Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập tình huống về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.54 KB, 9 trang )

PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG...........................................................................1
Câu hỏi:.................................................................................................................1
1. Tội sản xuất, bn bán hàng cấm mà A thực hiện trong tình huống nêu trên
thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm).............1

II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..................................................2
1. Tội sản xuất, bn bán hàng cấm mà A thực hiện trong tình
huống nêu trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều
9 BLHS?........................................................................................ 2
2. B có bị coi là đồng phạm với A tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
trong vụ án nêu trên khơng?..........................................................3
3. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A, B trong tình
huống nêu trên?.............................................................................4
4. A vừa chấp hành xong hình phạt 02 năm tù về tội buôn lậu
(khoản 2 Điều 188 BLHS) (chưa được xóa án tích) lại phạm tội
nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm?....................................................................................5
KẾT LUẬN..........................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự

: BLHS

Trách nhiệm hình sự



: TNHS

Luật hình sự

: LHS

Cấu thành tội phạm

: CTTP


MỞ ĐẦU
Pháo nổ là một loại hàng cấm mà Nhà nước ta quy định nghiêm cấm mua
bán, vận chuyển trái phép. Tuy nhiên, cứ mỗi độ Tết về, người dân lại thường
xuyên hỏi mua pháo về để sử dụng trong dịp Lễ Giao thừa. Nhận thấy nhu cầu
này, một số đối tượng vì muốn kiếm tiền phi pháp đã thực hiện hành vi sản xuất,
mua bán và nhập lậu trái phép pháo nổ về Việt Nam. Hành vi này là hành vi
phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam và có thể truy cứu trách
nhiệm theo bộ Luật này. Tuy nhiên, không chỉ một vài đối tượng thực hiện hành
vi phạm pháp mà còn một vài đối tượng liên quan cùng tham gia. Khi đấy Luật
hình sự Việt Nam đặt ra dấu hiệu đồng phạm để xác định mức hình phạt thích
hợp cho từng đối tượng. Sau đây em xin trình bày bài tập học kỳ có nội dung
liên quan đến hành vi này.

NỘI DUNG
I. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Bài tập số 2:
Nhân dịp Tết, A ra vùng biên giới Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh mua
300kg pháo nổ về bán kiếm lời. A thuê B (lái xe tải) chở số hàng trên về Hà Nội.

Biết là hàng không được phép vận chuyển nhưng do A hứa trả công cao nên B
đồng ý vận chuyển. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, A bị bắt giữ cịn
B bỏ trốn (cơng an chưa bắt được). A đã bị tòa án kết án về tội sản xuất, buôn
bán hàng cấm (khoản 3 Điều 190 BLHS).
Câu hỏi:
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm mà A thực hiện trong tình huống nêu trên
thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)

1


2. B có bị coi là đồng phạm với A tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong vụ án
nêu trên khơng? Tại sao? (1,5 điểm)
3. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A, B trong tình huống nêu
trên. (2 điểm)
4. A vừa chấp hành xong hình phạt 02 năm tù về tội bn lậu (khoản 2 Điều 188
BLHS) (chưa được xóa án tích) lại phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội
của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Tội sản xuất, bn bán hàng cấm mà A thực hiện trong tình huống nêu
trên thuộc loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là tội danh được quy định ở Điều 190
BLHS 2015, sửa dổi 2017. Cụ thể với hành vi của A là tội phạm được quy định
tại điểm c Điều 190 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
…..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến
15 năm:
…...
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.”

Như vậy, hành vi mua 300kg pháo từ vùng biên giới về để bán kiếm lời của
A là hành vi phạm tội. Theo quy định ở điểm c khoản 3 BLDS 2015 sửa đổi
2017, khung hình phạt cao nhất mà A có thể chịu TNHS là 15 năm tù. Từ mức
khung hình phạt cao là 15 năm, ta có thể phân loại tội phạm của A là rất nghiêm
trọng theo khoản 3 điều 9 BLHS 2015.1
1 Điều 9. Phân loại tội phạm

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15
năm tù;

2


2. B có bị coi là đồng phạm với A tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong vụ
án nêu trên khơng?
Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều
người cùng gây ra. Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm
được gọi là đồng phạm.
Điều 17 BLHS 2015 quy định:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.

- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá
của người thực hành."
Theo nội dung này, để xác định hành vi của B có bị coi là đồng phạm hay
khơng thì ta cần phải căn cứ vào các dấu hiệu sau:
Về mặt khách quan của tội phạm: đồng phạm địi hỏi có hai dấu hiệu là có từ
hai người (có đầy đủ năng lực TNHS) và cùng thực hiện một tội phạm. Trong
tình huống trên, A và B cùng thực hiện tội phạm, trong đó A là người chủ mưu,
thực hành, còn B là đồng phạm với vai trò người giúp sức. Về chủ thể, A và B
đều là người bình thường có đủ năng lực TNHS.
3


Về mặt chủ quan của đồng phạm: dấu hiệu này yêu cầu những người cùng
thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Trong tình huống nếu trên, A và B đều thấy
trước hành vi của hai người là nguy hiểm cho xã hội, có sự liên kết hành vi để
cùng gây ra hậu quả và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích A là bn
bán hàng cấm (300kg pháo) để thu lợi nhuận bất chính. B là người vận chuyển,
mặc dù biết rõ là “hàng không được phép vận chuyển nhưng do A hứa trả công
cao nên B đồng ý vận chuyển”, mặc dù khơng có mục đích bn bán hàng cấm
nhưng B vẫn bị coi là đồng phạm (người giúp sức) về tội phạm quy định tại
khoản 3 điều 190 BLHS 2015.
Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp sức chung
của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của mỗi người là bộ phận cần
thiết trong hoạt động chung đó. Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả hoạt
động chung của tất cả những người đồng phạm. Đây là nguyên tắc chịu TNHS
chung về toàn bộ tội phạm quy định trong Luật hình sự Việt Nam. Như vậy, ta
có thể khẳng định rằng B là đồng phạm (với vai trò là người giúp sức) của A về
tội sản xuất bn bán hàng cấm.

3. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A, B trong tình huống
nêu trên?
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội
phạm, được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích
phạm tội.
Dấu hiệu lỗi, A và B đều phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Về mặt lý trí, A và
B đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu
quả thiệt hại của hành vi đó. Về ý chí, cả hai đều mong muốn hậu quả phát sinh,

4


“…vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì có nghĩa
chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.”2
Dấu hiệu động cơ phạm tội, đó là động lực bên trong thúc đẩy người phạm
tội. Trong trường hợp của A và B, động cơ của A là kiếm tiền từ hành vi buôn
bán pháo nổ, còn động cơ của B là kiếm tiền từ thỏa thuận với A là “trả công
cao” để vận chuyển pháo nổ.
4. A vừa chấp hành xong hình phạt 02 năm tù về tội buôn lậu (khoản 2 Điều
188 BLHS) (chưa được xóa án tích) lại phạm tội nêu trên thì trường hợp
phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Về tái phạm và tái phạm nguy hiểm, Điều 53 BLHS 2015, sửa đổi 2017 có
quy định:
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội
do cố ý.
Đối với tội buôn lậu theo khoản 2 Điều 188 BLHS 2015, sửa đổi 2017 quy
định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
2 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb. Cơng an Nhân dân,
Hà Nội,2019, tr.168

5


c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.”
Trong tình huống nêu trên, A phạm tội buôn lậu theo khoản 2 Điều 188
BLHS, theo đó mức khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù, là loại tội phạm
nguy hiểm căn cứ vào khoản 2 Điều 9 BLHS “Tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ 03 năm đến 07
năm.”
Sau khi phạm tội A bị tịa án xét xử tội danh bn lậu với mức án là 02 năm
tù. Có thể nhận thấy Tịa án đã quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng tại Điều 54 BLHS 2015:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được áp dụng
“1. Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản
1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền
kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong
vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2
Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó
6


là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tịa án có thể quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. ”
Sau khi A chấp hành hình phạt 02 năm tù về tội bn lậu (khoản 2 Điều
188 BLHS 2015) và chưa được xóa án tích, A lại phạm tội buôn lậu hàng cấm
(điểm c khoản 3 Điều 190 BLHS 2015) như đã nêu trên. Như vậy, hành vi phạm
tội của A là tái phạm căn cứ vào khoản 2 Điều 54 BLHS 2015.

KẾT LUẬN
Trong những năm qua, việc buôn bán, vận chuyển và sử dụng các loại pháo
nổ trong nhân dân đặc biệt là vào những thời điểm trước, trong và sau tết nguyên
đán đã gây những tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và
sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Pháo và thuốc pháo là một
trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn tài sản và
tính mạng của nhân dân, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất

khả năng lao động do hậu quả của pháo để lại. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ về
hậu quả có thể xảy ra của pháo nổ cũng như các quy định pháp luật về tội phạm ,
đồng phạm buôn lậu pháo nổ để tránh những hậu quả pháp lý không mong
muốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần
chung, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,2019
3.

7



×