Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tư duy chiến lược về con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội II đến Đại hội VII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.98 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
~~~  ~~~
Lớp Cao học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 2018 – đợt 1
Học viên:


Nguyễn Lập Duy - MSHV: 186022031502


Đề tài giữa kỳ: Tư duy chiến lược về con đường tiến lên Chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam từ Đại hội II đến Đại hội VII.


TÓM TẮT


Nội dung bài viết trình bày tư duy chiến lược về con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời trình bày
quá trình chuyển biến, thay đổi, bổ sung tư duy mang tầm chiến lược về
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ Chính Cương của Đảng Lao
động Việt Nam (1951) đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1991).


1. Đặt

vấn đề


Liên Xô là nước đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa


xã hội, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, hình thức quá độ gián tiếp bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa (1925-1936) đã được thực hiện nhằm xây dựng
những cơ sở vật chất của nước Nga để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên,
Việt Nam, … từ thập niên 60 đến 80 thế kỷ XX chủ yếu là hình thức quá
độ nửa trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa
có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.


Ở Việt Nam, việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội lại có
một chút khác biệt so với các nước còn lại, ngay lúc ban đầu, đường lối
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đường lối quá độ gián tiếp.
Hình thức này mặc dù không được nhắc đến rõ ràng, xong những đặc
trưng của nó cũng đã nêu rõ trong các văn kiện của Đảng, bắt đầu từ Đại
hội II. Xem chặng đường thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
một con đường lâu dài, phức tạp, tự lực bản thân mình là chính. Tuy
nhiên, do một số điều kiện, bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, cho nên tư duy chiến lược về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta theo con đường lâu dài đó đã phải thay đổi theo con đường ngắn,
nhanh của quá độ nửa trực tiếp bắt đầu từ Đại hội III của Đảng Lao động
Việt Nam.


Sau khi tình hình kinh tế -xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng cuối
những năm 70, đầu 80 thế kỷ XX, đã cho thấy tư duy mang tầm chiến
lược về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo hình thức
nửa trực tiếp đã bọc lộ nhiều khuyết điểm, sai lầm, chủ quan duy ý chí.
Tại Đại hội VI, mặc dầu chưa khẳng định song đã từng bước tháo gỡ tư
duy sai lầm đó và cho đến Đại hội VII với sự ra đời của Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã thay đổi triệt

để, quay trở lại với những quan điểm và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.


2. Quá

trình chuyển biến, thay đổi, bổ sung tư duy mang tầm chiến lược

về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ Chính Cương của Đảng
Lao động Việt Nam (1951) đến ương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991).
Lần đầu tiên Đảng ta nói đến con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội là trong Luận cương chính trị tháng 10 của Tổng bí thư Trần Phú. Tại
Hội nghị lần thứ nhất BCH TW tháng 10 năm 1930, lần đầu tiên đề cập
đến lý luận thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Tổng bí thư Trần Phú
viết trong Luận cương chính trị tháng 10 có viết: “xứ Đông Dương sẽ nhờ
vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển, bỏ
qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”1.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt
Nam (2/1951) thì lý luận thời kỳ quá độ đã không được Đảng ta đề cập
đến trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Tất yếu, bởi lẽ bối
cảnh ra đời của Chính Cương là đang trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, nhiệm vụ giải phóng dân tộc chưa được giải quyết xong, thì vấn đề
đi lên chủ nghĩa xã hội chưa thể bàn sâu được. Do đó, Chính Cương đi
đến kết luận “phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong và ngồi
nước khi đó mà quyết định”2.
Tuy nhiên, việc chưa đề cập rõ khơng có nghĩa là khơng nói đến. Ở
một mức độ nào đó, việc gián tiếp xác nhận tư duy mang tầm chiến lược
về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được xác định thông qua
việc chia con đường cách mạng ở nước ta làm 3 giai đoạn: “giai đoạn thứ

nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hồn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ
hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ các di tích phong kiến và nửa phong
kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hồn
1 Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.2, 2002, tr.98.
2 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt
Nam, ngày 19-4-2018


chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là
xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã
hội”3. Quá độ nửa trực tiếp tức là nói đến cách mạng liên tục khơng
ngừng, cịn q độ gián tiếp tức là quá độ từng bước, từng giai đoạn khác
nhau, có thể thấy quan điểm tương ứng với tư duy chiến lược về con
đường xây dựng chủ nghĩa theo lối gián tiếp ở nước ta.
Đi kèm với tư duy chiến lược đó là các biện pháp chính sách để cụ
thể nó cũng được xác định. trong Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam còn xác định những nhân sĩ (địa chủ) u nước và tiến bộ, tồn thể
nơng dân (bao gồm cả phú nông và trung nông) là động lực của cách
mạng. Xem nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn thứ hai là giải quyết triệt để
người cày có ruộng nhưng không đề cập đến việc thủ tiêu giai cấp địa
chủ, cịn cơng tác cải cách ruộng đất trước hết nhắm đến các hình thức
giảm tơ giảm tức nhằm khuyến khích cải thiện đời sống nhân dân và gia
tăng sản xuất và tịch thu ruộng đất của thực dân và tay sai bán nước mà
thôi. Nếu như theo tư duy chiến lược quá độ nửa trực tiếp như Trần Phú
trong Luận cương chính trị tháng 10 thì sẽ phải tiến hành một cách triệt
để nhiệm vụ cải cách ruộng đất, hoàn thành nhiệm vụ phản phong, tức là
cuộc cách mạng liên tục. Nhưng ngược lại, trong Chính Cương của Đảng
Lao động Việt Nam lại xác định rằng con đường này là con đường lâu
dài, nhiều chặng đường, và trong mỗi chặng đường sẽ căn cứ trên nhiệm
vụ mà quyết định sao cho phù hợp, khơng mang tính cực đoan trong việc

thúc đẩy hoàn thành đấu tranh giai cấp.

3 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt
Nam, ngày 19-4-2018


Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chủ tịch đã căn cứ
trên những đặc điểm của nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu,
bị chiến tranh tàn phá muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội khơng thể tiến lên
một cách mau lẹ, nhanh chóng, mà phải từng bước, trãi qua nhiều nấc
thang để phát triển. Do đó, mơ hình kinh tế NEP do Lê-nin khởi xướng và
được áp dụng ở Liên Xô từ năm 1921 cho đến năm 1937 là kiểu mẫu để
thực hiện. Và chế độ kinh tế dân chủ nhân dân thực chất là nền kinh tế
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. đã được Đảng ta thông qua tại
Đại hội II của Đảng.


Đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Kinh tế dân chủ nhân dân là
kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam gồm có những bộ phận như
sau: Kinh tế Nhà nước gồm những xí nghiệp do Nhà nước kinh doanh; bộ
phận hợp tác xã gồm những tổ chức inh tế do hợp tác xã kinh doanh; bộ
phận kinh tế nhỏ tức kinh tế của nông dân, tiểu thương tiểu chủ; bộ phận
kinh tế tư bản tư nhân gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngồi ra,
cịn bộ phận tư bản Nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân
cùng chung vốn với Nhà nước kinh doanh, hoặc các xí nghiệp và tài
nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện.



Kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã hợp thành bộ phận xã hội
hóa và đóng vai trị quyết định trong nền kinh tế quốc gia”4.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.106


Báo cáo cịn nhấn mạnh: “Vì trình độ phát triển kinh tế nước ta
còn thấp, nên thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể ngắn.
Kinh tế tư nhân nước ta còn tồn tại và phát triển trong một thời gian lâu
dài”5.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.108


Chính sách chủ trương kinh tế dân chủ nhân dân thực chất là nền
kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách kinh tế
dân chủ nhân dân đã tỏ ra những phát huy hiệu quả trong những năm cuối
của cuộc kháng chiến chống Pháp, tăng gia sản xuất, giúp việc động viên
sức người sức của cho mặt trận ngày càng tốt hơn.
Mặc dù chưa hoàn chỉnh trong việc xây dựng tư duy mang tầm
chiến lược về đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Song, tư duy chiến lược của Đảng ta trong Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam – Cương lĩnh thấm đẫm tư duy của Hồ Chí Minh – là một
cương lĩnh sáng tạo, phù hợp và đầy tính cách mạng đối với thực tiễn
cách mạng Việt Nam.


Kể từ khi miền Bắc hồn tồn được giải phóng, tư duy mang tầm
chiến lược về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội II tiếp

tục được bổ sung hồn thiện. Nghị quyết của Bộ Chính trị họp từ ngày 5
đến ngày 7 tháng 9 năm 1954 đã xác định lại một cách rõ rệt tính chất của
giai đoạn thứ hai – giai đoạn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân – đã
được nêu trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Nghị quyết
của Bộ Chính trị có viết: “Chế độ xã hội của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chúng ta thuộc hàng các nước dân chủ nhân dân. Chính quyền
của nước ta là chính quyền do giai cấp cơng nhân lãnh đạo, lấy cơng
nơng liên minh làm nền tảng, có Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm cả
giai cấp tư sản và nhân sĩ dân chủ, thân sĩ (địa chủ-TG) yêu nước.
Nhưng vì Nam Bắc tạm thời chia làm hai vùng, vì phải chiếu cố tới miền
Nam, vì cần tranh thủ rộng rãi các tầng lớp nhân dân, vì quy định của
Hiệp định đình chiến, vì trình độ phát triển của cơng nghiệp, vì quan hệ
cụ thể của các lực lượng giai cấp trong nước, nên về thành phần giai
cấp, trình độ hịa hỗn của chính sách, tốc độ phát triển của chính sách,
chính quyền dân chủ nhân dân Việt Nam khơng những khác với chính
quyền các nước dân chủ nhân dân ở Đơng Âu, mà cịn khác với chính
quyền nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa. Nói chung chính sách của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa so với chính sách của nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa mới hồi kiến quốc năm 1949 thì ơn hịa hơn một
chút, thành phần tham gia chính quyền rộng rãi hơn một chút, tốc độ
phát triển của chính sách tiến chậm hơn một chút. Chế độ chính trị của
nước ta, về nội dung là dân chủ nhân dân, nhưng về hình thức thì về mặt
nào đó cịn cần áp dụng chủ nghĩa dân chủ cũ”6. Chính quyền dân chủ
nhân dân ở nước ta là chính quyền chuyên chính dân chủ nhân dân, tiếp
tục làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương khóa II năm 1955, Đảng ta cũng xác định rõ
6 Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.15, 2002, tr288-289.


ràng về mặt trận dân tộc trong sự nghiệp hiệp thương chính trị thống nhất

Tổ quốc.


Khi hịa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng tiếp tục vận dụng kinh tế dân
chủ nhân dân để hàn gắn những vết thương chiến tranh do sự tàn phá
nặng nề của chiến tranh và của bọn xâm lược Pháp. Trong khoảng 3 năm
(1955-1957), nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã chứng tỏ những
ưu điểm của nó, sức sản xuất đạt và cao hơn năm 1939, đỉnh cao của thời
thuộc địa (về mặt kinh tế). Khôi phục 29 xí nghiệp và xây dựng 55 xí
nghiệp mới. Hệ thống giao thông được phục hồi và phát triển. Kinh tế
quốc doanh nắm phần lớn các ngành sản xuất và then chốt.


Tuy nhiên, sớm nhận thức được cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc
là lâu dài, sẽ còn phải chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược trong tương
lai. Cho nên từ tháng 1 năm 1956, Bộ Chính trị đã chuẩn bị văn kiện Mấy
vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam. Trong đó, đối với miền Bắc đã
định hình về đường lối thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó
nhấn mạnh nhiệm vụ phải hồn thành cải cách ruộng đất, tiến hành xây
dựng kinh tế quốc doanh và tập thể, cải tạo kinh tế theo hướng chủ nghĩa
xã hội. Đồng thời bên cạnh đó, tình hình quốc tế, tình hình phong trào
cơng nhân vơ cùng phức tạp. Nhất là khi phe xã hội chủ nghĩa có dấu
hiệu rạn nứt, bất đồng. Đặc biệt Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và
công nhân họp tháng 11/1957 tại Mát-xcơ-va, giới cầm quyền Liên Xô
đứng đầu là Khơ-ru-sốp đã áp đặt 9 quy luật về cách mạng xã hội chủ
nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến việc có thể rút gọn tiến trình đi lên chủ
nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển.


Tháng 12 năm 1957, Hội nghị TW thứ 13 của Đảng ta đã khẳng định

“sau khi cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Bắc, phải lập tức tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa”7.

7 Bước đầu thời kỳ vẻ vang của Đảng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987, tr.24.


Tại Hội nghị lần thứ 15 BCH TW khóa II năm 1959 và tại Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III vào năm
1960, Đảng ta đã từng bước kiện toàn tư duy chiến lược mới về con
đường đi quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Về mặt phương
hướng, Đảng ta xác định phương hướng căn bản là hình thức quá độ nửa
trực tiếp, có thể “vượt qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội”8. Tại Đại hội III, lần đầu tiên Đảng ta tái xác
định phương hướng của thời kỳ quá độ được nêu trong Luận cương chính
trị của Trần Phú. Trước mắt, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ cải tạo xã hội bằng
hình thức quá độ trực tiếp đối với những cơ sở vật chất kỹ thuật đang sẵn
có, sử chính quyền dân chủ nhân dân đã được kiện toàn như là cơng cụ
của nền chun chính vơ sản nhằm cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhưng đồng
thời tận dụng sự giúp đỡ về vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa mà rút
ngắn lại thời gian xây dựng cơ sở vật chất – xã hội cho thời kỳ quá độ ở
nước ta.
Đường lối này trong thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ những vấn đề bất
cập của nó. Đặc điểm này xuất phát từ việc:
+ thứ nhất, Đảng ta có phần vội vã trong việc đưa miền Bắc bước
vào con đường quá độ trực tiếp với lý do là muốn mau chóng đưa miền
Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội để trở thành hậu phương lớn cho miền
Nam. Lẽ ra, thời kỳ quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội phải được xem
là lâu dài, từng bước, phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để phát
triển lực lượng sản xuất, đặc biệt đối với nước có trình độ phát triển thấp
như Việt Nam, nền kinh tế còn lạc hậu, chưa trãi qua sự phát triển của chủ

nghĩa tư bản;
+ thứ hai, chính nhờ mối quan hệ ngày càng gắn chặt hơn giữa các
nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ nhân dân đối với Việt Nam,
8 Văn kiện Đại hội đảng, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam, ngày 20-4-2018


cho nên Đảng ta cũng từng bước nhận thức những thuận lợi của con
đường quá độ nửa trực tiếp, có thể thông qua sự giúp đỡ của các nước xã
hội chủ nghĩa mà thu hẹp được thời gian xây dựng những cơ sở vật chất –
xã hội, có thể đẩy nhanh quá trình miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thậm chí có thể
cho rằng sẽ khắc phục được những thiếu sót, khó khăn của tình hình kinh
tế xã hội nước ta. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức quá độ nửa trực
tiếp này là xu hướng tả tăng nhanh trong Đảng, hình thức tổ chức và quản
lý của Nhà nước nhanh chóng được cải tiến theo hình thức tăng dần quan
hệ sản xuất – vượt trước cả lực lượng sản xuất, phụ thuộc rất lớn vào khối
xã hội chủ nghĩa. Nếu như khối xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng
kinh tế hoặc không đủ điều kiện hỗ trợ Việt Nam q độ nửa trực tiếp, thì
vơ hình chung sẽ phá nát tồn bộ cơ cấu kinh tế xã hội của nước ta.


Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đã hồn
tồn thắng lợi, non sơng đất nước đã được thống nhất. Hội nghị lần thứ
24 của BCHTW Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn mới đã thông qua Nghị quyết số 247-NQ/TW,
ngày 29/9/1975. Nghị quyết đã xác định phương hướng của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong tồn quốc tiếp tục là hình thức nửa trực
tiếp, Đảng ta tiếp tục xác định: “Cả nước đang ở trong quá trình tổ chức
lại nền sản xuất xã hội, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

vượt qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”9. Tư duy mang tầm chiến
lược về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III tiếp tục được xác định là cơ sở cho việc cải tạo xã hội
chủ nghĩa ở miền Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1976) đã tiếp tục khẳng định lại những nội dung căn bản của Hội nghị
lần thứ 24 BCHTW khóa III. Đảng ta đồng thời cũng xác nhận những đặc
điểm lớn của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: thứ nhất,
phương hướng thời kỳ quá độ là tiếp tục quá độ nửa trực tiếp bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa; thứ hai, tiếp tục thực hiện đường lối chung của
thời kỳ quá độ được nêu từ Đại hội III, cụ thể: miền Bắc tiếp tục xây
dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa bởi đường lối quá độ nửa trực tiếp;
miền Nam vừa thực hiện đường lối quá độ trực tiếp với tốc độ cao từ việc
cải tạo xã hội chủ nghĩa những cơ sở xã hội sẵn có vừa quá độ nửa trực
tiếp từ nguồn viện trợ vật chất kinh tế bên ngoài để rút ngắn thời kỳ quá
độ lên xã hội chủ nghĩa.

9 Văn kiện Hội nghị BCHTW Đảng, Nghị quyết số 247-NQ/TW, ngày 29/9/1975 Hội nghị lần thứ 24
BCHTW Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 16/6/2018.


Từ năm 1980 Đảng ta đã bắt đầu kiện toàn Nhà nước Xã hội chủ
nghĩa trên phạm vi cả nước cùng với sự ra đời của Hiến pháp xã hội chủ
nghĩa. Mặc dù đã xây dựng căn bản cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội
bước đầu và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Song, nền kinh
tế vẫn còn lạc hậu, cơ sở vật chất kinh tế xã hội còn lạc hậu, kém phát
triển. Thời kỳ quá độ nửa trực tiếp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi sự
trợ giúp từ các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ít, nguyên nhân là: thứ
nhất, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang lâm vào cơn

khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, nguồn viện trợ từ các nước
này ngày càng ít đi; thứ hai, sự mâu thuẫn giữa Trung – Xô căng thẳng từ
cuối thập niên 50 đến thập niên 80 đã phần nào làm giảm một phần sự
viện trợ cho Việt Nam, chủ yếu là đến từ Trung Quốc; thứ ba, mâu thuẫn
Việt – Trung từ sau 1975 đã dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn viện trợ
cho Việt Nam. Những tác động trên đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến đường
lối thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công tác cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước ngày càng trì trệ và lâm
vào khủng hoảng, cơ sở vật chất kinh tế và xã hội của Việt Nam chưa đủ
khả năng để đáp ứng những quan hệ sản xuất đã được cải tạo, lực lượng
sản xuất vẫn còn kém phát triển, nền kinh tế sản xuất hàng hóa tương đối
nghèo nàn, đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội những năm 80 đã đưa đất nước
vào tình trạng kiệt quệ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã
trở thành một bước ngoặt đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Công
cuộc Đổi mới tư duy đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội nước nhà đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp. Nói về đường lối thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội VI, Đảng ta không trực tiếp đề
cập, tuy nhiên, nội dung của nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội được
nêu tại đại hội cũng đã cho thấy Đảng ta bắt đầu có sự nhận thức mới về


×