Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN TẬP VẬN ĐỘNG CỦA
NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN TẬP VẬN ĐỘNG CỦA
NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2021
Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH – 2021


i

TĨM TẮT
Mục tiêu: (1) Mơ tả thực trạng kiến thức, thực hành về tập vận động của người
bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa năm
2021. (2) Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật
thay khớp háng tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa sau giáo dục

sức khỏe.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức
khỏe trên một nhóm đối tượng có so sánh trước sau áp dụng cho 55 người bệnh sau
phẫu thuật thay khớp háng đang nằm điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh
Hóa.
Kết quả:
Điểm trung bình kiến thức của ĐTNC tại thời điểm sau can thiệp tăng lên
13,18 ± 2,74 điểm so với 7,96 ± 1,97 điểm ở thời điểm trước can thiệp (p<0,01). Tỉ
lệ ĐTNC có kiến thức đạt tăng lên 87,3% sau can thiệp.
Điểm trung bình thực hành của ĐTNC tại thời điểm sau can thiệp tăng lên
đáng kể, đạt 13,36 ± 2,77 điểm so với 6,22 ± 2,59 điểm trước can thiệp (p<0,01). Tỉ
lệ ĐTNC thực hành đạt tăng cao với 90,9% sau can thiệp.
Kết luận: Can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện rõ rệt kiến thức, thực hành
về tập vận động cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng.


LỜI CẢM ƠN


ii

Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy trong
Ban Giám Hiệu, cô chủ nhiệm, cùng các thầy cô giáo trường Đại Học Điều Dưỡng
Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến người Thầy hướng dẫn:
TS. Trương Tuấn Anh- Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã có những hỗ trợ
quý báu cho tôi từ khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu cho đến khi hồn thành

luận

văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Bộ môn ngoại, Trường
Cao Đẳng Y tế Thanh Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong công tác, được
tham gia khóa học thuận lợi nhất.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, tập thể cán bộ khoa
ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tơi trong q trình thu thập số liệu làm đề tài.
Tơi vơ cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
ln khích lệ, ủng hộ nhiệt tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày.......tháng.....năm 2022
Tác giả


Hồng Văn Tuấn

LỜI CAM ĐOAN


iii

Tơi học viên Lớp Cao học Khóa 6, Chun ngành Điều Dưỡng, Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi, do chính tơi trực tiếp
nghiêm túc thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Tuấn Anh - Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định.
Cơng trình nghiên cứu khơng trùng lặp bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và các thông tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu mọi trách nhiệm về những cam đoan này!
Thanh Hóa, ngày.......tháng.....năm 2022
Tác giả

Hồng Văn Tuấn


MỤC LỤC

TÓM TẮT ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp háng và khớp háng nhân tạo. ........................... 4
1.2. Một số bệnh lý thường gặp ở khớp háng .................................................. 5
1.3. Động tác và chức năng vận động của khớp háng ..................................... 6
1.4. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng ................................................. 7
1.5. Tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng ........................................ 14
1.6. Nội dung hướng dẫn tập vận động ......................................................... 17
1.7. Các nghiên cứu về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng. ........... 19
1.8. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. ....................................................... 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 26
2.6. Can thiệp giáo dục sức khỏe .................................................................. 28
2.7. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 30
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá............................................................................... 32


2.9. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 33
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 34
3.2. Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC .............................................................. 36
3.3. Đánh giá kiến thức của ĐTNC về tập vận động ..................................... 37

3.4. Đánh giá thực hành của ĐTNC về tập vận động .................................... 40
3.5. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành của ĐTNC trước và sau can
thiệp. ............................................................................................................ 43
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................... 45
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................. 45
4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ........................................ 47
4.3. Kiến thức của ĐTNC về tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng
trước và sau can thiệp ................................................................................... 48
4.4. Kỹ năng thực hành về tập vận động của ĐTNC trước và sau can thiệp .. 52
4.5. Hiệu quả can thiệp ................................................................................. 54
4.6. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 55
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Cách tính điểm kiến thức của đtnc về tập vận động sau phẫu thuật
thay khớp háng
Phụ lục 4: Kết quả đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số
liệu kết quả đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số liệu
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định phân bố điểm kiến thức và thực hành
Phụ lục 6: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu năm 2021


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


GCXĐ

Gãy cổ xương đùi

HA

Thay khớp háng bán phần (Hemi Arthroplasty)

HARRIS

Thang điểm khớp háng Harris (Harris Hip Score)

NB

Người bệnh

OHS

Thang điểm khớp háng Oxford (Oxford Hip Score)

PHCN

Phục hồi chức năng

THA

Thay khớp háng toàn phần (Total Hip Arthroplasty)

THKH


Thối hóa khớp háng

TKH

Thay khớp háng


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, nơi ở của đối tượng nghiên cứu .................... 34
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.................................. 36
Bảng 3.3. Kiến thức của ĐTNC về thời điểm tiến hành tập vận động .............. 37
Bảng 3.4. Kiến thức của ĐTNC về mục đích việc tập vận động ...................... 37
Bảng 3.5. Kiến thức của ĐTNC về nội dung tập vận động............................... 38
Bảng 3.6. Kiến thức của ĐTNC về số lần tập/ 01 động tác và duy trì bài tập hằng
ngày ................................................................................................. 38
Bảng 3.7. Kiến thức của ĐTNC về tư thế nằm đúng sau phẫu thuật ................. 39
Bảng 3.8. Kiến thức về dự phòng sai khớp sau phẫu thuật ................................ 39
Bảng 3.9. Thực hành tập động tác gấp, duỗi khớp cổ chân ............................... 40
Bảng 3.10. Thực hành tập động tác co cơ tứ đầu đùi......................................... 40
Bảng 3.11. Thực hành tập động tác gấp, duỗi khớp gối ................................... 41
Bảng 3.12. Thực hành tập động tác dạng, khép khớp háng ............................... 41
Bảng 3.13. Thực hành tập động tác nâng chân ................................................. 42
Bảng 3.14. Thay đổi về tổng điểm trung bình kiến thức của ĐTNC trước và sau
can thiệp........................................................................................... 43
Bảng 3.15. Kết quả chung dựa trên điểm trung bình thực hành về tập vận động
cho ĐTNC........................................................................................ 44



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Cấu tạo khớp háng ............................................................................. 4
Hình 1.2: Hình ảnh khớp háng nhân tạo ............................................................. 5
Hình 1.3: Tóm tắt q trình thay khớp háng ....................................................... 8
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................... 25
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......................... 30
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................... 36
Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức của ĐTNC trước và sau can thiệp .................. 43
Biểu đồ 3.4. Phân loại thực hành của ĐTNC trước và sau can thiệp ................. 44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật thay khớp háng (TKH) là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong
điều trị tổn thương thối hóa khớp háng do nhiều ngun nhân cũng như đối với gãy
cổ xương đùi. Ở Việt Nam, hàng năm có nhiều người bệnh được phẫu thuật thay khớp
háng và theo nhiều nghiên cứu trong nước kết quả điều trị phẫu thuật này rất khả quan
[21], [29], [31]. Đây là loại phẫu thuật đặc biệt đòi hỏi phải thực hiện tốt cơng tác
theo dõi chăm sóc và tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Trên thế giới có hơn 1 triệu ca thay khớp háng được thực hiện mỗi năm riêng
trong năm 2015 số ca phẫu thuật thay khớp háng tính theo tỉ lệ 100.000 dân ở Thụy
Điển là 308, Đức là 299, Pháp là 241, Mỹ là 204 ca [47] và có xu hướng ngày càng
tăng, theo nghiên cứu của Kurtz S và cộng sự năm 2007 tổng số lần thay khớp háng
và khớp gối dự kiến sẽ tăng lần lượt là 137% và 601% từ năm 2005 đến 2030 [44].

Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng ca thay khớp háng tuy
nhiên qua tìm hiểu cho thấy phẫu thuật thay khớp háng trở nên phổ biến ở nước ta và
trở thành phẫu thuật thường quy trong các bệnh viện.
Gánh nặng tài chính của thay khớp háng trong chăm sóc sức khỏe là cao chỉ
riêng tại Mỹ người ta ước tính rằng hơn 15 tỉ USD mỗi năm được chi tiêu cho phẫu
thuật thay khớp háng [43]. Còn ở Việt Nam chi phí cho một bộ thay khớp háng dao
động từ 45- 80 triệu chưa kể các khoản viện phí và chi phí khác phải trả mặc dù nhờ
có chính sách bảo hiểm y tế linh động những người có BHYT đã giảm bớt phần nào
gánh nặng chi phí tuy nhiên mức chi trả này vẫn tương đối cao so với thu nhập của
người bệnh chủ yêu sống vùng nông thôn chiếm 67% [30].
Theo một số nghiên cứu cho thấy thực trạng tập vận động của người bệnh sau
phẫu thuật còn nhiều hạn chế như nghiên cứu của Lâm Đạo Giang và cộng sự [14]
56,8% NB bắt đầu tập vào ngày thứ 3 và 27,27% tập vào ngày thứ 4 còn theo Nguyễn
Thị Thùy tình trạng đau sau phẫu thuật nhiều nhất trong 3 ngày đầu, 60,4%, 32,9%
người bệnh tập sai hoặc không tập đúng động tác co cơ đùi, gấp duỗi cổ chân [23];
ngoài ra phẫu thuật và hậu quả tiêu cực sau phẫu thuật như gây mê, vết thương, dẫn
lưu và đau là hậu quả tất yếu làm cho người bệnh phải nằm trên giường ngắn hay dài


2

và cản trở vận động của người bệnh [33], [37]. Khi người bệnh khơng vận động thì
kháng insulin tăng, cơ bắp bị suy yếu và trọng lượng cơ bắp giảm, suy giảm chức
năng phổi gây huyết khối tĩnh mạch; giảm trọng lượng cơ thể [33], [38]; giảm canxi,
giảm sức mạnh cơ bắp và giảm lượng tiêu thu oxy tối đa kéo dài thời gian nằm viện
tăng chi phí điều trị [37].
Các nghiên cứu về thay khớp háng tại Việt Nam hiện đang tập trung về đánh
giá kết quả phẫu thuật gần đây xuất hiện thêm các nghiên cứu về sự hài lịng người
bệnh, cơng tác chăm sóc của điều dưỡng và một số nghiên cứu về hiệu quả phục hồi
chức năng khớp háng sau phẫu thuật [24], [27], [30]. Cũng đã có nhưng cịn rất ít

nghiên cứu đã được cơng bố về hiệu quả của hướng dẫn tập vận động nhằm thay đổi
kiến thức, thực hành về tập vận động hướng tới sớm phục hồi chức năng khớp háng,
rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí. Tuy nhiên, xem xét một cách hệ thống các
báo cáo nghiên cứu thuộc lĩnh vực điều dưỡng hiện chưa có nghiên cứu được cơng
bố chính thức nào liên quan đến kiến thức, thực hành của người bệnh về tập vận động
sau phẫu thuật thay khớp háng.
Xuất phát từ thực trạng trên vấn đề đặt ra là liệu người bệnh thay khớp háng
đã có nhận thức đầy đủ về tập vận động và sự cần thiết phải tác động để cải thiện
nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thực hành về tập vận động cho người bệnh sau
thay khớp háng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả hướng
dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2021.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về tập vận động của người bệnh sau
phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
2. Đánh giá hiệu quả hướng dẫn tập vận động của người bệnh sau phẫu thuật
thay khớp háng tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa sau giáo dục

Chương 1

sức khỏe.


4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp háng và khớp háng nhân tạo.
Khớp háng là khớp chỏm cầu lớn nhất cơ thể, tiếp nối đầu trên xương đùi với
ổ cối. Đầu trên xương đùi bởi cổ tiếp (hay cổ phẫu thuật) và gồm có 4 phần: chỏm
xương đùi, cổ xương đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé. Đầu trên xương đùi
được nối với ổ cối bởi hệ thống dây chằng trong khớp, dây chằng ngoài khớp và bao
khớp [32].

Hình 1.1: Cấu tạo khớp háng [5]


5

Khớp háng nhân tạo cũng có cấu tạo tương tự bao gồm 4 phần là: phần chuôi
(Femoral Stem), phần chỏm (Femoral Head), phần ổ cối (Cup) và lớp đệm (Ceramic
Liner) [4].

Hình 1.2: Hình ảnh khớp háng nhân tạo [4]
1.2. Một số bệnh lý thường gặp ở khớp háng
1.2.1. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hoại tử chỏm xương đùi hay cịn gọi hoại tử vơ khuẩn chỏm xương đùi, hoại tử
vô mạch. Bệnh chiếm khoảng 10% tổng số các ca thay khớp háng hàng năm [16], [25].
Nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi có thể do chấn thương (gãy xương,
sai khớp) hoặc do các bệnh lý làm tổn thương hệ thống mạch máu nuôi dưỡng của
chỏm xương đùi, do dùng thuốc corticosteroid, nghiện rượu. Theo nghiên cứu
Tripathy S.K, Goyal T và Sen R.K năm 2015 có khoảng 30% hoại tử chỏm xương
đùi là vô căn [51].
Về điều trị, các tác giả thường dùng 2 phương pháp: [11], [25], [28].
Giai đoạn sớm: (0, I, II, III) phẫu thuật cắt xương chỉnh trục đầu trên xương
đùi hay khoan xương giảm áp với mục đích thay đổi hướng tì nén giữa chỏm và ổ cối



6

làm giảm áp lực vùng chỏm xương đùi và làm cho người bệnh có thể ổn định trong
nhiều năm.
Giai đoạn muộn: (IV, V, VI) khi chỏm đã biến dạng hoàn toàn đồng thời với
biến dạng của hõm khớp, người bệnh đau nhiều khi đi lại và biên độ vận động khớp
bị hạn chế thường được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng tồn phần.
1.2.2. Bệnh lý thối hóa khớp háng
Thối hóa khớp hoặc hư khớp (Arthrose) là bệnh lý khớp háng hay gặp nhất.
Hậu quả là gây đau, biến dạng khớp, làm giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng khớp.
Khi các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả, điều trị phẫu thuật được đặt ra với
người bệnh có khớp háng bị thối hóa [28].
Theo Gomberawalla M.M, Kelly B.T và Bedi A [39] thối hóa khớp háng ở
giai đoạn đầu (I, II) có thể lựa chọn phương pháp điều trị nội soi khớp háng với những
tiến bộ trong kỹ thuật này hiện nay đã mang lại kết quả điều trị tốt, khi sử dụng các
kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên THKH ở giai đoạn muộn (III, IV) thì phẫu thuật
thay khớp háng vẫn là lựa chọn tin cậy.
1.2.3. Gãy cổ xương đùi (GCXĐ)
Gãy cổ xương đùi là loại gãy nằm ở giữa chỏm và khối mấu chuyển hay gặp
ở người cao tuổi thường do chấn thương, do bệnh lý loãng xương và do điểm yếu ở
cổ xương đùi trong cấu tạo giải phẫu [2], [11]. Các phương pháp điều trị bảo tồn (bó
bột, xuyên đinh kéo liên tục) cho tỉ lệ liền xương thấp 30% gây nhiều biến chứng toàn
thân (viêm phổi, viêm đường tiết niệu…) và loét các vùng tì đè do phải bất động lâu,
vì vậy ít được sử dụng [31]. Phẫu thuật TKH có thể giúp người bệnh vận động sớm,
tránh các biến chứng do nằm lâu đồng thời có thể phục hồi khả năng đi lại sớm của
người bệnh. Theo Ossendorf C thì TKH là phương pháp lý tưởng để điều trị GCXĐ
ở người già trên 60 tuổi [49].
1.3. Động tác và chức năng vận động của khớp háng
- Khớp háng có nhiều động tác rộng rãi

Biên độ vận động khớp háng tính theo chiều gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong,
xoay ngoài và xoay vòng.


7

Theo Judet J và Jude R [41], thì biên độ vận động khớp háng bình thường của
người lớn là:
Gấp/duỗi: 130º/0º/10º
Dạng/khép: 50º/0°/30°
Xoay trong/xoay ngồi: 50°/0º/45º
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về biên độ vận động khớp háng và có rất nhiều
số liệu khác nhau, ở các lứa tuổi khác nhau thì biên độ vận động cũng khác nhau [11].
Biên độ vận động lớn nhưng khớp háng khơng dễ trật vì có hệ thống dây chằng
bao khớp đặc biệt là hệ thống cơ xung quanh khớp rất chắc, khỏe. Hệ thống cơ này
giúp khớp háng thực hiện được nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống
cầu thang…[3].
- Khớp háng nhân tạo
Khớp háng nhân tạo cũng có biên độ vận động khá tốt mặc dù có hạn chế hơn
một chút so với khớp bình thường. Khi gắn vào cơ thể khớp háng nhân tạo được cố
định vững chắc vào xương chậu và ống tủy xương đùi. Hệ cơ, dây chằng và bao khớp
xung quanh giữ cho khớp không bị trật mỗi khi vận động, cơ càng khỏe thì nguy cơ
sai khớp sau phẫu thuật càng thấp. Đây là lý do tại sao tập cơ sau phẫu thuật có vai
trị quan trọng [3].
1.4. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật lấy bỏ những phần tổn
thương của khớp háng (chỏm, ổ cối của khớp NB) và thay thế chúng bằng chỏm, ổ
cối khớp nhân tạo. Khi phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi thì được gọi là thay
khớp háng bán phần (Hemi Arthroplasty- HA), còn khi thay cả chỏm xương đùi và ổ
cối thì được gọi là thay khớp háng tồn phần (Total Hip Arthroplasty- THA) [1], [6].



8

Hình 1.3: Tóm tắt q trình thay khớp háng [4]
1.4.1. Thiết kế của khớp nhân tạo
Khớp háng là khớp chỏm cầu vì chỏm xương đùi (đầu trên xương đùi) chuyển
động bên trong ổ cối (thuộc xương chậu). Để giống với tính chất này một khớp háng
nhân tạo phải có 3 phần: chuôi (stem) để gắn vào ống tủy xương đùi, chỏm (Head)
thay thế chỏm xương đùi và (Cup) thay thế ổ cối của xương chậu [4].
Ngày nay phần chuôi được làm bằng hợp kim titan hoặc cobalt/crom, có nhiều
hình dáng, kích thước khác nhau. Bề mặt chi nhẵn nếu khớp có xi măng thơ ráp
nếu khớp khơng xi măng.
Chỏm được làm bằng cobalt/crom hoặc chất liệu gốm (oxid nhôm) bề mặt
chỏm được đánh bóng giúp giảm tối đa lực ma sát, hạn chế mài mòn khi chỏm chuyển
động trong Cup.
Cup gắn vào ổ cối được làm bằng kim loại.
Lót mặt trong Cup là hợp chất cao phân tử polyethylene hoặc gốm.
1.4.2. Khớp háng nhân tạo có xi măng và khơng có xi măng
Xi măng là vật liệu nhằm gia tăng khả năng cố định khớp vào xương đùi và ổ
cối. Ngày nay, xi măng xương thường được sử dụng là một polymer acrylic được gọi
là polymethylmethacrylate (PMMA). Sự gắn kết của xi măng dựa trên sự ổn định trên
bề mặt giữa kim loại và xi măng, xi măng và xương. Chuôi khớp ngày nay được làm


9

bằng loại hợp kim ít có khả năng gãy chủ yếu khớp hỏng do lỏng chuôi. Lỏng chuôi
được cho là hậu quả của hai quá trình: vỡ xi măng sau một q trình vận động được
xem là ngun nhân chính (cơ học) gây nên tình trạng lỏng chi, tiêu xương có thể

xảy ra xung quanh chi và Cup [4].
Khớp háng nhân tạo không xi măng là loại khớp gắn trực tiếp vào xương mà
khơng cần xi măng [4]. Nói chung, loại khớp này được thiết kế có kích thước lớn hơn
và dài hơn so với khớp có xi măng. Khớp không xi măng đặc biệt chú trọng đến khả
năng “mọc” xương vào bề mặt khớp nhân tạo (bone ingrowth) để tạo sự gắn kết giữa
xương và khớp. Chính vì vậy, cấu trúc bề mặt của khớp không nhẵn mịn như khớp
có xi măng mà thơ ráp có nhiều hốc nhỏ. Để kích thích tạo sự mọc xương vào bề mặt
khớp các nhà sản xuất còn cho phủ lên bề mặt khớp nhân tạo những hợp chất có khả
năng kích thích sự mọc xương, gọi là chất HA (Hydroxiapatite).
Xu hướng của các nước tiên tiến và cả ở Việt Nam đang nghiêng về sử dụng
loại khớp khơng xi măng vì những ưu điểm nhiều hơn cho người bệnh mà loại khớp
này mang lại [15], [29]. Đa số tác giả đồng quan điểm cho rằng với những người bệnh
trẻ chất lượng xương tốt thì nên sử dụng khớp khơng xi măng cịn với những người
bệnh cao tuổi, chất lượng xương kém thì nên sử dụng khớp có xi măng.
Theo Graham J [40] để nâng cao hiệu quả điều trị thì việc quyết định sử dụng
xi măng hay không xi măng là cần thiết và phải dựa vào nhiều yếu như: tuổi của
người bệnh, khả năng hoạt động, những bệnh kèm theo, chất lượng xương… và yếu
tố chất lượng xương là quan trọng nhất trong việc cân nhắc nên dùng xi măng hay
không xi măng (chất lượng xương kém thì khơng thể cố định vững khi sử dụng khớp
không xi măng).
1.4.3. Chỉ định thay khớp háng [26]
- Viêm khớp
+ Thối hóa khớp háng
+ Viêm đa khớp dạng thấp
+ Viêm cột sống dính khớp.
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, gặp do: gãy cũ cổ xương đùi, trật khớp
háng cũ, trật chỏm vô căn.


10


- Khớp giả cổ xương đùi nhất là gãy cổ xương đùi ở người già trên 60- 65 tuổi.
- Hàn khớp cũ.
1.4.4. Biến chứng sau thay khớp háng
Những kết quả mà PTTKH mang lại là to lớn và không thể bàn cãi nhưng bên
cạnh đó PTTKH vẫn cịn gặp khơng ít những tai biến, biến chứng trong và sau phẫu
thuật làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thậm chí là thất bại.
- Tắc mạch: do hình thành những cục máu đơng trong lịng mạch sau phẫu
thuật thay khớp. Có thể do ít vận động bên chân bị phẫu thuật hoặc do chấn thương
mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy người bệnh cần vận động chân phẫu
thuật sớm ngay sau khi hết tác dụng của thuốc vô cảm [8].
- Nhiễm trùng: có thể chỉ là nhiễm trùng nơng vùng phẫu thuật có thể nhiễm
trùng sâu bên trong khớp, tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Nhiễm trùng sớm
xảy ra trong thời gian đầu sau phẫu thuật có trường hợp nhiễm trùng muộn xảy ra sau
phẫu thuật vài năm do vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác
trong cơ thể lan đến khớp háng. Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có khi phải
phẫu thuật cắt lọc, rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng
sâu.
- Sai khớp: tỉ lệ sai khớp trung bình từ 1- 3 % tuỳ theo loại khớp nhân tạo,
đường phẫu thuật, trình trạng sức khỏe của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật
viên mà tỉ lệ sai khớp sẽ khác nhau. Người bệnh nên tránh những tư thế dễ làm sai
khớp như gập háng quá 90º, bắt chéo chân bên chân có khớp nhân tạo, ngồi xổm,
xoay trong đùi...
- Lỏng khớp: theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của
người bệnh sẽ bị yếu đi khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó người bệnh sẽ đau khi đi
đứng chịu lực lên chân có khớp nhân tạo. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là
15 năm có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm. Nó tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như loại khớp nhân tạo, kỹ thuật phẫu thuật, chất lượng xương của
người bệnh... Nếu khớp bị lỏng nhiều thì phải phẫu thuật thay lại một khớp khác.
- Lệch chi: trong quá trình phẫu thuật phẫu thuật viên cố gắng cân bằng chiều

dài 2 chân tránh hiện tượng lệch chi. Mức lệch cho phép 1- 2 cm tuy nhiên nếu phẫu


11

thuật viên chuẩn bị trước phẫu thuật đầy đủ đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì
hạn chế được biến chứng lệch chi.
- Gãy khớp nhân tạo: xảy ra khi có chấn thương mạnh.
- Cứng khớp: phần mền xung quanh khớp bị xơ cứng, vơi hóa làm hạn chế vận
động của khớp háng nhân tạo. Q trình xơ hố này cịn gọi là “xương mọc lạc chỗ”
thường khơng gây đau đớn mà chỉ làm cứng khớp háng.
1.4.5. Các nghiên cứu về thay khớp háng.
Trên thế giới.
Hiện nay cùng với sự già hóa dân số tồn cầu thì các bệnh về xương khớp ngày
càng gia tăng đặc biệt là các bệnh lý về khớp háng. Phẫu thuật thay khớp háng ngày
nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an tồn cho những
người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Phẫu thuật thay thế khớp háng
được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Theo tổ chức y tế thế giới năm 2014, trên
thế giới ước tính có 10% nam giới và 18% nữ giới có các bệnh lý về khớp háng ở độ
tuổi trên 60. Trung bình tỉ lệ số ca thay khớp háng tăng lên 30% vào năm 2015. Năm
2015, số trường hợp người bệnh phẫu thuật thay khớp háng cao nhất ở Thụy Sĩ là 308
ca, ở Đức có 299 ca, ở Úc 272 ca, ở Anh 182 ca, ở Canada 148 ca phẫu thuật, thấp
nhất là ở Mexico 8 ca phẫu thuật thay khớp háng trong tổng số 100.000 dân [47].
Nghiên cứu tại Đài Loan [45] cho thấy số ca TKH bán phần trung bình hàng
năm và TKH tồn phần lần lượt là 4.257 và 6.206 ca. Hai chẩn đoán phổ biến nhất
của TKH bán phần là gãy cổ xương đùi (73,6% nam, 76 tuổi) và hoại tử vô mạch
(18%, 84% nam, 48 tuổi). Trong tổng số ca TKH tồn phần hai chẩn đốn phổ biến
nhất là hoại tử vơ mạch (46,9%, 79% nam, 50 tuổi) và thối hóa khớp háng (41,6%,
43% nam, 60 tuổi).
Một nghiên cứu tại Hong Kong [35] có 512 ca thay khớp háng được thực hiện

trên 419 người bệnh (43,4% nam) trong suốt thời gian nghiên cứu tất cả đều được
theo dõi lâm sàng ít nhất 2 năm. Tuổi trung bình của người bệnh là 57,6 (SD: 16,6).
Ở nam giới nguyên nhân thay khớp chính là hoại tử xương (50,9%), viêm cột sống
dính khớp (19,5%), và viêm khớp sau chấn thương (8,5%). Đối với nữ nguyên nhân
chính là hoại tử xương (33%), viêm xương khớp nguyên phát (18.8%) và viêm khớp


12

sau chấn thương (15,8%). Do rượu (52,5%), và nguyên nhân vô căn (40,7%) là
nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hoại tử xương ở nam và nữ. Điểm Harris khớp
háng trung bình trước phẫu thuật và điểm Harris theo dõi cuối cùng lần lượt là 43,9
(SD: 18,3) và 89,7 (SD: 13,0).
Một nghiên cứu tại Mỹ [53] cho thấy có khoảng 200.000 ca TKH toàn phần,
100.000 ca TKH bán phần được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2003. Khoảng 65%
người bệnh từ 65 tuổi trở lên và ít nhất 75% có một hoặc nhiều bệnh lý đi kèm. Tỉ lệ
tử vong tại bệnh viện lần lượt là 0,3%, 3%. Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật lần lượt
là 0,7%, 1,4% đối với huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi. 0,3%, 1,9%
loét do tì đè và 0,05%, 0,06% đối với nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Nghiên cứu của tác giả Wyatt M, Hooper G, Frampton và cộng sự năm 2014
trong 20 năm trên 870 trường hợp thay khớp háng tồn phần bằng khớp có xi măng
và 1313 trường hợp khớp khơng xi măng cho thấy: nhóm có xi măng tỉ lệ tiêu xương
quanh khớp nhân tạo 48%, nhiễm khuẩn sâu 12%, lỏng khớp 75,3%. Ở nhóm khơng
xi măng tỉ lệ tiêu xương quanh khớp nhân tạo 15%, nhiễm khuẩn sâu 9%, lỏng khớp
40% [52].
Việt Nam
Song song với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân được nâng
lên kéo theo sự già hóa về dân số ở Việt Nam ngày một tăng. Ở Việt Nam tần suất
mắc các bệnh lý về xương khớp ngày càng nhiều. Bệnh lý về thối hóa khớp háng
chiếm nhiều nhất là 37,4%, gãy cổ xương đùi cũng chiếm một tỉ lệ cao là 30,4% các

bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay phẫu
thuật thay khớp đã trở nên phổ biến đặc biệt là phẫu thuật thay khớp háng đã giúp
nhiều người bệnh được phục hồi chức năng khớp háng có thể trở lại sinh hoạt bình
thường. Tại Việt Nam, PTTKH tồn phần đã được thực hiện lần đầu tiên do Trần
Ngọc Ninh (năm 1973) ở Sài Gịn và Ngơ Bảo Khang (năm 1978) ở Hà Nội. Từ đầu
thập niên 1990 đến nay, nhờ được huấn luyện đầu tư trang thiết bị tốt hơn PTTKH đã
được áp dụng ngày càng phổ biến ở nước ta. Một trong những cải thiện được nhận
thấy rõ rệt nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật thay
khớp háng, theo Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Thanh Hương [30] CLCS người bệnh


13

đã tăng lên đáng kể giữa 3 thời điểm, nhập viện: 26,4, ra viện: 39,5 và khám lại sau
1 tháng: 61,6 (p<0,01).
Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín đầu trên xương đùi ở
người cao tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định của
tác giả Nguyễn Lê Minh Thống và Đinh Văn Thủy [19] trên 119 người bệnh sau phẫu
thuật thay khớp háng có 94/119 (80,4%) nữ và 23/116 (19,6%) nam. Nguyên nhân
do tai nạn sinh hoạt chiếm đa số 106/119 NB (90,5%). 97/119 trường hợp đi lại bình
thường sau phẫu thuật 05 tháng (chiếm 81,5%), 1/119 trường hợp hạn chế nặng
(chiếm 0,9%), không trường hợp nào không đi lại được. 13/119 trường hợp bị biến
chứng sau phẫu thuật gồm: viêm phổi 4/119 trường hợp (3,4%), nhiễm trùng tiết niệu
8/119 (6,8%), loét cùng cụt 1/119 trường hợp (11,1%). Thay khớp háng cho NB gãy
đầu trên xương đùi ở người cao tuổi loãng xương, mắc nhiều bệnh lý kèm theo giúp
NB sớm vận động tập phục hồi chức năng góp phần lớn vào việc tránh các biến chứng
nặng dễ gây tử vong.
Năm 2011 Ngơ Văn Tồn- Bệnh viện Việt Đức báo cáo 65 trường hợp TKHTP
không xi măng tỉ lệ phục hồi vận động gấp háng > 90º đạt 95,4% vận động đi lại bình
thường [18].

Qua nghiên cứu 39 NB được thay khớp háng bán phần do gãy cổ xương đùi
tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên [21], kết quả: tuổi gặp nhiều ở nhóm 65→75,
có 33/39 NB chiếm 84,6%. Biến chứng nhiễm trùng vết mổ 12,8%, bị vỡ xương đùi
trong phẫu thuật 2,6%, gặp 5,1% NB có ngắn chi >2cm. Kết quả phẫu thuật rất tốt và
tốt chiếm 82,1%. Những NB được phẫu thuật sớm ≤1 tuần có kết quả rất tốt và tốt
chiếm 92,2%, những NB được phẫu thuật > 1 tuần kết quả rất tốt và tốt là 61,5%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Người bệnh được phẫu thuật có xi măng tỉ
lệ rất tốt và tốt là 83,3%, những NB được phẫu thuật khơng có xi măng tỉ lệ rất tốt và
tốt là 81%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê

với p>0,05.

Nghiên cứu trên 59 người bệnh gãy liên mấu chuyển xương đùi (LMCXĐ) ở
người cao tuổi tại bệnh viện Việt Đức [20][20] thu được kết quả: kết quả phẫu thuật
tốt đạt 82%, khá 12%, trung bình và xấu 6%. Tỉ lệ gặp biến chứng sau phẫu thuật
chiếm 6,8% trong đó 3,4% sai khớp; 3,4% biến chứng viêm phổi và tim mạch. Qua


14

nghiên cứu tác giả cũng đưa ra kết luận phẫu thuật thay khớp háng bán điều trị gãy
LMCXĐ là một giải pháp tốt cho người già loãng xương.
Năm 2015 tác giả Ngô Hạnh và cộng sự đã tiến hành phẫu thuật thay khớp
háng tồn phần khơng xi măng cho 96 người bệnh (102 khớp) trong đó có 60 ca hoại
tử vơ mạch chỏm xương đùi, 28 ca thối hóa khớp háng và 8 ca viêm dính khớp háng
trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp cho kết quả tốt và rất tốt chiếm 94,1%; khá
5,9% [17].
1.5. Tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng
1.5.1. Tầm quan trọng tập vận động sau phẫu thuật TKH.
Khớp háng là một khớp lớn có tầm vận động rộng và phải chịu sức nặng của

tồn bộ cơ thể. Khớp háng có được sự vững chắc là nhờ hệ thống dây chằng, bao
khớp và hệ thống cơ vận động khớp háng là khối cơ mông, cơ đùi khỏe. Trước mổ
do tình trạng đau chân ít vận động trong nhiều tháng nhiều năm gây nên tình trạng
teo cơ vùng mông, đùi làm cho cơ yếu hơn bình thường. Chính vì vậy để chức năng
khớp háng được phục hồi tốt nhất sau phẫu thuật NB cần được tập phục hồi chức
năng sớm, đúng cách sau phẫu thuật là rất quan trọng [1], [3].
Ngày nay quan điểm về phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng đã
thay đổi, tập càng sớm càng giúp tăng cường lưu thơng tuần hồn, giảm đau giảm
sưng nề chi mổ, phịng tránh tắc mạch, cải thiện tầm vận động của khớp và phòng
tránh được các biến chứng do nằm lâu.
1.5.2. Các phương pháp tập vận động
- Tập vận động thụ động là hình thức tập được thực hiện bởi lực tác động
bên ngoài do người tập hoặc các dụng cụ trợ giúp. Vận động thụ động nghĩa là: phần
cơ thể được vận động khơng có sự tham gia làm động tác vận động co cơ chủ động
của người bệnh [1].
- Tập vận động có trợ giúp là hình thức vận động chủ động do chính người
bệnh thực hiện cùng với sự hỗ trợ của người khác hoặc các dụng cụ trợ giúp tập luyện
để cho người bệnh hoàn thiện được động tác vận động [1].
- Tập vận động chủ động là động tác vận động do chính người bệnh thực


15

hiện mà khơng cần có sự trợ giúp. Đây là phương pháp phổ biến chủ động và có hiệu
quả nhất, nhằm mục đích duy trì và tăng tầm vận động của khớp, tăng sức mạnh của
cơ [1].
1.5.3. Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi
Định nghĩa
- Thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi là các vận động cần thiết cho các chức năng
di chuyển thường nhật thông thường mà người bệnh cần thực hiện hay thực hiện có

trợ giúp bằng dụng cụ hay bằng trợ giúp của người điều trị.
- Tư thế ngồi là một trong những tư thế thoải mái, tự nhiên, vững vàng và được
dùng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày.
Thực hiện bài tập
Người bệnh nằm ngửa hai tay dọc thân mình, nâng đầu dậy hoặc nâng hai vai
bằng cách tì trên hai khuỷu tay, chịu sức nặng trên bàn tay, duỗi cánh tay và cẳng tay.
Từ từ nâng thân mình luân phiên hay đồng thời lùi hai bàn tay về phía sau để ngồi
dậy hồn tồn sau đó đưa hai tay về phía trước đặt lên đùi để giữ vững vị

thế ngồi.

1.5.4. Các bài tập vận động khớp sau phẫu thuật thay khớp háng
Tập khớp cổ chân
Người bệnh nằm ngửa, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa
bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 10 lần, ngày 2 lần.
Bài tập được tiến hành bắt đầu sau khi phẫu thuật cho đến khi khỏi bệnh. Đối
với bài tập này người bệnh chủ động tập không cần trợ giúp và tập càng sớm càng tốt
có tác dụng dự phịng biến chứng huyết khối tĩnh mạch chi dưới sau phẫu thuật thay
khớp háng.
Tập khớp gối
Người bệnh nằm ở tư thế hai chân duỗi thẳng mũi chân thẳng lên trần nhà tập
gấp, duỗi gối bằng cách nâng khớp gối lên thụ động hoặc chủ động khoảng 10- 15
lần, ngày tập hai lần.
Bài tập được bắt đầu từ ngày thứ hai sau phẫu thuật, ban đầu người bệnh sẽ
được tập gấp duỗi khớp gối có trợ giúp của kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng hướng dẫn
sau đó người bệnh sẽ tự tập. Chú ý trong quá trình tập động tác gấp, duỗi khớp gối


×