Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin công dân dựa trên công nghệ blockchain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.06 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SINH VIÊN NĂM 2021

Tên đề tài tiếng Việt:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CÔNG DÂN DỰA TRÊN CÔNG
NGHỆ BLOCKCHAIN
Tên đề tài tiếng Anh:
BUILDING A CIVIL INFORMATION MANAGEMENT SYSTEM BASED ON
BLOCKCHAIN TECHNOLOGY

Khoa/ Bộ môn: Công nghệ phần mềm
Thời gian thực hiện: 6 tháng
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lâm Đức Khải
Tham gia thực hiện
TT

Họ và tên, MSSV

1. Nguyễn Thị Thanh Quyên
CH1802024

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại

Email



0974682802

quyenntt.13@grad.
uit.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 03/2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngày nhận hồ sơ
Mã số đề tài
(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài tiếng Việt:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CÔNG DÂN DỰA TRÊN CÔNG
NGHỆ BLOCKCHAIN
Tên đề tài tiếng Anh:
BUILDING A CIVIL INFORMATION MANAGEMENT SYSTEM BASED ON
BLOCKCHAIN TECHNOLOGY

Ngày 21 tháng 03 năm 2022
Cán bộ hướng dẫn
(Họ tên và chữ ký)

Ngày 21 tháng 03 năm 2022.

Sinh viên chủ nhiệm đề tài
(Họ tên và chữ ký)

TS. Lâm Đức Khải

Nguyễn Thị Thanh Quyên


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý thông tin công dân dựa trên công
nghệ Blockchain.
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thanh Qun.
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cơng nghệ Thông tin.
- Thời gian thực hiện: 6 tháng.
2. Mục tiêu:
2.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời đại Cách mạng cơng nghiệp 4.0, Cơng nghệ Blockchain được
xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin
tương lai. Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng
các khối (block) được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Từng khối
chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước
đó. Bên cạnh đó, Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu, khi
dữ liệu đã được ghi vào một khối thì khơng thể thay đổi nếu khơng thực hiện
thay đổi ở các khối liền kề. Hay nói cách khác, thông tin trong Blockchain không
thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các
node trong hệ thống. Vì thế đây là hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng
bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ,
những máy tính và các node khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng
lưới tiếp tục hoạt động.

Hiện nay, công nghệ Blockchain đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực
trong đời sống dựa trên tính phi tập trung, minh bạch, bất biến và bảo mật.
Blockchain có tiềm năng giúp chống lại việc dữ liệu bị thay đổi và xử lý các vấn
đề thiếu tính minh bạch trong bối cảnh tồn cầu. Vì vậy, nó hồn tồn phù hợp
để ghi lại những sự kiện, xử lý giao dịch, lưu trữ hồ sơ, xác thực danh tính và
chứng minh nguồn gốc. Công nghệ Blockchain là đề xuất hàng đầu trong việc
1


xây dựng hệ thống quản lý thơng tin địi hỏi tính bất biến, độ an tồn cao, chống
lại việc dữ liệu bị thay đổi. Colombia, Trung Quốc, German đều đã xây dựng
thành công hệ thống bảo mật tài liệu nhận dạng điện tử (e-ID) phục vụ cho công
dân.
Những ứng dụng quản lý hồ sơ công dân, quản lý chứng minh nhân dân ở
nước ta đang sử dụng các phương pháp lưu trữ và liên lạc truyền thống, có nhiều
hạn chế:
- Thiếu tính kết nối, chia sẻ và đồng bộ thơng tin giữa các cơ quan.
- Thiếu khả năng quản lý và vận hành trực tuyến.
- Thiếu tính minh bạch: dữ liệu được quản lý bởi 1 các nhân hoặc tổ chức.
Cụ thể, cơng dân khơng thể trực tiếp kiểm sốt thông tin cá nhân.
- Thiếu độ tin cậy: việc quản lý ứng dụng phụ thuộc vào một đơn vị trung
gian, dữ liệu được lưu trữ tập trung trên Cloud server nên dễ dàng bị giả mạo.
- Độ bảo mật thấp: Cơ sở dữ liệu dễ bị tấn công bởi tin tặc để sửa đổi hoặc
thay đổi dữ liệu.
- Tính khả dụng thấp: Cơ sở dữ liệu được lưu trữ tập trung trong Cloud
server và phải ln có dữ liệu dự phịng trong trường hợp hư hỏng.
Do đó, đề tài hướng đến đề xuất “Xây dựng hệ thống quản lý thông tin cơng
dân dựa trên cơng nghệ Blockchain” tích hợp kỹ thuật bảo mật hai lớp nhằm cải
tiến những hạn chế trên.
2.2. Mục tiêu đề tài:

Để xây dựng Hệ thống quản lý thông tin công dân trên nền tảng Blockchain
đáp ứng nhu cầu thực tế, bước đầu đề tài cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống
với các mục tiêu cần hoàn thành như sau:
- Đề xuất phương pháp quản lý thông tin công dân dựa trên công nghệ
Blockchain.
- Xây dựng Hệ thống quản lý thơng tin cơng dân có độ bảo mật hai lớp dựa
trên nền tảng Blockchain kết hợp với kỹ thuật mã hóa AES.
- Xây dựng giao diện website cho Hệ thống.

2


- Hồn thiện Hệ thống quản lý thơng tin cơng dân dựa trên Cơng nghệ
Blockchain.
3. Tính mới và sáng tạo:
3.1. Tính mới:
Hiện nay cơng nghệ Blockchain được áp dụng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quản lý thông
tin công dân dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Bên cạnh đó, hệ thống mà
tơi xây dựng bao gồm nhiều cơ quan tham gia có thể truy xuất dữ liệu từ
Blockchain, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý dữ liệu.
3.2. Tính sáng tạo:
Cơng nghệ Blockchain đảm bảo tính tồn vẹn, bất biến nhưng người khác
vẫn có thể nhìn thấy dữ liệu do tính minh bạch với tất cả các bên tham gia. Vì
thế, hệ thống được đề xuất kết hợp sử dụng thuật tốn mã hóa AES để tăng
cường tính bảo mật dữ liệu, dữ liệu sẽ được mã hóa AES trước khi lưu vào
Blockchain nhằm đảm bảo tính riêng tư của thơng tin cơng dân, chỉ những người
được cấp quyền mới được xem. Đây là tính sáng tạo của đề tài mà tơi thực hiện.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
4.1. Cấu trúc hệ thống:

Trong bất kỳ hệ thống nào, yếu tố bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Vì
thế, tơi xây dựng hệ thống quản lý thông tin công dân dựa trên công nghệ
Blockchain không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo mật, mà cịn đảm bảo tính minh bạch
và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu trên, tôi xây dựng hai lớp bảo mật cho hệ
thống. Lớp bảo mật thứ nhất dựa trên công nghệ Blockchain, mỗi đối tượng tham
gia hệ thống phải có cặp khóa EOA/EPK để truy cập và thực hiện các chức năng
của mình trên mạng Ethereum Blockchain. Ở lớp bảo mật thứ hai, mọi dữ liệu
trong Blockchain sẽ được mã hóa bởi bên gửi và giải mã bởi bên nhận bằng kỹ
thuật mã hóa/giải mã AES-256.
Cụ thể, trong hệ thống này, tơi quy ước cặp khóa cho các bên liên quan như
sau: Committee sở hữu cặp khóa C.EOA/C.EPK, Police sở hữu cặp khóa P.EOA/

3


P.EPK, School sở hữu cặp khóa S.EOA/S.EPK, Business sở hữu cặp khóa
B.EOA/B.EPK, Citizen sở hữu cặp khóa CT.EOA/CT.EPK.
Hệ thống được triển khai gồm các ứng dụng phi tập trung (Dapps Decentralized applications) xây dựng trên các node khác nhau để các bên tham
gia có thể thực hiện giao dịch trên mạng Ethereum blockchain thông qua giao
thức IPFS. Các Dapps: C.Dapp, P.Dapp, S.Dapp, CT.Dapp được xây dựng tương
ứng với Committee, Police, School, Citizen như trong Hình 7.1.
Mỗi Dapp gồm 5 lớp chính, viết bằng ngơn ngữ CreactJs:
- Interface: là giao diện người dùng, dùng để nhập và xuất dữ liệu.
- NodeJs, AES En/Dec: chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu đầu vào từ lớp
giao diện thành chuỗi dữ liệu JSON và ngược lại. Trong hệ thống này, tôi sử
dụng kỹ thuật mã hóa/giải mã AES là lớp bảo mật thứ hai để tăng cường tính bảo
mật cho hệ thống.
- IPFS: là nơi lưu trữ chuỗi dữ liệu JSON trên mạng IPFS, nhằm giảm chi
phí và thời gian thực hiện giao dịch cho mạng blockchain.
- CIMs-SC: là hợp đồng thông minh của hệ thống CIMs, dùng để ghi lại

thỏa thuận của tất cả các bên tham gia. Hợp đồng thông minh này sẽ do
Committee quản lý và triển khai.
- web3.js: dùng để kết nối Dappvới Ethereum blockchain.
4.2. Cơ chế hoạt động:
Cơ chế hoạt động của hệ thống được chia thành ba giai đoạn như sau: Giai
đoạn đăng ký, Giai đoạn triển khai SC, Giai đoạn thực thi được thể hiện trong
Hình 7.2.


Giai đoạn đăng kí:

Giai đoạn đăng ký bao gồm các chức năng từ 1-6 như trong Hình 7.2.
Police, School, Business, Citizen phải trực tiếp cung cấp thông tin cần thiết cho
Committee để Committee đăng ký vào Hệ thống (1,3,5).
Sau đó, các bên tham gia mới thực hiện được chức năng đã thỏa thuận trong
SC. Ví dụ, để đăng ký thơng tin công dân (Citizen) cần cung cấp những thông tin

4


cá nhân như: Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, dấu vân tay, họ tên cha, họ tên mẹ, hộ
khẩu với Committee. Trường hợp Citizen chưa đủ tuổi lấy vân tay thì sẽ lấy dấu
vân tay của người giám hộ. Trong hệ thống này, tôi sử dụng dấu vân tay
(Finger_Print) như là một mã số định danh.
Để đăng ký/chỉnh sửa passport, Citizen trực tiếp cung cấp thông tin với
Police (8), sau đó Police sẽ ghi lại và lưu trữ vào Blockchain. Tương tự đối với
School/ Business, Citizen đăng ký thông tin (10) để School/Business ghi và lưu
lại trên Blockchain (11, 14).



Giai đoạn triển khai SC:

Trong hệ thống, Committee là cơ quan có quyền hạn cao nhất, tất cả các
bên muốn tham gia hệ thống phải được đăng ký thông qua Committee. Sau khi
các bên tham gia đồng ý với các thỏa thuận trong SC, Committee là người duy
nhất soạn thảo và triển khai SC lên mạng Ethereum blockchain (7) sử dụng cặp
khóa C.EOA/C.EPK. Tài khoản triển khai SC phải là C.EOA để tránh tình trạng
giả mạo SC. Thơng tin chi tiết về Hệ thống dựa trên SC có thể được truy cập
bằng cách kiểm tra SC.EA trong blockchain và giao diện của nó (SC.Interface)
được tạo từ Contract JSON JavaScript Signal Interface. Sau đó, Committee sẽ
cơng khai C.EOA, SC.EA, SC.Interface trên các phương tiện truyền thông được
phép công bố cho mọi người.
 Giai đoạn thực thi:
Để thực thi những chức năng của mình, mỗi bên tham gia phải sử dụng
EOA đã đăng ký với Hệ thống. Với mỗi EOA đã đăng ký sẽ thực thi được những
chức năng tương ứng được thỏa thuận trong SC:
- Committee sử dụng tài khoản C.EOA để xem hoặc chỉnh sửa thông tin
(Get/Update Information) cho Police, School, Business, Citizen như các bước
2,4,6,12 trong Hình 7.2.
- Police sử dụng tài khoản P.EOA để xem hoặc chỉnh sửa thông tin passport
cho Citizen như các bước 9, 13 trong Hình 7.2.
- School/Business sử dụng tài khoản S.EOA/B.EOA để xem hoặc chỉnh sửa
thông tin cho Student/Employee như các bước 11,14, 15 trong Hình 7.2.
5


- Citizen sử dụng tài khoản CT.EOA để xem thông tin cá nhân từ
Committee, xem thông tin Passport từ Police, xem thông tin Student từ School,
xem thông tin Employee từ Business như bước 16 trong Hình 7.2.
4.3. Bảo mật AES

Để đảm bảo an tồn dữ liệu Citizen, việc mã hóa và giải mã là vấn đề cần
thiết trong Hệ thống. Vì thế, tơi sử dụng thuật tốn mã hóa/giải mã AES để xây
dựng mơ hình bảo mật hai lớp cho Hệ thống. Quá trình thực hiện được minh họa
như Hình 7.3.
Tất cả các bên liên quan trong Hệ thống phát hành một cặp khóa bất đối
xứng (Public key và Private key) và trao đổi khóa cơng khai (Public key) của họ
ra bên ngồi Hệ thống. Sau đó, khi có một giao dịch xảy ra:
 Sender:
1. Tạo ra một dãy số ngẫu nhiên, từ dãy số này sinh ra khóa bất đối xứng
AES256 key.
2. Người gửi kí khóa AES (AES key) bằng khóa riêng (Sender Private Key)
của mình, tạo ra chữ ký số (Signed).
3. Dữ liệu được mã hóa bằng AES key, tạo ra dữ liệu mã hóa (Encrypted
message).
4. AES key được mã hóa bởi khóa cơng khai của người nhận (Receiver
Public Key), tạo ra khóa được mã hóa (Encrypted key).
Sau đó: Signed, Encrypted message, Encrypted key sẽ được ghi vào
Blockchain.
 Receiver:
1. Sử dụng Receiver Private key để giải mã Encrypted key lấy AES256 key.
2. Sử dụng Sender Public key để kiểm tra chữ ký số bằng cách giải mã
Signed lấy AES256 key. Nếu AES256 key ở bước này giống ở (1) thì xác thực
được người gửi.
3. Sử dụng AES256 key ở (1) để giải mã Encrypted message lấy được Data.
4.4. Mơ hình triển khai Hệ thống
Hình 7.4 minh họa một kịch bản hoạt động trong Hệ thống sử dụng kỹ thuật
6


mã hóa AES để bảo mật dữ liệu. Đầu tiên, Committee sẽ tạo ra SC và sử dụng

C.EOA triển khai SC trên mạng Ethereum blockchain. Sau đó, Committee cơng
khai SC.EA, SC.Interface trên các phương tiện truyền thông cho mọi người biết.
Mỗi bên tham gia đều được phát hành một cặp khóa bất đối xứng RSA bao
gồm: khóa cơng khai (Public key - PUK) và khóa cá nhân (Private key - PK) để
tiến hành mã hóa/giải mã dữ liệu AES. Trong kịch bản này, chúng tơi quy ước
như sau: cặp khóa của Committee được kí hiệu C.PUK/C.PK, cặp khóa của
Police được kí hiệu P.PUK/P.PK, cặp khóa của Citizen được kí hiệu
CT.PUK/CT.PK, cặp khóa của School kí hiệu S.PUK/S.PK. Tất cả các PUK đều
được công khai trên hệ thống.
Như mô tả ở hình 7.4, để tham gia vào Hệ thống, Citizen, Police, School
phải đăng ký trực tiếp với Committee. Dữ liệu đăng ký sẽ được Committee mã
hóa AES rồi đưa vào Blockchain thông qua các hàm (1,2,3). Chỉ những người sở
hữu PK mới giải mã được dữ liệu lưu trong Blockchain. Cụ thể, Citizen, Police,
School sẽ sử dụng PK của cá nhân để giải mã dữ liệu thông qua các hàm
(4,9,12). Police mã hóa AES cho dữ liệu passport của Citizen rồi lưu vào
Blockchain thông qua hàm (8), Citizen dùng CT.PK để giải mã dữ liệu passport
lấy từ Blockchain thông qua (5). Tương tự, School/Business mã hóa AES thơng
tin Student/Certificate của Citizen rồi lưu vào Blockchain thông qua (10,11);
Citizen giải mã dữ liệu Student/Certificate lấy từ Blockchain thông qua (6,7).
4.5. Kết quả
4.5.1. Chức năng
Hệ thống quản lý thông tin công dân mà chúng tôi đề xuất đáp ứng được
các nhu cầu thiết yếu của công dân: Đăng ký/Chỉnh sửa thông tin công dân,
Đăng ký/Chỉnh sửa Hộ chiếu, Cập nhật trình độ học vấn, bằng cấp cho công dân,
Tra cứu thông tin công dân. Tất cả thủ tục đều được thực hiện trực tuyến thông
qua Finger_Print (thay thế cho thẻ Chứng minh nhân dân), tạo nên sự thuận tiện
cho cơng dân.
4.5.2. Tính kết nối

7



Tất cả dữ liệu công dân đều được lưu trữ trên Blockchain, người dùng có
thể truy cập tại bất kỳ vị trí nào mà khơng cần phải đến các cơ quan nhà nước.
Giảm bớt các thủ tục, tối ưu hóa các quy trình, tăng tốc độ xử lý thủ tục.
Blockchain giúp đồng bộ, liên thơng dữ liệu, xóa bỏ các điểm “nghẽn”; giảm
thời gian và công sức dành cho việc nhập và kiểm tra dữ liệu, giảm các sai sót do
yếu tố con người.
4.5.3. Tính minh bạch
Thơng tin cơng dân được lưu trữ trên Blockchain, có thể được theo dõi,
giám sát từ tất cả các bên tham gia, minh bạch với tất cả các bên. Nâng cao trách
nhiệm của đội ngũ công chức với khả năng truy vết và minh bạch thơng tin cao.
4.5.4. Tính bảo mật
Hệ thống quản lý thông tin công dân mà tôi đề xuất đảm bảo độ an toàn dữ
liệu cao do sử dụng kỹ thuật bảo mật hai lớp với thuật tốn mã hóa AES.
4.5.5. Tính khả dụng
Hệ thống được xây dựng đảm bảo các mục tiêu đã đề ra và đáp ứng tốt
trong môi trường thử nghiệm.
4.5.6. Gas used
Gas used khi thực hiện từng function của Hệ thống được trình bày trong
Bảng I. Chi phí Gas phụ thuộc vào thơng tin đầu vào của từng function.
Bảng I. Chi phí Gas của các function trong SC
Funtions

Gas used
(Add/Update)
Add_Update_Citizen_Information()
183,962 / 114,075
Add_Update_Police_Information()
183,153 / 40,851

Add_Update_School_Information()
182,603 / 40,917
Add_Update_Passport()
116,928 / 37,547
Add_Update_Student()
117,669 / 37,747
Add_Update_Certificate()
117,795 / 37,813
Get_Police_Information_from_Committee () 0
Get_Citizen_Information_from_Committee() 0
Get_School_Information_from_Committee() 0
Get_Passport_Information_from_Police ()
0
Get_Student_Information_from_School()
0

8


5. Tên sản phẩm:
Bài báo khoa học được chấp nhận và đã báo cáo tại hội nghị IEEE thuộc
danh mục SCOPUS. Tên bài báo: Nguyen Thi Thanh Quyen, Lam Duc Khai,
“Blockchain based Administration Model: A Small Scale Gorvernance DemoSystem”, 15th 2021 IEEE International Conference on Advanced Computing and
Application (ACOMP), [online] Vietnam, November 24-26, 2021.
Link bài báo: />6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Blockchain hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và đã
được ứng dụng vào trong chính phủ điện tử ở nhiều quốc gia. Do đó, hệ thống sẽ
là một tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu có liên quan.
7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính

Desploy
eID-SC

Remix IDE
Geth

Ipfs.js

Interface
NodeJS
AES En/Dec
Ipfs.js

eID-SC

eID-SC

eID-SC

Web3.js

Web3.js

Web3.js

Geth

Geth

Geth


CT. Dapp

S. Dapp

NodeJS
AES En/Dec

Citizen

IPFS
Network

Ipfs.js

Interface

IPFS
Network

P.Dapp

Interface
NodeJS
AES En/Dec

School/
Business

Police


IPFS
Network

IPFS
Network

C.Dapp

Committee

Interface
NodeJS
AES En/Dec
Ipfs.js
eID-SC
Web3.js

Geth

Local Ethereum Network

Hình 7.1. Sơ đồ kiến trúc hệ thống.

9


Committee

Police


School/
Business

1. Register

Citizen

Ethereum + IPFS

2. Add_Update_Police()
3. Register
4. Add_Update_School/Business()
5. Register
6. Add_Update_Citizen()
7. Build_Smart_Contract
8. Register
9. Add_Update_Passport_Card()
10. Register
11. Add_Update_Student/Employee()
12. Get_Police_School/Business_Citizen_Information ()
13. Get_Citizen_Information ()
14. Add_Update_Certificate ()
15. Get_Student/Employee_Information ()
16. Get_Citizen_Information ()

Hình 7.2. Cơ chế hoạt động của hệ thống
Sender

Private Key Sender Certificate

(public Key)

1

2

Genetate

Random

Receiver

Receiver
Certificate
(public Key)

Private Key

Receiver
Certificate
(public Key)

Sender Certificate
(public Key)

AES256 Key

1
Sign AES Key with Sender Private Key


Decrypt AES Key with Receiver Private Key

Written in
Blockchain

3

2

Encrypt Data with AES Key

4

Check Signature of AES Key with Sender Public Key

3
Encrypt AES Key with Receiver Public Key

Decrypt Data with AES Key

Hình 7.3. Bảo mật dữ liệu AES

10


Committee (C) Dapp

SC.EA

C.PUK


SC.Interface

C.PK

Police(P) Dapp

C.EPK

P.EPK

C.EOA

P.EOA

Offline Register
(Police Information)

SC.EA

P.PUK

SC.Interface

P.PK

Add_Update_Citizen_Information{
En_Data_C_CT = AES.En(Data_C_CT, C.PK, CT.PUK) (1)

Add_Update_Passport{

En_Data_P_CT = AES.En(Data_P_CT, P.PK, CT.PUK) (8)

Add_Update_Police_Information{
En_Data_C_P = AES.En(Data_C_P, C.PK, P.PUK)

(2)

Get_Citizen_Information_from_Committee{
Data_C_CT = AES.De(En_Data_C_CT, CT.PK, C.PUK) (4)

Add_Update_School_Information{
En_Data_C_S = AES.En(Data_C_S, C.PK, S.PUK)

(3)

IPFS

IPFS

Get_Police_Information_from_Committee{
Data_C_P = AES.De(En_Data_C_P, P.PK, C.PUK)

(9)

Ethereum Blockchain
Block
29

Offline Register
(CitizenInformation)


Citizen (CT) Dapp

Block
31

Block
32

Block
30

SC.EA

CT.PUK

SC.Interface

CT.PK

CT.EOA

Commitee

IPFS
S.EPK

Police
Offline Register
(Student Information)


Get_Citizen_Information_from_Committee{
Data_C_CT = AES.De(En_Data_C_CT, CT.PK, C.PUK)
Get_Passport_Information_from_Police{
Data_P_CT = AES.De(En_Data_P_CT, CT.PK, P.PUK)
Get_Student_Information_from_School{
Data_S_CT = AES.De(En_Data_S_CT, CT.PK, S.PUK)
Get_Certificate_Information_from_School{
Data_S_CT = AES.De(En_Data_S_CT, CT.PK, S.PUK)

(4)
(5)
(6)
(7)

Offline Register
(School/Business
Information)

School/Business(P) Dapp

Smart Contract

IPFS
CT.EPK

Block
32

Offline Register

(Student Information)

S.EOA

SC.EA

S.PUK

SC.Interface

S.PK

Add_Update_Student{
En_Data_S_CT = AES.En(Data_S_CT, S.PK, CT.PUK) (10)
Add_Update_Certificate{
En_Data1_S_CT = AES.En(Data1_S_CT, S.PK, CT.PUK) (11)
Get_Citizen_Information_from_Committee{
Data_C_CT = AES.De(En_Data_C_CT, CT.PK, C.PUK) (4)
Get_School_Information_from_Committee{
Data_C_S = AES.De(En_Data_C_S, S.PK, C.PUK)
(12)

Hình 7.4. Mơ hình triển khai hệ thống

Cơ quan Chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


Nguyễn Thị Thanh Quyên

11



×