thực phẩm dinh dưỡng, nguồn nước ngọt cho dân sinh, gây tổn thất
đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái, gây suy kiệt tài nguyên đất đai và thu
hẹp diện tích cư trú và sản xuất, làm gia tăng hiện tượng di dân.
Qua tham vấn cộng đồng kết hợp với bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp cộng đồng và
các các bộ địa phương, già làng về mức độ và tác động của cáchiện tượng thời tiết đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng được thể hiện trong bảng sau:
Kết quả từ việc tham vấn cộng đồng cho thấy, 100% cộng đồng xác định hạn hán
gia tăng tại khu vực trong vòng 10 năm qua. Sự gia tăng nhiệt độ thúc đẩy quá trình
quang hợp tạo ra nhiều CO2 làm cho các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao
su,… vẫn phát triển tốt và duy trì sản xuất nhưng cần có nhưng giải pháp phù hợp để
thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi thất thường và xu hướng kéo dài. Nhiệt độ tăng
làm thay đổi các quy luật thời tiết do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng sản phẩm cây trồng. Những đợt hạn hán làm cho các sông, suối, mạch nước ngầm
suy giảm mực nước dẫn đến không đủ nguồn nướctưới cho cây trồng. Mạng lưới khuyến
nơng có tồn tại nhưng hoạt động hạn chế, hệ thống thủy lợi cịn rất thiếu so với sản xuất
nơng nghiệp tại địa phương.


18
Bảng 3.3 Tổng hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk

Các hiện tượng khí hậu cực đoan trong thời gian 5-10 năm
Mức độ tác động
Đối tượng
Đơn vị tính
Tăng Ổn định Giảm
(Người tham gia)
Hạn hán
100
0
0
%
Mưa lũ

50

16,6

33,3

%

Nhiệt độ tăng
Xói lở, trượt
đất
Lốc xốy

96,9

3,1


0

%

93,7

6,3

0

%

50

25

25

%

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Mưa lũ xuất hiện nhiều làm gia tăng mức độ rủi ro trong sản xuất vì hầu hết sản
xuất ở đây phụ thuộc vào nước mưa, nước ngầm nên tình trạng thiếu nước phổ biến.
Cây cà phê cần nước để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và tạo quả nhưng vào các tháng
4-7 nhưng lượng mưa có xu hướng phân bố không đều và vào tháng 4 và tháng 7 thì
thấp làm cho cây thiếu nước, quả khô và rụng, nhân nhỏ dẫn đến thiết hại về năng suất
và chất lượng. Những thay đổi trong mùa màng, năng suất giảm trong khi đó địi hỏi
chi phí đầu vào cho tưới tiêu nhiều làm cho thu nhập lại giảm.
Biến đổi khí hậu làm cho năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi bị
giảm, sức đề kháng của vật nuối kém, đồng thời môi trường thuân lợi cho dịch bệnh

phát triển gây ra nhiều bệnh trên con người, gia súc, gia cầm. rừng mất dần có nguy cơ
tiệt chủng của động thực vật, mất đi nguồn gen quý đồng thời đất bị rửa trơi, khơ cằn.
3.3. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
Hiện nay, Tỉnh Đắk Lắk chưa có bộ phận phụ trách việc giảm nhẹ rủi ro hay thích
ứng với biến đổi khí hậu từ ủy ban nhân dân tỉnh đến địa phương, các hoạt động chủ
yếu dựa vào ủy ban nhân dân tại địa phương, các phịng ban khơng chun.
Trước đây, tỷ lệ con em khơng đi học chiếm tỷ lệ cao nhưng hiện nay tỷ lệ học
sinh đến trường khá cao, nhận thức của người dân cũng dần phát triển hơn. Trong các
buổi tham vấn vẫn có những thành viên cộng đồng khơng biết chữ, khơng nói được
ngơn ngữ phổ thơng chiếm 2,9%, trong đó 80,6% sống dựa vào nghề nơng.
Bảng3.4. Trình độ học vấn cộng đồng
Trình độ học vấn (%)
Đi học
Không đi học
97,1
2,9
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Tại tỉnh Đắk Lắk được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc phòng chống thiên tai,
nhưng tại các xã, thơn chưa có kinh phí phục vụ cho cơng tác biến đổi khí hậu, thay đổi
điều kiện mơi trường và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chưa có cán bộ chun mơn
phụ trách do đó việc truyền đạt thơng tin, triển khai cơng tác khi rủi ro khí hậu xảy ra
gặp nhiều khó khăn. Việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng hồn tồn tự phát từ
cộng đồng tại chỗ nhưng diễn ra chậm, 100% chưa được tham gia tập huấn hay các buổi
hội thảo về biến đổi khí hậu hay các hiện tượng thời tiết cực đoan.


19
Bảng 3.5. Nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu
Nhận thức của Số người trả lời Tỷ lệ (%)
Nguồn thông tin

người dân
Không biết
6
17,14
Biết
29
82,86
Tivi, báo đài, phường xã,..
(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại tỉnh Đắk Lắk, 2013)
Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu cịn hạn chế, trong đó
82,86% biết về biến đổi khí hậu qua các phương tiện thơng tin đại chúng và 17,14%
khơng biết gì về biến đổi khí hậu. Họ chưa nhận thức được rằng các hiện tượng khí hậu
cực đoan như hạn hán, mưa lũ, nhiệt độ tăng cao,…là các biểu hiện của BĐKH.
3.4. Đề xuất chiến lược cho người dân ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có sự huy
động tổng hợp các nguồn lực khác nhau. Các nguồn lực có thể từ mỗi cá nhân, từ các
hộ gia đình, các công đồng hoặc cả quốc gia bao gồm:
5 nguồn lực chính ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu:
▪ Tự nhiên: đất đai, nguồn nước, rừng xanh, đa dạng sinh học, ...
▪ Con người: nguồn lao động, tri thức, kỷ năng cộng đồng, ...
▪ Xã hội: thể chế, chính sách, tổ chức, đoàn thể, ...
▪ Vật chất: cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị, ...
▪ Tài chính: kinh phí, tài trợ, nguồn vốn, tín dụng
Qua các kết quả vấn, khảo sát thực địa thì cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
cần tập trung vào điều chỉnh các dự án hiện tại và các hoạt động, giải pháp mới để hỗ
trợ thích ứng khí hậu.
Chuyển đổi cơ cấu việc làm sang đi làm thuê, buôn trái cây, làm thủ công (đan rổ,
tre, …) Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân trong vùng, giảm việc khai thác
rừng, làm giảm tác động của mất mùa, hạn hán, lũ lụt, thay đổi nhiệt độ bất thường, hay
lượng mưa giảm.

Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, áp dụng các giải pháp quản lý rừng
dựa vào cộng đồng, quản lý hệ thống thủy lợi, thoát nước lũ, bảo tồn đa dạng sinh học.
Diện tích rừng đang bị thu hẹp do tình trạng khai thác trái phép; người dân không phản
ánh nhiều về vấn đề môi trường do chưa nhận thức được những tác hại trực tiếp của
môi trường bị phá hủy. Vấn đề môi trường và bảo vệ chưa đi vào nhận thức của người
dân mặc dù họ đang chịu ảnh hưởng của môi trường hằng ngày. Việc áp dụng khoa học
cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế vì khả năng tiếp cận mới công nghệ
mới của người dân còn rất hạn chế. Tuy nhiên, do có sự phá rừng và giảm số lượng cây
có sẵn để sản xuất than, bán gỗ quý, đông vật hoang dã,… lợi ích từ các hoạt động sinh
kế này rất cao nên đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái rừng.
Cần có các hoạt động hỗ trợ cho việc thích nghi hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu
như tăng cường năng lực cộng đồng, điều chỉnh sản xuất, lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng
và vật nuôi hợp lý, chuyển đổi nghề, di dời dân cư hợp lý,…
Tóm lại, các biện pháp để người dân ứng phó, sống chung với biến đổi khí hậu
thường mang tính tự phát hoặc chọn lọc theo tình thế nhằm giảm thiểu tác động và thích
nghi với tự nhiên.
Cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để có khả năng sử dụng các kỹ thuật
và công nghệ bản địa truyền thống, đồng thời được tiếp cận các công nghệ và kỹ thuật
mới từ cộng đồng quốc tế để phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.


×