Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng của cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.4 KB, 33 trang )

TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ
KHOA

C THƯƠNG MẠ I

KHÁCH S Ạ N-

DU L Ị CH

---- š š & š š ----

BÀI TH Ả O LU Ậ N
H Ọ C PH Ầ N:
Đề tài:

KINH T Ế

Phân tích đặ c điể
c ủ a cầ u dị ch vụ

DU L Ị CH

m và nhân ố
t ả nh hưở ng
lưu trúở nướ c ta.

L ớ p HP: 2206 TEMG 2711
Nhóm: 3
GVHD: TS.

Hà Nộ i –



Dương Thị H ồ

Tháng 04/ 2022

1
1

ng Nhung


MỤC LỤC

2
2


DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Bảng tỷ giá ngọại tệ của một số nước so với Việt Nam
(Giá cập nhật ngày 11/3/2022)

17

Bảng 2.2. Bảng thống kê các khoản phí của khách du lịch quốc tế
khi đến Việt Nam (Theo công an tỉnh Bình Định)


17, 18

3
3


A. LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch cũng là ngành kinh tế đóng góp phần lớn giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), làm thay đổi thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân. Sản phẩm du lịch là
một loại sản phẩm đặc biệt nó khơng phải chỉ là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện
dưới hình thái vật chất mà là phần nhiều sản phẩm vơ hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ.
Nên khi nói đến du lịch là nói đến một số lớn trong các sản phẩm của ngành dịch vụ. Cơ cấu
của ngành du lịch gồm: khách sạn nhà hàng, lữ hành, giao thông và các dịch vụ khác.
Những năm gần đầy, du lịch Việt Nam được đầu tư rất nhiều, có nhiều điểm hấp dẫn
du lịch được xây dựng và cải tạo. Chính vì thế, cầu du lịch của nước ta hiện nay rất lớn, đặc
biệt là cầu về lưu trú. Bài thảo luận của nhóm chúng em sẽ làm rõ hơn về các đặc điểm và
nhân tố ảnh hưởng của cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta. Từ đó có cái nhìn chung về dịch vụ lưu
trú để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cầu về dịch vụ lưu trú ở nước ta. Việt Nam là một
quốc gia nhiệt đới nhỏ bé ở Châu Á, với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi (chiếm 3/4
diện tích lãnh thổ), được thiên nhiên ưu ái ban tặng khối lượng kỳ quan thiên nhiên, di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh đồ sộ. Bên cạnh đó các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí, văn
hóa ẩm thực vơ cùng phong phú đạt được khơng ít thành tựu mà thế thế giới đã cơng nhận.
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch hơn các nước Đông Nam Á như
Singapore, Thái Lan, Malaysia. Tuy nhiên, đến giờ, du lịch Việt vẫn chưa khai thác tốt tiềm
năng này, thu hút khách quốc tế vẫn thua Thái Lan, Singapore… thậm chí là cả Lào và
Campuchia.
Việc nghiên cứu lý thuyết về cầu du lịch và làm rõ thực trạng cầu du lịch của nước ta
là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Nghiên cứu lý thuyết cầu du lịch giúp nhà kinh
doanh dự báo được cầu của ngành, từ đó xác định được các chiến lược phát triển dài hạn,
quy hoạch và đầu tư hợp lý… Tạo hiệu quả cao nhất trong việc phát triển du lịch của nước

ta. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, nhóm 3 đã lựa chọn đề tài “Phân tích đặc điểm và nhân
tố ảnh hưởng của cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta.” với mong muốn có cái nhìn khái quát về
cầu dịch vụ lưu trú du lịch tại nước ta, để xem xét nước ta đã, đang có những đặc điểm về
cầu dịch vụ lưu trú như thế nào và tìm ra những ưu điểm, hạn chế từ đó sẽ đưa ra những giải
pháp để kích cầu dịch vụ lưu trú tại nước ta.

4
4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người, là cảm giác thiếu hụt về vật chất hoặc tinh
thần mà con người có thể nhận biết hoặc khơng nhận biết được. Nhu cầu dịch vụ là đòi hỏi
của con người về vật chất và tinh thần khi cảm thấy thiếu hụt một loại dịch vụ nào đó.
Cầu dịch vụ là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định. Sự hình thành và phát triển của cầu dịch vụ
xuất phát từ nhu cầu dịch vụ được thể hiện trên thị trường. Nhu cầu dịch vụ phát triển thành
mong muốn của con người, đòi hỏi phải được thỏa mãn, cùng với khả năng thanh tốn,
khách hang có sức mua sản phẩm dịch vụ, và có điều kiện sẽ chuyển hóa thành cầu dịch vụ.
Cầu dịch vụ lưu trú là số lượng dịch vụ lưu trú mà người mua có khả năng và sẵn
sàng thanh toán ở các mức giá khác nhau cho nhu cầu lưu trú trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú
1.2.1. Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa
Khái niệm: Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa là cầu về dịch vụ lưu trú của công
dân 1 quốc gia ở trong phạm vi quốc gia đó và nảy sinh chủ yếu từ các chuyển đi nghỉ, tham
quan, thăm thân nhân và các mục đích phi cơng việc khác.
Đặc điểm: Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa thường đa dạng, mang tính thời vụ
và co giãn tương đối theo giá dịch vụ.

Nhân tố ảnh hưởng: bao gồm nhận thức tâm lý và xã hội về du lịch và giải trí nói
chung, những nhận thức này bị chi phối bởi nhân cách của từng cá nhân, nghề nghiệp, thu
nhập và tầng lớp (hoặc giai cấp) trong xã hội.
1.2.2. Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế
Khái niệm: Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế là cầu về dịch vụ lưu trú của công
dân các quốc gia khác đang ở quốc gia điểm đến và cũng nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi
nghỉ, tham quan, thăm người thân và các mục đích phi công việc khác.
Đặc điểm: Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế có các đặc điểm tương tự với của
khách nội địa, tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và thường phải đạt các tiêu
chuẩn quốc tế.
5
5


Nhân tố ảnh hưởng: Loại cầu này cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động cầu
của du khách nội địa và đến cầu nói chung. Tuy nhiên, có một số nhân tố ảnh hưởng quan
trọng khác như tỷ giá trao đổi, các quy định hạn chế đối với người đi du lịch của các quốc
gia như hạn chế về số tiền mang theo, hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, …
1.2.3. Cầu của khách công vụ nội địa
Khái niệm: Cầu của khách công vụ nội địa là cầu về dịch vụ lưu trú của công dân một
quốc gia nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc như công tác, giao dịch kinh doanh, …
ở trong phạm vi quốc gia đó.
Đặc điểm: Khách du lịch đi công việc nội địa ở Việt Nam, cầu về dịch vụ lưu trú
thường được đáp ứng trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực của người đi công tác (các ban,
ngành đều có hệ thống khách sạn hoặc nhà hàng của mình ở những thành phố lớn.) Do đó,
cầu thường định mức trong giới hạn của những quy định và chế độ tài chính.
Nhân tố ảnh hưởng: là cơ cấu và tỏ chức hoạt động công nghiệp và thương mại trong
phạm vi quốc gia, mơ hình và dung lượng giao dịch thương mại, và định mức chi phí của
một chuyến đi công tác.
1.2.4. Cầu của khách công vụ quốc tế

Khái niệm: Cầu của khách công vụ quốc tế là cầu về dịch vụ lưu trú của công dân
quốc gia khác nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc ở quốc gia điểm đến.
Đặc điểm: Cầu của khách du lịch đi cơng việc quốc tế có lẽ u cầu chất lượng dịch
vụ lưu trú cao nhất.
Nhân tố ảnh hưởng: bao gồm dung lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia, các
mối quan hệ chính trị, tỉ giá trao đổi và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của các cơng
ty đa quốc gia.
Ngồi ra, đặc điểm cầu về dịch vụ lưu trú có thể phụ thuộc vào loại hình cơ sở lưu trú
ở từng quốc gia.

6
6


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẦU
DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở NƯỚC TA
2.1. Khái quát cầu về dịch vụ lưu trú ở nước ta
Du lịch Việt Nam tính đến năm 2019 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ
tăng trưởng du lịch rất ấn tượng. Năm 2018 đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so
với năm 2017, cùng với 80 triệu lượt khách nội địa thì quy mơ kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng
đáng kể trong nền kinh tế với tổng thu du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, đóng góp trên 8%
GDP. Sự tăng trưởng vượt bậc đó đã tạo ra những tác động đột phá đến nhiều ngành, lĩnh
vực. Đặc biệt, chịu sự tác động mạnh mẽ hơn cả đó là cơ sở lưu trú du lịch.
Loại hình cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam ngày càng phong phú. Ngoài khách sạn
và nhà nghỉ du lịch là hai loại hình chủ yếu, đã xuất hiện những loại hình: căn hộ du lịch,
biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại, làng du lịch, tàu
thủy lưu trú du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch th, bãi cắm trại du lịch…
Tính đến hết năm 2019, trên cả nước có 22.184 cơ sở lưu trú với 499.305 phịng, tăng
573 cơ sở với 97.400 phòng so với cùng kỳ năm 2018. Các cơ sở lưu trú phân bố không

đồng đều giữa các quận, huyện, tỉnh, thành phố. Công suất buồng bình quân của nước ta năm
2019 là 52% đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch. Tính từ năm 2017, các cơ
sở lưu trú 4,5 sao chiếm trên 43% tổng số cơ sở lưu trú và qua mỗi năm đều có sự tăng lên.
Điều này cho thấy, cơ sở dịch vụ lưu trú ở nước ta không chỉ tăng về số lượng mà cũng đang
tăng lên về chất lượng. (Số liệu: Tổng cục du lịch)
Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, bình quân
tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy
nhiên, tỷ trọng du khách (quốc tế và khách nội địa) lựa chọn nghỉ dưỡng dài ngày cịn thấp,
phổ biến vẫn là loại hình du lịch biển, du lịch theo mùa, lễ hội, kỳ nghỉ ngắn và theo hội
chứng đám đơng; khách có nhu cầu chuyên biệt chưa rõ nét, chưa đa dạng.
Đối với đặc trưng của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó cơng nghệ thơng
tin truyền thơng được ứng dụng sâu rộng trong du lịch, khách du lịch sẽ có nhiều lựa chọn
tiếp cận điểm đến với nhiều phương thức tiêu dùng du lịch theo nhiều xu hướng khác nhau
và được tiếp cận dễ dàng, tiện lợi hơn từ đó, họ có những nhu cầu cao hơn so với trước. Cụ
thể: Thứ nhất, khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến

7
7


thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần; khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều
trải nghiệm thú vị và ngược lại.
Thứ hai, khách du lịch thế hệ mới đến Việt Nam và khách là người Việt cũng nhờ công
nghệ, kinh nghiệm đã và đang trở nên từng trải hơn, khó tính hơn với nhu cầu cá biệt hóa, đa
dạng hóa.
Thứ ba, kinh nghiệm du lịch ngày càng được tích lũy, dịng khách tự túc ngày càng nhiều,
nhu cầu rất khác nhau vì vậy bên cạnh du lịch đại trà theo số đơng, đi theo nhóm, theo tour
thì số lượng khách đi lẻ, đi tự túc nhiều lên.
Thứ tư, sự phát triển của ngành giao thông vận tải (mở thêm nhiều đường bay, xây dựng sân
bay Sa Pa đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C, công suất lên tới 1,5 triệu hành

khách/năm, các tuyến đường cao tốc được cải tạo và xây dựng thêm…) và ứng dụng công
nghệ trong kinh tế chia sẻ làm cho khách du lịch tiếp cận điểm đến thuận lợi hơn vì vậy
khách có khuynh hướng đi nhiều lần trong năm và đi ngắn ngày.
Thứ năm, dòng khách MICE (meeting - incentive - convention - exhibition) là xu hướng
ngày càng phổ biến hơn. Họ là nhóm khách phù hợp với các quần thể, các khu phức hợp
dịch vụ gắn với hội họp, hội chợ, sự kiện... đồng thời tại trung tâm du lịch có sức hấp dẫn.
Thứ sáu, khách du lịch đang càng ngày càng quan tâm hơn về du lịch chăm sóc sức khỏe bởi
áp lực của cuộc sống, sự ô nhiễm môi trường và những hệ lụy của nó đã dẫn đến yêu cầu về
chăm sóc sức khỏe tốt và toàn diện.
2.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta
2.2.1. Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa ở nước ta
Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa tại Việt Nam là cầu về dịch vụ lưu trú của
công dân Việt Nam ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi
nghỉ, tham quan, thăm thân nhân và các mục đích phi cơng việc khác. Đặc điểm


Có sự đa dạng về sự lựa chọn của khách du lịch

Sự đa dạng về các loại hình lưu trú làm cho việc lựa chọn của khách du lịch cũng tăng
lên và sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng các nhu cầu khi thực hiện chuyến du lịch của
mình. Đa dạng trong từng loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch ẩm thực, du lịch
văn hóa, du lịch MICE, ...; đa dạng về các điểm đến tham quan du lịch như du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử di tích, .... Ngồi ra cịn đa dạng về các phương tiện
lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển, thời gian du lịch ngắn ngày hay dài ngày mà du
khách sẽ có sự đa dạng trong chọn lựa các dịch vụ du lịch phù hợp với bản thân du khách.
8
8





Co dãn tương đối theo giá dịch vụ

Đó là sự thay đổi về lượng của khách khi yếu tố giá thay đổi. Khi cầu dịch vụ lưu trú có
sự co dần cùng với tác động gia tăng, thì lượng cầu của dịch vụ lưu trú đó có xu hướng giảm,
và khách du lịch sẽ thay đổi sang sử dụng dịch vụ lưu trú khác thay thế.


Mang tính thời vụ rõ nét

Do tính thời vụ của tài nguyên và điểm hấp dẫn du lịch của từng địa phương nói riêng và
Việt Nam nói chung dẫn đến cầu của khách du lịch cũng mang tính thời vụ. Điều kiện về tài
nguyên du lịch như bờ biển đẹp, dài… mùa du lịch biển sẽ tăng và ngược lại. Các danh lam
thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ du lịch tham quan của du khách. Ngoài ra, các
yếu tố khác như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (lễ hội), sự lan truyền tâm lý cũng tạo
nên đặc điểm thời vụ của cầu du lịch. Vào thời kỳ cao điểm như nghỉ hè, nghỉ lễ Tết, kỳ nghỉ
phép dài ngày, cầu của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch tăng lên nhiều hơn so với những
ngày bình thường.
Các nhân tố ảnh hưởng
Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa chịu ảnh hưởng bởi nhận thức tâm lý và xã hội
về du lịch và giải trí nói chung, những nhận thức này bị chi phối bởi độ tuổi, nhân cách của
từng cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập và tầng lớp (hoặc giai cấp) trong xã hội.
Độ tuổi:
Ở thị trường du lịch tại Việt Nam các năm gần đây tỷ lệ người già đang tăng lên. Cơ hội
này đã giúp các điểm đến du lịch phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của người cao
tuổi đó là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh và du lịch chăm sóc sức khỏe người già...
Ngược lại, giới trẻ hiện nay dành nhiều tiền hơn để đi du lịch, họ muốn trải nghiệm nhiều
nơi, nhưng nhu cầu về tiện nghi du lịch (ăn, ở, ...) ở mức thấp. Nếu như những người già cần
ở tại khách sạn từ 3 sao trở lên, ăn, uống phải theo chế độ dinh dưỡng tốt, nhưng những
người trẻ họ chỉ cần chỗ để ngủ, ăn uống qua quýt nhưng họ muốn đi thăm nhiều nơi, kể cả

thuê xe đạp hoặc mô tô để đi. Vì thế xuất hiện từ “khách du lịch ba lơ” hoặc xu hướng “đi
phượt” của thanh niên hiện nay.


Thu nhập:
Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch của du
khách bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết. Du
khách có mức thu nhập cao sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi muốn đi du lịch. Họ cũng có điều
kiện hơn để đi du lịch nhiều hơn, sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn. Về ẩm thực, họ cũng yêu


9
9


cầu cao hơn về chất lượng các món ăn. Khi sử dụng dịch vụ khách sạn, họ sẽ muốn ở phòng
ốc cao cấp, vật dụng nội thất sang trọng, chất liệu tốt dù giá phịng đắt đỏ. Ngược lại, người
có thu nhập trung bình hoặc thấp lại có nhu cầu tương ứng, với các dịch vụ bình dân. Tuy
nhiên, mặc dù sử dụng dịch vụ ở mức phổ cập, đối tượng du khách bình dân lại có nhiều
người u cầu chất lượng khơng tệ mà chi phí phải chăng. Họ sẽ tính tốn sao cho có lợi
nhất với kinh phí thất nhất.


Nhân cách của từng cá nhân

Mơi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, mỗi người
sống ở từng vùng miền, văn hóa, tơn giáo, phong tục tập qn khác nhau có những tính cách,
nhu cầu và sở thích khác nhau. Khách du lịch tại miền Bắc thường đi du lịch chủ yếu vào các
dịp hè và các dịp lễ đặc biệt, đợt nghỉ dài ngày như Tết Dương, Tết Âm, lễ 30/4, 1/5, 2/9 và
họ thường có xu hướng đi du lịch cùng người thân, bạn bè. Khách du lịch tại miền Nam tính

tình năng động, thoải mái, cởi mở, hào phóng, ưa cái mới nên rất nhiều khách du lịch miền
Nam thích có chuyến du lịch tự tổ chức, đặc biệt khi đi du lịch với bạn bè (92%). Người
miền Trung vốn giỏi tính tốn, xoay xở trong cuộc sống nên khơng đi du lịch nhiều, khi đi
thì lựa chọn kỹ để chuyến đi thật ý nghĩa nhưng tiết kiệm, ưu tiên giá rẻ, nhiều ưu đãi, chất
lượng tốt. • Nghề nghiệp
Mức thu nhập, đặc thù công việc của từng ngành nghề sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về dịch
vụ của du khách.
-

Khách du lịch là nhà kinh doanh, dân văn phịng sẽ ưa thích các hoạt động giao lưu nơi đơng
người, thích giao tiếp và kết giao- thích sự rõ ràng, nhanh gọn, tiện lợi- ưa phô trương, tin
vào sự may rủi (lưu ý trong xếp số phòng), ưu tiên sử dụng dịch vụ sang trọng, đắt tiền nếu
thu nhập cao; ngoài ra, cần lưu ý trang bị bàn làm việc cùng các vật dụng thiết yếu khác.

-

Khách du lịch là dân trí thức, làm các cơng việc liên quan đến nghiên cứu, khoa học thích
được tơn trọng, cư xử ơn hịa, ứng xử lịch thiệp, có văn hóa – ưu tiên sự nhanh gọn nhưng
chất lượng, không cần cầu kỳ nhưng chỉn chu – tuyệt đối đúng giờ

-

Khách du lịch là nghệ sĩ yêu thích sự bay bổng, lãng mạn, muốn tận hưởng – thường thích ở
những khu resort, khách sạn sang trọng, nội thất đẹp, giàu tính nghệ thuật cùng với chất
lượng phục vụ chu đáo và kỹ lưỡng; đảm bảo an tồn thơng tin.

-

Khách du lịch là công nhân, lao động phổ thông thường đơn giản, chân thành, dễ hòa đồng –
chuộng sự nhanh gọn và giá rẻ, thường hợp với các tour du lịch bình dân.


10
10




Tầng lớp trong xã hội

Ở Việt Nam mọi thành viên đều có các cơ hội đồng đều sự đánh giá, phân chia các thành
viên trong xã hội không rõ rệt và sự phân biệt đối xử hầu như khơng có. Tuy nhiên những
người được tiếp nhận một nền học văn tốt thành đạt trong nghề nghiệp, thu nhập cao (là
thước đo của sự thành đạt trong nghề nghiệp) sẽ được coi nhu ở tầng lớp cao trong xã hội.
Mỗi giai cấp sẽ có vị trí trong xã hội, quyền lợi xã hội, cách kiếm sống, nhu cầu, thị hiếu
riêng… Con người ở những giai cấp khác nhau sẽ có những đặc điểm về tâm lý, nhân cách,
tình cảm, nhận thức khác nhau. Du khách ở những giai cấp xã hội khác nhau sẽ có những
nhu cầu du lịch ở những mức độ khác nhau.

2.2.2. Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế ở nước ta
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Việt Nam là cầu về dịch vụ lưu
trú của công dân các quốc gia khác tới Việt Nam và nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi thăm
quan, nghỉ, thăm nhân thân và các mục đích phi cơng việc khác.
Đặc điểm
• Đa dạng về đối tượng. mục đích và sự lựa chọn loại hình lưu trú.
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Việt Nam rất đa dạng về đối
tượng. Việt Nam là quốc gia có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút được rất nhiều
khách du lịch thuần túy quốc tế đến để trải nghiệm cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp này. Đối
tượng khách du lịch đến đây đa dạng về độ tuổi (từ người già đến trẻ em đi cùng với gia
đình), giới tính (có thể là nam hay nữ), nghề nghiệp (họ có thể là những người thành đạt,
những nhân viên văn phòng, những vận động viên hay những người đã nghỉ hưu, thất

nghiệp) … Chính vì sự đa dạng này dẫn đến cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần
túy quốc tế cũng đa dạng theo. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ lưu trú của khách quốc tế sẽ
cao hơn so với khách du lịch nội địa
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Việt Nam rất đa dạng về mục
đích. Các mục đích có thể kể đến như tham quan, thăm người thân, giải trí, nghỉ dưỡng,
khám phá, …. Chính vì vậy mà cầu lưu trú của họ cũng đa dạng theo như khách du lịch nghỉ
dưỡng sẽ thích những resort gần biển, có khơng gian nghỉ dưỡng, tránh xa những nơi khói
bụi thành phố …; khách du lịch tham quan sẽ muốn ở các khách sạn hay nhà nghỉ gần địa
điểm tham quan, tiện lợi cho di chuyển…; còn về khách du lịch để thăm người thân thì họ có
xu hướng ở lại nhà người thân…
11
11


Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Việt Nam rất đa dạng về sự lựa
chọn loại hình lưu trú. Các loại hình lưu trú ở Việt Nam rất đa dạng và được khách du lịch
lựa chọn như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, resort, ở cùng với người dân bản địa.
• Có tính thời vụ
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy quốc tế tới Việt Nam mang tính thời
vụ. Khách đến Việt Nam không đều đặn trong năm mà tập trung chủ yếu vào các tháng cao
điểm du lịch (từ tháng 6 đến tháng 9) hay khách du lịch không trải dài các địa điểm mà tập
trung ở các địa điểm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng, Huế … Những ngun
nhân dẫn đến tính thời vụ của cầu dịch vụ lưu trú như:
Do tính thời vụ của tài nguyên du lịch như biển, núi, địa điểm du lịch bị ảnh hưởng nhiều
bởi thời tiết, khí hậu nên mùa du lịch thường là mùa hè và giảm vào mùa đơng. Bên cạnh đó,
các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân (sau tết nguyên đán) nên đây cũng là mùa du lịch
nhân văn mà khách du lịch thuần túy quốc tế đến khám phá rất đông.
Do yếu tố thời gian rảnh rỗi của khách du lịch quốc tế. Cầu về du lịch sẽ nảy sinh khi khách
du lịch được nghỉ như nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ phép, nghỉ hưu…. Theo Báo cáo nghiên cứu
thị trường khách du lịch Mỹ (Mỹ được đánh giá là thị trường khách tiềm năng của Việt

Nam), Người Mỹ đi nghỉ quanh năm; tuy vậy các gia đình có con nhỏ thường đi nghỉ vào
mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) hoặc quanh lễ Giáng Sinh (2 tuần cuối tháng 12) khi học sinh
khơng phải đi học ở trường. Chính vì vậy mà cầu dịch vụ lưu trú có tính thời vụ.
• Co giãn tương đối theo giá dịch vụ
Cũng như cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch nội địa, cầu dịch vụ lưu trú của khách du
lịch thuần túy quốc tế mang đặc điểm co giãn tương đối theo giá dịch vụ. Nó tùy thuộc vào
thị trường tiêu dùng nhất định. Khi thị trường có khả năng chi trả thấp thì cầu giảm và ngược
lại. Vào mùa chính vụ tại các địa điểm du lịch giá tăng cao và ngược lại vào mùa trái vụ, bên
cạnh yếu tố chất lượng dịch vụ hay các yêu cầu chuẩn quốc tế, giá cả tác động khác nhiều
đến sự lựa chọn địa điểm lưu trú. Chính vì vậy mà giá cần phải co giãn để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch.
• Yêu cầu về chất lượng dịch vụ lưu trú cao hơn, thường phải đạt tiêu chuẩn quốc tế
Những người có khả năng chi trả cao họ sẵn sàng chi nhiều tiền để có được những dịch vụ
chất lượng cao nhất, thỏa mãn nhu cầu cũng như xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Bên cạnh
đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có trình độ dân trí cao, mức sống cao hơn, nhu cầu
du lịch cũng cao hơn nên tiêu chuẩn của họ cũng cao hơn so với khách du lịch nội địa. Có
12
12


thể kể đến như: Dự án EU khảo sát 3.000 khách du lịch đến SaPa, Hạ Long, Huế, Hội An,
Đà Nẵng thì có 12,4% khách chọn khách sạn hay khu nghỉ dưỡng 5 sao và con số 6,1% là
khách nội địa sử dụng dịch vụ tại đây. Những con số này đã cho thấy khách quốc tế có nhu
cầu lưu trú chất lượng cao gấp 2 lần so với khách nội địa. Đây cũng là đối tượng khách hàng
mục tiêu, khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú chất lượng
cao như JW
Marriott, Metropole, Flamigo Đại Lải, FLC …
Các nhân tố ảnh hưởng
• Nhận thức tâm lý và xã hội về du lịch và giải trí nói chung.
Nhiều người ngần ngại đi du lịch về các chuyến đi du lịch do không quen với các địa điểm

đến và lo ngại về chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, thông hành… và cũng
có nhiều người cho rằng du lịch chỉ dành cho những người giàu vì nó rất tốn tiền và thời
gian. Và thay vì đi du lịch, khi có thời gian rảnh hay có khoản tiền dự trữ họ sẽ ở nhà nghỉ
ngơi hay gửi những khoản tiền vào tiết kiệm, đầu tư sinh lời…
Thực tế hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch ở Việt Nam ngồi các loại truyền thống như
du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá … thì có các loại hình du lịch mới
như du lịch xanh, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao… Khơng chỉ có tác dụng giải
trí, giảm căng thẳng, chăm sóc sức khỏe, khám phá, du lịch còn giúp gắn kết các thành viên
trong gia đình cũng như tạo ra mơi trường giao lưu lành mạnh giữa những người bạn hay
những người đồng nghiệp, nâng cao hiểu biết về văn hóa của các nền văn hóa mới, làm
phong phú hơn kiến thức của khách du lịch.
=> Chính vì vậy, mỗi người nhất là khách du lịch quốc tế cần hiểu rõ được vai trò cũng như
tác dụng của việc đi du lịch. Nếu như vậy, cầu du lịch của khách du lịch thuần túy quốc tế sẽ
tăng cao và ổn định hơn và cầu về các dịch vụ cũng sẽ tăng.
• Đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, tơn giáo, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
thu nhập…)
Những yếu tố nhân khẩu học có tác động đến thói quen cũng như tâm lý tiêu dùng
của khách du lịch nên nó có ảnh hưởng lớn đến cầu dịch vụ du lịch của du khách quốc tế.
-

Về thu nhập, những người có thu nhập cao sẽ có xu hướng du lịch có chất lượng dịch vụ cao,
giá cả khơng phải vấn đề lớn; cịn đối với đối tượng thu nhập vừa và nhỏ họ sẽ chú ý hơn về
giá cả và chất lượng dịch vụ khơng cịn là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Ngồi ra, thu nhập cũng
ảnh hưởng đến số tần suất đi du lịch của khách du lịch quốc tế. Thu nhập của du khách quốc
13
13


-


-

tế được đánh giá là cao so với Việt Nam (đứng thứ 6 Đơng Nam Á). Vì vậy, đây vừa là cơ
hội cho du lịch Việt Nam cũng như là thách thức cho dịch vụ lưu trú cung cấp cho khách du
lịch quốc tế.
Về trình độ văn hóa: Những du khách có trình độ văn hóa cao sẽ có sở thích đi du lịch kết
hợp tìm hiểu văn hóa địa phương cũng như bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Có thể nói
rằng: “mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ văn hóa của con người và tỷ lệ đi du lịch của
họ” theo W. Nclntosh. Như vậy, trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến cầu du lịch nói chung và
du lịch văn hóa nói riêng.
Về tơn giáo, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc với nhiều tôn giáo khác nhau. Đây cũng là
một trong những điều mà khách du lịch quốc tế rất thích thú và muốn khám phá tất cả những
đặc trưng vùng miền cũng như đặc trưng từng dân tộc. Từ đó, kích thích nhu cầu dịch vụ du
lịch của du khách quốc tế.
• Thời tiết, khí hậu
Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch quốc tế
cũng như cầu lưu trú của họ ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với
mùa đơng rất lạnh và mùa hè nóng bức ở miền Bắc cịn với miền Nam có 2 mùa là mùa mưa
và mùa khơ; điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu của khách du lịch cũng như sự lựa
chọn địa điểm khi đến Việt Nam. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố kích thích sự
tị mị cho du khách quốc tế vì họ muốn đi khám phá những nơi mới lạ so với nơi mà họ
thường xuyên cư trú.
Ngoài ra, thời tiết ở nơi cư trú của khách du lịch cũng tác động tiêu cực đến nhu cầu đi du
lịch của khách du lịch thuần túy quốc tế. Nó gây khó khăn trong di chuyển hoặc làm trì hỗn
các chuyến đi của du khách, khiến họ ngại đi lại. Từ đó nhu cầu dịch vụ lưu trú cũng giảm đi
đáng kể.
Cũng khơng thể khơng nhắc đến khí hậu cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua việc thời tiết thuận lợi tạo điều kiện phát triển mạnh cho các ngành sản xuất, từ đó, thu
nhập của quốc gia và của người dân tăng cao, nhau cầu du lịch cũng nhờ đó mà kéo lên và
cầu về dịch vụ lưu trú được cải thiện.

• Hạn chế xuất nhập cảnh, tỷ giá ngoại tệ
Về tỷ giá đồng ngoại tệ, Việt Nam là nước có đồng tiền yếu hơn so với USD nên đây là
động cơ thúc đẩy khách quốc tế đến Việt Nam du lịch.
Ngoại tệ

USD

Bảng Anh

EUR
14
14

Đô la Singapore

Yên Nhật


Tỷ giá mua

22.765

29.177

24.651

16.399

191.54


Bảng 2.1. Bảng tỷ giá ngọại tệ của một số nước so với Việt Nam
(Giá cập nhật ngày 11/3/2022)
Về hạn chế trong xuất nhập cảnh: Đầu tiên là phí xuất nhập cảnh ở Việt Nam. Các khoản phí
cịn khá cao khiến khách du lịch ái ngại khi đến Việt Nam du lịch.
STT Nội dung

Mức thu

1

Cấp thị thực có giá trị một lần

25 USD/chiếc

2

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần

25 USD - 155 USD/chiếc

3

Chuyển ngang giá trị thị thực

5 USD/chiếc

4

Cấp giấy miễn thị thực


10 USD/chiếc

5

Cấp thẻ tạm trú

145 USD - 165 USD/chiếc

6

Gia hạn tạm trú

10 USD/lần

7

Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú

100 USD/thẻ

8

Cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới…

10 USD/người

9

Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và
đường biển vào thăm quan, du lịch


10

Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham
quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển
có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương
trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ
chức.

11

Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngồi
thường trú tại Việt Nam khơng có hộ chiếu

12

Cấp giấy phép cho người đã nhập cảnh vào khu kinh tế cửa
khẩu bằng giấy thông hành biên giới đi thăm quan các địa
điểm khác trong tỉnh
15
15

5 USD/người

5 USD/người

200.000 Đồng/lần cấp

10 USD/người



Bảng 2.2. Bảng thống kê các khoản phí của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam
(Theo công an tỉnh Bình Định)
Về các thủ tục làm giấy tờ, các cơ quan làm việc vẫn còn những thủ tục rườm rà, tốn thời
gian, đơi khi cịn gây khó dễ để trục lợi cá nhân. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhu
cầu đi du lịch của khách hàng thuần túy nói chung và nhu cầu dịch vụ lưu trú nói riêng
• Tình trạng chính trị
Tình trạng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có nền chính trị vơ cùng ổn định, người dân an cư lạc
nghiệp, rất ít những cuộc biểu tình, phản động trong đất nước. Khi đến với Việt Nam, du
khách sẽ cảm thấy an toàn để thoải mái tham quan, khám phá… từ đó sẽ khiến cho nhu cầu
về dịch vụ lưu trú tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch nói riêng và nền kinh tế nói
chung
2.2.3. Cầu của khách du lịch cơng vụ nội địa ở nước ta
Cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ (MICE) nội địa tại Việt Nam là cầu
về dịch vụ lưu trú của công dân nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc như công tác,
giao dịch, kinh doanh, …ở trong phạm vi nội địa Việt. Đối với khách du lịch đi công việc nội
địa ở Việt Nam, cầu về dịch vụ lưu trú thường được đáp ứng trong phạm vi ngành hoặc lĩnh
vực của người đi công tác (các ban, ngành đều có hệ thống khách sạn hoặc nhà hàng của
mình ở những thành phố lớn). Do đó cầu thường định mức trong giới hạn của những quy
định và chế độ tài chính.
Đặc điểm
• Đặc điểm về loại hình:
MICE là loại thị trường inbound có tính chun nghiệp, khơng chỉ đòi hỏi khả năng tổ
chức, cung ứng dịch vụ cao mà còn yêu cầu cơ sở hạ tầng dịch vụ tốt và phù hợp. Hiện nay
tại Việt Nam, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều
các cuộc hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế được tổ chức. Bên cạnh đó, các sự kiện chính
trị, kinh tế, văn hóa cũng diễn ra thường xuyên hơn. Đây chính là tiền đề thuận lợi để phát
triển du lịch loại hình MICE mới những đặc điểm chính sau đây:

Đối tượng chính của loại hình du lịch này tại Việt Nam chủ yếu là các tập đồn hoặc
các cơng ty trong nước, những nhà tổ chức chuyên nghiệp, hiệp hội trong nước thuộc chính
phủ hoặc phi chính phủ. Cụ thể hơn, họ là những khách hàng thuộc giới thượng lưu như
doanh nhân, chính khách, những người có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,
16
16


văn hóa, thể thao, nghệ thuật. Những điểm - tuyến tham quan của khách MICE là những
điểm du lịch phổ biến, những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp hay gắn với các trung tâm
mua sắm. Thời gian lưu lại ngắn, chương trình hoạt động bận rộn chặt chẽ địi hỏi phải có
cách thức tổ chức khoa học. Đối với khách MICE giá cả không quan trọng bằng chất lượng
dịch vụ cung ứng hoàn hảo và sáng tạo. Do vậy, kinh doanh thị trường du lịch MICE sẽ giúp
đơn vị nâng cao khả năng tổ chức, phục vụ khách
Thường có biến động về số lượng và dịch vụ phụ thuộc vào quy mơ, tính chất quan
trọng của các cuộc hội nghị, hội thảo và số lượng khách đi trong đoàn. Ví dụ: Tổ chức đáp
ứng cầu về các loại hình tour khen thưởng (Incentive tour) với tính chất độc đáo mới lạ cho
nhóm khách từ vài chục đến vài trăm người, thời gian 3 - 4 ngày hoặc kéo dài đến 8 -9 ngày,
dịch vụ cung ứng về khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hướng dẫn viên, ... đều yêu cầu thuộc
hạng cao cấp. Doanh thu một đoàn khách Incentive có thể gấp 10 lần một đồn tour bình
thường
Cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch công vụ nội địa tại các khách sạn, homestay
có xu hướng tăng do gần với địa điểm tổ chức hoạt động. Địa điểm tổ chức các hoạt động
MICE trong nước thường là những hội trường lớn trong những trung tâm thương mại an
toàn, hấp dẫn về phong cách, thường gần các trung tâm, khu điểm du lịch nổi tiếng, các trung
tâm công nghiệp, các vùng kinh tế bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc, thuận tiện giao thông
nên sẽ giúp cho khách có thể đi lại và liên hệ với các đối tác một cách hiệu quả, nhanh
chóng, tạo điều kiện cho việc kinh doanh và quảng bá hội nghị cũng như triển lãm thương
mại
Một đặc trưng nữa của du lịch MICE tại Việt Nam là khơng có tính mùa vụ rõ rệt.

Việc tổ chức chương trình MICE thường do người mua dịch vụ lên kế hoạch trước một thời
gian dài, do đó kinh doanh MICE là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế khai thác các cơ sở
vật chất sẵn có. Ngồi ra, bởi lượng cầu từ khách du lịch cơng vụ đa số thường là những
người có học thức, do đó đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, có trình độ
chun nghiệp cao, có tính sáng tạo, làm việc khoa học, có khả năng giao tiếp và sử dụng
ngoại ngữ tốt
Các hội nghị Quốc tế lớn được tổ chức thành công tại địa phương là cơ hội để tuyên
truyền, quảng bá tuyệt vời trên các thơng tin đại chúng. Ngồi ra các cá nhân tham dự cũng
sẽ là người truyền bá những thông tin tích cực đến bạn bè và người thân. Kết quả làm cầu về
dịch vụ lưu trú của khách công vụ nội địa tăng theo.

17
17


• Đặc điểm về nguồn khách
Cầu về lưu trú của khách du lịch MICE nội địa Việt thường là những khách sử dụng
những dịch vụ cao cấp và yêu cầu của họ mang tính đa dạng, bao gồm yêu cầu cả lợi ích
kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau
chuyến đi. Ví dụ: mục đích khuếch trương hình ảnh nổi bật, thương hiệu, đẳng cấp của tổ
chức hoặc gia tăng giá trị văn hóa cơng ty thông qua các hoạt động tập thể, hoặc thúc đẩy
năng lượng sáng tạo của các thành viên hoặc mở mạng hệ thống kinh doanh của công ty địa
phương... Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh
nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người, phong cách sống,
cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa phương
Các đồn khách MICE thường rất đơng, từ vài trăm đến vài nghìn người, với mức chi
tiêu cho dịch vụ lưu trú của họ cao hơn rất nhiều so với khách tour bình thường. Do họ ln
đặt phịng tại các khách sạn 4-5 sao, sử dụng các dịch vụ cao cấp, các chương trình sau hội
nghị được thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu. Vì vậy, cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu
cầu của khách MICE phải đạt chất lượng cao.

Đối tượng khách MICE phần lớn chi phí của chuyến đi được cơng ty thanh tốn
(thường kèm theo các chương trình tham quan du lịch). Do vậy khách hàng có thể giành
nguồn tài chính của mình để chi phí cho các dịch vụ bổ sung đặc biệt là mua sắm hàng hóa.
Chi tiêu của khách MICE không chỉ cao cấp gấp 6 lần chi tiêu của các khách du lịch thơng
thường mà cịn được phân bố cả trong lẫn ngoài hội nghị - hoạt động cơ sở ban đầu của
chuyến đi. Nhân tố ảnh hưởng
• Cơ cấu và tổ chức hoạt động cơng nghiệp trong nội địa
Do đặc điểm loại hình du lịch MICE, đối tượng có nhu cầu MICE thường là các tổ chức,
hiệp hội, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, cơ quan ban ngành…. Do đó để thực hiện hoạt
động kinh doanh du lịch MICE, khách ѕạn có quan hệ mật thiết ᴠới các doanh nghiệp, tập
đoàn, tổ chức kinh tế, hiệp hội, cơ quan ban ngành ở địa phương, ở trong ᴠà ngoài nước
nhằm đảm bảo nguồn khách MICE cho khách ѕạn.
Phát triển trong việc cung cấp lưu trú cho khách du lịch MICE nội địa được xem là
chiến lược phát triển du lịch, có thể giúp nhanh chóng khơi phục thị trường du lịch, nhưng
cũng là bài toán để nhiều địa phương, cơ sở lưu trú tính tốn, đầu tư. Những quần thể nghỉ
dưỡng lớn đến từ các thương hiệu hàng đầu, như FLC Hotels & Resorts, Vinpearl,
Flamingo... đều xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, dịch vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng
đầy đủ, chất lượng mọi tiêu chí của du lịch MICE. Đơn cử như hệ thống quần thể FLC
18
18


Hotels & Resorts tại Sầm Sơn, Hạ Long và Quy Nhơn đều có các trung tâm hội nghị quốc tế
với cơng suất trung bình từ 1.000 đến 1.500 người, chưa kể khn viên rộng hàng nghìn ha,
có thể phục vụ cùng một lúc hàng nghìn du khách. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông liên
lạc... chuẩn bị cho các hoạt động tổ chức MICE có ý nghĩa rất lớn với ngành du lịch. Các cơ
sở kinh doanh các dịch vụ du lịch cũng phải chú trọng đầu tư nâng cấp phòng ốc, trang thiết
bị phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các cơ sở cung ấp sẽ tăng lên, tạo được sự hài
lòng của du khách và thu hút được nhiều khách đến tham gia kể cả khi hoạt động này đã kết
thúc.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, loại hình du
lịch MICE với đặc thù phục vụ đồn khách đơng, địi hỏi dịch vụ cao, nên khơng phải địa
phương, cơ sở lưu trú nào cũng có thể đáp ứng được. Để phát triển loại hình du lịch này, các
địa phương và đơn vị kinh doanh du lịch cần phải có tầm nhìn chiến lược, đầu tư bài bản cơ
sở vật chất, hạ tầng, nâng cấp dịch vụ một cách chun nghiệp hơn.
• Mơ hình và dung lượng giao dịch thương mại
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho thương mại điện
tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động thương mại
điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Thương mại
điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu
và là xu hướng tất yếu mà khơng một quốc gia nào có thể đứng ngồi cuộc.
Với sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, con người có thể giao tiếp, trao đổi với
nhau nhanh chóng qua các kênh Internet. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử. Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành
một phương tiện giao dịch nổi tiếng của nhiều công ty thương mại lớn trên thế giới. Giao
dịch thương mại điện tử giúp các công ty và khách hàng trao đổi giao dịch hiệu quả và thuận
lợi hơn.
• Định mức chi phí của một chuyến đi cơng tác
Giá thành phòng hội nghị và phòng ngủ việt Nam cao hơn so với các nước trong khu
vực đông Nam Á và Đơng Á, vì vậy gặp khó khăn trong xây dựng chương trình cho đơn vị
tổ chức; kinh phí để chuẩn bị cũng là một vấn đề. Thêm vào đó, các hội nghị, hội thảo
thường tổ chức vào dịp cuối năm nên thường rơi vào tình trạng "căng phịng, căng dịch vụ".
Gây ra hiện tượng thiếu phòng phải liên kết với các khách sạn khác. Từ đó cầu về dịch vụ
lưu trú của khách công vụ nội địa cũng bị ảnh hưởng theo do vấn đề về chi phí
19
19


2.2.4. Cầu của khách du lịch công vụ quốc tế ở nước ta
Cầu về dịch vụ lưu trú của khách du lịch quốc tế ở nước ta là cầu về dịch vụ lưu trú của

cơng dân quốc gia bên ngồi lãnh thổ Việt Nam nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc
như công tác, giao dịch kinh doanh… ở tại Việt Nam.
Đặc điểm
• Là cầu có chất lượng dịch vụ cao nhất:
Thực tế, đối tượng khách công vụ quốc tế đều có địa vị và thu nhập ổn định, học vấn cao,
có mức chi tiêu cao nên họ thường sử dụng các dịch vụ cao cấp, nghỉ ở khách sạn hiện đại.
Mọi thứ phải phù hợp được với nhu cầu, tính chất cơng việc của họ. Để thu hút và nâng cao
chất lượng phục vụ khách du lịch ngày một tốt hơn, cần tham gia xếp hạng cơ sở lưu trú.
Điều này tạo điều kiện quảng bá cho các cơ sở lưu trú, đồng thời cũng giúp quản lý được
chất lượng sản phẩm lưu trú. Các cơ sở kinh doanh lưu trú cần luôn bảo đảm chất lượng
phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trong ăn
uống cho khách.


Phụ thuộc vào loại hình cơ sở lưu trú:
Ở Việt Nam thường có cầu về dịch vụ lưu trú theo các loại hình cơ sở như: khách sạn,
nhà nghỉ, căn hộ/biệt thự, bãi cắm trại, …
Các nhân tố ảnh hưởng:


Dung lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia, các mối quan hệ chính trị, tỷ
giá trao đổi và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia:
Vì khách du lịch cơng vụ là nảy sinh từ những chuyến đi công tác, giao dịch nên dung
lượng giao dịch càng lớn thì khách du lịch công vụ đến nước ta càng nhiều. Tùy vào nhu
cầu, tính chất cơng khách sẽ lựa chọn dịch vụ lưu trú phù hợp, các cơ sở vật chất của nơi lưu
trú phải đáp ứng được yêu cầu của khách.
• Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số:
Khi thời đại về công nghệ phát triển, nhiều giao dịch quốc tế có thể thực hiện tại chỗ mà
khơng cần tới sự di chuyển đặc biệt là trong đại dịch Covid hiện nay. Điều đó làm ảnh hưởng
lớn tới doanh thu và sự phát triển ngành du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, chừng nào mối liên hệ

trực diện còn được ưu thích thì hoạt động đi lại mang tính công viễ sẽ vẫn tiếp tục tồn tại
(với điều kiện chi phí đi lại khơng bị tăng cao q mức).

20
20


2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Thành công
Cầu dịch vụ lưu trú tại nước ta vô cùng đa dạng
Nhu cầu đa dạng của khách du lịch, từ phân khúc trung bình đến cao cấp, sự đa dạng
về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, quốc tịch, sở thích, ... đã làm cho thị trường dịch vụ lưu
trú ở nước ta trở nên nhộn nhịp đặc biệt là từ khi đất nước đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Nhất
là sự vào cuộc của các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú góp phần đảm
bảo năng lực phục vụ các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của
điểm đến, kích thích phát triển các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn
cho các tệp khách hàng.
Nhu cầu của khách về dịch vụ lưu trú ngày càng cao thúc đẩy chất lượng của dịch vụ
ngày càng cải thiện
Toàn ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát
huy nội lực, huy động vốn từ các thành phần kinh tế để phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó có hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Qua q trình tích lũy
trong nhiều năm và những nỗ lực vượt bậc trong những năm gần đây, đến nay hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch Việt Nam đã vươn tầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, giai
đoạn 2015-2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi động của thị trường với sự ra
đời hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại nhờ sự tham gia của nhiều tập
đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup, FLC, BIM, BRG…
Mùa cao điểm lượng cầu dịch vụ lưu trú lớn giúp nâng cao năng suất phòng, tăng
doanh thu tại các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú
Vào mùa cao điểm, lượng khách du lịch tăng mạnh, các dịch vụ lưu trú đều tăng, nhất

là các khách sạn cao cấp với quy mơ 1000-2000 phịng đã góp phần làm giảm sự quá tải du
khách, không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngủ nghỉ của du khách mà còn đem lại sự trải
nghiệm tốt hơn. Lượng cầu tăng cao giúp cho công suất phòng của các cơ sở cung cấp dịch
vụ lưu trú được sử dụng tối đa, đạt hiệu quả cao. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số lượt khách du lịch và
doanh thu du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp
phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
Bên cạnh đó, số ngày lưu trú bình quân của du khách ngày một tăng và chi tiêu nhiều hơn
21
21


vào dịch vụ lưu trú cùng các dịch vụ bổ sung khác đem lại nguồn thu lớn cho các cơ sở kinh
doanh dịch vụ lưu trú. đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của cả nước.
Sự quan tâm, vào cuộc của chính phủ trong việc quản lý, phát triển dịch vụ lưu trú tại
Việt Nam
Hiểu rõ được vai trị, lợi ích của việc gia tăng số lượng các khách sạn cao cấp, chính
quyền địa phương đã có những chính sách hợp lý, quan tâm, chú trọng phát triển dịch vụ lưu
trú. Với quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực
thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh
tế hiện đại. Chính phủ đã phê duyệt các chính sách phát triển du lịch bền vững và bao trùm
trên nền tảng tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển du lịch văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng
thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội
địa. Ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư;
thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư. Tạo điều kiện thuận lợi về xuất nhập cảnh, đi lại cho
khách quốc tế, mở thêm các đường bay mới trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường
nguồn. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch. Thường xuyên điều tra,
nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách; phát triển đa dạng thị trường
khách quốc tế và phát triển mạnh thị trường khách nội địa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, phát huy sức mạnh truyền thông và tăng cường quảng bá

trên mạng xã hội. Phát huy vai trò cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng người Việt ở
nước ngoài. Mở văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở một số thị trường trọng điểm.
2.3.2. Tồn tại
Lượng cầu dịch vụ lưu trú ảnh hưởng theo mùa cao điểm, thấp điểm
Vào mùa du lịch, lượng khách tăng cao, dẫn đến việc các dịch vụ đôi khi không đảm bảo
chất lượng cùng với việc lộn xộn, giá cả cao khiến khách du lịch chưa thực sự thỏa mãn vào
mỗi mùa du lịch. Ngược lại, vào mùa thấp điểm, số lượng phòng bỏ trống nhiều làm cho
doanh thu giảm xuống, số lao động trong các khách sạn không được sử dụng triệt để trong
mùa vắng khách.
Mùa thấp điểm làm khách du lịch bị hạn chế khả năng tìm kiếm chỗ ở thích hợp và
thời gian tự chọn theo ý mình; làm cho nhu cầu của khách tập trung, từ đó làm giảm tiện
nghi và chất lượng phục vụ. Khách du lịch không được hưởng các dịch vụ chăm sóc khách
hàng một cách chu đáo như ở mùa chính vụ. Yếu tố chính vụ, trái vụ trong ngành du lịch sẽ
22
22


ảnh hưởng mạnh đến lượng khách đến và đi lưu trú trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu
trú.
Dịch vụ lưu trú tại các cơ sở kinh có mức cạnh tranh cao
Sự phát triển khá nóng khiến cho cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh
thị trường chưa được mở rộng. Bên cạnh đó sự gia tăng quá nhiều dịch vụ lưu trú dẫn tới
tình trạng phá giá, bất bình ổn giá, chặt chém du khách, khó lịng kiểm sốt được giá cả, từ
đó sẽ làm cho du khách thấy khó tìm kiếm được loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp đồng thời
gây cảm giác khó chịu cho du khách khi chi trả.
Việc thay đổi thường xuyên, hoặc đưa ra mức giá quá cao hoặc quá thấp so với chất lượng
dịch vụ, hoặc cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá quá thấp như đang xảy ra ở một số nơi
đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của du khách, làm tổn hại đến uy tín và lợi ích chung của
tồn hệ thống.
Cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Ngoài việc chịu tác động trực tiếp của giá dịch vụ lưu trú, một số yếu tố về giá khác
như: giá của dịch vụ vận chuyển, giá của các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, giá cả tại các
trung tâm giải trí, ... cũng ảnh hưởng nhiều tới cầu của dịch vụ lưu trú ở nước ta. Ở các khu
vực tập trung nhiều cơ sở dịch vụ lưu trú, có rất nhiều trung tâm mua sắm, giải trí lớn, cửa
hàng thời trang, nhà hàng ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, thu hút
và giữ chân du khách. Tuy vậy, nếu các dịch vụ có liên quan khơng thể hấp dẫn khách du
lịch sử dụng, điều này sẽ tác động tới quyết định lưu trú tại các cơ sở dịch vụ lưu trú, cụ thể
là làm giảm cầu dịch vụ lưu trú ở nước ta.
Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành tuy đông nhưng về mặt trình độ chun mơn
là chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách, nhất là du khách quốc tế. Các đơn vị
trong nước dù “sân nhà” nhưng có trường hợp vẫn khơng cạnh tranh được các cơng ty du
lịch đa quốc gia hoặc cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, về cả trình độ chun mơn, năng lực
cạnh tranh nhất là các đường Tour quốc tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhìn nhận,
đánh giá trong quyết định có sử dụng dịch vụ lưu trú tại nước ta hay không của du khách
quốc tế.

23
23


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KÍCH CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở NƯỚC TA
3.1. Bối cảnh hiện nay
Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp và kéo dài đã gây ảnh hưởng
trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó du lịch là một trong những
ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong năm 2020 và 2021, du lịch phải quốc tế đóng
cửa, du lịch nội địa cũng khó triển khai, khiến tồn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động
du lịch ngưng trệ, “đóng băng” nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, khu nghỉ dưỡng… Theo
Tổng Cục Du lịch Việt Nam, về lượng khách, doanh thu du lịch, cả năm 2020, lượng khách
quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt,

giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt 312.200 tỷ
đồng, giảm 57,8% so với năm 2019. Năm 2021, phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách du lịch
nội địa, đón khoảng 3.800 lượt khách du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt
khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.
Đại dịch COVID-19 đã mở ra những xu hướng du lịch mới, đòi hỏi ngành Du lịch phải nhận
diện lại tiềm năng và cơ hội của mình. Quan điểm tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu,
phục hồi du lịch, lữ hành nội địa toàn quốc, coi đây là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển
du lịch bền vững là một hướng đi đúng. Từ cuối năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ban hành Chương trình về phát động du lịch nội địa thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm
sốt hiệu quả dịch COVID-19 và triển khai đồng loạt trên cả nước với chủ đề “Du lịch an
toàn – Trải nghiệm trọn vẹn”. Chương trình hướng đến 2 mục tiêu cơ bản là: 1) Phục hồi du
lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa góp phần từng bước phục hồi
ngành Du lịch thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng nhu
cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân; 2) Giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản
phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an tồn trong phịng, chống dịch, khơi
phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn.
Nhờ những biện pháp cụ thể như tập trung vào hoạt động trọng tâm gồm hướng dẫn đón và
phục vụ khách du lịch an tồn và tổ chức truyền thơng, quảng bá, xúc tiến mở lại du lịch nội
địa; Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động kết nối đến các điểm đến, hiệp hội du lịch,
doanh nghiệp và hàng không, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu
đãi nhằm kích cầu du lịch. Các địa phương cũng tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp như miễn, giảm phí/lệ phí tham quan tại các điểm đến do địa phương quản lý. Sau
một loạt biện pháp, lượng khách nội địa tháng 12/2021 ước đạt hơn 5 triệu lượt, gấp đôi
tháng 11 (2,5 triệu lượt) và gấp hơn 6 lần con số của tháng 10 (750.000 lượt). Khách du lịch
24
24


nội địa tăng nhanh chóng tại nhiều điểm du lịch khắp cả nước, đặc biệt là dịp cuối tuần, Tết
Nguyên Đán như Khánh Hòa, Đà Lạt, Phú Quốc, Lào Cai… 9 ngày Tết Nguyên đán đã đón

được 6,1 triệu khách du lịch nội địa.
Từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế với Chương trình thí điểm được tiến hành từ
cuối năm 2021, theo Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
với các giai đoạn cụ thể. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ khi thực hiện chương trình
thí điểm đón khách du lịch quốc tế (từ tháng 11/2021 - 8/2), Việt Nam đón hơn 8.900 khách
du lịch quốc tế.
Theo dữ liệu phân tích từ cơng cụ Google Destination Insights cho thấy lượt tìm kiếm quốc
tế về du lịch Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm 2022. Lượng tìm kiếm đã tăng dần từ tháng
12-2021 và tăng mạnh từ cuối tháng 12-2021, đầu tháng 1-2022. Lượt tìm kiếm vào thời
điểm ngày 1-1-2022 tăng 222% so với tháng trước và tăng 248% so với cùng kỳ năm 2021.
Đây là những tín hiệu khả quan về một sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Giải pháp vi mô
Tạo nên sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp và sáng
tạo thêm nhiều dịch vụ khác để giữ chân khách hàng.
Ngành du lịch luôn là một ngành có sức cạnh tranh khốc liệt, địi hỏi các doanh nghiệp, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải xác định hình được “cái tơi” của họ, trả lời được
cho câu hỏi “Tôi là ai? Tại sao khách du lịch nên chọn chúng tơi trong hành trình của mình?”
; Xác định được đối tượng khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp; Tập trung, tạo ra được
sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đối với Sản
phẩm/ dịch vụ lưu trú:
– Nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn;
– Đa dạng hố các loại phịng cho th; Lên những ý tưởng thiết kế, trang trí phịng
theo mùa, dịp lễ hội…;
– Nắm bắt thông tin, yêu cầu của những khách hàng VIP về phịng ở để có những sự
chuẩn bị chu đáo, gây ấn tượng tốt, cũng như tránh những rủi ro khơng đáng có. Đối
với dịch vụ ăn uống:
– Doanh nghiệp cần nắm bắt được thói quen ăn uống của tệp khách hàng mà doanh
nghiệp hướng tới để xây dựng thực đơn đối với mỗi loại hình ăn uống khác nhau sao
cho phù hợp;

– Phát triển thêm nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản địa phương;
25
25


×