Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BTL TÌM HIỂU VỀ BIOS ROM TRONG MÁY TÍNH IPM PC VÀ TƯƠNG THÍCH IPM – PC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.84 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

*****
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MƠN HỌC
KIẾN TRÚC MÁY TÍNH

Đề tài:

Tìm hiểu về BIOS - ROM trong máy tính
IPM - PC và tương thích IPM – PC

Nhóm thực hiện:

8

Lớp:

KTPM3-K9

Các thành viên: -Bùi Thị Phương Linh
-Nguyễn Duy Dương
-Phạm Thị Thủy
-Phạm Xuân Toàn
-Nguyễn Thị Thu Hương


MỤC LỤC
1.ĐỊNH NGHĨA.............................................................................................................................4
2.NHẬNDIỆNBIOS......................................................................................................................4
3. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIOS..........................................................................7


3.1 Đặc điểm của BIOS.............................................................................................................7
3.2 Vai trò của BIOS.................................................................................................................8
3.3 Chức năng của BIOS..........................................................................................................9
4.NỘI DUNG BIOS.....................................................................................................................11
5.HOẠT ĐỘNG............................................................................................................................14
5.1 Cơ chế vận hành...............................................................................................................14
5.2 Dụng cụ để nạp BIOS ROM...........................................................................................15
5.3Thực hiện nạp ROM:...............................................................................................................18
5.4 Tương thích IBM-PC.......................................................................................................18
III.CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO....................................................................................21

LỜI NÓI ĐẦU


Đây là bản báo cáo cho đề tài:” Tìm hiểu về BIOS – ROM trong máy tính IPM-PC và
tương thích IPM-PC”- mã đề 14 là trình bày những hiểu biết của em về đề tài trên
Bản báo cáo gồm 3 phần:
- Phần 1: Trình bày về nội dung của BIOS-ROM
1. Đưa ra định nghĩa về BIOS trong máy tính, cung cấp cho người đọc những kiến
thức về BIOS.
2. Trình bày về vai trị và những chức năng chính của BIOS.
3. Trình bày về hoạt động chính của BIOS. Trong phần này sẽ trình bày về hoạt
động của chu trình POST trong BIOS-ROM. Qua đó thấy được tầm quan trọng của
BIOS-ROM trong máy tính.
- Phần 2: Kết luận sau khi tìm hiểu về đề tài này
- Phần 3: Danh mục các tài liệu đã tham khảo trong quá trình tìm hiểu về đề tài trên.
Trong q trình nghiên cứu, khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự thơng
cảm và những đóng góp bổ sung của các thầy cơ giáo và của các bạn học sinh,sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!



1.ĐỊNH NGHĨA
BIOS ROM là bộ nhớ ROM, lưu trữ các chương trình điều khiển vào/ra cơ bản của hệ
thống máy tính.Trong khoa học máy tính, BIOS là cụm từ viết tắt của Basic Input/Output
System, nghĩa là hệ thống nhập/xuất cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính cá nhân, trên
bo mạch chính. BIOS được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi
động. Chức năng chính của BIOS là chuẩn bị cho máy tính để các chương trình phần mềm
được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD) có thể
được nạp, thực thi và điều khiển máy tính. Q trình này gọi là khởi động.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong hệ điều hành CP/M, là phần CP/M được tải lên
trong suốt quá trình khởi động, tương tác trực tiếp với phần cứng (các máy CP/M thường
có duy nhất một trình khởi động trong ROM). Các phiên bản nổi tiếng của DOS có một tập
tin gọi là "IBMBIO.COM" hay "IO.SYS" có chức năng giống như BIOS CP/M.
Tuy nhiên, thuật ngữ BIOS ngày nay chỉ một chương trình phần mềm khác được chứa
trong các chip có sẵn trên bản mạch chính như PROM, EPROM và nó nắm giữ các chức
năng chuẩn bị cho máy đồng thời tìm ra ổ nhớ cũng như liên lạc và giao sự điều hành máy
lại cho hệ điều hành.
2.NHẬNDIỆNBIOS
Hình dáng thơng thường

:
Hình chữ nhật có vạt 1 góc gồm 32 chân gắn trong sóc két or dính vào mainbroard.

4


Loại đời mới: dạng flash; chip dán 8 chân.

Hoặc chip gán 8 chân ghim bình thường:


5


-Hiện nay có 2 loại ROM được sử dụng trên các máy laptop
+ROM 40 chân thường sử dụng trên các máy đời trung đời cũ.

+ROM 8 chân thường sử dụng trên các máy tính đời mới.

ROM BIOS thường đứng cạnh SIO hoặc các chipset nam, ROM 8 chân thường có các số
là 25L...,25X...

Có 2 loại BIOS :
- BIOS dạng text. Người dùng sẽ di chuyển phím hướng để đưa vệt sáng đi tới các lựa
chọn. Nhấn Enter để quyết định, Esc để thoát (gõ Y khi muốn lưu thay đổi, N là không
lưu).
- BIOS Win. Đây là loại BIOS mới được phát triển. Thay vì màn hình dạng text thơng
thường, các thơng số hiện ra trên màn hình màu với nhiều cửa sổ. Người dùng có thể di
chuột hoặc phím hướng để chọn lựa.

3. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIOS
6


3.1 Đặc điểm của BIOS
BIOS viết tắt của Basic Input/Output System, tạm dịch là hệ thống nhập/xuất cơ bản.
BIOS giữ nhiều vai trò khác nhau nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành. Khi
bạn mở máy tính lên, bộ vi xử lí sẽ thực hiện chỉ thị đầu tiên của nó cho nên nó phải tìm
chỉ thị. Nó khơng thể lấy chỉ thị từ hệ điều hành vì hệ điều hành nằm trên ổ đĩa cứng, và bộ
vi xử lí khơng thể đến đó mà khơng có hướng dẫn.
BIOS cung cấp những hướng dẫn này. Một trong những nhiệm vụ mà BIOS phải thi

hành:
+ Tự kiểm tra các thiết bị phần cứng của thệ thống khi nguồn bật (power-on self-test –
POST) để chắc chắn rằng mọi thứ đều làm việc bình thường.
+ Kích hoạt các chip BIOS khác trên những card được gắn vào máy tính của bạn. Những
card như card SCSI và card đồ họa thường có BIOS của riêng chúng.
+ Cung cấp một tập các đường kết nối để hệ điều hành giao tiếp với các thiết bị phần cứng
– chính nhờ những đường kết nối này mà BIOS được gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản.
Đặc biệt khi khởi động máy, các đường kết nối này quản lí bàn phím, màn hình, các cổng
tiếp nối và các cổng song song.
+ Quản lí một loạt các thiết lập cấu hình cho ổ cứng, tốc độ xung, v..v.
BIOS là một phần mềm đặc biệt, nó giao tiếp các thiết bị phần cứng chính yếu trong máy
tính của bạn với hệ điều hành. BIOS thường được chứa trong chip bộ nhớ flash trên bo
mạch chủ, nhưng đôi khi chip lại là một loại ROM khác.

3.2 Vai trò của BIOS
Khi bạn mở máy, BIOS thực hiện một số việc. Sau đây là trình tự thơng thường:
7


1.Kiểm tra giao diện CMOS để xem các thiết lập của người dùng
2.Nạp bộ điều khiển ngắt và trình điều khiển của thiết bị
3.Khởi nạp bộ điều khiển ngắt và trình điều khiển của thiết bị
4.Kiểm tra các thiết bị phần cứng khi nguồn bật
5.Thể hiện các thiết lập cấu hình của hệ thống
6.Xem xét đâu là thiết bị có thể khởi động được
7.Nhập các quá trình khởi động mồi
Việc đầu tiên mà BIOS làm là kiểm tra thông tin được trong một lượng rất nhỏ RAM (64
byte) được đặt trên chip CMOS (một loại vi mạch tích hợp). Giao diện CMOS cung cấp
thông tin chi tiết về hệ thống và có thể được chỉnh sửa khi hệ thống thay đổi. BIOS sử
dụng những thông tin này để chỉnh sửa hoặc bổ sung những lập trình ban đầu khi cần.

Bộ điều khiển ngắt là một mảng phần mềm nhỏ hoạt động như thông dịch viên giữa các bộ
phận phần cứng với hệ điều hành. Ví dụ, bạn nhấn một nút trên bàn phím, tín hiệu được
gửi tới bộ điều khiển ngắt của bàn phím để nói cho CPU biết tín hiệu đó là gì và chuyển nó
tới hệ điều hành. Trình điều khiển thiết bị là những mảng phần mềm dùng để xác định các
thiết bị phần cứng cơ sở như bàn phím, chuột, ổ cứng, ổ mềm. Vì BIOS liên tục chắn tín
hiệu đến và đi từ phần cứng nên nó được thường xuyên copy vào RAM để chạy nhanh
hơn.

3.3 Chức năng của BIOS
ROM (Read Only Memory) - IC nhớ chỉ đọc
BIOS ( Basic In Out System) – Chương trình vào ra cơ sở - BIOS là một chương trình
phần mềm được nhà sản xuất Mainboard nạp vào ROM trong q trình sản xuất .
Chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
8


-

Khởi động máy tính

-

Cung cấp bản CMOS SETUP Default

-

Cung cấp chương trình kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM

-


Quản lí trình điều khiển cho các thành phần trên Mainboard như Chipset, SIO,

Card Video Onboard, Bàn phhím.
Các chương trình phần mềm của BIOS giúp cho máy tính có thể hoạt động được trong
mơi trường khơng có hệ điều hành, ví dụ: Khi ta sử dụng máy tính trong màn hình thiết
lập CMOS SETUP.
Mục đích cơ bản của BIOS trong máy tính hiện đại là để khởi tạo và kiểm tra các thành
phần phần cứng của hệ thống, và để tải một bộ nạp khởi động hoặc một hệ điều hành từ
một ổ đĩa chung. BIOS cung cấp thêm một lớp trừu tượng cho các phần cứng, tức là, một
cách phù hợp cho các chương trình ứng dụng và hệ điều hành để tương tác với bàn phím,
màn hình hiển thị, và các đầu vào / đầu ra (I / O) thiết bị
Phần mềm BIOS đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng chức năng quan trọng nhất
là nạp hệ điều hành. Khi bật máy tính và bộ vi xử lý cố gắng để thực hiện lệnh đầu tiên, nó
cần phải nhận được lệnh từ một nơi nào đó. Nó khơng thể nhận lệnh từ hệ điều hành bởi vì
hệ điều hành được đặt trên một ổ đĩa cứng, và bộ vi xử lý khơng thể bắt đầu mà khơng có
các câu lệnh chỉ dẫn cách thức thực hiện. BIOS sẽ cung cấp những câu lệnh này, địa chỉ
của lệnh đầu tiên là CS:IP = FFFF:0000. Đối với máy theo kiến trúc 8086, khi CPU bắt
đầu hoạt động nó lập tức cài đặt vào chế độ thực và tìm đến vị trí của 16 byte trên đỉnh của
mega byte của chế độ thực tại địa chỉ 0FFFF0h. chính tại đĩa chỉ này, một lệnh jump sẽ dẫ
tới nơi mà mã BIOS được bắt đầu thi hành. Một vài chức năng phổ biến khác mà BIOS
đảm nhiệm bao gồm:

- Kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính
( power -on self-test ) , được viết tắt là POST .Với tất cả các thành phần khác nhau của
phần cứng trong hệ thống để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt. Kích hoạt các
chip BIOS khác trên các board mạch điện tử khác nhau được cài đặt trong máy tính. Ví dụ,
SCSI và graphics cards thường có các chip BIOS riêng cung cấp một bộ các routine (tệp
tin thi hành) bậc thấp mà hệ điều hành sử dụng để ghép nối với các thiết bị khác của phần
9



cứng. Chính những routine này đã tặng cho BIOS tên của nó. Chúng quản lý bàn phím,
màn hình, các cổng nối tiếp và các cổng song song, đặc biệt khi máy tính đang khởi động
Quản lý các bộ cài đặt đối với các đĩa cứng, đồng hồ... BIOS là một phần mềm đặc biệt
ghép nối các thành phần chính của phần cứng máy tính với hệ điều hành. Nó thường được
lưu giữ trên một chip của Flash Memory trên board mẹ, nhưng một vài trường hợp chip lại
là một dạng khác của ROM (bộ nhớ chỉ đọc ra).
Khi chúng ta bật máy tính, BIOS thực hiện nhiều cơng việc theo trình tự thơng dụng
như sau:

- Kiểm tra CMOS Setup đối với các cài đặt tuỳ chỉnh: Nhập các trình xử lý ngắt và các
trình điều khiển thiết bị; khởi chạy các thanh ghi và quản lý nguồn điện;thực hiện chức
năng POST; hiển thị các cài đặt hệ thống; xác định thiết bị nào có thể khởi động được;
khởi động bootstrap sequence. Công việc đầu tiên mà BIOS thực hiện là kiểm tra thông tin
được lưu giữ trong một RAM nhỏ (64 byte) được đặt trên chip CMOS (complementary
metal oxide semiconductor). CMOS Setup cung cấp các thông tin chi tiết đặc biệt tới hệ
thống của bạn và có thể được thay đổi như các thay đổi hệ thống của bạn. BIOS sử dụng
thông tin này để sửa đổi hay bổ sung chương trình mặc định của nó theo nhu cầu.

- Các trình xử lý ngắt (Interrupt handlers): là các phần mềm nhỏ hoạt động với vai trò là
các bộ chuyển đổi giữa các thành phần của phần cứng với hệ điều hành. Ví dụ, khi bạn ấn
một phím trên bàn phím của bạn, tín hiệu được gửi đến trình xử lý ngắt bàn phím, thơng
báo cho CPU biết đó là cái gì và chuyển nó vào hệ điều hành. Device drivers (Các trình
điều khiển thiết bị) là các phần mềm khác xác định các thành phần cơ bản của phần cứng
như bàn phím, chuột , đĩa cứng, và đĩa mềm. Vì BIOS khơng ngừng ngăn chặn các tín hiệu
và từ phần cứng, nó thường được sao chép, hay shadowed vào RAM để chạy nhanh hơn.

4.NỘI DUNG BIOS

10



Phần này sẽ giới thiệu thiết lập cơ bản liên quan đến ngày, giờ trên máy tính, khai
báo các loại ổ, màn hình hay bàn phím. Đây là những thành phần chính mà BIOS
trên các loại PC phải nhận biết để quản lý và điều khiển chúng.
Khi vào chương trình này, chọn Standard CMOS Setup.

Date: Đây là nơi khai báo ngày tháng với các định dạng khác nhau, tùy theo máy. Ví dụ:
mm/dd/yy là kiểu ghi tháng/ngày/năm.
Time: Có loại máy yêu cầu dùng hệ giờ 24. Chỉ cần di chuyển con trỏ đến các vị trí của
giờ, phút, giây, bạn có thể nhập số từ bàn phím.
Trong các bản Windows mới, người dùng thay đổi được thông số về thời gian trong Start >
Control Panel > Date and Time. Dù BIOS dùng hệ giờ 24 nhưng bạn vẫn có thể cho hiển
thị trên khay đồng hồ theo hệ giờ 12 (AM/PM) bằng cách thiết lập trên Windows.

IDE Primary Master

11


Đây là nơi khai báo các thông số của ổ cứng. Nếu khai báo sai, ổ có thể khơng hoạt động,
thậm chí bị hỏng. Ví dụ, khi nhập số dung lượng cao quá mà tiến hành các lệnh Fdisk hay
Format, thiết bị này sẽ bị "đơ".
Tuy nhiên, những BIOS đời mới có phát triển thêm tính năng dị tìm thơng số ổ cứng IDE
một cách tự động. Bạn chỉ cần bấm Enter > tại IDE HDD Auto-Detection, nhấn Enter tiếp.
Các chế độ tiếp theo, để ở mặc định Auto.
Nếu máy chỉ có 1 ổ cứng hoặc 2 ổ chia ổ chính (Master), phụ (Slave) thì đây là nơi đặt
Master. Việc khai báo này phải đúng với cách đặt chân răm (jumper) trên 2 ổ. Hiện nay,
các loại ổ đời mới chỉ có 1 jumper cho 3 vị trí: ổ duy nhất, Master và Slave (sơ đồ cắm
chân răm đã in sẵn trên ổ cứng). Loại ổ thế hệ cũ có nhiều chân răm nên nếu dùng, bạn

phải tuân theo tài liệu hướng dẫn một cách cẩn thận.

IDE Primary Slave
Đây thường là nơi khai báo ổ cứng thứ 2 cắm ở chế độ Slave. Bạn cũng có thể nhập thơng
số bằng tay hoặc dị tìm tự động. Nếu máy khơng cài ổ này thì phần khai báo để None.

IDE Secondary Master
Do BIOS đời mới hỗ trợ cắm đến 4 ổ cứng, người dùng có thể lắp ổ cứng thứ 3 và khai báo
tại đây. Tuy nhiên, cáp IDE thứ 2 cũng có thể nối được với ổ đa phương tiện (CD hoặc
DVD) nên đây thường là nơi khai báo loại ổ này. Cách cắm jumper cho ổ CD cũng giống
như trường hợp ổ cứng.
Người dùng cũng có thể nhập thơng số bằng tay hoặc để ở chế độ dị tìm tự động.
Nếu khơng có ổ nào cắm ở dây IDE thứ 2 này, bạn để ở trạng thái None.

IDE Secondary Slave
12


Đây là nơi khai báo cho ổ cứng thứ 4 hoặc ổ quang thứ 2. Một dây IDE có thể nối 2 ổ cùng
loại hoặc 1 ổ cứng, 1 ổ CD, miễn là cách đặt chân răm phải tuân theo luật chính - phụ.
Khai báo ổ mềm
Thường thì Drive A và Drive B dùng để khai báo cho ổ đĩa mềm. Tuy nhiên, hiện nay
khơng cịn nhiều người dùng thiết bị vừa dễ hỏng, vừa lưu được ít dữ liệu này.

Chế độ Halt On
Một số PC cho phép bạn "sai khiến" BIOS phản ứng với các lỗi trong quá trình kiểm tra
máy.
All Error: Khi chọn mục này, máy sẽ treo khi phát hiện bất cứ lỗi nào. Bạn không nên chọn
vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên và bạn sẽ không thể biết các lỗi khác, nếu có.
No Errors: Q trình tự kiểm tra của máy sẽ được thực hiện cho đến khi hồn tất. Máy

khơng treo dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Người dùng nên chọn mục này để biết bộ phận nào
bị trục trặc và tìm cách giải quyết.
All But Keyboard: Tất cả các lỗi, ngoại trừ bàn phím.
All But Diskette/Floppy: Máy treo với tất cả các lỗi, trừ lỗi ổ đĩa và bàn phím.

5.HOẠT ĐỘNG

5.1 Cơ chế vận hành
Một trong những tính năng sử dụng phổ biến nhất của Flash memory (bộ nhớ cực
nhanh) là basic input/output system (hệ vào/ra cơ sở) trong máy tính của bạn, thường được
biết đến với tên gọi BIOS.

Hầu như trên tất cả các máy tính, BIOS đảm bảo tất cả các chip, các ổ đĩa cứng, các
cổng và CPU đều hoạt động. Ngày nay, trong tất cả các máy tính để bàn và máy tính xách
tay đang thịnh hành đều chứa một bộ vi xử lý đóng vai trò như một đơn vị xử lý trung tâm.
Bộ vi xử lý là phần hợp thành phần cứng. Để hoạt động, bộ vi xử lý thực hiện một tập các
13


lệnh như phần mềm (tham khảo chi tiết tại How Microprocessors Work). Chắc chắn là bạn
rất

quen

thuộc

với

hai


loại

phần

mềm

khác

nhau:

- Hệ điều hành: Hệ điều hành cung cấp một loạt các dịch vụ về các ứng dụng vận
hành trên máy tính của bạn, và nó cũng cung cấp giao diện người dùng cơ bản đối với máy
tính của bạn. Windows 98 và Linux là những ví dụ về các hệ điều hành. (Tham khảo chi
tiết tại How Operating Systems Work).
- Các ứng dụng: Các ứng dụng là các phần mềm được lập trình để thực hiện các
chức năng cụ thể. Ngay bây giờ, trên máy tính của bạn chắc chắn đang có một ứng dụng
trình duyệt, một ứng dụng xử lý văn bản, một ứng dụng về chương trình email.... Bạn cũng
có thể mua các ứng dụng mới và cài đặt chúng. Trở lại với BIOS, nó là loại phần mềm thứ
ba mà máy tính của bạn cần để hoạt động thành cơng.

* Khi BIOS bị lỗi
Ví dụ, chiếc máy tính sử dụng mainboard Gigabyte GA-8IK1100, ổ cứng đời mới
SATA 150 Samsung 120 GB, hệ điều hành Windows XP của nó khơng thể nào khởi động
được, kể cả nạp ở chế độ Safe Mode. Mọi linh kiện lần lượt được dùng phép "thử loại trừ
sai", cuối cùng đi đến kết luận mainboard có lỗi. Giải pháp sử dụng bản BIOS phòng bị
(back up BIOS) để khởi động máy, kết quả không khá hơn. Vào Internet, truy cập trang
web của Gigabyte, download bản BIOS mới nhất của GA-8IK1100 Rev 2.0 là Model của
mainboard, thực hiện thao tác cập nhật BIOS. Khởi động lại máy, màn hình Windows XP
quen thuộc lại hiện lên nhanh chóng.
*Các bước cập nhật BIOS


14


Tập tin download được có dạng nén tự bung .EXE. Khi chạy, nó nhận được tập tin
thực hiện FLASH879.EXE và 8IKK12.FI vào đĩa mềm. Nhét đĩa mềm này vào máy, bật
máy lên, ấn phím Del trong q trình POST để vào chương trình Setup CMOS. Nhất phím
F8 để vào chế độ cập nhật BIOS. Chọn chức năng update main BIOS from floppy. Một
cảnh báo với khung màu đỏ hiện lên hỏi lại có chắc chắn khơng (Enter Dual BIOS/Q-Flash
Utility: Y/N). Gõ Y, ấn phím Enter, q trình F10 để tắt máy, như vậy là đã xong.
Lưu ý là quá trình cập nhật BIOS tuy rất ngắn nhưng vẫn có khả năng sự cố mất điện
xảy ra. Trong trường hợp đó, BIOS chắc chắn sẽ hỏng hẳn. Tốt nhất là nên sử dụng bộ lưu
điện UPS cho máy khi thực hiện thao tác này.

Cách nạp lại BIOS ROM Đây là cái
khó khăn nhất vì ta

khơng thể chỉ dùng

phần mềm là có thể “Nạp lại BIOS
ROM” mà cần phải có “tools”(cơng cụ).

5.2 Dụng cụ để nạp BIOS ROM
Đây là cái khó khăn nhất vì ta khơng thể chỉ dùng phần mềm là có thể “Nạp lại BIOS
ROM” mà cần phải có “tools”. Đó là “Máy nạp ROM”. Máy nạp ROM thì có 2 loại chính,
loại của Việt Nam sản xuất và loại nhập khẩu do Nước ngồi sản xuất (Có nguồn gốc Đài
Loan, Trung Quốc…).
* Loại của Việt Nam do công ty Thiên Minh () thường chỉ
khiêm tốn gọi là Kít Nạp Đa năng.


15


Hình 1: Kít nạp đa năng
BIOS này chỉ support được các loại chip nhất định và khơng đóng hợp nên rất dễ làm
hỏng bo mạch do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và sự va chạm trực tiếp lên linh
kiện.

* Loại nhập khẩu:

16


Hình 2: Kít nạp đa năng(của hãng Xeltek)

Cơ chế vận hành:
BIOS được chứa sẵn (thường ở dạng nén dữ liệu) trong các con chip như
là PROM, EPROM hay bộ nhớ flash của bo mạch chính. Khi máy tính được mở qua công
tắc bật điện hay khi được nhấn nút power, thì BIOS được khởi động và chương trình này
sẽ tiến hành các thử nghiệm khám nghiệm trên các ổ đĩa, bộ nhớ, bo hình, các con chip có
chức năng riêng khác và các phần cứng cịn lại.

Thơng thường, BIOS tự giải nén vào trong bộ nhớ chính của máy tính và bắt đầu vận hành
từ đây. Hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay có thể thực thi cài đặt các chương trình
giao diện CMOS. Bộ phận này (CMOS) là nơi lưu giữ các dữ liệu cài đặt chuyên biệt của
người dùng; như thời gian, các đặc tính chi tiết của ổ đĩa, việc gán chức năng khởi động
cho bộ điều khiển (controller) nào, hay ngay cả mật mã khởi động máy,... CMOS được
truy cập bởi BIOS.
Trong hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay, người dùng có thể lựa chọn thiết bị nào
được khởi động trước: CD, đĩa cứng, đĩa mềm, ổ USB, hay các thiết bị lưu trữ tương thích.

Thủ tục này đặc biệt hữu ích cho việc cài đặt các hệ điều hành hay khởi động từ CD/DVD

17


khởi động được hay ổ USB khởi động được và cho việc lựa chọn thứ tự của việc kiểm tra
sự hiện hữu của các vật liệu (media) khởi động được.

5.1 Thực hiện nạp ROM:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các công cụ cần thiết trên dĩ nhiên là việc “đơn giản” cịn
lại là cách “sử dụng máy nạp” thì vui lòng “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng - Kèm máy” trước
khi dùng.
Ở đây là những gợi ý vài nét nhỏ: Phải chọn đúng loại ROM mình sẽ nạp vào, load
file.bin cần nạp rồi phải xóa trắng chip ROM trước rồi nhấn nút “Program” để “nạp”. Các
thao tác này sẽ khác nhau trên các loại máy khác nhau nhưng cơ bản vẫn vậy.

5.3 Tương thích IBM-PC
18


BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều
khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trị như sau:
+ POST còn được sử dụng trong việc mở rộng phát hiện các sự cố cho PC. Các tín
hiệu BIOS gửi ra khi gặp các vấn đề mở rộng có thể được dùng để “gỡ rối vấn đề” bằng
giao tiếp gỡ rối. Giao tiếp này được đặt tại khe ISA và chấp nhận mã gỡ rối do BIOS gửi
tới địa chỉ vào ra đặc biệt, sử dụng là 80h. Giao tiếp hiển thị những mã này và nơi POST
dùng nếu tìm ra vấn đề. Giao tiếp này thương được thiết kế chỉ dành cho những người sửa
chữa PC bị lỗi nghiêm trọng hoặc một số người làm nhiều về hệ thống máy tính.
POST kiểm tra bản thân CPU, bộ nhớ chính, các thành phần trên bo mạch chính, card
màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... xem chúng có sẵn sàng làm việc không?

- Đối chiếu với CMOS setup để cập nhật lại thơng tin cấu hình của máy.
- Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
Quá trình chuyển giao quyền điều khiển cho Hệ Điều Hành: nạp nhân chương trình.
Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự
được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...). Nếu thấy, nó
sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp
và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
- Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp
các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.

- Kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính
( power -on self-test ) , được viết tắt là POST .Với tất cả các thành phần khác nhau của
phần cứng trong hệ thống để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt. Kích hoạt các
chip BIOS khác trên các board mạch điện tử khác nhau được cài đặt trong máy tính. Ví dụ,
SCSI và graphics cards thường có các chip BIOS riêng cung cấp một bộ các routine (tệp
tin thi hành) bậc thấp mà hệ điều hành sử dụng để ghép nối với các thiết bị khác của phần
cứng. Chính những routine này đã tặng cho BIOS tên của nó. Chúng quản lý bàn phím,
màn hình, các cổng nối tiếp và các cổng song song, đặc biệt khi máy tính đang khởi động
19


Quản lý các bộ cài đặt đối với các đĩa cứng, đồng hồ... BIOS là một phần mềm đặc biệt
ghép nối các thành phần chính của phần cứng máy tính với hệ điều hành. Nó thường được
lưu giữ trên một chip của Flash Memory trên board mẹ, nhưng một vài trường hợp chip lại
là một dạng khác của ROM (bộ nhớ chỉ đọc ra).
Khi chúng ta bật máy tính, BIOS thực hiện nhiều cơng việc theo trình tự thơng dụng
như sau:

- Kiểm tra CMOS Setup đối với các cài đặt tuỳ chỉnh: Nhập các trình xử lý ngắt và
các trình điều khiển thiết bị; khởi chạy các thanh ghi và quản lý nguồn điện;thực hiện chức

năng POST; hiển thị các cài đặt hệ thống; xác định thiết bị nào có thể khởi động được;
khởi động bootstrap sequence. Công việc đầu tiên mà BIOS thực hiện là kiểm tra thông tin
được lưu giữ trong một RAM nhỏ (64 byte) được đặt trên chip CMOS (complementary
metal oxide semiconductor). CMOS Setup cung cấp các thông tin chi tiết đặc biệt tới hệ
thống của bạn và có thể được thay đổi như các thay đổi hệ thống của bạn. BIOS sử dụng
thông tin này để sửa đổi hay bổ sung chương trình mặc định của nó theo nhu cầu.

- Các trình xử lý ngắt (Interrupt handlers): là các phần mềm nhỏ hoạt động với vai
trò là các bộ chuyển đổi giữa các thành phần của phần cứng với hệ điều hành. Ví dụ, khi
bạn ấn một phím trên bàn phím của bạn, tín hiệu được gửi đến trình xử lý ngắt bàn phím,
thơng báo cho CPU biết đó là cái gì và chuyển nó vào hệ điều hành. Device drivers (Các
trình điều khiển thiết bị) là các phần mềm khác xác định các thành phần cơ bản của phần
cứng như bàn phím, chuột , đĩa cứng, và đĩa mềm. Vì BIOS khơng ngừng ngăn chặn các
tín hiệu và từ phần cứng, nó thường được sao chép, hay shadowed vào RAM để chạy
nhanh hơn

II.KẾT LUẬN
20


Trên đây là những kiến thức về BIOS – ROM. Sau khi tìm hiểu về đề tài trên, chúng
ta cần hiểu được các nội dung chính sau:
- Định nghĩa về BIOS ROM
- Vai trò, chức năng, hoạt động của bios.
- Nhận diện BIOS – ROM trên máy tính, hoạt động của chu trình POST trong BIOSROM để thấy được tầm quan trọng của BIOS.Qua đó chúng ta đã có them được nhiều kiến
thức về một bộ phận khá quan trọng trong máy tính.

III.CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO
- Theo PC World VN
- Theo tin học và đời sống

- Việt báo( Theo vn.Express)

21



×