Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Trình bày biện pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp Saigontourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.24 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH


BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
Đề tài: Trình bày biện pháp tiết kiệm chi phí trong kinh
doanh của một doanh nghiệp du lịch của Việt Nam hiện nay

Lớp HP:2206TEMG2711
Nhóm: 01
GVHD: Dương Thị Hồng Nhung

Năm học: 2021 - 2022

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH .................................................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm ....................................................................................................................... 4
1.3. Phân loại chi phí. .......................................................................................................... 5
1.4. Tỷ suất chi phí kinh doanh ............................................................................................. 6
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng. ................................................................................................. 6
1.6. Đánh giá tình hình chi phí kinh doanh ............................................................................ 8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIẾT KIỆM CHI PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
SAIGONTOURIST................................................................................................................. 9
2.1. Giới thiệu chung về Saigontourist ................................................................................... 9


2.2. Thực trạng sử dụng chi phí kinh doanh của Saigontourist ................................................ 9
2.3. Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của Saigontourist ............................................... 12
2.4. Đánh giá về các biện pháp tiết kiệm chi phí của Saigontourist. ........................................ 13
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO BIỆN PHÁP TIẾT
KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH CHO SAIGONTOURIST. ................................................... 15
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 18

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành du lịch Việt
Nam đã từng bước phát triển về nhiều mặt, đúng hướng, có hiệu quả. Kết quả tăng trưởng
của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp du lịch. Các
doanh nghiệp du lịch hiện nay có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng,
các dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh du
lịch đã đảm bảo hiệu quả kinh tế- chính trị- xã hội, an ninh, an tồn, đóng góp vào ngân
sách nhà nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên, với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường có sự hoạt động kinh
doanh của nhiều thành phần kinh tế đã đặt kinh tế đối ngoại nói chung và du lịch nói
riêng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt. Những năm gần đây, các ban ngành đồn thể,
cơng ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân và đối tác nước ngồi đổ xơ vào liên doanh để
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch với hy vọng đạt được lợi nhuận cao ở lĩnh vực này đã
làm cho số lượng công ty tham gia kinh doanh khách sạn- du lịch tăng đột biến làm mất
cân đối giữa cung và cầu, chất lượng phục vụ chưa cao, trình độ kinh doanh thấp, hiệu
quả kinh doanh giảm sút.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí và doanh thu. Vậy làm cách nào để thu
được lợi nhuận tối đa? Đây là câu hỏi mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm
câu trả lời. Trên lý thuyết thì để đạt được lợi nhuận tối đa thì ta phải tối thiểu hóa chi
phí hoặc tối đa hóa sản phẩm. Nhưng làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí? Có phải chăng

sự tối thiểu hóa chi phí đó sẽ gắn liền với sự đi xuống của chất lượng? Nhận thấy tầm
quan trọng của vấn đề, nhóm 1 xin chọn đề tài nghiên cứu: “Trình bày biện pháp tiết
kiệm chi phí trong kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch của Việt Nam hiện nay”
và cụ thể là trong doanh nghiệp SaiGonTourist.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP LỮ HÀNH
1.1. Khái niệm
Ngành du lịch là ngành hoạt động mang tính chất đặc thù với các chức năng sản
xuất, thương mại và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về vận chuyển, ăn uống, lưu trú,
vui chơi giải trí,.. Trong q trình thực hiện các chức năng đó, địi hỏi các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch phải bỏ ra một lượng hao phí lao động cần thiết - được thể hiện dưới
hình thái giá trị (tiền tệ) - đó chính là chi phí kinh doanh du lịch.
Chi phí kinh doanh du lịch là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí lao động
xã hội cần thiết để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Đặc điểm
-

Chi phi kinh doanh du lịch được biểu hiện bằng tiền.

Trong kinh doanh du lịch, chi phí phát sinh và biểu hiện dưới hai hình thái biểu hiện
trực tiếp bằng tiền và biểu hiện dưới dạng hiện vật. Các khoản chi phí được biểu hiện
trực tiếp bằng tiền như chi phí tiền lương, điện, nước... Có những hao phí về hiện vật
được quy ra tiền như hao phí về tài sản cố định, hao hụt nguyên liệu, hàng hóa,... Tuy
nhiên, do yêu cầu của hạch toán kinh doanh cho nên tất cả các khoản chi phí kinh doanh
du lịch đều phải được đo lường bằng giá trị tiền tệ.

-

Chi phí kinh doanh du lịch là hao phí lao động xã hội cần thiết.

Đó là những hao phí để sản xuất và cung ứng sản phẩm có ích cần thiết đáp ứng u
cầu của khách hàng, là những hao phí được xã hội thừa nhận ở những hao phí nhược xã
như chi phí tiền lương, chi phí nguyên liệu, chi phí điện nước,... Những hao phí khơng
liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, khơng được xã hội thừa nhận thì
khơng được xác định là chi phí, ví dụ: Thiệt hại do mất mát, tiền phạt vi phạm hợp đồng,
hao hụt ngoài định mức, lãi nợ quá hạn, hỏa hoạn,... Do vậy, địi hỏi doanh nghiệp du
lịch phải tiết kiệm chi phí và có kế hoạch cắt giảm những khoản chi phí khơng cần thiết.
-

Chi phí kinh doanh du lịch mang tính chất khác nhau.

Chi phí kinh doanh du lịch đa dạng thể hiện ở nhiều loại chi phí khác nhau và các
chi phí này cũng mang các tính chất khác nhau. Có những khoản chi phí mang tính chất
sản xuất đó là chi phí tạo ra sản phẩm và giá trị mới hay giá trị gia tăng của sản phẩm;
có những khoản chi phí mang tính chất lưu thơng liên quan đến việc làm thay đổi hình
thái của sản phẩm; có những khoản chi phí mang tính chất dịch vụ liên quan đến việc
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đến quá trình tổ chức và tiêu dùng các sản phẩm dịch
4


vụ; có những khoản chi phí mang tính chất quản lý hành chính đó là chi phí liên quan
đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào nghiệp vụ kinh
doanh, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm của từng doanh nghiệp để phân loại chi phí và có
biện pháp tiết kiệm chi phí.
- Chi phí kinh doanh du lịch là sự chuyển hóa của vốn trong quá trình kinh doanh.
Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có vốn. Q

trình sử dụng vốn chính là q trình chuyển hóa hình thái giá trị của vốn từ tiền sang
hàng và từ hàng sang tiền, kết thúc quá trình kinh doanh vốn được hạch tốn dưới dạng
chi phí. Doanh nghiệp du lịch cần nhận biết được mối quan hệ giữa vốn và chi phí để
đưa ra biện pháp quản lý phù hợp và cụ thể, vốn cần được bảo toàn và phát triển, đối
với chi phí cần xác định mức tiêu hao và tiết kiệm chi phí.
-

Chi phí kinh doanh du lịch đa dạng và phức tạp.

Do sự đa dạng của các nghiệp vụ kinh doanh du lịch đã tạo nên sự đa dạng và phức
tạp của chi phí: Có những chi phí có thể lượng hóa được, có những chi phí lại khơng thể
lượng hóa được; chi phí hình thành mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi doanh nghiệp có khách
hay khơng có khách; có những chi phí thuộc ngành du lịch, có những chi phí liên quan
đến các ngành khác;... Doanh nghiệp du lịch cần chú trọng đến công tác phân loại chi
phí, định mức chi phí và có những biện pháp tiết kiệm chi phí.
1.3. Phân loại chi phí.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh bao gồm chi phí kinh doanh lưu trú, chi phí kinh
doanh ăn uống, chi phí kinh doanh lữ hành, chi phí kinh doanh các dịch vụ khác, chi phí
quản lý hành chính.
Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí bao gồm chi phí lao động sống, chi phí lao
động vật hóa, chi phí trả cơng phục vụ, chi phí quản lý hành chính.
Căn cứ vào sự phụ thuộc của chi phí vào hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí cố
định và chi phí biến đổi.
Căn cứ vào u cầu hạch tốn kinh doanh bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí khấu
hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh, chi phí hao hụt nguyên vật
liệu, chi phí quản lý hành chính,.
Các doanh nghiệp cần phải đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét, nghiên
cứu các cách phân loại này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời có các biện
pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp


5


1.4. Tỷ suất chi phí kinh doanh
Tỷ suất chi phí là tỷ số (hoặc tỷ lệ phần trăm) so sánh giữa tổng chi phi kinh doanh
và tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Công thức xác định: F’ = F/D x 100
Trong đó:
F’: Tỷ suất chi phí
F: Tổng mức chi phí kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
D: Tổng mức doanh thu đạt được trong thời kỳ đó.
Chỉ tiêu tỷ suất chi phí là một chi tiêu chất lượng, theo đó, doanh nghiệp càng giảm
mức chi phí so với doanh thu đạt được thì hoạt động kinh doanh càng có chất lượng. Chỉ
tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và có thể sử dụng để so sánh
hiệu quả giữa các doanh nghiệp hay giữa các thời kỳ của một doanh nghiệp. Ngồi ra,
chỉ tiêu này cịn là cơ sở đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí và giúp doanh nghiệp xác
định mức tiết kiệm hay vượt chi về chi phí.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng.
Thơng thường các nhà kinh tế phân tách các nhân tố ảnh hưởng chi phí thành hai
nhóm tác động chủ quan và tác động khách quan đến tình hình sử dụng chi phí của doanh
nghiệp.
-

Doanh thu và cơ cấu doanh thu tác động đến cả mức phí và tỷ suất phí.

Cơ cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch bao gồm chi phí cố định và chi
phí biến đổi. Chi phí cố định hầu như không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh
nghiệp. Chi phí biến đổi ln tăng/giảm khi doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Quy
mô kinh doanh mở rộng kéo theo chi phí kinh doanh tăng lên nhưng tăng với tốc độ
chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, do việc tổ chức kinh doanh và năng suất lao động

tăng, dẫn đến tỷ suất phí giảm xuống.
Đối với cơ cấu doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ khác nhau sẽ
có sự tác động khác nhau đối với chi phí của mỗi nghiệp vụ kinh doanh, từ đó cũng ảnh
hưởng đến tỷ suất phí thay đổi.
-

Năng suất lao động tác động đến chi phí lao động.

Thực chất tăng năng suất lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống. Tăng mức
doanh thu bình quân một nhân viên kinh doanh hoặc giảm chi phí lao động trên một đơn
vị sản phẩm sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng năng suất
6


lao động là mục tiêu không những của các doanh nghiệp mà cịn là đích hướng tới của
các quốc gia trên thế giới trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn hẹp.
-

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

Đầu tư xây dựng khách sạn, đầu tư trang bị các thiết bị tiện nghi, đầu tư hệ thống
bếp nóng bếp lạnh, đầu tư hệ thống bán phòng tự động,... trong giai đoạn nhất định sẽ
làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có mức đầu tư hợp lý, đồng
thời có biện pháp tăng cường khai thúc để nâng cao hiệu quả của đầu tư, thì dài hạn lại
có thể tiết kiệm được chi phí. Đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ, tăng năng suất lao động. có thể tạo hình ảnh liên kết thương hiệu của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức và quản lý
Nhân tố này tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức và quản lý của các nhà quản trị càng cao, các nhân tố sản xuất kinh
doanh như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn được sử dụng càng hợp lý, từ đó ảnh

hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.
Bên cạnh các nhân tố tác động trong phạm vi doanh nghiệp như trên, chi phí của
doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh bên ngồi,
tác động một cách khách quan phí kinh doanh.
- Giá cả sản phẩm dịch vụ đầu ra và giá phí đầu vào đều ảnh hưởng đến chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá bán sản phẩm dịch vụ có thể khơng ảnh hưởng đến tổng mức chi phí nhưng chắc
chắn ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí. Giá bán sản phẩm dịch vụ tăng có thể làm tỷ suất
chi phí giảm xuống. Cịn giá chi phí đầu vào lại tác động đến mức chi phí, nếu giá chi
phí tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên dẫn đến tỷ suất phí
tăng, doanh nghiệp có thể bị vượt chi.
-

Trình độ phát triển của xã hội

Tùy thuộc trình độ phát triển của xã hội mà điều kiện và khả năng cung ứng các yếu
tố đầu vào cho doanh nghiệp sẽ khác nhau, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp. Trình độ phát triển của xã hội càng cao thì chi phí kinh doanh
càng thấp.
- Các chính sách của chính phủ cũng có ảnh hưởng khác nhau đến chi phí kinh
doanh.
Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, chính sách miễn bỏ visa cho một số thị trường
khách du lịch quốc tế, phí làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách,... Chính sách của chính
phủ tạo điều kiện phát triển du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch thì tỷ lệ thuế nhập
7


khẩu áp dụng đối với ngành du lịch sẽ giảm xuống, khi đó mức chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ giảm.
Ngồi ra, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố

khác như: Tỷ giá trao đổi ngoại tệ, sự cạnh tranh trên thị trang du lịch, tình hình thị
trường thế giới và khu vực,...
1.6. Đánh giá tình hình chi phí kinh doanh
Việc đánh giá tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp du lịch được thực hiện
theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập bảng phân tích và tính tốn các chi tiêu cần thiết: Nhóm chi tiêu doanh thu,
nhóm chi tiêu chi phí và tỷ suất chi phí.
Bước 2: Phân tích chung về tình hình doanh thu, chi phí, tỷ suất phí và xác định mức độ
tiết kiệm/vượt chi về chi phí.
Bước 3: Đánh giá tình hình chi phí của doanh nghiệp theo các yếu tố khoản mục phí,
thời gian, theo các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp và theo các nghiệp vụ kinh doanh
của doanh nghiệp.
Bước 4: Kết luận chung về tình hình chi phí của doanh nghiệp, chỉ rõ ngun nhân và
biện pháp khắc phục.

8


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIẾT KIỆM CHI PHÍ TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH SAIGONTOURIST.
2.1. Giới thiệu chung về Saigontourist
Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi vào
hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cơng ty du lịch Sài Gịn được thành lập, bao gồm nhiều
đơn vị thành viên, trong đó lấy Cơng ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nịng cốt.
trụ sở chính của cơng ty tại 23 Lê Lợi, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát
triển ngành du lịch cả nước với nhiều mơ hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành,
vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, vận chuyển,…

Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện
đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng
với đầy đủ tiện nghi.
Với phương châm “Thương hiệu – Chất lượng – Hiệu quả - Hội nhập”, Saigontourist
chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát
triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng
văn hóa truyền thống, tăng cường cơng tác tuyên truyền – quảng bá – tiếp thị đến các
thị trường mục tiêu và tiềm năng.
Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA,
USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty du lịch lữ hành quốc
tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc
biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Mỹ,…
2.2. Thực trạng sử dụng chi phí kinh doanh của Saigontourist
● Bảng số liệu chi phí của doanh nghiệp Saigontourist
STT Các chỉ tiêu

1

ĐVT

Năm
2018

Năm
2019

So sánh 2019 với 2018
+/-

%


Tổng doanh thu

Tr.đ

6.651.065 7.153.047

501.982

107,55

Doanh thu dịch vụ lữ
hành

Tr.đ

4.083.748 4.515.610

431.862

110,58

+(1,73)

-

Tỷ trọng

%


61,40
9

63,13


Doanh thu dịch vụ lưu

Tr.đ

854.912

881.301

26.389

103,09

%

12,85

12,32

-(0.53)

-

Tr.đ


849.265

835.470

-13.795

98,38

%

12,77

11,68

-(1,09)

-

Tr.đ

863.140

920.666

57.526

106,66

%


12,98

12,87

-(0,11)

-

trú
Tỷ trọng
Doanh thu dịch vụ ăn
uống
Tỷ trọng
Doanh thu khác
Tỷ trọng
Tổng chi phí

Tr.đ

5.490.403 5.868.504

378.101

106,89

Chi phí dịch vụ lữ hành

Tr.đ

2.493.583 2.467.057


-26.526

98,94

-(3,39)

-

-33.095

97,52

Tỷ trọng
Chi phí dịch vụ lưu trú
2

Tỷ trọng

Tr.đ

45,42

42,04

1.331.858 1.298.763

%

24,26


22,13

-(2,13)

-

Tr.đ

903.323

912.003

8.680

100,96

%

16,45

15,54

-(0,91)

-

Tr.đ

761.639


1.190.681

429.042

156,33

Tỷ trọng

%

13,87

20,29

(6,42)

-

Tỷ suất chi phí

%

82,55

82,04

-(0,51)

-


Tỷ suất chi phí dịch vụ lữ
hành

%

37,49

34,49

-(3,00)

-

Tỷ suất chi phí dịch vụ
lưu trú

%

20,02

18,16

-(1,67)

-

Tỷ suất chi phí dịch vụ
ăn uống


%

13,58

12,75

-(0,83)

-

Tỷ suất chi phí khác

%

11,45

16,65

(5,19)

-

Chi phí dịch vụ ăn uống
Tỷ trọng
Chi phí khác

3

%


● Nhận xét:
- Doanh thu:
Tổng doanh thu của Saigontourist năm 2019 cao hơn so với năm 2018 là 7,55%(
10


tương đương 501.982 triệu đồng). Trong đó:
+ Doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 10,58% (tương đương 431.862 triệu đồng)
+ Doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 3,09% (tương đương 26.389 triệu đồng)
+ Doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 1,62% (tương đương 13.795 triệu đồng)
+ Doanh thu khác tăng 6,66% (tương đương 57.526 triệu đồng)
⇨ Có thể thấy doanh thu từ dịch vụ ăn uống giảm nhưng tổng doanh thu vẫn tăng
là vì doanh thu từ dịch ăn uống chỉ chiếm tỷ trọng là 11,68% tổng doanh thu trong năm
2019, trong khi các doanh thu từ các dịch vụ khác có tỷ trọng lớn lại tăng.
- Chi phí:
Tổng chi phí của Saigontourist năm 2019 cao hơn so với năm 2018 là 6,89%
(tương đương 378.101 triệu đồng). Trong đó:
+ Chi phí dịch vụ lữ hành giảm 1,06% (tương đương 26,526 triệu đồng).
+

Chi phí dịch vụ lưu trú giảm 2,48% (tương đương 33.095 triệu đồng)

+ Chi phí dịch vụ ăn uống tăng 0,96% (tương đương 8.680 triệu đồng)
+ Chi phí khác tăng 56,33% (tương đương 429.042 triệu đồng)
⇨ Có thể thấy chi phí từ dịch vụ lữ hành và dịch vụ lưu trú đều giảm và giảm khá ít
cịn chi phí từ dịch vụ ăn uống và chi phí khác tăng khá nhiều đặc biệt là chi phí khác,
điều đó đã khiến cho tổng chi phí năm 2019 tăng so với năm 2018.
● Đánh giá chung
Theo số liệu trên cho thấy, cả tổng doanh thu và tổng chi phí của cơng ty du lịch
năm 2019 đều tăng so với năm 2018 nhưng tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn

tốc độ tăng của chi phí, tỷ suất chi phí của công ty năm 2019 so với năm 2018 giảm
0,51%. Như vậy, có thể đánh giá rằng tình hình sử dụng chi phí qua hai năm của cơng
ty là khá tốt.
● Định mức tiết kiệm/vượt chi về chi phí:
+ Chung: ± F = -0,51% × 6.651.065 = -33.920 (triệu đồng)
+ Lữ hành: ±𝐹𝐿𝐻 = -3% × 6.651.065 = -199.310 (triệu đồng)
+ Lưu trú: ±𝐹𝐿𝑇 = -1.67% × 6.651.065 = - 111.072 (triệu đồng)
+ Ăn uống: ± 𝐹Ă𝑈 = -0,83% × 6.651.065 = - 55.203 (triệu đồng)
+ Khác: ± 𝐹# = 5,19% × 6.651.065 = 345.190 (triệu đồng)
11


Vậy Sài Gòn Tourist trong năm 2019 đã tiết kiệm được 33.920 triệu đồng cho hoạt
động kinh doanh của mình. Trong đó, dịch vụ lữ hành tiết kiệm 199.310 triệu đồng, dịch
vụ lưu trú tiết kiệm 111.072 triệu đồng, dịch vụ ăn uống tiết kiệm 55.203 triệu đồng
nhưng các dịch vụ khác vượt chi đến 345.190 triệu đồng.
Mặc dù đã có những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của đại dịch xong những con
số trên cho thấy sự tác động rất lớn của nó đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đại dịch vẫn sẽ chuyển biến xấu trong những năm tiếp theo đòi hỏi doanh nghiệp cần
đẩy mạnh hơn các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh, cố gắng vượt qua khủng hoảng
chung của ngành và vùng dậy sau dịch.
2.3. Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của Saigontourist
Tập trung xây dựng chuỗi khách sạn khu du lịch cao cấp gắn với việc thực hiện năm
biện pháp kiểm soát: Kiểm soát đầu tư mua sắm trang thiết bị; kiểm sốt tài chính, kiểm
sốt chất lượng; kiểm soát sản phẩm và kiểm soát nguồn nhân lực. Thực hiện tối ưu hóa
lợi nhuận, tiết kiệm chi phí trong quản lý khách sạn và du lịch bằng việc ứng dụng các
phần mềm quản lý mới, hiện đại, tiến đến hiện đại hóa các quy trình quản lý điều hành
và kinh doanh thông qua việc xây dựng phần mềm chung thống nhất, đồng bộ trong hệ
thống hạn chế các rủi ro, tiết giảm chi phí.
Saigontourist cũng chịu tác động như nhiều doanh nghiệp khác nhưng với

Saigontourist xem đây như "thuốc thử" để đánh giá lại sức mạnh nội lực, thể hiện khả
năng ứng biến linh hoạt trước sự thay đổi của hồn cảnh. Khi vẫn cịn giãn cách xã hội,
Saigontourist Group tập trung giải quyết bài toán tiết kiệm tối đa chi phí, tạm dừng các
hạng mục đầu tư khơng cấp thiết. Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, doanh
nghiệp áp dụng giải pháp phục vụ khách tập trung về một số khách sạn trọng điểm nhằm
tiết giảm chi phí và thuận lợi trong việc phục vụ khách, đảm bảo các quy định mùa dịch.
Dịch vụ ẩm thực tại các nhà hàng trong khách sạn đẩy mạnh hình thức giao hàng tận nơi
(take away), giới thiệu thực đơn các món nâng cao sức khỏe mùa dịch và sẽ tiếp tục duy
trì ở mức độ hợp lý từ thời điểm gỡ bỏ giãn cách xã hội trở đi.
Tận dụng thời điểm còn vắng khách, các đơn vị thành viên Saigontourist Group thực
hiện cơng tác bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh cơ sở vật chất, công cụ lao động; củng cố hoặc
xây dựng quy trình, tiêu chuẩn làm việc, phục vụ khách, kiểm soát chất lượng để sẵn
sàng vận hành hiệu quả khi thị trường phục hồi.
Giai đoạn từ nay cho đến khi công bố hết dịch, các đơn vị còn chủ động tận dụng
thời gian để thực hiện nhiều chương trình đào tạo chun mơn, đào tạo chéo. Ví dụ, đơn
vị tổ chức đào tạo kỹ năng kinh doanh cho nhân viên phục vụ sảnh, hoặc kỹ năng phục
vụ sảnh cho nhân viên kinh doanh. Mục đích của giải pháp này nhằm đa dạng hóa kỹ
12


năng cho người lao động, có thể hỗ trợ hoặc thay thế vị trí lẫn nhau trong trường hợp
nhân viên bộ phận khác nghỉ việc khi trong thời kỳ dịch bùng phát vào cuối 2019 doanh
thu sụt giảm khiến doanh nghiệp Saigontourist phải cắt giảm bớt đáng kể các khoản chi
phí, thu hẹp quy mơ nhân sự.
Giai đoạn giãn cách xã hội cũng chính là thời gian để doanh nghiệp tập trung sâu
vào các chương trình chăm sóc khách hàng, nâng cao các giá trị cộng thêm vào từng sản
phẩm, dịch vụ. Saigontourist Group cũng tận dụng tối đa công cụ quảng bá, tiếp thị trực
tuyến trên website hoặc thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,
Viber... đến những thị phần mục tiêu cũng như các thị trường cũ và mới.
Trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra vào cuối năm 2019, Saigontourist đã có những kế

hoạch phương án để xoay chuyển hoạt động kinh doanh theo hướng như: các đơn vị
thành viên ở lĩnh vực lữ hành sẽ triển khai chương trình du lịch nội địa trọn gói với giá
tốt, nhờ liên kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thuộc
Saigontourist Group và giá khuyến mãi từ các dịch vụ liên quan như hàng không, điểm
tham quan.
Ở lĩnh vực lưu trú, dự kiến cơng suất phịng vẫn chưa cao, nên các đơn vị sẽ tập
trung vào lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, với nhiều dịch vụ đang triển khai như "take
away", phục vụ các món ăn tăng cường sức khỏe, phát hành coupon sử dụng dịch vụ
theo hình thức thu tiền trước.
Các dịch vụ tiệc, tiệc cưới, hội nghị cũng sẽ được đẩy mạnh nhưng phải đảm bảo
các biện pháp an tồn trong phịng chống dịch.
2.4. Đánh giá về các biện pháp tiết kiệm chi phí của Saigontourist.
● Ưu điểm
Thứ nhất, Sài Gịn Tourist có các kế hoạch tiết kiệm chi phí và cơng tác kiểm sốt,
cân đối chi phí trong doanh nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả tốt đối với từng loại
chi phí, cụ thể Sài Gịn Tourist đã giảm chi phí dịch vụ lưu trú và chi phí dịch vụ lữ hành
để tập trung đầu tư vào chi phí dịch vụ ăn uống, đây là biện pháp hiệu quả và hợp lý, có
tính linh hoạt phù hợp với tình hình ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thứ hai, có thể thấy Sài Gịn Tourist xây dựng được bộ sản phẩm dịch vụ phong
phú, đa dạng nhất là dịch vụ ăn uống, có kế hoạch về chi phí dựa trên định mức chi phí,
xác định chi phí theo số tiền và tỉ trọng hợp lý, thay đổi cách thức tiếp cận sản phẩm đến
khách hàng một cách hợp lý giúp cho khách hàng khi đến với Sài Gịn Tourist có nhiều
sự lựa chọn hơn, hấp dẫn nhiều đối tượng khách hàng cũng như thỏa mãn nhiều hơn các
nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch.
13


Thứ ba, Sài Gịn Tourist có khả năng ứng biến linh hoạt trước sự thay đổi của hoàn
cảnh, tận dụng mọi nguồn tài ngun sẵn có và kiểm sốt, đánh giá có hiệu quả về các
chi phí kinh doanh. Đối với từng lĩnh vực khác nhau Saigontourist Group tiếp tục tập

trung nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa thực hiện công tác kinh doanh, triển khai đồng
bộ, linh hoạt các kịch bản, giải pháp hồi phục thị trường trong nước và quốc tế. Tập
trung tái cơ cấu phát triển các ngành kinh doanh chính, nâng cao năng suất lao động,
quản trị chuyên nghiệp gắn liền với áp dụng công nghệ, quản trị tiên tiến để thực thi
chiến lược phát triển kinh doanh. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình "Tối đa
doanh thu - Tối ưu lợi nhuận" - đây là giải pháp tăng doanh thu, kiểm soát rủi ro, tiết
kiệm chi phí hợp lý, tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi thế cạnh tranh, nâng cao nguồn lực,
hình thành cơng nghệ quản lý đặc trưng Saigontourist.
Thứ tư, Sài Gòn Tourist đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm, tăng cường kiểm tra và
dùng các biện pháp thích hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, giảm chi
phí nhưng khơng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Tiết kiệm trong tiếp cận thị
trường và đầu tư như dùng Internet để giới thiệu dịch vụ và tiếp cận một lượng lớn người
tiêu dùng đã giúp Sài Gòn Tourist tiết kiệm chi phí quảng cáo một cách hiệu quả.
Nhìn chung tình hình chi phí của doanh nghiệp là tốt trong năm tới doanh nghiệp
cần phát huy. Duy trì hoạt động kinh doanh , tính tốn và lập kế hoạch chi tiết cho kỳ
kinh doanh tiếp theo
● Nhược điểm
Thứ nhất, quản lý và triển khai thực hiện các dự án đầu tư của Sài Gòn Tourist trong
2 năm gần đây còn nhiều hạn chế, dễ thất thốt gây lãng phí ở hầu hết các giai đoạn của
quá trình đầu tư, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Sài Gòn Tourist chưa thực sự đi sâu vào
tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nội địa một cách chính xác mà đa phần tập trung vào
thị trường khách quốc tế trong khi du lịch đang bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh,
điều này có thể gây thất thốt chi phí, giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Thứ hai, về sử dụng lao động và thời gian lao động: Đội ngũ nhân viên của Sài
Gòn Tourist chất lượng chưa cao, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa đạt u cầu, vẫn cịn
hiện trạng chưa có quy chế nội bộ về quản lý thời gian lao động, sắp xếp công việc thiếu
khoa học, hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động thấp; việc tuyển dụng, bố
trí lao động có nơi, có lúc chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc dẫn đến chi phí
lao động tăng.


14


CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH CHO
SAIGONTOURIST.
Qua quá trình kinh doanh, chúng ta thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả . Tuy
nhiên việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh dịch vụ du lịch luôn là mối quan tâm hằng ngày ,hàng giờ. Để thực hiện
tốt tiêu chí và đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp cần có những kế hoạch
trọng yếu và sử dụng tiết kiệm chi phí.
● Lập kế hoạch tiết kiệm chi phí và việc giám sát thực hiện tiết kiệm chi phí
+ Tiết kiệm những chi phí khơng cần thiết trong các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Có kế hoạch về chi phí dựa trên định mức chi phí, tùy từng loại chi phí mà xác
định chi phí theo số tiền và tỉ trọng hợp lý. Lập kế hoạch chi phí cho từng kỳ dựa
theo định mức của từng loại chi phí
+

Tổ chức tốt cơng tác hạch tốn tài chính, chống thất thốt, đảm bảo việc cắt giảm
chi phí khơng hợp lý .

+ Sử dụng quỹ tiền lương sao cho hợp lý hơn, tránh việc lạm dụng gây thiệt thòi
cho ngân quỹ của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước
+ Công ty thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân viên để phát huy tối đa hiệu quả
sử dụng chi phí trả lời lao động.
+ Thực hiện tốt cơng tác tiết kiệm, tăng cường kiểm tra và dùng các biện pháp thích
hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, giảm chi phí nhưng khơng
được làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ

+

Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm lao động
sống đồng thời góp phần phát triển năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động sống.

+ Sử dụng đa nguồn lực sẵn có của cơng ty là biện pháp giảm chi phí
+

Doanh nghiệp ln phải theo dõi chi phí tránh thất thốt

+ Các trang thiết bị phải có chế độ bảo hành bảo dưỡng để tránh chi phí khấu hao
tài sản cố định hoặc chi phí mua tài sản cố định mới
● Tiết kiệm trong tiếp cận trong tiếp cận thị trường và đầu tư
+ Dùng Internet để giới thiệu dịch vụ và tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng.
15


Internet có thể cung cấp được nhiều thơng tin về sản phẩm dịch vụ tới nhiều đối
tượng truy cập đồng thời lại có chi phí thấp để tiết kiệm chi phí quảng cáo một
cách hiệu quả.
+ Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường một cách chính xác để xác định nhu cầu thị
trường về sản phẩm và có chiến dịch quảng cáo hợp lý
+ Việc đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh là quan trọng và cần thiết nhưng đòi
hỏi sự nghiên cứu và quyết định đúng đắn, tránh đầu tư lãng phí khơng trọng tâm
và khơng mang lại hiệu quả. Thực hiện tốt công tác tiết kiệm, tăng cường kiểm
tra và dùng các biện pháp thích hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh
doanh, giảm chi phí nhưng không được làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
Ln ln linh hoạt, tối ưu hố việc sử dụng lao động sống vì đối với ngành du
lịch thì máy móc khơng thể thay thế hồn tồn con người.

● Tiết kiệm trong sử dụng lao động sống
+ Không như các lĩnh vực kinh doanh khác, sản phẩm của lĩnh vực du lịch dịch vụ
có những điểm khác, nó được tạo bởi sự tương tác trực tiếp của nhân viên bán
sản phẩm và người tiêu dùng sản phẩm và chất lượng của sản phẩm được đánh
giá từ sự cảm nhận của khách hàng. Việc sử dụng nguồn lao động như thế nào
cũng ảnh hưởng rất lớn doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Cần có thái độ lao động nghiêm túc, có trách nhiệm của lãnh đạo cùng chuyên
viên, tiếp viên, hướng dẫn viên du lịch… của các đơn vị, trong công tác thực hành
tiết kiệm năng lượng, văn phòng phẩm, giá tour, điện, nước, xử lý nước thải, sử
dụng công nghệ thông tin, trang web để quảng bá, giao dịch hiệu quả trên toàn
cầu, đến kinh nghiệm quản lý thực phẩm, bảo đảm vệ sinh, an tồn, mơi trường
văn minh, sạch đẹp…
+ Cần sử dụng số lao động sống phù hợp khơng q mức định mức cần có
+ Sử dụng linh động lao động sống trong thời gian rảnh rỗi ( khơng chính vụ)
+ Vì lao động của ngành dịch vụ khơng thể thay thế bằng máy móc vì vậy cần sử
dụng nhân viên năng động, giỏi giao tiếp, có khả năng truyền tải thơng tin tới
cho khách
+ Cần có chế độ hợp lý cho nhân viên nhằm kích thích lịng u nghề và làm tăng
hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên
Tóm lại, việc tiết kiệm là cần thiết nhưng không được lạm dụng. Tiết kiệm quá mức
làm cho chất lượng sản phẩm kém và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu cho mình một phương pháp tiết kiệm hợp lý vừa giảm chi
16


phí mà vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tạo lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

17



KẾT LUẬN
Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh khách sạn du lịch hiện nay là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng không phải đặt
vấn đề là tiết kiệm từng đồng chi phí một vì nó liên quan đến chất lượng phục vụ và văn
minh phục vụ người tiêu dùng mà cần phải tăng chi phí lên một cách tương đối nhằm
thu hút khách, tiết kiệm chi phí trên cơ sở không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh,
tăng doanh thu và nâng cao văn minh phục vụ người tiêu dùng.
Qua thời gian nghiên cứu, nhóm 1 đã phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng chi phí tại doanh nghiệp, các giải pháp mà SaiGonTourist đã và đang làm nhằm
tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng hiệu quả cho hoạt động
này. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu còn nhiều hạn chế là do trình độ bản thân, thời gian
và điều kiện không cho phép đi sâu vào nghiên cứu tỉ mỉ. Do vậy bài thảo luận cịn có
nhiều hạn chế, rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của cơ và các bạn để bài
thảo luận của nhóm 1 được đầy đủ hơn. Trong tương lai, nhóm 1 sẽ tiếp tục nghiên cứu
vấn đề này một cách sâu hơn trong các đề tài sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn!

18



×