Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐATN Tổng quan về nhiên liệu diesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MƠN TỔNG HỢP CƠNG NGHỆ HỮU CƠ - HĨA DẦU

------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Tổng quan về nhiên liệu diesel

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Đào Quốc Tùy

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phương

MSSV:

20143523

Lớp:

KTHH 05 – K59

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2019


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: NHIÊN LIỆU DIESEL KHOÁNG .................................................... 6
1.1. Thành phần hóa học ...................................................................................... 6
1.2. Động cơ diesel ................................................................................................ 6
1.2.1. Các chu kì trong động cơ diesel ............................................................... 6
1.2.2. Quá trình cháy trong động cơ diesel ........................................................ 8
1.3. Các tính chất của nhiên liệu diesel ................................................................ 9
1.3.1. Trị số cetan.............................................................................................. 9
1.3.2. Thành phần phân đoạn .......................................................................... 11
1.3.3. Độ nhớt ................................................................................................. 12
1.3.4. Tỷ trọng ................................................................................................ 14
1.3.5. Nhiệt độ đông đặc ................................................................................. 15
1.3.6. Tính ổn định .......................................................................................... 15
1.3.7. Độ sạch ................................................................................................. 16
1.4. Phân loại nhiên liệu diesel và ứng dụng...................................................... 17
1.4.1. Phân loại nhiên liệu diesel theo số vòng quay động cơ và trị số cetan của
nhiên liệu ........................................................................................................ 17
1.4.2. Phân loại theo hàm lượng lưu huỳnh ..................................................... 18
1.4.3. Ứng dụng của nhiên liệu diesel.............................................................. 18
1.5. Tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu diesel ............................................... 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

1.5.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2690 (ASTM D482) - Phương pháp xác định
tro ................................................................................................................... 21
1.5.2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2693 (ASTM D93) - Phương pháp xác định
điểm chớp cháy bằng thiết bị thử cốc kín Penski-Martens ............................... 21
1.5.3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2694 (ASTM D130) - Phương pháp xác định
độ ăn mòn đồng bằng phép thử tấm đồng ........................................................ 22
1.5.4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2698 (ASTM D86) - Phương pháp xác định
thành phần cất ở áp suất khí quyển .................................................................. 22
1.5.5. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2706 (ASTM D6217) Xác định tạp chất dạng
hạt -Phương pháp lọc trong phòng thử nghiệm ................................................ 24
1.5.6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171 (ASTM D445) - Phương pháp xác định
độ nhớt động học ............................................................................................ 25
1.5.7. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3172 (ASTM D4294) - Phương pháp xác định
lưu huỳnh bằng phổ huỳnh quang tán xạ năng lượng tia X .............................. 25
1.5.8. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3180 (ASTM 4737) - Phương pháp tính tốn
trị số cetan bằng phương trình bốn biến số ...................................................... 26
1.5.9. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3182 (ASTM D6304) - Xác định nước bằng
chuẩn độ điện lượng Karl Fischer.................................................................... 27
1.5.10. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3753 (ASTM D97) - Phương pháp xác định
điểm đông đặc ................................................................................................. 28
1.5.11. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6022 (ISO 3171) - Lấy mẫu tự động trong
đường ống. ...................................................................................................... 28
1.5.12. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6324 (ASTM D189) Xác định cặn cacbon Phương pháp Conradson. ................................................................................ 30
1.5.13. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6594 (ASTM D1298) - Xác định khối lượng
riêng, khối lượng riêng tương đối, hoặc tỷ trọng API phương pháp tỷ trọng kế31
1.5.14. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6608 (ASTM D3828) - Phương pháp xác
định điểm chớp cháy cốc kín bằng thiết bị có kích thước nhỏ.......................... 32
1.5.15. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6701 (ASTM D2622) - Phương pháp xác

định hàm lượng lưu huỳnh bằng phổ huỳnh quang tán xạ tia X. ...................... 33
1.5.16. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7630 (ASTM D613) - Phương pháp xác định
trị số cetan....................................................................................................... 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

1.5.17. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7758 (ASTM D6079) - Phương pháp đánh
giá độ bôi trơn bằng thiết bị chuyển động khứ hồi cao tần (HFRR) ................. 35
1.5.18. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7759 (ASTM D4176) - Xác định nước tự do
và tạp chất dạng hạt......................................................................................... 36
1.5.19. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7760 (ASTM D5453) - Phương pháp xác
định tổng lưu huỳnh bằng huỳnh quang tử ngoại ............................................. 37
1.6. Các phương pháp sản xuất diesel khống .................................................. 37
1.6.1. Thu diesel từ q trình chưng cất trực tiếp ............................................. 37
1.6.2. Thu diesel từ quá trình quá trình chế biến dầu mỏ ................................. 38
1.7. Xu thế hoàn thiện phẩm cấp nhiên liệu diesel ............................................ 41
CHƯƠNG 2: NHIÊN LIỆU DIESEL SINH HỌC ................................................. 42
2.1. Tổng quát biodiesel...................................................................................... 42
2.2. Ưu, nhược điểm của biodiesel ..................................................................... 44
2.2.1. Ưu điểm ................................................................................................ 44
2.2.2. Nhược điểm........................................................................................... 46
2.3. Tiêu chuẩn chất lượng đối với biodiesel ..................................................... 47
2.4. Nguyên liệu để tổng hợp biodiesel............................................................... 54
2.4.1. Dầu thực vật .......................................................................................... 54
2.4.2. Mỡ động vật .......................................................................................... 57
2.5. Các phương pháp tổng hợp biodiesel ......................................................... 57
2.5.1. Pha loãng dầu thực vật .......................................................................... 57

2.5.2. Nhiệt phân dầu thực vật ......................................................................... 58
2.5.3. Cracking xúc tác dầu thực vật................................................................ 58
2.5.4. Chuyển hoá este tạo biodiesel................................................................ 58
2.6. Tổng hợp biodiesel theo phương pháp trao đổi este .................................. 58
2.6.1. Cơ sở hóa học........................................................................................ 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

2.6.2. Xúc tác sử dụng cho quá trình tổng hợp biodiesel.................................. 62
2.6.3. Một số công nghệ tổng hợp biodiesel bằng phương pháp trao đổi este... 63
2.7. Sản xuất diesel bằng phương pháp cracking dầu thực vật ........................ 68
2.7.1. Bản chất hóa học, cơ chế phản ứng........................................................ 69
2.7.2. .Xúc tác cho quá trình hydrocacking...................................................... 70
2.7.3. Một số công nghệ tạo green diesel ......................................................... 71
2.7.4. Sản xuất diesel từ sinh khối qua quá trình Fischer- Tropsch .................. 71
2.8. Tính chất khói thải khi sử dụng nhiên liệu biodiesel ................................. 75
2.9. Pha trộn diesel ............................................................................................. 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Trị số cetan của một số hydrocacbon ........................................................ 10

Bảng 1. 2. Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel .................................................. 19
Bảng 1. 3. So sánh diesel chưng cất trực tiếp và diesel từ quá trình cracking ............ 40
Bảng 2. 1. So sánh nhiên liệu sinh học với nhiên liệu dầu mỏ .................................... 43
Bảng 2. 2. Tiêu chuẩn Châu Âu cho biodiesel B100 ................................................... 47
Bảng 2. 3. Tiêu chuẩn của Mỹ cho biodiesel B100 ..................................................... 48
Bảng 2. 4. Các chỉ tiêu chất lượng của diesel sinh học gốc B100 ở Việt Nam ............ 49
Bảng 2. 5. Các chất có hại trong khói thải sau khi nhiên liệu diesel cháy .................. 76
Bảng 2. 6. Các chỉ tiêu chất lượng của B5 so với diesel khoáng ................................ 78

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Mơ hình buồng đốt của động cơ diesel ........................................................ 7
Hình 1. 2. Các chu kì của động cơ diesel ..................................................................... 7
Hình 1. 4. Sơ đồ cơng nghệ phân xưởng chưng cất dầu thơ........................................ 38
Hình 1. 5. Sơ đồ cơng nghệ q trình RFCC .............................................................. 40
Hình 2. 1. Sơ đồ chung để tổng hợp biodiesel từ dầu động, thực vật .......................... 64
Hình 2. 2. Sơ đồ sản xuất biodiesel theo phương pháp gián đoạn .............................. 65
Hình 2. 3. Sơ đồ sản xuất biodiesel theo phương pháp liên tục .................................. 66
Hình 2. 4. Sơ đồ các bước của quá trình cracking xúc tác dầu mỡ động thực vật....... 70
Hình 2. 5. Sơ đồ sản xuất green diesel bằng phương pháp hydrocracking ................. 71
Hình 2. 6. Quy trình sản xuất nhiên liệu lỏng qua quá trình F - T .............................. 72

2



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

DO

Diesel Oil

LCO

Litgh Cycle Oil

HDS

Hydrodesunfua

ASTM

American Society for Testing anDMaterials

FAME

Fatty AciDMethyl Esters


BDF

Biodiesel Fuel

F- T

Fischer- Tropch

PAH

Polycyclic Aromatic Hydrocarbon

HERR

High Frequency Reciprocating Rig

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đào Quốc Tùy người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án để em thực hiện và hoàn
thành đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Công nghệ tổng hợp
Hữu cơ - Hóa dầu đã dạy dỗ em kiến thức về các môn đại cương cũng như các mơn

chun ngành, giúp em có được những kiến thức để hoàn thành đồ án và nhất là giúp
cho em có những kiến thức cơ sở để làm việc sau này.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá
trình học tập và hồn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong q trình thực hiện đồ án mặc dù đã cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển kéo
theo đó ngành năng lượng cũng phải được phát triển về số lượng và chất lượng, vì năng
lượng được ví như đầu tàu để thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Các nguồn năng
lượng được sử dụng chủ yếu ngày nay là các nguồn năng lượng hóa thạch như: than,
dầu mỏ và nguồn năng lượng thủy điện, hạt nhân,... Trong đó, nguồn năng lượng dầu
mỏ là được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 65%.
Trên thế giới đang có xu hướng diesel hóa động cơ. Do diesel có nhiều ưu điểm
hơn động cơ xăng. Vì động cơ diesel có tỷ số nén cao hơn động cơ diesel nên công suất
lớn hơn khi sử dụng cùng một lượng nhiên liệu. Mặt khác nhiên liệu diesel có giá thành
thấp hơn xăng do quy trình chế biến đơn giản. Thêm vào đó, nguồn cung cấp, lượng

nhiên liệu diesel nhiều và đa dạng hơn. Như có diesel khoáng, diesel tổng hợp và
biodiesel.
Trong đồ án này em sẽ tìm hiểu “Tổng quan về nhiên liệu diesel” về thành phần,
ưu nhược điểm, những tính chất, chỉ tiêu đối với nhiên liệu diesel, các loại nhiên liệu
diesel và các phương pháp sản xuất ra chúng.

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU DIESEL KHỐNG
1.1. Thành phần hóa học
Nhiên liệu Diesel (DO - Diesel Oil) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa
và xăng được dùng chủ yếu cho động cơ diesel và một phần cho các tuabin khí. Thành
phần hóa học của DO gồm các hydrocacbon có số cacbon từ C16 ÷ C20, C21, có khoảng
nhiệt độ sơi từ 250 ÷ 350℃. Chủ yếu trong phân đoạn này là n-parafin cịn hydrocacbon
thơm chiếm khơng nhiều. Nhưng n-paraffin mạch dài có nhiệt độ kết tinh cao, chúng
làm mất ổn định của phân đoạn ở nhiệt độ thấp. Ở phân đoạn diesel thì ngồi naphten
và thơm hai vịng là chủ yếu, các hợp chất ba vòng bắt đầu tăng lên. Đã bắt đầu xuất
hiện các hợp chất có cấu trúc hỗn hợp giữa naphten và thơm.
Hàm lượng các hợp chất chứa S, N và O bắt đầu tăng nhanh. Các hợp chất của lưu
huỳnh chủ yếu ở dạng dị vòng disulfua. Những hợp chất chứa oxy dạng axit naphtenic
có nhiều và đạt cực đại ở phân đoạn này. Ngồi ra cịn có những chất dạng phenol như
dimetylphenol. Cũng xuất hiện nhựa nhưng cịn ít và trọng lượng phân tử cũng thấp, chỉ
vào khoảng 300 ÷ 400 đvc. Ngồi ra, trong nhiên liệu diesel còn chứa các phụ gia, trong
đó có phụ gia tăng trị số xetan, phụ gia giảm khói thải đen, phụ gia chống tạo cặn trong
động cơ, phụ gia phân tán…

Nhiên liệu diesel thu được từ phân đoạn gasoil nhẹ là sản phẩm của quá trình chưng
cất trực tiếp dầu mỏ có hàm lượng paraffin cao, chỉ số cetan cao phù hợp cho động cơ
diesel mà khơng cần áp dụng những q trình biến đổi hóa học phức tạp. Nhiên liệu
diesel còn thu được từ quá trình cracking xúc tác (LCO), visbreaking, cốc hóa tuy nhiên
có chất lượng xấu (chỉ số cetan thấp, hàm lượng S cao, hàm lượng olefin cao nên kém
ổn định, hàm lượng aromatic và nhựa cao). Muốn sử dụng được nhiều phải qua quá trình
xử lý hydro (HDS).
1.2. Động cơ diesel
1.2.1. Các chu kì trong động cơ diesel
Động cơ diesel cũng gồm 4 giai đoạn: nạp, nén, nổ, xả. Tuy nhiên khác với động
6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

cơ xăng nén hỗn hợp khơng khí và nhiên liệu, động cơ diesel nén khơng khí đến nhiệt
độ cần thiết sau đó nhiên liệu được phun sương trực tiếp vào buồng đốt. Gặp khơng khí
nóng nhiên liệu bốc hơi, nóng dần lên và đạt đến nhiệt độ tự cháy.
1. Thanh truyền
2. Xylanh
3. Piston
4. Vịi phun nhiên liệu
5. Van nạp khơng khí
6. Van thải sản phẩm cháy
7. Vòi phun nhiên liệu
8. Điểm chết trên
9. Điểm chết dưới
Hình 1. 1. Mơ hình buồng đốt của động cơ diesel

Thực tế cho thấy nhiên liệu sau khi phun vào xylanh khơng tự cháy ngay mà phải
có một thời gian để oxy hóa sâu các hydrocacbon có trong nhiên liệu tạo thành hợp cháy
oxy trung gian, có khả năng tự bốc cháy. Khoảng thời gian đó được gọi là thời gian cảm
ứng hay thời gian trễ. Kết thúc thời gian này sự cháy trong buồng đốt mới bắt đầu. Thời
gian cảm ứng càng ngắn càng tốt, lúc đó nhiên liệu sẽ cháy điều hịa.

Hình 1. 2. Các chu kì của động cơ diesel

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

Chu kì nạp: piston đi xuống hỗn hợp nhiên liệu và khơng khí được hòa trộn đều
trước khi nạp vào xylanh, ở động cơ diesel chỉ có khơng khí được nạp vào xylanh động
cơ ở pha nạp.
Chu kì nén: trong xylanh ở pha nén, khơng khí bị nén ở áp xuất cao làm nhiệt độ
khí tăng theo, nhiệt độ khí thu được sẽ cao hơn nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu sử dụng.
Chu kì nổ và giãn nở: đến cuối chu kì nén 2, khi piston đi gần đến điểm chết trên,
nhiên liệu diesel được phun vào xylanh ở dạng những hạt sương nhỏ, nhiên liệu được
phun trực tiếp vào buồng cháy hoặc được phun trực tiếp vào một buồng hòa trộn nhằm
cải thiện q trình cháy của nhiên liệu, khơng khí nóng sẽ hịa trộn với nhiên liệu phun
vào, gia nhiệt và hóa hơi nhiên liệu. Q trình cháy sau đó diễn ra rất nhanh, áp suất
tăng nhanh và có thể tới cực đại (60 bar đến 100 bar). Khơng khí ở thời điểm này rất
nóng (2000 ÷ 3000oC). Trong xy lanh áp suất và nhiệt độ cùng tăng.
Chu kì xả: piston đi lên đẩy khí thải ra ngồi qua supap thải bắt đầu một chu trình
tiếp theo.
1.2.2. Quá trình cháy trong động cơ diesel

Nếu nhiên liệu có nhiệt độ tự cháy thích hợp, dễ bén cháy, thời gian cháy trễ đủ
ngắn thì khi bắt đầu cháy hơi nhiên liệu tích tụ trong buồng cháy không quá nhiều, hiện
tượng cháy xảy ra bình thường, áp suất, nhiệt độ buồng cháy tăng đều đặn. Trường hợp
này là cháy bình thường.
Nếu hơi nhiên liệu khó tự cháy, thời gian cảm ứng kéo dài, làm cho hơi nhiên liệu
tích lũy trong buồng đốt nhiều thì khi bắt đầu tự cháy sẽ cháy một cách mãnh liệt làm
cho áp suất, nhệt độ trong buồng cháy tăng cao gây va đạp vào thành xy lanh, tạo ra
tiếng động lách cách. Nhiên liệu không cháy hết, thải ra khói đen gây ơ nhiễm, lãng phí
nhiên liệu.
Như vậy để thời gian trế ngắn thì trong nhiên liệu phải có các cấu tử dễ bị oxy hóa
như n-parafin. Các hợp chất hydrocacbon thơm hay izo-parafin khó bị oxy hóa nên thời
gian cháy trễ dài, khả năng tự bốc cháy kém. Có thể sắp xếp theo chiều giảm khả năng
8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

oxy hóa như sau:
n-parafin < naphten < n-olefin < izo-naphten < izo-parafin < izo-olefin <
hydrocacbon thơm. [1]
1.3. Các tính chất của nhiên liệu diesel
1.3.1. Trị số cetan
Để đặc trưng cho tính tự cháy của nhiên liệu, người ta sử dụng đại lượng trị số
cetan. Trị số cetan là đơn vị đo quy ước, đặc trưng cho tính tự bốc cháy của nhiên liệu,
có giá trị bằng giá trị của nhiên liệu chuẩn có cùng khả năng tự bốc cháy. Hỗn hợp chuẩn
bao gồm: n-xetan (C16H34)dễ cháy quy ước có trị số xetan là 100 và -metyl naphtalen
(C11H10) là chất khó tự cháy, nhiệt cháy cao, quy ước trị số xetan là 0. Hỗn hợp của hai
chất này sẽ có trị số xetan bằng số% thể tích của n-xetan trong hỗn hợp.

Trong thực tế ngày nay các động diesel có yêu cầu về trị số cetan khoảng 40 ÷ 60
tuỳ theo tốc độ của động cơ với khoảng yêu cầu này thì người ta dễ dàng đạt được trong
các nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên điều quan trọng là phải sử dụng loại nhiên liệu hợp với
động cơ theo quy định của nhà chế tạo vì chỉ số này liên quan trực tiếp đến thời gian
cảm ứng.
Khi trị số cetan thấp quá thì thời gian cảm ứng sẽ tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình cháy trong động cơ, cụ thể là khi nhiên liệu phun vào có trị số
cetan nhỏ sẽ có thời gian cảm ứng lớn do đó khi nó có thể tự bốc cháy thì khối lượng
nhiên liệu trong buồng cháy lớn nên quá trình cháy cá thể xảy ra với tốc độ lớn làm cho
áp suất trong buồng cháy tăng cao một cách đột ngột, điều này sẽ tạo ra những tiếng gõ
kim loại, gây nóng máy và làm giảm tuổi thọ của động cơ, ngoài ra khi tốc độ cháy quá
lớn thì một phần nhiên liệu có thể khơng cháy kịp mà bị phân huỷ do đó làm giảm cơng
suất và thải ra nhiều chất gây ô nhiềm môi trường.
Ngược lại, khi trị số cetan quá cao thì thời gian cảm ứng sẽ quá nhỏ. Vì thời gian
chuẩn bị hỗn hợp cháy ngắn nên có thể dẫn đến quá trình tự bắt cháy quá sớm, phần
nhiên liệu phun vào sau có thể bị phun vào trong, khí cháy có nhiệt độ q cao nên nhiên
9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

liệu không đủ thời gian để bay hơi thì đã nhận được một lượng nhiệt quá lớn nên nó bị
phân huỷ trước khi cháy, trong trường hợp này công suất của động cơ cũng bị giảm và
khói thải ra nhiều chất độc hại cho con nguời và môi trường.
Các hydrocacbon khác nhau đều có trị số cetan khác nhau, có thể tóm tắt như sau:
-

Khi các phân tử hydrocacbon có cùng một số ngun tử hydrocacbon trong


mạch thì hydrocacbon n-paranfin có trị số cetan cao nhất rồi tới hydrocacbon naphtalen,
hydrocacbon dạng izo có trị số cetan thấp hơn, cịn hydrocacbon thơm có trị số cetan
thấp nhất.
-

Trong cùng một dãy đồng đẳng hydrocacbon, mạch hydrocacbon càng dài, trị

số cetan càng cao.
Trị số cetan của một số hydrocacbon cho dưới bảng sau:
Bảng 1. 1. Trị số cetan của một số hydrocacbon
Hydrocacbon

Công thức

Trị số cetan

n-dodecan

C12H26

75

3-etyldecan

C12H26

48

4, 5-dietyloctan


C12H26

20

n-hexadecan (xetan)

C16H34

100

7,8-dimetyl hexadecan

C16H34

41

n-hexadexen (xeten)

C16H34

91

5-butyl dohexen

C16H32

47

n-hexyl benzen


C16H32

27

n-heptyl benzen

C13H20

36

n-octylbenzen

C14H22

51

α-metyl naphtalen

C11H10

0

Butyl naphtalen bậc 3

C14H16

3

Butyl decalin bậc


C14H26

24

n-dodexyl benzen

C18H30

60

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

Phân đoạn gasoil chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ bao giờ cũng có trị số cetan rất cao.
Ví dụ, trị số cetan của gasoil từ dầu mỏ Bacu: 60, dầu mỏ Grosny: 75 ÷ 80. Nói chung
gasoil khai khác trực tiếp từ dầu mỏ khơng cần qua q trình biến đổi hóa học thích hợp
nào vẫn thích hợp để sử dụng làm nhiên liệu liệu diesel. Yêu cầu vể trị số cetan của động
cơ diesel tốc độ chậm (dưới 500 vòng/phút) chỉ cần 45 ÷ 50. Với động cơ diesel chạy
nhanh (trên 500 vịng/phút) chỉ cần khoảng 50 ÷ 55. [13]
Nếu trị số cetan cao q sẽ khơng cần thiết vì gây lãng phí nhiên liêu, một số thành
phần nhiên liệu trước khi cháy, ở nhiệt độ cao trong xy lanh bị thiếu oxy nên phân hủy
thành cacbon tự do, tạo thành muội theo phản ứng:
CxHy  xC + y/2 H2
Nếu trị số cetan thấp sẽ xảy ra q trình cháy kích nổ do trong nhiên liệu có nhiều
thành phần khó bị oxy hóa, khi lượng nhiên liệu phun vào trong xylanh quá nhiều mới

xảy ra quá trình tự cháy, dẫn đến cháy cùng lúc, gây tỏa nhiệt mạnh, áp suất tăng mạnh,
động cơ rung giật,… gọi là cháy kích nổ.
Để tăng trị số cetan, có thể thêm vào nhiên liệu các phụ gia thúc đẩy q trình oxy
hóa như: izo-propyl nitrat, amyl nitrat,… Với lượng khoảng 1,5% thể tích, chất phụ gia
có thể tăng trị số cetan lên 15 ÷ 20 đơn vị.
1.3.2. Thành phần phân đoạn
Thành phần phân đoạn là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ bay hơi của
nhiên liệu diesel và tính bay hơi ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành hỗn hợp và nhiên
liệu và khơng khí. Khi q trình tạo hỗn hợp cháy được thực hiện đều đặn, động cơ sẽ
hoạt động bình thường và ổn định. Khi quá trình tạo hỗn hợp cháy tạo ra bất thường sẽ
làm cho hoạt động của động cơ bị trục trặc.
Ở nhiên liệu diesel, nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối thay đổi trong khoảng rộng nên
người ta không quan tâm nhiều như nhiên liệu xăng mà chỉ quan tâm đến phần trăm
chưng cất ở một số nhiệt độ nhất định.Giá trị của nhiệt độ sôi đầu không được quá thấp
và nhiệt độ sôi cuối khơng được q cao vì điều này ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng
11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

nhiên liệu trong động cơ.
Nhiệt độ sôi đầu nhỏ không ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ nhưng
nếu nhiệt độ đầu quá nhỏ thì làm tăng độ bay hơi gây mất mát trong quá trình vận chuyển
hay bảo quản, hoặc làm giảm độ nhớt của nhiên liệu có thể gây mài mòn kim phun.
Nhiệt độ cuối cao quá tức là trong thành phần của nó chứa nhiều cấu tử nặng làm
cho quá trình bay hơi để tạo hỗn hợp tự bốc cháy kém, q trình cháy khơng hồn tồn
làm giảm công suất của động cơ, tạo nhiều chất gây ô nhiễm mơi trường, làm lỗng
màng dầu bơi trơn trong buồng cháy. Mặt khác, trong động cơ diesel, thời gian chuẩn bị

hỗn hợp cháy ngắn nên nếu nhiệt độ sôi cuối cao q thì q trình bay hơi xảy ra khơng
kịp cũng góp phần làm giảm cơng suất động cơ.
1.3.3. Độ nhớt
Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại sinh ra giữa
các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau. Độ nhớt có liên quan đến khả
năng lưu chuyển của diesel trong các quá trình bơm, vận chuyển chất lỏng, khả năng
thực hiện các quá trình phun, bay hơi của nhiên liệu trong buồng cháy.
Độ nhớt được chia làm độ nhớt động lực và độ nhớt động học. Độ nhớt động lực
là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu trên một lớp dầu khác, đơn vị thường
dùng là centipoise (cP = mPa.s). Độ nhớt động học (kí hiệu là ) là số đo lực cản chảy
của một chất lỏng dưới tác động của trọng lực. Thông thường, người ta hay sử dụng độ
nhớt động học.
Trong CGS (Centimetre Gram Second), độ nhớt động học được biểu thị bằng stoc
(St): 1 St = 1 cm2/s. Trong thực tế dùng đơn vị centistoc (cSt): 1 cSt = 1mm2/s. Độ nhớt
động học được đo theo tiêu chuẩn ASTM D445.
Độ nhớt động học được tính theo cơng thức:

  C t [21]
Trong đó:
12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

: độ nhớt động học, tính bằng cSt hay mm2/s
C: hằng số của nhớt kế, mm2/s2
t: thời gian chảy, s
Yêu cầu nhiên liệu diesel phải có độ nhớt phù hợp:

Nếu độ nhớt của nhiên liệu diesel cao, tính lưu chuyển bị hạn chế, nhiên liệu khó
vận chuyển và nạp cho buồng đốt, nhất là khi động cơ làm việc trong mơi trường có
nhiệt độ thấp. Nếu độ nhớt quá thấp sẽ làm tăng lưu lượng thoát ra ở bơm nạp liệu, do
vậy sẽ làm giảm hệ số nạp liệu và tăng sự mài mịn của bơm nhiên liệu. Với nhiên liệu
diesel có độ nhớt nhỏ q thì khi phun vào xylanh nó sẽ tạo thành các hạt quá mịn không
thể tới được các vùng xa kim phun, có nghĩa là khơng gian để trộn lẫn giữa nhiên liệu
và khơng khí nhỏ. Điều này làm cho quá trình tạo hỗn hợp tự bốc cháy khơng tốt, đồng
thời phần được phun vào trước có thể tự bắt cháy quá sớm nên phần phun vào sau có
thể bị phun vào trong khí cháy có nhiệt độ quá cao nên nhiên liệu diesel không đủ thời
gian để bay hơi thì đã nhận được một lượng nhiệt quá lớn nên bị phân hủy trước khi
cháy. Như vậy trong trường hợp này công suất của động cơ cũng bị giảm.
Độ nhớt của nhiên liệu diesel phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học và nhiệt
độ:
-

Thành phần hóa học: phân tử có cấu trúc càng cồng kềnh, nhiều mạch nhánh

thì độ nhớt càng lớn.Trong các nhóm hydrocacbon, n-parafin có độ nhớt thấp nhất, kế
đế là hydrocacbon naphten và hydrocacbon thơm. Các iso-parafin cũng là những cầu tử
có độ nhớt cao, độ phân nhánh càng cao thì độ nhớt càng lớn.
-

Nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì độ nhớt của nhiên liệu giảm và ngược lại. Nhiệt độ

có ảnh hưởng khác nhau đối với các nhóm hydrocacbon. Độ nhớt động học của n-parafin
ít thay đổi theo nhiệt độ, ngược lại các hyddrocacbon thơm có độ nhớt thay đổi nhiều
thao nhiệt độ.
-

Ảnh hưởng của áp suất đến độ nhớt không đáng kể. Nếu p < 20 MPa thì khơng


cần xét tới sự thay đổi độ nhớt khi áp suất thay đổi. Sự thay đổi này được mơ tả bằng
phương trình:
13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
νp= ν.(1+kp)

Trong đó
ν: độ nhớt ứng với áp suất khí quyển
k: hệ số phụ thuộc loại dầu: k=0,002÷0,003
p: áp suất (at)
1.3.4. Tỷ trọng
Từ nguyên tắc hoạt động của động cơ diesel ta thấy nhiên liệu trước khi cháy chúng
phải trải qua một quá trình biến đổi từ việc phân chia thành các hạt sương sau khi qua
kin phun cao áp, hóa hơi để trộn lẫn với khơng khí và biến đổi để tự bốc cháy, các quá
trình này đều liêu quan trực tiếp đến tỷ trọng của nhiên liệu diesel.
Khi nhiên liệu có tỷ trọng lớn thì thường độ nhớt của nhiên liệu cũng lớn nên khả
năng bay hơi tạo với khơng khí hỗn hợp tự bốc cháy thấp nên quá trình cháy của nhiên
liệu kém.
Tỷ trọng của nhiên liệu diesel phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao
thì tỷ trọng càng thấp và ngược lại. Dầu diesel ở Việt Nam thường đượcngười ta chia
theo 2 mùa. Mùa đông: 0,86 (kg/l) và mùa hè: 0,84 (kg/l).
-

Tiêu chuẩn xác định tỷ trọng


TCVN 3893, ASTM D1298: xác định tỷ trọng bằng phù kế.
TCVN 1217, ASTM D1480: xác định tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng mao quản,
dùng cho chất lỏng nhớt.
TCVN 2691, ASTM D941: xác định tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng mao quản với
các dạng mao quản khác nhau.
ASTM 4052: xác định tỷ trọng bằng máy đo tỷ trọng hiển thị số.
14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

1.3.5. Nhiệt độ đông đặc
Như đã biết, nhiên liệu diesel thương phẩm được phối trộn từ nhiều nguồn khác
nhau. Muốn đảm bảo khả năng bay hơi tạo hỗn hợp tự bốc cháy trong buồng cháy thì
thành phần hóa học của nhiên liệu diesel phải chứa một hàm lượng nhất định
hydrocacbon parafin, nhưng chính các hợp chất này sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt
động của động cơ diesel khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Nhiệt độ đông đặc của
nhiên liệu xác định giới hạn nhiệt độ của mơi trường có thể sử dụng. Nhiệt độ đông đặc
phụ thuộc vào thành phần hóa học của nhiên liệu mà chủ yếu là hàm lượng n-parafin.
Khi nhiệt độ xuống thấp các n-parafin mạch dài sẽ kết tình làm giảm độ linh động
của nhiên liệu. Khi nạp liệu cho động cơ thì nhiên liệu phải đi qua hệ thống lọc tinh,
trong trường hợp này các ttnh thể n-parafin có thể làm bít các lỗ của lưới lọc làm giảm
lượng nhiên liệu cấp cho động cơ.
Để giảm nhiệt độ đơng đặc của nhiên liệu diesel có thể áp dụng các biện pháp sau:
-

Tách bớt các n-parafin.


-

Điều chỉnh tỷ lệ pha trộn.

-

Sử dụng phụ gia.

Khi đó, việc sản xuất ra nhiên liệu diesel sử dụng cho từng vùng, từng mùa có điều
kiện khí hậu khác nhau là rất hiệu quả.
1.3.6. Tính ổn định
Sự ổn định vật lý: phải đảm bảo sự đồng nhất về pha trong quá trình pha trộn.
Sự ổn định hóa học: nhiên liệu diesel thương phẩm được phối trộn từ nhiều nguồn
khác nhau trong đó có nhiều nguồn thu được từ các q trình chế biến sâu mà trong
thành phần của nó có chứa nhiều hợp chất kém bên như olefin, diolefin, aromatic...
Trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản cũng, như trong q trình nạp liệu cho
động cơ thì nhiên liệu ln tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hoá như oxy, nhiệt độ và
cả sự có mặt của xúc tác thì nhiên liệu sẽ bị biến đổi để tạo ra các hợp chất như nhựa,
cặn... Đây là các hợp chất có hại của nhiên liệu vì nó có thể gây ăn mòn, gây tất nghẽn
15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

lưới lọc, vì vậy cần thiết nhiên liệu diesel phải đảm bảo được tiêu chuẩn này.
Các biện pháp để đảm bảo tính ổn định hóa học của nhiên liệu:
-


Điều chỉnh tỷ lệ thành phần pha trộn.

-

Sử dụng phụ gia chống oxy hóa.

1.3.7. Độ sạch
Tạp chất cơ học trong diesel chủ yếu là các bụi bặm rất bé. Tác hại của hợp chất
cơ học:
-

Tăng sự mài mòn và sự tạo cặn trong động cơ, làm tắc vòi phun

-

Tạp chất cơ học là nguyên nhân chính làm cho động cơ khơng hoạt động vì

động cơ diesel có bộ phận lọc tinh lọc giấy. Các tạp chất hấp phụ trên giấy lọc làm bịt
dần các ống mao quản nên làm hiệu suất lọc giảm, vì vậy nhiên liệu vào động cơ không
đủ. Nếu bề mặt lọc bị bám nhiều thì động cơ sẽ khơng hoạt động.
Nước trong nhiên liệu ở dạng hòa tan, dạng hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ và
thành phần hóa học của nhiên liệu:
-

Nếu ở dạng phân tán thì nước sẽ lắng xuống dưới.

-

Khi nhiệt độ giảm, nước sẽ bị tách ra, lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng đóng băng


làm tắc động cơ.
Chế tạo nhiên liệu nhũ tương: Đưa nước vào trong DO ở dạng nhũ tương, lượng
nước 5 ÷ 10%. Việc đưa nước vào trong DO làm quá trình cháy xảy ra hoàn toàn nên
giảm tiêu tốn nhiên liệu hơn nữa cịn bảo vệ mơi trường.
Có bốn phương pháp được đưa ra sau đây để nâng cao chất lượng của nhiên liệu
diesel.
Phương pháp hydro hóa làm sạch: Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả làm
sạch rất cao, các hợp chất phi hydrocacbon được giảm xuống rất thấp nên nhiên liệu
diesel rất sạch. Tuy nhiên phương pháp này ít được lựa chọn vì vốn đầu tư rất cao.
16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

Phương pháp pha trộn: Đó là sử dụng việc pha trộn giữa diesel sạch với diesel kém
sạch hơn để thu nhiên liệu diesel đủ sạch. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế khá cao,
có thể pha trộn với các tỷ lệ khác nhau để có nhiên liệu diesel thỏa mãn yêu cầu. Tuy
nhiên trên thế giới có rất ít dầu mỏ chứa ít thành phần phi hydrocacbon mà chủ yếu là
dầu mỏ có thành phần phi hydrocacbon cao. Vì vậy phương pháp này cũng không phải
là phương pháp khả thi.
Phương pháp nhũ hóa nhiên liệu diesel: Đưa nước vào nhiên liệu diesel và tạo
nhiên liệu dạng nhũ tương. Loại nhiên liệu này có nồng độ oxy cao hơn nên q trình
cháy sạch hơn. Phương pháp này nếu thực hiện được thì khơng những giảm được ơ
nhiễm mơi trường mà có giá trị kinh tế cao. Nhưng phương pháp này vẫn đang trong
giai đoạn nghiên cứu phịng thí nghiệm.
Phương pháp thứ tư: Là phương pháp tổng hợp biodiesel sau đó có thể pha vào
nhiên liệu diesel truyền thống theo các tỷ lệ khác nhau hoặc có thể dùng trực tiếp. Dạng
nhiên liệu này có nồng độ oxy cao, ít tạp chất. Vì vậy q trình cháy sạch, ít tạo cặn.

Mặt khác, biodiesel là loại nhiên liệu có thể tái tạo vì ngun liệu chế tạo có nguồn gốc
từ dầu, mỡ động thực vật. Là phương pháp có tính khả thi cao hiện nay và đang được
tiến hành nghiên cứu và ứng dụng.
1.4. Phân loại nhiên liệu diesel và ứng dụng
1.4.1. Phân loại nhiên liệu diesel theo số vòng quay động cơ và trị số cetan của nhiên
liệu
Theo cách phân loại này có hai nhóm nhiên liệu diesel:
Nhóm 1: Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ cao tốc, phân thành hai loại nhiên
liệu:
Loại Super có trị số cetan bằng 50 và phạm vi nhiệt độ sơi 180 ÷ 320oC, được dùng
cho động cơ tốc độ cao như xe bus, xe hàng, xe tải,… Loại này thường được sản xuất từ
phân đoạn gasoil nhẹ chưng cất trực tiếp.
Loại thường có trị số cetan bằng 52, có phạm vi nhiệt độ sơi rộng hơn 175 ÷ 345oC,
17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

thường được sản xuất bằng cách pha trộn theo những tỷ lệ hợp lí các phân đoạn naphta,
kerosen, gasoil của các dây chuyền chế biến sâu cracking, hydrocracking,… Nhiên liệu
dùng cho động cơ cao tốc, nhưng chất lượng kém hơn loại Super. [12]
Nhóm 2: Nhiên liệu diesel cho động cơ tốc độ thấp, cũng địi hỏi có những tiêu
chuẩn chất lượng tương tụ nhiên liệu cho động cơ cao tốc, tuy vậy trị số cetan của chúng
kém hơn, chỉ bằng 40 ÷ 45, độ bay hơi thấp, điểm sô cuối cao hơn khoảng 360 ÷ 370oC.
1.4.2. Phân loại theo hàm lượng lưu huỳnh
Theo TCVN 5689, dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có thể phân chia nhiên liệu diesel
thành hai loại như sau:
-


Nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh khơng lớn hơn 0,5% khối lượng,

ký hiệu DO 0,5%S.
-

Nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh từ 0,5 ÷ 1% khối lượng, kí hiệu là

DO 1%S.
1.4.3. Ứng dụng của nhiên liệu diesel
Ở Việt Nam có 2 loại dầu diesel đang được sử dụng nhiều là: dầu DO 0,05S có
hàm lượng lưu huỳnh khơng lớn hơn 500 ppm áp dụng cho phương tiện giao thông
đường bộ và DO 0,25S có hàm lượng lưu huỳnh khơng lớn hơn 2500 ppm dùng cho các
phương tiện giao thông đường thủy.
Nhiên liệu diesel chủ yếu được sử dụng cho động cơ diesel. Ngày nay có rất nhiều
các phương tiện giao thông sử dụng động cơ diesel như: xe tải, xe buýt, tàu, thuyền,...
Trong công, nông nghiệp diesel được sử dụng trong nhiều loại máy móc, thiết bị như xe
nâng hàng, trong các tuốc bin máy phát điện,...
Ở Châu Á – Thái Bình Dương, theo dự báo của Wood Mackenzie, tổng nhu cầu
sản phẩm dầu sẽ tăng trung bình 1,6%/năm từ năm 2015-2035. Năm 2015, mức độ sử
dụng diesel chiếm 30% so với các loại nhiên liệu hóa thạch khác, và duy trì ổn định đến
năm 2035. Ở Việt Nam tỷ lệ này lần lượt là 38% và 42%.
18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY

Hình 1. 3. Nhu cầu sản phẩm dầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được phân

chia theo nhóm sản phẩm trong giai đoạn 2000 - 2015 và dự báo đến năm 2035
1.5. Tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu diesel
Nhiên liệu diesel muốn sử dụng cho động cơ cần phải đạt u cầu về chất lượng
như: có tính tự bắt lửa phù hợp, có độ bay hơi thích hợp, có tính lưu chuyển tốt trong
mọi điều kiện thời tiết, nhiên liệu phải sạch, khơng có tạp chất cơ học và nước, ít tạo cặn
trong hệ thống nạp liệu và động cơ, khơng gây ăn mịn và bào mịn máy, an tồn cháy
nổ và thân thiện với mơi trường. Muốn đáp ứng những yêu cầu khắt khe đó, nhiên liệu
diesel phải được kiểm tra chất lượng theo các phương pháp thử trong tiêu chuẩn ASTM,
TCVN đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng.
Chỉ tiêu chất lượng diesel thông dụng được cho trong bảng sau:
Bảng 1. 2. Chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu diesel

Tên chỉ tiêu

Euro 2

1. Hàm lượng lưu huỳnh,
500/2500
mg/kg, max.
19

Loại
Euro 3

Euro 4

350

50


Phương pháp
thử
ASTM D2622


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. ĐÀO QUỐC TÙY
ASTM D5453
ASTM D4294

2. Cetan, min.
ASTM D613
- Trị số cetan

- 46

48

50

48

50

360

355

ASTM D4737

- Chỉ số cetan (1)
3. Nhiệt độ cất tại 90% thể
tích thu hồi, ℃, max.
4. Điểm chớp cháy cốc
kín, ℃, min.
5. Độ nhớt động học ở
40℃, mm2/s
6. Cặn cacbon của 10% cặn
chưng cất,% khối lượng,
max.
7. Điểm đông đặc (2), ℃,
max.
8. Hàm lượng tro,% khối
lượng, max.
9. Hàm lượng nước, mg/kg,
max.
10. Tạp chất dạng hạt,
mg/L, max.
11. Ăn mòn mảnh đồng ở
50℃/3 h, max.

360

ASTM D3828
55

55

55
ASTM D93


2,0 - 4,5

2,0 - 4,5

2,0 - 4,5

ASTM D445
ASTM D189

0,30

0,30

0,30
ASTM D4530

6

6

6

ASTM D97

0,01

0,01

0,01


ASTM D482

200

200

200

ASTM D6304

10

10

10

ASTM D6217

Loại 1

Loại 1

Loại 1

ASTM D130

12. Khối lượng riêng ở
820 - 860
15℃, kg/m3

13. Độ bôi trơn, mm, max.

ASTM D86

ASTM D1298
820 - 850

820 - 850
ASTM D4052
ASTM D6079

460

460

460
ASTM D7688

14. Hàm lượng chất thơm
đa vịng (PHA),% khối
lượng, max.

15. Ngoại quan

-

11

11


ASTM D5186,
ASTM D6591

Sạch,
trong

Sạch,
trong,
khơng có
nước tự
do và tạp

Sạch,
trong,
khơng có
nước tự
do và tạp

ASTM D4176

20


×