Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Khảo sát công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại trung tâm y tế huyện thanh ba năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 40 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
----------

NGUYỄN HOÀI THƯƠNG

KHẢO SÁT CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN THANH BA NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH: 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
----------

NGUYỄN HOÀI THƯƠNG

KHẢO SÁT CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN THANH BA NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: Ths. Phạm Văn Tùng

Nam Định - 2021



i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới:
ThS. Phạm Văn Tùng – Giảng viên Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, người thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, định hướng và hướng dẫn tơi trong suốt q
trình thực hiện chun đề;
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu tại trường;
Ban Giám đốc, Trưởng phòng điều dưỡng và tập thế cán bộ Trung tâm y tế
huyện Thanh Ba - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tơi tham gia khóa học,
giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào chuyên đề này
Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chun đề khơng tránh
khỏi sai sót, mong thầy cơ, các bạn thơng cảm và đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 12 tháng 8 năm 2021
HỌC VIÊN

Nguyễn Hoài Thương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, chuyên đề “Khảo sát cơng tác chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật tuyến giáp tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba năm 2021” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Những số liệu được sử dụng trong chuyên đề là trung thực
được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ

cơng trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Phú Thọ, ngày 12 tháng 8 năm 2021
Học viên

Nguyễn Hoài Thương

MỤC LỤC


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1.................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

1.1.1. Đại cương về tuyến giáp .................................................................................. 4
1.1.2. Tổng quan về điều dưỡng và cơng tác chăm sóc người bệnh ......................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................... 8
1.2.1. Các nghiên cứu về chăm sóc của điều dưỡng trên thế giới ............................ 8
1.2.2. Các nghiên cứu về chăm sóc của điều dưỡng tại Việt Nam ........................... 9
Chương 2.................................................................................................................. 13
CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH BA NĂM 2021Error! Bookmark not defined.
2.1. Thông tin chung về Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. ............ 13

2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh tại TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ.................................................................................................................... 15
2.2.1 Công tác giáo dục sức khỏe ............................................................................ 15
Bảng 2.1. Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ......................................... 15
2.2.3. Cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân ............................................................... 16
2.2.4. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng ..................................................................... 16
2.2.5. Cơng tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị .................... 17
2.2.6. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh ....................................................... 17
Chương 3: ................................................................................................................ 19
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 19
3.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại
TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. .................................................................. 19
3.1.1. Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh. .................................... 19
3.1.2. Cơng tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh .......................................... 19


3.1.3. Cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân ............................................................... 20
3.1.4. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ........................................... 20
3.1.5. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị .................... 21
3.1.6. Công tác theo dõi đánh giá người bệnh. ....................................................... 21
3.1.7. Kết quả hài lịng chung về cơng tác chăm sóc người bệnh sau phãu thuật
tuyến giáp ................................................................................................................. 22
3.2. Ưu điểm, hạn chế. ............................................................................................. 22
3.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 22
3.2.2. Hạn chế ........................................................................................................... 23
3.2.3. Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được .................... 23
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 25
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………
28

PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI QUAN SÁT VỀ CƠNG TÁC CHĂM SĨC CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP TTYT
HUYỆN THANH BA NĂM 2021
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH VỀ CƠNG
TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP.


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

CS

2

CBYT

Cán bộ y tế

3

ĐD

Điều dưỡng


4

FT3

Free Tri- iodthyronin

5

FT4

Free Thyroxine

6

GDSK

7

NB

8

TH- GMHS

9

TKQN

Thần kinh quặt ngược


10

TTYT

Trung tâm Y tế

11

TW

12

WHO

Chăm sóc

Giáo dục sức khỏe
Người bệnh
Tổng hợp- Gây mê hồi sức

Trung ương
Tổ chức Y tế thế giới


iv
DANH MỤC BẢNG
TT
1
2

3

4

5

6

Nội dung
Bảng 2. 1 Công tác giáo dục sức khỏe đạt theo từng tiêu chí
Bảng 2. 2. Cơng tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh đạt
theo từng tiêu chí
Bảng 2. 2. Cơng tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh đạt
theo từng tiêu chí
Bảng 2. 4. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng đạt theo từng tiêu
chí
Bảng 2. 5. Cơng tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y
lệnh điều trị đạt theo từng tiêu chí
Bảng 2. 6. Cơng tác Theo dõi, đánh giá người bệnh đạt theo
từng tiêu chí

Trang
26
27
28

28

29


30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 2.1. Kết quả hài lòng chung của người bệnh về cơng
tác chăm sóc

31

DANH MỤC HÌNH ẢNH
TT

Nội dung

Trang

1

Hình 1. 1 Giải phẫu học tuyến giáp

10

2


Hình 1. 2 Sinh lý hoạt động của tuyến giáp

12

3

Hình 2. 1 Trung tâm y tế huyện Thanh Ba nhìn từ phía trước

23

4

5

Hình 2. 2 Hình ảnh lam việc của cán bộ khoa Ngoại THGMHS
Hình 2. 3 Điều dưỡng thay băng vết mổ cho người bệnh PT
tuyến giáp

24

25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến giáp đơn thuần thường được gọi là bướu cổ, là một loại bệnh lý phổ
biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Năm 1994, theo thống kê của WHO, thì có
khoảng 665 triệu người mắc bệnh bướu cổ, chiếm 12% dân số thế giới, và được
phân bố rải rác ở tất cả các châu lục; trong đó vùng có tỉ lệ mắc cao nhất là vùng

Địa Trung Hải (22,9% dân số), cịn tại Đơng Nam Á , với dân số 1050 triệu người
thì có tới 100 triệu người mắc bệnh bướu cổ (30). Ở Việt Nam, theo Trần Đức Thọ,
tỉ lệ bệnh u tuyến giáp vào khoảng 10% dân số, có vùng tăng lên con số 50% ở
những vùng miền núi cuộc sống khó khăn, thiếu Iod. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới,
với tỉ lệ nữ : nam là 10:1 (13).
Phẫu thuật tuyến giáp hiện đang là lựa chọn ưu tiên, phổ biến trong việc điều
trị một số bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, bướu giáp đa nhân, bệnh
Grave, và viêm giáp Hashimoto. Năm 2013, tại Hoa Kỳ, có hơn 90.000 ca phẫu
thuật tuyến giáp được thực hiện. Theo thống kê tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2016, bệnh viện thực hiện 7104 ca phẫu thuật tuyến giáp (29).
Vì phẫu thuật tuyến giáp được thực hiện ngày một phổ biến, vì vậy việc
chăm sóc tốt, phát hiện sớm và phịng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật là một
việc vô cùng quan trọng góp phần vào hiệu quả điều trị người bệnh. Các tai biến
sớm thường xảy ra trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật như: Suy hô hấp sau mổ, chảy
máu sau mổ, nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ, cơn cường giáp kịch phát, Tetani sau
mổ (6). Theo một nghiên cứu của D.J Van Beek và cộng sự,năm 2020, trên tổng số
650 bệnh nhân được phẫu thuật thì biến chứng chảy máu xảy ra ở 17 người, bằng
2.6%, biến chứng liệt dây thần kinh thanh quản hay còn gọi dây thần kinh quặt
ngược (TKQN) gặp ở 62 trường hợp bằng 13.7% (28)
Nói về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, đã có nhiều văn bản ban hành
về cơng tác chăm sóc điều dưỡng và cụ thể hóa được những cơng việc về chăm sóc
người bệnh đặc biệt là Thông tư số 07/2011/TT-BYT - hướng dẫn công tác Điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, do Bộ Y tế ban hành ngày
26/01/2011 (1). Trong Thông tư quy định nhiệm vụ chun mơn chăm sóc người
bệnh bao gồm những nội dung cơ bản sau: tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe


2
(GDSK); Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng;
Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ

thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Chăm sóc người bệnh
giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; theo
dõi, đánh giá người bệnh bảo đảm an toàn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ
thuật trong chăm sóc người bệnh và ghi chép hồ sơ bệnh án.
Chăm sóc người bệnh nói chung và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
tuyến giáp nói riênglà hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu người bệnh được chăm
sóc tốt sẽ giảm tai biến, biến chứng từ đó rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí
điều trị
Hiện nay, thơng tư 07/2011/TT-BYT, ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y
tế được áp dụng như kim chỉ nam trong các hoạt động chăm sóc người bệnh ở các
cơ sở y tế trên cả nước, và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại Trung
tâm y tế huyện Thanh Ba cũng vậy.
Thấu hiểu những điều trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và
điều trị người bệnh sau phẫu thuật u tuyến giáp, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh
chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Khảo sát thực trạng chăm sóc người
bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba năm 2021”


3
MỤC TIÊU
1. Khảo sát thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại
Trung tâm y tế huyện Thanh Ba năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật tuyến giáp tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.
.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cương về tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là
các loại bướu tuyến giáp hay u tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to tồn bộ
hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau (19).
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm ở vùng cổ trước khí
quản và hai thành bên của thanh quản. Tuyến giáp có 2 thùy: thùy trái và thùy phải,
nối với nhau bằng eo giáp trạng (19) thùy phải thường lớn hơn thuỳ trái. Cực trên
của 2 thùy nằm áp lên bề mặt sụn giáp, cực dưới xuống tới vòng sụn 5 - 6 của khí
quản (6) (9). Kích thước trung bình của tuyến giáp ở người trưởng thành là: Cao: 40
- 60 mm; Ngang: 10 - 20 mm; Dày: 20 mm; Thể tích: 10 ± 4 ml (9)

Hình 1. 1 Giải phẫu học tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là
các loại bướu tuyến giáp hay u tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to toàn bộ
hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau (19).


5
1.1.1.2. Đặc điểm sinh lý tuyến giáp

Hình 1.2 Sinh lý hoạt động của tuyến giáp
Tuyến giáp được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu, trong tuyến có 2 loại tế
bào: Tế bào C tiết calcitonin (nội tiết tố làm giảm lượng calci máu) và rất nhiều tế
bào tuyến giáp liền nhau tạo thành những nang đường kính khoảng 100 - 300
micromet. Những tế bào này bắt giữ iod ở máu và tăng tổng hợp tiền nội tiết tố nữ
tích trữ trong các nang. Khi có kích thích bởi TSH (nội tiết tố tuyến yên) các nang
giải phóng một phần nội tiết tố tuyến giáp đã được tích trữ dưới dạng Tri iodthyronin hay còn gọi là T3 (chiếm khoảng 20%) và Thyroxine còn gọi là T4
(chiếm khoảng 80%). Trong huyết thanh T3, T4 gắn chủ yếu với Albumin. Một

phần nhỏ hormon ở dạng tự do, chỉ có các hormon tự do Free Thyroxine (FT4) và
Free Tri- iodthyronin (FT3) mới có tác dụng sinh học. FT3 có tác dụng mạnh và
ngắn, FT4 tác dụng chậm và kéo dài hơn. Trong huyết thanh, nồng độ T4 lớn hơn
T3 và một phần T4 chuyển hóa thành T3 khi phát huy tác dụng (26).
1.1.1.3. Phân loại u tuyến giáp
Dựa vào những thay đổi về hình thái giải phẫu và chức năng sinh lý. Có thể
phân loại bướu tuyến giáp như sau:
- Bướu giáp đơn thuần
- Bướu giáp nhiễm độc


6
- Các khối u lành tuyến giáp
- Ung thư tuyến giáp
- Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp
1.1.1.4. Các phương pháp phẫu thuật:
- Cắt nhân tuyến giáp
- Cắt eo tuyến giáp
- Cắt gần toàn bộ một thùy giáp
- Cắt toàn bộ một thùy giáp
- Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp
- Cắt toàn bộ tuyến giáp
- Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ
1.1.1.5. Các tai biến sau phẫu thuật u tuyế giáp:
- Tai biến sớm:
+ Suy hô hấp sau mổ
+ Chảy máu sau mổ
+ Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ
+ Cơn cường giáp kịch phát
+ Tetani sau mổ

- Tai biến muộn:
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển)
+ Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp)
1.1.2. Tổng quan về điều dưỡng và cơng tác chăm sóc người bệnh
1.1.2.2. Định nghĩa về chăm sóc điều dưỡng
Chăm sóc điều dưỡng là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi NB
nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ
sinh cá nhân, ngủ, nghỉ, những chăm sóc về tâm lý cho người bệnh, hỗ trợ điều trị
và tránh nguy cơ có hại từ môi trường bệnh viện và môi trường sống (2).
Trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng chương 2, tài liệu hướng dẫn đánh giá
chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện của Hội Điều dưỡng Việt Nam
ghi rõ: “chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chun mơn của người ĐD đối
với NB từ khi vào viện cho tới lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: chắm sóc thể


7
chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục
hồi chức năng, GDSK cho người bệnh. Chăm sóc ĐD bắt đầu từ lúc NB đến khám,
vào viện và cho đến khi NB ra viện hoặc tử vong” (20).
1.1.3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp là các hoạt đồng điều dưỡng
chăm soc thể chất, tinh thần, chăm soc vết mổ, giáo dục sức khỏe… nhằm đáp ứng
nhiệm vụ điều trị, phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng của NB (21), (11).
Mọi hoạt động điều dưỡng dựa trên quy trình chăm sóc người bệnh và các
nội dung trong “nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh” được quy định tại
Chương 2, thơng tư 07/2011/TT-BYT, ngày 26 tháng 01 năm 2011 (1). Cụ thể:
1.1.3.1. Giáo dục sức khỏe
Điều dưỡng cần giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử
dụng thuốc và xét nghiệm trong quá trình điều trị; hướng dẫn người bệnh luyện tập

vùng cổ sớm để phòng biến chứng; hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi bệnh
trong và sau quá trình điều trị/ ra viện; người bệnh được hướng dẫn về chế độ sinh
hoạt trong khi điều trị; được điều dưỡng hướng dẫn sử dụng thuốc hoocmon thay
thế khi bị cắt tồn bộ tuyến giáp.
1.1.3.2. Chăm sóc về tinh thần
Điều dưỡng chăm sóc, giao tiếp với người bệnh bằng thái độ ân cần và thông
cảm; động viên người bệnh yên tâm điều trị và phối hợp với nhân viên y tế trong
quá trình điều trị và chăm sóc; người bệnh được Điều dưỡng giải đáp kịp thời
những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
1.1.3.3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn làm vệ sinh cá nhân hàng ngày;
thay, đổi quần áo, ga chải giường cho người bệnh hàng ngày.
1.1.3.4. Chăm sóc dinh dưỡng
Điều dưỡng viên cần giải thích, hướng dẫn cho người bệnh về chế độ ăn sau
mổ; nên và không nên ăn loại thực phẩm nào.
1.1.3.5. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
Điều dưỡng có kiểm tra lại số lượng thuốc, tên thuốc so với cơng khai thuốc
và vịng định dạng của người bệnh; thơng báo với người bệnh đang tiêm thuốc gì;
cho người bệnh uống thuốc tại giường; dặn dò người bệnh theo dõi bất thường sau


8
tiêm thuốc; điều dưỡng dặn dò người bệnh theo dõi bất thường sau tiêm thuốc; điều
dưỡng giải đáp các thắc mắc trong khi dùng thuốc .
1.1.3.6. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
Người bệnh được băng vết mổ liên tục từ 24 - 48h và khi cần; thay băng vết
mổ theo đúng quy trình, vệ ính thân ống dẫn lưu.
1.1.3.7. Theo dõi, đánh giá người bệnh
6h đầu sau mổ người bệnh cần được mắc Monitoring theo dõi và kiểm tra
tình trạng của người bệnh ≥ 2 lần ; người bệnh kiểm tra Mạch- nhiệt độ- Huyết áp

hàng ngày; điều dưỡng nắm được và xử trí kịp thời các bất thường của người bệnh.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Các nghiên cứu về chăm sóc của điều dưỡng trên thế giới
Nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu (2001) trên 175 người bệnh xuất viện tại
Khoa Ngoại, BV Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan cho thấy 59,4% NB đánh giá
cao hoạt động CS và 51% NB rất hài lịng với những hoạt động CS đó. Những yếu
tố liên quan đến hài lòng với các hoạt động CS của NB bao gồm: tuổi, giới, thời
gian nằm viện, điều kiện CS, trình độ chun mơn của ĐD, chất lượng chăm sóc
người bệnh, mức độ được cung cấp các thông tin y tế và giáo dục sức khỏe (34).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá một cách toàn diện nguồn lực ĐD tại
181 BVở Trung Quốc và mối liên hệ giữa nguồn lực ĐDvới chất lượng chăm sóc
người bệnhtrên 9688 ĐDvà 5766 NB của Li–ming You và cộng sự. Kết quả cho
thấy: Tăng tỷ lệ NB trên ĐD có mối liên quan với chất lượng CS thấp và có mối
liên quan chặt chẽ giữa tăng tỷ lệ cử nhân ĐD với kết quả điều trị tốt hơn (25).
Tư vấn GDSK cho NB là một trong những nội dung quan trọng trong cơng
tác chăm sóc người bệnh của ĐD. Theo Aghakhani và các cộng sự năm 2012,
nghiên cứu về thái độ của các ĐD đối với các rào cản GDSK cho NB trong các
Bệnh viện của Đại học y khoa Urmia. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 240 ĐD cho
thấy, hầu hết các ĐD (73,6%) không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục NB và
cho rằng GDSK cho NB không phải là nhiệm vụ của họ, cơ sở vật chất trong BV
không đủ và thiếu thời gian là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra sự hạn chế trong
công tác GDSK của ĐD (23).
Nghiên cứu nhận thức về chất lượng CS tại phòng cấp cứu và xác định các
khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin A, Gunningberg L và Carlsson M (2006)


9
tại Thụy Điển cho thấy khoảng 20% NB báo cáo rằng họ không thấy hiệu quả của
giảm đau. Hơn 20% đối tượng cho rằng ĐD không thể hiện sự quan tâm đến tình
hình cuộc sống của họ và NB cũng đã khơng nhận được những thơng tin hữu ích từ

ĐD về cách tự chăm sóc bản thân (24).
Nghiên cứu cắt ngang của Ansari và Hajbaghery (2013) về CS vệ sinh răng
miệng cho NB được tiến hành trên 130 ĐD từ 6 đơn vị CS đặc biệt tại một BV ở
trường đại học ở Iran. Kết quả nghiên cứu cho thấy những rào cản quan trọng nhất
để CS răng miệng cho NB là quá nhiều nhiệm vụ ghi chép, tiếp theo là thiếu thời
gian, thiếu nhân lực, thiếu kiến thức và sự nhận thức rằng CS răng miệng không là
nhiệm vụ ưu tiên của điều dưỡng (22).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lain Ghiwet and CS Kalayou Kidanu
(2014), khoa Điều dưỡng, trường Đại học khoa học sức khỏe tại Mekelle
University, Tigray, North Ethiopia cho thấy hầu như NB hài lòng với phản ứng nhẹ
nhàng của ĐD, 44% NB mong đợi ĐD không cáu gắt, quát mắng, 40% NB mong
đợi ĐD thân thiện, hòa nhã, giúp đỡ NB (27).
1.2.2. Các nghiên cứu về chăm sóc của điều dưỡng tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) về hoạt động chăm sóc người
bệnh của ĐD tại các khoa lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này
tại BV Phổi Trung ương như sau: Mức độ đánh giá chung thực hiện 5 nội dung
chăm sóc người bệnh của ĐDV (Tiếp đón NB, chăm sóc hỗ trợ tâm lý tinh thần NB,
theo dõi đánh giá NB, hỗ trợ điều trị, tư vấn GDSK) cho thấy trong các tiêu chí sử
dụng để đánh giá cơng tác ĐD thơng qua phỏng vấn NB có tỷ lệ đạt dao động từ
50,2% đến 88,9%. Trong đó, cơng tác tiếp đón NB đạt kết quả cao nhất (88,9%);
công tác theo dõi đánh giá NB đạt 85%; hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh
đạt 81,2%; hỗ trợ tâm lý tinh thần NB đạt 78,7%. Công tác đạt kết quả thấp nhất là
công tác tư vấn GDSK chỉ đạt 50,2% (12).
Một nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu
định lượng và định tính của Chu Thị Hải Yến đã được thực hiện trên 281 NB, 30
ĐDV tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nơng nghiệp năm 2013. Với tính chất
NB của khoa Hồi sức cấp cứu phần lớn là bệnh cấp cứu cần sự CS và theo dõi liên
tục của ĐDV thi yêu cầu CS cũng có những đặc điểm tương đồng với NB cần CS
cấp I. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các công tác với



10
4 trong 5 nội dung chăm sóc người bệnh được NB đánh giá đều đạt trên 90%. Tuy
nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK được ĐDV đánh giá mức thấp nhất chỉ
đạt là 83,3%. Kết quả quan sát ĐD cho thấy: ĐDV thực hiện các công tác CS cơ
bản đạt yêu cầu 96,6%, công tác CS hỗ trợ phối hợp thực hiện y lệnh của BS đạt
yêu cầu 88% (5).
Nghiên cứu của Phùng Thị Phương (2013) về thực trạng cơng tác chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng tại 16 khoa lâm sàng Bệnh viện Quân Y 354. Kết quả
cho thấy: cơng tác tiếp đón đạt 97,2%; theo dõi và đánh giá người bệnh đạt 96,3%;
hỗ trợ điều trị và phối hợp bác sỹ đạt 93,1%; Chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần
cho NB đạt 96,6%; tư vấn hướng dẫn GDSK cho NB đạt 48,1%; đội ngũ ĐD chủ
yếu có trình độ trung cấp (95,7%), ở độ tuổi dưới 40 (92,7%), thâm niên công tác
dưới 10 năm (68,1%) (18).
Nghiên cứu năm 2012 với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp
nghiên cứu định lượng và định tính của Dương Thị Bình Minh trên 216 NB, 84
ĐDV và 19 cán bộ y tế tại BV Hữu Nghị cho thấy ĐDV đã thực hiện tương đối tốt
các công tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc người bệnh được đánh giá đều đạt
trên 90%. Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK chỉ đạt 66,2%, vẫn cịn
8,1% người chăm sóc người bệnh thực hiện cho NB ăn qua sonde, cịn có tới 46,2%
người chăm sóc người bệnh thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho NB. Thiếu ĐDV,
quá tải công việc của ĐD ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm
sóc người bệnh. Sự phối hợp giữa BS và ĐD, giữa ĐD với nhau, giữa khoa với một
số phòng chức năng cũng như công tác kiểm tra, giám sát cũng ảnh hưởng đáng kể
đến việc chăm sóc người bệnh của ĐD (8).
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) về thực trạng công tác chăm sóc
người bệnh của ĐDcác khoa lâm sàng- BV đa khoa Khánh Hòa. Kết quả cho
thấyĐD chỉ làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: theo dõi đánh giá NB
chiếm 91%. Tiếp đón người bệnh đạt 88%; Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần NB
đạt 83,2%. Các nội dung tư vấn, GDSK; hỗ trợ điều trị và phối hợp với BS; CS dinh

dưỡng hỗ trợ NB ăn uống tỷ lệ đánh giá đạt lần lượt là 81,3%; 79,3%; 74%. Công
tác CS, hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân hàng ngày theo đánh giá chưa được thực hiện tốt,
chủ yếu do người nhà CS 58,5% (15)


11
Nghiên cứu của Đào Đức Hạnh (2015) về công tác chăm sóc người bệnh cần
CS cấp I của ĐD tại Viện Chấn thương chỉnh hình. Cụ thể: Cơng tác tiếp đón NB và
cơng tác theo dõi đánh giá NB đạt kết quả cao nhất (94,8%), tiếp theo là công tác
phối hợp thực hiện y lệnh của BS đạt 94% và hoạt động CS hỗ trợ về tâm lý, tinh
thần đạt yêu cầu 93,3%. Tuy nhiên, kết quả thực hiện một số công tác CS cơ bản đạt
kết quả chưa cao như: CS vệ sinh cho NB chỉ đạt yêu cầu 75,4%; CS dinh dưỡng
cho NB đạt yêu cầu 85,1%; CS phục hồi chức năng đạt yêu cầu 85,8% (7)
Các nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng viên có thể nói đến là độ tuổi, giới tính, trình độ chun
mơn và thâm niên cơng tác. Ngồi ra, các yếu tố nhân lực điều dưỡng, thời gian làm
việc, số người bệnh mà điều dưỡng viên chăm sóc cũng ảnh hưởng đến hoạt động
chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên.
Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn (2011) tại BV Việt Nam - Thụy Điển ng
Bí cho thấy độ tuổi, giới và thâm niên cơng tác có liên quan đến mức độ hồn thành
một số nhiệm vụ của ĐDV. Trong đó, độ tuổi và thâm niên cơng tác của ĐDV có
ảnh hưởng đến mức độ thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK cho NB (OR = 6,71, p <
0,05; OR = 4,02, p < 0,05); giới tính của ĐDV có liên quan đến mức độ thực hiện
nhiệm vụ CS vệ sinh cá nhân cho NB (OR = 0,13,p < 0,05). Tuy nhiên, các mối liên
quan này có khoảng tin cậy 95% rộng, có thể do cỡ mẫu nhỏ (16).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014) tại 10 khoa lâm sàng bệnh
viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre phát hiện ra rằng các yếu tố cá nhân của
ĐDV có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ hồn thành chung nhiệm vụ
chăm sóc người bệnh như: thâm niên cơng tác, vị trí được phân cơng chăm sóc
người bệnh (với p < 0,05). Trong đó thâm niên cơng tác và vị trí được phân cơng

chăm sóc người bệnh của ĐDV có mối liên quan với mức độ hồn thành nhiệm vụ
tư vấn GDSK. Trình độ chun mơn của ĐDV 15 cũng có mối liên quan với mức
độ hồn thành nhiệm vụ tư vấn GDSK cho người bệnh (14).
Kết quả các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh của ĐD cho thấy
những vấn đề cần được quan tâm như tư vấn GDSK, hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc người bệnh có
chỉ định phẫu thuật, thủ thuật...để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Văn
bản quy định về công tác CSNB của điều dưỡng trong bệnh viện đã có nhiều.


12
Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng trong bệnh viện đã nêu
rõ người bệnh là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được chăm sóc tồn
diện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an tồn. Trong đó, người bệnh phải
được tư vấn GDSK là nhiệm vụ đầu tiên trong 12 nhiệm vụ và Bộ Y tế cũng đã đặt
các nhiệm vụ này trong tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện (1).


13
Chương 2
MƠ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Thơng tin chung về Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Trung tâm Y tế Thanh Ba là đơn vị sự nghiệp Y tế hạng I, trực thuộc Sở Y tế
Phú Thọ, thực hiện chức năng: Cung cấp các dịch vụ chun mơn kỹ thuật về Y tế
Dự phịng; Khám bệnh,chữa bệnh phục hồi chức năng và các hoạt động nâng cao
sức khỏe cho nhân dân theo quy định của pháp luật. Có 160 giường theo chỉ tiêu
pháp lệnh và 340 giường bệnh xã hội hóa; Tổng số cán bộ viên chức là: 370 cán bộ,
viên chức (Khối điều trị là 229 người, khối dự phòng và y tế xã/thị trấn là 141
người).


Hình 2.1: Trung tâm y tế huyện Thanh Ba
Khoa Ngoại TH- TTYT huyện Thanh Ba có quy mơ …. Giường bệnh, trụ sở
chính tại tầng 2, tịa nhà G của Trung tâm. Nhân lực của khoa gồm có: …… trang
thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh gồm: Dàn máy phẫu thuật nội soi, máy
laser, máy plasma lạnh, máy mê kèm thở …


14

Hình 2.2 Hình ảnh làm việc của cán bộ khoa Ngoại TH-GMHS
Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cơng tác chăm sóc người
bệnh nói chung và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp nói riêng luôn
được chú trọng, quan tâm và chủ yếu dựa trên hướng dẫn tại thông tư 07/2011/TTBYT (1). Tuy nhiên, cơng tác giám sát hoạt động chăm sóc chưa được thực hiện
trên bảng kiểm và chưa có một đánh giá cụ thể về hoạt động này, vì vậy vẫn cần có
những bổ xung, điều chỉnh để đảm bảo cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật tuyến giáp được thực hiện bài bản, đồng bộ và chuẩn mực nhất.

Hình 2.3 Điều dưỡng thay băng vết mổ cho người bệnh PT tuyến giáp


15
2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh tại TTYT huyện Thanh BA, tỉnh
Phú Thọ
Qua quan sát gián tiếp cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến
giáp trên 40 người bệnh tại khoa Ngoại TH- GMHS, TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ từ 01 tháng 01 năm 2021 đến 31 tháng 7 năm 2021, thu được kết quả sau:
2.2.1 Công tác giáo dục sức khỏe
Bảng 2.1. Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh (n=40)

Nội dung thực hiện


Tần số

Giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử
dụng thuốc trong q trình điều trị.
Giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc xét
nghiệm trong quá trình điều trị.
Hướng dẫn, luyện tập vùng cổ sớm để phòng biến chứng.
Hướng dẫn cách tự theo dõi bệnh trong và sau quá trình điều
trị/ ra viện.
Hướng dẫn về chế độ sinh hoạt trong khi điều trị.

Tỷ lệ
(%)

40

100

38

95

38

95

36

90


37

92.5

Nhận xét: Từ bảng 2.1 cho thấy 100% người bệnh được giải thích tác dụng
thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử dụng thuốc trong q trình
điều trị, chỉ có 90% người bệnh được hướng dẫn chế độ sinh hoạt.
2.2.2. Cơng tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh
Bảng 2. 1. Công tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh (n = 40
Nội dung

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Điều dưỡng chăm sóc, giao tiếp với NB bằng thái độ ân cần và
niềm nở

40

100

Điều dưỡng động viên NB yên tâm điều trị và phối hợp với
nhân viên y tế trong q trình điều trị và chăm sóc.

30


75

NB được Điều dưỡng giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc
mắc trong q trình điều trị và chăm sóc

39

97.5


16
Nhận xét: Từ kết quả của bảng 2.2 ta thấy 100% điều dưỡng chăm sóc, giao
tiếp với NB bằng thái độ ân cần và niềm nở, 97.5% NB được Điều dưỡng giải đáp
kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong q trình điều trị và chăm sóc và chỉ có
75% ĐD động viên NB yên tâm điều trị và phối hợp với nhân viên y tế trong quá
trình điều trị và chăm sóc.
2.2.3. Cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân
Bảng 2. 2. Cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh (n = 40)
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Điều dưỡng hướng dẫn NB làm vệ sinh cá nhân hàng ngày

29

72.5


Điều dưỡng thay, đổi quần áo, ga chải giường cho NB hàng
ngày

40

100

Nội dung

Nhận xét: Từ kết quả của bảng 2.3 ta thấy 100% Điều dưỡng thay, đổi quần
áo, ga chải giường cho NB hàng ngày, và chỉ có 72.5% điều dưỡng hướng dẫn NB
làm vệ sinh cá nhân hàng ngày và đến 27.5% .
2.2.4. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng
Bảng 2. 3. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng đạt theo từng tiêu chí (n = 40)
Nội dung

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Điều dưỡng viên giải thích, hướng dẫn cho NB về chế độ ăn
sau mổ

40

100

Điều dưỡng viên giải thích tại sao NB nên và khơng nên ăn

loại thực phẩm nào đó

38

95

Nhận xét: Từ kết quả của bảng 2.4 ta thấy 100% Điều dưỡng viên giải thích,
hướng dẫn cho NB về chế độ ăn sau mổ, và có 95% điều dưỡng giải thích tại sao
NB nên và khơng nên ăn loại thực phẩm nào đó.


17
2.2.5. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị
Bảng 2. 4. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị đạt theo
từng tiêu chí (n = 40)
Nội dung

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Điều dưỡng kiểm tra lại số lượng thuốc, tên thuốc so với cơng
khai thuốc và vịng định dạng của người bệnh.

36

90


Điều dưỡng thông báo với người bệnh đang tiêm thuốc gì .

39

97.5

Điều dưỡng cho người bệnh uống thuốc tại giường .

40

100

Điều dưỡng dặn dò người bệnh theo dõi bất thường sau tiêm
thuốc .

40

100

NB được điều dưỡng giải đáp các thắc mắc trong khi dùng
thuốc.

40

100

NB được có được băng vết mổ liên tục từ 24 - 48h.

40


100

NB được điều dưỡng thay băng vết mổ khi cần .

40

100

NB được vệ sinh chân ống dẫn lưu khi thay băng .

38

95

Nhận xét: Từ kết quả của bảng 2.5 ta thấy 100% Điều dưỡng cho người bệnh
uống thuốc tại giường, dặn dò người bệnh theo dõi bất thường sau tiêm thuốc, giải
đáp các thắc mắc trong khi dùng thuốc. Chỉ có 90% Điều dưỡng kiểm tra lại số
lượng thuốc, tên thuốc so với công khai thuốc và vòng định dạng của người bệnh,
95% NB được vệ sinh chân ống dẫn lưu khi thay băng .
2.2.6. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh
Bảng 2.5. Công tác Theo dõi, đánh giá người bệnh (n = 40)
Nội dung

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Trong 6h đầu sau mổ, người bệnh được mắc Monitoring

theo dõi.

40

100

Trong 6h đầu sau mổ, Điều dưỡng có kiểm tra tình trạng
của NB ≥ 2 lần.

40

100

NB được kiểm tra Mạch- nhiệt độ- Huyết áp hàng ngày.

38

95

Khi NB có dấu hiệu bất thường, báo cho cán bộ y tế, điều
dưỡng viên có đến ngay và xử trí kịp thời .

40

100


×