Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÁO CÁO THẢO LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.26 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------------------------o0o---------------------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN

KINH TẾ VĨ MƠ
ĐỀ TÀI:

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------------------------o0o---------------------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN

KINH TẾ VĨ MƠ
ĐỀ TÀI:

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên hướng dẫn: TS. Tạ Thị Lệ Yên


Lớp:

QH 2020 E TCNH CLC 2

Mã học phần:

211_BSA3029_4

Năm học:

Học kỳ I 2021-2022

Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Tuấn An – 20050393
Kiều Quốc Bảo – 20050407
Nguyễn Thảo Minh – 20050487
Lê Phương Nga – 20050495
Lê Tạ Hồng Thanh – 20050522
Đoàn Thu Thủy – 20050526

Hà Nội, tháng 10 năm 2021



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ……………. 3
I.

Tăng trưởng kinh tế ………………………………………………………. 3

II. Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp .... 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 –2020 ......................................................………...… 5
I.

Tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp ……………………………...… 5
1. Tăng trưởng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp ……………………….. 5
2. Chất lượng tăng trưởng .……………………….……………..………...… 6

II. Tình hình tăng trưởng từng ngành sản xuất nông nghiệp ………...…… 7
1. Ngành trồng trọt …………...……………..……………………………..… 7
2. Ngành chăn nuôi ………………..………………………...………...….….. 9
III. Đánh giá tăng trưởng ngành nông nghiệp ……………….……………….10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
…………………………………………………………………………………….. 11
I.

Định hướng, mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ………..… 11

II. Một số giải pháp cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ……………..… 11


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016 - 2020 phân

theo khu vực kinh tế (%) ..................................................................................... 5
Bảng 2: Diện tích và sản lượng lúa (2015-2020) ................................................ 8
Bảng 3: Sản lượng một số cây lâu năm từ 2015 - 2020 ..................................... 9
Bảng 4: Sản lượng gia súc và gia cầm từ 2015 - 2020 ..................................... 10

i


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Năng suất lao động ngành nông, lâm và thủy sản ............................. 7
Bảng 2: Cấu phần giá trị gia tăng nông, lâm và thủy sản ............................... 7

ii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài:
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, từ một trong những quốc gia
nghèo trên thế giới, phải nhập khẩu lương thực – thực phẩm đến quốc gia có thu
nhập dưới trung bình và có những vị trí cao trong xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản như lúa, gạo, cà phê, cao su và thủy sản. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đóng
vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nơng nghiệp là một ngành sản xuất
đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Vai trị của
nơng nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với sự gia tăng về dân số, mở
rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu
sản phẩm nông sản và cung cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
(Jonhston and Mellor, 1961; Delgado et al., 1998).
Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh,
nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa

kiểm sốt dịch bệnh, nên ngành Nơng nghiệp và Phát triển nơng nghiệp thơn vẫn
vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành
vừa phịng chóng dịch bệnh hiệu quả. Giá trị sản phẩm ngày càng gia tăng, sản
lượng hàng hóa ngày càng đa dạng, thu nhập và đời sống nông dân ngày càng được
nâng cao. Ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ cao.
Mặc dù có những thành cơng nhất định tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam
vẫn cịn nhiều tồn tại, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều
rộng – dựa vào sự gia tăng đầu tư về vốn; tăng diện tích đất canh tác do thâm canh,
tăng vụ, hoặc do công tác thủy lợi; hoặc do tăng lượng lao động thô mà không phải
là do tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất hay ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất (Que and Goletti, 2001; Barker et al., 2004; Vu, 2009; Huynh
Vĩnh Thanh và Le Sy Tho, 2010). Điều này đang đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, có nhiều tác động đến đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực nơng nghiệp; mặt khác do biến đổi khí hậu, dịch bệnh ngày càng ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, xu hướng ưa chuộng thực phẩm sạch,

1


thân thiện với môi trường; đồng thời do yêu cầu tăng dân số trong những thập niên
tới làm biến đổi sâu sắc ngành nơng nghiệp ở nước ta.
Chính vì các luận điểm đã nêu trên, nhóm thực hiện đã lựa chọn đề tài:
“Tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: thực
trạng và giải pháp” với mục đích đánh giá thực trạng tăng trường Nơng nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Thơng qua đó, làm cơ sở cho những đề xuất các
giải pháp, kiến nghị hữu ích để tạo nên một nền nơng nghiệp bền vững, góp phần
hướng tới phát triển nền kinh tế bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng và tình hình tăng trưởng kinh tế ngành Nơng

nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng
trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tăng trưởng ngành Nông nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn 2016 – 2020.
Phạm vi nghiên cứu: Ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
4. Kết cấu bài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Phần 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế.
Phần 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020.
Phần 3: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam.
Do kiến thức, chun mơn cịn hạn chế nên bài tiểu luận này cịn nhiều thiếu
sót, và chưa được hồn chỉnh, rất mong cơ cùng các bạn có thể chỉnh sửa, đóng
góp ý kiến để sản phẩm của bọn em được trọn vẹn và tốt hơn. Chúng em chân
thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. Tăng trưởng kinh tế:
Theo Giáo trình “Kinh tế phát triển” của NXB Lao Động – Xã hội, Vũ Thị
Ngọc Phùng (2005), Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GPN) trong một khoảng thời gian nhất định.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một cách giá một tổng quát tình hình kinh
tế của mỗi nền kinh tế, là căn cứ để dự báo sự phát triển của nền kinh tế đo trong
những năm sau.
Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền
kinh tế tạo ra theo thời gian. Như vậy, tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp có thể

được định nghĩa là sự gia tăng của tổng giá trị ngành nông nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định.
Theo Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển kinh tế bền vững
là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hào hòa giữa 3 mặt của sự phát
triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Kết hợp với khái niệm tăng trưởng kinh tế, Tăng trưởng kinh tế bền vững có
thể được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế nhanh, liên tục, hiệu quả cao
trong thời gian dài và đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề khác trong xã hội như
bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, vấn đề ô nhiễm môi trường,…
Như vậy, Tăng trưởng kinh tế ngành nơng nghiệp có thể được định nghĩa là:
sự gia tăng của tổng giá trị ngành nơng nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả, được
duy trì trong khoảng thời gian dài, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng,
thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hơn thế, tăng
trưởng phải việc đảm bảo những lợi ích hay cơ hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng
trưởng cho người nơng dân, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và vấn đề ô nhiễm
môi trường.
II. Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp:
Vốn hay tư bản (K) là môt yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng trưởng của
nền kinh tế. Theo Smith (1776), sự gia tăng tích lũy và đầu tư tư bản vảo sản xuất làm
gia tăng về năng suất lao động của xã hội.
Lao động (L) cũng là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nói chung và
ngành nơng nghiệp nói riêng. Hầu hết các yếu tố khác như vốn, công nghệ sản xuất
3


chỉ có thể phát huy tối đa khi nguồn lực về lao động được phát huy tối đa (tức đội
ngũ lao động có trình độ, sức khỏe và kỷ luật tốt. Theo Mankiw et al. (1992) đã đề
cập về lao động có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm (vốn con người) có ảnh hướng
đến sự tăng trưởng kinh tế

Theo Ricardo (1817), sự tăng trưởng của các quốc gia sẽ bị giới hạn bởi sự
sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời lĩnh vực nông nghiệp cũng
sẽ khơng thốt khỏi quy luật lợi tức giảm dần do giới hạn về nguồn lực đất đai. Đất
đai là nguồn lực chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia trong
nền nông nghiệp tự cung – tự cấp (Todaro, 1969) hoặc giai đoạn sơ khai (Sung Sang
Park, 1977). Ngoài ra, nguồn nước cũng là nhân tố có vai trị quan trọng trong phát
triển nơng nghiệp.
Trong suốt lịch sử loài người đã cho thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên nói
chung và đất đai, nguồn nước nói riêng không phải là nguồn lực ảnh hưởng quá lớn
đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp. Công nghệ chính là yếu tố đã
được đề cập đến trong hầu hết các lý thuyết tăng trưởng. Theo Todaro (1969) và Sung
Snag Park (1977), trong nền nông nghiệp đa dạng, công nghệ sinh học làm gia tăng
năng suất nông nghiệp và trong nền nơng nghiệp phát triển cao nhất là thì vốn cùng
cơng nghệ là hai yếu tố đóng góp chủ yếu vào sự gia tăng năng suất và sản lượng
nông nghiệp.
Ngồi ra, hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu,
nhất là nền nơng nghiệp ở giai đoạn ban đầu. Trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng
nơng nghiệp cịn do gia tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng (Sung
Sang Park, 1977).

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. Tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp:
1. Tăng trưởng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp:
Kể từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, giai đoạn đoạn 2016 – 2020
là giai đoạn thành công của nền kinh tế Việt Nam. Những bước đầu thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2016 – 2020, tốc độ tăng tổng sản phẩm

trong nước (GDP) năm 2016 đạt 6,21%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng
GDP cả nước đạt 5,99%/năm, điều này không đạt mục tiêu trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 đã đề ra là 6,5% - 7%/năm.
Riêng đối với năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91% (Tổng Cục Thống kê,
2020), tuy đây là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011 – 2020 nhưng
dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam.
Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016 - 2020 phân theo
khu vực kinh tế (%)
2016 2017 2018 2019 2020

Bình qn
2016-2020

GDP

6,21

6,81

7,08

7,02

2,91

5,99

Nơng, lâm nghiệp và thủy sản


1,36

2,90

3,76

2,01

2,68

2,54

Công nghiệp và xây dựng

7,57

8,00

8,85

8,90

3,98

7,45

Dịch vụ

6,98


7,44

7,03

7,30

2,34

6,20

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,38

6,34

6,08

6,46

1,70

5,38

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình
quân 2,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Do sản lượng của một số cây lâu năm,
sản lượng chăn nuôi và sản lượng tôm năm 2020 tăng trưởng khá nên tốc độ tăng
trưởng của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,68%, thấp hơn so với tốc
độ tăng trưởng của năm 2017 và năm 2018 lần lượt. Tăng trưởng bình qn khu vực
nơng, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2016-2020 đạt 2,54%. Trong đó, ngành
5



nông nghiệp tăng 2,55% chỉ thấp hơn mức tăng của năm 2011, năm 2012 và năm
2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần tram vào tốc độ tăng them
của toàn nền kinh tế.
2. Chất lượng tăng trưởng:
2.1.

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP):

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là kết quả
sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các
nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vơ hình như đổi mới cơng nghệ,
hợp lý hố sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân …
(gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Ngày nay, mức đóng góp của năng suất các nhân
tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn.
Theo WorldBank, năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của nông nghiệp Việt Nam
đã tăng khá nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Theo Dawe (2015) cho rằng trong giai
đoạn 2001-2010, TFP chiếm 57% mức tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam, trong khi
đó ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a năng suất đạt lần lượt là 83%, 86%
và 92%. Theo số liệu của IPSARD, TFP chiếm trung bình 40% mức tăng trưởng nơng
nghiệp Việt Nam trong 3 năm vừa qua.
2.2.

Năng suất lao động:

Theo Nguyễn Đức Thành (2021), Năng suất lao động (NSLĐ) là tỷ lệ giữa đầu
ra hàng hóa và dịch vụ với đầu vào lao động được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Năng
suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm.
Thể hiện bình quân giai đoạn 2016-2020, NSLĐ tăng 5,79%/năm, cao hơn so với tốc

độ tăng bình quân 4,27%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và cao hơn mục tiêu đề ra
tăng trưởng bình qn 5%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
Khu vực nơng, lâm và thủy sản có NSLĐ thấp nhất trong nền kinh tế nhưng
lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất, thể hiện một xu hướng tăng đều đặn qua các năm.
Nông nghiệp là ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong khu vực này (chiếm 76%

6


GTGT toàn ngành năm 2019), tiếp theo là thủy sản (20%) và lâm nghiệp (4%) như
trong Hình 2.

Hình 1: Năng suất lao động:

Hình 2: Cấu phần của giá trị

nơng, lâm và thủy sản

gia tăng: nông, lâm và thủy sản

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.3.

Hiệu quả đầu tư:

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mơ hình tăng trưởng
chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn đầu tư vào khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm khoảng 5,7% - 6,3% tổng vốn đầu tư thực
hiện toàn xã hội nhưng khu vực này tạo ra 14% - 16% GDP của cả nước, trong khi
đó khu vực cơng nghiệp, dịch vụ thu hút. Điều này cho thấy, khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.
II. Tình hình tăng trưởng từng ngành sản xuất nông nghiệp:
1. Ngành trồng trọt:
Trong giai đoạn 2016-2020, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích khơng
ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6
triệu đồng/ha năm 2015 lên 97,1 triệu đồng/ha năm 2019.
Trong đó, sản lượng lương thực có hạt của cả nước đạt 47,3 triệu tấn, giảm
909,9 nghìn tấn so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng. Năm 2016,
diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7737,1 nghìn ha thì năm 2020 diện tích lúa gieo
cấy ước tính đạt 7277,8 nghìn ha (chiếm 88,5% tổng diện tích cây lương thực), giảm
5,9% so với năm 2016 và giảm 7% so với năm 2015. Diện tích gieo trồng lúa trong
7


những năm gần đây có xu hướng giảm dần với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, diện
tích cây lương thực có hạt giảm 1,8%/năm, trong đó diện tích lúa giảm 1,4%/năm.
Bảng 2: Diện tích và sản lượng lúa (2015-2020)

Tổng
số

Lúa
đơng
xn

Diện tích

Sản lượng


Chia ra

Trong đó

Lúa hè
thu &
thu
đơng

Lúa
mùa

Nghìn ha

Tổng
số

Lúa
đơng
xn

Lúa hè
thu &
thu
đơng

Lúa
mùa

Nghìn tấn


2015

7820,0 3158,0

2869,1

1790,9 45091,0 21091,7 15341,3 8658,0

2016

7737,1 3128,9

2872,9

1735,3 43165,1 19646,6 15232,1 8286,4

2017

7705,2

3117,1

2876,7

1711,4 42738,9 19415,8 15461,2 7861,9

2018

7570,9 3102,8


2784,8

1683,3 44046,0 20603,0 15176,4 8265,0

2019

7469,5 3124,1

2733,8

1611,6 43495,4 20471,6 14923,1 8089,6

2020

7279,0 3024,1

2669,1

1585,8 42760,9 19878,1 14772,1 8106,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong khi diện tích lúa và cây cơng nghiệp hàng năm có xu hướng giảm thì
diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả. Diện tích cây lâu năm năm
2020 đạt 3616,3 nghìn ha, tăng 1,8% so với năm 2019, trong đó diện tích cây ăn quả
đạt 1135,2 nghìn ha, tăng 6,4%. Sản lượng năm 2020 của một số cây công nghiệp lâu
năm và cây ăn quả như sau: Cao su (mủ khơ) đạt 1226,1 nghìn tấn, tăng 21,07% so
với năm 2015; cà phê (nhân) đạt 1763,5 nghìn tấn, tăng 21,4%; chè (búp tươi) đạt
1045,6 nghìn tấn, tăng 3,22%; cam, qt đạt 1359,7 nghìn tấn, tăng 85,68%; xồi đạt
892,7 nghìn tấn, tăng 18,03%.


8


Bảng 3: Sản lượng một số cây lâu năm từ 2015 - 2020
2015

2017

2018

2019

2020

Nghìn tấn
Cây ăn quả
Nho

31,0

26,3

25,2

26,1

27,5

Xồi


702,9

745,5

791,8

839,0

829,7

Cam, qt

727,4

857,9

1075,0

1220,0

1350,7

Nhãn

513,0

499,3

543,7


528,0

551,9

Vải, chơm chơm

715,1

562,9

731,8

617,8

625,2

Điều

352,0

215,8

266,4

286,0

348,5

Cao su (Mủ khô)


1012,7

1094,5

1137,7

1182,5

1226,1

Cà phê (Nhân)

1453,0

1577,2

1616,3

1868,8

1763,5

Chè (Búp tươi)

1012,9

972,0

994,2


1017,5

1045,6

Hồ tiêu

176,8

252,6

262,7

264,8

270,2

Cây công nghiệp lâu năm

Nguồn: Tổng cục Thống kế
2. Ngành chăn nuôi:
Nhờ chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư trang trại hiện đại, giống năng suất cao,
cho nên năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Ngành chăn
ni có những bước chuyển dịch rõ ràng, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
sang phát triển chăn ni tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại, hình thành các
vùng chăn ni xa thành phố, khu dân cư giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường;
ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế.
Chăn ni trâu, bị năm 2020 nhìn chung ổn định, nuôi gia cầm đạt khá, chăn
nuôi lợn dần khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi. Năm 2020, đàn bò cả nước đạt 6230,5
nghìn con, tăng 16,1% so với năm 2015; đàn trâu đạt 2332,8 nghìn con, giảm 5,4%

do hiệu quả kinh tế khơng cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp. Bình quân giai đoạn
2016 - 2020 số lượng bò tăng 3%/năm; trâu giảm 1,5%/năm.

9


Bảng 4: Sản lượng gia súc và gia cầm từ 2015 - 2020
Trâu

Bị

Lợn

Nghìn con

Gia cầm
Triệu con

2015

2524,0

5367,2

27750,7

341,9

2016


2519,4

5496,6

29075,3

361,7

2017

2491,7

5654,9

27406,7

385,5

2018

2425,1

5802,9

28151,9

409,0

2019


2387,9

6060,0

19615,5

481,1

2020

2332,8

6230,5

22027,9

512,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với cơn
khủng hoảng lớn khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng. Năm 2020, tổng đàn
lợn của cả nước năm 2020 là 22027,9 nghìn con, giảm 20,6% so với năm 2015; bình
quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm 3,7%/năm. Hiện tại, đàn lợn cả nước đang dần được
khôi phục sau dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên việc tái đàn tại các địa phương trên cả
nước nhìn chung vẫn cịn chậm so với kỳ vọng và đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
Tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh so với năm 2015, do đó sản lượng thịt lợn
hơi xuất chuồng cũng giảm sâu.
Đàn gia cầm cả nước nhìn chung phát triển tốt, khơng có dịch bệnh lớn xảy ra,
người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn. Sản lượng thịt gia cầm
hơi năm 2020 đạt 1504,9 nghìn tấn, tăng 202,4 nghìn tấn.

Như vậy, mặc dù trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn tác động nhưng
ngành chăn nuôi, đã đạt được những kết quả nhất định và tiếp tục xác định cơ cấu vật
nuôi và thứ tự ưu tiên; phương thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy
mô lớn đã phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn, gia cầm.
III. Đánh giá tăng trưởng ngành nơng nghiệp:
Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù ngành nơng nghiệp gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt năm 2020 khi dịch bệnh
COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế xã hội song với nhiều sự nỗ
lực vượt bậc ngành đã đạt được nhiều thành cơng. Bình qn giai đoạn 2016-2020,
10


giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 1,8%/năm. Đồng thời, việc ứng dụng khoa
học công nghệ kết hợp với chính sách đầu tư sản xuất nơng nghiệp, ngành nơng
nghiệp đã tạo ra bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu, nhiều giống cây trơng
và vật ni có chất lượng được đưa vào sản xuất.
Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng này vẫn cịn nhiều thiếu xót, tăng trưởng thiếu
ổn định, thiếu yếu tố bền vững, chưa đáp ứng được đòi hỏi và tiêu chuẩn cao từ thị
trường quốc tế. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm vẫn chưa
cao; trong khi thị trường tiêu thụ địi hỏi cao về chất lượng và an tồn vệ sinh thực
phẩm.
Các hình thức sản xuất nơng nghiệp chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa thật sự
ổn định, mới tập trung nhiều ở lĩnh vực trồng trọt; các lĩnh vực khác chưa phù hợp
với trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đối với nền sản xuất theo
hướng hiện đại và hội nhập. Ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn hạn chế, quy
mơ hẹp, chưa tạo được đổi mới để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh sản
phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu như thời tiết cực đoan
xảy ra bất thường, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, sạt lở, xâm nhập mặn mức độ nghiêm
trọng hơn ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước nên ảnh hưởng lớn đến năng

suất cây trồng và vật nuôi.
Thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhất
là chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả... Thị trường nhiều mặt hàng nơng
sản khơng ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh và chịu tác động từ chiến tranh thương
mại giữa các nước lớn, một số mặt hàng nông sản (như gạo, cà phê, cao su, rau, quả,
...) chủ lực xuất khẩu phải đối mặt với những quy định mới khắt khe và yêu cầu cao
hơn của các thị trường nhập khẩu (như: Mỹ, EU, Nhật Bản,...); mặt khác chịu sự cạnh
tranh quyết liệt của các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Braxin... có nền nơng nghiệp
phát triển đi trước Việt Nam.
Cuối cùng, cơ chế chính sách ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, thiếu nguồn
lực để thực hiện; mức huy động từ nguồn xã hội hố cịn thấp, nhiều vướng mắc, bất
cập trong cơ chế chính sách chậm được thay đổi, nhất là chính sách về đất đai.
11


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I. Định hướng, mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp:
Các mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp:
 Vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh Covid 19.
 Phát triển nơng nghiệp theo hướng an tồn, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh
ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
 Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa
dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. Một số giải pháp cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp:
Sau khi nhận định rõ ràng thực trạng nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn
2016 - 2020, đồng thời chỉ ra điểm đã đạt được, điểm chưa đạt được và những yếu tố
tiềm năng để phát triển nơng nghiệp thời gian tới, nhà nước cần có mục tiêu cụ thể và
các giải pháp hiệu quả cho kinh tế nông nghiệp:
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững cần phát huy vai trò quản lý nhà
nước, của chính phủ đối với nơng nghiệp, từ nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

và quản lý quy hoạch sản xuất là cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững khi triển
khai trên thực tế. Chúng ta cần phải tạo lập các vùng nông nghiệp chuyên canh nhất
là tập trung vào những sản phẩm thế mạnh và sản phẩm truyền thống Việt Nam. Rà
soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất quy hoạch cho sản
xuất các mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cho chăn nuôi.
Cơ sở của giải pháp: Dựa vào nhược điểm hiện nay của ngành nông nghiệp
Việt Nam là làm ăn manh mún, chưa chuyên môn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên
tiến, chất lượng không ổn định. Lấy nền tảng thành tựu từ việc chun mơn hố cà
phê ở Tây Ngun nơi có hơn 450,000 ha trồng, chiếm gần 90% diện tích và sản
lượng cà phê cả nước, sản lượng lên tới 30,3 triệu bao 60kg.
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, cơng nghệ;
khai thác các tác động tích cực do CNH, HĐH mang lại; nhằm nâng cao chất lượng
giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nông sản; ứng dụng công nghệ sinh học và xây dựng các khu nơng nghiệp cơng
nghệ cao; nâng cao khả năng phịng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng,
11


vật ni. Vai trị của nhà nước, của chính phủ được thể hiện ở việc ban hành các chính
sách định hướng, khuyến khích nơng nghiệp phát triển bền vững, như chính sách đầu
tư, chính sách phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao...
Thứ ba, chú trọng đến vấn đề môi trường, xử lý khá tốt các tác động tiêu cực
do CNH, HĐH cao gây nên, trong đó vấn đề quy hoạch, vấn đề phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao đã được tổng kết và đã thể hiện khá rõ.
Cơ sở giải pháp: Đáp lại xu hướng lựa chọn thực phẩm thịt hiện nay là an
tồn thực phẩm, ni theo phương pháp hữu cơ, Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang
trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP có tổng đàn bị cung cấp sữa
lên tới hơn 120.000 con.
Thứ tư là, chú trọng đến liên kết và gắn bó các khâu sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nông sản; xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nơng và doanh

nghiệp, thương lái; hình thành chuỗi giá trị nơng sản. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp
không chỉ giải quyết được vấn đề đầu ra, mà cịn tạo các điều kiện để tiêu thụ nơng
sản ổn định, nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản.
Cơ sở giải pháp: vấn đề tiêu thụ nông sản ở Hải Dương trong mùa dịch Covid19 được giải quyết phần nào khi tạo được sự liên kết chuỗi cung ứng với các siêu thị,
nhà phân phối. Khi có được sự liên kết thì việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng
dễ dàng hơn, đạt được lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, Lấy thành tựu từ Tập
đoàn Mavin (liên doanh Việt - Úc) đã xuất khẩu thành cơng sản phẩm thịt lợn chính
ngạch sang thị trường Myanmar nhờ sự liên kết từ nông dân và bên phân phối. Mơ
hình chuỗi giá trị vừa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, vừa giúp các nhà phân phối
không bị ép giá, thiếu nguồn hàng.
Thứ năm là, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam,
tận dụng các phương tiện truyền thông, thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm
nông nghiệp, tiếp cận trực tiếp khách hàng.
Cơ sở giải pháp: nhãn lồng Hưng yên, rượu nếp cái hoa vàng… những thực
phẩm mang hương vị truyền thống không gặp cạnh tranh khi tiêu thụ trên thị trường.
Bên cạnh đó, nước ta đứng đầu thế giới về cà phê Robusta nhưng lại chưa xây dựng
được cho mình thương hiệu riêng để định hình sản phẩm.
12


KẾT LUẬN
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế ngành nơng nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016
– 2020 ở Việt Nam ở mức ổn định, cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả và từng bước
gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng
phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu,
phát triển mơ hình theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng với các yêu cầu của thị trường
quốc tế. Từng chuyên ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã
tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỉ trọng đóng góp cho
tăng trưởng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự tăng trưởng của ngành Nông

nghiệp vẫn chưa bảo đảm bền vững, thiếu ổn định, chưa đáp ứng được đòi hỏi và tiêu
chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Ngành nơng nghiệp vẫn chưa có ứng phó với thách
thức từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… Cơ sở hạ tầng của ngành Nơng nghiệp
cịn yếu, hình thức tổ chức sản xuất thiếu tính liên kết giữa chính phủ, nơng dân và
doanh nghiệp.
Hiện nay, các quốc gia đều hướng tới sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế
nói chung và tăng trưởng ngành nơng nghiệp nói riêng. Tăng trưởng kinh tế nơng
nghiệp ở Việt Nam những năm tới được định hướng theo hướng tăng trưởng bền vững
và tăng trưởng bao trùm. Thơng qua tìm hiểu sự tăng trưởng của từng ngành trong
nông nghiệp, giải pháp cho tăng trưởng các ngành ở Việt Nam, những bài học kinh
nghiệm có thể rút ra cho tăng trưởng nơng nghiệp ở Việt Nam những năm tới là: hoàn
thiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, sản xuất theo chiều
hướng thay đổi của thị trường, hoàn thiện quy hoạch cho sử dụng tài nguyên thiên
nhiên ở từng địa phương, nâng cao cơ sở hạ tầng cho nông thôn và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào ngành như: nghiên cứu giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
1.

Tài liệu Tiếng Việt:
Begg David, Fischer Stanley & Dornbusch Rudiger (2007), Kinh tế học, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2.

Ohno Kenichi, Nguyễn Đức Thành, Phạm Thị Hương (2021), Nguồn gốc tăng

trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong ba thập niên cải cách và hội
nhập 1990 - 2020, Nhà xuất bản Đại học Quốc Hà Nội, Hà Nội.

3.

Phan Thúc Huấn (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí
Minh.

4.

Tổng cục Thống kê (2020), Niêm giám thống kê (2020).

5.

Tổng cục Thống kê (2020), Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm
2020.

6.

Tổng cục Thống kê (2020), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam
năm năm 2016-2020, Nhà xuất bản.

7.

Samuelson Paul A., Nordhalls William D (2007), Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài
Chính, Hà Nội.

8.

Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao

động – Xã hội, Hà Nội.

II.
1.

Tài liệu Tiếng Anh:
Mankiw, N.G., Romer and Weil, D. (1992), ‘A Contribution to the Empirics of
Economic Growth’, Quartely Journal of Economics, 107, 401 – 437.

2.

Park, S.S. (1977), Growth and Development: A Physical Output and
Employment Strategy. Publisher, St. Martin’s Press.

3.

Todaro, M.P. (1969), ‘A model of Labour Migration and Urban Unemployment
in Less Developed Contries’, American Economic Review, 59, 138 – 148.

4.

Smith, A. (1776), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealty of
Nations, London 1904, Methuen & Co., Ltd.

5.

Solow, R. M. (1956), ‘A Contributtion to the Theory of Economic Growth’,
Quarterly Journal of Economics, 70, 65 – 94.

III.

1.

Tài liệu trên mạng Internet:
Bakertilly A&C: />13


2.

Báo Nhân Dân điện tử: />
3.

Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
/>
4.

Quản lý nhà nước: />
5.

Tạp chí Cơng thương: />
6.

Website Báo Nơng nghiệp Việt Nam: />
7.

Website Báo Nông nghiệp Việt Nam: />
8.

Website Cục chăn nuôi: />
9.


Website Cục trồng trọt: />
10. Website Học viên Nông nghiệp Việt Nam: />11. Website Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam: />12. Website Tổng cục thống kê Việt Nam: />13. WorldFinance: />14. Vienamnet: />
14



×