Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SỬ DỤNG BĐTD TRONG dạy học LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.2 KB, 12 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC DIỄN CHÂU

TRƯỜNG THCS DIỄN BÍCH

---***---

SỬ DỤNG BĐTD
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Môn: Lịch Sử 9
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TÍCH

Năm học 2013 - 2014
SĐTCQ: 0383.628192 - 0906157330

1


SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
LÊ VĂN TÍCH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng chất lượng dạy học môn lịch sử trong thời gian gần đây đang trở
thành đề tài bàn luận nóng hổi của các diễn đàn báo chí. Thực trạng đó đang đặt ra
nhiều thách thức cho những người làm giáo dục. Trong thời gian qua, giáo viên đã
áp dụng nhiều tiến bộ của CNTT vào giảng dạy. Tuy vậy, đó chỉ mới là nỗ lực từ
phía người dạy, trong khi vấn đề quyết định đến hiệu quả học tập lại từ phía người
học. Sử dụng Bản đồ Tư duy(BĐTD) sẽ mang đến cho cả giáo viên và đặc biệt là
học sinh một “luồng sinh khí mới” trong việc dạy học.
Qua hai đợt tập huấn trong dự án VVOB của Sở GD&ĐT Nghệ An(4/2010)


và Dự án Phát triển Giáo dục THCS II của Bộ GD(1/2011), chúng tôi nhận thấy
2


BĐTD là phương tiện hiệu quả và phù hợp với việc dạy học lịch sử hiện nay. Với
kỹ thuật này, chúng tơi cho rằng, nó sẽ tạo ra nhiều thay đổi khác biệt trong cách
dạy học, đặc biệt là sẽ khắc phục được cách ghi bảng truyền thống, cách ghi vở “vô
hồn” của học sinh .
BĐTD(Mind Map) được phát triển bởi giáo sư Tony Buzan từ những năm
1960. Hiện nay, nó đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới, ở Sing-ga-po học sinh
đã được sử dụng để học tập từ 15-20 năm trước. Nói điều này ra để chúng ta khơng
phải mất cơng bàn cãi về tính ưu việt của nó. Theo giáo sư Tony buzan, BĐTD
được kỳ vọng: Giảng dạy kiến thức; phát triển tư duy; giúp học sinh năng động, tự
chủ và sáng tạo… Ơng nói: “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ… và màu sắc
cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD
những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy
sáng tạo.”
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Thực trạng dạy học lịch sử ở bậc THCS
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, sự phát triển của CNTT với nhiều phần
mềm hỗ trợ để thiết kế giáo án điện tử đã mang lại diện mạo mới cho dạy học môn
lịch sử. Thông qua bài dạy bằng giáo án điện tử của giáo viên, học sinh được tri
nhận kiến thức bài học một cách sinh động, hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân mà việc áp dụng CNTT để giảng dạy là cịn rất ít, chỉ một bộ phận rất nhỏ
giáo viên có nhiệt tâm và khả năng để áp dụng còn đại bộ phận vẫn cứ tiếp tục lối
dạy học truyền thống. Đây là một thực tế nan giải mà ngành giáo dục không thể
khắc phục trong một sớm một chiều vì phải đầu tư máy móc, phịng ốc đắt tiền,
giáo viên chuẩn bị nhiều cơng sức và phải có kĩ năng tin học… Và việc áp dụng
BĐTD là một trong những phương tiện góp phần khắc phục hạn chế này.

1.2. Ưu điểm của BĐTD trong dạy học lịch sử
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, dạy học lịch sử là tái hiện lại
không gian, thời gian, chủ thể của q khứ đó. Vì vậy, nếu người dạy và người học
ghi nhớ sự kiện lịch sử thông qua những hàng văn tự dày đặc và tràn lan sẽ rất khó
3


khăn. Với BĐTD, người học sẽ được tri nhận kiến thức thơng qua hình ảnh, sơ đồ,
màu sắc… với cách ghi chép này sẽ gây hứng thú cho học sinh, độ tuổi đầy hiếu
động và sáng tạo. Đồng thời, tránh được sự nhàm chán, đơn điệu, phát huy khả
năng tư duy khi trẻ tự lập ra bản đồ.
Môn lịch sử ngoài chức năng quan trọng là giáo dục tư tưởng và rèn luyện
nhân cách thì khi áp dụng BĐTD, nó còn tăng cường nhiều kỹ năng cần thiết cho
học sinh như: trình bày ý tưởng một cách rõ ràng; kiến thức được thể hiện một
cách tổng quan, khơng bỏ sót kiến thức; học sinh có thể tự chiếm lĩnh kiến thức
một cách tự nhiên nhẹ nhàng do đặc tính hội họa; suy nghĩ sáng tạo và đặc biệt là
tăng cường khả năng ghi nhớ- một kỹ năng bắt buộc để học tốt môn sử.
Nếu như khi áp dụng CNTT giảng dạy nhà trường phải đầu tư một khoản
kinh phí lớn về máy chiếu, máy tính, phịng chức năng, kĩ năng tin học của giáo
viên…thì với BĐTD khơng bắt buộc phải tốn kém như vậy. Cả giáo viên và học
sinh chỉ cần phấn màu, bảng, bảng phụ, bút màu và giấy trắng là có thể thực hiện
được. Đối với những trường có điều kiện hơn thì có thể cài đặt phần mềm Mind
Map vào máy tính để sử dụng.
Với BĐTD, giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết tất cả
các khâu của quá trình dạy học: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, trình bày bài
mới, củng cố kiến thức, bài tập về nhà, ôn tập…Trong giới hạn của một sáng kiến
kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra các dạng vận dụng khi dạy lịch sử ở bậc THCS xem
nó như một gợi ý để cùng nhau tham khảo.
2. Vận dụng BĐTD vào dạy lịch sử
2.1. Sử dụng BĐTD kiểm tra bài cũ

Thông thường khi kiểm tra bài cũ, giáo viên nêu câu hỏi và gọi học sinh lên
bảng để trình bày lại một quá trình, nguyên nhân, diễn biến, kết quả hay ý nghĩa
lịch sử của một sự kiện nào đấy. Với cách kiểm tra này bắt buộc học sinh phải học
thuộc làu một đoạn ký tự đã có sẳn trong vở ghi mới có thể trả lời được. Cách trả
bài này hạn chế ở chỗ là học sinh phải học vẹt mà đôi khi khơng hiểu gì về nội
dung trả lời; đa số học sinh khi gọi lên bảng thường nói rất nhỏ giáo viên không
thể nghe rõ, học sinh ngồi dưới cũng khơng nghe được gì để nhận xét và đa số học
4


sinh ở bậc học này còn rất hạn chế về ngơn từ nên khi trình bày khơng rõ ràng
mạch lạc… Thay vì như vậy, giáo viên có thể gọi học sinh lên trình bày lại trên
bảng bằng BĐTD. Ví dụ: khi kiểm tra bài cũ của bài 16 – lịch sử 9, giáo viên nêu
câu hỏi: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp(1917-1923)? Và vẽ sẳn
BĐTD lên bảng phụ để các em điền các thông tin vào như sơ đồ hình 1.
Với cách trả lời bằng BĐTD, tơi tin
chắc rằng các em sẽ đỡ khó khăn
hơn nhiều bởi các em không lúng
túng, run khi đứng gần giáo viên,
đối diện với cả lớp… mà học sinh
chỉ nhìn lên bảng phụ để tư duy lại
Hình 1: BĐTD Hoạt động của Nguyễn

mảng kiến thức đã học trước đó.

Ái Quốc ở Pháp(1917-1923)

Khi trình bày xong, cả giáo viên và

học sinh ngồi dưới lớp có thể quan sát một cách đầy đủ trực quan và tránh được sự

đánh giá chủ quan của giáo viên vì đã có học sinh dưới lớp giám sát. Với cách trả
bài đó khơng chỉ ơn lại kiến thức cho một học sinh mà là cơ hội để cả lớp cùng
quan sát và ơn lại.
Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên có thể hỏi: Trong các sự kiện trên,
theo em sự kiện nào đã đánh dấu bước ngoặt trên con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc? (học sinh trả lời: sự kiện 12/1920, tại Đại hội Tua, khi người bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập ĐCS Pháp) đó chính là phần
hiểu bài của học sinh.
2.2. Sử dụng BĐTD để trình bày kiến thức mới và thảo luận nhóm
Cũng như nhiều mơn học khác, khi trình bày kiến thức bài mới của mơn lịch
sử thường là các dấu gạch đầu dịng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải của bảng
bằng phấn trắng. Có nhiều giáo viên do ơm đồm, khơng lựa chọn và khái quát
được kiến thức cơ bản nên đến cuối tiết học thì dường như diện tích mặt bảng đã
khơng cịn một chỗ trống. Học sinh theo ghi không thiếu một chữ của cô trên bảng.
Với cách ghi như vậy thì học sinh dù có chăm chỉ và xuất sắc đi chăng nữa cũng
khó có thể để học thuộc và ghi nhớ được.
5


Sử dụng BĐTD để trình bày kiến thức mới lên bảng của giáo viên và vào vở
của học sinh sẽ mang đến nhiều tiện lợi. Kiến thức được trình bày một cách tổng
thể thông qua các nhánh rẽ, màu sắc khác nhau. Ở đó cả người dạy và người học
được tự do lựa chọn và sáng tạo để trình bày dựa trên quy luật của BĐTD.
Khi trình bày kiến thức theo cách này giáo viên phải có sự chuẩn bị công
phu. Giáo viên phải chắt lọc, cô đọng kiến thức thật ngắn gọn, súc tích, tránh việc
dài dịng, rườm rà. Ngắn mà khơng thiếu, súc tích, cơ đọng nhưng học sinh có thể
tự suy luận, hiểu được nội dung trình bày.
Ví dụ: Khi dạy bài 23-sử 9: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỊA . Đây là một bài


học có nội dung ghi bảng tương đối dài. Nếu giáo viên trình bày theo cách cũ thì
có thể sẽ hết bảng. Để cho học sinh thấy được một cách tổng quan, ngắn gọn thời
cơ, sự chuẩn bị của Đảng cũng như quá trình và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám,
giáo viên nên thể hiện nó trên BĐTD như hình 2.
Trước khi trình
bày bài mới theo
BĐTD,giáo viên
tổ chức học sinh
thảo luận nhóm
bằng

BĐTD.

Giáo viên nên
chuẩn bị trước
trên ½ tờ giấy
A4. Ví dụ ở mục
I: giáo viên chia
Hình 2: BĐTD TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945

lớp

thành

2

nhóm với 2 câu
hỏi và 2 BĐTD như sau: 1. Tình hình thế giới trước cách mạng tháng 8 như thế
nào?; 2. Trước tình hình đó Đảng ta có chủ trương gì?


6


Hình 3: BĐTD thiếu thơng tin

Hình 4: BĐTD thảo luận nhóm đã hồn thành
Hoặc là ở mục IV- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng
tháng Tám, giáo viên cho học sinh thảo thảo luận theo 2 nội dung trên 2 BĐTD đã
thiết kế sẵn như sau: Nh1: Nguyên nhân thắng lợi?; Nh2: Ý nghĩa lịch sử?

Hình 5: BĐTD thiếu thơng tin

7


Hình 6: BĐTD thảo luận nhóm đã hồn thành
Đối với BĐTD để thảo luận nhóm, giáo viên nên chuẩn bị trên 1/2 tờ giấy
A4, trên đó giáo viên đã vẽ sẳn sơ đồ với các nhánh và từ khóa theo chuẩn kiến
thức có màu sắc và hình thức. Học sinh căn cứ vào thơng tin có trong SGK và sự
định hướng trên BĐTD mà giáo viên đã thiết kế để hoàn thành yêu cầu thảo luận.
Cuối cùng giáo viên thu kết quả thảo luận của từng nhóm, nhận xét, bổ
sung…và hồn thành kiến thức trên BĐTD trình bày bài mới. Với cách trình bày
này, kiến thức được thể hiện trên một sơ đồ tổng thể bắt đầu từ từ khóa trung tâm
và các nhánh rẽ khác nhau. Mỗi nhánh rẽ được thể hiện trên một màu sắc nhằm để
phân biệt rõ ràng rành mạch giữa các đơn vị kiến thức. Về mặt này, so với cách
trình bày truyền thống, tránh được sự dàn trải, tràn lan, học sinh dễ dàng phân biệt
và nghi nhớ các đơn vị kiến thức cơ bản.
2.3. Sử dụng BĐTD để ôn tập và làm bài tập
Như đã nói, BĐTD là hình thức ghi chép nhằm khắc sâu kiến thức, mở rộng
và hệ thống hóa một đơn vị kiến thức hay một chủ đề học tập, cơng tác… BĐTD,

với đặc tính tổng thể, hệ thống, rành mạch, sáng tạo, ấn tượng…nó tạo ra ưu thế
vượt trội khi sử dụng để ôn tập, làm bài tập lịch sử.
Nội dung ôn tập của môn lịch sử thông thường là rất dài. Theo phân phối
chương trình, thường 1 tiết học phải ôn tập 1-2 chương(khoảng từ 10-15 tiết đã
học). Với tiết ôn tập truyền thống, giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt trả lời từ
5-7 câu hỏi theo sách giáo khoa. Cách ơn tập này rất khó để chúng ta hoàn thành
việc trả lời các câu hỏi, hoặc có trả lời hết thì học sinh cũng chỉ hồn thành việc
ghi chép nội dung mà khơng có thời gian, hình tượng để tư duy tổng thể được tồn
8


bộ kiến thức và nếu như vậy thì khơng đạt yêu cầu của 1 bài ôn tập. Sử BĐTD sẽ
khắc phục phần lớn điểm yếu này.
Ví dụ: Ở bài 29 – sử 7. ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNG VI. Chương V
có 11 tiết bài mới, chương VI có 7 tiết bài mới, tổng cọng là 18 tiết nhưng chỉ ôn
tập lại trong 1 tiết. Chỉ có cách dùng BĐTD mới cho phép giáo viên trình bày một
cách khái quát và nhanh nhất nội dung này.

Hình 7: BĐTD ơn tập bài 29 – lịch sử 7
Từ BĐTD cho phép học sinh hình dung một cách đầy đủ về nội dung ôn tập.
Có 4 mảng kiến thức lớn thể hiện trên 4 nhánh cấp 1 của BĐTD với 4 màu sắc
khác nhau. Ở từng mảng kiến thức, các đơn vị kiến thức nhỏ thể hiện trên các
nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4…của bản đồ.
Trên cơ sở kiến thức đã học ở lớp, câu hỏi sách giáo khoa, và định hướng
của giáo viên bằng BĐTD “trắng”. Sau mỗi bài mỗi chương, giáo viên yêu cầu học
sinh về nhà hoặc ngồi tại lớp để hệ thống lại kiến thức trên BĐTD. Đây là lúc để
học sinh bộc lộ và khẳng định mình khi các em tự thiết kế ra BĐTD cho riêng
mình. Cách làm này chính là q trình để các em tự học một cách tự giác, chủ
động, sáng tạo. Từ đó, các kĩ năng khái quát, tổng hợp, thiết kế trình bày, đặc biệt
là tư duy học sinh được phát triển một cách tự thân, tự giác, tránh sự áp đặt, nhồi

nhét từ phía người dạy.
9


Từ những trình bày trên, cho thấy BĐTD là một phương tiện để cho giáo
viên và học sinh sử dụng một cách đơn giản, dễ dàng. Nó có thể áp dụng trong
nhiều khâu của quá trình dạy – học. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa một phương
pháp nào đó là hoàn toàn sai lầm. Khi sử dụng BĐTD, giáo viên và học sinh cần có
sự chọn lựa thích hợp tùy vào nội dung của từng bài cụ thể và quan trọng nhất là
đạt được hiệu quả của bài học.
III. KẾT LUẬN
BĐTD là một phương pháp dạy – học mới lạ ở Việt Nam cho dù phương
pháp này đã khá phổ biến ở những nước phát triển. Sau đợt tập huấn trong dự án
Phát triển Giáo dục THCS II, cho đến nay, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng vào
công tác dạy học ở trường mình được 2 năm và thấy nó có những ưu nhược điểm
sau đây.
1. Ưu điểm
Đối với giáo viên, khi sử dụng BĐTD thì kiến thức lịch sử được trình bày
một cách khái quát, ngắn gọn, tránh được sự tràn lan, dàn trãi. Kiến thức cơ bản
được thể hiện tổng thể, rõ ràng, minh bạch. Làm cho người học đỡ thấy “ngán”
trong quá trình học.
Khi sử BĐTD để dạy học, buộc giáo viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng bài để
rút ra những kiến thức khái quát, ngắn mà khơng thiếu, súc tích mà học sinh vẫn có
thể hiểu được. Giáo viên phải chuẩn bị phấn màu, bảng phụ, bản đồ “trắng” trên
phiếu học tập… nghĩa là quá trình làm việc của giáo viên sẽ tích cực hơn.
Đối với học sinh, khi chúng tôi hướng dẫn và yêu cầu các em sử dụng
BĐTD để ghi chép và làm bài tập thì thấy đa số học sinh rất hào hứng, các em ghi
bài một cách tự giác chứ không phải là gượng ép như trước đây. Vì thế, những kiến
thức lịch sử cũng được các em tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Chính điều
này đã góp phần xóa đi “định kiến” lịch sử là khơ khan là khó nhớ như đa số học

sinh vẫn thường hay nói. Nếu trước đây, sau mỗi bài học, giáo viên yêu cầu học
sinh nhắc lại thì thường các em rất lúng túng, lo lắng và khó để diễn đạt được một
cách gọn gàng nhưng khi yêu cầu trình bày lại dưới dạng BĐTD “trắng” mà giáo

10


viên đã chuẩn bị trước thì các em lại rất mạnh dạn và tự tin cho dù phần trình bày
của các em khơng hồn tồn đúng.
2. Hạn chế
Vì BĐTD là một cách ghi chép mới lạ, trên BĐTD lại thể hiện các loại màu
sắc và hình thức khác nhau cho nên có một số em lại chỉ lo là trình bày BĐTD như
thế nào cho đẹp, độc đáo mà quên đi cái chính là những kiến thức và hiểu được
những kiến thức đó. Tơi thường hay nói vui với học sinh đây là giờ học lịch sử chứ
không phải là giờ học Mĩ thuật. Vì thế giáo viên cần có sự quản lý, hướng dẫn tỉ
mĩ đối với học sinh.
Vì BĐTD là một cách ghi chép mới, học sinh chưa quen cho nên khi trình
bày vào vở thường chưa được hợp lý, đẹp mắt. Nhưng chúng ta cũng nên chấp
nhận vì đó là sản phẩm của tự bản thân các em, điều này là rất quan trọng để các
em rèn luyện kĩ năng độc lập, sáng tạo sau này.
Với giáo viên, khi sử dụng BĐTD để dạy học phải mất nhiều thời gian và
công sức hơn để chuẩn bị bài. Từ việc định lượng các kiến thức cơ bản, khái quát,
đến việc chuẩn bị bản đồ “trắng” trên bảng phụ, phiếu học tập phấn màu như thế
nào cho hợp lý chứ không phải chỉ một loại phấn trắng như trước đây.
Tóm lại, để có thể khắc phục tình trạng học sinh chán học lịch sử, gây hứng
thú và lôi cuốn học sinh học lịch sử thì điều quan trọng nhất vẫn là sự tham gia
giảng dạy của giáo viên. Thời đại đang tạo ra những điều kiện, phương tiện, không
gian rất thuận tiện, bên cạnh việc áp dụng CNTT, chúng tôi cho rằng BĐTD cũng
là một công cụ đắc lực để góp phần thay đổi “hình ảnh” cơng tác dạy học lịch sử
hiện nay.

Trong lịch sử có cái mới nào ra đời mà có thể đứng vững, khơng mắc những
sai lầm… Những kết luận có được trên đây được rút ra từ thực tế áp dụng trong 2
năm qua. Mong rằng các giáo viên dạy sử xem nó là như một kênh tham chiếu
cùng nhau khắc phục cho môn lịch sử về đúng vị trí của nó.
ĐCLL: Lê Văn Tích
Trường THCS Diễn Bích, Diễn Châu, Nghệ An(0906157330)

11


12



×