Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

319_BAO_CAO_KET_QUA_CHAM_SANG_KIEN_2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.59 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 319 /BC-PGD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Đường, ngày 23 tháng 4 năm 2018

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện, đánh giá xếp loại sáng kiến năm học 2017 - 2018
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-PGD&ĐT ngày 06/4/2018 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chấm sáng kiến Ngành giáo dục năm
học 2017 - 2018;
Căn cứ Biên bản đánh giá, xếp loại sáng kiến năm học 2017-2018 của Hội
đồng sáng kiến Ngành giáo dục và Đào tạo;
Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá xếp loại sáng kiến
năm học 2017 - 2018 với những nội dung cụ thể sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Năm học 2017 - 2018 phịng GD&ĐT Tam Đường tiếp tục duy trì 43
đơn vị trường trực thuộc với tổng số 680 lớp, 16032 học sinh, trong đó có
1991 học sinh bán trú. Tổng số CBQLGV, NV: 1462. Tổng số đảng viên:
621/1462= 42,47%. (Trong đó: mầm non: 360 giáo viên; Tiểu học: 478 giáo
viên; THCS: 254 giáo viên).
Tổng số sáng kiến các ngành học, bậc học, cấp học đăng ký thực hiện trong
năm học là: 247 sáng kiến trong đó:
Ngành học Mầm non: 80 sáng kiến;
Bậc tiểu học: 98 sáng kiến;
Cấp THCS: 69 sáng kiến;
Số sáng kiến đủ điều kiện đề nghị Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT đánh


giá, xếp loại là 246 trong đó:
Ngành học Mầm non: 80 sáng kiến;
Bậc tiểu học: 97 sáng kiến;
Cấp THCS: 69 sáng kiến;
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
- Sau khi có văn bản hướng dẫn 772/HD-PGD&ĐT ngày 11/9/2017 của
Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thi đua năm học 217-2018, Hiệu trưởng các
đơn vị trường học đã triển khai văn bản tới CB, GV, NV trong đơn vị, thực hiện
nghiêm túc. Tổ chức hội nghị đăng kí thi đua đầu năm để tư vấn, định hướng
cho các cá nhân, nhóm thực hiện sáng kiến (Xác định tên sáng kiến, xác định nội
dung sáng kiến, Xây dựng Kế hoạch viết sáng kiến; cách khắc phục các lỗi thường
gặp trong viết sáng kiến)


- Đa số Hội đồng sáng kiến các đơn vị đã chủ động kiểm tra, đôn đốc, tư
vấn thực hiện kế hoạch viết sáng kiến của các cá nhân, nhóm.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tổng số sáng kiến xếp loại đạt: 207 sáng kiến = 84,2%;
Ngành học Mầm non: 66 sáng kiến = 82,5%;
Bậc tiểu học: 83 sáng kiến = 85,5%;
Cấp THCS: 58 sáng kiến = 85,5%.
2. Tổng số sáng kiến xếp loại không đạt: 39 sáng kiến = 15,8%;
Ngành học Mầm non: 14 sáng kiến = 17,5%;
Bậc tiểu học: 14 sáng kiến = 14,5%;
Cấp THCS: 11 sáng kiến = 14,5%.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Đa số các sáng kiến đã đưa ra được sự cần thiết (lý do tạo ra sáng kiến)
đối với những vấn đề cần được giải quyết trong lĩnh vực giáo dục, phù hợp với
thực trạng cơ sở cũng như đã xác định được mục đích của việc thực hiện sáng

kiến. Tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn đề, đưa ra được các hạn chế của
giải pháp cũ để phân tích và tìm tịi cải tiến cũng như áp dụng một số giải pháp
mới trong q trình thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy,
chăm sóc giáo dục. Lựa chọn sáng kiến thực hiện phù hợp với thực tế của đơn vị
trường.
- Đa số các sáng kiến đã xác định cụ thể phạm vi triển khai thực hiện
(phạm vi về đối tượng, phạm vi về thời gian, phạm vi về không gian) để từ đó
đưa ra các giải pháp thực hiện và các bước thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị.
- Về mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Đa số các sáng kiến đã
xác định được bản chất của vấn đề nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng, xác
định những ưu điểm, khuyết điểm của các giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết
phải có sáng kiến. Mơ tả giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến: Nhiều sáng kiến
đã làm rõ được tính mới (giải pháp riêng của tác giả), cách thức tiến hành và các
điều kiện để thực hiện đối với từng giải pháp mới; có ví dụ, hình ảnh minh
chứng, hiệu quả sáng kiến có tính xác thực như: Ngành học Mầm non: đ/c Lê
Thị Lan - HT MN Nùng Nàng, đ/c Đỗ Thị Giang - MN Bản Hon, đ/c Tạ Thị
Thúy - MN Thèn Sin, đ/c Chẻo Quai Thọ - MN Giang Ma đ/c Phạm Thị Huyền MN Tả Lèng….; Bậc Tiểu học: đ/c Nguyễn Thị Hường - TH Số 1 Bình Lư, đ/c
Nguyễn Thị Thanh Thủy - PTDTBT TH Sùng Phài, đ/c Hoàng Đức Cảnh PTDTBT TH Bản Hon, đ/c Hoàng Thị Vui - PTDTBT TH Thèn Sin, đ/c Lê
Thị Nhung - PTDTBT TH Giang Ma; Cấp THCS: Đ/c Nguyễn Thị Thủy THCS Nùng Nàng, đ/c Phong Mai Duyên, Nguyên Thị Lan Anh, Vũ Thị Thúy THCS Thị Trấn; đ/c Phạm Thành Trung, Đặng Văn Long - THCS Bản Bo…


- Đa số các sáng kiến sau khi áp dụng tại cơ sở đã cơ bản giải quyết thực
trạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở mang lại hiệu quả thiết thực,
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh đại trà, chất lượng
học sinh giỏi, hiệu quả sáng kiến có tính xác thực: Sáng kiến Đ/c Nguyễn Thị
Xuyền - THCS THCS Hồ Thầu, đ/c Nguyễn Thành Trung, Đặng Văn Long THCS Bản Bo, đ/c Nguyễn Thị Thủy THCS Nùng Nàng; Hồng Đình Tiến –
THCS Hồ Thầu, Giáp Văn Giang – PTDTBT THCS Khun Há, Nguyễn Thị Hà –
THCS Thị Trấn…
- Đa số sáng kiến được trình bày theo đúng cấu trúc quy định, các cá
nhân, nhóm thực hiện sáng kiến đã có sự đầu tư nghiên cứu, áp dụng thực tế tại

cơ sở. Tên sáng kiến cơ bản phù hợp với vị trí công tác, nhiệm vụ phân công.
- Đa số các sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả tại đơn vị
(phạm vi trường, lớp). Nhiều sáng kiến có thể áp dụng triển khai thực hiện đối
với các đơn vị trường khác có cùng điều kiện tương đồng trên địa bàn. (sáng
kiến của các đ/c Nguyễn Thị Thủy – THCS Nùng Nàng; đ/c Chử Minh Hiền –
THCS Bình Lư; đ/c Phạm Thành Trung – THCS Bản Bo...)
2. Hạn chế
- Một số sáng kiến chưa làm rõ sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện
sáng kiến (vì sao lại có sáng kiến), đặt vấn đề lan man, xa rời thực tiễn, không
bám sát vấn đề nghiên cứu, xác định lẫn mục đích và hiệu quả sáng kiến, trình
bày dài dòng, hành văn trùng lặp: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ 3, 4 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể ”
của Đ/c Phạm Thị Vân Anh Trường MN Sơn Bình, sáng kiến “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học
qua hoạt động kể chuyện tại lớp MGL Sàn Phàng Cao, trường Mầm non
Khun Há”. Của đ/c Đinh Thị Loan - MN Khun Há. Sáng kiến “Một số biện
pháp rèn khả năng nói trong lĩnh vực phát triển ngơn ngữ cho trẻ 2 - 3 tuổi, lớp
Nhà trẻ, lớp Mẫu giáo bé - Xì Miền Khan - Trường Mầm non Nùng Nàng” Của Đ/c
Lý Thị Hoài - Lưu Thị Xoan MN Nùng Nàng. …; Bậc Tiểu học: sáng kiến đồng
chí: Nguyễn Thị Hà - Nhân viên trường PTDTBT TH Bản Bo, đ/c Giàng Lù
Mẩy, Nguyễn Thị Hằng - PTDTBT TH Sơn Bình, đ/c Đặng Thị Thu, Bùi Thị
Hường - PTDTBT TH Giang Ma,...; Cấp THCS: Sáng kiến của Đ/c Đoàn Thị
Thư - THCS Nùng Nàng, Đ/c Nguyễn Thị Thảo - THCS Tả Lèng, đ/c Nguyễn
Thị Hiền - THCS Bản Giang, Trần Thị Liễu - THCS Nùng Nàng,…
- Một số sáng kiến chưa xác định được phạm vi triển khai thực hiện, chưa
làm rõ phạm vi về đối tượng, thời gian, không gian của vấn đề nghiên cứu, nên
các giải pháp đề xuất khơng phù hợp, khó có khả năng áp dụng rộng rãi: Sáng
kiến “Một số giải pháp của giáo viên không chun trong cơng tác bồi dưỡng
học sinh giỏi mơn Tốn 6 ở trường THCS Sùng Phài” tác giả Cấn Xuân Khanh;
- Một số sáng kiến chưa biết mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến,

chưa xác định được bản chất của vấn đề nghiên cứu, chưa phân tích, làm rõ thực


trạng của vấn đề nghiên cứu, chưa xác định những ưu điểm, khuyết điểm của các
giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết phải có những giải pháp mới. Một số sáng
kiến chưa làm rõ được tính mới, chưa phân tích được những hạn chế của các giải
pháp cũ để làm cơ sở đề xuất giải pháp mới, chưa nêu được cách thức tiến hành
và các điều kiện để thực hiện đối với từng giải pháp mới. Hệ thống giải pháp đưa
ra chưa có tính khả thi cao, nhiều giải pháp cũ, thiếu tính khoa học; cách thức
trình bày giải pháp chưa đảm bảo theo văn bản hướng dẫn.
- Một số sáng kiến chưa thể hiện được hiệu quả, đánh giá hiệu quả mang
tính chủ quan, khơng đủ căn cứ, hiệu quả sáng kiến chưa có tính xác thực: đ/c
Nguyễn Văn Khương - MN Giang Ma “Một số biện pháp tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh tại trường Mầm non Giang Ma”. Đ/c Điêu Thị Minh - Lê Thị
Hồng Phong - MN Thèn Sin “Một số giải pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ 2536 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ Trung tâm - Trường Mm non Thèn Sin”….. đ/c
Hoàng Thị Huệ - Nguyễn Thị Loan - MN Hồ Thầu “Một số biện pháp duy trì tỷ
lệ chuyên cần tại nhóm lớp - Trường mầm non Hồ Thầu”; Tiểu học: đ/c Nguyễn
Thị Lan Hương, Lò Thị Hương – PTDTBT TH Nùng Nàng, đ/c Lò Văn Lả, Tạ
Minh Hường, Phạm Phương Đông – PTDTBT TH Khun Há, Nguyễn Thị Lai,
Phạm Thị Yến – PTDTBT TH Bản Bo.....; THCS: Số liệu chứng minh chưa có
tính thuyết phục, chưa chỉ ra được hiệu quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến
để so sánh, sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả không cao (đ/c Nguyễn Thị Thảo –
THCS Tả Lèng, đ/c Trần Thị Liễu - THCS Nùng Nàng, đ/c Nguyễn Thị Hiền THCS Bản Giang, Nguyễn Trung Kiên – THCS Sùng Phài),…
- Một số sáng kiến chưa làm rõ được phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
(phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng áp dụng), Một số sáng kiến có ảnh
hưởng trong phạm vi hẹp, các biện pháp chưa có tính khả thi, khó triển khai,
nhân rộng (đ/c Hà Thị The, đ/c Ninh Thị Thúy Ngân – THCS Bản Bo,...)
- Một số sáng kiến chưa đảm bảo các nội dung theo cấu trúc theo quy định
tại QĐ số 29/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Lai Châu. Một
số sáng kiến căn chỉnh văn bản chưa đảm bảo theo quy định, sử dụng văn nói

trong hành văn, câu từ sử dụng thiếu chặt chẽ, sai lỗi chính tả. (đ/c Nguyễn Thị
Thảo- THCS Tả Lèng)
3. Nguyên nhân
- Một số đơn vị trường chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác viết và áp
dụng sáng kiến tại đơn vị, chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tư vấn cho giáo
viên trong việc thực hiện sáng kiến;
- Hội đồng sáng kiến của một số đơn vị chưa hiệu quả trong việc tư vấn,
thực hiện sáng kiến; chưa thực hiện việc khảo sát, kiểm tra hiệu quả áp dụng
thực tế ở từng thời điểm, việc đánh giá hiệu quả sáng kiến cịn hình thức nên
một số sáng kiến hiệu quả không cao;
- Một số tác giả thiếu sự đầu tư, nghiên cứu tìm tịi trong q trình thực
hiện, áp dụng sáng kiến vào thực tế cơ sở. Việc viết sáng kiến chưa xuất phát từ


những việc làm của bản thân, cịn mang tính hình thức và thành tích.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với các trường trực thuộc
- Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng sáng kiến nhà trường tiếp tục quán triệt,
triển khai, thực hiện các văn bản quy định về hướng dẫn thực hiện sáng kiến:
Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014; Quyết định số 32/2015/QĐUBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Lai Châu và các văn bản hướng dẫn của
Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện sáng kiến; nêu cao tinh thần trách
nhiệm, quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác viết sáng kiến, đưa nội dung chỉ
đạo thực hiện sáng kiến vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
- Tư vấn, định hướng, chỉ đạo thực hiện các sáng kiến gắn với chức năng
nhiệm vụ được giao nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém tại đơn vị. Quan
tâm đến đội ngũ nhân viên, giáo viên công tác tại điểm bản khó khăn,… có
nhiều sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ;
- Đánh giá, xếp loại sáng kiến cuối năm phải căn cứ vào hiệu quả thực tế
của sáng kiến và chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Đối với những sáng kiến được Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT xếp

loại Đạt, quán triệt tới cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị nghiên cứu áp
dụng, để nâng cao hiệu quả công việc;
2. Đối với cá nhân thực hiện sáng kiến
Đầu tư thời gian nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện sáng kiến,
căn cứ nhiệm vụ được giao và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, định hướng việc áp dụng các giải pháp vào thực tế q trình
cơng tác cũng như việc thực hiện sáng kiến cho năm học tiếp theo đảm bảo tính
hiệu quả, thiết thực.
Trên đây là Báo kết quả thực hiện, đánh giá, xếp loại sáng kiến ngành
GD&ĐT năm học 2017 - 2018. Phòng GD&ĐT đề nghị hiệu trưởng các trường
trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
KT.TRƯỞNG PHỊNG
- Các trường trực thuộc;
PHĨ TRƯỞNG PHÒNG
- Lãnh đạo PGD&ĐT;
(Đã ký)
- LĐLĐ huyện;
- Các bộ phận thuộc PGD&ĐT;
Nguyễn Minh Chiều
- Phòng KTHT huyện ;
- Lưu: VT.



×