Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tìm hiểu hoạt động của hãng hàng không vietjet air. Trong vai trò người giao nhận, hãy trình bày quy trình xuất khẩu qua đường hàng không và giải thích những công việc đã làm với các bên liên quan ( khách hàng, hãng vận chuyển, đại lý )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----🙠🕮🙢----

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN
HÀNG HĨA QUỐC TẾ
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động của hãng hàng khơng vietjet air. Trong vai
trị người giao nhận và dựa trên 1 bộ chứng từ thực tế, hãy trình bày
quy trình xuất khẩu qua đường hàng khơng và giải thích những cơng
việc đã làm với các bên liên quan (khách hàng, hãng vận chuyển, đại
lý…).

Giảng viên: Vũ Anh Tuấn
Lớp HP: 2214ITOM1511
Nhóm: 9


Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

I. Hoạt động của hãng hàng không Vietjet Air

2


1. Sự ra đời và cơ cấu doanh nghiệp của Vietjet Air

2

1.1. Sự ra đời

2

1.2. Cơ cấu doanh nghiệp

2

1.3. Mục tiêu phát triển của Vietjet Air

3

2, Một số thông tin của Vietjet Air

3

2.1. Cơ sở vật chất

3

2.2. Đại lý hàng khơng và cước phí vận tải của Vietjet Air hiện nay

4

2.3. Các tuyến vận tải của hãng hàng không Vietjet Air hiện nay


6

2.4. Đối tác quốc tế của Vietjet Air

7

3. Hoạt động kinh doanh của Vietjet Air

8

3.1. Dịch vụ vận chuyển hành khách

8

3.2. Các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác

9

3.2.1. Dịch vụ mặt đất bao gồm dịch vụ hành khách, du lịch, ăn uống và đồ
lưu niệm
9
3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng không
thường xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy bay, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy
bay, dịch vụ bán hàng và marketing
10
3.2.3. Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân
viên chuyên ngành khác
10
4. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Vietjet Air


10

4.1. Thực trạng

10

4.2. Bảng giá vận chuyển hàng hoá của Vietjet air

11

4.2.1. Chuyển phát hỏa tốc SWIFT

11

4.2.2. Chuyển phát siêu hoả tốc SuperSWIFT

12

4.2.3. Chuyển phát tiêu chuẩn STANDARD SWIFT

12

4.2.4. Các dịch vụ đi kèm

13

4.3. Quy định về hàng hố

13


5. Thành cơng và hạn chế trong hoạt động của Vietjet Air

14


5.1. Thành cơng

14

5.2. Hạn chế

18

II. Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng khơng và cơng việc với các bên liên
quan với tư cách là vai trò người giao nhận
19
1. Quy trình xuất khẩu hàng hố bằng đường hàng khơng

19

1.1. Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải

19

1.2. Giao hàng hóa tại địa điểm quy định

19

1.3. Lập và bàn giao chứng từ vận tải


20

1.4. Quyết toán chi phí

20

2. Cơng việc với các bên liên quan trong quy trình xuất khẩu với vai trị người
giao nhận
21
2.1. Các loại chứng từ trong bộ chứng từ

21

2.2. Các bên liên quan

21

2.3. Công việc của người giao nhận dựa trên bộ chứng từ

23

2.3.1. Nắm bắt thơng tin hàng hóa và phương tiện vận tải

23

2.3.2. Nhận Shipping instruction (SI)

28

2.3.3. Vận chuyển và giao hàng hóa cùng bộ chứng từ gốc tại kho ALSC – sân

bay nội bài vào ngày 28/12/2018
28
2.3.4, Lập và giao chứng từ vận tải

34

2.3.5, Theo dõi lô hàng

38

2.3.6, Quyết tốn chi phí

38

III.  Lưu ý cho người giao nhận khi thực hiện các công việc với các bên liên quan 39
1. Xác định hàng hóa đúng quy định

39

2. Hàng hóa bắt buộc phải có giấy tờ hợp lệ

39

3. Chú ý đến trọng lượng hàng hóa

39

4. Hàng hóa phải được đóng gói theo đúng quy định

39


5. Các lưu ý khác

40

KẾT LUẬN

41

Tài liệu tham khảo:

42


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, hoạt động thương mại ngày càng trở
nên phát triển và sôi động. Và để phát triển cũng như đáp ứng hoạt động vận tải quốc
tế thì hoạt động giao nhận và vận tải quốc tế đóng góp một phần quan trọng đưa hàng
hóa đi mọi nơi một cách thuận lợi nhất. Lâu nay hoạt đồng vận chuyển hàng hóa đi
quốc tế vốn đã xuất hiện và được một số cá nhân, doanh nghiệp là chủ hàng thường
xuyên thực hiện. Tuy vậy, xuất phát từ hạn chế về phương thức, vấn đề chi phí, nó ít
nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý những người đang có nhu cầu này. Giao nhận vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng khơng là một trong những loại hình rất
được ưa chuộng hiện nay vì tính ưu việt của nó.
Để tìm hiểu rõ hơn về giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng
không, trong phạm vi bài thảo luận này nhóm 9 sẽ trình bày về: “Hoạt động của hãng
hàng khơng quốc tế Vietjet Air và trình bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích
những cơng việc đã làm với các bên liên quan (khách hàng, hãng vận chuyển, đại
lý…) theo loại hình Air xuất”.


1


I. Hoạt động của hãng hàng không Vietjet Air
1. Sự ra đời và cơ cấu doanh nghiệp của Vietjet Air
1.1. Sự ra đời
   Vietjet Air được thành lập từ 3 cổ đơng chinh là tập đồn T&C, Sovico Holdings
và HDBank với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại
thời điểm góp vốn)
- Những cột mốc đáng nhớ:
   Tháng 11/ 2007: Hãng hàng không được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là
600 tỷ đồng (tương đương 37,5 triệu USD)
   Tháng 12/2007: Hãng hàng không chính thức được cấp giấy phép hoạt động 
   Ngày 05/12/2011: Mở bán vé máy bay đợt đầu tiên
   Ngày 25/12/2011: Thực hiện chuyến bay đầu tiên từ TP.HCM đi Hà Nội 
   Ngày 10/02/2013: Vietjet Air chính thức mở đường bay đi Băng Cốc. 
   Ngày 26/06/2013: VietJet Air thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan 
  Ngày 23/10/2014: Vinh dự nhận giải Top 10 hãng hàng khơng giá rẻ tốt nhất
Châu Á. 
   Ngày 31/01/2015: Chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng 
   Ngày 23/05/2016: Hoàn tất đặt mua 100 máy bay Boeing 737 MAX200 
   Ngày 08/11/2017: Nhận chứng chỉ nhà khai thác mới tại Thái Lan và công bố
đường bay Đà Lạt – Băng Cốc. 
   Ngày 16/03/2018: Vietjet công bố kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt Nam
và Australia
1.2.

Cơ cấu doanh nghiệp

2



   Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Vietjet Air, bao gồm tất
cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thơng qua cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng
văn bản. Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ
đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietjet Air, thực trạng tài chính của Vietjet Air
và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Vietjet Air, có toàn quyền nhân danh
Vietjet Air để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietjet Air không
thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của Vietjet Air và là người điều hành hoạt động hàng ngày của Vietjet Air. Vietjet
Air có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh
tại Sân Bay Quốc Tế Nội Bài Hà Nội.
1.3.

Mục tiêu phát triển của Vietjet Air

   Trở thành tập đồn hàng khơng đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và
thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng
trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin
dùng.
2, Một số thông tin của Vietjet Air
2.1. Cơ sở vật chất
3


Từ những ngày đầu tiên với cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn ít ỏi ngành hàng
khơng Việt Nam mà cụ thể là Vietjet Air đang có những bước tiến vượt bậc.

- Vietjet Air sở hữu 100 máy bay các loại: 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền
mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến năm 2022 với tổng giá
trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD. VietJet là hãng
hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực sở hữu dịng máy
bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus.
- Vietjet cũng sở hữu đội ngũ nhân viên hiện đại với một phi hành đoàn theo tiêu
chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp. Các phi công, tiếp viên nhiều kinh nghiệm, thân
thiện, cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng, phục vụ hành khách.
- Vietjet tự hào sở hữu đội tàu bay mới, hiện đại nhất và thân thiện với mơi
trường. Tính đến cuối năm 2016, Vietjet sở hữu đội tàu bay với hơn 45 chiếc.
Đội tàu bay của Vietjet khá tân tiến, bao gồm: Airbus A320, Airbus A320neo,
Airbus A321, Airbus A321neo, Boeing 737 MAX 200. Được báo chí quốc tế
gọi là “Đội bay sinh động bậc nhất thế giới”, các tàu bay của Vietjet nổi bật cả
khi bay trên bầu trời và hạ cánh tại sân đỗ với những hình ảnh sinh động bắt
mắt trên thân tàu
- Hiện Vietjet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, mỗi ngày thực hiện hơn
400 chuyến bay, vận chuyển hơn 65 triệu lượt khách hàng, hơn 120 đường bay
nội địa và quốc tế, hơn 100 tàu bay hiện đại và bảo vệ môi trường.
- Tuổi thọ trung bình của đội bay tính đến tháng 3/2022 là 5,5 năm. Từ tháng 3
năm 2022, đội bay của Vietjet bao gồm các máy bay sau: Airbus A320-200;
Airbus A321-200; Airbus A321neo; Airbus A321XLR; Airbus A330-300;
Boeing 737 MAX 8; Boeing 737 MAX 8-200; Boeing 737 MAX 10.
- Vietjet khai thác tổng cộng 197 đường bay nội địa tại Việt Nam, Thái Lan và
đường bay quốc tế tới Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Campuchia,
Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ….
2.2. Đại lý hàng khơng và cước phí vận tải của Vietjet Air hiện nay 
- Đại lý hàng không:  Đại lý bán vé của Vietjet Air được phủ rộng khắp trong
nước, từ Nam ra Bắc và các nước trên thế giới. Điển hình như: 
● Thái Lan: Phịng vé Vietjet - Thái Lan; Địa chỉ: 561, Lầu 1 Soi 20 Mituna
11 Suthisarnvinitchai Houy Kwang, Houy Kwang Bangkok 103100

● Hàn Quốc: Daejoo Air (GSA); Văn phòng Seoul: 10th Floor, Hansan
Building, 115, Seosomun-ro, Seoul, Korea. Văn phòng Busan: 206 Eunsan
Bldg, 65 Haegwan-ro, Jung-gu, Busan, Korea

4


● Đài Loan: Far East International Travel Service Co., LTD. (GSA) Vietjet Air
Kaohsiung CSC office; Địa chỉ: No184, Qixian 2nd Rd, Qianjin Dist,
Kaohsiung City, Taiwan
● Nhật Bản: World Compass Co., LTD; Địa chỉ: 5F Nishi Shinjuku Bldg.
8-14-24 Nishi Shinjuku Shinjuku-ku Tokyo
● Myanmar: Aviareps Myanmar (GSA); Địa chỉ: No.585, 2nd floor, 5 Quarter,
Thumingalar Road, South Okkalapa Township, Yangon
● Campuchia: Indochina Aviation Centre Co., Ltd (GSA); Địa chỉ: CO2,
Street 5, Svay Dong Koum, Siem Reap, Kingdom Of Cambodia. Văn phòng
Phnom Penh; Địa chỉ: 193 Eo, Monivong Blvd, Sk. Monorom, Kh. 7
Makara, Phnom Penh.
● Indonesia: AVS INDONESIA (GSA); Văn phòng Jakarta; Địa chỉ: Allianz
Tower 27th Floor Unit C, Jl.HR Rasuna Said Superblock 2 Jakarta 12980.
Văn phòng Bali; Địa chỉ: Pelni Building 2nd floor, room #7 Jl. Raya Kuta
No. 299 Denpasar – Bali
● Ấn Độ: Bird Travels Pvt Ltd; Địa chỉ: M5A -2nd Floor |Middle Circle
|Connaught Place| Delhi 110055|India
● Singapore: Chariot Travels PTE LTD - CSC office; Địa chỉ: 101 Kitchener
Road, #03-38 Jalan Besar Plaza, Singapore 208511
● Hongkong: Hongkong comfort air limited (GSA); Địa chỉ: Office C on 9th
Floor Tower A, Capital Tower, No.38 Wai Yip Street, Kowloon Bay,
Kowloon, Hong Kong
Cước phí vận tải: Về cơ bản, giá cước gửi hàng bằng máy bay cũng tương tự như

cước vận chuyển bằng các phương thức khác như đường biển, đường sắt, hay
đường bộ; có nhiều loại cước, áp dụng cho loại hàng bách hóa, cho loại hàng đặc
biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định... Những loại cước phổ biến như sau:
Cước tối thiểu (Minimum Rate - MR): là mức thấp nhất mà người vận chuyển
hàng khơng chấp nhận khi vận chuyển 1 lơ hàng. Đó là chi phí cố định của hãng vận
chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì khơng hiệu quả, và họ chẳng muốn nhận làm gì.
Thơng thường, thì đa số các lơ hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.
Cước hàng bách hóa (General Cargo rate - GCR): Cước hàng bách hố được coi
là mức cước cơ bản, tính cho lơ hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay
giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những
mặt hàng khơng có cước riêng.
Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân
loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc… có mức
5


cước = 200% so với cước bách hóa), các lồi động vật sống (= 150% so với cước
bách hóa), sách, báo, hành lý… (= 50% so với cước bách hóa).
Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên
cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng
bằng máy bay.
Cước container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng
được đóng trong container hàng khơng (khác với loại container đường biển).
Ngồi trả cước phí hàng khơng, chủ hàng cịn phải trả một số khoản phí khác như:
DO, handling, lệ phí sân bay… 
2.3.

Các tuyến vận tải của hãng hàng không Vietjet Air hiện nay

Vietjet Air khai thác các đường bay nội địa Việt Nam và các đường bay quốc tế

đến Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Châu Mỹ. Vietjet Air tự hào sở hữu mạng đường
bay nội địa và Đông dương dày đặc và thuận tiện nhất cho khách hàng. VietJet đã có
kế hoạch phát triển mạng đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 
 Vietjet Air hiện đang khai thác 14 điểm bay nội địa trên khắp mọi miền đất nước
Việt Nam. Và 22 đường bay với 16 điểm đến chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Đài
Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Cambodia.

Về các đường bay quốc tế của hãng khá rộng gồm 57 đường bay:  Bangkok,
Busan, Cao Hùng, Changchun, Changle, Changsha, Chiang Mai, Chiang Rai, Côn
6


Minh, Daegu, Đài Bắc, Đài Nam, Đài Trung, Diêu Tường Tế Nam, Hàng Châu,
Harbun Taiping International Airport, Hải Khẩu, Hedong, Hong Kong, Hehhot Baita,
Hợp Phi, Jinjiang, Krabi, Kiala Lumpur, Lan Châu, Macau, Nam Kinh, Nam Xương,
New Delhi, Ngạc Nhĩ Đa Tư, Nghĩa Ơ, Ngơ Vu Nam Ninh, Ninh Ba, Osaka, Phnôm 
Pênh, Phuket, Quinhdao, Qúy Dương, Seoul, Shijiazhuang, Siem Reap, Singapore,
Taiyuan Wusu, Tây An, Thành Đô, Thẩm Dương, Thiên Tân, Thường Châu, Thượng
Hải, Tokyo Narita, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Trương Gia Giới, Vơ Tích, Vũ Hán,
Xingdong, Yangon. Các đường bay quốc tế của Vietjet sẽ phụ thuộc vào điểm xuất
phát tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Ví dụ sẽ có chặng bay từ Hà Nội bay thẳng
nhưng tại TPHCM phải bay nối chuyến và ngược lại. Có thể thấy các đường bay quốc
tế của hãng hàng không giá rẻ này chủ yếu tập trung vào các nước khu vực Đông Bắc
Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hongkong. Trong danh sách các
đường bay quốc tế chưa có sự xuất hiện của Úc đây là thiếu xót khơng nhỏ. Hãng
đang tích cực xúc tiến các đường bay đến Úc vào đầu năm 2019. Nếu so sánh mạng
lưới bay của Vietjet với 2 hãng bay Vietnam Airlines và Jetstar có thể dễ dàng nhận ra
hệ thống đường bay nội địa của hãng vượt trội hơn. Tuy nhiên khi xét về đường bay
quốc tế lại có phần kém khá nhiều.


Ảnh: Mạng đường bay nội địa 
2.4.

Đối tác quốc tế của Vietjet Air
7


   Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách Vietjet Air đã, đang và tiếp tục mở
rộng quan hệ hợp tác với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới.
Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietjet Air nỗ lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của hành khách đi tới các điểm đến trên tồn cầu.
   Là hãng hàng khơng lớn nhất Việt Nam về tổng lượng hành khách vận chuyển trong
nước, Vietjet hiện đang khai thác đội tàu bay gồm 90 chiếc. Với mạng bay toàn diện
tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương, hãng có thể sẽ mở rộng hơn nữa trên khắp
các châu lục nhờ vào đội bay mới và hiện đại trong tương lai gần.
   Vietjet và Safran thiết lập quan hệ đối tác chiến lược lâu dài sau hợp tác trị giá 10 tỷ
USD. Vietjet và Changi Airports International (CAI) hợp tác phát triển cung ứng dịch
vụ hàng không tại Việt Nam. Vietjet và UPS hợp tác vận tải hàng hóa giữa châu Á và
Hoa Kỳ
3. Hoạt động kinh doanh của Vietjet Air
3.1. Dịch vụ vận chuyển hành khách
Báo cáo tài chính q IV/2019, theo đó doanh thu vận chuyển hành khách đạt
10.500 tỷ đồng tăng trưởng 25%, lũy kế năm 2019 doanh thu vận tải hàng không đạt
41.097 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không đạt 3.936 tỷ đồng, tăng
trưởng tương ứng doanh thu 21,4% và lợi nhuận trước thuế 29,3 % so với năm trước.
Để bù đắp tàu bay giao chậm của Airbus, Vietjet đã thuê thêm 9 tàu bay, nâng số
lượng tàu đưa vào vận hành khai thác đến cuối năm 2019 là 78 tàu bay với tổng số giờ
khai thác là 321.000 giờ an toàn để đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách với 139.000
chuyến bay. Hệ số sử dụng ghế đạt 87%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, thuộc nhóm
các hãng hàng khơng có chỉ số an tồn khai thác dẫn đầu khu vực Châu Á Thái Bình

Dương. Tổ chức quốc tế AirlineRatings đánh giá chỉ số an toàn của Vietjet đạt 7 Sao mức cao nhất trên bảng xếp hạng.
Báo cáo tài chính kiểm tốn 2020 ghi nhận tổng tài sản của Vietjet đạt 45.197 tỷ
đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ
vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy
trì ở mức 1,28 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.
Năm 2020, Vietjet đã mở 8 đường bay nội địa mới, chuyên chở trên 15 triệu khách
hàng trên toàn mạng bay và thực hiện gần 79.000 chuyến bay với hơn 120.000 giờ
bay an toàn, hệ số sử dụng ghế đạt trên 80%, tỉ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỉ lệ cao
trên thế giới. Vietjet là hãng hàng khơng có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, được
AirlineRatings xếp hạng 7/7 sao về an tồn, được bình chọn là hãng hàng khơng chi
phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2020.
8


Tính đến hết tháng 9-2021, Vietjet có tổng tài sản hơn 50.949 tỉ đồng; chỉ số nợ
vay/vốn chủ sở hữu 0,8 lần và chỉ số thanh khoản 1,06 lần, nằm ở mức an tồn và chỉ
số thuộc nhóm tốt trong ngành hàng không thế giới. 9 tháng đầu năm nay, Vietjet đã
thực hiện gần 37.000 chuyến bay, vận chuyển gần 6,4 triệu lượt hành khách; đảm bảo
bay an toàn chất lượng cùng tỉ lệ đúng giờ đạt 99,7%. Tất cả các chuyến bay đều tuân
thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch.
3.2. Các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác
3.2.1. Dịch vụ mặt đất bao gồm dịch vụ hành khách, du lịch, ăn uống và đồ
lưu niệm
Đặc trưng của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air là không cung cấp suất ăn miễn
phí cho hành khách. Đó là lý do vì sao Vietjet Air lại có cước phí rẻ hơn rất nhiều so
với các hãng khác. Tuy nhiên, hãng vẫn cung cấp dịch vụ suất ăn trên chuyến bay với
một khoản phụ phí nhất định. Menu đồ ăn, thức uống trên chuyến bay của Vietjet Air
khá đa dạng và được nấu công phu, đảm bảo mang đến cho hành khách bữa ăn chất
lượng nhất. 
Các món ăn nóng có giá tham khảo từ 50.000 đồng phục vụ cho bữa sáng, bữa

trưa, bữa tối như miến xào cua, cơm chiên thập cẩm, bánh chưng chà bơng, mì xào xá
xíu, mì Ý... Đối với các combo 1 suất ăn nóng kèm nước uống có giá tham khảo từ
65.000 đồng. Bên cạnh đó, Vietjet cũng phục vụ những suất ăn liền như mì gói, phở
gói, hủ tiếu... với giá tham khảo từ 30.000 đồng/suất. Những món tráng miệng và
bánh ngọt cũng được phục vụ trên chuyến bay với mức giá dao động từ 5.000 đồng
đến 30.000 đồng như bánh snack, bánh toppo, khoai tây chiên, hạt điều...
Hành khách khi đồng hành trên những chuyến bay của Vietjet Air không chỉ được
phục vụ bằng những tiện ích thơng thường mà cịn có thể mua q lưu niệm với mức
giá cực kỳ rẻ. Những món quà lưu niệm trên chuyến bay của Vietjet Air chủ yếu có
các sản phẩm như: mũ, nón, ba lơ, mơ hình máy bay cho trẻ nhỏ, túi xách, túi đựng
điện thoại... Các sản phẩm này được bán với mức giá thấp nhất từ 25.000 đồng. Với
chi phí khá rẻ mà khơng cần phải mất thời gian di chuyển, bạn đã có thể sở hữu ngay
cho mình món q lưu niệm xinh xắn của hãng Vietjet Air. Đây sẽ là trải nghiệm thú
vị và đáng nhớ khi đồng hành trên chuyến bay của Vietjet Air. 
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hành khách: Trên chuyến bay của Vietjet Air có
dịch vụ y tế vơ cùng nhanh chóng và chất lượng để chăm sóc cho những hành khách
có vấn đề về sức khỏe, hoặc bị ảnh hưởng do môi trường thay đổi đột ngột. Tuy nhiên,
tiếp viên của hãng sẽ không cung cấp thuốc tiêm hoặc các dịch vụ y tế khác. Tiếp viên
hãng không hỗ trợ cho những trường hợp vượt quá chuyên mơn. Vì thế, hành khách
9


nếu có yêu cầu những dịch vụ đặc biệt như thế phải liên hệ trước với hãng để được
sắp xếp riêng. 
3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng không thường
xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy bay, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy
bay, dịch vụ bán hàng và marketing
Vietjet Air cho xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác như xây dựng và khai
thác các cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay, xây dựng và khai thác các trung
tâm điều hành bay, xây dựng và khai thác cơ sở vật chất cho nhà ga sân bay.

Ngồi ra, Vietjet cịn kinh doanh trong lĩnh vực bảo dưỡng máy bay định kỳ và
bảo dưỡng hàng không thường xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy bay, dịch vụ
tiếp nhiên liệu máy bay. 
3.2.3. Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên
chuyên ngành khác
Vietjet Air luôn chú trọng vào việc giáo dục, huấn luyện thực hành cho người lái,
nhân viên kỹ thuật và các nhân viên chuyên ngành khác để sẵn sàng có đội ngũ chất
lượng nhất. Do tính chất cơng việc, đội ngũ phi cơng của Vietjet ln phải đảm bảo
duy trì huấn luyện định kỳ trên buồng lái giả định (SIM) 6 tháng/lần. Ngoài ra, Học
viện vẫn đảm bảo nhân sự trực xuyên suốt để thực hiện thi sát hạch, cấp và gia hạn
chứng chỉ cho nhân viên của hãng, bao gồm phi công, tiếp viên, kỹ sư và thợ máy.
4. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng của Vietjet Air 
4.1. Thực trạng
Theo tạp chí về vận tải hàng khơng Payload Asia đã vinh danh Vietjet air là “Hãng
hàng không vận chuyển hàng hóa trong khoang hành lý tốt nhất của năm 2020”.
Trong năm 2020, Vietjet đã chuyển đổi cấu trúc một số tàu bay, áp dụng phương
thức khai thác mới để tăng cường năng lực vận tải hàng hoá cho đội bay. Hãng đã vận
chuyển được hơn 60.000 tấn hàng hố giữa các nước, doanh thu vận tải hàng hóa tăng
75% so với năm trước. Thông qua các thỏa thuận liên danh, hàng hóa của Vietjet đã đi
tới châu Mỹ, châu Âu - những điểm đến mà trước đó hãng chỉ mới lên kế hoạch.
Vietjet thuộc số ít các hãng hàng khơng trên thế giới có kết quả kinh doanh hợp nhất
dương trong năm 2020.
Cùng với đó, Vietjet Air đã khai thác 78.462 chuyến bay, vận chuyển hơn 15 triệu
lượt khách. Theo xu hướng từ năm trước, doanh thu phụ trợ của Vietjet Air tăng
nhanh tỷ trọng, chiếm gần 50% tổng doanh thu.
10


Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet dẫn đầu cuộc cách mạng trong ngành hàng
không Việt Nam, khu vực và thế giới. Với khả năng quản lý chi phí, khai thác, vận

hành vượt trội, Vietjet mang tới cơ hội bay với chi phí tiết kiệm, linh hoạt, cung cấp
đa dạng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam đều đang thực
hiện các chuyến bay chuyên chở hàng hóa, bao gồm cả việc chở hàng trên khoang
hành khách nhằm tăng thêm năng lực vận chuyển hàng hóa, có thêm nguồn thu để bù
đắp thiệt hại do dịch COVID-19. Tính đến tháng 7/2021, Vietjet air đã đã hoán đổi 4
chiếc máy bay (Airbus 321) sang chở hàng theo hình thức tháo ghế hành khách để chở
hàng trên khoang.
Cũng trong năm 2021, Vietjet đã thực hiện nhiều chuyến bay đưa hàng chục nghìn
cán bộ y tế, qn đội, cơng an, vận chuyển hàng triệu liều vaccine, trang thiết bị y tế
tăng cường cho các địa phương chống dịch. Hoạt động thành công của Trung tâm
Khai thác Dịch vụ Mặt đất - VJGS, đã phục vụ 25.217 chuyến bay với gần 4,5 triệu
lượt khách, vận chuyển 64.031 tấn hàng hóa các loại, doanh thu các dịch vụ ancillary
đạt 112,43% kế hoạch…
4.2. Bảng giá vận chuyển hàng hoá của Vietjet air 
4.2.1. Chuyển phát hỏa tốc SWIFT
Dành cho đơn gửi khẩn cấp tuyến liên 3 thành phố HCM – ĐN – HN, thời gian vận
chuyển trong vòng từ 6h đến dưới 24h.

11


4.2.2. Chuyển phát siêu hoả tốc SuperSWIFT
Dành cho đơn gửi rất khẩn cấp tuyến liên 3 thành phố HCM – ĐN – HN, thời gian
vận chuyển trong vòng từ 4h đến dưới 8h.

4.2.3. Chuyển phát tiêu chuẩn STANDARD SWIFT
Dành cho đơn gửi tiêu chuẩn tuyến liên 3 thành phố HCM – ĐN – HN, thời gian vận
chuyển trong vòng từ 48h đến dưới 72h.


12


4.2.4. Các dịch vụ đi kèm
Dịch vụ đóng gói:

Dịch vụ cộng thêm (phụ phí):

4.3. Quy định về hàng hố
● Đơn Vị Tính: Việt Nam Đồng(vnđ)
● Quy Cách Đóng Gói Chung:
Kích thước tối đa: 50cmx30cmx30cm
Trọng lượng tối đa: P2D/D2P/D2D ≤ 30kg/kiện; P2P ≤ 40kg/kiện
● Quy cách tính trọng lượng: trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi
13


● So sánh giữa trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi, số nào lớn hơn sẽ
được sử dụng để tính cước phí vận chuyển Trọng lượng quy đổi (hay cịn gọi là
trọng lượng theo thể tích) tính theo công thức sau:
● Trọng lượng quy đổi (kg) = (Dài x Rộng x Cao) (cm) / 6000
● Trường hợp khơng đóng gói theo quy định, Khách hàng tự chịu trách nhiệm
nếu xảy ra hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
● Trong một số điều kiện bất khả kháng (mưa, bão, lũ lụt...) thời gian giao hàng
có thể trễ hơn so với dự kiến.
5. Thành công và hạn chế trong hoạt động của Vietjet Air
5.1. Thành công
- Tăng trưởng ổn định, kết quả kinh doanh nổi bật trong các năm:

14



15


Kết quả kinh doanh tăng trưởng còn nhờ vào chiến lược tăng trưởng doanh thu
phụ trợ (ancillary), chủ yếu bao gồm các khoản thu dịch vụ cộng thêm, doanh thu vận
chuyển hàng hóa (cargo), doanh thu bán hàng trên tàu bay (thức ăn, nước uống, đồ lưu
niệm) và doanh thu quảng cáo. Năm 2019, doanh thu phụ trợ đạt 11.356 tỷ, tăng
35,2% so với năm trước. Theo đó, cơ cấu doanh thu phụ trợ cũng chuyển dịch từ
25,4% năm 2018 lên 30% trong tổng doanh thu vận chuyển hàng không.
- Thị trường Việt Nam nổi lên và phát triển nhanh:
Thời điểm của VietJet là hoàn hảo: Ra mắt đúng lúc Việt Nam đang trên đỉnh của
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. GDP của Việt Nam đã tăng ít nhất 5% mỗi
năm kể từ khi VietJet ra mắt.
Mức thu nhập và dân số trung lưu đã mở rộng, đưa việc đi lại bằng đường hàng
khơng có tỷ lệ cao hơn đáng kể trong 93 triệu công dân Việt Nam. Nhu cầu đã được
kích thích hơn nữa khi giá vé máy bay, vốn đã tương đối thấp, đã được giảm xuống
mức hiện tại, trên hầu hết các tuyến đường trục nội địa, tương tự như giá vé xe buýt
hoặc xe lửa.
Dân số Việt Nam, dân số trẻ và ngày càng tăng lên ở thành thị, đã tự nhiên giao
dịch bằng các chuyến xe buýt và tàu hỏa dài ngày cho các chuyến bay nội địa. Việt
16


Nam là một đất nước dài và mỏng với cơ sở hạ tầng đường cao tốc và đường sắt kém,
khiến cho những chuyến đi dài và gian khổ giữa hầu hết các thành phố. 
Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở châu Á - và thế
giới - kể từ khi VietJet ra mắt. 
- VietJet Air đã nhanh chóng chiếm được thị phần đáng kể:

VietJet đã phát triển từ khi mới thành lập trở thành người dẫn đầu thị trường trong
một khoảng thời gian cực kỳ nhanh chóng.
Đối với một thị trường nội địa quy mơ trung bình (hơn 20 triệu hành khách), việc
chiếm được thị phần hàng đầu chỉ trong 5 năm là một thành tựu đáng kể. Tại thị
trường nội địa Philippines có quy mô tương tự, LCC Cebu Pacific đã phải mất hơn
một thập kỷ để vượt qua Philippine Airlines. Ngay cả AirAsia cũng mất 6 năm để
chiếm thị phần hàng đầu trong thị trường nội địa ở Malaysia (vào thời điểm đó cịn
nhỏ hơn
Vietjet ghi nhận những kết quả khai thác tích cực như hệ số sử dụng ghế đạt trên
80%, tỷ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỷ lệ cao trên thế giới. Vietjet là hãng hàng khơng
có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99.64%, xếp hạng 7/7 sao về an tồn, được Airline Ratings
bình chọn là hãng hàng khơng chi phí thấp an tồn nhất thế giới năm 2020
- Thành công trong việc áp dụng lợi thế cạnh tranh chi phí đơn vị thấp:
VietJet là một trong những hãng có chi phí bay thấp nhất Châu Á - và thế giới. Chi
phí thấp là rất quan trọng ở Việt Nam, vì đây là một thị trường nhạy cảm với giá cả
với sản lượng rất thấp. Khi sự cạnh tranh ở Việt Nam ngày càng gay gắt và các LCC
mới có khả năng gia nhập, quy mơ và chi phí rất thấp của VietJet sẽ là một lợi thế
cạnh tranh quan trọng. Chi phí thấp đã giúp VietJet tạo ra lợi nhuận ở giai đoạn rất
sớm. 
Năm 2020 là năm đầu tiên Vietjet đưa vào vận hành Trung tâm Khai thác Mặt đất
Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài góp phần nâng cao chất lượng, dịch vụ,
giảm chi phí thuê ngoài.
- Phân phối và thương hiệu địa phương mạnh:
VietJet đã nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu mạnh và được công nhận tại
Việt Nam. VietJet đang nỗ lực triển khai chương trình khách hàng thân thiết, nhằm
nâng cao hơn nữa vị thế của VietJet trên thị trường quê nhà.

17



Mạng lưới đại lý du lịch là then chốt, vì hầu hết hành khách ở Việt Nam vẫn sử
dụng đại lý thay vì đặt vé trực tiếp trên Internet. Đại lý chiếm hơn 2/3 tổng số đặt chỗ
của VietJet.

5.2. Hạn chế
- Chiến lược liên doanh:
Ngay từ giai đoạn đầu, Vietjet đã thảo luận với các đối tác liên doanh tiềm năng về
việc thành lập các LCC tại các thị trường châu Á khác. Tuy nhiên, một số liên doanh
tiềm năng đã không thành hiện thực và liên danh duy nhất mà nó đã tạo ra cho đến
nay (ở Thái Lan).
VietJet tiếp tục xem xét các cơ hội liên doanh tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, nó
sẽ phải đối mặt với những thách thức hầu như ở bất kỳ nơi nào nó thiết lập cửa hàng
vì các LCC đã có mặt đáng kể ở tất cả các thị trường lớn ở châu Á. 
- Giá vé thấp và quản lý năng suất kém:
Việt Nam có giá vé nội địa thấp nhất thế giới. Giá vé đã thấp trước khi VietJet gia
nhập, một phần do các quy định của chính phủ, và thậm chí cịn thấp hơn khi VietJet
mở rộng.
Giá vé nội địa ở Việt Nam rất thấp trong tất cả các nhóm, bao gồm cả giá vé cho
những đặt chỗ vào phút chót. Giá vé thường chỉ đạt mức hợp lý trong những thời
điểm cao điểm như Tết Việt Nam, Tết Dương lịch. 
Tuy nhiên tìm giá vé khó có thể sớm tăng trong bối cảnh tình hình cạnh tranh và
sức chứa căng thẳng. Các hãng hàng không Việt Nam dường như không quan tâm
nhiều đến việc theo đuổi các kỹ thuật quản lý lợi nhuận phức tạp hơn tại thị trường
nội địa. VietJet có một hệ thống đặt chỗ đơn giản nên càng hạn chế khả năng tối đa
hóa doanh thu từ vé. 
- Thương hiệu yếu và phân phối bên ngoài Việt Nam:
VietJet có thương hiệu địa phương và mạng lưới phân phối mạnh. Tuy nhiên, bên
ngồi Việt Nam thì tình hình ngược lại, và hàng khơng là mặt hàng tương đối ít người
biết đến.
Việc xây dựng thương hiệu và phát triển mạng lưới phân phối ở thị trường nước

ngoài sẽ rất tốn kém và đầy thách thức. Nó cũng sẽ phải vượt qua sự cạnh tranh gay
gắt từ các hãng hàng khơng nước ngồi, các hãng hàng khơng cũng đang mở rộng
nhanh chóng tại Việt Nam.
18


- Dịch bệnh covid 19:
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, lượng hành khách thông qua các cảng hàng
không trong tháng 2/2020 đạt gần 8,1 triệu khách, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2019.
Trong số này, khách quốc tế đạt 2,4 triệu, giảm 29,8%, khách nội địa đạt 5,7 triệu,
giảm 0,7%.
Thị trường quốc tế về cơ bản vẫn trong tình trạng đóng băng, các chuyến bay khai
thác vẫn chủ yếu là các chuyến bay hồi hương và thuê chuyến chở chuyên gia. Áp lực
về thâm hụt dòng tiền rất lớn, khi mặc dù khơng bay hoặc bay ít, nhưng các hãng hàng
khơng vẫn phải trả các chi phí cố định như thuê mua, bảo dưỡng tàu bay
Trong tháng 2/2020, các hãng hàng không Việt vận chuyển 3,7 triệu khách, giảm
13,7% so với tháng 2/2019. Trong đó, lượng khách quốc tế giảm tới 39,5%, chỉ cịn
870 nghìn khách. Khách nội địa giảm nhẹ 0,7%, đạt 2,8 triệu khách.
Công ty cổ phần hàng khơng VietJet thiệt hại về chi phí liên quan đến việc hoàn
trả, hủy vé cho khách đã đặt chỗ cũng như chi phí vệ sinh phịng dịch.
Nhất là giai đoạn từ 30/1 đến 6/2, cổ phiếu của hãng Vietjet Air đã mất giá mạnh,
khoảng 10.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường.
II. Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng khơng và công việc với các bên
liên quan với tư cách là vai trị người giao nhận
1. Quy trình xuất khẩu hàng hố bằng đường hàng khơng
1.1. Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải
- Nắm tinh hình chuẩn bị hàng hóa và chứnng từ của chủ hàng
- Nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến
phương tiện vận tải
1.2. Giao hàng hóa tại địa điểm quy định

- Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định
- Khai báo và thơng quan hàng hóa xuất khẩu
- Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy giấy chúng nhận
hay biên bản thích hợp
- Giao hàng xuất khẩu cho người vận chuyển thực tế
Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng nguyên
(FCL/FCL):
-

Xác nhận đặt chỗ (booking confirmation) của hãng tàu
Lệnh cấp container rỗng
Nhận container về địa điểm quy định để đóng hàng
Làm thủ tục hải quan
19


- Làm thủ tục với Thương vụ cảng để hạ bãi trước giờ Closing time
- Liên hệ hãng tàu lấy B/L
- Gửi Pre-alert cho đại lý
Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng lẻ
(LCLLCL):
-

Xác nhận đặt chỗ (booking confirmation) của hãng tàu
Mang lô hàng lẻ ra Trạm giao nhận hàng lẻ (CFS)
Làm thủ tục hải quan
Người gom hàng tập hợp các lỗ hàng lẻ, đóng vào container kẹp seal đưa ra CY
Liên hệ hãng tàu lấy B/L
Gửi Pre-alert cho đại lý


Đối với vận chuyển đường biển, hàng rời:
- Nắm tình hình việc chủ hàng (Shipper) lập bảng kê khai hàng hóa để chuyên
chở (cargo list)
- Lập S/O (Shipping Order) và lên sơ đồ xếp hàng trên tàu (Cargo plan/stowage
plan)
- Người giao nhận phối hợp cùng đại diện chủ hàng (nếu có) theo dõi q trình
bốc hàng lên tàu
- Tally man (Người kiểm đếm hàng hóa) sẽ lập giấy kiểm nhận hàng với tàu
(tally report)
- Cảng và tàu sẽ lập biên bản tổng kết giao nhận hàng, lập sơ đồ hàng đã xếp lên
tàu gửi cho chủ hàng
- Thuyền phó cũng cấp cho chủ hàng “biên bản thuyền phó" (Mate's Receipt)
Đối với vận chuyển đường hàng khơng:
-

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa ra sân bay
Dán HAWB label và MAWB label
Người giao nhận in và tập hợp bộ chúng từ gửi kèm hàng hóa
Đăng ký với kho hàng để hàng được cân, đo, soi an ninh và thanh tốn phí xử
lý hàng hóa cho kho hàng
- Lấy MAWB từ air co-loader
- Gửi pre-alert cho đại lý
1.3. Lập và bàn giao chứng từ vận tải
- Yêu cầu khách hàng cung cấp chi tiết thông tin làm vận đơn
- Gửi vận đơn HBL/HAWB nháp để khách hàng kiểm tra và gửi người vận tải/
co-loader hướng dẫn gửi hàng (SI) để làm MBL/MAWB.
20


- Khi xác nhận phương tiện đã khởi hành, người giao nhận gửi HBL/HAWB bản

chính và hóa đơn (debit note) cho khách hàng.
1.4. Quyết tốn chi phí
Người giao nhận quyết tốn chi phí với:
- Nhà cung cấp
- Khách hàng
2. Cơng việc với các bên liên quan trong quy trình xuất khẩu với vai trò người
giao nhận
2.1. Các loại chứng từ trong bộ chứng từ
- Hợp đồng mua bán quốc tế (Sales contract): là một bản hợp được được ký kết
dựa trên sự thỏa thuận giữa 2 bên đối tác với nhau. Một bên là khách hàng,
doanh nghiệp kinh doanh trong nước với một doanh nghiệp khác ở nước ngoài
lãnh thổ nước ta.
- Xác nhận đặt chỗ (Booking confirmation): Booking confirmation là danh từ chỉ
việc xác nhận thủ tục đặt hàng trước của khách hàng đối với hãng vận tải.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Commercial Invoice hay còn gọi
tắt (CI) là chứng từ thương mại được sử dụng để thanh tốn giá trị hàng hóa
giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Trên hóa đơn thương mai này sẽ ghi rõ và đầy đủ nhất các thông tin sau: đặc điểm
của hàng hóa, giá thành, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức
thanh toán , vận chuyển...
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration): là một loại văn bản mà theo đó người
chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm sốt khi
xuất nhập khẩu hàng hóa vào nước ta (hay cịn gọi là xuất cảnh).
- Vận đơn (Air waybill): là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận
việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay, thường viết tắt là AWB.
2.2. Các bên liên quan

21



×