Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC HẬU

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên,2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC HẬU

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh

Thái Nguyên, năm 2021




i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng, số liệu khóa luận và kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và hiện nay chưa hề được sử dụng để được bảo vệ một
học vị nào.
Tác giả xin cam đoan rằng không sao chép đạo văn, những thông tin
tham khảo trong khóa luận trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc, tác giả.
Người cam đoan


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cơ giáo trường Đại học Nông
Lâm, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; cũng như các thầy cô giáo đã
giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với
các thầy cơ giáo đã tham gia góp ý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đặc biệt tới Tiến sĩ Hồ Lương Xinh
người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương
pháp để tác giả hoàn thành khóa luận nghiên cứu khoa học này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót, những mặt hạn chế. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp
và sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cơ giáo và bạn bè đề khóa luận nghiên cứu
được hồn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


HỌC VIÊN


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP

: Chi phí

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NQ

: Nghị quyết

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


UBND

: Ủy ban nhân dân

TN

: Thu nhập


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ .... 35
Bảng 2.2: Tình hình dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2018 – 2020 ............... 36
Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2018 – 2019 .................................................................... 37
Bảng 3.1: Diện tích một số cây ăn quả chỉnh của huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2018 – 2020 .................................................................... 46
Bảng 3.2: Diện tích cây Na của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2018 – 2020......... 48
Bảng 3.3: Thông tin chung của các hộ điều tra ................................................ 50
Bảng 3.4: Tình hình đất đai và vốn của các hộ điều tra .................................. 51
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng Na bình quân của hộ điều tra ........ 52
Bảng 3.6: Lượng bón phân cho na dai theo tuổi của cây ................................. 54
Bảng 3.7: Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Na .................................. 55
Bảng 3.8: Chi phí đầu tư cho 1 ha trồng mới Na của các hộ điều tra............... 57
Bảng 3.9: Chi phí bình qn cho cây Na 3 - 5 tuổi .......................................... 58
Bảng 3.10: Tình hình cơ cấu giống Na tại Đồng Hỷ ........................................ 59
Bảng 3.11: Giá bán và doanh thu bình qn của các hộ trồng Na
tính trên 1 ha ................................................................................... 61

Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm Na qua các hình thức .............................. 62
Bảng 3.13 Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất Na của hộ nông dân
huyện Đồng Hỷ............................................................................... 64
Bảng 3.14 Dự định phát triển sản xuất của các hộ gia đình ............................. 65
Bảng 3.15 Một số khó khăn chủ yếu ................................................................ 70


v

HỘP
Hộp 3.1: Việc sử dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng Na sẽ mang lại hiệu
quả cao .............................................................................................. 50
Hộp 3.2: Đầu tư cho phát triển sản xuất Na giúp tạo công ăn việc làm cho
người lao động .................................................................................. 66
Hộp 3.3: Hiệu quả môi trường từ việc trồng Na............................................... 67
Hộp 3.4 : Quy hoạch vùng sản xuất Na tại xã Quang Sơn ............................... 69
Hộp 3.5 : Khó khăn khi thành lập HTX ........................................................... 69
Hộp 3.6: Thuận lợi trong việc tiêu thụ Na ........................................................ 71
Hộp 3.7 : Thời tiết ảnh hưởng đến trồng Na .................................................... 72


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ................................................................ ix

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn................................. 3
5.1. Những đóng góp mới ................................................................................... 3
5.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................... 3
5.3. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 5
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất................................................................ 5
1.1.2. Tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm ................................................ 11
1.1.3. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ........................................ 21
1.1.4. Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững .......................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 24
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại
một số địa phương ............................................................................................ 24
1.2.1.3. Các căn cứ pháp lý để sản xuất và phát triển cây ăn quả trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ ................................................................................................. 27
1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................ 30


vii
1.2.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra về phát triển sản xuất và tiêu thụ Na
theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ........................... 32
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 34
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ....................................................... 36

2.1.3. Những lợi thế và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững ................................... 40
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 41
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, và xử lý số liệu ................................................. 43
2.3.3. Phương pháp phân tích thơng tin ............................................................ 43
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 46
3.1 Thực trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên...................................................................................................... 46
3.1.1. Thực trạng diện tích một số cây ăn quả chính của huyện Đồng Hỷ....... 46
3.12. Thực trạng diện tích cây Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...................... 47
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Đồng Hỷ của các
hộ điều tra ......................................................................................................... 49
3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ........................................... 49
3.2.2 . Thực trạng phát triển sản xuất Na của các hộ điều tra .......................... 53
3.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ Na của các hộ điều tra ............................ 60
3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất Na ............................................................ 63
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ Na trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ ................................................................................................. 67
3.3.1 Chính sách và quy hoạch vùng trồng Na ................................................. 67


viii
3.4. Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 73
3.4.1 Định hướng phát triển sản xuất cây ăn quả huyện Đồng Hỷ................... 73
34.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Na ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2030 . 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 78
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80
PHIẾU ĐIỀU TRA


ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Những thơng tin chung
1.1. Họ và tên tác giả: Chu Đức Hậu
1.2. Tên đề tài: Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na theo
hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
1.3. Chuyên ngành :Kinh tế nông nghiệp Mã số……………………..
1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh
1.5. Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Nông Lâm
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Lý do chọn đề tài
Theo đề án phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2021 – 2025
định hướng đến năm 2030 huyện Đồng Hỷ thì xác định cây ăn quả vẫn là cơ
cấu cây trồng có giá trị đối với điều kiện trung du miền núi. Thực hiện quy
hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những vùng có điều kiện phát
triển cây ăn quả, hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung theo hướng sản
xuất hàng hoá chất lượng giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng cây ăn quả truyền
thống, giá trị kinh tế thấp, trồng phân tán nhỏ lẻ, một số địa phương đã chuyển
đổi cây trồng chính. Hướng tới huyện Đồng Hỷ giá trị sản phẩm thu hoạch
trên/1ha đất trồng cây ăn quả đạt được trên 250 triệu đồng/năm. Hiện nay 1 số
xã của huyện Đồng Hỷ có điều kiện tự nhiên về đất đai khá phù hợp với cây
Na và đang quy hoạch thành vùng phát triển Na của huyện. Để đánh giá thực
trạng sản xuất và tiêu thụ Na thấy được kết quả và hiệu quả của cây Na hiện
có trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển sản

xuất và tiêu thụ Na trên địa bàn huyện đến năm 2030 là lý do để chọn đề tài
“Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na theo hướng bền
vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những kiến thức về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
phát triển sản xuất và tiêu thụ theo hướng bền vững.


x
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ theo
hướng bền vững Na tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên tới năm 2030
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như phương
pháp thu thập thơng tin gồm có thu thập thơng tin thứ cấp và thu thập thông tin
sơ cấp
Phương pháp tổng hợp, và xử lý số liệu: Sau khi thu thập, các thông tin
được phân loại sắp xếp theo thứu tự ưu tiên về độ quan trọng. Toàn số liệu thu
thập được xử lý bởi phần mềm Microsoft Excel 2010. Phương pháp tổng hợp
và xử lý số liệu thống kê
Phương pháp phân tích thơng tin để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát
triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã
được thu thập, xử lý, và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra.
2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Luận văn Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền
vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có những kết quả nghiên cứu chủ
yếu sau:
Về thực trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên: Những năm gần đây, nhất là kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị

quyết số 01 cho phép người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng cây lâu năm, diện tích cây ăn quả của huyện có điều kiện thuận lợi để
tăng mạnh. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện
tích canh tác, nhiều xã trong huyện đã và đang mạnh dạn phát triển, nhân rộng
diện tích trồng các loại cây ăn quả có chất lượng, giá trị cao. Năm 2018 tổng
diện tích cây ăn quả tồn huyện là 1730 ha và đến năm 2020 diện tích cây ăn
quả đã tăng lên 1830 ha đạt tốc độ phát triển là 102,85 ha, giá trị sản phẩm thu


xi
hoạch trên 1 ha đất trồng cây ăn quả đạt trên 200 triệu đồng/năm, tăng 60 triệu
đồng/ha/năm so với năm 2018
Về thực trạng sản xuất và tiêu thụ Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên: Hiện nay trên tồn huyện có 140 ha được trồng tại các xã trong
huyện nhưng phân bổ nhiều nhất là xã Quang Sơn, xã Khe Mo, xã Tân Long
đây là các xã giáp danh với huyện Võ Nhai nên có điều kiện về đất đai, thổ
nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây Na. Những năm gần đây do được tập
huấn về kỹ thuật trồng Na mới nên doanh thu của cây Na đã đạt 230,14 triệu
đồng bình quân/1 ha. Doanh thu này cịn cao hơn nếu diện tích Na của hộ
tương đối từ 1 ha trở lên, vùng sản xuất tập trung . Giá Na hiện nay trên thị
trường khá ổn định đầu mùa giá rất cao từ 50 nghìn đồng/kg đến 70 nghìn
đồng/kg nhưng bình quân chung khoảng từ 25 nghìn đồng đến 30 nghìn
đồng/kg. Nhưng hiệu quả sản xuất cây Na tại Đồng Hỷ chưa tương xứng với
tiềm năng của huyện cho quá trình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua thương lái,
qua chợ nên hay bị thương lái ép giá. Chưa có HTX hay tổ hợp tác nhận bao
tiêu sản phẩm của các hộ nông dân và phân phối các yếu tố đầu vào
Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên được đưa ra bao gồm các yếu tố về chính sách và quy hoạch
vùng trồng Na, Tổ chức quản lý sản xuất Na, Nguồn lực cho sản xuất, Thị
trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm Na, Yếu tố về tự nhiên. Với những yếu

tố đó luận văn cũng đưa ra được 6 đề xuất về giải pháp phát triển sản xuất và
tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2030.
2.5. Kết luận
Thông qua nghiên cứu ta thấy cây Na khá phù hợp để phát triển tại 1 số
xã của huyện Đồng Hỷ hiện nay do vậy diện tích cây Na dai ở huyện Đồng Hỷ
tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Diện tích tăng bình qn giai đoạn 2018 –
2020 là 12,85%/năm, diện tích năm 2020 là 140 ha chủ yếu được trồng tại xã


xii
Quang Sơn, xã Khe Mo và xã Tân Long của huyện Đồng Hỷ. Hiệu quả kinh tế
của cây Na đã cao hơn hẳn so với hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng khác như
ngô, lúa, rau mầu được trồng tại địa phương
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất, tiêu thu na
huyện Đồng Hỷ trong thời gian vừa qua, luận văn đã đề ra 6 giải pháp phát
triển sản xuất và tiêu thụ bền vững cây Na đến năm 2030 như: Giải pháp về
quy hoạch vùng sản xuất, về vốn và sử dụng đầu vào, về cơ cấu giống và chất
lượng giống, về kỹ thuật, về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm để đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn
2.6. Khuyến nghị chính sách
Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị về chính sách đối với tỉnh và huyện
nhằm phát triển bền vững sản xuất và tiêu thụ Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học

Học viên

(Họ, tên và chữ ký)


(Họ, tên và chữ ký)


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, trong những năm qua nhờ
có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nơng nghiệp Việt
Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia, góp phần ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Bên
cạnh đó, nơng nghiệp cịn là yếu tố then chốt, quan trọng để Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản ra thế giới. Hiện nay, các
sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã được chú trọng đến chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến Q I-2021, giá trị xuất khẩu nơng, lâm,
thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 54,4%
thị phần; châu Mỹ 32,2%; châu Âu 11,8%. Trong số đó, bốn thị trường xuất
khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng
mạnh trong xuất khẩu với mức tăng lần lượt là 45,8%, 39,5%, 3,4% và 9,5%,
(Bộ NN&PTNT).
Cây Na một loại cây trồng khá phù hợp đối với một số địa phương miền
núi, cây Na khi đã cho năng suất, sản lượng thì tương đối ổn định và đem lại
giá trị kinh tế, tạo nhiều việc làm cho lao động gia đình cũng như thu nhập cho
người lao động. Cây Na được trồng chủ yếu chân núi đá vôi có vị ngọt đậm,
thơm, thanh mát, ít hạt, hạt nhỏ, vỏ mỏng. Chất lượng quả Na đã được các
chuyên gia đánh giá và kiểm nghiệm là lồi cây có giá trị dinh dưỡng cao tốt
cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, quả Na khi chín có vị ngọt đậm, thơm ngon, cứ
trong 100g phần ăn được của Na có 66g calo; 1,6 protein; 14,5g gluxit; 30mg
vitamin C; 0,45% chất béo; 1,22% xenlulơ; hạt Na chứa 15-45% tinh dầu có
thể sử dụng thuốc BVTV và chế mỹ phẩm do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm

cao. (dân trí.com)


2
Xác định được vị trí vai trị của cây ăn quả trong phát triển kinh tế xã hội,
UBND huyện Đồng Hỷ đã tiến hành quy hoạch phát triển cây ăn quả và xác
định bản đồ thổ nhưỡng cho phát triển cây ăn quả đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 trong đó có xã đã được huyện quy hoạch thành vùng sản xuất
chuyên canh tập chung như Nhãn - Hóa Thượng – Hợp Tiến, ổi – Nam Hòa và
Na xã Quang Sơn, Khe Mo, Tân Long để trở thành các vùng phát triển sản
xuất chuyên canh nhằm thương mại hóa các sản phẩm nơng nghiệp. Cây Na có
lợi thế rất phù hợp với chất đất núi đá vơi vì vậy phù hợp với các xã vùng cao
của huyện Đồng Hỷ. Qua thời gian triển khai theo đề án phát triển cây ăn quả
của huyện Đồng Hỷ các hộ trồng Na đã thấy được sự phù hợp của cây Na và
hiệu quả kinh tế của Cây Na đem lại cho các hộ dân
Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của huyện Đồng Hỷ
nhằm phát triển cây Na dựa trên các lợi thế của địa phương cần phải đánh giá
quá trình sản xuất của cây Na hiện tại ở huyện Đồng Hỷ ra sao? Và quá trình
tiêu thụ sản phẩm Na hiện nay của các hộ dân như thế nào? Từ đó có thể đưa
ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền
vững đem lại thu nhập cho người nông dân. Xuất phát từ lý do đó trên, tơi đã
chọn đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na theo
hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” nghiên cứu làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu
thụ theo hướng bền vững.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện

Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ theo
hướng bền vững Na tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên tới năm 2030


3
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ trồng Na và các cơ quan quản lý
trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp của luận văn được thu
thập trong giai đoạn 03 năm 2018- 2020; Số liệu sơ cấp được tác giả khảo sát
trong năm 2020 và 2021.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021.
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
5.1. Những đóng góp mới
Phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững là chủ trương phát
triển bền vững nơng nghiệp của huyện Đồng Hỷ nói riêng và của tỉnh Thái
Nguyên nói chung. Hy vọng trong thời gian tiếp theo cùng với các dự án về
phát triển Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được chính quyền, ngành chuyên
môn cùng người nông dân nghiên cứu các giải pháp để phát triển bền vững sản
xuất và tiêu thụ Na tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên bền vững
5.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về sản xuất và tiêu thụ Na.
- Nâng cao trình độ cho học viên, rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên
cứu khoa học thực tiễn cho mỗi học viên.
- Quá trình nghiên cứu luận văn giúp học viên có điều kiện tiếp cận với
thực tế sản xuất nong nghiệp, một lĩnh vực mà học viên rất quan tâm và đang

quản lý, củng cố kiến thức đã được trang bị đồng thời vận dụng kiến thức vào
thực tế công việc một cách hiệu quả nhất.
- Là tài liệu tham khảo cho huyện Đồng Hỷ, các cơ quan trong ngành có
liên quan


4
5.3. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Na của nông hộ trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra phương hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết
những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na ngày càng
hiệu quả và bền vững.
- Từ thực tiễn nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ
Na tại huyện Đồng Hỷ, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ
xác định các giải pháp để phát triển bền vững sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Các giải pháp được xây dựng có tính mở có thể ứng
dụng trong thực tiễn đối với các địa phương khác có điều kiện tự nhiên như
Đồng Hỷ


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất
1.1.1.1.Khái niệm về phát triển
Khái niệm về phát triển đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu và
đưa ra những khái niệm khác nhau như:
Theo Ngân hàng thế giới nghiên cứu thì Phát triển là sự tăng trưởng về

kinh tế, bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về
cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con người
Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung nghiên cứu thì đưa ra phát triển
là sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm
quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân
tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi
Như vậy có thể thấy thơng qua nhiều nghiên cứu thì hiểu sự phát triển
được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một q trình thay đổi phức tạp của
tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm tin, các quan hệ xã hội
khác…
Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để đảm
bảo phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải không làm tổn thương đến
nhu cầu phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới hiện nay đã xuất hiện
khái niệm mới về phát triển, là “phát triển bền vững”. Năm 1987, trong báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và
Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa
“là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây
trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"
Hiện nay, mọi quốc gia đều nhấn mạnh mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh


6
tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nên kinh tế trong một thời
kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ về cuộc sống tốt đẹp hơn
Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, mà cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu
chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng
cũng như quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu

chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi
trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt
là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của
con người (Nguyễn Công Tiệp, 2011).
1.1.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu
ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất khơng có sẵn trong tự nhiên
nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Hay sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống con người. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố
đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ (đầu ra).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy
móc, nguyên vật liệu... Các yếu tố tác động qua lại với nhau. Cịn đầu ra là kết
quả của q trình kết hợp các yếu tố đầu vào như sản phẩm na Mối qua hệ giữa
đầu vào và đầu ra được thể hiện
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra hợp lý, tuân theo quy luật mới
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy trong quá trình sản xuất ta cần chú ý
đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để kịp thời tác động đến các yếu tố
này nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất sản phẩm được tạo ra (Nguyễn
Công Tiệp, 2011).


7

1.1.1.3. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản
xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó sẽ bao gồm cả sự tăng lên về quy
mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ

cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều
rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật
mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra
những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chun mơn hố, hiệp tác hoá
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các
nguồn lực
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất
kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh
nghiệp, mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của
các nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển
thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát
triển theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do
nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp.
Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn.
(Nguyễn Cơng Tiệp, 2011)
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển và phát triển sản xuất
Phát triển và phát triển sản xuất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau


8
- Yếu tố vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng,
thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu… được sử dụng vào sản xuất.

- Yếu tố lực lượng lao động: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do con người quyết định. Lực
lượng lao động có trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật và kinh nghiệm sản
xuất sẽ có vai trị quyết định nâng cao năng suất lao động. Do đó, chất lượng
sức lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
- Yếu tố tài nguyên thiên nhiên: là các tài nguyên đất đai, nguồn nước,
khoáng sản…, trong đó tài nguyên đất là quan trọng nhất. Với bất kì nền sản
xuất nào thì đất đai là yếu tố vơ cùng quan trọng khơng thể thiếu được, nó là
nền tảng, tài sản đặc biệt tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Vì vậy, đất
đai quyết định sản xuất có diễn ra hay khơng.
- Yếu tố trình độ khoa học cơng nghệ và các chủ trương chính sách của
nhà nước cũng ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất. Đây chính là kết quả
của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về tiến bộ kỹ thuật, quản
lý kinh tế, xã hội và môi trường.
Ta thấy trong quá trình sản xuất khi các yếu tố đầu vào thay đổi về chất
hay nói cách khác khi các đơn vị sản xuất đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật hiện đại, sử dụng các nguồn lực khác nhau thì tất quá trình sản xuất
sẽ dịch chuyển, thay đổi và đầu ra sẽ lớn hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển và phát triển sản xuất sẽ có tác động qua lại, rằng buộc với nhau
để tạo ra q trình phát triển sản xuất hồn thiện, hiệu quả và bền vững (Lã
Tuấn Nam, 2013).
1.1.1.5. Đặc điểm của cây na
- Đặc tính của nai
Na ưa đất thống, khơng nên trồng ở đất thấp úng. Na là cây trồng
chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu,
nếu khơng bón phân thì cây trồng sẽ nhanh già, quả rất nhiều hạt, ít thịt. Vì


9
vậy phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây được khỏe mạnh, nhiều nhựa thì

mới cho trái ngon (Việt Hùng, 2009).
Cây trồng na chống úng kém nhưng chống hạn rất tốt. Cây thường
rụng hết lá khi gặp mùa khô, mùa mưa trở lại thì lại ra lá ra hoa. Thường
thì lứa na đầu tiên hoa sẽ rụng nhiều, sau đó bộ lá đã khỏe, quang hợp tốt
thì đậu quả. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 - 8 cũng rụng nhiều; quả đậu
được cũng nhỏ vì vậy na dai thuộc loại trái có mùa khơng như chuối, dứa,
đu đủ. Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, na không cần tưới. Tuy vậy,
nếu ta thường tưới, chăm bón cho cây trồng thì mùa ra trái kéo dài hơn
(Việt Hùng, 2009).
Na tương đối chịu rét. Mùa đông cây trồng ngừng sinh trưởng và sẽ
rụng hết lá. Đến mùa xuân ấm áp cây na lại ra đợt lá mới, nhờ đó na dai
khơng những trồng được ở miền Bắc mà cịn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan.
Về hình thái quả na: Quả na có hình tim, cuống hơi lõm, có đường
kính 80
– 95cm, trọng lượng trung bình 150 – 300g. Đặc biệt có quả có thể lên tới
700g. Thịt quả mềm màu trắng sữa, biểu hiện khi sắp chín thì mắt na màu
trắng hoặc màu hồng phấn, khe giữa các mắt na mở to, có mùi thơm hấp
dẫn, mã quả đẹp, màu sắc và hình dáng đẹp. Cây na thường thu hoạch vào
tháng 6 đến cuối tháng 8 âm lịch (Việt Hùng, 2009).
- Trồng và chăm sóc na dai
Khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt
ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm
đem trồng thì dễ sống hơn.
Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng q dày và thường
khơng bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4m ở
đất xấu, 5m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.


10
Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất

thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây
đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau
này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi (Trịnh Thị
Thu Hương, 2013).
- Bón phân cho cây trồng na dai

Nên bón 20 - 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi
cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20
kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm
một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khống (bón
thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 - 8 : 0,5 kg cho mỗi
cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg (Trịnh Thị
Thu Hương, 2013).
- Sâu bệnh hại na

Na dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến
ở các vườn ít chăm sóc. Khi na dai chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ
nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sơi ở đó. Khi
có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái cịn non đến tận khi chín,
thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, khơng những làm
mất mỹ quan, khó bán được, mà cịn làm giảm chất lượng do vị nhạt.
Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... Xịt vào cuối vụ,
khi khơng cịn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, khơng xịt
nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
- Thu hoạch na dai

Dấu hiệu na dai chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2
mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (na dai mở mắt). Ở một
số giống xuất hiện những kẽ nứt. Nên lót lá tươi, lá chuối khơ để trái khỏi
sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận



11
chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là na dai, vẫn dễ nát (Trịnh
Thị Thu Hương, 2013).
- Bảo quản sau thu hoạch

Trái cây chín nhanh thường do q trình hơ hấp mạnh (hút khí O2 và
thải khí CO2). Ngồi ra, trong q trình chín, trái cây cịn thải khí etylen
và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu
hiệu để bảo quản trái cây khơng chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy
nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn
thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen).
1.1.2. Tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.1.Khái niệm về tiêu thụ
Có nhiều khái niệm về tiêu thụ nhưng phổ biến là khái niệm
Tiêu thụ là khâu lưu thơng hàng hố, là cầu nối trung gian giữa một bên
là người sản xuất và một bên là người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa hẹp, tiêu
thụ sản phẩm là q trình chuyển hố từ hình thái hiện vật sang hình thái giá
trị. Hiểu theo nghĩa rộng, tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều
khâu mà các khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện một
mục tiêu là chuyển hàng được đến người tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm có vai trị rất quan trọng, là hoạt động gắn người sản
xuất với người tiêu dùng, nhằm vào mục tiêu thoả mãn người tiêu dùng và lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Trong các ngành sản xuất, sản phẩm sản xuất ra rất
đa dạng do vậy cần nghiên cứu thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý
để nâng cao hiệu quả sản phẩm sản xuất ra
1.1.2.2. Khái niệm phát triển tiêu thụ sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống, sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý
học, hóa học, sinh học…có thể quan sát được, dùng để thỏa mãn những nhu

cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống.


×