MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ LÝ
LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM........................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm..................................................................................................................... 7
1.2. Các bƣớc để tiến hành so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm..................................................................................................................... 8
1.3. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của đồng phạm............................................ 10
1.3.1. Khái niệm đồng phạm............................................................................. 10
1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm..................................................... 12
1.4. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và các nội dung cần so
sánh luật.............................................................................................................. 16
1.4.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm................................... 16
1.4.2. Các nội dung trách nhiệm hình sự trong đồng phạm..............................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
ĐỒNG PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ SO
SÁNH VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI............................................... 21
2.1. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm............21
2.1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm........................21
2.1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng
phạm................................................................................................................. 24
2.1.3. Nguyên tắc cá thể hố trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ..
28
2.2. Những vấn đề liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm.................................................................................................................... 30
2.2.1. Vấn đề xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm......30
2.2.2. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm..........37
2.3. Quyết định hình phạt trong đồng phạm.................................................... 43
2.3.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật đối với người đồng phạm
43
2.3.2. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.....................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2015.................................................................................................... 52
3.1. Yêu cầu cần hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 2015 về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm....................................... 52
3.2. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về việc xác định
TNHS của những ngƣời đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam...............54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 70
KẾT LUẬN............................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hồn
thiện hệ thống pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế, làm cho kinh tế - xã hội
nước ta có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng nâng cao. Song song đó, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, xảy ra
trên nhiều lĩnh vực, gia tăng cả về quy mơ lẫn tính chất. Trong đó, những vụ án với
sự tham gia của nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm, có sự phân cơng vai
trị, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức chặt chẽ, trình độ ngày tinh vi và mức độ gây nguy hại
cho xã hội cũng ngày càng cao.
Nhận định được tính nguy hiểm của đồng phạm, các nhà làm luật đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh tội phạm này với tên gọi khác nhau như
tòng phạm, cộng phạm…. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
trên cơ sở kế thừa Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) các quy định về đồng phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm và đồng thời đã bổ sung thêm những quy định mới để khắc phục những điểm
hạn chế, bất cập đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án có đồng phạm trong thực tiễn.
Những quy định này đã góp phần tích cực vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội
phạm nói chung và đồng phạm nói riêng; nhiều vụ án đồng phạm gây thiệt hại lớn
cho xã hội được Tòa án nhân dân xét xử đúng người, đúng tội, tránh làm oan người
vô tội được nhân dân đồng tình và tin tưởng vào nền tư pháp của nước nhà.
Mặc dù, chế định đồng phạm đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, vì trong thực tế áp dụng các quy định này còn bộc lộ một số hạn chế
như: có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm, xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm chưa
tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội và vai trò của từng người đồng phạm
trong vụ án dẫn đến việc xét xử các vụ án hình sự có đồng phạm ở một số tòa chưa
phù hợp, vai trò của mỗi người đồng phạm khác nhau bị xử lý hình sự như nhau
2
cũng như việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm gặp khó
khăn, b lọt tội phạm trong đồng phạm….Từ đó, chưa đủ sức răn đe, giáo dục,
phịng ngừa đối với các loại tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất đồng phạm
nói riêng làm ảnh hưởng hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Để giải quyết những vướng mắc trong lý luận cũng như thực tiễn xét xử các
vụ án có đồng phạm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, xét xử đúng
người, đúng tội, tránh tình trạng oan sai, b lọt tội phạm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng ngừa tội phạm đối với hình thức phạm tội đặc biệt này để đảm bảo tính cơng
bằng, bình đẳng trong xã hội nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, đồng thời thể
hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ,
tham khảo các quy định liên quan về chế định đồng phạm và trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới
là rất cần thiết, từ đó học h i, rút kinh nghiệm và góp phần hồn thiện Bộ luật Hình
sự Việt Nam. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Trách nhiệm hình
sự trong đồng phạm: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến chế định đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
qua việc nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo, tác giả đã thấy có các cơng trình nghiên
cứu khoa học như sau:
Các giáo trình luật hình sự có thể kể đến như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ
biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Chung, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, Phần Chung, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng Đức, Hội Luật
gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh …
*
Trong nội dung các giáo trình này đã phân tích một số vấn đề lý luận và quy
định về đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.... Các nội dung trên
của các giáo trình là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả xây dựng phần lý luận
về tuổi chịu TNHS trong Luận văn.
3
* Các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
- Trần Quang Tiệp (2000), “Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam”, luận án
tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu một cách tổng quát các vấn
đề liên quan đến đồng phạm như: khái niệm đồng phạm, các loại người đồng phạm,
trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, các giai đoạn thực hiện trong đồng phạm…
- Nguyễn Khắc Tồn (2013), “Các loại người đồng phạm trong luật hình sự
Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật TP.HCM. Luận văn chủ yếu
nghiên cứu sâu cơ sở lý luận và pháp lý về các loại người trong đồng phạm. Về
phần đánh giá thực tiễn, tác giả đã nêu tình hình xét xử các loại người đồng phạm
của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, nêu điểm hạn chế trong quy định pháp luật
cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử và đưa ra phương
hướng cơ bản để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các
loại người đồng phạm.
- Nguyễn Thị Minh Trâm (2016), “Định tội danh trong đồng phạm – Lý luận
và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật TP.HCM. Luận văn đã phân
tích về những vấn đề lý luận chung về định tội danh trong đồng phạm như khái
niệm, cơ sở của việc định tội danh, phân loại định tội danh, các bước thực hiện hoạt
động định tội danh trong đồng phạm…Đồng thời, tác giả đã nêu những thực tiễn
định tội danh trong vụ án đồng phạm, từ đó chỉ ra vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn hoạt động xét xử, những tồn tại, hạn chế của Bộ luật Hình sự hiện hành, trên cơ
sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh trong đồng
phạm và hồn thiện pháp luật hình sự.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), “Trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại
học Luật TP.HCM. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận chung về đồng phạm.
Đồng thời, tác giả có so sánh các quan điểm, các quy định về trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam cũng như trong Bộ
luật Hình sự của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
Các sách chuyên khảo, bài viết liên quan đến đề tài như: Lê Cảm (2000),
Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự (tập III), NXB Cơng an
nhân dân, Hà Nội; Lê Cảm (1989), Về chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt
*
4
Nam, Tạp chí Tịa án nhân dân; Phạm Mạnh Hùng (2003), Hồn thiện quy định về
cơ sở trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
và đồng phạm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2; Hoàng Minh Đức (2012), Chế
định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam và một số nước ASEAN, Tạp chí Nghề
luật, số 4; Nguyễn Văn Trượng (2015), Cần hoàn thiện các quy định về đồng phạm
trong phần chung của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 7; Phí Thành
Chung (2016), Phân hóa TNHS của đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (335) ...
Nhìn chung, vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm không phải là một
vấn đề mới mẻ cho nên các cơng trình trên đã có sự nghiên cứu về lý luận chung
cũng như thực tiễn để chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình xét xử và
đưa ra giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. Trong
đó, một số bài viết có nghiên cứu pháp luật nước ngồi nhưng chỉ tìm hiểu, trình
bày các quy định về đồng phạm trong pháp luật hình sự các quốc gia trên thế giới
mà khơng có sự so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng trong pháp luật hình
sự Việt Nam, vì vậy chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm
hiểu, nghiên cứu, so sánh, đánh giá các quy định về TNHS trong đồng phạm của
pháp luật hình sự các quốc gia để thấy những kinh nghiệm đáng học h i trong BLHS
các quốc gia đó cũng như thấy được những hạn chế, thiếu sót trong BLHS Việt
Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Đồng thời, các bài viết trên được thực hiện trong thời gian BLHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017) chưa có hiệu lực thi hành. Do đó, xét thấy việc lựa chọn đề tài “Trách
nhiệm hình sự trong đồng phạm: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả là có cơ sở khoa học và cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định về TNHS trong đồng
phạm của pháp luật hình sự Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới, từ đó luận
văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện BLHS nước ta về
TNHS trong đồng phạm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ như sau:
5
- Nghiên cứu về lý luận so sánh luật trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
- Nghiên cứu lý luận về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
- Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và của một
số nước khác về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Trên cơ sở đó, đánh giá, so
sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các nước về trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm.
- Đánh giá những điểm mạnh trong quy định của các nước trên thế giới về
TNHS trong đồng phạm, từ đó nghiên cứu đưa ra các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện
các quy định về TNHS trong đồng phạm trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm tại Bộ luật Hình sự Việt Nam, các văn bản pháp luật liên quan và Bộ
luật Hình sự của một số quốc gia trên thế giới như Liên Bang Nga, Liên Bang Đức,
Trung Hoa, Thụy Điển, Canada…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật. Tác giả
sẽ tập trung nghiên cứu các quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trách
nhiệm hình sự trong đồng phạm. Từ đó phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định
này với các quy định trong pháp luật hình sự của các quốc gia khác.
Về khơng gian và thời gian: luận văn nghiên cứu Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các quy định hiện hành về TNHS trong
đồng phạm tương ứng trong luật hình sự một số nước trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Cụ thể các phương pháp được thể hiện ở
từng chương như sau:
- Chương 1: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích
những vấn đề lý luận chung về so sánh luật và lý luận về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm.
6
- Chương 2: Phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với tổng hợp được sử
dụng để phân tích, so sánh những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một
số nước khác trên thế giới về quy định TNHS trong đồng phạm, để từ đó tìm ra
điểm tương đồng, khác biệt, đánh giá những ưu điểm của các nước khác trong quy
định này mà Việt Nam có thể học h i và kế thừa.
- Chương 3: Phương pháp phân tích, đánh giá tình hình phạm tội của đồng
phạm để từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hồn thiện quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng t những vấn đề lý luận về TNHS trong đồng
phạm theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước khác: Nga,
Đức, Thụy Điển, Trung Hoa…
- Trên cơ sở phân tích các quy định của Việt Nam và một số quốc gia khác về
TNHS trong đồng phạm, luận văn đã so sánh, đối chiếu, đánh giá những điểm giống
nhau, khác nhau, từ đó chỉ ra những điểm hạn chế, thiếu sót trong quy định của luật
hình sự Việt Nam.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá những điểm tiến bộ của pháp luật hình sự
các nước trên thế giới về TNHS trong đồng phạm. Trên cơ sở kết quả tìm hiểu,
nghiên cứu, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hình sự về
TNHS trong đồng phạm.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, học tập và góp phần giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng về xác định TNHS trong đồng phạm.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về so sánh luật và lý luận về trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm.
Chƣơng 2: Các quy định về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm của Bộ
luật Hình sự Việt Nam năm 2015 và so sánh với các quốc gia trên thế giới.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT
VÀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm
Trong pháp luật Việt Nam, so sánh luật vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ
tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau như “so sánh luật”, “luật so sánh” hay “luật học
so sánh” nhưng xét đến cùng, những thuật ngữ này có bản chất, nội dung tương
đồng nhau. “Luật học so sánh là lý luận, hay là môn khoa học trong các ngành
khoa học pháp lý. Mục đích của nó là nghiên cứu và so sánh các văn bản quy phạm
pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật
quốc tế, làm sáng rõ sự tương đồng và dị biệt, xác định khuynh hướng phát triển
1
chung của pháp luật, thực hiện hội nhập quốc tế về mặt pháp lý” . Từ đó, có thể
hiểu thế nào là luật hình sự so sánh: “Luật hình sự so sánh là khoa học chủ yếu sử
dụng phương pháp của luật học so sánh để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình
pháp luật hình sự như thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự, các chế
2
định pháp luật hình sự cũng như các học thuyết và phạm trù về pháp luật hình sự” .
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể định nghĩa được khái niệm so sánh
luật về trách nhiệm hình sự (TNHS) trong đồng phạm, đó chính là sự so sánh các
quy phạm pháp luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự Việt
Nam và luật hình sự của các quốc gia trên thế giới nhằm làm sáng t những điểm
tương đồng và khác biệt góp phần hồn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với
đồng phạm trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Như vậy, so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là so sánh các
quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo pháp
luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, mục đích của việc so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm chính là tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau trong pháp luật hình sự của
1Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật so sánh, NXB Cơng an nhân dân, tr.10
2 Hồ Sỹ Sơn (2011), “Một số nhận thức ban đầu về Luật hình sự so sánh”, Nhà nước và pháp luật, số 5, tr.39
8
nước ta với các nước khác trong các quy định về TNHS trong đồng phạm. Trên cơ
sở đó có thể đánh giá, học h i, tiếp thu những điểm hay trong khoa học pháp lý hình
sự của các nước khác, từ đó góp phần hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của đất nước và hồ nhập vào
nền pháp lý chung của thế giới.
Thứ ba, so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ở cấp độ vi mô
So sánh vi mô là so sánh tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống
pháp luật. Nói cách khác, so sánh vi mơ là so sánh các quy phạm pháp luật được sử
dụng để giải quyết một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật khác
3
nhau . Từ khái niệm trên, có thể hiểu so sánh luật về TNHS trong đồng phạm là so
sánh các quy phạm pháp luật liên quan đến TNHS trong đồng phạm theo luật hình
sự Việt Nam với luật hình sự một số quốc gia trên thế giới như Liên Bang Nga, Liên
Bang Đức, Thụy Điển, Trung Quốc…với mục đích nhằm để giải quyết vấn đề liên
quan đến việc xác định TNHS trong đồng phạm ở các hệ thống pháp luật khác nhau.
Thứ tư, so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là so sánh về
chức năng
Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp so sánh các giải pháp được
sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý
4
tồn tại ở các xã hội đó . Các quy định về TNHS trong đồng phạm của luật hình sự
Việt Nam và luật hình sự các nước khác có các nội dung tương đối giống nhau
nhằm cụ thể hoá TNHS cho từng loại người đồng phạm, xác định mức hình phạt áp
dụng cho người phạm tội.
1.2. Các bƣớc để tiến hành so sánh luật về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm
Để thực hiện việc so sánh luật về TNHS trong đồng phạm theo luật hình sự
Việt Nam với các quốc gia khác mang lại hiệu quả tốt nhất, người nghiên cứu cần
5
tiến hành năm bước cơ bản sau :
Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thiết để
nghiên cứu so sánh
3
Trần Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hồi Nam, Ngơ Kim Hồng Ngun (đồng tác giả) (2017), Tài liệu
hướng dẫn học tập Luật so sánh, NXB Lao động, tr.23
4
5
Trần Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hồi Nam, Ngơ Kim Hồng Ngun (đồng tác giả) (2017), tlđd (3), tr.21
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tlđd (1), tr.31
9
Để thực hiện các nghiên cứu so sánh luật về TNHS trong đồng phạm trước
hết phải xác định vấn đề dự kiến nghiên cứu so sánh. Trong phạm vi đề tài của luận
văn này, vấn đề pháp luật cần dự kiến so sánh được thể hiện trong mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Sau đó, chúng ta phải xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh luật về trách
nhiệm hình sự trong đồng phạm phải bảo đảm nguyên tắc so sánh chức năng, như so
sánh chức năng về: nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, quyết định hình
phạt trong đồng phạm,…
Bước 2: Lựa chọn pháp luật để so sánh
Việc lựa chọn pháp luật hình sự quốc gia nào để so sánh về TNHS trong đồng
phạm là một vấn đề khơng dễ dàng. Vì thế, để mang lại hiệu quả tốt nhất khi tiến
hành so sánh pháp luật hình sự giữa các nước khác nhau về vấn đề này thì cần dựa
vào ba yếu tố quan trọng sau: mục đích nghiên cứu, khả năng có được nguồn thơng
tin pháp luật nước ngồi và cấp độ so sánh.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, kết hợp chức năng của ba yếu tố trên, luận văn
này so sánh pháp luật hình sự của Việt Nam với các quốc gia là Liên Bang Nga,
Liên Bang Đức, Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ… để tìm ra những điểm giống
nhau, khác nhau trong các quy định về TNHS trong đồng phạm.
Bước ba: Mô tả giải pháp pháp luật mà luật hình sự các nước sử dụng để giải
quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Việc mơ tả giải pháp bằng pháp luật mà luật hình sự các nước sử dụng để giải
quyết các vấn đề liên quan đến TNHS trong đồng phạm có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam với các nước về
quy định này.
Khi tiến hành so sánh phải thực hiện lần lượt từng quốc gia để đảm bảo có
được thơng tin tồn diện. Đồng thời, phải đảm bảo tính tồn diện và khách quan khi
trình bày về các quy định này.
Bước bốn: Xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật
hình sự của các quốc gia khác nhau về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trong giai đoạn này, người nghiên cứu dựa vào các bản mô tả về TNHS trong
đồng phạm trong luật hình sự của các nước ở bước trước đó để tìm ra điểm tương
10
đồng và khác biệt giữa các quy định này trong luật hình sự các nước. Tuy nhiên, để
đảm bảo cho việc so sánh và phân tích những điểm tương đồng được tiến hành một
cách có hệ thống, việc xác định những điểm tương đồng và khác biệt đó cần phải được
thực hiện dựa trên những tiêu chí so sánh nhất định. Các tiêu chí so sánh thể hiện được
nội dung về TNHS trong đồng phạm của BLHS Việt Nam và BLHS các nước khác,
chẳng hạn như so sánh về: các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự, trường hợp tự
ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội, hành vi vuợt quá của người thực hành…..Trên
cơ sở các tiêu chí so sánh, người nghiên cứu xác định được những
điểm giống nhau, khác nhau về vấn đề này trong pháp luật hình sự các quốc gia.
Bước năm: Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt
giữa các hệ thống pháp luật đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của
các giải pháp về nội dung của vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo
pháp luật hình sự các nước đã so sánh.
Trước hết, người nghiên cứu giải thích nguyên nhân, những yếu tố có ảnh
hưởng tạo ra sự tương đồng và khác biệt trong quy định về TNHS trong đồng phạm
của luật hình sự Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá
những ưu điểm, nhược điểm trong các quy định, từ đó có thể học h i kinh nghiệm từ
luật hình sự các nước khác, sửa đổi, bổ sung phù hợp với Việt Nam.
1.3. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
1.3.1. Khái niệm đồng phạm
Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người cùng
thực hiện. Khi có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì được gọi
là đồng phạm. Điều 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 khái niệm đồng phạm
khơng có thay đổi gì so với các Bộ luật Hình sự trước đây “Đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, có quốc gia trực tiếp quy định khái
niệm đồng phạm, cũng có quốc gia khơng ghi nhận khái niệm này mà thể hiện
thông qua các điều luật cụ thể. Chẳng hạn:
6
Trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa (BLHS
Trung Quốc) tại Điều 25 Mục 3 Chương 2 đồng phạm quy định:“Đồng phạm là hai
người trở lên cùng cố ý phạm tội, hai người trở lên cùng vơ ý phạm tội thì khơng bị
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, tr. 47
11
coi là đồng phạm; nếu phải chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ vào tội mà từng người
phạm phải để định hình phạt”. Như vậy, theo BLHS Trung Quốc đồng phạm khơng
có trong trường hợp hai người trở lên cùng thực hiện một tội vô ý và tất cả những
người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách là người phạm tội độc
lập (người trực tiếp thực hiện tội phạm).
7
Theo Điều 32 của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga (BLHS Nga) đồng phạm
được định nghĩa “Đồng phạm là hai người hoặc nhiều người cố ý cùng tham gia
thực hiện một tội phạm”. Khái niệm đồng phạm này tương tự như trong luật hình sự
Việt Nam, chỉ khác về việc sử dụng thuật ngữ “hai người”, “nhiều người” để chỉ số
lượng nhiều người cùng tham gia trong một vụ án có đồng phạm.
8
Bộ luật Hình sự Canada quy định khái niệm đồng phạm tại Điều 21 Phần 1 :
“Đồng phạm là khi có hai hoặc nhiều người có một ý định chung là muốn đạt được
một mục tiêu bất hợp pháp và giúp đỡ nhau trong việc này, và bất kì người nào
trong số họ khi thực hiện mục tiêu chung này đã thực hiện một hành vi phạm tội thì
từng người trong số họ mà là người đã biết hoặc phải biết được việc thực hiện hành
vi phạm tội đó có khả năng là hậu quả của việc thực hiện mục tiêu chung đó, sẽ là
một bên của hành vi phạm tội đó”. BLHS Canada đã quy định cụ thể yếu tố khách
quan và chủ quan để xác định là một vụ án đồng phạm trong khái niệm.
9
Về mặt lập pháp, Bộ luật Hình sự Liên Bang Đức (BLHS Đức) không ghi
nhận khái niệm đồng phạm, chế định này được thể hiện tại Mục 3 Chương 2 với tên
gọi là “Thực hiện tội phạm và tòng phạm”, BLHS Đức chỉ quy định trực tiếp các
hành vi tham gia thực hiện và vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện
các hành vi đó như trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Qua nghiên cứu khái niệm đồng phạm trong BLHS của các quốc gia khác nhau,
mặc dù các quốc gia có sự ghi nhận khác nhau nhưng đều coi “đồng phạm” là một
hình thức phạm tội đặc biệt và có những điểm chung nhất định là phải có hai người trở
lên, đều cố ý và cùng tham gia thực hiện một tội phạm chung. Từ đó có thể thấy BLHS
Việt Nam đã nêu định nghĩa đồng phạm một cách đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích. Tuy
7
“Уголовный кодекс Российской Федерации”, />(truy cập ngày 15/8/2021)
8 “Criminal Code of Canada” (last amended on 2021-08-27), />
1.html (truy cập ngày 24/9/2021)
9 “German Criminal Code” (Criminal Code in the version published on 13 November 1998 (Federal Law
Gazette I, p. 3322), as last amended by Article 2 of the Act of 19 June 2019 (Federal Law Gazette I, p. 844),
(truy cập ngày 15/8/2021)
12
nhiên, khơng phải cứ có nhiều người tham gia được gọi là đồng phạm mà đồng
phạm được hiểu là một hình thức phạm tội đặc biệt, ngồi những dấu hiệu chung
giống như phạm tội riêng lẻ, đồng phạm cịn có những dấu hiệu riêng biệt khác.
1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
Để xác định một vụ án có phải là vụ án có đồng phạm hay khơng thì phải
xem xét vụ án hình sự đó có th a mãn các dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan
của đồng phạm hay không.
Dấu hiệu khách quan của đồng phạm: là những dấu hiệu thể hiện ra bên
ngoài của tội phạm, bao gồm bốn dấu hiệu: số lượng người tham gia thực hiện tội
phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả chung.
Thứ nhất, về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm: khác với trường hợp
phạm tội riêng lẻ chỉ do một người thực hiện, theo khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015
đồng phạm địi h i phải có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia việc thực hiện một tội
phạm. Những người tham gia cùng thực hiện một tội phạm này phải thoả mãn đầy đủ
các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Nghĩa là họ phải có năng lực trách nhiệm hình
sự, khơng rơi vào trường hợp khơng có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 21 và đủ
tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS năm 2015. Trường hợp có nhiều người cùng tham
gia vào việc thực hiện một tội phạm nhưng chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS và có
năng lực TNHS thì khơng có đồng phạm mà chỉ là phạm tội riêng lẻ.
Đối với chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại: BLHS năm 2015 quy
định TNHS của pháp nhân thương mại với 33 tội danh tại Điều 76. Khi Bộ luật này
có hiệu lực thi hành, một vấn đề đặt ra là có hay khơng có đồng phạm giữa pháp
nhân thương mại với pháp nhân thương mại, giữa pháp nhân thương mại với thể
nhân? Vấn đề này chưa có một điều luật cụ thể nào trong BLHS đề cập đến.
Điều kiện chủ thể của tội phạm: pháp nhân thương mại phải là tổ chức được
thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 75
Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. 2. Pháp
nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. 3. Việc thành
lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định
của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
-
13
- Về nguyên tắc: khi th a mãn các dấu hiệu khách quan và chủ quan trong
đồng phạm thì tất cả các hành vi triển khai thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của pháp nhân, hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho pháp nhân
thương mại thực hiện tội phạm đều được coi là đồng phạm.
Trường hợp hành vi của cá nhân, pháp nhân này giúp đỡ cho pháp nhân khác
thực hiện tội phạm th a mãn CTTP của một tội danh độc lập (tội phạm khác với tội
mà pháp nhân đang bị xử lý). Nếu hành vi của cá nhân, pháp nhân th a mãn CTTP
của tội danh độc lập và tội danh đó nặng hơn tội mà pháp nhân khác đã phạm thì sẽ
bị xử lý thu hút về tội danh nặng hơn mà không xác định đồng phạm với pháp nhân
thương mại. Trường hợp không th a mãn CTTP của một tội danh độc lập thì cần
phải xác định đồng phạm với pháp nhân thương mại đang bị xử lý. Tuy nhiên để
được áp dụng trên thực tế cần có văn bản hướng dẫn cụ thể
10
.
Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 17 BLHS năm
2015 là “cùng thực hiện một tội phạm”, có nghĩa là hành vi của mỗi người đồng
phạm phải được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người
này hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác. Hành vi của những
người đồng phạm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, làm cho hoạt động phạm
tội chung có hiệu quả hơn và nguy hiểm hơn.
Có bốn loại hành vi tương ứng với bốn loại người đồng phạm. Đó là hành vi
tổ chức việc thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm,
hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm và hành vi trực tiếp thực hiện tội
phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà mỗi người đồng phạm có thể tham gia thực
hiện ít nhất một trong bốn loại hành vi.
Tuy nhiên, nếu hành vi của một người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm
của một người khác nhưng không thuộc một trong bốn loại hành vi kể trên thì không
thể coi là “cùng thực hiện một tội phạm” do đó khơng được coi là đồng phạm.
Thứ ba, hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải là kết quả chung do sự phối hợp
hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc phạm tội mang lại. Những
người tham gia vào vụ án đồng phạm bằng hành vi của mình đã góp phần thực hiện
tội phạm chung hoặc tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm chung được dễ dàng,
hành vi của họ đều hướng tới một hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội.
10
Nguyễn Minh Hải, Phạm Ngọc Cao (2018), “Nhận thức thống nhất về dấu hiệu pháp lý của đồng
phạm trong thực tiễn áp dụng pháp luật”, Nghiên cứu lập pháp, số 9 (361), T5, tr.49 - 50
14
Thứ tư, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chung hành vi của
mỗi người đồng phạm phải có mối quan hệ nhân quả với hoạt động phạm tội chung
và với hậu quả phạm tội chung thể hiện dưới hai dạng:
Trường hợp những người đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện hành vi
thì hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả
chung của tội phạm thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người đồng phạm
này và hậu quả phạm tội chung được gọi là mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp.
Trường hợp có sự phân cơng vai trị giữa những người đồng phạm thì chỉ có
hành vi của người thực hành là ngun nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung,
hành vi của những người đồng phạm khác thì thơng qua hành vi của người thực
hành mà gây ra hậu quả đó. Khi đó mối quan hệ giữa hành vi của những người đồng
phạm và hậu quả phạm tội chung được gọi là mối quan hệ nhân quả gián tiếp.
Như vậy, trong các dấu hiệu khách quan của đồng phạm thì dấu hiệu về số
lượng người tham gia và dấu hiệu hành vi là hai dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường
hợp đồng phạm, còn dấu hiệu hậu quả chung cũng như dấu hiệu mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc khi xác định đồng phạm với
những tội phạm có cấu thành vật chất.
Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm là những hoạt động tâm lý bên trong
của người phạm tội, bao gồm các dấu hiệu về lỗi, mục đích phạm tội, động cơ phạm
tội.
Thứ nhất, dấu hiệu lỗi cố ý: Dấu hiệu lỗi của đồng phạm là “cùng cố ý”, có
nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không
chỉ cố ý đối với hành vi của mình mà cịn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của
những người đồng phạm khác. Sự “cùng cố ý” này thể hiện ở cả hai mặt lý trí và ý
chí. Về mặt lý trí, mỗi người đồng phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội và biết được người khác cùng mình thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Bên cạnh đó, mỗi người đồng phạm thấy trước được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do hành vi của mình gây ra và thấy trước hậu quả chung của tội phạm mà
họ tham gia thực hiện. Về mặt ý chí, những người tham gia thực hiện tội phạm trong
đồng phạm cùng mong muốn hoạt động phạm tội chung với nhau và cùng mong
muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
15
Lỗi “cùng cố ý” là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm. Do
đó, nếu có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm nhưng do lỗi vô ý thì khơng
phải là đồng phạm mà đây chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Việc quy định TNHS của pháp nhân thì xác định lỗi của pháp nhân như thế
nào trong khi pháp nhân là một thực thể trừu tượng, là một chủ thể pháp lý vơ hình,
khơng thể tự mình thực hiện hành vi và cũng khơng có ý chí và lý trí như thể nhân
(con người cụ thể). Tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định khái niệm tội
phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do
người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý”. Điều này thể hiện rằng nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc nhất qn trong chính
sách pháp luật hình sự. Khi tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải
xác định và chứng minh được lỗi của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, cho dù họ là thể nhân hay pháp nhân thương mại, nếu không có lỗi thì khơng có
tội phạm. Điều 75 BLHS năm 2015 quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp
nhân thương mại: “Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương
mại, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại, hành vi
phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân
thương mại”. Các điều kiện này vừa là cơ sở để xác định hành vi phạm tội của pháp
nhân vừa là cơ sở xác định lỗi của pháp nhân. Sự thống nhất lý trí và ý chí của
những người nhân danh pháp nhân, đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi mang
lợi ích cho pháp nhân sẽ hợp thành lý trí và ý chí của pháp nhân thương mại. Tóm
lại, việc xác định hành vi, dấu hiệu chủ quan của pháp nhân thương mại sẽ căn cứ
vào hành vi và dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể đại diện cho pháp
nhân, nhân danh cho pháp nhân thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của
pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân và giải quyết theo nguyên tắc thông
11
thường như trường hợp đồng phạm giữa cá nhân với cá nhân .
Thứ hai, dấu hiệu mục đích phạm tội: là kết quả trong ý thức chủ quan mà người
phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích phạm tội của
mỗi người đồng phạm có thể khác nhau. Những tội phạm khơng quy định mục đích là
dấu hiệu định tội thì những người đồng phạm khơng buộc phải có cùng mục đích.
Ngược lại, những tội phạm nào quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì những người
đồng phạm bắt buộc phải có cùng mục đích. Cũng được coi là cùng mục
11
Nguyễn Minh Hải, Phạm Ngọc Cao (2018), tlđd (10), tr.51 -52.
16
đích phạm tội nếu những người tham gia thực hiện tội phạm khơng có chung mục
đích được quy định trong CTTP nhưng họ biết rõ và tiếp nhận mục đích của nhau.
Thứ ba, dấu hiệu động cơ phạm tội: là động lực bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Những người đồng phạm có thể có những
động cơ phạm tội khác nhau. Những tội phạm không quy định động cơ là dấu hiệu
bắt buộc thì những người đồng phạm khơng buộc phải có cùng động cơ phạm tội.
Những tội phạm quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc thì những người
đồng phạm phải th a mãn dấu hiệu động cơ bắt buộc này.
Như vậy, trong các dấu hiệu chủ quan của đồng phạm thì dấu hiệu lỗi ln là
dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp đồng phạm còn dấu hiệu động cơ và mục
đích phạm tội chỉ là dấu hiệu bắt buộc khi trong CTTP có quy định động cơ, mục
đích là dấu hiệu bắt buộc.
1.4. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và các nội dung
cần so sánh luật
1.4.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những chế định cơ bản của pháp
luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên chưa có một định nghĩa thống nhất quy định chính
thức trong văn bản pháp luật, vì thế tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, song cơ bản
đều thống nhất nội hàm khái niệm “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu
quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của một người hay một pháp
nhân thương mại trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được
quy định trong Luật hình sự do Tồ án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất
12
định” .
Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm khác với TNHS trong trường hợp
phạm tội đơn lẻ ở các đặc điểm sau:
- Cơ sở xác định TNHS trong đồng phạm: Cơ sở pháp lý của TNHS là các
quy định của pháp luật về đồng phạm và CTTP của hành vi đồng phạm. Đồng thời,
cơ sở thực tiễn phát sinh TNHS trong đồng phạm bắt đầu từ thời điểm người đồng
phạm thực hiện hành vi phạm tội và người đồng phạm chỉ phải chịu TNHS khi họ
có sự tự do ý chí.
12
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần
chung, NXB Hồng Đức, tr.250.
17
- Phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: để đảm bảo tính cơng
bằng trong việc xét xử dựa trên sự khác biệt về tính chất hành vi của những người
tham gia thực hiện tội phạm, mức độ tham gia, mức độ đóng góp của họ vào việc
thực hiện tội phạm chung cũng như sự khác biệt về tính chất nguy hiểm cho xã hội
giữa các trường hợp đồng phạm. Tư tưởng nhân đạo đòi h i việc cân nhắc các đặc
điểm nhân thân của từng người đồng phạm khi giải quyết vấn đề TNHS đối với họ.
- Tính chất, mức độ trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: đồng phạm
khơng quy định là tình tiết tăng nặng TNHS trong mọi trường hợp nhưng những
người đồng phạm luôn phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn trường hợp phạm tội
đơn lẻ. TNHS trong đồng phạm là trách nhiệm cá nhân của từng người đồng phạm,
hỗn hợp giữa trách nhiệm đối với hậu quả phạm tội chung và trách nhiệm
đóng góp của từng người đồng phạm tương xứng với tính chất và mức độ tham gia
phạm tội. Mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc phạm
tội chung.
Trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của TNHS trong đồng phạm, chúng ta có
thể hiểu khái quát trách nhiệm hình sự trong đồng phạm như sau: “Trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm là hậu quả pháp lý hình sự bất lợi có tính chất phân hóa
và nghiêm khắc hơn mà mỗi người đồng phạm phải gánh chịu trước Nhà nước do
việc cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm, được thể hiện ở bản án kết tội của Tịa
án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình
13
sự quy định” .
1.4.2. Các nội dung trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Xác định rõ các hình thức tồn tại của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
và nội dung của nó giúp chúng ta xây dựng được các tiêu chí thống nhất về so sánh
luật.
- Thứ nhất, các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt, vì vậy việc xác định TNHS
của những người đồng phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc được áp
dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội nói chung mà cịn phải tn thủ những
ngun tắc có tính đặc thù áp dụng cho đồng phạm nói riêng.
13
Phí Thành Chung (2015), “Mơ hình trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và đề xuất sửa đổi quy
định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm”, Tạp chí Nghề luật, số 4 tháng 9, tr.23,
24.
18
+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm
+ Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
- Thứ hai, vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
Trong trường hợp những người đồng phạm không thực hiện tội phạm đến
cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến
giai đoạn nào thì những người đồng phạm khác đều phải chịu TNHS đến giai đoạn
14
đó .
- Thứ ba, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
Trong vụ án đồng phạm, khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
của một người hay một số người thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với
người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
- Thứ tư, xác định TNHS trong đồng phạm khi có hành vi vượt quá của người
thực hành
Quy định này được chính thức ghi nhận trong BLHS năm 2015 tại khoản 4
Điều 17: “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt
quá của người thực hành”. Có thể hiểu khái quát hành vi vượt quá của người thực
hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng
phạm khác khơng mong muốn. Hay nói cách khác, là hành vi phạm tội của người
15
thực hành mà những người đồng phạm khác khơng có ý định thực hiện .
- Thứ năm, quyết định hình phạt trong đồng phạm
Theo Điều 58 BLHS năm 2015 quy định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm như sau: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án
phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người
đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc
người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.
14
Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB.
Hồng
Đức, tr.223.
15
Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần thứ nhất “Những quy định
chung”
(Bình luận chun sâu), NXB. Thơng tin và Truyền thông, tr.124
19
Thứ sáu, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự đối với
người đồng phạm
-
Nhằm cá thể hoá TNHS một cách rõ nét hơn, đặc biệt là trong các vụ án đồng
phạm, Điều 54 BLHS Việt Nam quy định khoản 2 hoàn toàn mới, mở rộng đối
tượng được áp dụng“Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng mà khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với trường hợp người phạm tội lần đầu là người
giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng vai trị khơng đáng kể” đáp ứng đòi h i về
mặt lý luận cũng như u cầu của thực tiễn cá thể hố hình phạt, áp dụng mức phạt
“vừa đủ” để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt.
- Thứ bảy, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS liên quan đến trách nhiệm
hình sự đồng phạm
Đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm
tội riêng lẻ. Tuy nhiên, quan hệ đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng TNHS
của tất cả những người đồng phạm một cách đồng đều. Quan hệ đồng phạm chỉ có
ảnh hưởng làm tăng nặng TNHS trong trường hợp do luật quy định và đối với
những người đồng phạm do BLHS quy định. BLHS năm 2015 ảnh hưởng tăng nặng
16
TNHS được thể hiện như sau :
Các hình thức của trách nhiệm hình sự nêu trên là cơ sở để tác giả so sánh quy
định của luật hình sự Việt Nam và luật hình sự các nước tại Chương 2 của Luận văn.
16Phí Thành Chung (2016), “Phân hóa trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm
2015”, Nhà nước và pháp luật, số 3, tr.28
20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chương 1 của đề tài, tác giả đã nghiên cứu, làm sáng t nhận thức
chung về đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng phạm là một khái
niệm pháp lý nói lên quy mơ của tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều
người tham gia. Kết hợp với kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TNHS, từ
đó đưa ra nhận thức chung về TNHS trong đồng phạm và các nguyên tắc xác định
TNHS, căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm. Chúng ta có thể thấy mỗi
người đồng phạm giữ một vai trị, vị trí khác nhau trong vụ án nhưng lại có sự thống
nhất, hỗ trợ, giúp đỡ nhau và cùng gây ra hậu quả phạm tội chung nên nó mang tính
nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đây cũng
chính là cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự của đồng phạm vừa thể hiện được
tính nghiêm minh trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm, vừa thể hiện được
tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta.
21
CHƢƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ SO SÁNH VỚI CÁC
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Như đã nghiên cứu tại Chương 1 của Luận văn, các nội dung trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm cần so sánh giữa luật hình sự Việt Nam với luật hình sự
các nước gồm có các nội dung sau:
- Thứ nhất, các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
- Thứ hai, vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
- Thứ ba, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
- Thứ tư, xác định TNHS trong đồng phạm khi có hành vi vượt quá của người
thực hành
- Thứ năm, quyết định hình phạt trong đồng phạm
- Thứ sáu, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự đối
với người đồng phạm
- Thứ bảy, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS liên quan đến trách nhiệm
hình sự đồng phạm
Trên cơ sở đó, tác giả lần lượt so sánh từng nội dung của trách nhiệm hình sự
theo quy định của BLHS năm 2015 với luật hình sự của các nước trên thế giới.
2.1. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt, vì vậy việc xác định TNHS
của những người đồng phạm không những phải tuân thủ các nguyên tắc được áp
dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội nói chung mà cịn phải tn thủ các
ngun tắc có tính đặc thù áp dụng cho đồng phạm nói riêng.
2.1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
Về mặt lý luận, nguyên tắc này gồm các nội dung sau:
- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo
cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định.
- Các nguyên tắc chung về xác định tội phạm, quyết định hình phạt, về thời
hiệu truy cứu TNHS, về các giai đoạn thực hiện tội phạm… đối với loại tội mà họ
đã thực hiện thì được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm.
22
Những người đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng của vụ
án, nếu họ cùng biết. Có nghĩa là họ cùng bàn bạc, thỏa thuận với nhau, hoặc mọi
người đều nhận thức và biết rõ về những tình tiết đó. Đây có thể là những tình tiết
-
tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS hoặc là những tình tiết tăng nặng
định khung hình phạt.
17
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong luật hình sự của các nước là
khác nhau.
* Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 chưa có quy định chung (Phần Chung)
về nguyên tắc này, tuy nhiên nguyên tắc này được thể hiện qua một số điều luật tại
Phần Các tội phạm và được thống nhất áp dụng trong thực tiễn xét xử dựa trên nền
tảng lý luận. Chẳng hạn, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều
109 BLHS) có quy định:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Tại điều luật này chúng ta nhận thấy các loại người đồng phạm đều bị xử lý
“cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy
quy định”.
Luật hình sự của các nước trên thế giới đều thống nhất với nguyên tắc tất cả
những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong
đồng phạm. Cụ thể:
* Bộ luật Hình sự Vương quốc Thụy Điển (BLHS Thụy Điển)
18
BLHS Thụy Điển tại Điều 4 Chương 23 ghi nhận trực tiếp:“Hình phạt quy
định trong Bộ luật này đối với một tội không những được áp dụng đối với người
17
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần Chung,
NXB Hồng Đức, tr.223-224
18 “Criminal code of the Kingdom of Sweden (1962, amended 2021) (English version)”, https://www.
legislationline.org/documents/section/criminal-codes/country/1/Sweden/show (truy cập ngày 12/5/2021)
23
trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà còn đối với bất kì người nào trợ giúp cho
việc thực hiện hành vi phạm tội bằng lời nói hoặc hành động”. Có nghĩa là, mọi
người cùng tham gia thực hiện tội phạm chung thì đều chịu TNHS về tội phạm
chung đó vì hành vi của mỗi người là một trong những yếu tố tạo nên hậu quả
chung gây nguy hiểm cho xã hội. Đây là một điểm hay của BLHS Thụy Điển khi có
một điều luật quy định trực tiếp nguyên tắc này mà Việt Nam có thể học h i để hạn
chế cách hiểu không thống nhất khi xét xử của Tồ án.
* Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga (BLHS Nga)
19
BLHS Nga tuy quy định trực tiếp nguyên tắc này nhưng những người đồng
phạm phải chịu TNHS trên cơ sở chung tại Điều 34 BLHS Nga:
“2. Những người đồng thực hành chịu trách nhiệm hình sự theo cùng một
điều luật trong Phần riêng của Bộ luật này đối với những tội mà những người này
cùng thực hiện, không viện dẫn Điều 33 Bộ luật này.
3. Người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức chịu trách nhiệm hình sự
theo điều luật quy định hình phạt đối với tội đã phạm và có viện dẫn Điều 33 Bộ
luật này, trừ trường hợp những người này đồng thời là người đồng thực hành.
4. Người không phải là chủ thể của tội phạm được quy định riêng trong điều
luật tương ứng của Phần riêng Bộ luật này, đã tham gia thực hiện tội phạm đó, thì
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này với vai trò là người tổ chức, người xúi giục
hoặc người giúp sức”.
Theo luật hình sự Liên Bang Nga, căn cứ duy nhất để chịu TNHS là đáp ứng
20
đủ các dấu hiệu tội phạm tại Điều 8 . Những người đồng phạm phải chịu trách
nhiệm chung về cùng một tội mà họ đã tham gia, mặt khách quan của tội phạm xác
định dựa vào hành vi của người thực hành, còn hành vi của người tổ chức, người
xúi giục, người giúp sức áp dụng theo Điều 33 nên những người đồng phạm sẽ chịu
TNHS về cùng một tội danh trong phần riêng về các tội phạm của Bộ luật này.
Những quy định tại Điều 34 BLHS Nga về nguyên tắc chịu trách nhiệm
chung về đồng phạm có những điểm khác so với BLHS Việt Nam là: (1) Có điều
luật tại Phần Chung quy định về nguyên tắc này; (2) Đã thể hiện cụ thể hóa nguyên
19
“Уголовный кодекс Российской Федерации”, />(truy cập ngày 15/8/2021).
20
Điều 8 BLHS Nga: “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi bao hàm mọi dấu
hiệu cấu thành tội phạm mà Bộ luật này quy định”.