Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nguyễn Ngọc Ánh_21100008_PHI1002 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.79 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Hoàng Mai
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Ánh
Mã sinh viên : 21100008
Lớp học phần : PHI 1002 3

Hà Nội, tháng 1 năm 2022


ĐỀ TÀI
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin khẳng định: “trong thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản... bộ máy trấn áp đặc biệt là“nhà nước” vẫn cịn
cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước q độ, mà khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa của
nó nữa”
- Anh (chị) hãy cho biết V.I.Lênin đề cập tới kiểu nhà nước nào?
- Vì sao V.I.Lênin lại khẳng định kiểu nhà nước đó “khơng cịn là nhà nước
theo đúng nghĩa của nó nữa”?
- Liên hệ với thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
BÀI LÀM
Tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng ’’ được V.I.Lênin viết vào năm 1917 và
xuất bản thành sách riêng năm 1918, đến nay đã được 90 năm. Mặc dù thế giới từ đó đến
nay đã trải qua nhiều biến đổi phức tạp, song những luận điểm của V.I.Lênin trong tác
phẩm này vẫn tỏ rõ sức sống mạnh mẽ, tiếp tục soi sáng cho thực tiễn xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, là kim chỉ nam cho chúng ta học tập và


nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác về nhà nước.
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin khẳng định: “trong thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản... bộ máy trấn áp đặc biệt là“nhà nước” vẫn
còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước q độ, mà khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa
của nó nữa”. Theo em, V.I.Lênin đang đề cập tới kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kể từ khi con người xuất hiện , xã hội lồi người đã trải qua và hình thành xã hội :
cuộc sống nguyên thuỷ , chiếm hữu nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao đang
huớng tới xã hội chủ nghĩa . Nhưng liệu xã hội tiến lên cộng sản chủ nghĩa bằng con đường
nào và trong bao lâu , đây là một bài toán nan giải đã đang và sẽ đặt ra với tất cả nhân loại.
Để tiến lên xã hội chủ nghĩa thì cần phải trải qua hai giai đoạn : đó là giai đoạn chủ nghĩa
xã hội và giai đoạn chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay nước ta đang ở trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ; một thời kì mang tính chất q độ , cái mới thì chưa thành cái cũ thì chư
hồn tồn dứt bỏ , thời kì này có sự giao nhập của nhiều tư tưởng . Dưới ngọn cờ của Đảng
1


và kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cũng khơng
thể đốt cháy giai đoạn hay phủ nhận hồn tồn những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đạt
được , nhất là chủ nghĩa tư bản nhà nước . Theo Lênin thì trong giai đoạn quá độ lên xã hội
chủ nghĩa , chúng ta khơng thể vứt bỏ hồn tồn chủ nghĩa tư bản nhà nước mà phải thấy
được những điểm mạnh của nó dể phát huy.. Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng là một
giai đoạn phát triển còn nhiều thiếu sót như phân biệt giàu nghèo , khủng hoảng king tế ,
chiến tranh bất công bằng trong xã hội ... Từ những khiếm khuyết đó , con người muốn
hướng tới một xã hội ở đó con người có quyền bình đẳng , khơng cịn đói nghèo và áp
bức bóc lột , vật chất sản xuất ra có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người... đó chính là
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn nguyên
nghĩa mà là “nửa nhà nước”, khi cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn tại của nhà nước khơng
cịn nữa thì nhà nước sẽ tự tiêu vong. V.I.Lênin cho rằng, trong thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn cịn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp

của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là
“nhà nước” vẫn cịn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước q độ, mà khơng cịn là nhà nước
theo đúng nghĩa của nó nữa”(20), trong đó “Chính quyền mới với tính cách là chuyên chính
của tuyệt đại đa số, đã có thể duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ vào sự tín nhiệm của
quần chúng đông đảo, chỉ bằng lôi cuốn một cách tự do nhất, rộng rãi nhất và mạnh mẽ
nhất toàn thể quần chúng tham gia chính quyền… Đó là chính quyền công khai đến với
mọi người, làm mọi việc trước mặt quần chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó, nó trực
tiếp sinh ra từ quần chúng, là cơ quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng nhân dân và cho
ý chí của họ”(21). Vì thế, nhà nước xã hội chủ nghĩa là “nhà nước khơng cịn ngun
nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước quá độ” để rồi chuyển dần tới một chế độ tự
quản của nhân dân.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia
thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng):
* Chức năng giai cấp ( trấn áp ):

2


- Việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trị quyết định trong việc duy trì địa
vị của giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội ( đối với nhà
nước bóc lột ).
- Chức năng trấn áp do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để
trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối → bảo vệ thành quả lao
động
* Chức năng xã hội : Đây là chức năng chủ yếu :
- Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện tiên quyết để nhà nước xã hội
chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị, nghĩa là có đầy đủ
khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch.
- Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho
đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, cơ sở để quyền làm chủ đó

được thực hiện một cách thực sự trong thực tế. Trong điều kiện giai cấp vơ sản đã giành
được chính quyền và thiết lập được nhà nước của mình, thì chức năng giai cấp là nhiệm
vụ thường xuyên, lâu dài; còn chức năng xã hội (mà trong đó, việc tổ chức xây dựng xã
hội mới là chủ yếu) là nhiệm vụ cơ bản, quyết định trực tiếp sự thắng lợi hay thất bại của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
→ Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức
năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó. Mặc dù cịn chức
năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức
→ Cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối
cùngcủa nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trong quan điểm của các nhà kinh điển mác - xít, nhà nước là một bộ máy cai trị
của giai cấp thống trị, vì thế chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn thống nhất và
quan hệ biện chứng với nhau. Khi chức năng giai cấp yếu thì chức năng xã hội mạnh và
ngược lại, cho nên, khi chức năng giai cấp yếu đi thì chức năng xã hội ngày một mạnh
hơn và đến khi chức năng giai cấp khơng cịn nữa (khi xã hội khơng cịn giai cấp) thì nhà
nước chỉ cịn chức năng xã hội, lúc đó nhà nước khơng cịn bản chất của bộ máy cai trị
của giai cấp thống trị nữa mà chuyển thành bộ máy tự quản của cộng đồng.
3


Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, với những đặc trưng cơ bản về kinh tế (chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất cơ bản) và xã hội (giai cấp cơng nhân là giai cấp thống trị, nhưng
lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau; làm theo
năng lực, hưởng theo lao động) của mình, vì thế trong xã hội này, chức năng xã hội của
nhà nước nổi trội hơn cả hay nói cách khác chức năng giai cấp của nhà nước ngày một
yếu đi, chức năng xã hội của nhà nước ngày một mạnh hơn. Đây là những biểu hiện cho
thấy, nhà nước xã hội chủ nghĩa khơng cịn “ngun bản” nhà nước nữa mà chuyển dần
sang thiết chế tự quản, phi giai cấp của mình.
Tư tưởng về Nhà nước của V.I.Lênin là sự kế thừa, bảo vệ, phát triển và làm phong
phú thêm hệ thống lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước, cung cấp vũ khí lý

luận sắc bén cho giai cấp cơng nhân trong q trình đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức bóc lột
và xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp – xã hội xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu hệ thống
quan điểm của V.I.Lênin về Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên cả phương diện
lý luận lẫn thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln ln xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, vận dụng sáng tạo các
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
của nhân loại, trong đó có các tư tưởng tiến bộ về nhà nước pháp quyền để xây dựng bộ
máy nhà nước của mình. Đây là một q trình tìm tịi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc,
khơng sao chép, rập khn, giáo điều mà luôn vận dụng một cách thận trọng phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đề ra, tư tưởng về nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà
nước Việt Nam, phản ánh một quá trình nhận thức và vận dụng ngày càng đầy đủ, đúng
đắn, sâu sắc, toàn diện và cụ thể hơn về tư tưởng nhà nước pháp quyền của nhân loại, cũng
như quan điểm của chủ nghĩa Mác - ' Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện mới ở
Việt Nam. Q trình đó thể hiện ở những cột mốc chính sau đây:
Một là, Đại hội VI của Đảng chủ trương “cải cách” bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến
4


pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế. Điều đó đời hỏi phải tăng cưịng cơng
tác nghiên cứu lý luận về nhà nước và pháp luật. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định phải xây dựng một nhà nước mà toàn bộ tổ
chức và hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện
được chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật.
Hai là, Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã đề cập đến một số nội
dung khái quát về tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền như: Nhà nước Việt Nam thống

nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với sự phân công rành mạch ba quyền.
Ba là, tại Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, thuật ngữ nhà nước
pháp quyền được ghi nhận trong văn kiện Hội nghị. Hội nghị cũng đã đề ra nhiệm vụ: Xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là nhà
nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII chuyên đề bàn
về vấn đề nhà nước đã ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước”.
Trong Nghị quyết này, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền được coi là một nguyên tắc
và đề ra nhiều nhiệm vụ cụ thể xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo định hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền.
Năm là, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII là Hội nghị tiếp
theo Hội nghị Trung ương 8 khóa VII bàn về vấn đề tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nước. Hội nghị đã đánh giá về nhận thức, quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền. Hội
nghị chỉ rõ: việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển
đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta cịn ít, có nhiều việc phải vừa
làm, vừa tìm tịi, rút kinh nghiệm. Đồng thời, Hội nghị ra Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu
phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục xây dựng nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tảng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước.
5


Sáu là, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn đúng. Năm 2001, Quôc hội đã tiến hành
sửa đổi một số điều về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳng
định: Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nha nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp. Lần đầu tiên, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và
nguyên tắc “phân công, phối hợp...” được ghi nhận trong Hiến pháp.
Bảy là, Đại hội lần thứ X và XI của Đảng có bước phát triển về nhận thức và vận
dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền.
Văn kiện Đại hội X có một nhận thức và là một sự vận dụng mới về kiểm soát quyền
lực nhà nước trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam.
Tại Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội thông qua đã bổ
sung vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một
nội dung mới, đó là kiểm soát quyền lực nhà nước.
Việc bổ sung này xuất phát từ nhận thức ngày càng sâu sắc quyền lực nhà nước là
của nhân dân. Nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho nhà nước
thì nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước; bảo đảm cho quyền lực nhà nước
khơng bị tha hóa, nhân dân không bị mất quyền không bị lạm quyền. Đây chính là cơ sở để
xây dựng một cơ chế ngày càng có hiệu lực và hiệu quả để kiểm soát quyền lực nhà nước;
bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có thể nói, lần đầu tiên trong văn kiện
của Đảng đã ghi nhận một nguyên tắc cơ bản, đầy đủ, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là: “Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp” .
Đến đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã nêu rõ hơn những nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây
dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới. Đây
6


là những điểm mới nổi bật so với các văn kiện trước đây của Đảng, thể hiện bước phát triển
quan trọng trong nhận thức về mơ hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
qua từng bước đi, từng giai đoạn phát triển:
“ Thứ nhất, Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng

pháp luật.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước.
Thứ tư, Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. “
Những quan điểm, nhận thức tư tưởng mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các văn kiện Đại hội, nhất là trong Cương lĩnh
(bổ sung, phát triển năm 2011) là những nội dung quan trọng và đã được thể chế hóa trong
Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Như vậy, trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về nội dung và tầm quan trọng của
hệ thống lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là tư tưởng của Lênin
cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, mơ hình và con đường xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang từng bước được bổ sung, phát triển, hồn
thiện khơng chỉ trên phương diện lý luận về khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ,
phương hướng và giải pháp mà còn được thực hiện hóa trong thực tiễn với sự quyết tâm và
nỗ lực cao độ của toàn thể xã hội nhằm xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

7



×