Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

204

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.3 KB, 17 trang )

File #: 204
204
Quê quán: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Sinh năm 1920.
Chức vụ: Tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Tham gia giành chính quyền Cách
mạng tháng Tám ở huyện Quốc Oai. Năm 1945 là Bí thư Huyện ủy huyện Quốc Oai.
Năm 1946 được điều về Hải Phòng làm Hội trưởng Hội Phụ nữ Hải Phòng. Sau đó là
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Phỏng vấn ngày 22 tháng 3 năm 2010, tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Người thực hiện phỏng vấn: Phan Tuấn Phương.
[Bà 204 tuy tuổi đã cao nhưng còn khá khỏe mạnh và minh mẫn. Bà tiếp chuyện phỏng vấn
với thái độ chân thành, vui vẻ, thoải mái, tuy bà có hơi bị nặng tai. Chồng bà đã mất, bà hiện
đang sống với gia đình người con trai và các cháu cùng với một người giúp việc. Gia đình bà
kinh tế khá giả, sung túc].
Đấy thì cho phép cháu được hỏi chuyện bà luôn. Đấy chúng cháu là ở bên Hội Sử học Việt
Nam thì có cái chương trình đi sưu tầm tư liệu về thời gian kháng chiến chống Pháp 1945
-1954, thì những người có tham gia các hoạt động lúc đấy, thì cũng được các bà giới thiệu
đến bà, thì trước hết là cháu muốn xin hỏi bà, bà tên là gì ạ?
Tơi là 204.
Thế là bà là sinh năm bao nhiêu?
Sinh năm 1920.
Tức là bà sinh q nhà mình ở đâu bà?
Q tơi ở Sài Sơn, ở Chùa Thày.
Gọi là xã gì, thơn gì đấy bà nhỉ?
Tức là Sài Sơn, gọi Sài Sơn thế thôi, chùa Thày đấy, núi chùa Thày đấy.
Trước hết là xin bà kể sơ qua về cái hồn cảnh gia đình nhà mình hồi bà cịn nhỏ đấy, ví dụ
các cụ thân sinh ra mình là làm cái nghề gì ạ?
Tơi thì ơng cụ tơi đấy, làm cái nghề thợ điện đây, công nhân thợ điện, tức là làm ở Hà Nội
đấy, cái, cái xí nghiệp bây giờ vẫn đang cịn, cơng nhân đấy. Thế mà cịn mẹ thì làm nội trợ
thơi. Tơi cũng được đi học, mà nếu mà nói mà đi học mà có trường lớp thì học được đến, có
được cái bằng Sơ học yếu lược, thế sau khi về thì về là anh Phan Trọng Tuệ đây, đây là một


cái gia đình mà tơi quen, mà thân, mến, mà anh ấy cũng có một cơ em bằng tuổi tơi, lúc
chúng tơi chơi thân với nhau thì ở làng tơi thì là vì anh Tuệ là cái người hoạt động cách mạng,
thế cả gia đình anh ấy bị nó đuổi về, Pháp nó trục xuất về, về thì, về thì chúng tơi lại là cái
người giác, muốn giác ngộ, anh ấy đưa về, lại về nhà anh ấy, phải nói là được cái gia đình nhà
anh Phan Trọng Tuệ, mà rồi tơi nghe thì anh ấy mất rồi, anh ấy mấy là mất cái con đường, về
con đường, con đường 9 đây này, anh ấy, anh ấy là một người hoạt bát, nhanh nhẹn, với lại
anh ấy có trình độ học văn hóa nhiều hơn, thế cho nên anh ấy vào cái loại, tơi thì gia đình anh
ấy bị trục xuất về thì cơ em với tơi thường hay, ở đây là trại, đây là một cái trại, trên kia là
làng, đấy thế là làng người ta đông người ta mới xuống ở đây, người ta lập một cái trại. Thế
cái trại ở đây thì là cách làng hàng cây số, thế thì tơi về thì tơi cũng ở đây, tơi ở làng, ở trại,
thế ở trại thì ở, thế thì anh ấy giao cho tơi, mày ở dưới đấy bây giờ là phải vận động, đấy. Thế
thì tôi lúc bấy giờ, cũng là một, gọi là một người phụ nữ, lúc bấy giờ vào quãng độ hơn 20,
nhưng mà tơi thì tơi là nhanh nhẹn mà tháo vát, thế, thế lúc bấy giờ ở làng có cái Hội cứu tế,

1


File #: 204
đấy thế rồi, Hội Phụ nữ cứu tế, tôi là hồi, các cái đấy giờ lâu ngày rồi cũng quên, anh ấy bảo
thôi, bây giờ về là về dưới đấy vận động, thế tơi về dưới này thì tôi vận động là, năm đấy tôi
nhớ là năm 34, tháng tư thì anh ấy bảo về, thế tơi mới liên lạc được một nhóm người, thì là
coi như là, lúc bấy giờ thì mình cứ đi vận động những người này, là người ta thân với mình,
chơi với mình, đâm ra mình vận động người ta vào, thì tức là vào cái chi bộ, thế đấy chính là
thành lập năm 34, nhưng mà thành lập lên thì là đương nhiên là tơi làm Bí thư chi bộ lúc bấy
giờ, đấy.
Thế lúc đấy là gọi là Việt Minh bí mật đấy hả bà?
Vâng đấy, thời lúc bấy giờ là bí mật đấy, thế là tôi, tôi làm nhưng mà đây tôi làm, nhưng tôi ở
dưới cái trại, đấy cái trại bây giờ.
Cái trại lúc đấy là ở đâu bà nhỉ?
Hả?

Cái trại là ở đâu ạ?
Trại đấy bây giờ là, trước là gọi là trại Minh Đức đấy, bây giờ nó ở ngay ở dưới đấy, cách
chân làng một cây số.
Cách chỗ Sài Sơn đấy ạ?
Một cây, đấy thế là tôi thành lập, tức là tôi thành lập được cái chi bộ đấy lên thì là năm 34,
thế là đương nhiên là tơi làm Bí thư ln đấy, thế, cho nên là lúc bấy giờ có cái phong trào
Việt Minh thì tôi lại tuyên truyền Việt Minh cho mọi người vào các cái đấy, tức là cái cái trại
dân đấy là, tôi là người giác ngộ xong là tôi tuyên truyền, ở đấy là phụ nữ rồi thì là cả nam
giới nữa, dấy thế là là đấy, bây giờ cái trại đấy người ta vẫn còn đấy, vẫn còn cách ở trên, trên
cái làng này một cây số là xuống đến đấy, là bây giờ người ta cũng, mà bây giờ người ta cũng
có lẽ chết rồi. Đây này, những cái người mà, mà tôi giác ngộ cũng một số người khơng cịn
nữa, chết rồi đấy, thì năm, bấy giờ là tôi thành lập cái chi bộ ở đấy xong là, là đương nhiên là
tơi làm Bí thư.
À cái khi mà Nhật đảo chính Pháp mùng 9 tháng 3 năm 45 đấy bà?
Hả?
Khi Nhật đảo chính Pháp mùng 9 tháng 3 năm 45 đấy thì bà có được chứng kiến những cái
việc gì khơng?
Cái gì anh?
Nhật đảo chính Pháp mùng 9 tháng 3 năm 45?
Thì tơi là vẫn ở dưới địa phương đấy, thế là tôi, tôi vẫn giữ những cái, cái, những cái người
mà tôi giác ngộ được là người ta vẫn theo tơi, vì tơi là được tín nhiệm, ở đấy là cả, không
những là nam, à không những là nữ mà cả nam nữa, đấy thế là, thì, thì tơi ở đấy là tơi coi như
là cái hạt nhân ở phía dưới đấy.
À lý trưởng với chánh tổng cái thời trước Cách mạng tháng Tám đấy bà, ở làng mình họ hoạt
động thế nào?
Ối trời ơi, nó cũng khiếp lắm, nó cũng, ở làng rồi ở trên làng đấy, tôi ở dưới trại, nhưng mà
tôi ở dưới trại được cái là tơi có cái lợi thế ở chỗ là, ông cụ nhà tôi làm về thợ điện, thế cho
nên là cái lúc bấy giờ đã làm với cái làng bên gọi là nhà nước đấy, là có thế, thế cho nên là
chúng tơi ở đấy thì khơng có ai động chạm gì đến. Ví dụ bây giờ có khi mà cái thằng lý
trưởng nó đi khám, khám cái người giấu, giấu các thứ ngơ khoai mà nó bắt người ta đấy, thế


2


File #: 204
nó vào mà tơi nói, thì là đến lúc ơng bố tơi mà nói kia là nó về nó cự, cấm khơng được vào,
đấy thì mình có một cái lợi thế đấy, thế là hoạt động.
Lý trưởng lúc đấy bà có nhớ tên là gì khơng?
Lý trưởng là ông lý trưởng Bảo, thế, thế mà sau cách mạng, cách mạng mà thành cơng một
cái thì là lên là, tay đấy là tơi cịn, cịn, tay đấy là tơi cũng truy cho cẩn thận chứ khơng có lơi
thơi gì.
Truy cái gì ạ?
Truy tức là, tức là lấy lột triện lại, là mình sẽ cử người khác lên làm, khơng để nó làm nữa.
À cái hơm cướp chính quyền Cách mạng tháng Tám thì bà tham gia cướp chính quyền ở
đâu?
Tôi ở ngay huyện Quốc Oai, mà cướp ở đấy một cái thì là, Chương Mỹ là tơi, Chương Mỹ thì
sang nhưng mà, Chương Mỹ khơng thạo, tơi ở đây thì tơi thạo mà lại cùng gặp nhau, hai bên
phối hợp lấy, lấy và, lúc bấy giờ thằng huyện nó lên đê chống, chống lụt, thế là chúng tơi lật
chính quyền luôn, thành lập ngay Ủy ban, đưa ngay người vào là đặt chính quyền ngay huyện
Quốc Oai.
Cái lúc đấy là mình đưa ai lên làm Chủ tịch lâm thời đấy ạ?
Đồng chí Yển, đồng chí Yển, mà khơng biết bây giờ đồng chí có cịn khơng, vì lâu lắm rồi.
Cái lúc đấy Ủy ban lâm thời có đơng người khơng bà?
Dạ?
Ủy ban lâm thời lúc đấy có đơng người không?
Lúc bấy giờ ông ấy là ông Hiển, thế rồi cơ em ruột tơi thì là, là Phó Chủ tịch, bọn tơi đưa
ngay người của mình vào, thế là thành lập Ủy ban đàng hồng. Thế mà cịn tơi đấy thì tơi, lúc
bấy giờ tơi làm Bí thư Huyện ủy Quốc Oai, thế là trong cái thời gian lúc bấy giờ, tức lúc bấy
giờ xong một cái thì tơi có một, một đồn người đi, đi hoạt động, thì lúc bấy giờ mới bàn là
thôi bây giờ tốt hơn hết là các cái đồng chí đi về các huyện thành lập Ủy ban nhân dân, đấy

thế là phân đi hết, thành lập Ủy ban nhân dân từ xã lên, đây thế là, là ý thức rất rõ như vậy,
thế. Thế cịn tơi thì tơi lại cũng, người ta bảo thơi chị vào làm Phó Chủ tịch, bảo khơng, tớ
bây giờ chỉ có làm cơng tác Đảng, thì tơi làm Bí thư huyện ủy Quốc Oai.
00 giờ 10 phút 43 giây
Cái lúc mà bà em bà đấy là tên là gì đấy ạ, làm Phó Chủ tịch đấy ạ?
Em mẹ tơi là cũng, em ruột tôi là Nguyễn Thị, cô ấy là Nguyễn Thị Bình.
Nguyễn Thị Bỉnh ạ?
Cơ ấy là tên thật là cơ ấy là Nguyễn Thị Bình Nhúng, bây giờ, cô ấy bây giờ cô cũng đang,
nhà ở gần đây, ngay ở Lý Nam Đế đây, thế là cô ấy về cơ ấy làm Phó Chủ tịch.
À bà có thể kể lại cho cháu cái hơm mà mình đi cướp chính quyền Cách mạng tháng Tám
được khơng, cái hơm mà bà đi cướp chính quyền đấy nó diễn ra thế nào?
Nói là cũng được thơi là vì thế này, khi mà tôi được lúc bấy giờ tôi tức là năm 34 đấy, thì tơi
là, là tơi thành lập chi bộ đồng thời tơi làm Bí thư ln đấy, vì lúc bấy giờ là mình lập ln thì
mình làm ln mình điều khiển thì khơng nói là Bí thư, mà coi như đương nhiên là Bí thư chi
bộ rồi, đấy là đứng về Đảng đấy, thế thì là, hơm mà cướp chính quyền huyện đấy là thấy là

3


File #: 204
bây giờ ngoài Hà Nội cũng đã, đã bị hạ rồi, thế là mình cũng phải làm, lập ln của mình,
đất, thế lập ln thì hơm đấy là Chương Mỹ cũng sang, tức là tổ tôi là thành lập là anh ấy là
anh Yển, trơng có vẻ tư thế đấy làm Chủ tịch, lại là người của bên tơi, thì đưa anh ra để làm
Chủ tịch, thì cơ em tơi thì tơi lại phải đưa ra làm, là vì nó đưa cái người nịng cốt của mình ra
làm Phó Bí thư, Phó Bí thư thì, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, thì đấy thành lập huyện như thế,
cịn đồng thời tơi lại cịn một nhóm đến, bây giờ khơng biết cịn, ơng cịn, ơng chết rồi đến
chục ơng hơn đấy, thế tơi bảo thơi bây giờ thì là lấy chính quyền huyện rồi, thì bây giờ tất cả
các anh đi về các địa phương thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời.
Cái lúc đấy mình có nhận được chỉ thị của Trung ương khơng bà?
Dạ?

Mình có nhận được cái chỉ thị của Trung ương về cái việc thành lập Ủy ban lâm thời đấy
khơng?
Chả có gì cả, chúng tôi cứ chủ động chúng tôi làm, thế tôi bảo bây giờ chính quyền của mình
thì là mình phải lập từ dưới lên trên, đấy ý thức của tơi nó như thế.
Tức là lúc đấy cũng chưa có chỉ thị gì của Trung ương?
Chưa có chỉ thị gì cả, thành ra là bắt đầu đi hết lượt, ngày xưa cái huyện của tôi là cái huyện
loại khá nhất đấy, lúc bấy giờ, thế là lúc bấy giờ đi thành lập, mà ngay tơi là, tơi thì tơi về tơi
trực tất ngay ở huyện đấy rồi, là xong là tôi về ngay địa phương tôi, địa phương tôi là ở Chùa
Thày đấy, đấy về đấy thành lập Ủy ban.
À cái lúc mình giành chính quyền thế thì cái tầng lớp cũ, chính quyền cũ nó có phản ứng gì
khơng bà?
Nó chả có phản ứng gì, thì tơi lúc bấy giờ là lý trưởng các thứ là thu triện hết, nhưng làm mà
mà ở cái địa phương tôi đấy, lúc đấy tôi thì tham gia lãnh đạo tơi lại ở dưới trại cơ, cách một
cây số mới về làng, là người ta làm theo, đứng ra làm theo, lấy triện chiếc các thứ là thu hết.
Sau khi mình thành lập cái Ủy ban lâm thời rồi thì những cái tầng lớp lý trưởng, chánh tổng
đấy họ có được tham gia vào cái bộ máy chính quyền của mình khơng bà?
Nói chung thì là khơng, khơng có, có, phải là cái anh là thật tốt, lúc bấy giờ tơi lấy, mình,
mình cướp hết, cướp hết cả triện chung, khơng để cho có, vì nó là chính quyền cũ.
Cái lúc mà trước Cách mạng tháng Tám đấy, khi mà Nhật đảo chính Pháp đấy bà, thì ở chỗ
huyện mình nó có xảy ra chuyện gì khơng?
Khơng, huyện mình lúc đấy khơng có gì.
Nhật đảo chính Pháp đấy?
Khơng có cái gì cả, mà ở đấy là cái làng tơi là có cơ sở cách mạng từ bí mật, thế thành ra là
các vị ấy giữ được, mà đấy là lại các vị ở trên đấy chứ, trên tơi, cịn tơi thì tơi ở dưới trại, thế
thành ra việc ở trên, trên đấy làm còn việc, làm ở trên đấy làm được thì ở dưới chúng tơi cũng
làm thơi, khơng có vấn đề gì cả.
Thế lúc mà sau khi mình giành chính quyền xong thì có cịn Việt Nam Quốc dân đảng hoạt
động khơng bà?
Cịn, Việt Nam Quốc dân đảng còn chứ, thế nhưng mà nhất định chúng tơi diệt, khơng để cho
nó hoạt động.

Lúc đấy là ai cầm đầu Việt Nam Quốc dân đảng ở vùng đấy ạ?

4


File #: 204
Cầm đầu thì khơng ai cầm đầu nhưng mà, tức là ở cái địa phương nào có người thì ở địa
phương đấy là lo làm, chứ khơng ai cầm đầu, mà cũng khơng ai chống lại, mình lúc bấy giờ
cái thế của mình mạnh, thế, nó như thế đấy, nhưng mà tơi thì tơi ở dưới, tơi ở dưới trại, thế thì
lúc bấy giờ thì, cịn ở trên làng này thì trên đấy cũng đã có những các đồng chí có trình độ họ
làm.
À thế sau khi mình giành chính quyền xong là bà bắt đầu giữ chức vụ gì nhỉ?
Hả?
Lúc mình giành chính quyền Cách mạng tháng Tám xong là bà giữ được chức vụ gì, người ta
phân cơng mình giữ chức vụ gì?
Tơi lúc bấy giờ thì ở, tơi chỉ làm.
Bên Đảng đấy hả?
Bí thư Huyện ủy, thế tôi làm tôi ở dưới đấy, ở hẳn ngay huyện, tơi đi hồn thành cơng việc
của, của tỉnh đấy, của Ủy ban đấy, thế đồng thời tôi làm mấy việc lớn này này, mà ông Văn
tôi yêu cầu cũng chết rồi, là tuyển tất cả những, tôi làm mà lúc bấy giờ cũng chả có thước
đâu, đo vào cái tường thế kia đấy thì, cứ mà người nào mà đúng là thước sáu, thước sáu, từ
thước sáu trở lên là tuyển quân, rồi là tuyển, tuyển không phải là tuyển cho mọi người đi đâu,
tuyển xong rồi, có giấy viết, viết thư cho đồng chí là Văn Tiến Dũng, rồi các đồng chí qn
sự mà tơi, của địa phương ở trên đấy là tôi đưa đi hàng trung đội, đem lên, thế rồi cho các
đồng chí thành lập bộ đội, làm là lúc bấy giờ là tôi tuyển bao nhiêu đợt quân lên cho, cho để
mà thành lập qn đội gìn giữ của cái tỉnh Hà Tây, ln ln lúc nào cũng nghĩ đến gìn giữ,
đã lấy rồi thì là phải giữ.
À cái lúc mà bà làm Bí thư Huyện ủy như thế thì mình có trụ sở riêng khơng bà?
Có một cái trụ sở ở đấy, bây giờ vẫn cịn đấy, bây giờ các đồng chí khơng biết là cịn, trụ sở
tơi ở ngay ngồi đấy. Thì tơi chả có thước đo, cứ làm, đo từ dưới đất lên, cứ anh nào từ thước

sáu, đánh cái dấu đấy được thì là tuyển, nhưng mà tuyển khơng phải tuyển một người một,
tuyển hàng trung đội lên là cho trung đội xếp hàng đi rất là oai hùng, tôi làm cái gì tơi vừa
làm tơi vừa tun truyền cho các anh, là vì lên đấy.
Cái lúc bà làm như thế thì mình có các phương tiện thiết bị để hoạt động khơng bà, ví dụ như
máy chữ hoặc là đài gì khơng?
Hả?
Cái lúc bà làm ở Bí thư Huyện ủy đấy thì mình có máy chữ hoặc là đài để làm việc khơng?
Máy gì?
Máy chữ đấy?
Chả có cái gì, tay làm hết, được có mội cái là tịch thu được cái xe đạp thì là đi, trước thì là
khơng đi xe, thì cịn có xe đạp đi thế thơi (cười).
00 giờ 19 phút 48 giây
Cịn trước thì tồn đi bộ đấy?
Hả?
Trước thì tồn đi bộ đấy?

5


File #: 204
Toàn đi bộ, đi bộ nhưng nhanh lắm, thế rồi thì là, mời những cái người cảm tình đối với Việt
Minh, rồi cái người bộ phận của tôi là của Huyện ủy, thì đấy. Thế hai nữa là xung quanh đấy
là ở cái huyện đấy, huyện Quốc Oai đấy, ừ Huyện ủy đấy mà gần, gần đấy là người ta nấu
cơm cho tất cả những cái người ăn rồi không lấy tiền, thế lúc bấy giờ cơm nước thế lắm, nấu
cơm, thế phải nói rằng cái tuần lễ mà quyên vàng đấy, mà sau khi đấy tôi không ở, tôi là cái
lãnh đạo cái huyện đấy, đấy là cái điểm mà cao đấy, không hề động chạm một tí nào, trong
trắng hết cả.
Thế cái Tuần lễ vàng đấy mình có qun được nhiều vàng khơng bà?
Tơi khơng biết, vì tơi khơng làm cái việc đấy, tiền bạc là tôi không làm, tôi chỉ làm cái công
tác, thế cho nên.

À cái lúc bà làm như thế là có máy, à có đài để nghe khơng?
Hả?
Có đài để nghe khơng ạ?
Chả có cái đài gì cả, chỉ có là bằng mồm, mồm tôi cũng to lắm cơ (cười), lúc bấy giờ là, mà
lúc bấy giờ cũng uy tín nhớ, uy tín từ xã cho lên đến huyện.
Thế khơng có đài như thế thì mình nhận những tin tức trong nước, quốc tế bằng cách nào
bà?
Tơi chả nhận cái gì ở quốc tế cả, thế bây giờ tôi cứ biết là trăm thứ là tơi chỉ nhìn vào Hà Nội,
Hà Nội đã thành lập cái này, Hà Nội đã lấy như thế này, Hà Nội như thế này, thế, từ, từ cái
chỗ Hà Nội tôi đưa về, mà đưa về như thế là cán bộ của tơi có, thế tơi lại được cái tin đấy tơi
lại nói lại cho các đồng chí của tơi nhiều, lúc bấy giờ là, trước thì độ chừng năm chục người,
sau phải đến hàng trăm, tôi nói là nói tất cả các cái đồn, truyền tun truyền mồm.
À những cái thông tin như là thành lập Chính phủ lâm thời ở Hà Nội là bà cũng nghe được
cả chứ hả?
Tôi nghe được hết, ở Hà Nội có người về báo thì được nghe, thế rồi xong rồi nói lại cho cán
bộ của mình đấy, đi ở trong huyện nói.
Cái lúc đấy có báo để đọc khơng bà?
Chả có cái gì, thế là cái người đi Hà Nội về người ta nói thì mình biết, người ta nói mình
nghe cái hay, cái đúng, cái mình cho là đúng, cịn mình cũng khơng nghe vu vơ rồi tun
truyền, tơi chả có tun truyền sai bao giờ.
À khi mình ký với Pháp cái Hiệp ước sơ bộ mùng 6 tháng 3 đấy bà thì...?
Hả?
Mình ký cái Hiệp ước sơ bộ ngày mùng 6 tháng 3 năm 46 đấy thì mình, ở địa phương mình
có cái phản ứng gì khơng?
Sơ bộ lúc bấy giờ tôi cũng không.
Hiệp ước sơ bộ?
Đấy để các vị trên đấy làm, tơi thì khơng được biết, rồi có các đồng chí người ta ấy người ta
làm, thì lúc bấy giờ làng tơi cũng có nhiều người có trình độ, học cao, biết thế làm, là một cái
làng có nổi tiếng về khách quan, thế thành ra cũng được các đồng chí làm.
À thế bà vào Đảng năm nào nhỉ?


6


File #: 204
Thì tơi vừa mới, hơm qua vừa nói là, anh Phan Trọng Tuệ anh mới bảo tôi là, anh ấy bảo, bây
giờ cô phải về để mà thành lập dưới xã, ở dưới chi bộ trại, thì tơi ở trại, trại tức là cách làng
một cây số, thì là tơi, năm 34.
34 thì bà vào Đảng?
34 thì là thành lập, mà thành lập cái là đương nhiên tôi làm Bí thư ln, cũng chả ai bầu tơi
cả, thế là khi làm thì là thành lập một nhóm người cái thì tơi làm ln Bí thư, tự nhiên chả ai
bầu cả.
Lúc đấy là bà vào Đảng cũng khơng có người giới thiệu nào?
Vào Đảng cũng không, thế tôi, tôi thành lập nên cái thì là đương nhiên tơi làm Bí thư.
Tức là mình là người thành lập đầu tiên đấy?
Đầu tiên đấy, đầu tiên ở dưới trại, xong thì là đi lên làm, trên làng lại có đồng chí khác, cịn ở
địa phương mà tơi làm bây giờ đấy, thì là vẫn, vẫn cịn trại.
À sau này bà có đi dự những cái lớp chỉnh huấn chỉnh Đảng nào khơng?
Tơi khơng, khơng, tơi chỉ đi có một, một cái lớp đấy là, anh không biết là anh Trường Chinh
hay ai giảng đấy, thế anh ấy hỏi tôi là chị viết có được khơng, có kịp khơng, bảo có thế thơi,
thì một lớp.
Cái lớp đấy là mở ở đâu đấy bà?
Hả?
Cái lớp đấy là người ta mở ở đâu ạ?
Hồi đấy là mở đấy là mở cho chung cả huyện.
Nhưng cái lớp đấy người ta giảng cho mình cái gì đấy ạ?
Hả?
Người ta giảng cho mình cái gì đấy ạ, người ta dạy cái gì trong cái lớp đấy?
Lớp đấy là giảng cho mình về cái, cái, cái nói lên cái, người ta cho mình biết là, bây giờ đế
quốc là thế nào, đấy, đế quốc là thế nào, thế rồi thì là dân chủ là thế nào, đấy người ta giảng

cho, chỉ có mấy ngày thơi, mà lúc bấy giờ là anh Trường Chinh này, anh hỏi, tôi cũng ngồi tơi
họp, anh ấy hỏi, chị có viết kịp khơng, bảo viết được ạ, kịp ạ, thế.
Tức là lúc đấy mình học như thế là mình chỉ nghe và ghi chép thôi à bà, hay là người ta phát
tài liệu cho mình?
Chả có tài liệu, ơng ấy cứ nói đến đâu thì ghi đến đấy, phải do biết chữ mới ghi nhanh được,
ơng hỏi chị có ghi được khơng, bảo tơi ghi được.
Nhiều người mà khơng biết chữ thì làm sao mà ghi được nhỉ?
Thế, cái đấy thì lại chả biết, đằng này tôi là.
Sơ học yếu lược rồi?
Tôi biết rồi, sơ học yếu lược rồi, và hai nữa là vào hàng, vào cái loại trình độ cũng, cũng,
trình độ viết thì cũng nhanh, và hai nữa là trình độ về chính trị cũng khá, thế, thế lúc bấy giờ
tơi cũng là cái loại là, lúc bấy giờ là học đã qua sơ học yếu lược rồi lại còn ấy cơ mà, khơng
phải là bình thường, mà lại giác ngộ nhưng người hiểu biết.

7


File #: 204
Mỗi cái lớp đấy học xong mình có phải viết kiểm điểm hay là tổng kết gì khơng ạ?
Khơng, chả viết kiểm điểm gì, anh chép sách anh đem về, thế thơi.
Lúc đấy người ta có phổ biến cái tư tưởng của Mao Trạch Đông không bà?
Không, chả có gì, chỉ nói lên là chế độ đế quốc như thế nào, hay là chế độ của mình như thế
nào, bây giờ mình phải làm gì, đấy ba cái điểm đấy. Thế thì là bây giờ anh nào viết được
nhanh thì anh ấy viết, anh nào khơng viết được thì anh ấy chịu ngồi. Nhưng mà cũng có
nhiều, có những đồng chí người ta khơng viết nhưng mà người ta nhớ được hết các anh nghe.
Thế cứ nghe và nhớ thôi?
Hả?
Cứ nghe và nhớ thôi?
Nghe và nhớ, biết chữ lúc bấy giờ ít lắm, nhưng mà tơi đấy là cái loại khá, một là cái trình độ
hiểu biết, nó có những cái tiến bộ. Thứ hai nữa là cái viết, viết của tơi thì các đồng chí giảng

thì tơi viết rất nhanh, đấy.
À thế cái lúc mà Bình dân học vụ, bà có đi tham gia dạy Bình dân học vụ khơng?
Khơng, tơi khơng làm.
Cái lúc Bình dân học vụ thì ở địa phương mình tổ chức có rầm rộ khơng bà?
Cái chỗ đấy thì cũng có tổ chức rầm rộ, cũng có rầm rộ, địa phương thì là cái việc đấy là của
những đồng chí khác, người ta làm người ta phân cơng mình làm, thế thì là, tơi là có cái là
bao giờ cũng có cái ý thức xây dựng, thế.
Thế bà làm Bí thư Huyện ủy xong thì bà làm cái gì nữa?
Tơi làm Bí thư Huyện ủy xong thì tức là nhà tơi anh ấy làm qn sự ở Hải Phịng, thì là các
đồng chí bảo thơi để cho, anh chị ấy đã bí mật, đã phải xa nhau rồi cho về cho nó gần, thế
điều tơi xuống cơng tác ở Hải Phịng, thế tơi ở dưới Hải Phịng, Hải Phịng, Hải Phịng thì là,
là trực tiếp ở dưới đấy làm xây dựng các cái huyện, các thứ, cơng tác Hải Phịng.
Tức là mình làm công tác Phụ nữ à bà?
À không, tôi ở Hải Phịng tơi xuống tơi xây dựng chung của Hải Phịng, thế xong rồi nhưng
mà, nhưng mà phải nói rằng tơi quan tâm đến phụ nữ nhiều.
Cái lúc bà làm như thế bà có những cái chỉ thị gì về cho cơng tác Phụ nữ khơng?
Chả có cái gì, tự biên, tự diễn (cười), khơng có cái chỉ thị chỉ thung gì đâu, các ơng khơng có
chỉ thị gì.
Cái lúc đấy phụ nữ hoạt động thì có được ưu tiên cái gì khơng bà, so với nam giới khơng?
Phụ nữ á.
00 giờ 30 phút 01 giây
Trong cái công tác, phụ nữ có được ưu tiên gì hơn với nam giới khơng?
Ưu tiên thì mình làm cái gì thì mình làm thơi chứ, chứ cũng chả ai người ta bảo mình cả, tự,
tự biên, tự diễn mà lại, thế.
Tức là cũng không có cái ưu tiên nào mà riêng?
Khơng, chả có gì.

8



File #: 204

Thế là lúc bà xuống Hải Phòng là khoảng năm bao nhiêu đấy bà nhỉ?
Năm đấy là bắt đầu sau, sau khởi nghĩa cái là tôi xuống.
Thế bà là lấy ơng nhà mình là năm nào?
Lấy thì, trước là, là cái thời kỳ đấy là, là có ở tỉnh đấy là có tổ chức thường, thường là có
những cái cuộc họp, tức là gọi như là của cấp ủy đấy, thế thì, thì cũng là tơi cũng đi họp, ơng
ấy cũng đi họp, thì lúc bấy giờ tơi hãy cịn trẻ mà nhiều ơng là muốn kết hợp làm vợ chồng
nhưng mà tơi thì tơi lại, cũng phải nói là cũng hơi kén, một là kén cái người cũng phải, trông
cũng phải bảnh bao, hai nữa là cũng phải có trình độ. Thế thì trong một cái cuộc họp của cái
tỉnh đấy, cũng có nhiều đồng chí đặt vấn đề mà tôi không chấp nhận, mà tôi chấp nhận nhà
tơi, đấy, tơi chấp nhận là vì sao, một trơng con người rất là đàng hồng, hai nữa là họp các
điều rất dúng đắn, thì cho nên rằng là, cho nên khi vào, nhiều người nói tơi khơng chấp nhận,
anh ấy nói, tơi nhớ cái câu của anh ấy nói là, trái tim tơi đã có ánh sáng mặt trời, người ta
phải biết cái câu nói như thế, là khi anh ấy chiếm được lòng yêu của đấy là có một câu nói
của anh mà mình phải nhớ.
Ơng tên là gì đấy bà nhỉ?
Lê Quang Hịa, nhà tơi mất rồi.
Ơng lúc mất là giữ chức vụ gì ạ?
Hả?
Ơng là giữ chức vụ gì đấy ạ?
Lúc mất là ơng ấy, có lẽ tơi cũng, cái ảnh này là của ơng ấy.
Ơng là có ủng hộ những cái cơng tác của bà khơng?
Cũng có đấy, ủng hộ có khi cịn tranh luận với nhau cịn ấy, nhà tơi thì rất là hiền, với hai nữa
là rất là hiền hậu không, không có áp chế gì cả.
Như bà đi hoạt động như thế thì bố mẹ mình có ngăn cản mình khơng, vì mình là phụ nữ mà?
Dạ?
Bà đi hoạt động cách mạng như thế thì bố mẹ mình có ngăn cản mình khơng, các cụ đấy?
Khơng, vì bố tơi thì lại là làm ở cái nhà máy bây giờ đây này, cái nhà máy ở đây, nhà máy ở
cái chỗ này này, đấy tức là thợ điện, thế mẹ tơi thì là ở nhà làm vườn, thế mà tơi thì đi như thế

thì bà ấy cứ, ơng, bà cũng chả cấm gì, mà có khi lại cịn nể mình nữa, vì là mình, lúc đấy là
mình biết, nhiều cái mình biết, mình nói ra là nó có lý, có lẽ của mình, thế.
À cái thời gian mà mình tiến hành cái giảm tơ đấy bà, giảm tơ giảm tức đấy, thì bà có nhớ
được cái mức giảm tơ lúc đấy người ta tỉnh như thế nào không?
Cái giảm tô, giảm tức đấy thì ở đấy thì tơi lại khơng làm cái việc đấy, là vì lúc bấy giờ tơi lại
làm việc khác cơ, thế tôi lại làm việc khác.
Lúc đấy là bà làm việc gì đấy ạ?
Lúc bấy giờ lại đi lên, đi giảm tơ thì khơng đi, giảm tơ, giảm tức không đi nhưng mà, lúc bấy
giờ lại làm cái cơng tác của mình.
Cơng tác gì đấy ạ?
Lúc bấy giờ tơi cũng chả nhớ làm gì, nhưng tơi khơng trực tiếp làm giảm tô, giảm tức.

9


File #: 204

Thế cải cách bà có tham gia khơng, cải cách ruộng đất đấy?
Không, tôi cũng không tham gia, là vì ai làm người đấy phải đi sửa sai, tơi nói thẳng thế,
khơng bắt ép được tơi đâu (cười).
Nhưng ở làng bà lúc đấy có nhiều địa chủ bị đấu tố khơng?
Hả?
Như ở làng bà lúc đấy có nhiều địa chủ bị đấu tố không, chỗ xã bà đấy?
Xã tơi thì có, cũng khơng có mấy, chỉ có lý trưởng các thứ thì nó, thì mình làm theo đúng nó
phải theo, tn theo nó giả mình thơi, chứ khơng vấn đề gì, cũng khơng đao to búa lớn.
Bà có chứng kiến một cuộc đấu địa chủ nào không?
Không, tôi chả trực tiếp đấu tôi chả biết, nhưng mà tôi có tổ chức cho họ đấu thì có, đến chỗ
nào mà có cái thằng gian ác đấy là phải đứng ra hỗ trợ.
Tức là lúc đấy mình đấu theo hình thức nào ạ?
Hả?

Mình đấu theo hình thức nào hả bà?
Đấu đấy thì, đưa người ta phải đấu đấy thì người ta phải, một mặt là đưa địa chủ ra, hai nữa là
phải nắm được những cái tội ác, thế là dân ở đấu người ta nắm được, thế thì mình lãnh đạo
cho họ làm.
Cái lúc đấy những cái người địa chủ mà bị mất ruộng với bị mất tài sản đấy, họ có phản ứng
gì khơng ạ?
Phản ứng thế nào được, chả phản ứng được cái gì, là vì anh, ruộng là ruộng người ta, anh lấy
là người ta nói, mà cái tài sản như thế là anh vẫn phải chịu giả thơi, lý lẽ.
À khi mình thực hiện cái thuế nơng nghiệp từ năm 51 đấy bà, thì bà có nắm được cái thuế
nơng nghiệp đấy khơng, lúc đấy mình thu bằng tiền hay bằng thóc hả bà, thuế nông nghiệp
năm 51?
Tôi không làm thuế.
Tức là bà chủ yếu là làm bên Đảng đấy à?
Ừ đấy, bên Đảng.
Cái lúc bà làm bên Đảng như thế thì bà thấy cái quan hệ giữa Mặt trận Việt Minh đấy với
bên Ủy ban nó thế nào hả bà?
Tức là mình phải giúp mọi việc để cho bên Đảng làm được, Ủy ban làm được, thế xây dựng
như khơng, chả có cái gì.
Cái lúc đấy quan hệ của hai bên Mặt trận với Ủy ban nó có thống nhất với nhau khơng ạ?
Thống nhất thôi, mà phải đưa những cái cán bộ tốt vào làm bên Ủy ban để cho người ta làm,
bên Ủy ban nên mạnh, tôi làm việc, từ khi mà tơi đi làm, tơi chưa có đưa một cái người nào
xấu sang, đã đưa trong cơ quan là đưa người tốt, đấy là rất rõ như thế, đã đưa là đưa người tốt
người ta làm.
Thế khi mình tiến hành cái bầu cử Hội đồng nhân dân khóa I đấy bà thì mình có chỉ định cho
là phải bầu cho người này người kia không hay là tự do bầu?

10


File #: 204

Tơi khơng làm.
Tức là Đảng có lãnh đạo cái chuyện đấy khơng?
Cái gì cơ, cái hồi.
Bầu Hội đồng nhân dân khóa I đấy?
Đảng bên tơi, tơi, nếu mà nói về Đảng làm, tơi có làm cái việc đấy, thì tơi cũng chả nhận chỉ
thị, mà tơi cũng chả làm cái việc đấy.
À cái lúc mà Tổng tuyển cử Quốc hội lần đầu tiên đấy bà, mùng 6 tháng giêng năm 46 đấy
thì bà lúc đấy thấy mình tiến hành Tổng tuyển cử như thế nào, ở đia phương mình đấy, bà tổ
chức như thế nào?
Lúc bấy giờ thì tôi cũng như mọi người, và tôi vận động cho mọi người đi làm, thì bản thân
tơi cũng làm cho nó tốt, có thế thơi, chứ tơi cũng khơng có cái chức danh gì ở trong cái, cái
việc vận động đi bầu cử đấy, cứ tùy từng việc, có những cái ông, ông khác làm, cơ quan khác,
cũng trong đấy có bộ phận phân cơng người khác làm.
Cái lúc bầu cử như thế thì cái phiếu là viết tay hay là phiếu in bà nhỉ?
Phiếu á?
Vâng cái phiếu bầu đấy là viết tay hay là in?
Cũng quên rồi, quên rồi chả nhớ được.
À thế cái lúc bà làm như thế thì bà thấy Ủy ban mình có hay thường xun họp khơng?
Khơng, Ủy ban là Ủy ban hành chính tỉnh á hay ở đâu?
Vâng, Ủy ban tỉnh đấy, hoặc là Ủy ban xã đấy?
Ở tỉnh thì là, cái đấy thì ở trên tỉnh, tơi thì khơng họp, thế cịn thì trên tỉnh đưa cái gì về thì
Ủy ban người ta họp ở dưới này rồi người ta cho đưa đi các nơi.
Cái lúc kháng chiến như thế thì mình thường thường họp bàn những vấn đề gì đấy bà nhỉ?
Kháng chiến á, tôi cũng chả nhớ đâu, quên rồi.
Người dân có được tham gia những cái buổi họp của Ủy ban khơng bà?
Hả?
Người dân có được tham gia vào các buổi họp của Ủy ban khơng?
Khơng, người ta họp tồn họp riêng, người ta đâu như bây giờ, những ai có chức vụ Ủy ban
thì mới họp, chứ cịn khơng thì thơi.
00 giờ 40 phút 17 giây

Đến kháng chiến chống Pháp là cái vùng của của bà ở là vùng tự do hay vùng tạm chiếm đấy
nhỉ?
Tôi á?
Vâng?
Tất cả các khu vực các tỉnh của tôi là tự do hết.

11


File #: 204
Mình vùng tự do như thế thì các cái hoạt động sản xuất với bn bán nó có diễn ra bình
thường khơng bà?
Nó vẫn bình thường thơi vì là tự do, thì là mình bảo vệ cho nó an ninh trật tự rồi, lúc bấy giờ
ở đâu cũng có tự vệ, thế rồi thì là an ninh trật tự là có hết.
Cái lúc đấy mình có bn bán với ở Hà Nội khơng ạ?
Bn bán gì cơ?
Bn bán với Hà Nội khơng ạ?
Khơng, lúc bấy giờ thì ở địa phương chỉ bn bán với địa phương, vì ở địa phương nào nó
cũng có tự vệ, nó cũng có Việt Minh, thế người ta làm.
Mình có bn bán với vùng tề không bà?
Không, tề mà hai nữa ở địa phương cũng khơng có tề, thế nó coi như khi ấy cũng là bình
thường, người ta sống người ta có quản lý lấy hết, khơng có vùng tề, vùng ấy.
Ở địa phương mình thanh niên có bị bắt đi lính cho Pháp khơng bà?
Hả?
Thanh niên ở địa phương mình có bị bắt đi lính cho Pháp khơng?
Khơng, mà cũng chẳng ai người ta đi, cái lúc bấy giờ dân tôi là bướng bỉnh lắm chứ.
Vùng cách mạng mà?
Vâng, đâm ra cách mạng giữ, mà nó có tổ chức rõ, một là tự vệ, khỏe mạnh, thanh niên tự vệ,
thứ hai là Việt Minh, đấy, thế còn các chức danh khác phải của cái người khác.
À thế ạ, thế là tất cả các làng đều thành lập các đội tự vệ?

Có cái tự vệ hết, ở xã, xã nào cũng có.
Bà có tham gia cái đội tự vệ đấy khơng?
Khơng, tơi khơng làm.
Cái đội tự vệ đấy thì có được trang bị vũ khí gì khơng bà nhỉ?
Ít nhất phải có một khẩu súng.
À thế ạ, tức là có mỗi một khẩu súng thơi?
Có khẩu súng trường, thế súng là súng tịch thu được.
Thế cái đội tự vệ đấy là có được nuôi ăn không bà hay là tự ăn cơm nhà?
Tự ăn cơm nhà rồi đi làm, lúc bấy giờ ăn cơm nhà rồi người ta cho người khác ăn cơm dễ
dàng lắm, tuy nghèo thì nghèo nhưng mà cái dân làng nó đã có như thế là đầy đủ.
Cái lúc bà đi làm trong công tác, trong hoạt động chống Pháp như thế thì mình có lương
khơng bà?
Khơng chả có gì, tơi ăn cơm, vào nhà họ tơi ăn.
Thế những cái mình tiêu vặt hàng ngày thì mình lấy đâu ra tiền tiêu ạ?
Tơi chả tiêu gì, khơng, khơng tiêu gì, thế ăn thì người ta đã cho mình ăn rồi.
Tức là mình đi đâu thì dân cho ăn ở đấy?

12


File #: 204
Cho ăn ở đấy, có cái gì thì ăn, thế thôi, thế bây giờ cho nên là, bây giờ mà nói thành tích của
cán bộ ni cơ sở là, tôi đã ở cơ sở nào đấy là bây giờ có người người ta lên, người ta bảo tơi
chứng nhận để, để nói là tơi đã ở cơ sở, tơi ăn ở đấy, bây giờ là thành tích của người ta đấy,
thế chứ không phải là giả tiền giả nong gì cả.
Trong cái cơng tác như thế thì nam giới người ta nhìn nhận, trong cơng việc đấy bà thì nam
giới người ta nhìn nhận phụ nữ như thế nào, có bình đẳng khơng?
Sợ cũng có chứ khơng phải bình đẳng, thế nếu nói những cái nữ như tơi, rất kính nể, là vì có
mấy phụ nữ ra làm như tơi đâu, có lẽ cả, cả một cái huyện của tơi thì có tơi đi làm thơi, đấy.
Cái lúc đấy bà đi vận động phụ nữ các thứ thì người ta có nghe mình khơng?

Đi vận động thì là tơi lại có những cái chân rết của tơi người ta đi vận động, thế cịn, cịn tín
nhiệm thì người ta tín nhiệm, đấy, mới hai nữa người ta cũng phải lo làm lo ăn, lo làm lo công
việc của người ta, đồng ruộng.
Trong cơng tác thì người ta có ưu tiên gì cho phụ nữ khơng bà?
Chỉ có là ở đâu thì là nơi đấy làm, ví dụ như ở quê tôi đấy là phụ nữ lấy chồng, là phải nộp
bao nhiêu viên gạch, để lát cái đường đi ở trong làng.
Phụ nữ phải nộp chứ không phải nam giới nộp à?
Ừ, phụ nữ nộp, cái cái đó là làng, nộp cho làng, nhưng mà đến khi tôi làm đấy, tơi làm cái
việc đấy tơi bảo, ối trời xóa bỏ, không thể để cho phụ nữ phải làm cái việc đấy, mà cái việc
đấy làng làm thế nào thì làm, xây nên, cho nên bắt phụ nữ phải, đi lấy chồng là phải nộp gạch
xây, không được, nhiều cái phải bỏ, lúc đấy như thế, đến bây giờ cũng qn hết.
Cái lúc đấy mình có tun truyền cho phụ nữ mặc quần dài không bà, chứ không mặc váy?
Không, ở làng tơi là có ấy cái là thay ln, khơng phải tun truyền mặc, thay ln, mặc quần
ốch rồi, khơng mặc váy, thì làng văn minh mà, nó vào cái loại khá.
À cái lúc đấy ở địa phương mình có bộ đội chính quy về đóng khơng bà nhỉ?
Dạ?
Cái thời kháng chiến chống Pháp đấy có bộ đội chính quy về đóng ở địa phương mình
khơng?
Bộ đội gì?
Bộ đội chính quy đấy?
Khơng.
Lúc đấy mình có thành lập, có lập những cái quỹ gì khơng bà nhỉ, để ni bộ đội khơng?
Hả?
Có lập những cái quỹ gì khơng để ni bộ đội khơng, ví dụ như hũ gạo tiết kiệm các thứ
khơng?
Khơng, ở tơi là khơng có thành lập quỹ gì hết.
Mình có lập những cái Hội Mẹ chiến sĩ khơng bà nhỉ?
Hội Mẹ chiến sĩ, cũng có, có thì các cụ thu rồi các cụ chi, chứ mình chả xuống mà biết.
Mình có nhận ni thương binh khơng bà, địa phương mình đấy?


13


File #: 204
Khơng.
Cái lúc bà hoạt động thế bà có hay phải đi các tỉnh khơng hay là mình chỉ hoạt động ở ngay
địa phương mình thơi?
Dạ?
Bà có hay phải đi các tỉnh không hay chỉ hoạt động trong địa phương?
Khơng, tơi chỉ hoạt động trong địa phương, chả có đi đâu cả, thế đến Hà Đông đây tôi cũng
không sang, thì là của trong phạm vi của mình mà.
Một cái trải nghiệm mà bà thấy thú vị và hấp dẫn nhất, trong cái giai đoạn kháng chiến
chống Pháp?
Sao?
Tức là một cái trải nghiệm mà bà thấy thú vị và hấp dẫn nhất của cái thời gian kháng chiến
chống Pháp đấy là cái gì ạ?
Cái gì cơ?
Một cái trải nghiệm mà bà thấy thú vị và hấp dẫn nhất của cá nhân bà về cái thời gian kháng
chiến chống Pháp đấy là cái gì?
Thời gian chống Pháp á?
Vâng, một cái trải nghiệm của riêng cá nhân bà đấy, về cái giai đoạn kháng chiến chống
Pháp đấy, cái mà để cho bà thấy sâu sắc nhất đấy?
Tơi thì giờ tơi cũng chả nhớ mà làm.
Một cái mà kỷ niệm sâu sắc nhất của bà về thời gian kháng chiến chống Pháp?
Chống Pháp thì chả cứ cái chống Pháp, chống Pháp thì tơi là, thì lúc bấy giờ là Bí thư Huyện
ủy, nhưng mà là, được gọi là chỉ huy cả toàn cái, cái huyện đấy, mà tôi cũng chả đi sang tỉnh
nào, đấy thì là mình đưa ra cái gì thì anh em người ta làm cái đấy, mà hai nữa người ta khơng
biết cái gì thì người ta đến người ta hỏi mình, hỏi mình thì mình nói cho người ta biết, đấy nó
ở cái, cái mức độ là nó chỉ có thế thơi, với lại là khơng có vấn đề gì, đấy.
Một cái động lực gì mà thúc đẩy lúc đấy bà hoạt động hăng hái đến như thế ạ?

Tơi là vì tơi, tơi đã nói là tơi đã có đường lối, có cảm tình với gia đình anh Phan Trọng Tuệ,
mà lại có cả cái cơ, cơ em của ông ấy cũng bằng tuổi tôi, nhưng mà cái bà đấy thì lại rát, bà
khơng hay đi, bà ấy cũng khơng đi như tơi, nhưng mà tơi đấy thì tôi lại là bạo, tôi đi đấy, thế
tôi đi mà tơi làm rồi tơi nói, thế, mà thậm chí tơi cịn đóng kịch nữa cơ.
00 giờ 50 phút 33 giây
Đóng kịch gì đấy ạ?
Đóng kịch, đóng một cái vở kịch Việt gian đấy, chống Việt gian, thế thế tôi cứ chơi như vậy
thôi, thế mà, như hôm mà, mà, nhưng mà tơi là cái loại mà gọi là gì là mạnh dạn, tơi khơng có
như người ta bảo e thẹn, rồi khơng có hay nói hoang mang, nói cái gì là đúng cái đấy, nói cái
gì làm cái đấy, thế thường là, là như thế, cho nên phải nói, nói chung đấy là được tín nhiệm
với lại bà con, như bà em anh Tuệ đấy, bằng tuổi tôi đấy, hai người cùng đẻ một năm thì đẻ
trước, đẻ sau thì lại rát, bà ấy khơng làm cái gì được, nhát, có cái gì bà ấy đùn, 204 cậu làm
đi.

14


File #: 204
Bà có hay phải đi cơng tác đêm không?
Không, chả đi đêm bao giờ, tôi chỉ đi làm ban ngày, thế cái công việc đấy, thế mà tuyệt đối,
cái gì mà dính vào tiền là tơi khơng tham gia, ví dụ như Tuần lễ vàng, tuyệt đối khơng tham
gia chuyện đấy, đấy thế cịn qun cúng cái gì ai làm thì làm, đã đụng vào tiền là tơi khơng
làm.
Thế nếu người ta vẫn phân cơng cho mình thì mình vẫn phải nhận chứ ạ?
Khơng, tơi có người khác, tôi giới thiệu đưa ra những cái người cẩn thận đấy, cái, cái đầu óc
đấy là có từ lâu rồi.
À trong cái chiến dịch Điện Biên Phủ ở địa phương mình đóng góp có nhiều khơng bà?
Đóng góp thì cũng khơng đóng góp bao nhiêu đâu, ít thơi, nhưng mà có cái đặc biệt là tơi, tơi
có cái là có thời kỳ kháng chiến đấy, ở huyện tôi này này, huyện tơi lại có cả sư, có cả các cái
cụ vãi nữa, ở trên núi, trên chùa, nhiều đồng chí khơng dám đến, khơng vào nói chuyện được,

đấy, mà tơi đấy là cái người nói tơi đến đấy, là người ta đến hết, đến đơng, thế là đến nói
chuyện mà nói, nói rất đi vào lịng những cái người nhiều tuổi đấy.
Tức là bà đi giác ngộ cách mạng họ đấy?
Ừ, đấy đi vào đấy nói chuyện là người ta ngồi người ta nghe, xong là người ta vẫn nhớ, mà
nói, nói rất, cho người ta dễ hiểu, mà hai nữa bao giờ, lịch đi là tôi phải suy nghĩ để mà nói,
bây giờ các cụ như thế này thì nói những cái gì, thì nói cho các cụ hiểu cái này, cái này thế
thơi, khơng nói cao xa gì cả.
À trong cái thời gian kháng chiến chống Pháp như thế thì có, có cán bộ Trung ương về thăm
địa phương mình khơng bà?
Khơng.
Lúc bà làm thế bà có gặp cố vấn Trung Quốc khơng?
Hả?
Lúc bà làm thế có gặp cố vấn Trung Quốc khơng?
Khơng, chả có ban nào, tự làm.
À cái lúc mà kháng chiến chống Pháp như thế ở địa phương mình có lập những cái xưởng
sản xuất vũ khí hay là đồ dân sự gì khơng bà?
Cái chuyện đấy thì lại, súng thì có, nhưng mà đấy là do cái chỗ nào bộ phận khác nó làm, tơi
hồn tồn khơng tham gia cái chuyện đấy.
Tức là cũng có lập những cái xưởng sản xuất đấy?
Ừ, tơi khơng tham gia, thế tôi cũng tự nghĩ thế này, cái gì mình biết thì mình tự nhận mình
làm, mà đã làm cho đến nơi đến chốn, thế cịn cái gì khơng biết đấy thì khơng nhận.
À thế sau kháng chiến chống Pháp là bà tham gia cái gì nữa nhỉ?
Hả?
Tức là bà làm Bí thư Huyện ủy này, rồi sau đó bà làm những chức vụ gì cho đến lúc nghỉ
hưu?
Sau này tơi phải xuống Hải Phịng, vì nhà tơi là cơng tác ở Hải Phịng, thế nhưng mà ít lâu thì
là Trung ương lại điều lại, tơi lại về Hà Nội, vì lúc bấy giờ là bà Nguyễn Thị Thập đấy, bà
giải thốt cho tơi, cho nên.

15



File #: 204

Thế điều bà về Hà Nội làm gì đấy ạ?
Tơi làm Phó Chủ tịch Hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cho nên làm cái chức
vụ cũng, cũng là điều hành công việc giúp đỡ cho các chị, là về làm, mà thường thường là tơi
làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhưng mà thường đi giao thiệp, là giao
thiệp với các Tỉnh ủy, đấy là tôi đi, được cái là, đi là vì sao, các ơng ấy hay lấy cán bộ của
chúng tôi, đấy, mà tôi mà đã đến đấy thì là phải giả, khơng có việc gì cả, thế có đặc biệt như
thế, thành ra các ơng khơn lắm, như thế.
Tức là trong chống Pháp là bà làm Bí thư Huyện ủy này, rồi chức gì nữa nhỉ?
Bí thư Huyện ủy.
Rồi chức gì nữa?
Vâng tơi làm xong rồi thì tơi về Hải Phịng, Trung ương Hội, tơi làm Hội trưởng Phụ nữ Hải
Phịng, thế, thế xong rồi, vì nhà tơi ở dưới Hải Phịng mà người mới ta điều xuống đấy, thế là,
thế xong rồi thì là, xong rồi tôi lại về, tôi lại về, Trung ương lại điều về, điều về thì tơi làm
Phó Chủ tịch.
Thế là đến năm nào bà nghỉ hưu nhỉ?
Tôi cũng chả nhớ đâu, đến tuổi thì về, đến tuổi mà cho về thì tơi về, khơng u cầu một cái gì
hết, cho nên vấn đề nó cũng chả gay go gì với tơi cả, thế mới bảo bây giờ chị chuẩn bị để về
hưu, tôi bảo ừ, tôi không như người khác, bảo về kỳ kèo này khác, khơng, về thì về, đấy.
Thế theo bà bây giờ những cái phương tiện thông tin đại chúng các thứ đấy, báo chí các thứ
đấy thì người ta đã nói tốt về cái vấn đề về cuộc kháng chiến chống Pháp này chưa?
Cái gì cơ?
Những cái phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí đấy thì người ta đã phản
ánh tốt về câu chuyện thời kháng chiến chống Pháp này chưa?
Tôi cũng không, tơi, bây giờ thì tơi chỉ đọc có báo, hàng ngày nó cũng nhiều báo, báo hàng
ngày, rồi báo Phụ nữ thì cũng thỉnh thoảng có, thế cịn những cái báo cháu nó đưa về cịn
xem, bây giờ cũng khơng, xem thường là xem, thường xem những cái báo đấy thơi, mình bây

giờ đầu óc bây giờ đấy, nhiều tuổi cũng khơng muốn xem cái gì nó nhiều sự q.
Thế là cái thời hoạt động kháng chiến chống Pháp bà đi làm là khơng có lương?
Làm gì, chả có gì đâu (cười).
Thế là cứ về lấy tiền của các cụ đi tiêu?
Hả?
Cứ về lấy tiền của các cụ đi tiêu?
Không, hoạt động chống Pháp thì là dân cho ăn cơm, thế cịn tiền thì cũng chả tiêu gì.
Bà sinh con đầu lòng là năm nào?
Dạ?
Bà sinh con đầu lòng là năm nào?
Cháu là, là năm nay nó đã năm mươi, năm mươi ba tuổi rồi còn, quên rồi.

16


File #: 204
Thế trong cái lúc đi hoạt động như thế thì kinh tế gia đình mình là ai lo là chính ạ, ai là
người lo kinh tế là chính?
Thì tơi đã nói là bố tơi là thợ điện, mà thợ điện là ơng ấy có tiền về cho gia đình tiêu, có
lương. Thế thứ hai nữa là mẹ tơi thì là làm ruộng, vườn lại có đất trồng cây mía, trồng cây
rau, mít, úi trời mít nhà tơi phải ngon tuyệt vời, mà làm ở vườn, mới hai nữa vườn nhà tơi
nghiêm, khong có ăn trộm, đấy, thế thành ra ở vào cái nơi tốt thành ra làm mình cũng tốt.
À nhà mình cái lúc mà cải cách ruộng đất người ta quy mình là thành phần gì đấy bà nhỉ?
Nhà tôi là bần nông tất cả mà, bần nơng thơi, cịn bố tơi thì cơng chức.
À cái lúc đấy thì mình có được chia cái gì khơng?
Chả chia gì, nhà tơi nó chả chia gì, là vì bần nơng mà lại.
Khi mà mình kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ đấy, mình ký hiệp định Giơne đấy bà, thì bà
có nhận được cái thơng tin đấy khơng, Hiệp định Giơ ne vơ đấy?
Tôi chả nhớ đâu, không nhớ đâu, bây giờ cũng có cái nhớ được, cũng có cái khơng nhớ được,
nó nhiều tuổi rồi, 90 rồi cịn gì nữa.

Thơi được rồi, có khi hơm nay hỏi chuyện bà như vậy thơi, khơng thì bà mệt, tuổi lại cao rồi,
rất là cám ơn bà?
Thôi được rồi, thế anh hỏi thì tơi biết thì tơi nói cái gì là có thật, mà tơi khơng nói bịa đặt.
Là phụ nữ mà lúc đấy đi hoạt động như thế thì bà có bị một cái sức ép nào khơng?
Hả?
Mình là phụ nữ mà đi hoạt động như thế thì có bị một cái sức ép gì khơng?
Khơng, tơi ở, ơng bố tơi đấy thì lại rất là thoải mái, ơng ấy đi làm cái nghề như thế ông rất là
thoải mái, cịn bà mẹ thì cũng cho thoải mái, vì thế này, tơi trẻ, lúc cịn trẻ tơi chả làm cái gì
mà, mà động chạm đến gia đình hay cái gì mang tiếng, nhưng khơng, làm cái gì là thật, mà
thường người ta đến hỏi tôi là hỏi như thế, những cái, cái đem lại kết quả tốt, chứ khơng có
nói bậy, thế cịn tơi lại đối với ở địa phương thì chung của tơi cũng thế thơi.
Thơi được rồi, rất cám ơn bà.
Vâng.
(Hết băng ghi âm ngày 22 tháng 3 năm 2010)

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×