Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại bệnh 71 trung ương năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.43 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ CHÍ CƯỜNG

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH NGƯỜI BỆNH
MẮC BỆNH VIÊM PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚTẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ CHÍ CƯỜNG

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH NGƯỜI BỆNH
MẮC BỆNH VIÊM PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚTẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG NĂM 2021
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Nguyễn Trường Sơn

NAM ĐỊNH - 2021



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn………………………………………………………………

i

Lời cam đoan…………………………………………………………….

ii

Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………

iii

Danh mục bảng biểu………………….....……………………………….

iv

Đặt vấn đề…………………………………………………...……..……

1

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………...……………….

3


1.1 Cơ sở lý luận…………………………………...……..…………...…

3

1.1. Cơ sở thực tiễn……………………………………...……………….

10

Chương 2: Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD ……….…………...

12

Chương 3: Bàn luận …………………………………………….………

21

Kết luận………………………………………………………………….

28

Đề xuất giải pháp ......................................................................................

29

Tài liệu tham khảo.....................................................................................

31

Phụ lục ……………………………………………………….………….


33

Phiếu khảo sát……………………………………………………………

38

Một số hoạt động chăm sóc người bệnh của bệnh viện 71 TW…………

40


LỜI CẢM ƠM
Được sự phân công của Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định và sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn – Ths. Nguyễn Trường Sơn, tôi đã thực
hiện chuyên đề " Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính tại Bệnh viện 71 Trung ương năm 2021.
Để hồn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cơ giáo đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin trân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Trường Sơn Trường Đại học điều dưỡng Nam Định là người trực tiếp tận tình hướng dẫn tơi. Cảm
ơn Ban Giám đốc và các Bác sỹ, Điều dưỡng Bệnh viện 71 TW đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện chuyên đề này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng không
tránh khỏi những thiếu xót mà bản thân chưa thấy được. Tơi rất mong được sự đóng
góp của q Thầy Cơ, Hội đồng Khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và
các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 9 năm 2021
Tác giả


Lê Chí Cường


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của tơi, do chính tơi thực hiện, tất cả các số
liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Nếu có điều gì sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Lê Chí Cường
iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDSK

Giáo dục sức khỏe

NB

Người bệnh

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới


TW

Trung ương


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Số trang

Bảng 2.1.

Phân bố người bệnh theo tuổi và giới

16

Bảng 2.2.

Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi vào viện

17

Bảng 2.3.

Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD

17


Bảng 2.4.

Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD

18

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.

Điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho
người bệnh COPD
Điều dưỡng phối hợp với Bác sỹ đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của người bệnh COPD
Điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi
chức năng cho người bệnh COPD
Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn
kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh COPD
Các hoạt động Điều dưỡng thực hiện quy trình chăm
sóc y tế với người bệnh COPD

18
19
19
20
20



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: Chronic obstructive pulmonary
disease) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi, suy giảm thơng khí mạn
tính, diễn biến xấu dần theo thời gian.
Theo GOLD, 2018 COPD là một bệnh phổ biến có thể dự phịng và điều trị
được, bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp trường diễn và hạn chế thơng
khí do bất thường đường dẫn khí hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các hạt
hoặc khí độc hại. Các triệu chứng hơ hấp thường gặp là khó thở, ho và khạc đờm.
Hạn chế thơng khí trong COPD do tổn thương các đường dẫn khí nhỏ và nhu mơ
phổi, được đặc trưng bởi thơng khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng
sức của phổi, không thay đổi đáng kể qua nhiều tháng, chỉ đảo ngược được rất ít
bằng các thuốc giãn phế quản. Hút thuốc là nguyên nhân thường gặp nhất của
COPD, ngồi ra cịn có yếu tố ơ nhiễm khơng khí như khói bụi nghề nghiệp, khói
bếp than...Tiếp xúc lâu dài với những kích thích sẽ gây phản ứng viêm tại phổi dẫn
đến kết quả là sự co hẹp các đường dẫn khí nhỏ và sự phá hủy mơ phổi, gọi là khí
phế thủng [6].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 600 triệu người bị COPD và
2,75 triệu người tử vong vì COPD mỗi năm. Dự báo COPD là nguyên nhân gây tử
vong xếp thứ 4 và gây tàn phế xếp thứ 7 trên Thế giới vào năm 2030 [21]. COPD
tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn phổ
biến. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa
dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong
những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng
năm do COPD và các rối loạn liên quan [1].
Ở Mỹ, chi phí y tế cho COPD ước tính là 23,9 tỷ đơ la, trong đó 14,7 tỷ là
chi phí trực tiếp cho điều trị và 9,2 tỷ là chi phí gián tiếp. Các chi phí này rất phụ
thuộc vào quản lý điều trị dự phòng tránh các đợt cấp phải nằm viện. Chi phí nằm
viện sẽ chiếm trên 70% chi phí tổng thể cho điều trị COPD. Đối với các nước đang

phát triển, xét trên góc độ kinh tế, COPD rất có thể là những gánh nặng rất đáng kể
đối với các gia đình và xã hội [16].
Ở Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của COPD năm 2009 cho thấy tỷ lệ
mắc ở người > 40 tuổi là 4,2%. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá và sự già hóa dân


2
số ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc COPD dự đoán sẽ tăng cao trong những
năm tới và đến năm 2030 ước tính có 4,5 triệu NB COPD tử vong hàng năm và các
rối loạn liên quan[1].
Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và Cộng sự năm 2010 cho thấy, tỷ lệ mắc
COPD chung của toàn quốc là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và
nữ giới là 1,9%[11].
Theo thống kê của Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, số người bệnh
mắc bệnh COPD điều trị tại đây từ năm 1996 - 2000 chiếm 25,1% nhưng đến năm
2003 tỷ lệ này đã tăng lên là 26%, đứng đầu các bệnh lý về phổi[4] COPD gây ra
những gánh nặng to lớn đối với nền kinh tế.
Để hạn chế xuất hiện các đợt cấp của COPD ngồi thực hiện đúng phác đồ
điều trị, thì việc chăm sóc tốt của người Điều dưỡng tại bệnh viện là rất quan trọng
nhằm kiểm soát COPD. Bệnh viện 71 Trung Ương là Bệnh viện hạng I, mơ hình
bệnh tật rất đa dạng, trong đó bệnh COPD chiếm tỷ lệ khá cao. Theo báo cáo kết
quả hoạt động khám, chữa bệnh năm 2019 của Bệnh viện có 12.892 lượt người
bệnh điều trị nội trú, trong đó có 582 NB COPD chiếm 4,5%, hạn chế hiện nay
trong chăm sóc NB COPD tại bệnh viện là chưa được toàn diện. Để thực hiện tốt
hơn cơng tác chăm sóc NB COPD tại bệnh viện, tôi tiến hành chọn chuyên đề:
“Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh 71 Trung Ương năm 2021” với Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh mắc bệnh viêm phổi tắc
nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh viện 71 Trung Ương năm 2021
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao cơng tác chăm sóc người bệnh mắc

bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh viện 71 Trung
Ương


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một rối loạn hô hấp được đặc trưng
bởi thông khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng sức của phổi, không
thay đổi đáng kể qua nhiều tháng. Sự hạn chế lưu thơng khí này chỉ đảo ngược được
rất ít bằng các thuốc giãn phế quản. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một quá trình
bệnh lý được đặc trưng bởi sự có mặt của hai bệnh liên quan chủ yếu là Viêm phế
quản mạn và khí phế thũng.
1.1.2. Triệu chứng của COPD
- Các triệu chứng của COPD không xuất hiện cho đến khi tổn thương phổi đã
xảy ra và nó thường nặng hơn lên theo thời gian. Những người bị COPD cũng có
những đợt kịch phát, trong đó các triệu chứng của bệnh đột nhiên nặng lên.
- Các triệu chứng thường gặp của COPD là: Ho, sốt, khạc đờm, khó thở, đau
ngực.
1.1.3. Nguyên nhân COPD: Chủ yếu đề cập đến tắc nghẽn trong phổi từ hai bệnh
phổi mạn tính. Nhiều người bị COPD có cả hai.
- Bệnh giãn phế nang: Giãn phế nang là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi,
nó có thể phá hủy một số thành phần của nhu mô phổi làm giảm chức năng trao đổi
khí của phổi.
- Viêm phế quản mạn tính: Là trạng thái viêm do đó dẫn đến tình trạng kích
thích làm bệnh nhân ho liên tục. Viêm phế quản mạn tính cũng làm tăng sản xuất
chất nhờn, chính vì vậy càng làm hẹp các ống phế quản hơn.
- Hen phế quản gần giống viêm phế quản mạn tính nhưng có kèm theo các

cơn co thắt cơ trơn phế quản. Hen phế quản mạn tính đơi khi được xác định là
COPD.
- Di truyền học: Một rối loạn di truyền hiếm được gọi là alpha -1- antitrypsin
là nguồn gốc của một số trường hợp COPD. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng yếu
tố di truyền khác cũng có thể làm cho một số người hút thuốc lá dễ bị bệnh.
1.1.4. Yếu tố nguy cơ đối với COPD bao gồm:


4
- Khói thuốc lá và các chất kích thích:Trong hầu hết các trừờng hợp, những
tổn thương phổi dẫn đến COPD là do hít thuốc lá nhiều năm, đó là yếu tố nguy cơ
quan trọng nhất đối với COPD. Hút thuốc nhiều năm và hút nhiều thuốc trong ngày
thì nguy cơ càng lớn. Các triệu chứng của COPD thường xuất hiện khoảng 10 năm
sau khi bắt đầu hút thuốc. Những người tiếp xúc với số lượng lớn khói thuốc cũng
có nguy cơ COPD. Tuy nhiên, chất kích thích khác có thể gây COPD bao gồm cả
khói xì gà, ơ nhiễm khơng khí và khói bụi nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với bụi và hóa chất: Lâu dài tiếp xúc với khói hố
chất, hơi và bụi có thể gây kích ứng và làm viêm phổi.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này là một hình thức nghiêm
trọng ủa acid trào ngược. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho COPD nặng
hơn và thậm chí có thể là nguyên nhân gây COPD.
- Tuổi: COPD phát triển chậm, do đó hầu hết người trên 40 tuổi mới bắt đầu
xuất hiện các triệu chứng của COPD.
1.1.5. Biến chứng của COPD
- Nhiễm trùng đường hơ hấp: Khi có COPD, bệnh nhân sẽ dễ bị cảm lạnh
hoặc dễ mắc bệnh cúm hoặc viêm phổi. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp dấu hiệu
hay gặp là khó thở.
- Tăng áp động mạch phổi.
- Vấn đề về tim: COPD làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như suy tim, bệnh
tim thiếu máu cục bộ.

- Ung thư phổi: Người hút thuốc với viêm phế quản mạn tính có nguy cơ cao
mắc ung thư phổi hơn so với người hút thuốc khơng có viêm phế quản mạn tính.
- Trầm cảm: Khó thở có thể hạn chế hoạt động mà họ thích. Người bệnh có
thể rất khó khăn để chấp nhận với một căn bệnh mạn tính ngày càng nặng lên và
không chữa được.
- Tràn dịch màng phổi.
- Một số biến chứng khác: Loãng xương, thừa cân, khó ngủ..v. COPD
thường khơng được chẩn đốn ở giai đoạn đầu. Ngay cả những người hút thuốc có
triệu chứng ho mạn tính, ho nhiều đờm, khó thở khi làm việc nặng hay vận động
nhiều cũng ít được chú ý để chẩn đốn sớm. Vì vậy, đa số những trường hợp phát
hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao.


5
1.1.6. Điều trị COPD[1]
- Thuốc:
+ Thuốc giãn phế quản: Thuốc này có thể giúp giảm ho, khó thở. Tùy thuộc
vào mức độ của bệnh, có thể dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn hay dùng
thuốc giãn phế quản tác dụng lâu dài hoặc cả hai.
+ Steroid: Thuốc corticosteroid dạng xịt có thể làm giảm q trình viêm
đường hơ hấp và giúp bệnh nhân đỡ khó thở. Nhưng khi sử dụng kéo dài các loại
thuốc này có thể làm loãng xương và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đục thủy tinh
thể và tiểu đường. Chỉ dùng corticoid những trường hợp COPD trung bình hoặc
nặng.
+ Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh COPD bị nhiễm trùng
đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính, viêm phổi và cúm có thể làm nặng thêm
các triệu chứng COPD. Kháng sinh có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn
nhưng chỉ được dùng khi cần thiết.
- Phẫu thuật là một phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân bị bệnh
khí thũng nặng khơng đáp ứng với thuốc. Các kĩ thuật trong phẫu thuật gồm:

+ Cắt một phần nhu mô phổi:
Khi cắt một phần nhu mô phổi sẽ tạo thêm khơng gian trong khoang ngực để
cho mơ phổi cịn lại và cơ hồnh thực hiện hơ hấp hiệu quả hơn.
+ Ghép phổi: Cấy ghép có thể cải thiện khả năng để thở, tuy nhiên kỹ thuật
ghép phổi phức tạp và tốn kém.
- Các liệu pháp: Sử dụng các liệu pháp bổ sung cho những người COPD
trung bình hoặc nặng:
+ Ôxy liệu pháp
+ Chương trình phục hồi chức năng phổi
- Quản lý đợt kịch phát
1.1.7. Phòng bệnh COPD[1].
- Nâng cấp cơ sở vật chất và chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các
bệnh viện và tuyến y tế cơ sở
- Xây dựng đơn vị quản lý bệnh COPD tại các bệnh viện
- Bảo vệ cho môi trường sống trong lành hơn.
- Chú ý tập thở và phát hiện cơn COPD kịch phát.


6
- Vệ sinh đường hô hấp: Người bệnh COPD cần luôn luôn giữ ấm, ẩm và
sạch đường hô hấp để hạn chế tối đa nhiễm trùng đường hô hấp, là một biến chứng
thường gặp ở người bệnh COPD.
- Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên tập thể dục có thể cải thiện tổng
thể sức khoẻ, sự dẻo dai và tang cường hoạt động của cơ hô hấp.
- Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ
chất dinh dưỡng, các Vita min sẽ làm tăng sức đề kháng cho người bệnh, làm chậm
lại sự tiến triển của COPD.
- Tránh khói thuốc: Ngồi việc bỏ hút thuốc, điều quan trọng để tránh những
nơi mà những người khác hút thuốc. Khói thuốc có thể góp phần làm phổi tổn
thương thêm.

- Chú ý đến trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản có thể làm nặng
thêm bệnh COPD. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày có thể COPD sẽ đỡ hơn.
- Đi khám bác sĩ thường xuyên: Đều đặn theo dõi chức năng phổi.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với khói hóa chất và bụi là một yếu tố nguy cơ
COPD. Nếu làm việc với các loại chất kích thích phổi, cần có những cách tốt nhất
để bảo vệ mình như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi, ...
1.1.8. Chăm sóc người bệnh COPD “Ngơ Huy Hoàng ( 2019). Điều dưỡng Nội
khoa, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”
- Cải thiện thơng khí phổi:
+ Bố trí người bệnh nơi thống khí, đảm bảo đủ ấm khi thời tiết lạnh, tư thế
nằm đầu cao.
+ Đánh giá nhanh mức độ nặng bệnh qua tần số thở, kiểu thở, mức độ tím,
các thơng số về khí máu, mạch, huyết áp.
+ Thực hiện đầy đủ chính xác các thuốc khi có chỉ định như thuốc giãn phế
quản, corticoid, đảm bỏa kỷ thuật các đường dùng thuốc khác nhau như khí dung,
xịt hít, truyền tĩnh mạch để có hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
+ Khi tình hình người bệnh cho phép, hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật tập
thở sâu với các:
Bước 1- Hít vào chậm và sâu
Bước 2 - Nín thở trong vài giây
Bước 3- Thở ra mạnh và kéo dài,


7
Bước 4 - Hít thở nhẹ nhàng vài lần rồi lặp lại từ bước 1 đên bước 3.
Theo dõi sự đáp ứng của người bệnh về điều trị, các dấu hiệu của cải thiện
thơng khí như: tím tái giảm, tần số thở ở giới hạn bình thường, mạch, huyết áp ổn
định.
- Cải thiện khả năng làm sạch đường thở:
+ Đảm bảo đủ dịch cho người bệnh vì thiếu dịch làm đờm qnh đặc khó

tống ra ngồi, đánh giá biểu hiện của thiếu dịch như độ chun giản của da, thể tích
nước tiểu/24 giờ.
+ Thực hiện một số thuốc có tác dụng làm long đờm, giảm phù nề đường thở
khi có chỉ định, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh để gây long đờm.
+ Khi tình trạng người bệnh co phép như bớt khó thở, đỡ mệt, mạch và huyết
áp ổn định, thực hiện biện pháp dẫn lưu tư thế, kết hợp với hướng dẫn người bệnh
thực hiện kỹ thuật ho có kiểm sốt, gồm:
Bước 1- Ngồi tư thế thoải mái.
Bước 2- Hít vào chậm và sâu.
Bước 3- Nín thở trong vài giây.
Bước 4 - Ho mạnh 2 tiếng, tiếng thứ nhất để đờm long ra và tiếng thứ hai để
tống đờm ra ngoài.
+ Trường hợp người bệnh xuất tiết quá nhiều đờm, thể trạng quá yếu, không
thể hoc khạc được, cần tiến hành hút đờm cho người bệnh và chú ý đảm bảo vô
khuẩn khi làm thủ thuật.
- Ngăn ngừa thiếu oxy máu trầm trọng
+ Thường xuyên theo dõi các thơng số về hơ hấp, mức độ tím, khí máu.
+ Ln đảm bảo bường bệnh thống khí, ấm về mùa đông, mát về mùa he,
đảm bảo đủ ấm và ẩm khơng khí thở vào cho người bệnh.
+ Thường xun thay đổi tư thế, cách thở sâu, thở qua mơi mím để tăng đảo
thải khí cặn.
+ Với nặng trường hợp nặng, cơ thể gầy yếu suy kiệt phải theo dõi 30 phút
hoặc 1giờ/lần về tần số thở, mức độ tím, PaO2, SaO2 các biểu hiện về tinh thần. Nếu
bệnh diễn biến xấu hơn phải báo ngay bác sỹ và phối hợp bác sỹ xử trí và chăm sóc
tích cực người bệnh.
- Khống chế nhiễm khuẩn đường thở


8
+ Đảm bảo bường bệnh thoáng và sạch, hạn chế sự lây nhiễm tiếp xúc với

những người xung quanh và thực hiện tốt các biện pháp giúp làm sạch đường thở.
+ Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, vệ sinh cơ thể, răng miệng. Luôn
phiên vệ sinh từng phần của cơ thể bằng lau rửa với khăn mềm và nước ấm, thời
gian không quá lâu, đảm bảo đủ ấm cho người bệnh.
+ Chủ động theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường thở
như mệt nhiều, khó thở, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc màu xanh.
+ Khi có bằng chứng nhiễm khuẩn báo với bác sỹ để có kế hoạch dùng thuốc
kháng sinh.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng
+ Khi bệnh nặng, người bệnh thường khó thở nhiều và rất mệt, do vậy chỉ
nên cung cấp cho người bệnh một lượng calo tối thiểu qua dịch truyền hoặc chế độ
ăn lỏng, dễ hấp thu, cho ăn ít một, chậm rãi, vào lúc ít khó thở nhất.
+ Khi tình trạng người bệnh được cải thiện, thực hiện chế độ ăn tăng dần đến
lúc đủ năng lượng, protein và bổ sung vitamin.
+ Chế biến thức ăn và thay đổi cách chế biến phù hợp với khẩu vị người
bệnh, tránh thức ăn khó tiêu, thức ăn gây dị ứng.
+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh đầy dạ dày
gây chèn ép cơ hành làm người bệnh khó thở thêm.
- Tư vấn kiến thức và huấn luyện các bài tập bảo tồn chức năng hô hấp
+ Khi người bệnh qua gai đoạn nặng của bệnh, thể trạng được cải thiện, chủ
động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, cung cấp kiến thức cho người bệnh.
+ Trước khi ra viện, hướng dẫn người bệnh các bài tập phục hồi chức năng
hô hấp và duy trì luyện tập phục hồi chức năng hơ hấp tại nhà.
+ Hướng dẫn người bệnh tự làm sạch đường thở tại nhà như uống đủ nước,
ho có kiểm sốt, nằm nghỉ ngơi ở tư thế dẫn lưu.
+ Thuyết phục người bệnh tránh các yếu tố gây kích thích niêm mạc hơ hấp
như hút thuốc, thời tiết q nóng và q lạnh, khói bụi…
+ Khuyên người bệnh ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục đúng mức
để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể.
+ Hướng dẫn người bệnh khi có nhiễm khuẩn đường thở như: ho, sốt, khạc

đờm đục hoặc xanh, vàng đi khám điều trị kịp thời.


9
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD trên thế giới
Theo WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc COPD, dự
đốn trong thập kỷ này số người mắc sẽ tăng lên 3-4 lần. COPD là nguyên nhân gây
tử vong hàng thứ 4 trên thế giới (sau bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường) và dự
đoán sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng
sống của 2,75 triệu người trên toàn thế giới[21].
Theo WHO, tỷ lệ mắc COPD cao nhất ở các quốc gia mà hút thuốc còn phổ
biến, trong khi ở những quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lá thấp có tỷ lệ mắc COPD
thấp hơn. Tỷ lệ thấp nhất trong nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung Đông
và tỷ lệ thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân ở các quốc gia vùng đảo ở Châu Âu
[15], [19].
Theo Chapman K.P, tỷ lệ mắc chung cho tất cả các lứa tuổi khoảng 1%, tuy
nhiên tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 10% ở các đối tượng tuổi trên 40 [16].
Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do COPD tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua. Trong giai
đoạn từ năm 1965-1998 trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở nam giới giảm
59%, bệnh đột quỵ giảm 64%, các bệnh tim mạch khác giảm 35% thì ngược lại tỷ lệ
tử vong do COPD tăng gần 163%. Năm 2000, tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng
nhiều hơn ở nam, cũng như một số nước Nauy, Thụy Điển, Niu di lân [16].
Ở Châu Âu, những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD khoảng
9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [17]. Theo WHO, COPD
gây nên tử vong ở 4,1% nam và 2,4% nữ ở Châu Âu trong năm 1997 và tỷ lệ tử
vong ở nữ đã tăng lên từ năm 1980-1990 trong các nước Bắc Âu.
Ở Anh, 15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc đờm
mạn tính, khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán COPD. COPD là nguyên nhân
gây tử vong xếp hàng thứ 5 ở Anh và xứ Wales [26].

Ở các nước khu vực Đông Nam Á, tần suất mắc COPD ước tính từ 6-8% dân
số. Tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc COPD ước tính 0,3%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
dịch tễ có tính chất quốc gia. Fukuchi và cộng sự sử dụng tiêu chuẩn của GOLD
năm 2003, nghiên cứu trên 2343 người trên 40 tuổi, tỷ lệ đối tượng có rối loạn
thơng khí tắc nghẽn là 8,6%, trong đó nam giới 16,4% và nữ giới 5,0% [13].


10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh COPD tại Việt Nam
Tại Việt Nam, COPD là bệnh có tần suất ngày càng tăng. Ngun nhân là do
tình trạng ơ nhiễm mơi trường nặng nề trong khi tập quán hút thuốc lá, thuốc lào
không giảm. Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế thực hiện tại Hà Nội, gần 7% số
người trên 40 tuổi bị COPD. 80-90% bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá.
10% những người hút thuốc là có triệu chứng lâm sàng COPD[8].
Theo Ngô Quý Châu (2011), tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh
nhân đến khám bệnh mắc COPD ngày càng tăng. Nếu như thời điểm 1996-2000 chỉ
có 25% bệnh nhân vào khoa hơ hấp mắc COPD thì từ 2003 đến nay đã tăng lên
26%.
Tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh, số bệnh nhân
COPD đến khám và điều trị tăng 1.000 bệnh nhân/năm; tại bệnh viện Chợ Rẫy
(TP.HCM) số bệnh nhân COPD chiếm 20% bệnh nhân khoa hô hấp...Nhiều người
mắc bệnh nhưng bản thân lại khơng biết. Họ coi đây là bệnh bình thường và chỉ khi
đến khám các bác sĩ mới phát hiện. Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám quá
muộn để lại hậu quả đáng tiếc .
Ngô Quý Châu và cộng sự, nghiên cứu dịch tễ học COPD ở thành phố Hà
Nội năm 2005 với 2583 người trên 40 tuổi, kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc COPD
chung cho cả hai giới là 2,0%, nam là 3,4%, nữ là 0,7%. Đối tượng hút thuốc lá có
tỷ lệ mắc cao hơn rõ rệt, tỷ lệ hút thuốc trong nhóm bệnh là 66,7%.
Ngơ Quý Châu và cộng sự, nghiên cứu trên 2976 đối tượng dân cư trên 40
tuổi thuộc ngoại thành thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc COPD

chung cho cả hai giới là 5,65%, trong đó nam là 7,91% và nữ là 3,63%. Đối tượng
hút thuốc có tỷ lệ mắc COPD cao hơn rõ rệt (OR = 4,28). Tỷ lệ hút thuốc trong
nhóm mắc bệnh là 72,9% [7].
1.2.3. Các giải pháp tăng cường quản lý, điều trị, dự phòng COPD
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chiến lược toàn cầu quản lý COPD, chiến
lược GOLD (Global initiative for chronic Obstructive Disease) [21]. Chiến lược
GOLD đưa ra hướng dẫn cho việc chẩn đoán, phân độ nặng, điều trị và phòng ngừa
bệnh dựa trên y học thực chứng. Việc chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp bệnh nhân
COPD sẽ làm giảm gánh nặng cho ngành y tế, cho xã hội, tăng chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân và tránh tử vong sớm. Chiến lược GOLD trong điều trị COPD


11
bao gồm điều trị dùng thuốc gồm thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm, điều trị
không dùng thuốc gồm cai thuốc lá, tiêm phòng cúm và phục hồi chức năng hơ hấp
(hữu hiệu nhất là khun đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày).
Quan điểm về COPD của các nhà khoa học trên Thế giới ngày một đầy đủ và
toàn diện, năm 2014 chiến lược toàn cầu GOLD đã đưa ra định nghĩa về COPD.
COPD là bệnh thường gặp có thể ngăn ngừa điều trị. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế
luồng khí kéo dài, thường tiến triển nặng dần kèm theo đáp ứng viêm mạn tính tại
đường thở và phổi với khí và hạt độc hại. COPD là bệnh tồn thân. Với quan điểm
nhìn nhận tồn diện về COPD, chiến lược toàn cầu GOLD đưa ra kết quả điều trị
COPD phải đạt được cả 6 mục tiêu gồm:
- Thứ nhất: Giảm khó thở,
- Thứ hai: Tăng khả năng gắng sức,
- Thứ ba: Tăng chất lượng cuộc sống,
- Thứ tư: Làm chậm suy giảm chức năng hô hấp,
- Thứ năm: Ngăn ngừa đợt cấp,
- Thứ sáu: Giảm tử vong.
Nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang và cộng sự sử dụng bảng câu hỏi tầm

sốt GOLD ( Chiến lược tồn cầu quản lý bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn) phỏng vấn
người bệnh đến khám tại các cơ sở khám bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Những
đối tượng đủ điểm qua bảng phỏng vấn sẽ được đo hô hấp ký. Kết quả, chẩn đốn
đốn viêm phổi mạn tính 25,7%, trong đó giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 42,4%
[10].
Năm 2018, Bộ Y tế ra Quyết định số 3874/QĐ-BYT ngày 26/6/2018 ban
hành tài liệu chun mơn hướng dẫn chẩn đốn và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính làm cơ sở cho các cơ sở y tế, cán bộ y tế thực hiện [1].
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai dự án tổ chức quản lý hen và COPD ngay
tại cộng đồng. Cần thiết thành lập các đơn vị quản lý hen và COPD (ACOCUAsthma and COPD Outpatien Care Unit) tại cộng đồng. Ở một số tỉnh như thành
phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh đã triển khai ACOCU ở tuyến
huyện. Tại các ACOCU bước đầu hoạt động đã hiệu quả bao gồm cai thuốc lá và
phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh [9].


12
Chương 2
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COPD
2.1. Đặc điểm tình hình của Bệnh viện 71 Trung ương về khám điều trị,
chăm sóc người bệnh COPD
Bệnh viện 71 Trung Ương là Bệnh viện Hạng I chuyên ngành Lao và Bệnh
phổi, trực thuộc Bộ Y tế, địa chỉ tại Xã Quảng Tâm – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh
Hóa. Với mơ hình bệnh tật rất đa dạng, hàng năm người bệnh COPD đến thăm
khám, điều trị tại bệnh viện ngày càng có xu hướng gia tăng, năm 2019 là 582 NB
COPD và năm 2020 là 602 NB COPD. Người bệnh COPD đến khám, điều trị tại
Bệnh viện chủ yếu tại 4 khoa lâm sàng gồm: Khoa Cấp Cứu; Khoa Hồi sức tích cực,
khoa Nội Tổng Hợp và khoa Nội Hơ Hấp.
Trường hợp Người bệnh COPD nặng cấp cứu tại khoa Cấp cứu, nếu tiến triển
nặng thêm, vừa cấp cứu vừa chuyển đến khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp; nếu tiến
triển bệnh ổn định, làm bệnh án chuyển NB sang khoa Nội tổng hợp hoặc khoa Nội

Hô Hấp điều trị;
Trường hợp bệnh nhẹ, Khoa khám bệnh tiếp đón và chuyển thẳng vào khoa
Nội Tổng Hợp hoặc Khoa Nội Hô hấp điều trị.
NB COPD vào viện chủ yếu liên quan trực tiếp chính tới Bác sỹ, Điều dưỡng
của 4 khoa trên.
Tuy nhiên thực trạng chăm sóc NB COPD vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế như:
nhân lực Điều dưỡng còn hạn chế, trình độ chun mơn khơng đồng đều, kiến thức
và kỹ năng cịn hạn chế, cơng việc chăm sóc, phục vụ NB quá tải, Điều dưỡng chưa
giành được nhiều thời gian tiếp xúc NB, nghiên cứu cập nhật kiến thức về bệnh,
chưa hiểu rỏ tâm sinh lý của NB COPD, NB cần gì, lo lắng gì..vv. Đứng trước thực
trạng hạn chế của Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh COPD, đã làm cho NB chưa
nhận thức đầy đủ về bệnh, chưa tuân thủ điều trị, chưa thay đổi hành vi lối sống,
tiến triển bệnh ngày càng nặng và có thể đe dọa mạng sống người bệnh, bệnh gây ra
khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng nặng và gây các biến chứng nghiêm trọng.
Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi bộ lên cầu thang hoặc xách các vật dụng
nhẹ và thậm chí các hoạt động nhẹ hàng ngày cũng có thể trở nên rất khó khăn khi
tình trạng bệnh dần xấu đi. NB COPD không thể chữa khỏi, nhưng NB được Điều


13
dưỡng chăm sóc, tư vấn tốt, biết cách phịng bệnh, điều trị đúng phác đồ của Bác sỹ
làm giảm các triệu chứng, giảm nguy cơ tử vong, NB COPD cải thiện chất lượng
cuộc sống và sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Để có bức tranh tồn cảnh rỏ ràng hơn đối với công tác chăm NB COPD của
Điều dưỡng tại Bệnh viện 71 TW, từ đó đánh giá đúng thực trạng, thực chất các mặt
đã làm được và chưa làm được, các nguyên nhân tồn tại, hạn chế, các khó khăn đối
với NB COPD để đưa ra hướng giải quyết vấn đề và đề xuất một số giải pháp nhằm
mục đích nâng cao chất lượng trong khám, chữa bệnh với NB COPD.
2.2. Mô tả thực trạng công tác Điều dưỡng chăm sóc NB COPD điều trị
nội trú tại Bệnh viện 71 Trung ương.

* Về tổ chức, trình độ chun mơn Điều dưỡng, cơ sở hạ tầng, phương tiện
máy móc trang thiết bị phục vụ, chăm sóc NB COPD tại bệnh viện:
- Về trình độ chun mơn Điều dưỡng: Tổng số có 165 người, trong đó trình
độ đại học 125 người chiếm 75,57%; Cao đẳng, trung cấp 40 người chiếm 24,25%.
- Cơ sở hạ tầng: Bệnh viện khang trang, có đầy đủ các khoa/phịng, đáp ứng
cơng tác chăm sóc, phục vụ người bệnh, Bệnh viện “ Xanh - Sạch - Đẹp”, năm 2020
được Cơng đồn ngành Y tế tặng cờ thi đua bệnh viện“ Xanh - Sạch - Đẹp” .
- Trang thiết bị máy móc phục vụ, chăm sóc người bệnh đầy đủ, hiện đại
như: máy chụp cắt lớp vi tính 32 dãy; XQ kỹ thuật số, máy thở, Monitor theo dõi,
bơm tiêm điện, Oxy trung tâm..vv.
- Về bố trí nhân lực Điều dưỡng: Tổng số 70 Điều dưỡng được bố trí làm việc
tại 4 khoa lâm sàng ( Khoa cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Nội tổng hợp,
Khoa Nội tổng hợp), có trình độ chun mơn trên 85% là đại học, 15% là cao đẳng
và trung cấp, nhân lực đáp ứng cho cơng tác chăm sóc, phục vụ, điều trị người bệnh
trong giờ hành chính.
- Cách thức tổ chức: Chăm sóc người bệnh phân theo mơ hình nhóm chăm
sóc, bệnh viện chưa triển khai chăm sóc người bệnh theo ca kíp, mà chỉ làm việc
giờ hành chính và trực ca đêm. Nên Điều dưỡng được chịu trách nhiệm phân cơng
chăm sóc NB COPD khơng được theo dõi, chăm sóc NB liên tục.
* Đề có thơng tin từ phía NB COPD về hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng,
chúng tơi thu thập số liệu như sau:
Số người bệnh được phỏng vấn:118 NB COPD


14
Công cụ: Lập bảng khảo sát đánh giá chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng
theo Thông tư 07/2011/TT - BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế.
Cách thu thập số liệu: Quan sát, phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người nhà
NB COPD và hồ sơ ghi chép chăm sóc NB COPD của Điều dưỡng.
Kết quả khảo sát chăm sóc người mắc bệnh COPD tại Bệnh viện 71 Trung

ương năm 2021 như sau:
2.3. Đặc điểm NB COPD điều trị tại Bệnh viện 71 Trung Ương ( n = 118 NB
COPD)
Bảng 2.1. Phân bố NB COPD theo tuổi và giới
Giới tính

Nam

Nữ
Tỷ lệ
(%)

Dưới 45

Số
lượng
(n)
0

45 - 60

Tổng
Tỷ lệ
(%)

0

Số
lượng
(n)

0

25

28,4

Trên 60

63

Cộng

88

Độ tuổi

Tỷ lệ
(%)

0

Số
lượng
(n)
0

9

30


34

28,8

71,6

21

70

84

71,2

74,6

30

25,4

118

100

0

* Nhận xét: Qua kết quả khảo sát bảng 1 cho thấy tỷ lệ NB COPD là nam
giới chiếm chủ yếu với tỷ lệ là 74,6%, Người bệnh là nữ giới thấp hơn chỉ chiếm tỷ
lệ 25,4%. Người bệnh ở độ tuổi từ 45 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 28,8%, Người bệnh ở độ
tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,2% và khơng có người bệnh nào dưới 45

tuổi.
Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi NB COPD vào viện
Triệu chứng

Số lượng
(n = 118)

Tỷ lệ (%)

Khó thở

115

97,4

Ho

113

95,8

Sốt

15

12,7

Đau ngực

50


42,6


15

* Nhận xét: Qua bảng 2 cho ta thấy trong 118 NB COPD vào nhập viện điều
trị nội trú tại các khoa lâm sàng, tỷ lệ người bệnh vào viện với triệu chứng khó thở
chiếm chủ yếu có tỷ lệ 97,4%, tiếp theo là triệu chứng ho chiếm tỷ lệ 95,8%, đau
ngực chiếm tỷ lệ 42,6% và sốt chiếm tỷ lệ thấp nhất là tỷ lệ 12,7%.
Bảng 2.3. Điều dưỡng đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD
Mức độ theo SPO2

Số lượng
(n = 118)

Tỷ lệ (%)

Nhẹ: 90% - 97%

19

16,1

Trung bình: 88% – 90%

90

76,2


Nặng: 85% – 85%

17

14,4

Rất nặng: < 85%

2

1,7

* Nhận xét: SPO2 là chỉ số để đánh giá độ bão hịa ơ xy ở máu ngoại vi, là
biện pháp thực hiện đơn giản cho kết quả nhanh chóng và là chỉ số để theo dõi tình
trạng suy hơ hấp của người bệnh. Trong 118 NB COPD nhập viện có chỉ số SPO2 ở
mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 76,2%, tỷ lệ 16,1% người bệnh COPD có mức độ
nhẹ, tỷ lệ 14,4% người bệnh ở mức độ nặng và có tỷ lệ 1,7% người bệnh ở mức độ
rất nặng.
Bảng 2.4. Điều dưỡng đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD
Mức độ khó thở

Số lượng
(n = 118)

Tỷ lệ (%)

Nhẹ (NT bình thường)

23


19,5

Trung bình (20 -25 l/p)

94

79,7

Nặng (25-35 l/p)

17

14,4

Rất nặng (>35 l/p)

2

1,7

* Nhận xét: Qua kết quả ở bảng 4 cho ta thấy: NB COPD có mức độ khó thở
trung bình chiếm tỷ lệ đa số là 79,7%, NB COPD khó thở nhẹ chiếm tỷ lệ 19,5%,


16
NB COPD mức độ khó thở nặng chiếm tỷ lệ 14,4% và tỷ lệ 1,7% người bệnh ở mức
độ khó thở rất nặng.
2.4. Thực trạng về công tác Điều dưỡng chăm sóc người bệnh COPD tại Bệnh
viện 71 Trung Ương
Điều dưỡng chăm sóc NB COPD trong thời gian điều trị, số Điều dưỡng

khảo sát là 70 Điều dưỡng chăm sóc điều trị cho tổng số NB COPD là n = 118
người bệnh tại 4 khoa lâm sàng gồm: Khoa cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa
Nội tổng hợp và Khoa Nội Hô Hấp; thời gian: từ 01/2021 – 08/2021.
Bảng 2.5. Điều dưỡng tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB
COPD
Các hoạt động Điều dưỡng chăm sóc NB COPD
(n = 118)
NB COPD được Điều dưỡng tư vấn, giáo dục sức
khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, trong thời
gian nằm viện.
NB COPD được Điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục
sức khỏe, hướng dẫn phòng bệnh sau khi ra viện.

Tốt

Tỷ lệ Chưa
(%)
tốt

Tỷ lệ
(%)

102

86,4

16

13,6


93

78,9

25

21,1

* Nhận xét: NB COPD chưa được Điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức
khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc tốt trong thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ 13,6% và tư
vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn phòng bệnh COPD sau khi ra viện còn chiếm tỷ
lệ 21,1%.
Bảng 2.6. Điều dưỡng phối hợp với Bác sỹ đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của người bệnh COPD
Các hoạt động Điều dưỡng chăm sóc người
bệnh COPD (n = 118)
NB COPD được Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ
điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu
cầu dinh dưỡng của người bệnh.
NB COPD được Điều dưỡng thực hiện nuôi
dưỡng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Đối với người bệnh COPD nặng có chỉ định ăn
qua ống thơng phải do Điều dưỡng trực tiếp thực
hiện

Tốt

Tỷ lệ
(%)


Chưa
tốt

Tỷ lệ
(%)

99

83,9

19

16,1

94

79,7

24

20,3

118

100

0

0



17
*Nhận xét: về thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho NB COPD, qua bảng khảo
sát ta thấy rằng NB COPD được Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh thực hiện chưa tốt
chiếm tỷ lệ 16,1% ; Điều dưỡng thực hiện nuôi dưỡng chế độ ăn bệnh lý cho NB
COPD chưa phù hợp còn chiếm chiếm tỷ lệ 20,3% .
Bảng 2.7. Điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức
năng cho người bệnh COPD
Các hoạt động ĐD chăm sóc người bệnh COPD
(n = 118 )
NB COPD được Điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ

Tốt

Tỷ lệ Chưa
(%)
tốt

Tỷ lệ
(%)

86

72,9

27,1

luyện tập và phục hồi chức năng phổi sớm để đề
phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng


32

của cơ thể
* Nhận xét: Qua bảng khảo sát ta thấy rằng NB COPD được Điều dưỡng
hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng phổi sớm để đề phòng các biến
chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể mới chỉ đạt tỷ lệ 72,9% và chưa chưa
hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh thực hiện tốt còn chiếm tỷ lệ 27,1% .
Bảng 2.8. Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật
trong chăm sóc người bệnh COPD
Các hoạt động ĐD chăm sóc người bệnh
COPD (n = 118)
NB COPD được Điều dưỡng thực hiện các biện
pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện,
NB COPD được Điều dưỡng bảo đảm an toàn,
tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng
thuốc

Tốt

Tỷ lệ Chưa
(%)
tốt

Tỷ lệ
(%)

110

93,2


5

6,8

116

98,3

2

1,7

*Nhận xét: Qua bảng khảo sát chúng tôi thấy NB COPD chưa được Điều
dưỡng thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ
6,8%; NB COPD chưa được Điều dưỡng bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho
người bệnh trong việc dùng thuốc vẫn còn chiếm tỷ lệ 1,7%.


18
Bảng 2.9. Các hoạt động Điều dưỡng thực hiện quy trình chăm sóc y tế
với người bệnh COPD
Các hoạt động Điều dưỡng chăm sóc người bệnh
COPD (n = 118)

Tốt

NB COPD được Điều dưỡng dùng thuốc và theo
dõi dùng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh


112

95

6

0,5

NB COPD được Điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật
điều dưỡng đúng quy trình

113

95,8

5

4,2

NB COPD được Điều dưỡng hằng ngày vệ sinh
răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu
tiện.

40

33,9

78

66,1


NB COPD được Điều dưỡng đánh giá sát diễn biến
bệnh và ghi vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc

99

83,9

19

16,1

Tỷ lệ Chưa
(%)
tốt

Tỷ lệ
(%)

* Nhận xét: Qua bảng khảo sát chúng ta thấy, NB COPD chưa được Điều
dưỡng hằng ngày vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện
chiếm tỷ lệ 66,1 % ; NB COPD chưa được Điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật điều
dưỡng đúng quy trình chiếm tỷ lệ 4,2% và NB COPD chưa được Điều dưỡng dùng
thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh chiếm tỷ lệ 0,5% và theo
dõi, đánh giá sát diễn biến bệnh và ghi vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc vẫn cịn
chiếm tỷ lệ 16,1%.
2.5. Đánh giá ưu nhược điểm, ngun nhân tồn tại trong cơng tác chăm
sóc NB COPD tại Bệnh viện 71 TW năm 2021
2.5.1. Ưu điểm: Qua quan sát ĐD thực hiện chăm sóc người bệnh cũng như
phỏng vấn người bệnh, người nhà đang điều trị nội trú tại Bệnh viện 71 Trung

Ương cho thấy:
- Cơ sở hạ tầng bệnh viện “ Xanh - Sạch - Đẹp”, khoa/phịng khang trang
thống mát, trang thiết bị máy móc phục vụ, chăm sóc người bệnh đầy đủ hiện đại
như: máy thở, Monitor theo dõi, bơm tiêm điện, Oxy trung tâm đến các khoa điều
trị ..vv.
- Trình độ chun mơn của ĐD trên 80% là đại học, phong cách thái độ giao
tiếp ứng xử tốt. Người bệnh từ khi vào viện người bệnh được ĐD tiếp đón niềm nở,
trong thời gian nằm điều trị được chăm sóc tận tình, khi ra viện được dặn dò chu


×