Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN môn PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH đề tài phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.95 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Khoa ngân hàng

TIỂU LUẬN MƠN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại Việt Nam
Giảng viên : ThS. Lê Văn Lâm
Các thành viên :
 Đặng Chí Bảo
 Nguyễn Châu Chí Bảo
 Nguyễn Văn Thịnh
 Bùi Minh Cường

1


MỤC LỤC

1.

GIỚI THIỆU............................................................................................................4

2.

LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.................................4


3.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................6
3.1.
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................................6
3.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................6
3.2.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MƠ TẢ BIẾN.................................................6
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................7

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................8
4.1.
THỐNG KÊ MÔ TẢ...........................................................................................8
4.2.
MA TRẬN TƯƠNG QUAN PEARSON............................................................9
4.3.
KIỂM ĐỊNH VIF...............................................................................................10
4.4.
KIỂM ĐỊNH WHITE TEST..............................................................................10
4.5.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY..................................................................11
4.5.1. BIẾN PHỤ THUỘC ROA............................................................................11
4.5.2. BIẾN PHỤ THUỘC ROE............................................................................12
4.5.3. KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN........................................................12

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................15


2


Tóm tắt : Ngân hàng từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế cũng
như là một phần khơng thể thiếu trong kênh tài chính. Vai trị của nó góp phần thúc đẩy
kinh tế đất nước phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. Để hiểu rõ hơn về vai trị
của nó, nhóm chúng em có thực hiện bài nghiên cứu về sự hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam thông qua lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE). Mẫu dữ liệu gồm 341 quan sát của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và 31
ngân hàng thương mại cổ phần được thu thập trong BCTC trên website của các NHTM
Việt Nam và được so sánh đối chiếu để dữ liệu được minh bạch và phù hợp với tiêu chí
của bài nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2019. Thơng qua nghiên cứu này có thể thấy
được TCTR có ảnh hưởng trái chiều cho cả ROA và ROE, với tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay có tương
quan thuận cho hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Không có sự khác biệt về hiệu
quả hoạt động giữa NHTM nhà nước và NHTM khác; thị phần ngân hàng không ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ bằng tiếng
Anh

Từ viết đầy đủ bằng tiếng
Việt

BCTC

Báo cáo tài chính


NHTM

Ngân hàng thương mại

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương
bé nhất

ROA

Return On Equity

Tỷ số lợi nhuận trên tài
sản
Tỷ số lợi nhuận trên vốn
chủ sở

ROE

Return On Equity

TCTR

Total cost – total revenue

VIF


Variance Inflation Factor

3

Tổng chi phí trên tổng
doanh thu thuần
Nhân tử phóng đại phương
sai


1. GIỚI THIỆU
Năng suất hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019 trở nên mạnh mẽ
hơn sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2007-2008 và những
hậu quả để lại cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Dưới
sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, hoạt động của các NHTM Việt Nam đóng vai trị là
định chế tài chính trung gian để điều tiết nền kinh tế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hồi phục 2009-2019 là vấn đề cần thiết
khi mà sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành ngân
hàng. Và để nhìn nhận lại những vấn đề cần cải thiện; phát huy trong giai đoạn đó và đưa
ra các giải pháp, định hướng phù hợp với chính sách và điều hành hệ thống NHTM tại
Việt Nam trong tương lai thì việc đánh giá hoạt động của NHTM Việt Nam trở nên càng
cần thiết. Chính vì sự cần thiết của các yếu tố trên, bài viết sau đây sẽ đánh giá sự ảnh
hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nhằm giải quyết
các vấn đề nêu trên.
2. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Trong kinh tế học, hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính
chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh
tranh- Daft, 2008. Rất nhiều người sử dụng các cách khác nhau để đo lường sự hiệu quả
hoạt động thông qua những bài nghiên cứu trước đó, trong đó, bài nghiên cứu mẫu mà

nhóm chúng em dựa theo tham khảo của nhóm tác giả TS. Trịnh Quốc Trung và ThS.
Nguyễn Văn Sang thuộc ĐH Ngân hàng TP. HCM sử dụng chỉ số ROA (tỷ suất sinh lời
trên tổng tải sản) và chỉ số ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) để đưa vào nghiên
cứu hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Sau khi thực hiện tham khảo các bài
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM trước đây thì việc sử dụng hai chỉ số
này khá thường xuyên được sử dụng do tính thuận tiện khi so sánh hiệu quả giữa các
ngân hàng, loại hình khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Do vậy nhóm chúng em đưa
ra quyết định đồng tình với nhóm tác giả đã tham khảo, đưa hai chỉ số này vào bài nghiên
cứu và sử dụng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như nhóm
tác giả tham khảo như sau:
Loại hình ngân hàng (OWNERNN)
Dựa theo Heffernan và Fu (2008) về NHTM tại Trung Quốc và kết quả bài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” của TS. Trịnh
Quốc Trung và ThS. Nguyễn Văn Sang thuộc ĐH Ngân Hàng TP HCM cho các NHTM
Việt Nam, đều cho thấy các NHTM quốc doanh có kết quả hoạt động thấp hơn so với
NHTM khác. Chính vì điều này biến OWNERNN được đưa vào mơ hình nhằm kiểm
định sự khác biệt về loại hình ngân hàng có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả hoạt động.

4


Tổng chi phí trên tổng doanh thu (TCTR)
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), yếu tố TCTR có ảnh hưởng đến NHTM tại Việt Nam.
TCTR là biến được đo lường bằng tổng chi phí trên tổng doanh thu do đó thơng qua tỷ số
này có thể biết được mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng nếu tỷ số càng nhỏ thì
mức độ hiệu quả càng cao.
Tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay (DRL)
Theo Kyriaki Kosmido, Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay có
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sẽ có càng nhiều vốn lưu
động từ việc các khách hàng gửi tiền càng nhiều và thông qua đó ngân hàng cho vay để

thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay (NPL)
Theo IMF (2006), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là một trong những tỷ lệ quan
trọng để đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của NHTM, nếu tỷ lệ này càng cao thì hiệu
quả ngân hàng càng thấp, do nợ xấu tăng làm ngân hàng phải trích lập dự phịng tăng dẫn
đến lợi nhuận giảm và kèm theo đó là sự hoạt động không ổn định.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA)
Theo IMF (2006), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong những chỉ số trong
bộ tài chính lành mạnh, nó được khuyến khích dùng để xem xét mức độ lành mạnh tài
chính của NHTM (IMF, 2006). Theo Heffernan và Fu (2008), ETA lớn thì lợi nhuận trên
vốn tự có tăng, đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng
làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ của ngân hàng. Tỷ lệ này có thể tác động
2 chiều đền hiệu quả hoạt động của NHTM, nếu vốn chủ sở hữu cao NHTM có thể nới
lỏng tín dụng và điều kiện cho vay thiếu chặc chẽ dẫn đến phát sinh nợ nấu làm giảm
hiệu quả hoạt động và ngược lại.
Thị phần của các NHTM ( MARKETSHARE)
MARKETSHARE được đưa vào mơ hình hồi quy để kiểm định việc phân chia thị phần
có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM hay không và được tính bằng tổng
tài sản của từng ngân hàng trên tổng tài sản của các ngân hàng. Biến này cũng được
Nguyễn Việt Hùng (2008), Isik và Hassan (2003), Hefferman và Fu (2008) sử dụng trong
mơ hình của mình
Tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tài sản (LOANTA)
LOANTA là tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tài sản phản ánh được năng lực quản lý của
nhà quản trị ngân hàng, theo Nguyễn Việt Hùng (2008), Isik và Hassan (2003),
Hefferman và Fu (2008), nếu một ngân hàng có thể quản trị vốn tốt và thực hiện được

5


nhiều khoản cho vay hợp lý sẽ làm cho chi phí hoạt động thấp hơn và qua đó cho phép

ngân hàng có thể dần dần tăng thị phần trên thị trường cho vay lớn hơn.

3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.
3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán của 31
ngân hàng thương mại cổ phần và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước trong giai đoạn
2009-2019. Đối với những dữ liệu còn thiếu trong vài ngân hàng thì tiến hành lượt bỏ. Ở
đây, chúng em sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm tốn thay vì sử
dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của cơng ty mẹ đã qua kiểm tốn như nhóm tác giả bài
tham khảo sử dụng vì chúng em nhận thấy để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Việt Nam thì khơng thể phủ nhận được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng khi đầu tư
vào các công ty con hoặc liên kết nên việc sử dụng dữ liệu từ dữ liệu từ báo cáo tài chính
hợp nhất đã qua kiểm tốn sẽ cho cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam.
Bảng 3.1 : Thống kê số quan sát trong mẫu nghiên cứu
Loại ngân hàng

Số quan sát

Tỷ lệ

Ngân hàng thương mại Nhà nước

20

5,87%

Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân


321

94,13%

Tổng cộng

341

100%

Nguồn : Kết quả thống kê dữ liệu từ exel
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MƠ TẢ BIẾN
Nghiên cứu này nhầm mục đích phân hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, dựa
theo bài nghiên cứu của TS. Trịnh Quốc Trung, ThS. Nguyễn Văn Sang và trường đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (2013); Phương pháp bình phương bé nhất được
đưa vào để phân tích các nhân tố trong mơ hình :
Mơ hình hồi quy :
Mơ hình nghiên cứu kì vọng có dạng :
ROA=β 0 + β 1∗OWNERNN + β 2∗TCTR+ β3∗DLR+ β 4∗ETA + β 5∗MARKSHARE + β 6∗LOANTA + β 7∗NPL+ε
ROE=β 0+ β1∗OWNERNN + β 2∗TCTR+ β 3∗DLR + β 4∗ETA + β 5∗MARKSHARE+ β 6∗LOANTA + β 7∗NPL+ ε

6


Trong đó : ROA và ROE là biến phụ thuộc. Thuật ngữ β0 là hệ số chặn và các biến độc
lập được mô tả thông qua bảng 3.2.1 bên dưới.
Biến

Mô tả


Đo lường

Dấu kỳ
vọng

Phụ thuộc
ROA

Lợi nhuận sau thế trên
tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận sau thế trên
tổng vốn chủ sở hữu

Độc lập
OWNERNN

Loại hình ngân hàng

= 1 Nếu NHTM nhà
nước, 0 nếu NHTM khác



TCTR

Tỷ lệ chi phí trên doanh

thu

Tổng chí phí/doanh thu
thuần



DLR

Tỷ lệ tiền gửi so với tiền
cho vay

Tiền gửi/tiền cho vay

+

ETA

Vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản

Vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản

+

MARKETSHARE Thị phần ngân hàng

Tổng tài sản từng ngân
hàng / tổng tài sản 35

NHTM

+

LOANTA

Tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản

Cho vay/tổng tài sản

+

NPL

Tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ

Nợ quá hạn/tổng dư nợ
cho vay



Bảng 3.2.1 : Mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng dạng dữ liệu bảng để kiểm tra sự tác động của ROA và ROE qua
đó có thể thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào. Dữ liệu bảng là sự

7



kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo mang lại nhiều thơng tin, tính biến thiên
nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến cũng như là độ tin cậy cao hơn.
Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất – OLS để kiểm tra tác
động của ROA và ROE lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Q trình phân tích dữ
liệu và hồi quy mơ hình nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0 theo trình tự
như sau:
Đầu tiên, thực hiện thống kê mô tả dữ liệu để xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu.
Tiếp theo, kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong
mơ hình nghiên cứu thơng qua ma trận tương quan Pearson.
Kế đến, thực hiện kiểm định VIF( hệ số phóng đại phương sai) để xem xét hiện tượng đa
cộng tuyến có xảy ra trơng mơ hình hay khơng.
Cùng với đó là kiểm định phương sai đồng nhất bằng White test để xác định được hiện
tượng phương sai khơng đồng nhất có xuất hiện trong mơ hình và tìm cách khắc phục.
Cuối cùng, nếu như có hiện tượng phương sai không đồng nhất khi sử dụng phương pháp
OLS, tác giả thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất với sai số tiêu
chuẩn vững.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong mục này, tác giả trình bày theo trình tự đã nêu trên : thống kê mơ tả dữ liệu, kiểm
tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến, thực hiện kiểm định VIF, kiểm định White test
và cuối cùng là kết quả hồi quy từ mơ hình nghiên cứu.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Đây là một bước ban đầu nhưng cũng có tầm quan trọng khơng kém, bước này giúp ta
thống kê được các quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất của các biến trong dữ liệu đã được thu thập.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến
Biến
ROA
ROE

TCTR
DLR
ETA
NPL
OWNERNN

Số quan
sát
341
341
341
341
341
341
341

Giá trị
trung bình
.0076781
.0849036
.9111531
1.609072
.0961455
.0213602
.058651

8

Độ lệch
chuẩn

.0074518
.0699359
.0720595
7.494557
.0460403
.1067011
.2353157

Giá trị nhỏ
nhất
-.0551175
-.4576314
.5999207
.5017609
.0293141
.0024024
0

Giá trị lớn
nhất
.0547676
.2682345
1.516027
139.4915
.3323916
1.46577
1


MARKETSHARE 341

LOANTA
341

.0030975
.0111717
2.52e-09
.1384692
.5501777
.148203
.0047535
1.52054
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Nhận xét: Từ bảng thống kê 4.1, ta có thể thấy được dữ liệu các biến độc lập (TCTR,
DLR, ETA, NPL, OWNERNN, MARKETSHARE và LOANTA) đều mang giá trị
dương. Giá trị NPL dương có ý nghĩa nợ xấu trong giai đoạn 2009-2019 của các NHTM
Việt Nam không bị mất đi hoặc giảm xuống. Sự ảnh hưởng của NPL trong mơ hình hồi
quy cao hơn cả thị phần ngân hàng (MARKETSHARE) và loại hình ngân hàng
(OWNERNN). Song bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của tỷ lệ nợ xấu lại không quá lớn so với
các giá trị cốt lõi để đánh giá hiệu quả hoạt động (TCTR, DLR, ETA, LOANTA).
4.2. MA TRẬN TƯƠNG QUAN PEARSON
ROA
ROE
TCTR DLR ETA
NPL OWN MARKE LOA
ERN TSHAR NTA
N
E
ROA
1

ROE

0.803
8

1

TCTR

0.863
8
0.062
5
0.340
0

0.7991

1

0.1137

0.0744
0.2370

0.090
8

0.1542


DLR
ETA
NPL

0.1511

0.1054

1
0.034
1
0.733
4

1

1
0.043
7
OWNER
0.1019
1
NN
0.084 0.0519
0.009 0.101 0.007
6
6
3
9
MARKE

0.0762
0.298
1
TSHARE 0.045 0.0625
0.013 0.028 0.007
9
3
7
2
0
LOANT 0.219 0.1742
0.055 0.0375
1
A
9
0.0339 0.221 0.021 0.111
9
8
5
3
Tác giả thực hiện kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến thơng qua ma trận tương
qua Pearson để có được cái nhìn tổng qt về sự tương quan giữa các biến phụ thuộc với

9


biến độc lập. Các hệ số tương quan trong mô hình được thể hiện trên bảng 4.2 bên dưới.
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0
Nhận xét : Biến TCTR có độ tương quan khá cao so với biến phụ thuộc ROA và ROE.

Trong khi đó biến NPL cũng có độ tương quan khá cao so với biến DLR. Do đó, tác giả
sử dụng kiểm định VIF.
4.3. KIỂM ĐỊNH VIF
Tác giá thực hiện kiểm định VIF để xác định có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong
mơ hình nghiên cứu hay không.
Bảng 4.3.1 Kết quả kiểm định VIF của biến phụ thuộc ROA
Biến
DLR
NPL
OWNERNN
MARKETSHARE
TCTR
ETA
LOANTA
Giá trị trung bình VIF

VIF
1/VIF
2.26
0.442133
2.19
0.456103
1.12
0.896385
1.10
0.907768
1.09
0.918855
1.07
0.931704

1.07
0.937939
1.41
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Bảng 4.3.2 Kết quả kiểm định VIF của biến phụ thuộc ROE
Biến
DLR
NPL
OWNERNN
MARKETSHARE
TCTR
ETA
LOANTA
Giá trị trung bình VIF

VIF
1/VIF
2.26
0.442133
2.19
0.456103
1.12
0.896385
1.10
0.907768
1.09
0.918855
1.07
0.931704

1.07
0.937939
1.41
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Nhận xét: Qua kết quả nhận được từ Stata, có thể khẳng định khơng có hiện tượng đa
cộng tuyến xảy ra.
4.4. KIỂM ĐỊNH WHITE TEST
Tác giả thực hiện kiểm định để xác định có hiện tượng phương sai khơng đồng nhất hay
khơng.

10


Giả thuyết kiểm định : H 0 : Phương sai đồng nhất
H 1 : Phương sai không đồng nhất

Bảng 4.4.1 Kết quả của kiểm định White test của biến phụ thuộc ROA
chi2(34) = 274.03
Prob > chi2 = 0.000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Bảng 4.4.2 Kết quả của kiểm định White test của biến phụ thuộc ROE
chi2(34) = 133.44
Prob > chi2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Qua kết quả kiểm định cho thấy p = 0.0000 bé hơn các mức ý nghĩa 1%, 5% hay 10%.

Vậy dù ở mức ý nghĩa nào vẫn bác bỏ H 0 nên phương sai không đồng nhất. Để khắc phục
hiện tượng này gây ra cho mơ hình, tác giả dùng sai số tiêu chuẩn vững (robust standard
errors).
Sau khi thực hiện tất cả các kiểm định trên, tác giả nhận thấy bộ dữ liệu hồi quy đủ điều
kiện để cho ra kết quả thống kê ở mức có ý nghĩa. Do vậy, tác giả thực hiện hồi quy và
kết quả hồi quy được trình bày ở mục 4.5.
4.3.
4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY
4.5.1. BIẾN PHỤ THUỘC ROA
Bảng 4.5.1 Kết quả hồi quy của biến phụ thuộc ROA
Biến

ROA
OLS
OWNERNN
-.0000408
(0.935)
TCTR
-.084605(***)
(0.000)
DLR
.0000598(**)
(0.023)
ETA
.0246878(***)
(0.002)
MARKETSHARE .0098077
(0.358)
LOANTA
.0104198(**)

(0.017)
NPL
-.0006756

11


(0.319)

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Các bậc tự do (***), (**) lần lượt tương đương với các mức ý nghĩa 1% và 5%; giá trị
P>|t| được trình bài trong ngoặc đơn.
4.5.2. BIẾN PHỤ THUỘC ROE
Bảng 4.5.1 Kết quả hồi quy của biến phụ thuộc ROE
Biến

ROE
OLS
OWNERNN
-.0011383
(0.811)
TCTR
-.843895(***)
(0.000)
DLR
.0004768(***)
(0.000)
ETA
-.5340806(***)

(0.000)
MARKETSHARE -.061904
(0.520)
LOANTA
.0717596(***)
(0.001)
NPL
.0173622(***)
(0.003)

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nguồn Stata 12.0

Bậc tự do (***) tương đương với mức ý nghĩa 1%; giá trị P>|t| được trình bài trong ngoặc
đơn.
4.5.3. KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN
Trong mơ hình với biến phụ thuộc ROA thì các hệ số hồi quy của các biến TCTR, DLR,
ETA và LOANTA đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và trong mơ hình với biến
phụ thuộc ROE thì các hệ số hồi quy của các biến TCTR, DLR, ETA, LOANTA và NPL
đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong mơ hình, có hai biến OWNERNN và
MARKETSHARE không mang ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho cả hai biến phụ thuộc
ROA và ROE. Kết quả hồi quy cho thấy:
-

Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần (TCTR) có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam bao gồm doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân. Hệ số
hồi quy cho cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE đều mang dấu âm. Điều này đúng với
dấu kỳ vọng ban đầu của tác giả do đó chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động của NHTM
chịu sự tác động ngược chiều của biến TCTR. Nếu chi phí hoạt động càng lớn hoặc
doanh thu thuần càng thấp (hoặc cả 2 trường hợp) thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động


12


của NHTM và ngược lại khi doanh thu thuần càng lớn hoặc chi phí hoạt động càng
thấp ( hoặc cả 2) thì sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của NHTM.

13


-

Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam có chịu ảnh hưởng từ biến ETA (Tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) thông qua cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE. Kết
quả hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn hóa có tác động cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản (thông qua sự ảnh hưởng của ETA cho ROA mang dấu dương) và có tác
động ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (thông qua sự ảnh hưởng
của ETA cho ROE mang dấu âm). Điều này cho thấy tỷ lệ vốn hóa càng cao thì tỷ lệ
lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao và sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu.

-

Có sự ảnh hưởng của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam. Cả tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu đều chịu sự tác động tích cực từ tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản khi
mà kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của LOANTA cho cả hai biến phụ thuộc ROA và
ROE đều là dấu dương và đúng như kỳ vọng của tác giả. Điều này chứng tỏ, tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao và hiệu quả hoạt
động càng tích cực.

-


Tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay (DLR) có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam. Hệ số hồi quy cho thấy sự ảnh hưởng của biến DLR cho cả hai
biến ROA và ROE đều mang dấu dương. Điều này cho thấy khi tăng lượng tiền gửi
hoặc giảm lượng tiền cho vay (hoặc cả hai) thì sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động
của NHTM và ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả của NHTM.

-

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPL) có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam thông qua việc biến phụ thuộc ROE chịu tác động mang dấu dương.
Sự ảnh hưởng này trái với cơ sở lý thuyết ban đầu, đi ngược lại với các nghiên cứu
trước đó và kỳ vọng của tác giả. Do vậy có thể xem xét loại bỏ sự tác động của NPL
ra khỏi mơ hình hoặc cần cẩn trọng khi áp dụng kết quả này.

-

Khơng có sự ảnh hưởng của loại hình ngân hàng (OWNERNN) và thị phần ngân hàng
(MARKSHARE) đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy cả
OWNERNN và MARKSHARE đều khơng có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa
1%; 5% và 10%. Cụ thể là giá trị P>|t| cho cả hai biến OWNERNN và MARKSHARE
cho chỉ số ROA lần lượt là 0.935 và 0.358; giá trị P>|t| cho cả hai biến OWNERNN
và MARKSHARE cho chỉ số ROE lần lượt là 0.811 và 0.520.

14


Thơng qua kết quả hồi quy trên, chúng em có một số so sánh với kết quả của bài tham
khảo sau đây:
-


Trong bài tham khảo, nhóm tác giả thực hiện hồi quy cho ra kết quả là 6/7 nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong khi sau khi thực hiện lại
mơ hình hồi quy thì chúng em nhận được kết quả là 5/7 nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, theo kết quả hồi quy của bài tham khảo
thì cả hai biến OWNERNN và MARKSHARE đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 nhưng trong bài nghiên cứu của
chúng em thì sẽ khơng cịn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam. Sự khác biệt này có thể giải thích được trong giai đoạn 2005-2012 là giai đoạn
đan xen giữa việc Việt Nam bắt đầu phát triển kinh tế (2005-2006) và giai đoạn khủng
hoảng nền kinh tế(2007-2008) và giai đoạn hồi phục nền kinh tế (2009-2012) thì việc
trải qua 3 giai đoạn khác nhau như vậy thì hiệu quả hoạt động của các NHTM quốc
doanh và NHTM tư nhân có sự khác biệt là do đây là cơ hội phát triển thích hợp cho
các NHTM tư nhân và sự quản lý có phần kém hiệu quả hơn đối với các NHTM quốc
doanh do ảnh hưởng của khủng hoảng. Còn giai đoạn (2009-2019) là giai đoạn hồi
phục (2009-2017) và giai đoạn phát triển (2017-2019), trải qua hai giai đoạn này các
NHTM quốc doanh đã có sự điều tiết để có thể hoạt động hiệu quả hơn sau giai đoạn
khủng hoảng để bắt kịp các NHTM tư nhân. Nhìn chung qua hai giai đoạn của cả hai
bài nghiên cứu thì giai đoạn (2009-2019) so với giai đoạn (2005-2012) thì các NHTM
đã khắc phục hậu quả do khủng hoảng mang lại và phát triển tạo được chỗ đứng cho
mình trên thị trường nên theo như kết quả hồi quy cho thấy thị phần không ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.

-

Trong bài nghiên cứu của chúng em, tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay (DLR) có sự
ảnh hưởng đến cho cả hai biến ROA và ROE còn trong bài nghiên cứu của nhóm tác
giả thì lại khơng có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này là do việc thu thập dữ liệu từ
báo cáo tài chính hợp nhất có phần tổng quát hơn so với việc dữ liệu được thu thập từ
báo cáo tài chính của cơng ty mẹ.


-

Bài nghiên cứu tham khảo thực hiện hồi quy Tobit trong khi bài nghiên cứu của nhóm
em thực hiện nghiên cứu theo phương pháp OLS. Để ước lượng mơ hình hồi qui bị
kiểm lọc hay mơ hình TOBIT được phát triển bởi James Tobin (1958), chúng ta
khơng thể sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) bởi vì khơng đáp ứng
được điều kiện E (u) = 0. Do hạn chế về việc sử dụng mơ hình hồi quy nên có sự khác
biệt giữa hai kết quả. Do đó các kết quả trên cần phải được kiểm tra lại thận trọng
trước khi sử dụng.

15


5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chịu sự tác động
nghịch của tổng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần và có tương quan thuận so với tỷ
lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi so với
tiền cho vay. Điều này cũng cùng kết quả so với các bài nghiên cứu trước đó. Do đó để
tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM thì cần tăng quy mô vốn chủ sở hữu so với tổng
tài sản và tăng tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản. Nghiên cứu cũng cho thấy loại hình ngân
hàng và thị phần hoạt động của các NHTM trên thị trường Việt Nam dường như đã mất
đi sự ảnh hưởng trong giai đoạn 2009-2019 do sự quản lý hiệu quả đến từ NHTM quốc
doanh và do thị trường ngân hàng có phần bão hịa và các NHTM đã biết cách tạo ra lợi
nhuận trên thị phần của mình.
Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu và nên loại bỏ sự tác
động của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay như kết quả nghiên cứu vì theo kết quả
sự tác động của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay theo hướng ngược với các
nghiên cứu trước đây. Mặt khác, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy OLS có phần
hạn chế hơn so với việc sử dụng đồng thời OLS và Tobit như trong bài nghiên cứu của

các tác giả trong nước: Lê Thị Hương (2002); nhóm tác giả TS. Trịnh Quốc Trung, ThS.
Nguyễn Văn Sang (2013) hay ngồi nước: Rima Turk Ariss (2010) nên có sự khác biệt về
kết quả nghiên cứu.
Bài nghiên cứu còn khá đơn sơ và chưa khát quát được hết cái nhìn về hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam. Có nhiều hướng phát triển cho bài nghiên cứu có thể
thực hiện như sau: Cần thêm dữ liệu các NHTM 100% vốn nước ngoài vào so sánh; cần
tăng thêm quy mô biến như tác giả bài tham khảo đã đề ra và cần đồng thời áp dụng thêm
nhiều mơ hình hồi quy khác để cho ra kết quả chính xác nhất.

16


Phụ lục
Các bước thực hiện trên Stata
1. Thực hiện lệnh “. Summarize” để thống kê các biến.
2. Thực hiện lệnh “. corr roa roe tctr dlr eta npl ownernn marketshare loanta” để kiểm
định mối quan hệ tuyến tính của dữ liệu.
3. Thực hiện lệnh “. regress roa ownernn tctr dlr eta marketshare loanta npl” để hồi quy
cho biến phụ thuộc ROA.
4. Thực hiện lệnh “. Vif ” để kiểm định đa cộng tuyến cho biến phụ thuộc ROA.
5. Thực hiện lệnh “. estat imtest, white” để kiểm định phương sai đồng nhất cho biến
phục thuộc ROA.
6. Thực hiện lệnh “. regress roa ownernn tctr dlr eta marketshare loanta npl, robust” để
hồi quy cho biến phụ thuộc ROA có sử dụng sai số tiêu chuẩn vững.
7. Thực hiện lệnh “. regress roe ownernn tctr dlr eta marketshare loanta npl” để hồi quy
cho biến phụ thuộc ROE.
8. Thực hiện lệnh “. Vif ” để kiểm định đa cộng tuyến cho biến phụ thuộc ROE.
9. Thực hiện lệnh “. estat imtest, white” để kiểm định phương sai đồng nhất cho biến
phục thuộc ROE.
10. Thực hiện lệnh “. regress roe ownernn tctr dlr eta marketshare loanta npl, robust” để

hồi quy cho biến phụ thuộc ROE có sử dụng sai số tiêu chuẩn vững.
Tài liệu tham khảo :
1. “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, TS. Trịnh Quốc Trung,ThS. Nguyễn Quang Sang ĐH Ngân hàng TP. HCM.
2. Daft, R., L. (2008). Management”, 8th Ed., Mason: Thomson South-Western.
3. Heffernan, S. & Fu, M. (2008). The Determinants of Bank Performance in China.
Social Science Electronic Publishing, August 22nd 2008, SSRN. 1247713.
4. Isik, I. & Hassan, M., K. (2003). Efficiencies, ownership and market structure,
corporate control and gorvenance in the Turkish banking industry. Journal of Business
Finance and Accounting, 1363-1421
5. IMF (2006). Financial Soundness Indicators Compilation Guide.
6. Kyriaki Kosmido & Constantin Zopounidis (2008). Measurement of Bank
performance in Greece. South-Eastern Europe Journal of Economics 1, 2008, 79-95.

17


7. Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân.
8. Nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ Kinh Tế, Đại
học Kinh tế Quốc dân (2002)” của tác giả Lê Thị Hương.
9. Rima Turk Ariss, “On the implications of market power in banking: Evidence from
developing countries”, Journal of Banking and Finance (2010).
10. www.slideshare.net
NHẬN XÉT:
-

Nhóm có nỗ lực trong việc thu thập dữ liệu.

-


Hiểu, sử dụng và đọc được các kết quả kiểm định từ Stata.

-

Có cố gắng nhưng đáng tiếc cịn nhiều lỗi trình bày.

ĐIỂM: 7 + 1 =8

18



×