Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIẢI PHẪU MẠCH MÁU VÙNG MẶT VÀ DÂY THẦN KINH MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.06 KB, 10 trang )

GIẢI PHẪU MẠCH MÁU VÙNG MẶT VÀ
DÂY THẦN KINH MẶT
I.

II.

GIẢI PHẪU MẠCH MÁU VÙNG MẶT:

GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH MẶT (DÂY THẦN KINH
SỌ VII):

 Nguyên ủy thật: nơi phát xuất dây thần kinh (vận động: một nhân xám trung
ương; cảm giác: một hạch ngoại biên).
 Nguyên ủy hư: nơi các dây đi vào hay ra khỏi ở trên bề mặt não bộ.

1. Nguyên ủy và đường đi:
Dây thần kinh mặt (dây VII) được tạo nên bởi 2 rễ là rễ vận động lớn (thần kinh
mặt) và một rễ cảm giác nhỏ gọi là thần kinh trung gian.
 Nguyên ủy thật:
 Của rễ vận động là các nhân nằm trong cầu não gồm:
o Nhân thần kinh mặt (nucleus nervi facialis) gồm có 2 nhóm, nhóm
trên (nhân bụng) chi phối các cơ vịng mắt, cơ cau mày và cơ trán,
nhóm dưới (nhân lưng) đến các cơ bám da còn lại của vùng mặt và
cổ.
o Nhân nước bọt trên (nucleus salivatorius superior) thuộc hệ thần
kinh tự chủ.
 Của thần kinh trung gian (VII’) là các tế bào hạch gối (ganglion geniculi)
mà các sợi ngoại biên tạo thành thừng nhĩ (chorda tympani) và các sợi
trung ương tận hết ở 1/3 trên của nhân bó đơn độc (nucleus tractus
solitarii).
 Nguyên ủy hư: Rãnh hành – cầu, ở đầu trên của rãnh bên trước hành não.



Trang 1/11


Nhân dây VI
Nhân dây VII

Hình : Nhân thần kinh V, VI, VII. (Nguồn: Harold Ellis (2006), Clinically
Anatomy, 11th Edition, “The facial nerve (VII)”, trang 375-377)
 Đường đi: khá phức tạp, có thể chia làm 3 đoạn: một đoạn trong hộp sọ, một đoạn
ở trong xương đá và đoạn ngoài sọ.
 Đoạn trong sọ: Người ta chia dây thần kinh VII làm ba đoạn căn cứ từ
nhân thần kinh VII:
o Đoạn một: là đoạn trên nhân thần kinh VII đi từ vỏ não đến nhân thần
kinh số VII ở vùng cầu não, tổn thương vùng này thường có những dấu
hiệu thần kinh trung ương xuất hiện và bệnh nhân mất đi những vận
động tự ý.
o Đoạn hai: là đoạn ngay nhân thần kinh VII ở cầu não, rễ vận động thần
kinh mặt (VII) sau khi xuất phát từ nhân vận động (nhân thần kinh mặt)
chạy vịng quanh nhân vận nhãn ngồi (VI) tạo thành gối thần kinh mặt
tương ứng vời lồi mặt ở nền não thất bốn, hợp với các sợi tự chủ từ
nhân bọt trên và các sợi cảm giác đến từ nhân bó đơn độc đễ thốt ra ở
rãnh hành cầu. Do đó tổn thương vùng cầu não gây liệt VII ngoại biên
luôn kèm theo tổn thương thần kinh VI.
o Đoạn dưới nhân thần kinh VII: Từ rãnh hành cầu, thần kinh mặt đi
cùng với thần kinh tiền đình ốc tai (dây VIII) đi qua hố sọ sau đến lỗ

Trang 2/11



ống tai trong. Như vậy tổn thương vùng rãnh hành cầu thường có liệt
VII ngoại biên kèm theo tổn thương tiền đình và ốc tai.
 Đoạn trong xương đá: Thần kinh mặt chạy thành đường zíc – zắc trong
ống thần kinh mặt trong xương đá gồm 3 đoạn là:
o Đoạn mê đạo: rễ vận động thần kinh mặt và thần kinh trung gian
nối với nhau và cùng chui vào ống tai trong (Đoạn này thường bị
tổn thương do vỡ ống tai trong do phẫu thuật và do u dây thần kinh
VIII, vì dây VII’ cũng bị tổn thương nên thường thấy bệnh nhân bị
khô nước mắt, giảm vị giác, mất sự bài tiết nước bọt), sau đó chạy
thẳng góc với trục phần đá xương thái dương, giữa ốc tai xương và
tiền đình xương của tai trong. Đoạn này nằm ngay bên dưới hố não
giữa, là đoạn hẹp nhất và ngắn nhất của dây thần kinh VII, mạch
máu nuôi là một mạch máu duy nhất khơng có nhánh nối do đó đây
là đoạn dễ tổn thương nhất khi có viêm nhiễm trong ống dây thần
kinh VII.
Hạch gối
Đoạn nhĩ

Đoạn mê
đạo

Hình: Dây thần kinh mặt đoạn trong xương đá (Nguồn: Atlas of Clinical
anatomy)
o Đoạn nhĩ: chạy gần như song song với trục của phần đá, nằm ở
thành trong của hòm nhĩ và tạo với đoạn trước một chỗ gập góc gọi
Trang 3/11


là gối thần kinh mặt (geniculum nervi facialis), nơi này có hạch gối.
Đoạn này có 2 đầu, 1 đầu gần là tại hạch gối, đầu xa là đoạn chạy

ngang ụ tháp mấu cơ xương bàn đạp đoạn này vỏ xương rất mỏng
dễ bị tổn thương do phẫu thuật, tại ụ tháp dây VII lại uốn cong,
đoạn này rất dễ bị bộc lộ do phẫu thuật.
o Đoạn chũm: thần kinh lại bẻ quặt chạy thẳng xuống chui qua lỗ
trâm chũm để thốt ra khỏi sọ.
 Đoạn ngồi sọ: Thần kinh mặt thốt ra khỏi hộp sọ ở lỗ trâm chũm, chạy
ngồi mỏm trâm, ở trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi dây VII nằm ngay ở tổ chức
dưới da, sau 2 tuổi khi mỏm chũm và khung nhĩ hình thành dây VII mới
chui sâu xuống dưới da khoảng 2cm. Sau đó dây VII đổi hướng ra trước
chia thành 2 nhánh VII trên và VII dưới là hai nhánh chạy ngang qua tĩnh
mạch cảnh trong, sau đó chui vào tuyến mang tai chạy trên lớp cân cơ nhai
và tỏa ra vác nhánh tận tạo thành đám rối mang tai (plexus parotideus).
 Sự phân nhánh:
 Thần kinh mặt (VII) bắt đầu phân nhánh ở đoạn trong xương đá với các
nhánh sau:
o Thần kinh đá lớn tách từ hạch gối, chạy theo lỗ và rãnh thần kinh đá
lớn ở mặt trước xương đá để vào lại sọ, kết hợp với thần kinh đá sâu
(từ đám rối động mạch cảnh của dây IX) thành thần kinh ống chân
bướm (Vidien), chi phối bài tiết nước mắt.
o Nhánh nối với đám rối nhĩ (ramus communicans cum plexus
tympanico) (đoạn mê đạo), cùng với dây thần kinh IX chi phối sự
bài tiết của tuyến mang tai.
o Thần kinh cơ bàn đạp (nervi stapedius) (đoạn nhĩ) có tác dụng làm
chùng màng nhĩ và giảm áp lực tai trong.
o Thừng nhĩ (đoạn chũm) chạy lên trên và ra trước xương đe, sau
xương búa, đi qua phần trên mặt trong màng nhĩ, rồi lách qua khe
đá trai để xuống nối với thần kinh lưỡi (từ thần kinh sinh ba) để đến
chi phối cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi, cảm giác thành sau ống tai,
chi phối sự bài tiết của tuyến dưới lưỡi và dưới hàm.


Trang 4/11
Thân
chính
Thần
kinh
thần
kinh
mặt
Lỗ
trâm
cơ bànchũm
đạp

Thần kinh đá lớn
Cửa sổ bầu dục


Hạch và gối
thần kinh mặt
Thừng nhĩ

Mỏm trâm

Hình : Phân nhánh của thần kinh mặt trong xương thái dương. (Nguồn: Harold
Ellis (2006), Clinically Anatomy, 11th Edition, “The facial nerve (VII)”, trang 375377)
 Các nhánh bên của đoạn ngoài sọ:
o Thần kinh tai sau (nervi auricularis posterior) đến các cơ tai, cho ra
nhánh chẩm (ramus occipitalis) đến bụng chẩm cuả cơ trên sọ.
o Nhánh cơ hai thân (ramus digastricus) đến bụng sau cơ hai thân và
tách ra nhánh cơ trâm móng (ramus stylohyoideus) và nhánh nối với

thần

kinh

thiệt

hầu

(ramus

communicans

cum

nervi

glossopharyngeo).
o Nhánh lưỡi (ramus lingualis) có thể có hoặc khơng, đến gốc lưỡi
nhận cảm giác niêm mạc.
 Các nhận tận: trong nhu mô tuyến mang tai, thần kinh mặt thường phân
thành 2 nhánh là nhánh thái dương mặt và nhánh cổ mặt, rồi lại phân thành
nhiều nhánh tận thoát ra ở bờ trước tuyến mang tai và đến vận động cho cơ
bám da mặt và bám da tạo thành đám rối thần kinh mang tai: các nhánh
thái dương, các nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới, nhánh cổ.

Trang 5/11


Temporal branch: nhánh thái dương
Zygomatic branch: nhánh gò má

Buccal branch: nhánh má
Parotid gland: tuyến mang tai
Mandibular branch: nhánh hàm dưới
Marginal branch: nhánh bờ
Cervical branch: nhánh cổ

Hình: Đám rối thần kinh mang tai

T: nhánh thái dương
Z: nhánh gò má
B: nhánh má
M: nhánh bờ hàm
dưới

Hình: Các dạng phân nhánh khác nhau của đám rối thần kinh mang tai (Nguồn:
Davis RA, Anson BJ, Puddinger JM, Kurth RE (1956), Surgical anatomy of the facial
nerve and parotid gland based upon a study of 350 cervical facial halves, Surg
Gynecol Obstet, trang 385. Được lấy về từ:
/>
Trang 6/11


Temporal (Temp.): nhánh thái dương
Zygomatic (Zyg.): nhánh gò má
Buccal (Buc.): nhánh má
Mandibular (Mand.): nhánh hàm dưới
Cervical (Cerv.): nhánh cổ

Vị trí thay đổi của các nhánh thần kinh với tĩnh mạch


Hình: Các dạng phân nhánh khác nhau của đám rối thần kinh mang tai và vị trí
của nó với tĩnh mạch (Nguồn: Azizzadeh, B., Facial nerve (CN VII) anatomy &
function. Được lấy về từ:
/>ml)
2. Ứng dụng lâm sàng:
 Thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng, trong đó gồm có các
sợi:
 Vận động: xuất phát từ 2 nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ
bám da mặt và cổ biểu hiện tình cảm trên nét mặt. Ngồi ra thần kinh cịn chi
phối một số cơ khác.
 Các sợi đối giao cảm: đến bài tiết tuyến lệ, các tuyến nhày của niêm mạc
mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
 Các sợi cảm giác vị giác ở 2/3 trước lưỡi.
 Một bệnh nhân bị liệt dây thần kinh VII sẽ có những triệu chứng sau:
 Rối loạn vận động: khối cơ mặt bên liệt khơng vận động được do đó mắt
bên liệt nhắm khơng kín. Mép mơi má khơng di động được, nên bệnh nhân
không chu miệng, phồng má, thổi sáo được.
Trang 7/11






Rối loạn cảm giác: tăng cảm giác vùng Ramsayhunt (vành tai).
Rối loạn vị giác: mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
Rối loạn phó giao cảm và bài tiết: giảm bài tiết tuyến dưới hàm dưới lưỡi,




tuyến nước mắt.
Rối loạn phản xạ: mất phản xạ chớp mắt, phản xạ mũi mi, phản xạ giác mạc,

phản xạ xương bàn đạp.
 Trên lâm sàng chúng ta cần chú ý phân biệt giữa liệt mặt trung ương và liệt
mặt ngoại biên. Vì nhân thần kinh mặt có 2 phần, nhân bụng ở trên, nhân lưng
ở dưới. Nhân bụng nhận được sợi trục của vỏ não cả 2 bên, trong khi đó nhân
lưng chỉ nhận được sợi trục từ vỏ não đối bên (hay nói cách khác là vỏ não đối
bên cho sợi trục đến cả 2 phần của nhân mặt, trong khi đó vỏ não cùng bên chỉ
cho sợi trục đến nhân bụng thôi), nhân bụng chi phối cho nửa mặt trên, nhân
lưng chi phối cho nửa mặt dưới. Ta có 3 trường hợp:
1. Nếu vỏ não cùng bên tổn thương -> Sẽ có sự bù trừ từ bên đối diện -> Mặt
không liệt (giống các dây sọ khác).
2. Nếu vỏ não đối bên tổn thương -> Chỉ có sự bù trừ cho nhân bụng từ vỏ não
cùng bên, nhân lưng không được bù trừ -> Biểu hiện của liệt mặt trung ương:
Liệt 1/2 dưới mặt ĐỐI bên tổn thương.
3. Nếu tổn thương neuron số 2 (từ sau nhân mặt): Biểu hiện liệt mặt ngoại
biên: Liệt hoàn toàn nửa mặt CÙNG bên tổn thương.
 Để chẩn đoán định khu tổn thương dây VII, ta dựa vào sự rối loạn các chức
năng của dây VII:
 Tổn thương bên trên hạch gối: nếu bệnh nhân khơng có bài tiết nước mắt
(test Schirmer).
 Tổn thương đoạn trên thừng nhĩ: bệnh nhân sẽ khơng có bài tiết nước bọt
(test Blatt).
 Tổn thương từ dây thừng nhĩ trở lên: bệnh nhân sẽ mất vị giác 2/3 trước
lưỡi.
 Tổn thương từ thân nền đến đoạn nhĩ sẽ mất phản xạ cơ xương bàn đạp.
 Đoạn ngoài sọ thần kinh mặt liên quan với tuyến nước bọt mang tai nằm nơng
ngồi da (nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi) nên dễ bị liệt do lạnh.


Trang 8/11


Liệt mặt ngoại biên

Liệt mặt trung ương

Tổn thương
vỏ não
Nhân dây
VII
Tổn
thương dây
VII

Thần
kinh VII

Hình : Liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên (Nguồn: Jeffrey D. Tiemstra
và Nandini Khatkhate (2007), Bell's Palsy: Diagnosis and Management. Được lấy về
từ: />
Trang 9/11


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt:
(1) TS. BS. Phạm Đăng Diệu (2007), Atlas giải phẫu người Netter, phiên bản
tiếng Việt, “Thần kinh mặt – sơ đồ”, trang 131.
(2) TS. BS. Phạm Đăng Diệu (2006), Giải phẫu đầu – mặt – cổ, “12 đôi dây thần
kinh sọ: thần kinh mặt”, trang 400-407.

(3) GS. BS. Nguyễn Quang Quyền (2006), Bài giảng Giải phẫu học, tập 1, “Các
dây thần kinh sọ”, trang 466-470.
(4) PGS. TS. BS. Nhan Trừng Sơn (2011), Tai mũi họng, quyển 1, “Liệt dây thần
kinh VII do tai, trang 470-473.
Tiếng Anh:
(5) Azizzadeh, B., Facial nerve (CN VII) anatomy & function. Được lấy về từ:
/>(6) Davis RA, Anson BJ, Puddinger JM, Kurth RE (1956), Surgical anatomy of
the facial nerve and parotid gland based upon a study of 350 cervical facial
halves, Surg Gynecol Obstet, trang 385.
(7) Diamond, C. và I. Frew (1979), The facial nerve, Oxford University Press,
Oxford.
(8) Jeffrey D. Tiemstra và Nandini Khatkhate (2007), Bell's Palsy: Diagnosis and
Management. Được lấy về từ: />(9) Harold Ellis (2006), Clinically Anatomy, 11th Edition, “The facial nerve
(VII)”, trang 375-377.

Trang 1/11



×