Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

15-11c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.21 KB, 45 trang )

VĂN PHỊNG QUỐC HỘI
Trung tâm Tin học
QUỐC HỘI KHĨA XII
KỲ HỌP THỨ 08

BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
(Ghi theo băng ghi âm)

Buổi chiều ngày 15/11/2010
Nội dung:
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật khiếu nại
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì
Phó Chủ tịch Quốc hội ng Chu Lưu chủ trì điều khiển nội dung

ng Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội,
Thưa các vị khách q,
Theo chương trình làm việc chiều hơm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật
khiếu nại. Dự án luật này đã được các vị đại biểu thảo luận tại tổ, hôm nay chúng
tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận một số vấn đề chính sau
đây:
Vấn đề thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại các Điều 1,
Điều 2 và Điều 4 của dự thảo luật.
Vấn đề thứ hai, về các hành vi bị cấm quy định tại Điều 7.
Vấn đề thứ ba, về khiếu nại đông người tại Khoản 5, Điều 10.
Vấn đề thứ tư, về thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở toàn bộ Mục 1, Chương
III của dự thảo luật.
Vấn đề thứ năm, về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết tại Điều 13.
Vấn đề thứ sáu, về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.
Vấn đề thứ bảy, về xử lý vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại.
Vấn đề thứ tám, về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp


luật từ Điều 43 đến Điều 46.
Vấn đề cuối cùng là việc tổ chức tiếp công dân tại Chương V.

Trần Thị Phương Hoa - Nam Định
Kính thưa Quốc hội,
Sau khi nghiên cứu dự thảo luật Luật khiếu nại tơi cơ bản nhất trí các nội
dung của dự thảo luật, trừ những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về thời hạn thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại, dự thảo luật quy
định thời hạn thụ lý khiếu nại lần 1 là 3 ngày, kể từ ngày nhận đơn. Theo tôi quy


Trung tâm Tin học

định như vậy là quá ngắn và không khả thi, đặc biệt trong những trường hợp nhận
đơn vào thứ 6 thì ít nhất là đến thứ 2 mới có thể thụ lý được và như vậy khơng
đảm bảo thời hạn thụ lý là điều dễ xảy ra. Tôi đề nghị quy định thời hạn thụ lý là 5
ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
Tôi cũng đề nghị quy định rõ việc thụ lý phải ra quyết định thụ lý trong đó
gồm có các nội dung cụ thể sau đây: họ tên, địa chỉ người khiếu nại, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nội dung khiếu nại, cơ quan chủ trì thẩm tra, xác
minh, thời hạn xác minh. Hiện nay do luật hiện hành không quy định về việc việc
ra quyết định thụ lý nên việc thụ lý, khiếu nại mỗi nơi một kiểu, do đó cần có quy
định cụ thể và thống nhất để áp dụng. Mặt khác, về định lượng ngày trong dự thảo
luật tôi đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ ngày làm việc hay ngày bình thường vì
trong dự thảo luật có dùng định lượng ngày, nhưng khơng nói rõ nên việc áp dụng
luật có thể sẽ tùy tiện theo cách hiểu của mỗi người, nên khơng có sự thống nhất.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại dự thảo quy định 10 ngày là không khả thi, khi số
lượng khiếu nại mỗi năm tăng thêm vài chục phần trăm, nội dung khiếu nại đa
dạng, đặc biệt là các khiếu nại về đất đai thì việc thẩm tra, xác minh mất nhiều
thời gian và hết sức phức tạp. Luật hiện hành quy định thời hạn là 30 ngày, tối đa

là 45 ngày, nhưng năm 2010 có tới 53,3% số vụ việc khiếu nại được giải quyết
đúng hạn, số còn lại được giải quyết chậm so với quy định, nếu rút ngắn thời hạn
xuống cịn 10 - 15 ngày như dự thảo thì con số này sẽ lớn hơn rất nhiều lần, luật
không khả thi thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thành những
người vi phạm pháp luật đầu tiên, do đó tơi đề nghị giữ ngun thời hạn như quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành là 30 ngày, đối với vùng sâu, vùng xa
không quá 45 ngày.
Thứ hai, về việc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại dự thảo luật
quy định việc tổ chức đối thoại là thủ tục bắt buộc trong q trình giải quyết khiếu
nại lần 2. Tơi đề nghị bổ sung thêm vào cả quá trình giải khiếu nại lần 1 vì những
lý do sau đây:
Về phía người khiếu nại, do sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân
dân còn chưa đầy đủ, nếu đưa việc đối thoại vào ngay từ giai đoạn đầu để giải
thích cho người khiếu nại rõ những căn cứ pháp luật để ban hành quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người khiếu
nại, lợi ích chung của cộng đồng khi thực hiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính thì rất có thể người khiếu nại sẽ rút đơn khiếu nại, hoặc chấp thuận
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà khơng khiếu nại tiếp nữa.
Về phía cơ quan người ban hành quyết định hành chính, hoặc thực hiện hành
vi hành chính thơng qua đối thoại để nhìn nhận rõ hơn việc ban hành quyết định đã
đúng, đầy đủ theo quyết định của pháp luật chưa? đã phù hợp với thực tế và đảm
bảo lợi ích của những người có liên quan chưa? Từ đó có những điều chỉnh kịp
thời cho phù hợp với qui định của pháp luật, hạn chế việc tiếp tục khiếu nại lên
cấp trên, hoặc khiếu nại vượt cấp.
Thứ ba, về việc rút khiếu nại qui định tại Điều 12, tôi đồng ý với qui định
người khiếu nại có quyền rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08


khiếu nại. Tuy nhiên để việc rút khiếu nại được chặt chẽ, tôi đề nghị bổ sung qui
định về việc ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn
xin rút khiếu nại và khi đã có quyết định đình chỉ, người khiếu nại khơng khiếu nại
tại cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết nữa, mà có quyền khởi kiện tại
tịa án hành chính theo qui định của Luật tố tụng hành chính.
Về khiếu nại đông người, những năm gần đây kinh tế nước ta ngày càng phát
triển, việc thu hồi đất để triển khai các dự án thường liên quan đến quyền lợi của
nhiều người và thực tế dù pháp luật không cho phép, nhưng khiếu nại đông người
vẫn xảy ra và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khơng thể từ chối việc giải quyết.
Do đó tơi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung thêm qui định về khiếu nại
đông người và tách ra làm hai trường hợp cụ thể. Đối với việc khiếu nại mà nhiều
người cùng khiếu nại về một nội dung thì hướng dẫn cơng dân làm chung một đơn
khiếu nại và cử người đại diện tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Đối với việc khiếu nại đông người nhưng mỗi người khiếu nại một nội dung
thì hướng dẫn từng người làm đơn riêng và thụ lý riêng từng trường hợp để giải
quyết.
Thứ năm, về việc tổ chức, tiếp cơng dân. Tơi nhất trí với việc đưa nội dung
tiếp công dân vào dự thảo luật, song tôi đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu, bổ
sung thêm một số quy định cụ thể và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của công dân,
trách nhiệm của lãnh đạo tiếp công dân, của cán bộ chuyên trách tiếp công dân,
trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện ý kiến kết luận của lãnh đạo sau
khi tiếp công dân việc kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đó thực hiện kết luận thơng
báo của lãnh đạo.
Đối với những trường hợp khiếu nại của công dân đã được giải quyết theo
đúng quy định của Luật khiếu nại, nhưng cơng dân vẫn khơng đồng ý thì cơ quan
nhận đơn phải giải quyết cho công dân hoặc hướng dẫn công dân khởi kiện ra tịa.
Trường hợp đã có bản án thì giải quyết và vận động cơng dân thi hành bản án, chứ
không nên nhận đơn rồi lại chuyển xuống dưới để công dân hy vọng, tiếp tục đi
lại, tốn kém thời gian, tiền bạc của cơng dân, gây khó khăn cho các cơ quan nhận
đơn chuyển xuống thì đã hết thẩm quyền giải quyết nhưng vẫn cứ phải xem xét,

trả lời đi, trả lời lại nhiều lần dù không thể giải quyết khác được. Nếu đã giải thích
mà cơng dân vẫn tiếp tục khiếu nại thì cơ quan đó có quyền từ chối tiếp cơng dân.
Cuối cùng, đề nghị của Ủy ban thẩm tra dự án luật về việc bổ sung vào Điều
3 một khoản giải thích về quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng các văn bản
liên quan đến việc giải quyết khiếu nại bao gồm thông báo, cơng văn, kết luận có
nội dung giải quyết khiếu nại được xem như là quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo tôi, không nên đưa vào luật để công nhận và hợp pháp hóa loại văn bản này,
một mặt nên có biện pháp chế tài đối với người có thẩm quyền giải quyết cố tình
trì hỗn việc giải quyết khiếu nại. Mặt khác hướng dẫn cho công dân thực hiện
quyền khởi kiện ra tịa, vì Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định "hết thời hạn
giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền khơng giải quyết thì cơng dân có quyền khởi
kiện ra tịa" hoặc Luật tố tụng hành chính sẽ có hiệu lực tại thời điểm Luật khiếu


Trung tâm Tin học

nại mới được thông qua cũng quy định cơng dân có quyền khởi kiện ra tịa ngay
mà khơng cần có quyết định giải quyết khiếu nại.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tơi vào dự thảo luật. xin cảm ơn
Quốc hội.

Dương Kim Anh - Trà Vinh
Kính thưa Quốc hội.
Về dự thảo luật khiếu nại thì tơi tham gia một số ý kiến như sau:
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thì tôi tán thành với những quy
định trong dự thảo luật theo hướng Luật khiếu nại chỉ nên điều chỉnh khiếu nại với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, vì trong thực tế khiếu nại của đa số
người dân chỉ phát sinh đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các
cơ quan hành chính, do đó tơi thấy quy định như dự thảo là phù hợp.
Về quyết định giải quyết khiếu nại, theo tôi không nên dùng một số hình thức

văn bản khác mà trong đó có chứa nội dung liên quan trực tiếp đến việc giải quyết
khiếu nại cũng như quyền lợi của người dân như công văn thông báo ý kiến của
Ủy ban nhân dân, các lịch cuộc họp hướng dẫn việc thực hiện, v.v. để làm căn cứ
khởi kiện mà phải là quyết định hành chính. Vì thực tế vừa qua có tới 52,80% vụ
việc giải quyết bằng hình thức cơng văn, thơng báo. Điều đó đã gây trở ngại cho
người khiếu nại khi thực hiện quyền khiếu nại tiếp hoặc kiện ra tòa. Đó là chưa nói
đến nhiều quyết định giải quyết khiếu nại thiếu các nội dung theo quy định của
pháp luật về khiếu nại. Do đó tơi đề nghị căn cứ khởi kiện phải là quyết định hành
chính, nhưng luật cũng cần phải quy định rõ trong thời hạn ban hành quyết định
hành chính, cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền khơng ban hành quyết định
hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện hành vi hành chính
với việc khơng ban hành quyết định hành chính đó hoặc khởi kiện ra tịa án hành
chính. Tơi thấy việc bổ sung quy định này nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khiếu nại, đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong
thực thi nhiệm vụ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc giải quyết khiếu nại, tại Khoản 3, Điều 23 dự thảo luật
cũng quy định: giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, giải quyết khiếu nại giữa các
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. Quy định trên là đúng nhưng
theo tôi chưa đủ, dự luật cần quy định thêm cho rõ hơn là: quyết định giải quyết
tranh chấp về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có hiệu lực như thế
nào, các bên tranh chấp thẩm quyền có quyền khiếu nại nữa hay khơng, hay là
quyết định có hiệu lực thi hành ngay. Tơi đề nghị dự thảo luật cần quy định cho rõ
chứ quy định như thế này thì rất khó thực hiện.
Điều 30 quy định: việc xác minh, kết luật, ra quyết định việc giải quyết khiếu
nại, tôi đề nghị quy định bổ sung thêm vào Điểm h, Khoản 2 về thời hạn khiếu nại,
nơi khiếu nại ở phần quy định quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành
chính tại tịa án. Mặc dù Điều 32 đã có quy định thời hạn khiếu nại tiếp là 30 ngày
và 45 ngày, nhưng tôi nghĩ có quy định cụ thể rõ ràng về thời gian và địa điểm



QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

trong quyết định giải quyết khiếu nại thì những người tham gia giải quyết khiếu
nại căn cứ vào đó để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình giống như quy định
kháng cáo bản án là 15 ngày và tòa án nơi xét xử sẽ xét xử tiếp theo vụ án sau khi
có kháng cáo. Mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã có quy định thời hạn kháng
cáo là 15 ngày nhưng bản án vẫn phải ghi rõ mốc thời gian này.
Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, Điều 33 dự thảo luật quy định: trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
và khơng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của luật này, người
giải quyết khiếu nại lần 2 phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho
người khiếu nại biết, trường hợp khơng thụ lý thì phải nêu rõ lý do.
Tương tự ở Khoản 1, Điều 29 cũng vậy, tôi đề nghị không nên quy định
trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do và phải quy định rõ là trường hợp
khơng thụ lý thì phải ra quyết định không thụ lý và nêu rõ lý do người khiếu nại có
quyền khiếu nại quyết định khơng thụ lý lên cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện ra
Tòa án hành chính. Tơi nghĩ quy định cụ thể chặt chẽ như thế để cơ quan thụ lý lần
2 không viện lý do là văn bản không hợp lý để từ chối thụ lý và người khiếu nại có
thẩm quyền là được khiếu nại tiếp.
Về việc thụ lý khiếu nại thì thực tế hiện nay tình trạng để quá thời hạn khiếu
nại giải quyết kiểm tra là khá phổ biến như năm 2009, chỉ có 33,4% vụ việc được
giải quyết đúng hạn, đồng nghĩa với 66,6% vụ việc đã vi phạm tới thời hạn giải
quyết, tương tự năm 2010 có 53,3% được giải quyết đúng hạn, tuy có khá hơn năm
2009 nhưng vẫn còn 46,7% vi phạm về thời hạn giải quyết. Nhưng ở Điều 29, dự
thảo luật quy định thời gian thụ lý chỉ có 3 ngày, theo quy định cũ là 10 ngày, thời
gian giải quyết lần đầu là 10 ngày đó là chưa tính đến ngày làm việc. Nếu nhận
đơn khiếu nại vào ngày thứ 6 thì thứ hai có thơng báo kịp bằng văn bản cho người
khiếu nại biết hay không? Tôi thấy quy định này là không khả thi, đề nghị Ban
soạn thảo nghiên cứu quyền cho hợp lý. Tôi cũng đề nghị dự thảo luật nên có

những quy định xử lý thật nghiêm đối với những hành vi vi phạm các quy định về
giải quyết khiếu nại. Do đó, tơi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại một số quy
định ở Điều 41 như hành vi làm sai lệch hồ sơ trong quá trình giải quyết khiếu nại,
đây là một tội cố ý có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ sao lại chỉ bị kỷ
luật khiển trách thôi, tôi thấy quy định này quá nhẹ.
Điều 36 quy định việc tổ chức gặp gỡ đối thoại, Khoản 1 có quy định trong
quá trình giải quyết khiếu nại lần 2 người giải quyết khiếu nại tổ chức gặp gỡ đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích có liên
quan thì tơi đề nghị bổ sung từ "phải" vào sau cụm từ "người giải quyết khiếu nại",
câu này sẽ là: trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu
nại phải tổ chức gặp gỡ đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người
có quyền và lợi ích liên quan. Quy định như vậy để minh thị và khẳng định sự bắt
buộc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tổ chức gặp gỡ đối thoại trước
khi ra quyết định giải quyết. Vì việc tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa các bên sẽ bảo
đảm sự bình đẳng giữa người khiếu nại với người bị khiếu nại, đồng thời qua đó sẽ


Trung tâm Tin học

giúp cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng và chính xác hơn. Xin cảm
ơn Quốc hội.

Nguyễn Thị Kim Thúy - TP Đà Nẵng
Kính thưa Quốc hội,
Cho ý kiến vào dự thảo Luật khiếu nại, tôi xin phát biểu 3 nội dung, thứ nhất
là về thẩm quyền giải quyết, thứ hai là về phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân
làm phát sinh khiếu nại và thứ ba là một số vấn đề Chính phủ xin ý kiến Quốc hội.
Nội dung thứ nhất, trước hết về giải quyết khiếu nại hành chính, tơi thấy rằng
dự thảo luật chưa xây dựng được một cơ chế mới để giải quyết có hiệu quả các
khiếu nại hành chính, khơng khắc phục được những tồn tại. Đó là việc giải quyết

cịn mang nặng tính hành chính qua nhiều thủ tục, tầng nấc mà chưa đảm bảo được
tính chuyên nghiệp và cũng chưa được chun mơn hóa. Theo tơi khơng nên tiếp
tục duy trì cơ chế giải quyết khiếu nại qua hai lần như hiện nay, bởi vì lần đầu do
người có quyết định hành chính bị khiếu nại giải quyết cho nên thường thiếu
khách quan. Lần thứ hai là do thủ trưởng cơ quan trực tiếp giải quyết cho nên
thường thiếu công bằng, vì ít nhiều khó tránh khỏi biểu hiện của thiên vị, bao che,
dung túng cho cấp dưới.
Mặt khác, tôi thấy nhiều trường hợp người khiếu nại không phải là khơng
biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết và họ cũng không muốn khiếu nại vượt cấp
hay gửi đi nhiều nơi mà do tâm lý của khơng ít người có thẩm quyền giải quyết là
khi có ý kiến của cơ quan báo chí, của đại biểu dân cử, của thủ trưởng cấp trên dội
xuống thì mới chịu giải quyết. Chính vì vậy tơi đề nghị cần đổi mới cơ chế giải
quyết khiếu nại, cụ thể là theo hướng nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán để
giải quyết đem lại ít nhất 4 ưu điểm sau:
Thứ nhất, bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc giải quyết.
Thứ hai, giảm tải áp lực công việc cho các thủ trưởng cơ quan hành chính.
Thứ ba, bảo đảm lợi ích của các bên do việc giải quyết được tiến hành một
cách cơng khai, minh bạch.
Thứ tư, bảo đảm được tính kịp thời, nhanh chóng, khắc phục được tình trạng
giải quyết bị kéo dài.
Về giải quyết khiếu kiện hành chính, theo dự thảo luật cịn đường để người
dân đến tịa hành chính về mặt lý thuyết là khơng có gì trở ngại mà còn thênh
thang hơn trước, kiện hẳn ra tòa. Theo tơi đó là việc cần thiết nhưng nó sẽ khơng
làm gia tăng đột biến số lượng vụ án hành chính khi Luật tố tụng hành chính và
luật này có hiệu lực, bởi vì chúng ta biết người dân hiện tại họ ít chọn con đường
kiện ra tịa do vẫn cịn có những rào cản tư duy từ phía cơng quyền như cịn có
những người cầm cân nảy mực vừa thiếu năng lực vừa thiếu tâm, mặt khác tịa
hành chính ở vị thế thấp hơn phụ thuộc vào cơ quan hành chính nên trong một số
trường hợp đâu dám phán bất lợi cho bị đơn là thủ trưởng cơ quan hành chính bởi
vậy người dân thiếu tin tưởng vào chốn pháp đình cho nên thường tính tốn nếu

chia sẻ lợi ích đó với cán bộ địa chính, thuế, hải quan v.v... thì vừa nhanh, vừa rẻ,
vừa an tồn hơn kiện ra tịa. Do đó con đường đi kiện nhiều lúc khơng được coi là


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

cách thức để giải quyết hợp lý nhất, hiệu quả nhất, cho nên dễ hiểu có hiện tượng
xã hội đã tìm kiếm những giải pháp khác như hối lộ, mãi lộ, phong bao, phong bì
để tự điều chỉnh mà khơng dùng đến pháp luật. Vì vậy, nếu như chúng ta chỉ dừng
lại giải quyết được về mặt cơ chế mà không giải quyết được vấn đề con người để
vận dụng thực hiện cơ chế đó trong thực tiễn thì cũng khó mà đạt được hiệu quả.
Nội dung thứ hai, dự thảo luật chưa đề cập đến việc phòng ngừa ngăn chặn
nguyên nhân là phát sinh khiếu nại, cho nên tôi đề nghị giữ lại Điều 3 của luật
hiện hành và coi đây là nguyên tắc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp trong giai
đoạn tiền khiếu nại hành chính, hay nói một cách khác đây chính là trách nhiệm
của các cơ quan hành chính trong q trình quản lý ngay trước khi xảy ra khiếu
nại. Bởi vì quản lý là một hoạt động hết sức đa dạng phong phú nó diễn ra hàng
ngày, hàng giờ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác hoạt động quản lý
là đòi hỏi sự nhanh nhạy, kịp thời để mà xử lý nhiều tình huống đặt ra. Do đó khi
thực hiện cơng tác quản lý thông qua việc ban hành các quyết định hành chính và
thực hiện hành vi hành chính thì khó có thể bảo đảm chắc chắn tính đúng đắn
trong quyết định và hành vi của mình. Chính vì lẽ đó mà cơng tác tự kiểm tra xem
xét lại q trình thực hiện là hết sức quan trọng nếu như thấy trái pháp luật thì phải
kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại và đây chính là nội dung
của Khoản 1, Điều 3 luật hiện hành.
Còn Khoản 2, Điều 3 luật hiện hành qui định Nhà nước khuyến khích việc
hịa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi giải quyết. Thực tiễn cho
thấy mặc dù các tranh chấp trong nội bộ nhân dân có tính chất dân sự nhưng nó lại
liên quan đến trách nhiệm quản lý hành chính của cơ quan chính quyền mà nhất là
chính quyền cơ sở. Vì vậy, nếu như chúng ta quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý

ngay từ đầu thì sẽ chấm dứt tranh chấp. Do đó cần chú trọng việc hòa giải, vận
động, thuyết phục người dân hơn là vội vã can thiệp bằng một quyết định hành
chính để giải quyết dẫn đến phát sinh khiếu nại. Bởi vì chúng ta đều biết rằng
người dân có oan ức mới khiếu nại, hoặc chưa hiểu rõ chính sách pháp luật của
Nhà nước mà khiếu nại, nếu như chúng ta vận dụng tốt Điều 3 luật hiện hành sẽ
góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ "xét xử đúng là tốt nhưng khơng phải xét
xử thì càng tốt hơn".
Nội dung thứ ba, về 2 vấn đề xin ý kiến:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, tơi cơ bản nhất trí với
dự thảo luật, tuy nhiên đề nghị cần xác định rõ việc áp dụng Luật khiếu nại để giải
quyết loại khiếu nại nào của đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời tôi đề nghị thiết
kế thành một chương riêng để điều chỉnh cho phù hợp, tương tự như Chương IV
về khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Vấn đề thứ hai, về khiếu nại đơng người, có thể nói rằng đây là một vấn đề
khá phức tạp và nhạy cảm, nếu dự thảo luật không đề cập đến là khơng có gì mới.
Bởi vì thực tiễn cho thấy chỉ 3 năm lại đây, số lượt đồn đơng người khiếu nại tăng
nhanh, năm 2008 là 1.061, năm 2009 là 2.510, năm 2010 là 3.592 lượt đồn.
Nhiều đồn với đơng đủ thành phần nam nữ có, già trẻ có, có cả những người hiếu
kỳ, có cả những người bị khích động, những người bị lôi kéo v.v... Đây là một thực


Trung tâm Tin học

tế khơng thể né tránh vì khi vụ việc xảy ra để góp phần ổn định chính trị, xã hội,
thúc đẩy kinh tế phát triển thì các cơ quan Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm xem
xét giải quyết, dù là giải quyết dưới bất kỳ hình thức nào, dù là pháp luật chưa quy
định.
Từ thực tế trên địi hỏi chúng ta cần phải nhìn thẳng vào bản chất của sự
việc, khiếu nại đông người thực chất có phải là biểu tình với quy mơ nhỏ khơng.
Nếu như xác định đúng như vậy để khi nghiên cứu xây dựng Luật biểu tình sẽ điều

chỉnh một cách cơ bản, tồn diện nhưng chí ít trong luật này cũng cần quy định
những vấn đề mang tính nguyên tắc về việc xem xét, giải quyết khiếu nại đơng
người. Ngồi ra tôi đề nghị nghiên cứu bổ sung một số nội dung sau:
Thứ nhất là trường hợp cùng một lúc mà người khiếu nại vừa gửi khiếu nại
đến cơ quan hành chính, vừa khiếu kiện ra tịa thì cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết và sự liên hệ, sự phối hợp giữa các cơ quan này như thế nào để thông báo
cho nhau biết được về việc thụ lý giải quyết.
Thứ hai là phải có cơ chế bắt buộc người khiếu nại phải thực hiện nghĩa vụ là
khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết để tránh khiếu nại vượt cấp,
khiếu nại tràn lan.
Thứ ba, cũng cần có chế tài xử lý đối với trường hợp cố tình khiếu nại sai,
không chấp hành quy định pháp luật, bởi vì khiếu nại đó là quyền của cơng dân.
Nhưng quyền đó phải được thực hiện trong khn khổ của pháp luật.
Thứ tư là quy định những trường hợp cơ quan Nhà nước được phép từ chối
tiếp công dân.
Tôi xin hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.

Vũ Quang Hải - Hưng n
Kính thưa Quốc hội,
Tơi cơ bản đồng ý với dự thảo luật do Chính phủ trình bày, song tơi có một
số ý kiến tham gia như sau:
Về dự thảo Luật khiếu nại xây dựng trên cơ sở chúng ta có Luật khiếu nại, tố
cáo và bây giờ chúng ta xây dựng dự thảo Luật khiếu nại phải có một tiến trình
giải quyết mới hơn và phải giải quyết được những tồn tại mà trong Luật khiếu nại,
tố cáo trước kia chúng ta đã đề cập nhiều, nhưng chưa giải quyết được.
Về phần giải thích từ ngữ, tơi xin đặt vấn đề là trong phần giải thích từ ngữ
của dự thảo Luật khiếu nại thì quyết định hành chính là một quyết định bằng văn
bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính Nhà nước, áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Trong khi đó thì

hành vi hành chính được giải thích là hành vi của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc khơng thực hiện, cả hai giải thích này
chúng tơi hồn tồn đồng ý, nhưng trong Luật tố tụng hành chính thì cách giải
thích lại khác. Trong Luật tố tụng hành chính thì cách giải thích văn bản phần đầu
về mặt cơ bản vẫn đúng như thế, nhưng phần thứ hai thì văn bản khơng thể hiện
dưới hình thức quyết định được cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan khác


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

của Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong các cơ quan ban hành được áp
dụng một lần đối với một đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong họat động
quản lý hành chính Nhà nước, cũng được coi như một quyết định hành chính. Như
vậy, trong cùng một thời điểm chúng ta thông qua dự thảo của hai bộ lụât thì hai
giải thích từ ngữ đã khác nhau.
Tôi đề nghị chúng ta nên thống nhất cách giải thích từ ngữ cho chuẩn mực và
tơi cũng đồng ý với một số quan điểm của một số đại biểu đã đặt vấn đề trước tơi.
Đó là nếu chúng ta xác định việc khơng thực hiện quyết định hành chính thì coi
như một hành vi khơng chấp hành và đã là một hành vi hoặc là chấp hành hay
không chấp hành, thì theo tơi việc đó đã là vi phạm và sẽ bị khởi kiện coi như việc
khiếu nại của người khơng ra quyết định hành chính theo tơi cũng rất hợp lý,
nhưng cũng phải được thể hiện rõ trong giải thích từ ngữ, bởi vì nếu khơng giải
thích rõ thì theo tơi vẫn có rất nhiều trường hợp vận dụng những văn bản khơng
phải là quyết định hành chính để làm chậm đi giải quyết quyền khiếu nại của công
dân. Như vậy luật này chúng tôi thấy hiệu quả vẫn chưa cao và theo tôi cách đặt
vấn đề chúng ta phải ghi ngay vào giải thích từ ngữ cho rõ ràng rằng những người
không ra quyết định giải quyết hành chính những vấn đề khác thì đó là hành vi
không chấp hành và người dân sẽ được quyền khiếu nại hành vi này.
Vấn đề thứ hai, tại Điều 7 quy định các hành vi nghiêm cấm, tôi đề nghị tách
thành 2 điều bởi vì trong này hành vi nghiêm cấm người ra quyết định khiếu nại

và hành vi nghiêm cấm của người khiếu nại đều được thiết kế trong một điều như
vậy sẽ không khoa học. Theo tôi từ Khoản 1 đến Khoản 4 phần thuộc về người
giải quyết khiếu nại thì nên là một điều, cịn từ Khoản 4 đến Khoản 8 thuộc về
quyền của người khiếu nại thì nên thiết kế về một điều thì sẽ rất khoa học và rõ
ràng trách nhiệm khác nhau hơn và người dân sẽ dễ hiểu hơn.
Tại Điều 9 có quy định là người khiếu nại yêu cầu người ra quyết định xem
xét hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật về mặt tố tụng hành
chính hoặc yêu cầu người ra quyết định giải quyết. Đây là 2 nhánh và theo tôi
trong thiết kế lần này bước đầu đã thỏa mãn được việc người dân có quyền khiếu
nại ngay từ quyết định ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước, hoặc người ta có
quyền khởi kiện ngay người ra quyết định hoặc khởi kiện ra tòa hành chính. Như
vậy nó có một cái lợi là bản thân các cơ quan khi ra quyết định hành chính ngay từ
ban đầu sẽ phải rất thận trọng hơn. Tôi nghĩ đó là tiến bộ của Điều 9, đó cũng là
điều mới và rất cần thiết.
Điều 10, tôi cũng đồng ý với một số ý kiến trước tơi đó là việc giải quyết
khiếu nại đông người, nếu chúng ta coi như khiếu nại đông người hiện nay đang là
một thực tế diễn ra là khá phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt trong việc giải quyết đất
đai, giải quyết về thu hồi đất đối với các doanh nghiệp và các cơng trình cơng
cộng thấy việc khiếu nại đơng người đối với quyền lợi của người dân trong thời
gian vừa qua có xu thế ngày càng tăng. Theo tơi đây là thực tế rất chậm và khó
giải quyết, các thống kê cho biết giải quyết khiếu nại đơng người nhìn chung tuy
chúng ta tập trung rất cao dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng rõ ràng trách
nhiệm vẫn phải giải quyết. Tơi đề nghị trong bộ luật này dứt khốt thiết kế 1, 2


Trung tâm Tin học

điều liên quan đến việc giải quyết khiếu nại đông người, cách tách ra như một số
đại biểu nói trước tơi, tơi hồn tồn đồng ý. Chúng ta không nên né tránh một thực
tiễn, thực tiễn ấy hiện nay đang là điều hết sức bất cập.

Tôi xin đặt vấn đề như sau: Nếu chúng ta có nhiều người khiếu nại đông
người cùng một nội dung, cùng một sự việc, chúng ta yêu cầu tách ra cho từng cá
nhân một, yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải giải quyết theo hướng cho từng cá
nhân, về mặt lý thuyết cũng rất là hay, nhưng trong thực tiễn sẽ khó cho tất cả các
cơ quan giải quyết, khó cho cả cơng dân. Tơi ví dụ việc khiếu nại đơng người của
vài trăm cơng dân có liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng, đền bù, nếu cơ
quan giải quyết phải tách ra khoảng vài trăm đơn. Cơ quan thụ lý giải quyết trong
10 ngày phải giải quyết luôn việc mấy trăm hộ như thế, liệu có đủ thời gian để giải
quyết không? Trong luật này theo tôi chúng ta đã giải quyết được rất nhiều việc,
nhưng có những việc chúng ta khơng nên né tránh, đó là nên giải quyết việc khiếu
nại đông người bằng một số điều khoản cụ thể. Xin hết. Xin cám ơn Quốc hội.

Phan Văn Tường - Thái Ngun
Kính thưa Quốc hội.
Tơi cơ bản nhất trí với nội dung của dự án luật và xin góp ý kiến cụ thể vào 3
nội dung:
Mục 1, Chương III giải quyết khiếu nại. Tôi đề nghị thay bằng trách nhiệm
giải quyết khiếu nại vì 4 lý do như sau:
Lý do thứ nhất, dùng trách nhiệm để thống nhất với các luật, đặc biệt hai luật
mới ban hành, Luật cán bộ, công chức và Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước
phù hợp với cải cách hành chính thay vì coi giải quyết khiếu nại là quyền và vấn
đề việc làm thì bằng trách nhiệm giải quyết và vấn đề phải làm của cán bộ, công
chức.
Lý do thứ hai, xuất phát từ thực tiễn được nhiều đại biểu đánh giá về công
tác giải quyết khiếu nại. Tổ chức, cá nhân được pháp luật giao có thẩm quyền ấy
thường nhường quyền, chia quyền hoặc thực hiện quyền ấy chưa tự giác và tích
cực. Cấp trưởng thì giao cấp phó, thủ trưởng thì giao cơ quan, chưa thấy thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan nào đơn vị lạm quyền giải quyết đó. Xu
hướng là thu hẹp, dưới thì gửi lên trên, trên thì chuyển xuống dưới. Đây chính là
ngun nhân chủ yếu của khiếu nại kéo dài và khiếu nại đông người. Trong luật

xác định khiếu nại là quyền của mọi cơng dân thì phải xác định trách nhiệm của cá
nhân, tổ chức có thẩm quyền mới tương xứng bao gồm cả chủ thể giải quyết, trình
tự và phạm vi giải quyết.
Ý thứ tư là xác định trách nhiệm thuận lợi cho công tác giám sát, kiểm tra
của nhân dân và các cơ quan dân cử. Xác định trách nhiệm theo tôi đề nghị theo
hướng là trách nhiệm đến cùng với những quyết định, hành vi hành chính của
người có thẩm quyền và phân định trách nhiệm đúng, sai và trách nhiệm liên đới,
quyết định của cấp dưới thuộc quyền vì lý do sau: lý do thứ nhất là trách nhiệm
đến cùng với quyết định, hành vi hành chính của mình trong trường hợp quyết
định đó đúng pháp luật là thể hiện tính chiến đấu, trách nhiệm của cơng dân bảo vệ


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

pháp luật trên cương vị người đứng đầu cơ quan, đơn vị là bản lĩnh của thủ trưởng,
cịn nếu sai thì đó là cầu thị và trách nhiệm về sai sót ấy thông qua khắc phục hậu
quả. Đối với cấp dưới thuộc quyền khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, phân định rõ
đúng, sai đây là thể hiện trình độ bản lĩnh trách nhiệm của cấp trên là năng lực cả
về tổ chức và chuyên môn, nếu đúng phải kết luận là đúng, không chỉ bảo vệ pháp
luật, bảo vệ chân lý mà còn tạo điều kiện cho cấp dưới làm việc được tin tưởng.
Trường hợp quyết định hành chính, hành vi vi phạm của cấp dưới sai một phần,
hoặc sai toàn bộ đồng thời kết luận rõ ràng và phương hướng giải quyết và xác
định trách nhiệm của mình cùng cấp dưới khắc phục sai sót ấy. Do đó, tơi đề nghị
soạn thảo chương này theo hướng trên, tức là xác định trách nhiệm của người có
danh tính cụ thể giải quyết khiếu nại trong phạm vi quyền hạn được giao.
Ý thứ hai, tôi xin tham gia về khiếu nại đông người: Ý 5, Điều 10 trong
trường hợp nhiều người cùng khiếu nại và cùng một nội dung thì người tiếp nhận
khiếu nại hướng dẫn cho người viết đơn để được giải quyết, theo tơi thì khơng nên
và nên giữ ngun ý 4, Điều 61 cử đại diện để trình bày với người tiếp cơng dân
trong trường hợp có nhiều người khiếu nại ở cùng một nội dung, vừa thuận tiện

cho người tiếp công dân, nơi tiếp công dân và nhất là tạo điều kiện cho công dân,
qua thực tiễn diễn biến và xu hướng của khiếu nại đông người trong các nguyên
nhân, Chính phủ đã đánh giá một phần bất cập thay đổi về chính sách chủ yếu là
về đất đai. Nguyên nhân này đúng, song không phải là chủ yếu vì chính sách chỉ
áp dụng trên cả nước, nhưng trong tình hình từng tỉnh và cả nước khơng phải
khiếu nại đông người tăng theo tỷ lệ thuận với việc thu hồi giải phóng mặt bằng
mà theo tơi chủ yếu là do trách nhiệm như nêu ở phần trên.
Một lý do khác là do nhận thức của một số người dân về pháp luật, về chính
sách cịn hạn chế, rất có nhu cầu được tư vấn giúp đỡ trong quá trình đỏi hỏi quyền
lợi mà hơn ai hết là những người cùng trong cảnh ngộ chia sẻ và cảm thông.
Thứ ba là sự trì trệ đùn đẩy của hệ thống bộ máy mà cần lấy số đông ở thời
điểm nhạy cảm để tạo áp lực giải quyết. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu, xu thế
hiện nay khiếu nại đông người là liên kết chặt chẽ và thông tin kịp thời và có đi, có
lại, phụ thuộc lẫn nhau, liên tục và hài hịa lợi ích, nguồn lực do đóng góp một
phần và do từ hiệu quả của các đợt khiếu nại trước sẽ là bình thường khi hiện trạng
và của xu thế trên khơng bị kích động, lợi dụng nhưng xu thế đó phát triển phức
tạp, khó lường khi bị kích động, lợi dụng từ mục đích này sang mục đích khác mà
nhiều khi người trong cuộc khơng nhận ra. Do vậy xây dựng luật một mặt tích cực,
chủ động, trách nhiệm giải quyết, mặt khác cũng phải tính đến việc lợi dụng khiếu
nại đông người. Theo tôi là không nên cấm mà nên xây dựng một quy định về
người đại diện, điều kiện cần và đủ để người đại diện khiếu nại, không chỉ tạo điều
kiện cho công dân mà cịn là hình thức gián tiếp tư vấn pháp luật của nhà nước.
Ý thứ ba, tôi xin tham gia vào Chương IV, việc tổ chức tiếp công dân được
đề cập từ Điều 57 đến Điều 64, trách nhiệm, trụ sở, thời gian, hành vi bị cấm xử lý
vi phạm. Tôi đề nghị thêm một nội dung nữa là trình tự và nội dung cơ bản của
buổi tiếp cơng dân vào luật. Trong đó thơng báo kết quả giải quyết khiếu nại từ
phiên tiếp trước đến phiên tiếp sau một cách công khai bao gồm nội dung tiếp


Trung tâm Tin học


nhận đã giải quyết, đang giải quyết và việc khơng được giải quyết. Đây là địi hỏi
chính đáng của nhân dân và cũng là yêu cầu của cải cách hành chính, là thái độ
làm việc nghiêm túc, trách nhiệm của cơng chức, là hình thức làm việc công khai,
rõ ràng và minh bạch. Tiếp công dân dưới nhiều hình thức, nhiều nơi và nội dung
khác nhau là việc làm bình thường và thường xuyên của cán bộ, cơng chức nói
chung và của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nói riêng, của cả đại biểu Quốc hội.
Nhưng tiếp cơng dân trong Luật khiếu nại là tiếp có thể coi là ngồi ý muốn, thực
tế đã chứng minh khơng tiếp do bận, thay đổi lịch tiếp, tiếp một cách hình thức, vì
vậy, luật cần quy định cụ thể để tiếp dân là một chế độ công tác của thủ trưởng.
Nếu buổi tiếp dân có thơng báo kết quả giải quyết như trên thì rất nhiều tác dụng,
thơng báo đó giúp người khiếu nại biết được cụ thể việc của mình, từ đó có thái độ
đồng tình hay phản đối, ít nhất cũng biết được việc của mình đã có người quan
tâm. Thông báo công khai, rộng rãi để các cơ quan liên quan nắm đầy đủ thông tin,
kể cả cấp trên, vì thực tiễn có một việc có thể khiếu nại đến nhiều nơi, nhiều cấp,
có những đơn khiếu nại đã giải quyết lần hai nhưng vì trên khơng nắm được vẫn
ghi vào đơn gửi về tỉnh yêu cầu giải quyết. Đồng thời khắc phục được tình trạng
chuẩn bị thiếu chu đáo của cơ quan chuyên môn tiếp dân một cách hình thức của
thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, nếu làm như vậy sẽ tăng cường mối quan hệ công dân với các cơ
quan, tổ chức. Nếu quyết định như vậy buổi tiếp công dân, tổ chức trong Luật
khiếu nại thời gian đầu sẽ rất sôi động, nhưng chắc chắn thời gian sau thực hiện
chất lượng các quyết định sẽ chất lượng cao hơn, hành vi cán bộ, công chức sẽ
đúng pháp luật và ngày càng văn minh. Thông qua buổi tiếp công dân cũng là tự
bồi dưỡng cho chính mình về mọi mặt. Do vậy Luật khiếu nại cần qui định cụ thể.
Tơi cũng hình dung ra nếu mỗi tháng cấp tỉnh ít nhất tiếp cơng dân một lần và
thông báo đầy đủ công việc khiếu nại đã giải quyết, đang giải quyết và việc không
giải quyết. Đại biểu Quốc hội tiếp cận không chỉ là giám sát mà cịn qua đó đánh
giá tác động nhiều mặt của chính sách pháp luật đã ban hành. Tơi xin hết ý kiến,
xin cảm ơn Quốc hội.


Nguyễn Minh Hà - TP Hà Nội
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.
Kính thưa Quốc hội.
Tơi xin có một số ý kiến đóng góp về dự án Luật khiếu nại như sau:
Trước hết tôi hết sức tán thành về sự cần thiết phải ban hành Luật khiếu nại
trên cơ sở tách hai Luật khiếu nại, tố cáo thành Luật khiếu nại và Luật tố cáo.
Đồng thời bổ sung, sửa đổi qui định hiện hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
chính đáng của các tổ chức, cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức trong quan
hệ đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Nhìn chung dự thảo luật
đã được chuẩn bị kỹ, các qui định trong dự thảo luật đã được qui định một cách
chặt chẽ và rõ ràng, việc mở thêm hướng giải quyết khiếu nại ngay trong qui trình
giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tạo điều kiện để cho các tổ chức, cá nhân, cán bộ,
công chức, viên chức lựa chọn hình thức khiếu nại để yêu cầu xem xét lại quyền


QUỐC HỘI KHĨA XII - KỲ HỌP THỨ 08

lợi chính đáng cho mình. Hơn nữa việc qui định về việc khơng thụ lý khiếu nại đã
có quyết định giải quyết lần hai Điều 13, Khoản 7, khiếu nại đã được tòa án thụ lý
hoặc đã được giải quyết khiếu nại bằng bản án quyết định của tòa án Điều 13,
Khoản 8 sẽ chấm dứt được tình trạng cơ quan hành chính cấp trên tiếp tục thụ lý
khiếu nại đã được giải quyết và việc tổ chức, cá nhân tiếp tục khiếu nại kéo dài.
Về các vấn đề cụ thể tôi xin được góp ý như sau. Về phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng các Điều 1, 2 và 4 theo tôi chưa thực sự phù hợp.
Thứ nhất, Điều 1 dự thảo luật không quy định phạm vi điều chỉnh là khiếu
nại và giải quyết khiếu nại của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên trong
Điều 4, Khoản 2 lại quy định khiếu nại, giải quyết khiếu nại của các đơn vị sự
nghiệp công lập được áp dụng theo luật này. Như vậy luật không quy định phạm vi
là các đơn vị sự nghiệp nhưng đương nhiên các đơn vị sự nghiệp khi giải quyết

khiếu nại các cá nhân, tổ chức có liên quan khi khiếu nại phải tuân theo luật này.
Đây là sự chưa thống nhất về đối tượng áp dụng của luật.
Thứ hai, Điều 1 chỉ quy định phạm vi điều chỉnh đối với quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức mà chưa điều chỉnh đối tượng là viên chức. Thực tiễn ở các cơ
quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp cơng lập vẫn chưa có sự phân biệt cụ thể
giữa cơng chức và viên chức trong Luật cán bộ, công chức và các văn bản dưới
luật vì trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp vừa có đối tượng là cán bộ,
cơng chức vừa có đối tượng là cơng chức. Nếu dự thảo luật không quy định đối
tượng này trong luật sẽ phát sinh các trường hợp khi viên chức trong cơ quan hành
chính nếu thực hiện quyền được khiếu nại sẽ không được đảm bảo.
Thứ ba, dự thảo luật quy định phạm vi điều chỉnh gồm cả việc tổ chức tiếp
công dân, việc đưa nội dung này vào điều chỉnh thể hiện sự coi trọng đối với hoạt
động tiếp công dân. Tuy nhiên việc tiếp công dân chỉ là một khâu trong quy trình
giải quyết khiếu nại. Hơn nữa trong q trình tiếp nhận khiếu nại cơ quan có thẩm
quyền có thể tiếp nhận trực tiếp hoặc nhận đơn qua đường bưu điện như Điều 10.
Do đó, phạm vi điều chỉnh nên sửa thành: "Việc tiếp nhận khiếu nại trong đó bao
hàm cả việc tổ chức tiếp cơng dân"
Với 3 lý do trên, tôi đề nghị sửa Điều 1 như sau: "Luật này quy định về khiếu
nại, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của các cơ quan hành chính Nhà nước, của đơn vị sự nghiệp công lập, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan sự nghiệp
công lập, khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại" Nếu theo ý kiến
này dự thảo luật cần có những quy định để phân định các trường hợp tiếp nhận và
giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cơng lập, đảm
bảo tính đặc thù của 2 mơ hình trên.
Hai, về khiếu nại không được giải quyết ở Điều 13, các văn bản hiện hành và
thực tế giải quyết khiếu nại tại cơ sở cho thấy cịn một trường hợp khơng thụ lý
giải quyết như: đơn khiếu nại gửi nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp đề nghị giải
quyết, đơn thư không rõ nội dung, đơn thư khơng có chữ ký của người khiếu nại.

Hơn nữa Điều 10, Khoản 5 quy định: "Trong trường hợp nhiều người khiếu nại


Trung tâm Tin học

cùng một nội dung, người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người viết đơn riêng để
được giải quyết" Điều này đồng nghĩa với việc đơn khiếu nại tập thể khơng được
thụ lý giải quyết. Do đó, đề nghị bổ sung 4 trường hợp: đơn khiếu nại gửi nhiều cơ
quan thuộc nhiều cấp để đề nghị giải quyết, đơn thư khơng rõ nội dung, đơn thư
khơng có chữ ký của người khiếu nại, đơn khiếu nại tập thể vào Điều 13.
Thứ ba, về tổ chức tiếp công dân Chương V của dự thảo luật quy định về
hoạt động tiếp công dân để tiếp nhận việc khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh
là chưa thật sự phù hợp với tên gọi của luật và nội dung quy định trong dự thảo
luật. Hơn nữa, tiếp công dân là một khâu được thực hiện trước việc giải quyết
khiếu nại nhưng Ban soạn thảo lại đưa chương này vào sau các chương về giải
quyết khiếu nại là chưa đảm bảo tính logic, theo tơi chỉ nên quy định riêng hoạt
động tiếp công dân để tiếp nhận khiếu nại trong luật này. Đồng thời quy định hoạt
động tiếp công dân, tố cáo trong Luật tố cáo và quy định thêm các trường hợp tiếp
nhận các kiến nghị phản ánh của công dân. Chính vì vậy, tơi đề nghị đưa nội dung
này vào sau Chương I những quy định chung để đảm bảo tính logic của trình tự
tiếp nhận đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại.
Thứ tư, về giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, theo tôi đã được quy định
trong Luật hoạt động giám sát và Nghị quyết số 228 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội rồi. Tuy nhiên, các quy định trên chưa quy định rõ về mặt thời gian, trình tự
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả lời. Do đó việc thụ lý và giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo do Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cịn rất chậm. Bởi vì, qua hoạt động giám sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đồn đại biểu Quốc hội của Hà Nội chúng tơi thấy
trong 2 tháng 8 và tháng 9 thì đồn đã chuyển 2.465 đơn nhưng chỉ nhận được 934

văn bản trả lời, tức là khoảng 37,8% . Trong đó trả lời trong thời hạn là 716 đơn,
bằng 29,05%. Chính vì vậy để khắc phục thực tế hiện nay, xin đề nghị quy định cụ
thể việc tiếp nhận, thụ lý các khiếu nại của công dân do Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
được chuyển đến theo trình tự, thủ tục của luật này. Đồng thời quy định trong thời
hạn 5 ngày phải có văn bản báo cáo về việc tiếp nhận thụ lý và giải quyết khiếu
nại, các tổ chức cá nhân có thẩm quyền nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại
Điều 41 và Điều 46 của luật này.
Trên đây là một số đóng góp ý kiến của tơi, xin cảm ơn Quốc hội.

Hà Cơng Long - Gia Lai
Kính thưa Chủ tọa phiên họp,
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Tơi xin tham gia ý kiến về quy định tiếp công dân và khiếu nại đông người
trong dự án Luật khiếu nại như sau:
Trước hết, tôi nhận thấy trong khi chưa ban hành được Luật về tiếp cơng dân,
để có quy định pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của
cơng dân theo quy định của Hiến pháp thì việc quy định về tổ chức tiếp công dân


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

trong Luật khiếu nại với phạm vi áp dụng cho cả tiếp cơng dân khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực hành chính, tư pháp, cũng như tiếp công dân kiến nghị, phản ánh là
cần thiết.
Về quy định tổ chức tiếp công dân, qua nghiên cứu so sánh với Luật khiếu
nại, tố cáo hiện hành, tôi thấy quy định trong dự thảo luật này khơng có gì mới,
ngoại trừ thể chế hóa vào luật về trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và
Nhà nước đã được quy định tại Thông báo của Ban bí thư Trung ương Đảng số
164 ngày 23/10/1989 như sau: lập trụ sở tiếp dân chung của Trung ương Đảng,

Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và và Hội đồng Bộ trưởng để tiếp cán bộ, Đảng
viên, nhân dân lên Trung ương khiếu, tố, các kiến nghị và phản ánh tình hình, Văn
phịng Trung ương Đảng, Văn phịng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Văn phòng
Hội đồng Bộ trưởng cử cán bộ có đủ năng lực, thẩm quyền đến trụ sở chung nói
trên để tiếp, xử lý phần việc thuộc cơ quan mình.
Vấn đề cần lưu ý là tuy trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà
nước đã được lập và hoạt động, nhưng khi ban hành Luật khiếu nại, tố cáo năm
1998 không quy định vào luật. Nay quy định vào luật tôi đề nghị không thể quan
niệm trụ sở chỉ là nơi tiếp cơng dân, điều quan trọng là cần nghiên cứu tìm giải
pháp để khắc phục những bất cập về việc tổ chức tiếp công dân mà Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã đề cập trong nhiều báo cáo cụ thể là: Luật khiếu nại, tố
cáo quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm
quyền của Chính phủ, nhưng lại chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với thanh
tra Chính phủ. Văn phịng Chính phủ tuy khơng được quy định trong luật, nhưng
lại là cơ quan tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với Chính phủ, đồng thời thực
hiện trách nhiệm tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Ban Dân nguyện là cơ quan
được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị với Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội, nhưng lại chưa được
luật giao thẩm quyền giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hội đồng dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội là cơ quan được luật quy định trách nhiệm tiếp công
dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì khơng tổ chức tiếp cơng dân.
Chính vì vậy các cơ quan huyện đang tham gia tiếp cơng dân tại trụ sở gặp nhiều
khó khăn, lúng túng trong việc tiếp, giải quyết, giám sát việc giải quyết các vụ
việc khiếu nại bức xúc dai dẳng kéo dài như các đại biểu đã biết. Để khắc phục
vấn đề nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI, Khóa XII đều đã u cầu
Chính phủ tổng kết xây dựng Đề án đổi mới phương pháp tiếp công dân, hiện Đề
án đã được xây dựng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho ý kiến tại Thơng báo số
307, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định 858 ngày 14 tháng 6 năm

2010, trong đó quy định tổ chức tiếp cơng dân theo mơ hình tập trung ở Trung
ương và cấp tỉnh.
Quán triệt nội dung Kết luận của Bộ Chính trị về việc cấp công dân tại
Thông báo số 130 ngày 10 tháng giêng năm 2008, khẩn trương củng cố, kiện toàn
tổ chức bộ máy làm công tác tiếp công dân, gắn tiếp dân với giải quyết khiếu nại,


Trung tâm Tin học

tố cáo, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát việc
tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó tập trung vào việc giám sát trách
nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền, giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt kéo dài.
Tôi đề nghị quy định vào Luật khiếu nại về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, trước Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp công dân gắn với kiểm tra,
theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các vụ việc công dân đến trụ sở khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền. Về khiếu nại đơng người, Chính phủ đề
nghị không quy định vào luật, nhưng theo tôi đây là vấn đề rất cần được quy định
trong luật vì việc tiếp và xử lý đơng người trong thời gian qua gặp rất nhiều khó
khăn, lúng túng do chưa có quy định của pháp luật. Ví dụ như việc khiếu nại của
công dân 3 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng n về việc khơng nhất trí với
quyết định của Thủ tướng Chính phủ thu hồi gần 500 ha đất nông nghiệp để xây
dựng khu đô thị sinh thái ECOPAC dai dẳng kéo dài từ năm 2005 đến nay, từ đầu
kỳ họp Quốc hội đến nay đã 8 lần đến khiếu nại, 3 lần gần đây mỗi lần khoảng 500
người. Phát biểu tại phiên họp thảo luận tại hội trường, Tổng thanh tra Chính phủ
cho rằng vụ việc này Thủ trướng Chính phủ đã giải quyết kết luận, Quốc hội đã
giám sát kết luận trả lời, nhưng công dân vẫn không chấp nhận, tiếp tục khiếu nại
ngày càng gay gắt.
Kính thưa Quốc hội,

Đúng là Ban Dân nguyện đã nhiều lần tiếp cơng dân báo cáo với Quốc hội
nhưng vì Ban Dân nguyện không được giao thẩm quyền giám sát, cơ quan của
Quốc hội có thẩm quyền giám sát thì lại chưa giám sát, vì vậy chưa thể kết luận
việc giải quyết vụ việc nêu trên là đúng hay sai. Nếu như có tiến hành giám sát thì
cũng khó có thể u cầu cơng dân chấm dứt khiếu nại vì chưa có quy định của
pháp luật làm căn cứ giám sát. Thực tế cũng cho thấy đã có rất nhiều địa phương
chấp nhận và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với nhiều người.
Ví dụ ngay trước ngày thảo luận tổ về luật này, khoảng 100 công dân đến
cổng Quốc hội khiếu nại, Ban Dân nguyện tiếp thì thấy đây là một vụ việc khiếu
nại về thu hồi đất đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giải quyết bằng
quyết định giải quyết khiếu nại đối với công dân các phường Tương Mai, Tân Mai,
Giáp Bát nhưng công dân không đồng ý. Đáng lưu ý là người đại diện cho 92 hộ
dân làm đơn khởi kiện vụ việc này ra tòa, tòa án đã chấp nhận ra thông báo trả lại
đơn đối với người đại diện. Khi người đại diện khiếu nại, Chánh án đã ban hành
quyết định giải quyết khiếu nại, như vậy cả cơ quan hành chính và tư pháp thủ đơ
đều đã thụ lý giải quyết đơn đối với người đại diện trong vụ việc khiếu nại đông
người. Mặt khác, ngay trong dự thảo luật này, cũng đã quy định người khiếu nại có
thể ủy quyền cho luật sư khiếu nại. Khi có nhiều người khiếu nại về cùng nội
dung, người tiếp công dân u cầu cơng dân cử đại diện để trình bày nhưng lại
khơng quy định trình tự, thủ tục giải quyết đối với người đại diện là không nhất
quán. Trên đây là một số ý kiến tôi tham gia vào dự án luật. Xin trân trọng cảm ơn
Quốc hội.


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

Lê Dũng - Tiền Giang
Kính thưa Quốc hội,
Về dự án Luật khiếu nại, tơi xin góp mấy ý kiến như sau:
Một, tình trạng khiếu nại đông người đã diễn ra ở nhiều nơi là một thực tế

đáng quan tâm, đã có nhiều vụ những người dân khiếu nại từ các địa phương khác
nhau, nội dung khiếu nại khác nhau đã tìm cách tổ chức cùng nhau tập hợp đông
người, gây mất trật tự tại những nơi công cộng, cả trước Đại sứ qn nước ngồi.
Vậy đây có thuần túy là những khiếu nại của cơng dân cho quyền lợi của mình hay
là bị lợi dụng, kích động bởi âm mưu tập hợp để tập dượt nhằm ý đồ đen tối nào
đó? Theo tôi, rõ ràng là các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng tình trạng này để
kích động gây rối, sự kích động để lợi dụng đó sắp tới có thể tinh vi hơn, vừa trắng
trợn hơn.
Do vậy, nếu Luật không quy định để điều chỉnh, tạo hành lang pháp lý nhằm
chấn chỉnh và giải quyết tình trạng khiếu nại đơng người thì các cấp, các ngành sẽ
tiếp tục lúng túng trong xử lý. Tình trạng này để kéo dài hiện tượng khiếu nại đơng
người có thể sẽ phát triển và tích tụ những tiềm ẩn, nếu trong một thời điểm nhạy
cảm nào đó bùng phát sẽ gây ra những phức tạp vô cùng. Tôi đề nghị Luật khiếu
nại cần có những quy định về khiếu nại đơng người, thế nào là khiếu nại đơng
người, trình tự thủ tục của việc khiếu nại đơng người, trình tự thủ tục để giải quyết
khiếu nại đông người, những việc được làm, những hành vi nghiêm cấm trong
khiếu nại đông người, những quy định đó cần rõ ràng, cụ thể nhằm giải quyết kịp
thời có hiệu quả quyền lợi, nguyện vọng chính đáng hợp pháp của công dân, đồng
thời ngăn ngừa và có cơ chế xử lý nghiêm khắc đối với kẻ xấu.
Hai, tôi hoan nghênh đề nghị bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ một khoản
nội dung giải thích về quyết định khiếu nại như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp
luật. Được như vậy mới đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người khiếu nại, nâng cao
ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Ba, về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Thực tế có nhiều trường hợp khiếu nại chính đáng của người dân đã được cấp có
trách nhiệm giải quyết và ra quyết định đúng pháp luật nhưng khơng được cơ quan
hành chính Nhà nước thi hành hoặc đùn đẩy, kéo dài. Từ đó phát sinh phức tạp
khác, do vậy người dân buộc phải khiếu nại gay gắt để gây áp lực hoặc chờ không
được phải chạy. Để đề cao trách nhiệm của cán bộ cơ quan hành chính Nhà nước,
đáp ứng quyền lợi hợp pháp của cơng dân và thiết lập kỷ cương trong giải quyết

khiếu nại tôi đề nghị bổ sung vào Khoản 2, Điều 16 Dự thảo một tiết quy định về
nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại như sau: "đôn đốc, kiểm tra việc quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được thi hành".
Bốn, về quy định tiếp công dân của thủ trường cơ quan Nhà nước. Tôi tán
thành và hoan nghênh Dự thảo luật có quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước tiếp công dân. Việc tiếp cơng dân này
tuy có thể chưa giải quyết được khiếu nại nhưng sẽ giúp cho các vị lãnh đạo cao
nhất của mỗi cấp nắm được tình hình khiếu nại, hiểu rõ hơn những vấn đề bức xúc


Trung tâm Tin học

của dân để chỉ đạo giải quyết có hiệu quả và đáp ứng sự mong mỏi của dân. Với
người dân có bức xúc phải đi khiếu nại ln có mong muốn được gặp trực tiếp để
trình bày những thắc mắc khiếu nại với người đứng đầu của cơ quan Nhà nước, đó
là niềm tin của người dân đối với các vị đó. Nhưng người đứng đầu thường bận
nhiều việc, nếu luật khơng quy định rõ hơn thì người đứng đầu có thể ủy nhiệm
cho cấp phó hoặc cán bộ khác tiếp cơng dân thì hiệu quả sẽ không cao.
Để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, thể hiện Nhà nước của dân, do
dân, vì dân tơi đề nghị luật quy định rõ chủ tịch Ủy ban nhân dân, thủ trưởng cơ
quan phải tự mình trực tiếp tiếp công dân, không được ủy quyền cho người khác,
trừ những trường hợp bất khả kháng, với những quy định cụ thể. Luật cũng cần
quy định về việc định ngày tiếp công dân của các cấp cơ quan Nhà nước, ngày tiếp
cơng dân có thể do từng nơi quy định nhưng phải là ngày cố định trong tháng,
trong tuần và phải được thông báo công khai, rộng rãi.
Năm, thực tế thời gian qua có người, có khi nhiều người có những vụ khiếu
nại những người khiếu nại không đến nơi tiếp công dân, nơi giải quyết khiếu nại,
họ tụ tập ở những nơi cơng cộng, đến nhà riêng đón đường, đón xe lãnh đạo, cán
bộ. Tơi nghĩ đây khơng phải là hành vi thể hiện dân chủ mà biểu hiện thiếu kỷ
cương, những hình ảnh khơng đẹp và làm cho trật tự xã hội thêm phức tạp. Tôi đề

nghị luật cùng với việc tạo điều kiện cho người dân được thực hiện quyền khiếu
nại. Cần qui định rõ người khiếu nại phải đến khiếu nại ở những nơi tiếp công dân
của Ủy ban nhân dân, của cơ quan Nhà nước các cấp. Đồng thời có điều khoản
nghiêm cấm đến khiếu nại ở những nơi như đã nêu trên.
Sáu, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu một số nội dung cụ thể như Điều
7, Khoản 6, qui định nghiêm cấm hành vi đe dọa xúc phạm người có trách nhiệm
giải quyết khiếu nại. Tôi đề nghị cần qui định không chỉ khơng được đe dọa xúc
phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, mà cũng không được đe đọa xúc
phạm những người có liên quan giải quyết khiếu nại. Đề nghị bổ sung nghiêm cấm
triệt để hành vi huy động tiền, vật chất trái pháp luật để đi khiếu nại và qui định rõ
biện pháp xử lý đối với những người này.
Ở Điều 14 dự thảo luật qui định người khiếu nại được ủy quyền cho người
khác để khiếu nại. Nhưng tại Mục 2 chưa có qui định quyền và nghĩa vụ của người
được ủy quyền, đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung này. Mặt khác đề nghị bổ
sung qui định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị xã hội trong trợ giúp
pháp lý, trong bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên thuộc tổ chức ấy
trong khiếu nại.
Ở Điều 63 cần qui định rõ hơn thế nào là thiếu trách nhiệm trong tiếp công
dân để luật rõ ràng và dễ thực hiện. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Bùi Sỹ Lợi - Thanh Hố
Kính thưa Quốc hội.
Tơi xin tham gia một số ý kiến về dự án Luật khiếu nại như sau:
Trước hết tôi thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật khiếu nại trên cơ sở
chúng ta tách Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành thành hai luật, Luật khiếu nại và


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

Luật tố cáo. Vì hiện nay tình hình đơn thư khiếu nại vẫn có xu hướng gia tăng và

kết quả giải quyết nhiều vụ việc của chúng ta vẫn khơng có hồi kết. Ngun nhân
có rất nhiều, tơi chỉ xin nhấn mạnh 4 vấn đề sau.
Một là các cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại nhưng chưa thỏa đáng
hoặc không giải quyết một cách kiên quyết.
Thứ hai, theo quy định hàng tháng thủ trưởng cơ quan phải bố trí một ngày
tiếp cơng dân, nhưng trong thực tế thì thường là các thủ trưởng cơ quan khơng bố
trí được thời gian do nhiều lý do. Đồng thời kết quả giải quyết tiếp cơng dân của
chúng ta thì lại khơng ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của
pháp luật mà chủ yếu là ra các thông báo để trả lời cho công dân.
Vấn đề thứ ba là cán bộ giải quyết khiếu nại nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức
và địa phương không nắm chắc được pháp luật hoặc cùng một sự việc khiếu nại
nhưng nhiều cơ quan hoặc nhiều người trả lời lại rất khác nhau.
Thứ tư là công dân gửi đơn đi quá nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp từ
Trung ương Đảng, Quốc hội đến Chính phủ nên khơng rõ cơ quan nào có chức
năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tôi chỉ đơn cử Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội từ đầu khóa Quốc
hội XII đến hết quý III năm 2010 đã nhận 9.059 đơn. Ủy ban đã chuyển đơn cho
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết là 1.186 đơn, chuyển và đôn đốc giải quyết
là 892 đơn, xử lý và lưu đến 6.981 đơn do đơn bị trùng, khơng có nội dung hoặc là
đơn nặc danh.
Về kết quả đôn đốc giải quyết trong 892 thuộc thẩm quyền của Ủy ban các
vấn đề xã hội của Quốc hội chuyển thì chỉ có 361 cơng văn của các cơ quan, tổ
chức trả lời, trong đó có 219 công văn cơ quan chức năng trả lời là đã giao cho cơ
quan có thẩm quyền xem xét giải quyết nhưng cũng không được giải quyết, 142
công văn trả lời là giải quyết hết thẩm quyền. Từ thực trạng trên chúng tôi xin kiến
nghị Ban soạn thảo nghiên cứu một số nội dung dự án luật như sau:
Thứ nhất, về mặt phạm vi điều chỉnh thực tế hiện nay công dân khiếu nại
trong rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khơng chỉ là lĩnh vực hành chính vì vậy
tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để mở rộng phạm vi điều chỉnh luật để đảm
bảo quyền lợi khiếu nại của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Vấn đề thứ hai, về khiếu nại đông người. Xuất phát từ khiếu nại lâu nay là
đơng người thì áp lực giải quyết khiếu nại sẽ có cơng lực tốt hơn cho nên chính vì
lẽ đó tình trạng khiếu nại đông người vẫn tiếp tục tăng lên. Khiếu nại đông người
lâu nay trong luật của chúng ta nghiêm cấm nhưng thực tế vẫn tồn tại khách quan,
vì vậy, tơi thống nhất như một số đề nghị là dự thảo luật cần có quy định về
nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định trình tự thủ tục giải quyết để đảm bảo
quyền khiếu nại của công dân.
Vấn đề thứ ba, về trình tự thủ tục giải quyết theo quy định tại Mục 2, Mục 3
Chương III tôi thấy đây là một nội dung hết sức cơ bản của Luật khiếu nại mà lần
này chúng ta thông qua. Tại sao như vậy? Vì hiện nay cơng dân đến khiếu nại và
chúng ta khơng giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục cho nên vẫn chuyển đi vịng
vo. Ở đây có một vấn đề tôi xin đề nghị trong khi chúng ta đang cho ý kiến luật


Trung tâm Tin học

này lần đầu cho nên Chính phủ nên có tổng kết đánh giá lại việc giải quyết Luật
khiếu nại hiện hành của chúng ta hiện nay.
Thứ nhất là chúng ta đánh giá xem trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu
của cơ quan, tổ chức mà người khiếu nại đến khiếu nại xem có bao nhiêu phần
trăm đơn khiếu nại được giải quyết và trả lời đúng thẩm quyền.
Thứ hai, là cơ quan cấp trên được xem xét giải quyết khiếu nại lần hai thì có
bao nhiêu phần trăm được giải quyết đúng pháp luật và giải quyết đúng được yêu
cầu của công dân. Chúng tôi thấy rằng trong đánh giá chung và thực tế theo dõi thì
cả hai cơ quan này, cơ quan giải quyết lần đầu thì bảo lưu kết quả của mình cho
rằng đã đúng, khi công dân khiếu nại được trả lời là đã được giải quyết theo đúng
trình tự, thủ tục và quyết định đã ban hành. Cơ quan cấp trên khi giải quyết lại
quyết định của cơ quan giải quyết lần đầu cũng không tiến hành đối thoại với đối
tượng khiếu nại. Chính vì khơng đối thoại hoặc khơng khảo sát, không giải quyết
đúng và dựa vào văn bản trả lời của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu, lại cũng

tiếp tục trả lời cho công dân là đã được xem xét giải quyết đúng thẩm quyền.
Chính vì lẽ đó mà các đơn thư khiếu nại của chúng ta vòng vo, khơng có hồi kết.
Chúng tơi thấy một điển hình hiện nay là trường hợp của bà Dung khiếu nại
về việc giải quyết đất đai ở Hà Đông đã được các cơ quan giải quyết, Thường vụ
Quốc hội đã xem xét, hiện nay tất cả đại biểu Quốc hội chúng ta hằng ngày đều
nhận được tin nhắn của bà này kêu cứu, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đề
nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét lần này và tố cáo Ban Dân huyện của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội. Trên tinh thần đó chúng tơi xin đề nghị Chính phủ nên xem
xét, Ban soạn thảo đánh giá kỹ lại việc chúng ta thực hiện luật hiện hành để chúng
ta xem lại. Về mặt quan điểm cá nhân tôi xin đề nghị chúng ta nên quy định ngay
cho cơ quan cấp trên của người bị khiếu nại là cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu
cũng là lần cuối cùng, nếu như người khiếu nại khơng đồng ý có quyền khởi kiện
ra tòa. Chúng ta xử lý như thế này thì trách nhiêm cao hơn, nếu đi theo hai bước
như quy trình hiện nay của Luật khiếu nại mà chúng ta sửa thì tơi thấy khơng có gì
thay đổi và cũng khơng có gì sáng sủa hơn luật hiện hành chúng ta hiện nay.
Về vấn đề cụ thể thì tôi thấy trong Điều 7 các hành vi nghiêm cấm thì chúng
ta quy định là 8 hành vi nghiêm cấm, nhưng tôi thấy hành vi mà chúng ta quy định
ở Khoản 3, Khoản 4 thì khơng hiểu rằng tính khả thi của nó như thế nào. Ví dụ,
bao che như thế nào thì chúng ta biết là bao che cho những người khiếu nại hoặc
tố cáo hoặc kích động, cưỡng ép thì như thế nào. Tơi xin đề nghị là bổ sung thêm 2
hành vi bị cấm mà trong thực tế diễn ra rất phổ biến nhưng chúng ta lại không đưa
vào.
Một là sử dụng các thông tin sai sự thật, tài liệu giả mạo.
Hai là khiếu nại thuê khi người khiếu nại có đủ hành vi thì tơi thấy đây là 2
điểm lâu nay tình hình khiếu nại vẫn diễn ra. Tôi xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Trần Thị Hoa Ry - Bạc Liêu
Kính thưa Quốc hội,



QUỐC HỘI KHĨA XII - KỲ HỌP THỨ 08

Tơi đồng tình với nhiều nội dung đã thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ,
cũng như trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật. Tơi xin đóng góp 5 vấn đề
cụ thể để góp phần vào hồn thiện Luật khiếu nại.
Thứ nhất, liên quan đến chủ thể thực hiện quyền khiếu nại được quy định tại
Điều 3, tại Khoản 3 của Điều 3 có quy định là người khiếu nại là công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Như vậy, theo
quy định này chủ thể thực hiện quyền khiếu nại đối với cá nhân thì chỉ là cơng dân
Việt Nam. Nhưng trong thực tiễn việc khiếu nại có thể xảy ra khơng chỉ là cơng
dân Việt Nam mà cịn có thể là các cá nhân khác, ví dụ như người nước ngồi ở tại
Việt Nam hoặc người khơng có quốc tịch đang sinh sống ở tại nước ta. Chính vì
vậy, cho dù họ muốn hay khơng thì cũng phải tham gia vào các quan hệ pháp luật
ở tại nước ta, theo đó họ cũng có thể bị tác động bởi các quyết định hoặc hành vi
hành chính của chủ thể có thẩm quyền ban hành. Nếu họ có căn cứ cho rằng các
quyết định hành vi này trái pháp luật và xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của họ
thì họ cũng phải có quyền khiếu nại vào vấn đề này theo quy định của luật hiện
hành cũng đã được thể hiện ở tại Điều 110. Chính vì vậy, tại Khoản 3, Điều 3 dự
thảo quy định việc khiếu nại là công dân là chưa bao hàm hết chủ thể khiếu nại có
quyền khiếu nại, chỉ có cơng dân Việt Nam thì mới có quyền khiếu nại cịn các chủ
thể khác như người nước ngồi, người khơng quốc tịch thì khơng có quyền khiếu
nại. Tơi đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc thêm về vấn đề này và nên biết sử dụng
khái niệm là "cá nhân" thay cho "công dân" là hợp lý hơn, trong đó bao gồm cả
cơng dân Việt Nam, người nước ngồi và người khơng quốc tịch đang sinh sống ở
tại Việt Nam.
Vấn đề thứ hai, tại Khoản 4, Điều 3 quy định: cơ quan, tổ chức có quyền
khiếu nại. Trong này quy định bao gồm là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ
trang nhân dân. Tôi thấy Ban Soạn thảo nên cần cân nhắc thêm vấn đề này bởi vì
quy định như vậy là chưa ổn. Trong các cơ quan tổ chức này có cơ quan tổ chức

lại giữ vị trí, vai trị lãnh đạo mà lại đi khiếu nại cơ quan hành chính tơi cho là
khơng hợp lý. Vì nếu trong quá trình thực hiện, chủ thể cơ quan Nhà nước có bị
tác động bởi các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của chủ thể có
thẩm quyền thì các chủ thể này có quyền đề nghị, yêu cầu xem xét giải quyết là
được.
Một vấn đề nữa, tơi rất e ngại vì theo quy định của Khoản1, Điều 9: chủ thể
khơng chỉ có quyền khiếu nại đến người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan
của người ra quyết định hành chính mà cịn có quyền khởi kiện ra tịa án. Nếu xảy
ra trường hợp giữa cơ quan Nhà nước khởi kiện nhau ra tịa án thì khơng biết sự
việc này sẽ đi về đâu.
Từ những phân tích trên, tơi đề nghị đối với chủ thể là tổ chức chỉ nên bao
gồm là tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức kinh tế, khơng quy định các tổ chức
cịn lại.
Về hình thức khiếu nại, tôi cơ bản tán thành với Khoản 5 của Điều 10 quy
định về hình thức khiếu nại nhiều người cùng một nội dung thì chúng ta xem xét


Trung tâm Tin học

giải quyết ở trong luật này. Tuy nhiên, quy định như việc hướng dẫn cho từng
người viết đơn riêng lẻ tôi thấy phát sinh thủ tục này không cần thiết và nhiều đại
biểu đã phát biểu trước tơi đã phân tích về vấn đề này. Tơi đề nghị Ban Soạn thảo
nên cân nhắc thêm trong trường hợp này nên quy định theo hướng cho phép họ có
thể ủy quyền cho người đại diện thì để chúng ta giải quyết hợp lý hơn.
Vấn đề thứ ba, về nghĩa vụ của người bị khiếu nại tại Khoản 2, Điều 15. Tại
Điểm a quy định: được tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp
pháp tham gia đối thoại. Tôi thấy quy định nghĩa vụ của người bị khiếu nại là chưa
phù hợp, dễ dẫn đến việc người khiếu nại khơng làm trịn trách nhiệm của mình
mà vẫn hợp pháp. Trong khi đó tình hình khiếu nại thời gian qua khơng những
khơng giảm mà cịn tăng rất nhiều như trong Báo cáo của Chính phủ về cơng tác

giải quyết khiếu nại năm 2009, có địa phương tăng trên 250%, cũng khơng ít
người dân đến khiếu nại có thái độ rất bức xúc, gay gắt. Một trong những nguyên
nhân đó là chưa quan tâm, lắng nghe ý kiến người dân, giải quyết không đến nơi,
đến chốn hoặc xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của người dân. Tôi thiết nghĩ một
trong những cơ sở quan trọng để giải quyết có hiệu quả vấn đề khiếu nại hiện nay
đó là vấn đề đối thoại trực tiếp với người khiếu nại. Vấn đề này phải thể hiện trong
luật, không chỉ là trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại mà còn là trách
nhiệm của người bị khiếu nại buộc phải lắng nghe ý kiến, đối thoại trực tiếp với
người khiếu nại. Chỉ trong trường hợp bất khả kháng không tham gia đối thoại
được thì mới ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình.
Vấn đề thứ tư, về quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
được quy định tại Điều 16. Tôi đề nghị bổ sung thêm vào Khoản 2 điều này một ý
là trong trường hợp giải quyết khiếu nại nhiều người cùng một nội dung thì phải tổ
chức việc gặp gỡ đối thoại với người khiếu nại xem như là thủ tục bắt buộc, phải
được xem xét thận trọng ngay từ đầu, trừ những trường hợp người khiếu nại đồng
ý với hướng giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
Vấn đề thứ năm, về xử lý vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại tại
Điều 41, tơi thấy quy định như hình thức kỷ luật, khiển trách đối với các hành vi vi
phạm tại các Điểm d, đ, e, g và h, cụ thể như làm sai lệch hồ sơ trong quá trình
giải quyết khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật, bao che cho
người bị khiếu nại mà chỉ bị xử lý khiển trách, tôi cho là quá nhẹ nhàng và không
tương xứng với hành vi vi phạm. Chính vì vậy đối với 5 điểm này tơi đề nghị áp
dụng ít nhất phải là hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức và cách
chức hoặc buộc thơi việc. Tơi xin có một số ý đóng góp, xin hết. Xin cảm ơn Quốc
hội.

Dương Thị Thu Hà - Lào Cai
Kính thưa Quốc hội,
Để góp phần hồn thiện dự thảo Luật khiếu nại tôi xin tham gia trực tiếp vào
một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất là về việc tổ chức tiếp công dân. Theo quy định của Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng như dự thảo Luật khiếu nại lần này


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

tại Điều 59 quy định tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước tại các
Điểm a, b, c, d của Khoản 1 thì trách nhiệm tiếp cơng dân thuộc chức danh Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Thực tiễn tiếp công dân trong
thời gian qua cho thấy theo chủ trương của Nhà nước ta đó là phân cấp mạnh cho
cơ sở nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do bận rất nhiều công việc phải
thường xuyên đi họp vắng hoặc đi cơ sở hoặc giải quyết một số công việc khác
nên rất khó duy trì lịch tiếp cơng dân theo quy chế tiếp công dân đã được thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết tại trụ sở tiếp công
dân, khi công dân thắc mắc cán bộ tiếp cơng dân rất khó xử lý hoặc có giải thích.
Để phù hợp với thực tế nêu trên nên quy định việc ủy quyền tiếp cơng dân cho cấp
phó khi chủ tịch đi vắng trong dự thảo luật này để khắc phục tình trạng bất cập
trong thực tiễn thường xảy ra.
Thứ hai, về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu và trình tự thủ tục
giải quyết khiếu nại lần hai. Tại Điều 29 quy định về thụ lý giải quyết khiếu nại
lần đầu trong vòng 3 ngày người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải
thụ lý giải quyết vào thời hạn giải quyết lần đầu không quá 10 ngày kể từ ngày thụ
lý. Đối với vụ việc phức tạp được cho phép không quá 15 ngày.
Tại Điều 33 qui định thụ lý giải quyết lần hai trong thời hạn 10 ngày và thời
hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày, vụ việc phức tạp cho kéo dài 45 ngày và dự
thảo cũng đã quan tâm đối với vùng sâu, vùng xa được phép kéo dài không quá 60
ngày. Theo tôi thời hạn giải quyết khiếu nại trong dự thảo luật như trên là quá
ngắn, khơng đảm bảo tính khả thi. Vì trước khi thụ lý giải quyết cán bộ tiếp công
dân phải thực hiện các tác nghiệp theo qui định như báo cáo lãnh đạo, người có
thẩm quyền giải quyết, phải nghiên cứu phân loại đơn, phân công cán bộ tham

mưu nghiên cứu để giải quyết và thời gian ngắn cịn sẽ rất khó khăn đối với một số
thời điểm nóng, một số nơi phát sinh có nhiều đơn thư khiếu nại, những vụ việc
phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan. Do đó tôi đề nghị đối với Điều 29, thời hạn
3 ngày tăng lên là 10 ngày. Đối với Điều 33 thời hạn 10 ngày, tôi đề nghị tăng lên
15 ngày để đảm bảo tính khả thi và để khắc phục tình trạng người khiếu nại lợi
dụng pháp luật để cho rằng cơ quan giải quyết khiếu nại vi phạm thời hiệu.
Thứ ba, về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Tại Khoản 3, Điều 23 qui định giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của
mình, tơi đề nghị bỏ khoản này với lý do sau. Qua nghiên cứu Báo cáo của Chính
phủ trình Quốc hội và các kỳ họp cuối năm về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tôi thấy trong báo cáo chỉ nêu hiện tượng đùn đẩy, né tránh
việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà chưa thấy có hiện
tượng nào tranh chấp về thẩm quyền giải quyết. Cho nên theo tôi không cần phải
đề cập vấn đề này trong dự thảo luật.
Thứ tư, về các vấn đề kiến nghị, đề nghị và phản ánh. Qua nghiên cứu nội
dung của dự thảo luật, tôi thấy tại Điều 60, Điều 62 có đề cập đến việc tiếp nhận,
kiến nghị, phản ánh. Tôi xin kiến nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để bổ sung vào
dự thảo luật cơ chế giải quyết kiến nghị, đề nghị, phản ánh của người khiếu nại cụ


Trung tâm Tin học

thể như sau: Tham khảo ý kiến của các cán bộ tiếp công dân trước Kỳ họp thứ 8
góp ý vào dự thảo luật này tơi được biết qua q trình tiếp cơng dân có nhiều
người đến phòng tiếp dân để khiếu nại nhưng thực chất lại là kiến nghị, đề nghị
bởi trong nội dung khiếu nại cũng có nhiều nội dung liên quan đến kiến nghị, đề
nghị và phản ánh của công dân mà hiện nay chưa có cơ chế xem xét, giải quyết. Ví
dụ như các nội dung liên quan đến đất đai là lĩnh vực mà hiện nay có rất nhiều đơn
thư khiếu nại như về khung giá đền bù thấp, chậm xây dựng khu tái định cư, giải

quyết việc làm cho người lao động khơng có trình độ văn hóa hoặc đã hết tuổi lao
động và một số chính sách hỗ trợ khác.
Một lý lo nữa theo tôi rất cần được quan tâm đó là hệ thống pháp luật của
Nhà nước ta thường xuyên thay đổi và có nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật còn
mâu thuẫn, chồng chéo, gây bất lợi về phía người dân. Tơi đề nghị cũng phải coi
việc đề nghị, kiến nghị liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người đi
khiếu nại cũng được xem xét giải quyết trong luật này.
Cuối cùng tôi đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại tất cả các nội dung trong dự
thảo luật để cho đúng với đối tượng và phạm vi điều chỉnh trong dự án luật và để
đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính, Luật
thanh tra mà Quốc hội đang cho ý kiến và sẽ thông qua tại kỳ họp này. Xin cảm ơn
Quốc hội.

Cầm Chí Kiên - Sơn La
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.
Kính thưa Quốc hội.
Đầu tiên tơi nhất trí với việc xây dựng Luật khiếu nại để khắc phục tồn tại
của Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành năm 1998 và sửa đổi, bổ sung vào năm
2004-2005 thành 2 luật là Luật khiếu nại và Luật tố cáo để phù hợp với tình hình
thực tế, để giải quyết kịp thời để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người
cơng dân và góp phần đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội. Nhân đây qua gợi
ý của Đoàn Chủ tịch và như nhiều đại biểu phát biểu, tơi xin có một số ý kiến đi
vào cụ thể như sau:
Thứ nhất, xung quanh phạm vi điều chỉnh của luật, tơi nhất trí với hai đồng
chí đã phát biểu trước tơi là xem xét để bổ sung xung quanh khiếu nại của các vấn
đề xã hội nhất là xung quanh các đơn vị sự nghiệp công. Chúng ta biết đơn vị sự
nghiệp công của chúng ta riêng đối với viên chức là hơn 1,6 triệu cho nên những
vấn đề quyết định hành chính như vấn đề cho học sinh vào học hay quyết định về
viên chức trong bệnh viện cũng vậy thôi, quyết định xử lý hành chính, những cái
đó cũng cần phải được xem xét, nghiên cứu để đưa vào bổ sung trong luật, cũng

như trong quy định pháp luật, trong quy định của Hiến pháp cũng nêu vấn đề này.
Ở Điều 4 cũng đã có ghi ở Khoản 2 là các đơn vị sự nghiệp công được áp
dụng theo quy định của luật này, ở Khoản 3 cũng quy định là các cơ quan Nhà
nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế thì thực hiện khiếu nại của cơ quan, đơn vị mình. Theo tơi nghĩ ghi
như vậy cũng được, nhưng nó chưa được chặt chẽ lắm và quá trình tổ chức triển


QUỐC HỘI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 08

khai sẽ gặp khó khăn. Cho nên, nếu được thì cũng đề nghị cơ quan soạn thảo
nghiên cứu, xem xét và đưa vào điều chỉnh trong dự luật này. Trên cơ sở ghi như
vậy thì trong quá trình tổ chức triển khai, tức là việc giải quyết theo thẩm quyền
thì cũng xin đề nghị nghiên cứu đưa vào trong việc giải quyết theo thẩm quyền. Ở
đây có thể đưa vào nghiên cứu xem xét ghép chung vào thẩm quyền có thể là đơn
vị của Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban, các đơn vị tổ chức sự nghiệp thì
cũng khơng ghi có thể là ghép chung, có thể quy định riêng. Nhưng nếu được, theo
tôi nghĩ nên nghiên cứu đưa vào thành điều riêng trong quá trình tổ chức triển
khai. Bởi vì tuy rằng tổ chức triển khai ở các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức xã
hội tuy cũng khơng phải nhiều lắm, nhưng trong thực tế thì nó cũng xảy ra.
Vấn đề thứ hai, xung quanh vấn đề tiếp công dân của Điều 58, ở đây tôi thấy
việc này quy định đối với Trung ương là rất rõ, nhưng còn đối với địa phương ở
cấp tỉnh, cấp huyện cần được nghiên cứu và đưa vào trong Luật này. Trong thực tế,
ở cấp tỉnh cũng nhận được rất nhiều đơn, có thể liên quan đến vấn đề khiếu nại
xung quanh việc giải quyết của cấp Ủy, việc giải quyết của Nhà nước, việc giải
quyết của các tổ chức chính trị, cho nên cần được nghiên cứu và đưa vào Luật để
đảm bảo thực thi hiệu quả cao hơn. Trên thực tế, trong việc khiếu nại này, các
khiếu nại ở cơ sở liên quan đến nhau rất nhiều, ví dụ cùng một người đến khiếu
nại có những vấn đề liên quan đến cả cấp Ủy như kỷ luật đối với Đảng viên, gắn
với đó là thực thi các biện pháp về hành chính đối với cơng chức hoặc viên chức,

liên quan đến đó cả vấn đề phải truy thu, bồi hoàn, thực tế đã diễn ra nhiều. Giờ ai
sẽ chủ trì phối hợp giải quyết? Để tránh tình trạng có thể bên Đảng xử lý nặng
hơn, bên Nhà nước nhẹ tay hơn, cơ quan chủ trì phối hợp để giải quyết, vì trên
thực tế thơng thường là phải chủ trì phối hợp với nhau, giải quyết đơn lẻ gây ra
những thắc mắc, cho nên việc này đề nghị nên đưa vào luật là ai sẽ chủ trì phối
hợp về vấn đề này.
Sau tiếp công dân vấn đề hậu tiếp cơng dân cũng là vấn đề đặt ra, đó là
những trường hợp đã giải quyết đến lần thứ hai rồi, nhưng công dân vẫn khiếu nại.
Báo cáo các vị đại biểu có nhiều trường hợp chúng tơi đề nghị đưa ra tịa nhưng
tịa lại bảo là khơng, do đó vấn đề đó cũng cần phải được xem xét. Trong quá trình
giải quyết, khi đã tiếp cơng dân và đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền rồi,
nhưng cấp dưới vịng vo thì chế tài xử lý ra sao. Báo cáo các đồng chí trong luật
của chúng ta cũng không thể quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cắt chức
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cắt
chức một giám đốc được. Cho nên những trường hợp cứ vòng vo mãi như thế này
đề nghị cũng phải nghiên cứu tiếp nên chế tài như thế nào trong những trường hợp
đó.
Một vấn đề nữa, việc này khơng thuộc phạm vi luật này, chúng ta tách từ
Luật khiếu nại, tố cáo ra. Trên thực tế, báo cáo có rất nhiều trường hợp công dân là
công chức, viên chức đến khiếu nại thì liên quan đến vấn đề tố cáo ln, trường
hợp này nên như thế nào. Bởi vì về mặt tố cáo thì u cầu và đảm bảo bí mật khắt
khe hơn nhưng về trình tự, thủ tục ra sao. Ở đây chúng ta chưa bàn đến vấn đề này
nhưng khi chúng ta tách ra thì cũng phải tính đến những trường hợp đó sẽ xảy ra


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×