Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

btl kế toán quốc tế hvnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 17 trang )

Mục Lục

I. Khái quát lý thuyết và lịch sử hình thành hệ thống kế toán Singapore
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của kế toán quốc tế.
1.1 Khái niệm
Kế toán quốc tế là mơn học giới thiệu về kế tốn phát sinh khi doanh nghiệp tham
gia các hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Theo quan điểm truyền thống của
Việt Nam có thể hiểu kế tốn quốc tế theo 2 hướng:
(1) Là hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
(2) Là hệ thống kế toán của các quốc gia khác trên thế giới mà tập trung là hệ thống kế
toán Mỹ, hệ thống kế toán Pháp.
Chuẩn mực kế toán quốc tế là những quy định và hướng dẫn về các ngun tắc
phương pháp kế tốn có tính khn mẫu, nền tảng chung cho các quốc gia trong ghi chép
và trình bày hệ thống BCTC.
Hệ thống gồm: Hệ thống CMKT quốc tế IPSAS
Hệ thống CMKT quốc tế cho khu vực tư nhân IAS
Hệ thống CMKT quốc tế về trình bày BCTC IFRS
1.2 Đối tượng nghiên cứu của kế toán quốc tế.
Có nhiều quan điểm về đối tượng, nội dung của kế toán quốc tế thay đổi theo từng
thời kỳ. Ngày nay, nội dung đối tượng được hiểu rộng hơn trên các lĩnh vực nghiên cứu
sau:
-

Nghiên cứu về kế toán của một quốc gia nhất định trong điều kiện, hoàn cảnh có
yếu tố nước ngồi.
Nghiên cứu về một số quốc gia khác nhau có sử dụng 1 hệ thống kế toán tương tự
nhau.
Nghiên cứu so sánh hệ thống kế toán các quốc gia khác nhau.
So sánh các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn giữa các quốc gia.
Các vấn đề kế tốn của các cơng ty đa quốc gia.
Nghiên cứu mục đích, quy trình áp dụng và triển vọng kế tốn của các quốc gia.



2. Lịch sử hình thành hệ thống kế toán Singapore
Trước đây, mỗi quốc gia đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau đối với kế tốn tài
chính, xuất phát từ tính khác biệt trong mơi trường văn hóa, chính trị và kinh tế của họ.

1


Trong bối cảnh của thị trường trong giai đoạn sơ khai vào thời điểm đó, đơn giản
rằng việc điều chỉnh thực tiễn báo cáo theo cách này để phù hợp với đặc thù riêng của mỗi
quốc gia là một việc tất yếu để thích nghi và phát triển.
Tuy nhiên, có một lỗ hổng cơ bản trong cách tiếp cận này: tính đồng nhất và dễ so
sánh trong định dạng báo cáo cũ không tồn tại. Và chắc chắn, với tốc độ tồn cầu hóa
ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới, việc duy trì các chuẩn mực cũ là một cản trở cho
sự phát triển kinh tế.
Đó là khi Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – chuẩn mực kế toán đầu
tiên được thành lập bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), xuất hiện vào năm
1973.
Với mục đích tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả bằng cách xác định một
tiêu chuẩn chung trong báo cáo tài chính giữa các quốc gia, và do vậy, cơ quan này đã
trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư quốc tế.
Được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của IFRS, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính
Singapore (SFRS) được thành lập và, kể từ đó, đã được cơng nhận là chuẩn mực kế tốn
chính thức của Singapore. SFRS không chỉ cho phép sự linh hoạt tuyệt vời phù hợp với hệ
sinh thái độc đáo của Singapore, mà cịn thừa hưởng tính phổ biến và cẩn trọng của nền
tảng IFRS. Kế tốn dồn tích là một trong những nguyên tắc chính của chuẩn mực kế tốn
Singapore. Báo cáo dồn tích được lập trên cơ sở dồn tích của kế tốn.
Hơn nữa, ACRA – cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý các cơng ty ở
Singapore, nói rõ rằng các cơng ty bắt đầu giai đoạn tài chính kể từ ngày 1 tháng 1 năm
2003 có nghĩa vụ tuân thủ SFRS.

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASC) là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm xây dựng
và ban hành SFRS.
Trước sự thay đổi không ngừng của thế giới, các chuẩn mực kế tóan đang ngày càng
trở nên phức tạp hơn. Điều này gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để họ cảm
thấy tự tin rằng mình đã tuân thủ đúng, Áp dụng SFRS (đầy đủ) sẽ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ nhận thấy các yêu cầu vượt q khả năng và nguồn lực
của mình. Trong khi đó, cũng như ở nhiều nước khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại
chiếm phần lớn các công ty đang hoạt động tại Singapore.
Như một biện pháp để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ quốc tế. IASB ban hành một IFRS đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
năm 2009. Theo đó, Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán (ASC) của Singapore cũng đã công bố
việc ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) cho các doanh nghiệp vừa
& nhỏ vào tháng 11 năm 2010.
SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ là một khung sườn thay thế cho SFRS (đầy đủ) cho
các công ty, đơn vị đủ điều kiện tại Singapore. SFRS được liên kết chẽ với IFRS cho các
2


doanh nghiệp nhỏ, và nó đã được ban hành sau khi tham khảo ý kiến với các bên liên
quan. Nó cung cấp một tiêu chuẩn báo cáo tài chính bắt buộc đối với các doanh nghiệp
nhỏ có kì hạn báo cáo bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011.

II. Các nhân tố tác động đến hệ thống kế tốn Singapore
1, Các yếu tố kinh tế - chính trị
1.1, Luật pháp
Hệ thống luật pháp của Singapore dựa theo hệ thống Thơng luật hay cịn gọi là
Common Law của Anh. Cụ thể, từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp
luật Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm sốt hồn tồn vùng
lãnh thổ Singapore năm 1867, Singapore đã nằm dưới sự kiểm sốt của chính quyền thuộc
địa Anh ở vùng Bengal và chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của Anh). Vì thế, hệ

thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống
pháp luật Singapore.
Cùng giống với hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi hệ thống Thông luật, pháp
luật Singapore cùng dành khá nhiều ưu ái cho các phán quyết của cơ quan tư pháp bởi
trong hệ thống thông luật, tiền lệ tư pháp hoặc các quyết định của tịa án cấp trên trong
các vụ án trước đó về cùng một vấn đề phải được tòa án tuân theo khi quyết định một vụ
án - điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của án lệ - luật không thành văn - trong cấu
trúc pháp luật của quốc gia này. Tuy nhiên, Singapore ngày càng trở nên độc lập với luật
pháp Anh, phát triển nền luật học độc đáo của Singapore, tiếp thu các thông lệ pháp lý tốt
nhất từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù vẫn là hệ thống thơng luật nhưng khơng cịn vị trí
độc tôn của các án lệ, thông luật của cơ quan tư pháp, mà luật thành văn đã và đang có
những vị trí nhất định trong hệ thống pháp luật của Singapore.
1.2, Kênh huy động vốn
Huy động vốn có thể liên kết các tổ chức tài chính với nhau. Các cơng ty bảo hiểm,
các quỹ có thể gửi tiền của mình vào ngân hàng hoặc các cơng ty tài chính để sinh lời.
Các tổ chức cũng có thể đầu tư tiền gửi trên thị trường chứng khốn giúp dịng vốn ln
chuyển hữu ích cho nền kinh tế. Dịng vốn được ln chuyển từ người có vốn đến người
cần vốn theo cả phương thức trực tiếp và gián tiếp.
Singapore với đặc điểm là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, vốn được huy động
chủ yếu từ các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một phần
khơng thể thiếu từ thị trường chứng khốn. Singapore sẽ đẩy mạnh thị trường chứng
khoán trong nước và các cơng ty khởi nghiệp thơng qua một gói các biện pháp hỗ trợ,
trong nỗ lực đưa nước này trở thành một trung tâm tài chính ở châu Á

3


Đến nay, thị trường chứng khốn phái sinh Singapore có đến 92% khối lượng giao
dịch chứng khoán phái sinh được thực hiện qua giao dịch trực tuyến. Trải qua quá trình
phát triển lâu dài, chứng khốn Singapore nói chung và thị trường chứng khốn phái sinh

nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành “vùng đất hứa” của nhiều
doanh nghiệp.
→ Điểm khác biệt của thị trường chứng khốn Singapore là nhà đầu tư khơng bị quản
chặt về trách nhiệm thanh toán bởi trách nhiệm này thuộc về cơng ty mơi giới chứng
khốn. Nhà đầu tư khơng bị giới hạn về số tài khoản được mở. Một nhà đầu tư có thể có
từ 5 - 7 tài khoản để giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, pháp luật tại nước này chỉ cho
phép người môi giới được mở một tài khoản tại chính cơng ty mình và trước khi giao
dịch, họ phải báo cáo với bộ phận kiểm soát. Điều này nhằm đảm bảo rằng, giao dịch của
nhà môi giới là hoàn toàn minh bạch.
1.3, Lạm phát và Kế toán
Lạm phát ở Singapore trong Quý 3/ 2021 đã tăng từ 2.4 lên 2.5%. Mặc dù vậy, dự
kiến lạm phát cả năm 2021 trong khoảng 1-2%, tăng từ 0.5-1.5% so với dự báo trước đây
(cân nhắc các yếu tố lạm phát bên ngồi như giá dầu tăng cáo hay tình trạng lạm phát ở
các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc).
Lạm phát cơ bản cũng tăng từ 0.6% lên 1% trong Quý 3/2021; đây là mức cao nhất
kể từ 6/2019. Lạm phát trong Quý 3 tăng do các yếu tố: giá thực phẩm, giá nhà giá điện
và gas tăng. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên mức dự báo lạm phát cơ bản cả năm là từ 0-1% và
theo các chuyên gia kinh tế, Singapore sẽ chỉ thắt chặt chính sách tiền tệ từ năm 2022.
Điều này cũng ảnh hưởng đến BC Kế tốn vì khi lạm phát tăng, đồng tiền mất đi sức
mua của nó, nếu khơng có sự điều chỉnh sẽ trở nên nghiêm trọng và việc so sánh các
nghiệp vụ phát sinh có thể dẫn đến sai ngay khi so sánh cùng kỳ kế toán.
1.4, Chuẩn mực kế toán

Ở Singapore, được biết đến như Chuẩn mực BCTC Singapore( SFRS) và dựa trên
IFRS. Tất cả cơng ty có năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau 01/01/2003 phải tn thủ và
thực hiện theo SFRS.
Kế tốn dồn tích là một trong những nguyên tắc chính của Chuẩn mực kế tốn
Singapore. BCTC được lập trên cơ sở dồn tích của kế toán.
Theo cơ sở này, những ảnh hưởng từ các giao dịch phát sinh sẽ được ghi nhận khi
chúng xảy ra. Những giao dịch này sẽ được ghi nhận lại trong sỏ sách kế toán và báo lại

trong BCTC của các kỳ có liên quan. Các BCTC dựa trên cơ sở dồn tích khơng những
thơng báo cho người dùng những giao dịch trong quá khứ có liên quan đến việc thanh tố,
mà cịn nhắc nhở nghĩa vụ phải chi trả và các nguồn tiền được nhận trong tương lai.
Tổng hợp Chuẩn mực kế toán gồm 39 tiêu chuẩn khác nhau, mỗi tiêu chuẩn được
đặt tên theo FRS X. Ví dụ: FRS 1. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm một chủ đề cụ thể như trình
bày BCT, ghi nhận doanh thu, kiểm kê HTK...
4


1.5, Mối quan hệ về kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia và tác động đến kế toán

*Quan hệ với nước láng giềng
Về quan hệ kinh tế với Việt Nam, năm 2020, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất tại Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2021, đầu tư của Singapore vào Việt Nam
tiếp tục đứng đầu với tổng vốn đầu tư 5,26 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam; đặc biệt 10 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tại các địa phương của Việt
Nam, trong đó 9 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động trở thành biểu tượng của hợp tác
kinh tế song phương Việt Nam- Singapore.
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore tiếp tục được thúc đẩy và phát
triển mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực bất chấp tác động của dịch Covid-19, trong
đó hai bên tiếp tục duy trì hiệu quả trao đổi cấp cao và các cấp .
Singapore và Philipines có quan hệ kinh tế mật thiết và Philippines là đối tác thương
mại lớn thứ 15 của Singapore, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Philippines.
Singapore có quan hệ kinh tế mật thiết với Thái Lan. Singapore là nước thương mại
lớn thứ 3 của Thái Lan, chỉ đứng sau Nhật Bản và Hoa Kì, Thái Lan là nước thương mại
lớn thứ 5 của Singapore. Singapore vẫn là nước đầu tư lớn thứ 3 của Thái Lan.
Malaysia được coi là nước láng giềng gần nhất của Singapore. Singapore có lịch sử
và quan hệ ngoại giao vô cùng thân mật và gần gũi với Malaysia, kinh tế và xã hội nương
tựa lẫn nhau mà tồn tại.
→Singapore rất coi trọng việc duy trì hợp tác về nhiều lĩnh vực với các nước láng

giềng và còn quan tâm, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế với Mỹ, EU.
*Quan hệ với cộng đồng quốc tế
Singapore duy trì mỗi quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Trung Quốc để duy trì hịa bình ổn
định trong khu vực, đảm bảo lưu thông hàng hải tự do qua Biển Đông đến eo biển
Malacca.
Kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn đa quốc gia và thương gia quốc
tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia này đóng trụ sở Châu Á tại Singapore để giám sát hoạt
động kinh doanh của họ tại Trung Quốc và Châu Á.
Singapore là một trong 5 thành viên tham gia sáng lập của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), là nơi đặt Ban thư ký (APEC). Một thành viên của Hội nghị cấp
cao Đông Á, Phong trào không liên kết, Khối Thịnh vượng chung Anh và cùng nhiều tổ
chức quốc tế lớn khác.
→Đây là sự hội nhập kinh tế thông qua sự tăng trưởng của thương mại quốc tế và
dòng vốn là động lực mạnh mẽ cho sự hội tụ của các Chuẩn mực kế toán giữa các quốc
gia trên thế giới.

5


2. Mơi trường văn hóa
Sự tác động của văn hóa cũng như các yếu tố môi trường khác đến sự hình thành và
phát triển của hệ thống kế tốn tại các quốc gia khác nhau ngày càng được thừa nhận rộng
rãi. Thấu hiểu sự tác động của văn hóa đến kế tốn sẽ giải thích sự đa dạng của kế toán
trên thế giới hay sự khác biệt của hệ thống kế toán tại một quốc gia cụ thể. Hơn thế, nó
xác định các vấn đề phát sinh trong q trình hịa hợp và hội tụ của kế tốn từ đó có
những gợi ý về mặt chính sách trong phát triển hệ thống kế toán quốc gia.
2.1 Chủ nghĩa cá nhân-IDV
Singapore, với điểm số 20 là một xã hội tập thể. Điều này có nghĩa là “Chúng tơi” là quan
trọng, những người thuộc các nhóm (gia đình, thị tộc hoặc tổ chức) chăm sóc lẫn nhau để
đổi lấy lịng trung thành. Ở đây chúng ta cũng có thể thấy nguyên tắc then chốt thứ hai

trong lời dạy của Nho gia: Gia đình là nguyên mẫu của mọi tổ chức xã hội. Một người
chủ yếu không phải là một cá nhân; đúng hơn, người đó là thành viên của một gia
đình. Trẻ em nên học cách kiềm chế bản thân, vượt qua tính cá nhân để duy trì sự hịa
thuận trong gia đình. Sự hài hịa được tìm thấy khi mọi người tiết kiệm thể diện với ý thức
trang trọng, tự tôn và uy tín. Các mối quan hệ xã hội nên được tiến hành sao cho thể diện
của mọi người được lưu lại. Tơn trọng ai đó được gọi là thể hiện.
2.2 Khoảng cách quyền lực (Power distance)
Singapore đạt điểm cao về khía cạnh này (điểm 74). Với nền tảng Nho giáo (người
Hoa), họ thường có cách tiếp cận đồng bộ với tôn giáo, đây cũng là cách tiếp cận chủ đạo
ở Singapore. Một trong những nguyên tắc chủ yếu trong giảng dạy của Nho giáo là sự ổn
định của xã hội, dựa trên mối quan hệ bất bình đẳng giữa con người với nhau.
2.3 Sự né tránh những vấn đề khơng chắc chắn (Uncertainty Avoidance)
Singapore đạt điểm 8 ở khía cạnh này và do đó điểm rất thấp ở khía cạnh này. Ở
Singapore, người ta tuân thủ nhiều quy tắc khơng phải vì họ cần cấu trúc mà vì PDI
cao. Người Singapore gọi xã hội của họ là “Quốc gia tốt đẹp. Bạn sẽ nhận được tiền phạt
cho mọi thứ’’.
2.4 Đặc điểm về giới-Nam tính/nữ tính
Singapore đạt 48 điểm và ở “giữa” thang điểm nhưng hơn về mặt Nữ tính. Điều này có
nghĩa là các khía cạnh nhẹ nhàng hơn của văn hóa như bình đẳng với người khác, đồng
thuận, thông cảm với kẻ yếu hơn được coi trọng và khuyến khích. Khiêm tốn và khiêm
tốn được xem là rất quan trọng; do đó cho thấy rằng một người biết tất cả và do đó đã đến
để giáo dục các đối tác khơng được thích. Xung đột được tránh trong cuộc sống riêng tư
và công việc và sự đồng thuận ở cuối cùng là điều quan trọng.
2.5 Quan điểm định hướng dài hạn
Singapore đạt điểm 72, điểm cao này được lọc ở Singapore thể hiện những phẩm chất văn
hóa hỗ trợ đầu tư lâu dài như kiên trì, nỗ lực bền bỉ, chậm kết quả, tiết kiệm; thưa thớt tài
nguyên, quan hệ trật tự theo địa vị và có tâm lý xấu hổ (xem lại lời dạy của Nho
6



gia). Singapore cũng trở thành một trong năm con rồng với thành công vang dội về kinh
tế.
Trong khi người phương Tây ln tìm kiếm sự thật, thì người Singapore lại nhấn mạnh
đến đức tính và cách bạn làm mọi việc. Họ ln để ngỏ các lựa chọn của mình vì có nhiều
cách để lột da mèo. Người phương Tây cho rằng nếu A đúng thì B phải sai, ngược lại
người dân các nước Đông và Đông Nam Á lại cho rằng cả A và B kết hợp lại tạo ra thứ gì
đó cao cấp hơn. Tư duy này cho phép một cách tiếp cận thực tế hơn trong kinh doanh.
III. Q trình hịa hợp hội tụ và vai trị của CMKT Singapore với IAS/IFRS
Q trình hội tụ kế tốn quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế
về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới, hội tụ kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu
khách quan trong tiến trình phát triển. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia
bằng việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) với những phương
pháp tiếp cận khác nhau.
1. Thực tiễn hịa hợp và hội tụ của Kế tốn Singapore với kế tốn quốc tế:
1.1. Thực tiễn q trình hịa hợp với kế tốn quốc tế
- Năm 2001, Singapore thành lập Ủy ban Chuẩn mực kế hoán (ASC). Cơ quan này đã đề
xuất áp dụng chuẩn mực IFRS trong xây dựng báo cáo tài chính Singapore (IFRS, 2016).
- Từ năm 2002, Singapore ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính (SFRS) dựa trên cơ sở
IFRS, áp dụng cho các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Singapore.
- Năm 2009, ASC đưa ra chiến lược sửa đổi SFRS theo hướng tương đồng với IFRS để
áp dụng cho những công ty niêm yết ở Singapore.
-Năm 2012, ASC lên kế hoạch áp dụng hoàn toàn IFRS và quyết định mốc thời gian áp
dụng.
- Ngày 29/5/2014, ASC thông báo những công ty niêm yết ở Singapore áp dụng IFRS cho
năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2018.
=> Nhìn chung, để chuyển sang áp dụng hoàn toàn IFRS, Singapore đã xây dựng một lộ
trình chuyển đổi tương đối dài, áp dụng từng phần và thí điểm trên các cơng ty niêm yết
trước khi quy định áp dụng đại trà. ASC chuẩn bị áp dụng IFRS tại Singapore từ năm
2015, đến năm 2018 thì chính thức áp dụng. Chuẩn mực báo cáo tài chính mới của
Singapore được xây dựng giống như chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS (SG-FRS)

và áp dụng cho các doanh nghiệp có kỳ kế tốn bắt đầu hoặc sau ngày 01/10/2018. IASB
cơng nhận chuẩn mực kế tốn của Singapore tương thích hồn tồn với IFRS.
- Khác với Liên minh châu Âu (EU), Hồng Kông, Nhật Bản và Anh, Singapore khơng có
sẵn một quy định riêng về báo cáo tài chính (BCTC) cho các tổ chức nhỏ. Tất cả các công
ty thành lập tại Singapore, bất kể quy mô hoặc mức độ lợi ích cơng cộng đều phải tn
thủ Luật công ty và Tiêu chuẩn BCTC Singapore (SFR), trong đó phần lớn được lấy từ
IFRS đầy đủ.
7


- Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASC) đã nhận được phản hồi về những gánh nặng khi
áp dụng Tiêu chuẩn BCTC Singapore ở nhiều công ty tư nhân nhỏ, sự khác biệt trong yêu
cầu về mức độ và phạm vi công bố thông tin ở những người sử dụng BCTC. Hầu hết các
ngân hàng khi xem xét liệu để mở rộng cho vay thì thường có xu hướng dựa vào sự đảm
bảo cá nhân/tài sản đảm bảo được cung cấp bởi các giám đốc và/hoặc cổ đông của các
công ty, chứ không phải là BCTC.
- Năm 2008, ASC đã thành lập một nhóm chuyên trách xem xét khả năng ban hành quy
định riêng về BCTC đối với các DNNVV tại Singapore. Với tất cả những lý do nêu trên
thì hầu hết các ý kiến cho rằng cần thiết có một tiêu chuẩn riêng về BCTC cho DNNVV.
Tại Singapore, một cuộc tham vấn rộng rãi đã được thực hiện từ 12/5 – 30/6/2008 về các
tiêu chí để một tổ chức được coi là DNNVV và áp dụng quy định riêng về BCTC. Nhiều
ý kiến cho rằng cần làm rõ khái niệm “trách nhiệm công cộng” và một DNNVV cần đáp
ứng 2 trong 3 tiêu chí:
-

(1) Tài sản rịng khơng lớn hơn 15 triệu đô la Singapore;
(2) Doanh thu hàng năm không quá 15 triệu đô la Singapore
(3) Số lượng trung bình của người lao động khơng hơn 200. Tuy nhiên, khi xem
xét lại thì các tiêu chuẩn trên phù hợp với nhóm cơng ty đang ở giai đoạn chuẩn bị
niêm yết hơn. ASC đã tiến hành thảo luận tập trung với một nhóm cơng ty được

chọn.

-Tháng 3/2010, các tiêu chuẩn chính thức được ban hành. Một thực thể đủ điều kiện để
sử dụng các tiêu chuẩn BCTC Singapore cho các thực thể nhỏ nếu đáp ứng các tiêu chí
định tính và định lượng: không phải công khai trách nhiệm, công bố báo cáo tài chính nói
chung mục đích cho người sử dụng bên ngoài và đáp ứng các nghĩa của một “thực thể
nhỏ”.
Một thực thể hội đủ điều kiện như là một thực thể nhỏ nếu nó đáp ứng ít nhất 2 trong 3
tiêu chuẩn sau đây:
-

(1) Tổng doanh thu hàng năm không quá 10 triệu đô la Singapore (khoảng 7,5 triệu
USD).
(2) Tổng tài sản không quá 10 triệu đô la Singapore (khoảng 7,5 triệu USD).
(3) Tổng số lao động không quá 50 người. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện Tiêu
chuẩn BCTC Singapore đầy đủ nếu không đáp ứng các tiêu chí trên trong 2 năm
liên tiếp.

- ASC cho rằng tiêu chí này là phù hợp để giảm thiểu các vấn đề không thể so sánh được
trong khi cho phép ít nhất 80% các công ty tại Singapore đủ điều kiện sử dụng tiêu chuẩn
BCTC Singapore.
=> Như vậy, không phải tất cả các công ty Singapore đáp ứng định nghĩa “DNNVV” của
IASB đều đủ điều kiện để sử dụng Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho thực thể nhỏ.
Một văn bản thỏa thuận gồm những nội dung trên đã được ban hành với mục đích thơng
báo cho cơng chúng về việc có thể ban hành Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho các thực
thể nhỏ ở Singapore. Các thành viên của công chúng và các bên liên quan đều có thể gửi ý
kiến về các dự định của ASC.
8



-Đến 30/11/2010, ASC đã ban hành Tiêu chuẩn BCTC cho các thực thể nhỏ (SFR cho
các thực thể nhỏ). Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ 01/01/2011.
Các Tiêu chuẩn BCTC Singapore cho thực thể nhỏ dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế
cho DNNVV, tuy nhiên, tài liệu tham khảo là Tiêu chuẩn BCTC Singapore thay vì IFRS.
Nó có dung lượng các trang bằng khoảng 10% Tiêu chuẩn BCTC Singapore đầy đủ, được
viết bằng tiếng Anh một cách dễ hiểu. Số lượng yêu cầu thuyết minh (đặc biệt là đối với
cơng cụ tài chính) cũng được đơn giản hóa và giảm đáng kể.
1.2. Thực tiễn quá trình hội tụ kế tốn quốc tế
Singapore cơng bố kế hoạch hội tụ tồn bộ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
năm 2009 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012.
Tháng 3/2012, Hội đồng Chuẩn mực kế tốn Singapore cơng bố việc hội tụ sẽ khơng
hồn thành trong năm 2012 và cam kết sẽ tiếp tục q trình hội tụ tồn bộ với chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế. Hội đồng Chuẩn mực kế toán Singapore cũng chờ đợi quá trình
hội tụ IASB – FASB hồn thành.
Đối với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho DNNVV, năm 2010 Hội đồng
Chuẩn mực kế tốn Singapore cũng cơng bố định hướng chấp nhận tồn bộ khơng điều
chỉnh từ tháng 1/2011 cho các công ty không niêm yết và thỏa các tiêu chuẩn về quy mô.
Các chuẩn mực này được ban hành đúng kế hoạch và mang tên chuẩn mực báo cáo tài
chính dành cho DNNVV (SFRS for SME) (ASC, 2012b).
2. Vai trị của kế tốn Singapore trong q trình hịa hợp và hội tụ với kế tốn quốc
tế
Bên cạnh một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, vai trị của quốc gia là yếu tố rất quan
trọng, khơng thể thiếu trong q trình hịa hợp và hội tụ của hệ thống kế toán Singapore
cụ thể:
-

-

-


Một là, Chuẩn mực kế toán Singapore cung cấp đầy đủ chi tiết trên khn mẫu lí
thuyết kế tốn để hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong việc ghi nhận, trình bày
và cơng bố các khoản mục trên báo cáo tài chính. Việc thể hiện đầy đủ các ngun
tắc ghi nhận, trình bày cơng bố làm cho các thông tin trên BCTC được minh bạch,
rõ ràng. Điều này là cho các nhà đầu tư có nhiều thơng tin hưu ích để đưa ra các
quyết định đầu tư đúng đắn.
Hai là, SFRS có nội dung phù hợp với IFRS, được điều chỉnh và bổ sung theo
chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Điều này làm cho các công ty đa quốc gia thuận
lợi thực hiện hoạt động đầu tư tạo Singapore, làm cho nền kinh tế của Singapore
thu hút vốn đầu tư của các tập đồn lớn trên thế giới.
Ba là, SFRS cũng có chuẩn mực riêng dành cho các công ty vừa và nhỏ. Nội dung
chuẩn mực lược bỏ một số điều không thể áp dụng hay không được áp dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này làm cho công tác kế toán cho các doanh
nghiệp vừa và hỏ trở lên dễ dàng hơn, phù hợp hơn với quy mô và khả năng hạn
chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
9


IV. So sánh chuẩn mực kế toán Singapore (SFRS) với chuẩn mực kế toán quốc tế
(IFRS):
SFRS được xây dựng trên cở sở IFRS, nên nội dung cơ bản của SFRS là hoàn toàn
phù hợp với nội dung của IFRS. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có điều kiện, mơi trường khác
nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị , pháp luật,... vì vậy nên có một số nội dung của SFRS
khác với IFRS. Những nội dung khác biệt chủ yếu khác nhau về thời điểm áp dụng chuẩn
mực, điều kiện ghi nhận để phù hợp cho chuẩn mực quốc giá. Sau những lần điều chỉnh
của IFRS thì SFRS cũng đã thay đổi và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo phù hợp với
IFRS ở những khía cạnh trọng yếu. Những điểm giống nhau và khác nhau trên nội dung
SFRS và IFRS được thể hiện trong bảng so sánh sau đây:
BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG GIỮA SFRS VÀ IFRS
Có hiệu

lực từ
01.01 nếu
khơng có
quy định
nào khác
2007

FRS 1

Trình bày
báo cáo tài
chính

IAS 1

2005

FRS 2

Hàng tồn
kho

IAS 2

2003

FRS 7

IAS 7


2003

FRS 11

Báo cáo lưu
chuyển tiền
tệ
Hợp đồng
xây dựng

2003

FRS 12

SFRS

Thuế thu
nhập

IFRS

IAS 11
IAS 12

10

Trình bày
báo cáo tài
chính


So sánh giữa SFRS
và IFRS

FRS 1 phù hợp với
IAS 1 (có hiệu lực từ
2007) ở tất cả các
khía cạnh. Năm 2009
IAS 1 được điều
chỉnh thành IFRS 1
Hàng tồn FRS 2 phù hợp với
kho
IAS 2 ở tất cả các
khía cạnh.
Báo cáo lưu FRS 7 phù hợp với
chuyển tiền IAS 7 ở tất cả các
tệ
khía cạnh.
Hợp đồng FRS 11 phù hợp với
xây dựng IAS 11 ở tất cả các
khía cạnh.
Thuế thu FRS 12 phù hợp với
nhập
IAS 12 ở tất cả các
khía cạnh. Ngoại trừ
kế tốn của khoản thu
nhập nước ngồi chưa
nộp
Theo hướng dẫn Kế
tốn thực hành (RAP)



2005

FRS 17

Th tài
chính

IAS 17

11

Th tài
chính

8 do Viện Kế tốn
cơng chứng cơng
cộng của Singapore
(ICPAS), khơng có
thuế thu nhập hỗn lại
được hạch tốn chênh
lệch tạm thời phát
sinh từ thu nhập nước
ngồi chưa nộp vào
Singapore nếu:
(a) Các tổ chức có khả
năng kiểm sốt thời
gian hồn nhập khoản
chênh lệnh tạm thời;


(b) Có khả năng
khoản chênh lệch tạm
thời sẽ khơng được
hồn nhập trong
tương lai gần.
Theo IAS 12, thuế
hỗn lại phải được
hạch tốn chênh lệch
tạm thời phát sinh từ
thu nhập nước ngoài
chưa nộp.
FRS 17 phù hợp với
IAS 17 ở tất cả các
khía cạnh ngoại trừ
FRS 17 có loại bỏ
đoạn sau:
“…Một đặc trưng của
đất là nó thường có
một đời sống kinh tế
khơng xác định và
nếu tiêu đề không kỳ
vọng sẽ đưa bên đi
thuê vào cuối thời hạn
thuê, bên thuê thường
không nhận được
đáng kể tất cả những
rủi ro và phần thưởng
gắn liền với sự sở
hữu, trong trường hợp



2003

FRS 8

Doanh thu

IAS 8

12

Doanh thu

cho thuê đất sẽ là thuê
hoạt động. Một thanh
tốn được thực hiện
hoặc có được hợp
đồng th được hạch
toán là thuê hoạt động
thể hiện cho một
khoản thanh toán tiền
thuê trả trước được
phân bổ trong thời
hạn thuê theo mơ hình
của các lợi ích được
cung cấp
Điều này cho phép
hợp đồng thuê đất
được coi là thuê tài
chính và tài sản thuê

tài chính được ghi
nhận là một khoản
mục tài sản, nhà máy,
thiết bị hoặc tài sản
đầu tư. Tài sản đó
được mua về được
đánh giá lại theo giá
trị hợp lý.
Theo IAS 17, hợp
đồng thuê đất như vậy
được coi là khoản chi
phí thuê trả trước mà
sau đó khơng được đo
lường lại và tiến hành
đánh giá lại theo giá
trị hợp lý.
FRS 18 phù hợp với
IAS 18 ở tất cả các
khía cạnh ngoại trừ
ghi nhận doanh thu tài
sản dỡ dang đem bán
trước
Theo FRS 8 lợi ích
của chủ sở hữu về tài
sản dở dang được coi
là đã được chuyển tài
sản đó dần dần sang


2006


FRS 21

2003

FRS 23

2006

FRS 24

2005

FRS 27

Ảnh hưởng
thay đổi tỷ
giá ngoại tệ
Lãi vay

IAS 21

Trình bày
các bên liên
quan
Báo cáo
hợp nhất,
chia, tách

IAS 24


IAS 23

IAS 27
Năm 2009
đã được
chỉnh sửa

13

người mua, từ thời
điểm bán và hợp đồng
mua được đưa vào để
hồn thành tài sản đó.
Theo đó, doanh thu và
giá vốn hàng bán trên
tài sản đó được ghi
nhận theo tỷ lệ phần
trăm của cơ sở hoàn
thành.
Theo IFRS, doanh thu
như vậy thường được
ghi nhận sau khi tài
sản được hoàn thành
và chuyển giao cho
người mua
Ảnh hưởng FRS 21 phù hợp với
thay đổi tỷ IAS 21 ở tất cả các
giá ngoại tệ khía cạnh
Lãi vay

FRS 23 phù hợp với
IAS 23 ở tất cả các
khía cạnh
Trình bày FRS 24 phù hợp với
các bên liên IAS 24 ở tất cả các
quan
khía cạnh
Báo cáo
FRS 27 phù hợp với
hợp nhất, IAS 27 ở tất cả các
chia, tách khía cạnh ngoại trừ
một điều kiện miễn
hợp nhất
FRS 27 u cầu các
cơng ty mẹ nắm giữ
tồn bộ hoặc bất cứ
cơng ty mẹ nắm giữ ít
hơn 100% quyền
kiểm sốt mà tìm
kiếm miễn hợp nhất
để lập báo cáo tài
chính hợp nhất sẵn
sàng cho công chúng
sử dụng. Các báo cáo
tài chính hợp nhất
khơng cần tn theo
bất kỳ khn mẫu kế


tốn nào.

Trong khi đó, IAS 27
u cầu các cơng ty
mẹ nắm giữ tồn bộ
hoặc bất cứ cơng ty
mẹ nắm giữ ít hơn
100% quyền kiểm
sốt mà tìm kiếm
miễn hợp nhất để lập
báo cáo tài chính hợp
nhất sẵn sàng cho
cơng chúng sử dụng
va tuân theo IFRS.
01/07/200
4

FRS 36

Tổn thất tài
sản

IAS 36
2009 đã
được điều
chỉnh

01/07/200
4

FRS 38


Tài sản vơ
hình

IAS 38

14

Tổn thất tài FRS 36 phù hợp với
sản
IAS 36 ở tất cả các
khía cạnh trọng yếu
ngoại trừ ngày chuyển
tiếp dưới đây
IAS 36 là áp dụng đối
với lợi thế thương mại
và tài sản vơ hình
được mua trong hợp
nhất kinh doanh mà
ngày thỏa thuận là
vào sau ngày 31 tháng
3 năm 2004 và tất cả
các tài sản vơ hình
khác hồi tố bắt đầu từ
niên độ đầu tiên hoặc
sau ngày 31 tháng 3
năm 2004
FRS 36 được áp dụng
hồi tố bắt đầu từ niên
độ đầu tiên hoặc sau
ngày 1 tháng 7 năm

2004
Tài sản vơ FRS 38 là phù hợp
hình
với IAS 38 trong tất
cả các khía cạnh trọng
yếu, ngoại trừ cho
những ngày chuyển
tiếp như mô tả trong
FRS 36 ở trên.


2006

FRS 103

Báo cáo
hợp nhất

IFRS 3

2007 cho
các công
ty niêm yết
2008 cho
các cơng
ty khơng
niêm yết

FRS 107


Cơng cụ tài
chính: Cơng
bố

IFRS 7

Báo cáo
hợp nhất

FRS 103 là phù hợp
với IFRS 3 trong tất
cả các khía cạnh trọng
yếu, trừ ngày có hiệu
lực.
FRS 103 có ảnh
hưởng cho các hợp
nhất kinh doanh diễn
ra trong khoảng thời
gian niên độ từ hoặc
sau ngày 1 tháng 7
năm 2004, trong khi
IFRS 3 là ảnh hưởng
cho các hợp nhất kinh
doanh với ngày ký
hợp đồng vào ngày
hoặc sau ngày 31
tháng 3 năm 2004.
Công cụ tài FRS 107 là phù hợp
chính :
với IFRS 7 trong tất

cơng bố
cả các khía cạnh trọng
yếu ngoại trừ ngày có
hiệu lực đối với các
công ty không niêm
yết

V. Liên hệ với Việt Nam.
1. Thực tiễn hoà hợp và hội tụ với kế toán quốc tế của kế toán Việt Nam.
Theo cập nhật mới nhất từ Bộ tài chính, 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm
93%) đã tuyên bố chính thức về việc áp dụng IFRS trong đó đã có 119/143 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã yêu cầu bắt buộc với việc áp dụng các chuẩn mực của IFRS.
Tại Việt Nam, Bộ tài chính đã lên kế hoạch cho lộ trình áp dụng IAS/IFRS
Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện triển khai: Từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài
chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đề án, đảm bảo hỗ trợ các
doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như:
Biên dịch IFRS sang tiếng Việt đến tháng 12/2020. Hiện nay đã có một số bản dự
thảo dịch chuẩn mực kế toán quốc tế sang tiếng việt bao gồm các chuẩn mực: chuẩn mực
số 23 (IAS 23- chi phí đi vay), chuẩn mực số 20(IAS 20- kế toán các khoản trợ cấp của
chính phủ và cơng bố những thơng tin về sự hỗ trợ của chính phủ), chuẩn mực số 37(IAS
15


37- dự phòng phải trả, nợ tiềm tàng, và tài sản tiềm tàng), chuẩn mực số 10(IFRS 10- báo
cáo tài chính hợp nhất).
Theo như lộ trình đã được Bộ Tài chính lên kế hoạch: Bộ Tài chính ban hành Thơng
tư công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt vào tháng 3/2021, ban hành Thông tư hướng
dẫn thể thức áp dụng IFRS, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên
quan đến việc áp dụng IFRS trước 15/11/2021. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh
nên tiến trình có sự chậm hơn so với kế hoạch.

Theo nguồn từ Cục Quản lý giám sát Kế toán kiểm tốn, Bộ Tài chính:
1. Giai đoạn 1 từ 2022 đến 2025: Lựa chọn một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn
lực để áp dụng thí điểm IAS/IFRS, các doanh nghiệp khác vẫn áp dụng theo VAS.
• Các doanh nghiệp áp dụng thí điểm BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS
• Các doanh nghiệp áp dụng thí điểm lập BCTC riêng theo IAS/IFRS
2. Giai đoạn 2 từ 2025 đến 2030: Mở rộng quy mô đối tượng áp dụng theo hướng
cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện được lựa chọn áp dụng VAS hoặc
IAS/IFRS
• Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC hợp nhất
• Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC riêng
3. Giai đoạn 3 từ sau 2030: Quy định cụ thể đối tượng bắt buộc và đối tượng tự
nguyện điểm lập BCTC theo IAS/IFRS
• Đối tượng bắt buộc lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS
• Đối tượng tự nguyện lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS
2. Tác động của các nhân tố đến hệ thống kế toán Việt Nam
2.1 Hệ thống luật pháp.
Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức dân luật (code law), Bộ Tài chính vẫn giữ
vai trị chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành hệ thống kế toán. Các hiệp hội nghề
nghiệp kế toán và kiểm tốn chưa đóng vai trị chủ đạo trong việc ban hành các CMKT.
Hệ thống kế toán Việt Nam cần tn thủ theo Luật kế tốn, được trình bày cụ thể trong
các thông tư. Việc tuân thủ theo hệ thống chuẩn mực này thiếu tính linh hoạt trong một số
trường hợp, trong khi đó IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu
cầu của các nước theo hình thức thơng luật.
2.2 Nhân tố văn hố.
Văn hóa Việt Nam thiên về xu hướng thận trọng tránh rủi ro, điều này bị ảnh hưởng
bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và
cách thức ban hành chuẩn mực và hệ thống chính sách kế tốn của Việt Nam. Thực tế cho
thấy, hệ thống chính sách và CMKT của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng,
đề cao sự tuân thủ các qui định, hạn chế các ước tính kế tốn và những vấn đề mang tính
xét đốn. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào

yếu tổ chủ quan và các xét đoán

16


2.3 Nhân tố thuế và kế toán.
Các chuẩn mực kế tốn chịu nhiều sự chi phối của nhà nước vì thế thu nhập chịu thuế
và lợi nhuận kế toán thường giống nhau.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Nhà nước chủ
trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong phát triển kinh tế. Kênh huy động vốn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và hộ gia
đình, vai trị của thị trường chứng khốn cịn mờ nhạt, chưa thu hút được các nhà đầu tư
nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

1.(n.d.). Retrieved from Global links Asia: a/vi/thanh-lap-congty/ho-tro-kinh-doanh-tai-singapore/huong-dan-thue-ke-toan/chuan-muc-ke-toantai-singapore
2.(n.d.). Retrieved from Hofstede insights: />3. Luân, M. (2015, 10 2). Retrieved from Luận Văn A-Z: />fbclid=IwAR3KjdGftFesnz8DTgvfZGLGoFnF03U24FcC8je2L7eSG7Mca5GRvyf
BVgg
4. Minh, N. (2021). Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương.
5. Yến, T. T. (n.d.). CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ (p. 118).

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×