Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

5-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tiếng Việt là một mơn học quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học,
là môn học công cụ để học tập các mơn học khác và qua đó giáo dục học sinh về
mọi mặt. Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn
như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi
phân môn mang đến cho học sinh những nhiệm vụ giáo dục riêng nhưng lại cùng
chung mục tiêu giáo dục. Xu thế phát triển chương trình và đổi mới về sách giáo
khoa của giáo dục tiểu học đòi hỏi phải khẩn trương điều chỉnh cách soạn thảo
chương trình và biên soạn sách giáo khoa ở trường tiểu học cho 4 trụ cột giáo dục
của thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng là :Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để khẳng định mình. Chương trình tiểu học mới nhằm kế thừa
và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ, cùng
với những đổi mới về nội dung dạy học. Là sự đổi mới của phương pháp dạy học
và tăng cường thời lượng học tập nhằm khuyến khích các trường lớp dạy học
nhiều hơn 5 buổi/tuần, tiến tới dạy 2 buổi/ngày. Yêu cầu dạy và học ngày càng
nâng cao hơn để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là vơ cùng cần thiết. Đặc biệt là
mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Chính tả nói riêng.
Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả rất phổ
biến. Như chúng ta đã biết, ở tiểu học chính tả là phân mơn có vị trí đặc biệt quan
trọng. Chính tả (chính: đúng, tả: viết) theo nghĩa rộng là những quy định về cách
viết đúng đối với mỗi từ ngữ bao gồm cả tên người, tên địa lý, tên các tổ chức, cơ
quan, đoàn thể, các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài và sử dụng các dấu câu… để
thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là phải đầu tư việc rèn luyện đọc và phát
triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực viết chữ cho học sinh
để học tốt hơn trong học tập các môn học khác vừa giúp học sinh nắm vững quy
tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo về chính tả. Nhưng bản thân người giáo
1



viên muốn dạy đúng chính tả cho học sinh phải dựa vào nguyên tắc dạy chính tả là
phải thích hợp với từng đối tượng. Bởi lẽ, dù là một cộng đồng người Việt Nam
nhưng mỗi người một cách phát âm theo phương ngữ khác nhau. Chữ viết Tiếng
Việt lại là chữ viết ghi âm tương đối hợp lý. Ở cấp độ âm tiết, nói chung có sự đối
ứng một đối một giữa âm và chữ “phát âm thế nào thì viết thế ấy”.
Ví dụ :Người miền Bắc lẫn lộn :l/n;ch/tr;r/d/gi;s/x
Người miền Trung lẫn lộn:gi/d;v/d;e/ơ;n/ng;c/t;?/~
Người miền Nam lẫn lộn :v/d;ac/at;an/ang
Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng ngành giáo dục. Để học
sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Như vậy mỗi giáo viên phải tự biến quá trình
dạy học của mình thành quá trình học của học sinh, biết dạy cho học sinh cách học
và tự học. Điều đó địi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ sư phạm, ln ln tìm
tịi sáng tạo, có sáng kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung, kiến thức, điều
kiện thực tế lớp mình dạy, trang bị cho mình một vốn kiến thức và phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh, khả năng làm việc
độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Giáo viên cần
sớm tiến hành điều tra lỗi chính tả ở địa bàn mình cơng tác để có biện pháp sửa sai
kịp thời cho học sinh có hiệu quả học tập tốt hơn. Nếu khơng khắc phục kịp thời
được tình trạng này việc mắc lỗi chính tả sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập
cũng như trong giao tiếp của các em. Bởi mơn học chính tả là mơn học công cụ, là
nơi bắt nguồn cho giao tiếp cũng như tiếp thu tri thức trên con đường học tập của
trẻ. Khi trẻ đến trường tham gia học tập là lúc trẻ bắt đầu học tập ngơn ngữ nói và
viết. Đồng thời sử dụng nó để tiếp thu tri thức. Chính vì thế, việc mắc lỗi chính tả
khơng được khắc phục kịp thời sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn lớn trong giao tiếp,
cũng như trong học tập.
Là một giáo viên tiểu học đang trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi thấy việc mắc
lỗi chính tả của học sinh là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần phải được nghiên
cứu một cách kỹ lưỡng và khắc phục kịp thời. Do đó tơi đã chọn đề tài “Lỗi chính
1



tả của học sinh lớp 2A, trường tiểu học ..............., xã ..............., huyện ...............,
tỉnh ............... và cách khắc phục”. Làm hướng tìm hiểu và nghiên cứu.
2- Lịch sử vấn đề:
Trước hết muốn viết đúng chính tả thì phải phát âm đúng nghĩa là chính âm
trước chính tả, giải pháp này dựa trên nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng việt là
nguyên tắc ngữ âm học. Nhưng trong thực tế khơng phương ngữ nào có dạng phát
âm được coi là chuẩn để làm chỗ dựa cho chính tả. Thứ hai, muốn viết đúng chính
tả phải dựa vào nguyên học .Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trụ cho rằng: “Theo từ
nguyên thì viết chắc chắn hơn” vấn đề chính tả Việt ngữ về nguyên học: muốn viết
đúng một tiếng ngoài cách phát âm đúng phải biết nghĩa và nguồn gốc tiếng đó.
Ngược lại có ý kiến cho rằng “Lấy từ nguyên làm nguyên tắc chính tả” nhưng
câu chuyện về nguyên học là khó hiểu, chỉ dùng cho một vài nhà ngơn ngữ học.
Đối với học sinh tiểu học càng khó vận dụng.
Thứ ba, muốn viết đúng chính tả phải nắm vững mối quan hệ giữa âm và chữ.
Đây là giải pháp từ pháp học, giải pháp này giải quyết được khá nhiều chính tả
như:k/c/q, ngh/ng, nhưng khó vận dụng về giá trị biểu thị âm và chữ không phải là
đơn nhất. Không phải mọi cái nằm trong quy luật, hơn nữa có thể trang bị cho học
sinh tiểu học những tri thức ngữ âm học rồi mới viết chính tả.
Thứ tư là dùng mẹo để viết đúng chính tả. Giải pháp này đã được nhiều người
đề nghị, trong đó tiêu biểu là nhà văn Phan Ngọc .Ông cho rằng đây là một giải
pháp rất tốt khiến người ta thành công ngay lập tức. Nhưng ta dễ dàng nhận thấy số
mẹo vặt chính tả quá nhiều (chưa kể ngoại lệ) khó có thể thuộc hết cả trăm mẹo
lược lỗi, với tiểu học mẹo không phải là giải pháp tối ưu.
Thứ năm là cách nhớ từng chữ để viết chính tả. Giải pháp này cũng khó thực
hiện vì nó địi hỏi phải có nhiều cố gắng lớn. Thời gian tập dượt quá dài để có thể
thuộc lịng mặt chữ và hàng ngàn tiếng.
Giải pháp cuối cùng là khắc phục lỗi chính tả theo phương châm “Sai đâu sửa
đấy- sai gì học nấy” Nguyễn Đức Dương xem đây là giải pháp tối ưu “khắc phục
1



giải pháp” nhớ từng chữ một cho học sinh tiểu học. Tuy vậy dạy chữ nào cụ thể là
vấn đề phải giải quyết đối với người làm giáo viên công tác giảng dạy. Giải pháp
này có thể mang lại hiểu quả trong dạy chính tả cho học sinh tiểu học.
Những thành tựu trên của các nhà nghiên cứu mở ra một cách nhìn mới về
diện mạo của tiếng mẹ đẻ và thấy được sự cần thiết về chuẩn phát âm và lỗi chính
tả của học sinh.
Cách phát âm hợp chuẩn chữ viết được sử dụng để học sinh học đúng, đọc
hay. Khắc phục một số lỗi phát âm do phương ngữ gây ra đồng thời tạo cơ sở cho
học sinh viết chính tả đúng vì chữ Tiếng Việt là chữ ghi âm.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên là mơ hình chung của cả nước. Do vậy, để
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học ...............,
theo bước đi của các nhà nghiên cứu tôi xin đi sâu vào việc “Khảo sát lỗi chính tả
của học sinh” để đưa ra những biện pháp khắc phục. Đây là nguồn tư liệu q giá
mà tơi đã tích hợp được trong quá trình nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy
tiếng việt đạt kết quả tốt hơn.
3) Ý nghĩa của đề tài :
Chính tả là một trong những phân môn hết sức quan trọng trong môn tiếng
Việt, việc hình thành và phát triển năng lực chính tả cho học sinh ở trường tiểu học
thường được thực hiện hai hình thức: Dạy cái đúng và sửa cái sai trong chương
trình Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các kỹ năng viết qua các hình thức tập
chép, tập viết và chính tả.
Khi giáo dục được đổi mới, chữ viết được sử dụng trên một phương diện rộng
lớn, việc viết đúng chính tả là một u cầu khơng thể thiếu trong giai đoạn hiện
nay. Nội dung các bài chính tả chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, sách
hướng dẫn ngồi những tài liệu chính thức dùng trong nhà trường, như sách giáo
khoa, sách hướng dẫn vở tập viết và vở bài tập.... cịn có những cơng trình nghiên
cứu về việc nâng cao năng lực chính tả cho học sinh trong công cuộc đổi mới hiện
nay của nền giáo dục nước nhà. Do đó nếu chính tả chưa thành thạo sẽ cản trở quá

1


trình tìm hiểu đó của học sinh. Vì thế việc nghiên cứu lỗi chính tả của học sinh tiểu
học và cách khắc phục là một vấn đề mang tính trọng tâm cần phải thực hiện một
cách nghiêm túc để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong quan điểm dạy học mới.
Trong công tác giáo dục ở tiểu học, nhiệm vụ của người thầy giáo là cung cấp
kiến thức cơ bản cho học sinh. Vì vậy Qua nghiên cứu và tìm hiểu trước đây cịn
mang tính chung chung chưa thực sự vào những đối tượng cụ thể. Do đó để tìm
hiểu kỹ hơn đặc biệt những lỗi mà các em học sinh ở trường tiểu học ...............
thường mắc phải. Nên tôi quyết định khảo sát nghiên cứu về lỗi chính tả ở học sinh
lớp 2A và đề ra biện pháp khắc phục cho học sinh, góp phần vào sự thành cơng
trong đổi mới của giáo dục nước nhà.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1) Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là lỗi chính tả của học sinh tiểu học lớp 2A trường tiểu
học ..............., Huyện ..............., ...............
4.2) Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của

đề tài là lớp 2A trường tiểu

học

...............-huyện ...............-................
5/ Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp khảo sát, điều tra :
Tiến hành điều tra tìm hiểu và khảo sát bài viết của học sinh lớp 2A từ thực tế
việc mắc lỗi chính tả mà học sinh thường gặp phải, để lấy căn cứ cho vấn đề
nghiên cứu.

b. Phương pháp thống k ê :
Dựa trên những kết quả đã thu được, chúng tôi tiến hành thống kê các yếu tố
sai trong phân mơn chính tả để từ đó đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
c. Phương pháp phân tích, tổng hợp :

1


Thông qua những tư liệu đã thu thập được kết hợp với những hướng dẫn đã
được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân
tích nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Ngồi ra tơi cịn sử dụng thêm một số phương pháp khác để nghiên cứu và
trình bày nội dung của đề tài.
6. Cấu trúc của đề tài :
- Nghiên cứu về lý thuyết lỗi chính tả ở tiểu học.
- Khảo sát, thống kê các bài viết chính tả lớp, trường tiểu học ................
- Những biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở trường tiểu học ................

1


B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung:
1.1/ Vài nét về trường tiểu học ............... :
Trường tiểu học ............... là một trường thuộc vùng sâu vùng xa của
huyện ...............-................ Trường cách trung tâm huyện 30km. Trường mới được
thành lập vào năm 2004, tách ra từ trường tiểu học ............... với tổng số học sinh
520 em/19 lớp. Trong đó chiếm đa số là các con em đồng bào dân tộc thiểu số như
H’Mông và Êđê. Cơ sở vật chất của trường còn rất nhiều thiếu thốn. Mặc dù đã
được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, đồng thời

trường có một đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt huyết với nghề, song vì trường
mới thành lập, số học sinh đông lại là chủ yếu con em đồng bào dân tộc, trình độ
nhận thức khơng đồng đều, phần nhiều các em cịn sử dụng ngơn ngữ địa phương,
mang đặc trưng của vùng miền, “nói thế nào, viết thế đó” nên việc mắc lỗi chính tả
trong học tập là điều khơng thể tránh khỏi.
1.2/ Những lỗi chính tả học sinh thường gặp :
ϖ

* Lỗi chính tả của học sinh là hình thức viết sai quy tắc chính tả theo

cấu trúc chính tả hiện hành của Tiếng Việt.
ϖ

Xét về quy tắc, lỗi chính tả thường xảy ra với hai quy tắc :
-Lỗi viết sai do phát âm không đúng với âm chuẩn Tiếng Việt.
-Lỗi viết sai do sai nguyên tắc chính tả hiện hành .

& Lỗi viết sai do phát âm không đúng với âm chuẩn Tiếng Việt :
Tiếng Việt vốn là ngơn ngữ thống nhất, chính tả Tiếng Việt về căn bản là một
chính tả thống nhất. Tuy nhiên tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên
cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách
phát âm, cách dùng từ giữa các vùng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong
thực tế ba “giọng” nói khác nhau “giọng” miền Bắc, “giọng” miền Trung, “giọng”
miền Nam tương ứng với ba vùng phương ngữ theo cách chia tách của các nhà
1


nghiên cứu: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ.
Mỗi một vùng phương ngữ có những cách phát âm tiếng việt khác nhau. Đặc điểm
phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến

những cách viết sai chính tả. Bên cạnh đó do học sinh khơng hình thành được một
cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ
cái ghi âm tiết. Các em viết sai chính tả cũng là do khơng chú ý khi viết bài. Vì vậy
mà một âm tiết được viết thành những cách khác nhau ở từng học sinh. Loại lỗi
này thường là lỗi sai phụ âm đầu do không phân biệt được : n/l;ch/tr;s/x;r/gi/d.
&Lỗi do vi phạm quy tắc chính tả hiện hành :
Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành là loại lỗi do học sinh khơng nắm
được quy tắc của cách viết chính tả Tiếng Việt hiện nay. Lỗi này được phân ra các
loại sau :
- Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả lẫn lộn giữa chữ in và chữ thường. Lỗi này
chủ yếu rơi vào các chữ sau đây là nhiều nhất: c/C, x/X, b/B, p/P, v/V, s/S , k/K;
g/G.
- Lỗi do bất hợp lý về chữ viết (học sinh không nắm được chính tự ngữ pháp
Tiếng Việt) thể hiện việc viết lẫn lộn ở các trường hợp sau :
+ c/k/q; ngh/ng; gh/g; d/gi; y/i: dao/giao; dài/dày; nghĩnh/ngĩnh; nghe/nge,…
+ tr/ch: trong/chong; trắng/chắng; trước/chước; trên/chên; tròn/chòn
+ gi/d: giận/dận; dân/giân; dan/gian
ϖ Xét về loại, lỗi chính tả xảy ra với một số loại sau :
- Lỗi sai cả tiếng : là loại lỗi khi học sinh viết không đúng quy tắc nên sai cả
tiếng.
Về lỗi sai này nguyên nhân là do học sinh không chú nghe giáo viên đọc,
không nhớ mặt chữ nên dẫn đến viết sai, viết thiếu.
- Lỗi sai phụ âm đầu : là loại lỗi khi viết bị sai những phụ âm đầu bị sai. Lỗi
này thường xẩy ra do các em phát âm theo tiếng địa phương, giáo viên đọc có
1


nhiều tiếng gió dẫn đến học sinh nghe khơng rõ phụ âm đầu thường sai là: ch/tr;
x/s; n/l; r/d/gi,…
-Lỗi sai phần vần: Lỗi này thường viết sai ở các vần như: ân/ âng; inh /in;

an/ang; ăn/ăng;… lỗi này thường có nhiều ngun nhân. Có thể do học sinh khơng
nắm chắc chữ viết, nhưng cũng có thể do một số giáo viên khi đọc không chuẩn
dẫn tới học sinh viết sai.
-Lỗi viết sai dấu thanh: Lỗi này học sinh thương mắc ở dấu ~/?; dấu sắc/ dấu
huyền. Ví dụ: đã/đả; chõng/ chọng; cá/ cà…
- Lỗi khác (viết hoa tuỳ tiện, các dấu câu) : loại lỗi này khá phổ biến, tuy
không nhiều lỗi như phụ âm đầu hay vần nhưng số lượng học sinh mắc lỗi tương
đối nhiều. Chiếm tỷ lệ cao là lỗi viết hoa. Nguyên nhân của nó là do các em thường
viết ẩu, không cân nhắc kỹ càng trước khi viết hoặc chưa nắm vững quy tắc viết
hoa, quy tắc sử dụng dâu câu
2. Tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh 2A trường tiểu học ............... –
xã ............... – huyện ...............:
2.1 Thống kê những lỗi học sinh thường mắc phải :
Từ lý thuyết của vấn đề nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh
2A trường tiểu học ................ Tôi đã kiểm tra vở chính tả học kì II của lớp 2A
(tổng số 28 em, có nhiều học sinh là người miền Bắc và miền Trung và con em
đồng bào dân tộc thiểu số). Đối với lớp 2, mỗi tuần có 2 tiết chính tả nhưng giống
nhau về phân biệt âm, vần và dấu. Do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế nên
tơi chỉ khảo sát 15 bài chính tả ở học kỳ II (mỗi tuần một bài) để làm căn cứ cho
việc nghiên cứu lỗi chính tả ở học sinh. Sau khi kiểm tra vở của các em tôi đã tiến
hành thống kê về lỗi chính tả mà các em vi phạm như sau:
ϖ Tổng số bài là: 420 bài. (28em x 15bài)
ϖ Số bài phạm lỗi: 160 bài chiếm tỉ lệ 38,1%.
ϖ Số bài không phạm lỗi: 260 bài chiếm tỉ lệ 61,9%.

1


ϖ Thống kê theo từng bài cụ thể như sau:
STT


TS
bài

Tên bài

01
02
03
04
05
06
07
08
09

Chuyện bốn mùa
Gió
Chim Sơn ca và bơng cúc trắng
Sân chim
Một trí khơn hơn trăm trí khơn
Bác sĩ sói
Quả tim khỉ
Sơn Tinh, Thuỷ tinh
Vì sao cá khơng biết nói

10
11
12
13

14
15

Kho báu
Ai ngoan sẽ được thưởng
Việt Nam có Bác
Chuyện quả bầu
Bóp nát quả cam
Người làm đồ chơi

28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28
28

Số bài
bị lỗi
Số
Tỉ lệ

lượng
%
1
42.9
11
39.3
12
42.9
10
35.7
13
46.4
11
39.3
10
35.7
10
35.7
10
35.7
12
42.9
13
46.4
12
42.9
11
39.3
11
39.3

11
39.3

Số lỗi chính tả
P. âm
đầu
2
6
7
6
7
7
5
7
6
6
7
5
5
7
6

Dấu
thanh
5
5
4
4
4
4

5
5
4
5
4
4
3
4
4

Dấu
thanh
5
5
4
4
4
4
5
5
4
5
4
4
3
4
4

Tần số
lỗi

8
9
9
6
9
6
7
8
8
8
7
9
9
7
7

Khi viết chính tả các em học sinh lớp 2A mắc lỗi khơng giống nhau, vì nhiều
lý do mà các em thường mắc các lỗi về âm đầu, vần, dấu thanh hoặc sai cả tiếng.
Sau đây là những lỗi mà các em đã viết sai cụ thể ở từng bài như sau :
Tên bài

Lỗi phụ âm đầu

Lỗi phần vần

Lỗi thanh điệu

Lỗi sai cả

chính tả

Chuyện

lá/ná; trái/chái;

xuân/xuâng; tốt/tốc;

bốn mùa

trời/chời; xanh/sanh

Trời/trới; nhớ/nhờ; ấp ủ/ấp nhớ/nhờ; ấp

đâm/dang;

xinh/xinh; sống/xống;

ú; tốt/tốt; đâm/dang;

ủ/ấp ú

mầm/nâng

chồi/trồi; lộc/nộc

mầm/nâng

gió/dó; xa/sa; rủ/dủ;

thân/thâng; đàn/đàng;


Khe khẽ/khe

Cù/cùng;

trèo/chèo

ăn/ăng; trèo/trè;

khẻ;

bưởi/bương;

thăm/thăng Khe khẽ/khe

bổng/bỗng;

thèm/theng

khẻ; bổng/bỗng; ngủ/ngú

ngủ/ngú

Gió

Cù/cùng; bưởi/bương;

Trời/trới;

tiếng
tốt/tat;


1


Chim Sơn

rào/dào; trắng/chắng;

thèm/theng
cúc/cú; sà/sàng; xắn/xắng;

ca và bơng

sà/xà; xinh xắn/sinh

khơn/khơng;

cỏ/có;

cúc trắng

sắn; sung sướng/xung

Mãi/mải; cỏ/có;

thẳm/thắm

xướng; trời/chời

thẳm/thắm.


xiết/siết; lắm/nắm;

Xuống/sng; xanh/sang
xiết/xiếc; nhặt/nhặc;

Tả/tá; tổ/tố;

Khơng/khn

vang/dang; nghe/nge;

chuyện/chuyệng;

dễđểå;

g; sát/xách;

xa/sa; trắng/chắng;

thuyền/thuyềng

vẫn/vẩn

xố/xống

sơng/xơng

Tả/tá; tổ/tố; dễđểå;


Buổi/buối;

chúng/ chúa;

đã/đả; của/cúa

thọc/tọc

Giả/giã; đa/đả

Mưu/mưng;

Sân chim

Mãi/mải;

Xuống/sng;
xanh/sang

vẫn/vẩn
Khơng/khng; sát/xách;
Một trí

sáng/xáng; dạo/giạo;

xố/xống
chợt/chợc; một/mộc;

khơn hơn


chợt/trợt; săn/xăn;

qt/qch; săn/săng

trăm trí

cuống/quống;

Buổi/buối; đã/đả; của/cúa;

khơn
Bác sĩ sói

nấp/lấp; trời/chời
Sói/xói; sĩ/xĩ;

chúng/ chúa; thọc/tọc
muốn/muống; thịt/thịc;

giúp/dúp; sau/xau;

chân/châng

tung/trung;

giáng/dáng

Giả/giã; đa/đả;

thời/trờn


Mưu/mưng; tung/trung;
Quả tim

sao/xao; Sấu/xâu;

thời/trờn
bạn/bạng; kết/kếch;

Chả/chã;

Sâu/sấn;

khỉ

nghe/nge; cho/tro

ăn/ăng; hái; hám

những/nhửng

ngày/ngàng;

Chả/chã; những/nhửng;

hái/há

Sâu/sấn; ngày/ngàng;
Sơn Tinh,


vương/dương;

hái/há
mười/mường; tuyệt/tuyệc;

Thuỷ Tinh

trần/chần;

muốn/muống

Nương/lương;

Giỏi/giói; hơn/hồn

giỏi/dỏi; chàng/tràng;

Trần/trâng; miền/miêng

Vì sao cá

trai/chai
say sưa/xay xưa;

việt/việc; lân/lâng;

Bể/bế;

Ngắm/ngáng;


khơng biết

Lân/nân; nói/lói

ngẩn/ngẩng

bỗng/bổng;

biết/biêng;

Bể/bế; bỗng/bổng; nhỉ/nhĩ

nhỉ/nhĩ

miệng/miên 1

nói

Giỏi/giói;

Trần/trâng;

hơn/hồn

miền/miêng


Ngắm/ngáng; biết/biêng;
Kho báu


xưa/sưa; chồng/trồng;

miệng/miên
chồng/chồn; bẫm/bẫng;

Bẫm/bẩm;

Giồng/dông;

sương/xương;

gặt/gặc

trở/trớ

thường/thươn

sâu/xâu; lúa/núa;

Bẫm/bẩm; trở/trớ;

trồng/chồng
Những quả xong/song;

Giồng/dông; thường/thươn
một/mộc; quả/quảng;
Nhỏnhớù;

Xuân/xuâ;


đào

ăn/ăng; Việt/việt;

mỗi/mỗi;

trồng/trong;

Nhỏnhớù; mỗi/mỗi;

bảo/báo

ốm/ống

Buổi/buối;

Dắt/dăc;
hào/hàng

trồng/chống; dại/giại

bảo/báo
Xuân/xuâ; trồng/trong;
Ai ngoan

sáng/xáng; trại/chại;

ốm/ống
tới/tớng; quây/quâng;


sẽ được

rõ/dõ; da/gia

đoàn/đoàng

rõrõû;

Buổi/buối; rõrõû;

giữa/giửa

thưởng

giữa/giửa
Việt Nam

non/lon; trời/chời;

Dắt/dăc; hào/hàng.
hơn/hơng; tâm/tâng;

có Bác

trường Sơn/chương

bát/bác

xơn; chung/trung


Mỗi/mỗi; đỉnh/đĩnh;

Mỗi/mỗi;

khúc/khu;

đỉnh/đĩnh

trường/trươn;
điệu/ diện

khúc/khuc; trường/trươn;
Chuyện

trong/chong; lần

điệu/ diện
con/cong; nhảy/nhản;

Nhảy/nháy;

Nhảy/nhả;

quả bầu

lượt/nần nượt; ra/da

lượt/lượt

tộc/tốc


tộc/tộ

Nhảy/nhả; nhanh/ nhan;
Bóp nát

giặc/dặc; liều/niều;

tộc/tộ
giặc/giặt; chết/chếc;

Toản/tốn;

Chiếm/nhiêm

quả cam

lo/no; cho/tro;

biết/biếc;

thưởng/thưỡn

; quốc/q;

giận/dận; xiết/siết

Toản/tốn; thưởng/thưỡng; g; trẻ/tré

giận/ dợ


trẻ/tré
Chiếm/nhiêm; quốc/quô;
Người làm

chơi/trơi; xuất/suất;

giận/ dợ
Bác/bá; bột/bộc;

đồ chơi

chuyển/truyển;

xuất/xuấc;

n;để/đễ;

nghề/ngê;

ruộng/duộng

chuyển/chuyểng;

buổi/buối

cuối/cuông

Chuyển/chuyế


Màu/mang;

1


Chuyển/chuyến; để/đễ;
buổi/buối
Màu/mang; nghề/ngê;
cuối/cng

Như vậy nhìn vào bảng thống kê số lỗi học sinh thường mắc phải trong tiết
chính tả cho ta thấy học sinh ở đây mắc lỗi chính tả khá nhiều, các loại lỗi không
giống nhau. Nhiều nhất là lỗi về vầnn tiếp đó lỗi về phụ âm đầu rồi lỗi về thanh
điệu. Cịn sai ả tiếng thì số lượng chiếm không nhiều.
* Trường hợp Sai các dấu câu (dấu chấm và dấu phẩy)
Số em viết sai là : 5 em; chiếm tỷ lệ : 18%/tổng số HS của lớp.
Về lỗi này số học sinh trong lớp 2A ở trường tiểu học ............... viết sai khơng
nhiều, chỉ có 5 em chiếm tỷ lệ 18%. Nguyên nhân chủ yếu là các em học sinh dân
tộc, yếu về trí tuệ, bên cạnh đó cịn cố một số em do cẩu thả nên viết ẩu. Trường
hợp sai này chủ yếu là những em học yếu và những em có hồn cảnh đặc biệt
(thiểu năng trí tuệ). Nhưng với con số như vậy cũng đủ để báo động về tình trạng
mắc lỗi chính tả của học sinh
2.2/ Nhận xét kết quả khảo sát :
Qua kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp 2A, trường tiểu học ...............
cịn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Các loại lỗi không giống nhau. Nhiều nhất là lỗi về
vần các em còn viết sai với số lỗi khá lớn. Lỗi về phụ âm đầu học sinh cũng phạm
lỗi tương đối nhiều. Còn lỗi về sai dấu thanh và sai cả tiếng tuy không nhiều như
hai loại lỗi trên nhưng cũng đủ để báo động về khả năng viết chính tả của học sinh
ở đây.
Về nguyên nhân của việc mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 2 trường tiểu

học ............... chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân sau :
+ Do ảnh hưởng lớn của đặc thù địa phương, các em nói theo vùng miền nên
viết cũng vậy. Do đó các em thường sai về phụ âm đầu và sai về vần.
1


+ Một số em do nghe không rõ phất âm của giáo viên dẫn đến khi viết các em
đánh vần sai thì viết sai. Lỗi này thường sai cả tiếng hoặc sai về âm đầu
+ Thái độ ý thức luyện viết của các em chưa đầy đủ, ở nhà gia đình cịn thiếu
quan tâm đến việc luyện viết chính tả của các em.
+ Do khả năng bao quát lớp của giáo viên cịn hạn chế (có thể có khách quan
và chủ quan) nên chưa nắm bắt kịp thời đến những em viết sai đó để có biện pháp
giúp đỡ khắc phục kịp thời.
+ Một số em có khả năng tiếp thu tri thức cịn yếu (có trường hợp bị thiểu
năng trí tuệ) nên khơng hiểu cách viết.
+ Do giáo viên vùng trung, trung bộ giảng dạy nên học sinh nghe cơ nói như
thế viết thế ấy. Giáo viên dạy phát âm chưa chuẩn.
3. Những biện pháp khắc phục tình trạng sai lỗi chính tả của học sinh:
Mỗi vùng, mỗi miền lại có những lỗi chính tả riêng, cơng việc của những nhà
giáo dục là phải tìm ra những biện pháp để khắc phục hạn chế những lỗi ấy dưới
đây xin điểm ra một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh tiểu học. Đối
với chính tả là mơn học có tầm quan trọng rất lớn trong việc học tiếng Việt của học
sinh, nếu giáo viên không bao quát một cách chặt chẽ để tìm hiểu những nguyên
nhân viết sai chính tả của các em, từ đó có những biện pháp hữu hiệu giúp các em
sửa lỗi thì đến cuối cấp học sinh vẫn còn sai và ảnh hưởng trực tiếp đến việc học
tập ở các bậc học tiếp theo. Vì lẽ đó khi dạy chính tả cho học sinh 2A nói chung và
học sinh tiểu học nói riêng, giáo viên cần lưu ý:


Xây dựng cho học sinh một động cơ học tập tốt.




Hướng dẫn cho các em thường xuyên luyện cách phát âm

đúng.


Phải biết kết hợp mối quan hệ giữa đọc và viết chính tả, tạo cho

học sinh có ý thức trong việc viết chính tả.


Với chính tả nghe đọc, giáo viên cần đọc rõ ràng, tiếng phải

chuẩn tránh trường hợp học sinh nghe lệch lạc, không rõ ràng, không lặp, tốc độ
1


đọc vừa phải để học sinh viết theo yêu cầu quy định, viết mẫu những từ khó, phân
tích và phát âm.


Giúp học sinh thấy được yếu tố thanh điệu rất quan trọng, chỉ

cần nhấn sai thanh điệu là ý nghĩa của từ sẽ thay đổi. Sao cho học sinh được luyện
tập thường xuyên về thanh điệu và vần.


Cần vận dụng một số giải pháp để giải quyết lỗi chính tả cho


học sinh.
+

Phát âm đúng.

+

Nắm mối quan hệ giữa âm và chữ.

+

Nhớ từng chữ một để viết chính tả.



Cần tăng cường hướng dẫn tiếng khó, chấm chữa bài kỹ càng,

cho học sinh luyện tập viết lại các tiếng phạm lỗi.


Khảo sát bài chính tả học sinh qua nhiều kỳ trong năm học để

rút ra điểm trọng tâm sai lỗi cần điều chỉnh.


Nhà trường chỉ đạo các khối lớp dạy chính tả so sánh có thể đổi

các bài trong sách giáo khoa thành những bài mà lỗi học sinh trường mình cịn mắc
phải.



Giáo viên biết vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với

từng đối tượng học sinh.
Ngoài việc ở lớp giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh luyện tập viết ở nhà.
Cần tổ chức các cuộc thi nói, viết về các cặp chữ: s / x, tr / ch, n / l…để giúp các
em tránh lẫn lộn khi nói và viết.


Coi trọng việc luyện đọc,luyện phát âm đúng. Vì đọc

đúng mới viết đúng.


Việc luyện viết cho học sinh nhất là tiết khó trong bài

giảng của một tiết chính tả. Luyện viết là một phần không thể thiếu được.
1


Đối với chính tả nghe đọc giáo viên cần đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, cùng với
việc đọc rõ ràng rành mạch, đọc vừa phải vừa tốc độ để học sinh viết đúng theo
yêu cầu.

KẾT LUẬN
1) Kết luận của đề tài :
Kết quả nghiên cứu ban đầu về lỗi chính tả ở lớp 2A trường tiểu
học ............... đã cho thấy được tầm quan trọng trong việc phát âm nếu muốn nắm
chắc và sử dụng tốt tiếng việt cũng như việc viết đúng chính tả.

Để có thể phân tích và trình bày cho người đọc thấy được lỗi chính tả phổ biến
của học sinh tương đối tồn diện, q trình nghiên cứu được tiến hành trên các
bình diện :ngữ âm và từ vựng. Với phạm vi đề tài này thì việc đi sâu hơn nữa để
tìm ra giải pháp khắc phục cụ thể cho từng lỗi là cần thiết. Nhưng do điều kiện về
sách vở, thời gian cũng như hạn chế về khả năng nghiên cứu, sáng tạo nên tôi cũng
không khai thác hết vấn đề liên quan. Các trường hợp phát âm đồng nhất các vần
như (ui) và(uôi) hay giữa(im) và (iêm), êm; vẫn chưa được đề cập tới, chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu lỗi chính tả “ phổ biến nhất”. Một số điều hết sức thú vị mà tôi
phát hiện là nếu chúng ta biết đưa ra phương pháp luyện tập phát âm và tìm ra quy
luật xuất hiện của các trường hợp sai lệch thích hợp trong từng vùng phương ngữ,
thì vấn đề lỗi chính tả phổ biến trong trường học sẽ được khắc phục dần.
Việc nghiên cứu đề tài này vơ cùng bổ ích, là nguồn tài liệu quý báu phục vụ
cho việc giảng dạy cho các phân môn Tiếng Việt. Không những học sinh đọc đúng,
viết đúng chính tả mà cịn là cơ sở hết sức quan trọng để học sinh phát triển ngôn
ngữ giao tiếp, năng lực cảm thụ văn học và phục vụ các mơn khác như: tốn học,
khoa học tự nhiên và xã hội.
Hiện nay muốn viết chính tả đúng thì trước hết phải phát âm đúng(theo hướng
đề tài) nhưng vẫn có quan điểm cho rằng thống nhất về mặt chính tả sẽ tạo điều
kiện cho q trình thống nhất về ngơn ngữ chứ không phải ngược lại, phải chăng
1


đây là điểm xuất phát mà chúng ta còn thiếu. Hoặc là vấn đề đặt ra nhưng hiện
nay vẫn chưa có lời giải đáp, thiết nghĩ vấn đề lỗi chính tả, chính tả phương ngữ
làn thế nào để đạt được kết quả cao. Việc tốt nhất cho học sinh tiểu học là vấn đề
phải được đặt lên hàng đầu và nghiên cứu một cách nghiêm túc thì mới có thể có
những giải pháp đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học và trong thực tế tồn tại trong
trường, phương ngữ.
2/ Một số kiến nghị
Qua kết quả khảo sát, thống kê và trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng: vấn

đề chính tả trong nhà trường tiểu học có u cầu cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện
nghiêm khắc triệt để. Đối với việc dạy học của giáo viên cũng như việc học của
học sinh góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy học chính tả.
Từ thực tế điều tra lỗi chính tả ở lớp 2A, bản thân tơi nắm bắt được lỗi sai của
học sinh loại lỗi sai nào nhiều. Trên cơ sở đó dựa vào nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung,
và phương pháp giảng dạy chính tả cho học sinh tiểu học trường ................ Tôi xin
kiến nghị một số suy nghĩ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chính tả
cho học sinh như sau:
2.1/ Đối với ngành
+ Cần mở lớp mở rộng chuyên đề từng phần môn cho giáo viên chủ nhiệm
tham dự.
Các tập san giáo dục cần đào sâu vào một số phương pháp giảng dạy các phân
môn Tiếng Việt để đội ngũ quản lý giáo dục tiểu học, đội ngũ giáo viên có những
cơ sở lý luận trong quá trình giảng dạy
Đối với học sinh ở đây tập trung nhiều thành phần nên việc tập trung mơn
Tiếng Việt cịn gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn mơn tốn. Do đó cần thiết phải
tạo thành một hệ thống giữa bài tập về tập viết, chính tả, tập làm văn cho các em.
2.2/ Đối với trường sư phạm:
- Đào tạo giáo viên tiểu học cần chú trọng trang bị những phương pháp dạy
từng bộ môn, từng phân môn

1


- Tạo điều kiện cho giáo sinh xâm nhập thực tiễn nhiều hơn
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo của trường để mở lớp bồi dưỡng chuyên đề
cho từng phân mơn riêng, đặc biệt là chương trình SGK mới .
2.3/ Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên tiểu học
Điều đầu tiên quan trọng và cần thiết đối với mỗi người giáo viên tiểu học là
cần có tính nhiệt tình, cẩn thận, mẫu mực về mọi mặt, bởi vì đối học sinh tiểu học

thầy cơ là thần tượng của các em .
Tăng cường cho công tác tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức
khoa học, kiến thức chun mơn nghiệp vụ . Vì đến 6 tuổi, bước vào trường tiểu
học các em đã có vốn từ Tiếng Việt. Nhưng các em hay quên những biểu tượng về
thị giác, về âm thanh, ngữ âm chưa phong phú và đặc sắc. Biểu tượng thị giác về
chữ viết chưa được xác lập rõ ràng và vững chắc. Vì vậy học sinh nghe được một
âm tiết này lẫn sang âm tiết gần với cấu âm hoặc gần với biểu tượng thị giác (chữ
viết). Chính vì lẽ đó khi dạy chính tả cho học sinh cần chú ý:
- Coi trọng việc luyện đọc , luyện viết cho học sinh .
- Đối với loại bài chính tả tập chép giáo viên cần cho học sinh luyện đọc trước
sau đó từng từ, cụm từ , câu để viết chứ khơng nhìn từng chữ, từng nét để tránh
tình trạng viết thừa, thiếu nét, thừa, thiếu dấu…từ đó học sinh có thể nhớ từng mặt
chữ để viết đúng bài chính tả.
-Với chính tả nghe đọc, giáo viên cần đọc rõ ràng, tròn vành rõ chữ, nói phải
chuẩn tránh tình trạng học sinh nghe lệch lạc không rõ ràng , nghe sai dẫn đến viết
sai. Cùng với việc đọc rõ ràng, rành mạch giáo viên còn phải đọc vừa phải về tốc
độ để học sinh viết xong theo yêu cầu hoặc có thể nhanh hơn, đặc biệt phải luyện
tập trước (vừa luyện đọc vừa luyện viết) với nhiều hình thức. Những chữ nào học
sinh hay viết sai, lẫn lộn, nhớ mơ hồ giáo viên luyện tập kỹ hơn, luyện phát âm
đúng để viết đúng.ø Tốc độ chậm, rõ luyện cho học sinh viết đúng (được chữ nào
chắc chữ nấy) còn hơn nhanh mà sai.
1


- Cần tổ chức khảo sát chính tả của học sinh trong nhiều kỳ trong năm học,
qua nhiều năm liên tục để rút từ trọng tâm cần luyện. Nếu làm được như vậy chất
lượng sẽ được nâng cao theo từng năm học, theo từng khối lớp.
Tổ chức đội nên tổ chức các buổi sinh hoạt vui, thi viết, nói theo từng cặp từ
có:s/x;ch/tr hay lẫn lộn “học mà vui, vui mà học” dễ dàng nhận thấy cái sai mà sửa.
Nhà trường cần có các tư liệu về danh sách các tiếng sai, từ đó tìm cách khắc

phục. Có thể giáo viên dùng mẹo chính tả để học sinh dễ nhớ hoặc sai đâu sửa đó
ngay tại lớp mình.
Chun mơn của trường thường xuyên dự giờ thăm lớp để kịp thời nắm bắt
được những thiếu sót trong dạy mơn chính tả của giáo viên và học sinh để có
những biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao.
Trong dạy chính tả giáo viên nên vận dụng những biện pháp và phương pháp
thích hợp, phù hợp với học sinh của mình để nâng cao hiệu quả. Giáo viên cần đặc
biệt chú ý đến biện pháp giúp học sinh tiếp xúc với chữ viết, nhớ mặt chữ chắc
chắn để viết đúng chính tả theo yêu cầu.
Mặt khác giáo viên giảng dạy cần được trang bị đầy đủ kiến thức và ngôn ngữ
học, từ vựng học,kiên trì, bền bỉ,chịu khó để học sinh khắc phục lỗi chính tả nhanh
chóng hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường mình.

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Thành Thị Yến Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1995) - Phương
pháp dạy học tiếng Việt- tập 1, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (1995) - Phương pháp dạy
học tiếng Việt ở tiểu học. Tập 1. Trường đại học sư phạm Hà Nội .
3. Phan Ngọc (1982) – Chữa lỗi chính tả cho học sinh – NXBGD
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập 1,2) – NXB GD 2006

1


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................Trang 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................Trang 1
2- Lịch sử vấn đề:...........................................................................................Trang 3
3) Ý nghĩa của đề tài :....................................................................................Trang 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................Trang 6
5/ Phương pháp nghiên cứu............................................................................Trang 6
6. Cấu trúc của đề tài :....................................................................................Trang 7
B. NỘI DUNG................................................................................................Trang 8
1. Khái quát chung:........................................................................................Trang 8
2. Tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 2A .......................................Trang 11
3. Những biện pháp khắc phục tình trạng sai lỗi chính tả của học sinh.......Trang 17
C. KẾT LUẬN..............................................................................................Trang 19
1) Kết luận của đề tài :.................................................................................Trang 19
2/ Một số kiến nghị .....................................................................................Trang 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................Trang 24
MỤC LỤC....................................................................................................Trang 25

1



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×