Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

THU HOẠCH những quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 38 trang )

1

THU HOẠCH-Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên
quân đội

Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng đề cập nhiều
và sâu sắc đến vấn đề đạo đức cách mạng. Người rất coi trọng đạo
đức cách mạng, bản thân Người luôn là một tấm gương sáng ngời
về đạo đức cho mọi cán bộ đảng viên noi theo. Trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh mà Đại hội Đại biểu Đảng tồn quốc lần thức
IX xác định, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản.
Nghiên cứu, vận dụng cụ thể hố tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho cán bộ, đảng viên là việc
quan trọng và cấp thiết khi mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang
thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Là người sáng lập và rèn luyện quân đội nhân dân Việt Nam,
người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh luôn
quan tâm tới sự giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ quân đội, đúng như đồng chí Võ Ngun Giáp đã nói:
“Tấm lịng của Bác đối với cán bộ lực lượng vũ trang là tâm
lòng của một người cha. Bác vạch đường chỉ lối. Bác khuyến khích


2

động viên. Bác giáo dục nhắc nhở. Những lời giáo huấn, những cử
chỉ ân cần của Bác bao giờ cũng chứa đựng những bài học sinh
động, sâu sắc. Tất cả đều vì thắng lợi của cách mạng. Tất cả đều


nhằm xây dựng con người mới Việt Nam”1.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức của người cán bộ quân đội giúp cho mỗi người cán bộ trong
quân đội nói chung, mỗi học viên trong các nhà trường quân đội nói
riêng phấn đấu để trở thành người cán bộ qn đội ưu tú chính là
góp phần xây dựng quân đội: cách mạng; chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại.
Chương 1
Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân
đội
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức
đối với người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội
1.1.1- Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức
đối với người cách mạng
Những cán bộ quân đội là những “ người cách mạng”, những
đảng viên cán bộ của nhà nước công tác trên lĩnh vực quân sự để góp
phần thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Vì vậy, nắm vững tư
1

.

Hồ Chí Minh về đấu tranh vũ trang lực lượng vũ trang nhân dân. Nxb QĐNN. HN 1970, tr .94.


3

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cách mạng là cơ sở để có
thái độ và hành vi tu dưỡng đạo đức đúng đắn.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái "gốc" của người cách mạng là

yếu tố không thể thiếu của người cách mạng Người đã từng nhấn
mạnh:
“Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn
thì cũng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo, người
cách mạng thì phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù có tài giỏi
đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1.
Trong luận điểm này, Hồ Chí Minh khẳng định: muốn làm cách
mạng thì trước hết người cách mạng phải có đạo đức, đạo đức là nền
tảng, là cơ sở đạo đức của người cách mạng. Phải có đạo đức, người cán
bộ cách mạng mới lãnh đạo được quần chúng, mới hoàn thành được mục
tiêu lý tưởng của mình. Người cịn viết:
“Có sức mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, muốn hồn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”2
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải có đạo đức
cách mạng thì mới kiên định vững vàng trong mọi hồn cảnh, lúc
gian khổ, khó khăn, thất bại cũng khơng sờn lịng, thì thuận lợi,
thành cơng cũng khơng kiêu căng, tự mãn, không bị tiền tài và danh
vọng làm lung lạc, xa ngã. Đạo đức cách mạng là tiền đề, là đức
1
2

- Hồ Chí Minh - Tồn tập Nxb, HN, 2000 T9. tr. 3, 216
- Hồ Chí Minh - Tồn tập Nxb, HN, 2000 T9. tr. 3, 216


4

tính cơ bản để người cán bộ cách mạng chiến đấu và chiến thắng
mọi loại kẻ thù.

- Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức, song không bao giờ Người
xem nhẹ tài năng. Theo Người, phẩm chất năng lực, đạo đức và tài
năng phải luôn luôn thống nhất trong một nhân cách. Mối quan hệ
biện chứng giữa đạo đức và năng lực được Người diễn đạt giản dị và
sâu sắc như sau: “Có tài phải có đạo đức. Có tài khơng có đức, tham
ơ, hủ hố có hại cho Nhà nước. Có đức mà khơng có tài như ơng bụt
ngồi trong chùa, khơng giúp được ai”3.
Hồ Chí Minh ln hết sức coi trọng cả đạo đức và tài năng của
đội ngũ cán bộ. Nhưng trước hết Người nhấn mạnh vai trị của đạo đức.
Chúng ta đều biết rằng, có đạo đức thì có thể học tập để dần dần có tài
năng, cịn có tài năng mà khơng có đạo đức thì tài năng dẽ bị mai một,
nguy hiểm hơn là dễ bị dùng vào những việc xấu xa, gây tác hại khơng
lường trước được cho sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, Hồ Chí
Minh ln nhắc nhở chúng ta phải coi đạo đức là cái gốc của người cán
bộ cách mạng, cái gốc của mọi con người.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức
đối với người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội
- Trong nghề nghiệp quân sự đạo đức gắn với chính trị hơn bất
cứ nghề nghiệp nào khác, đạo đức trước hết là ý chí và trách nhiệm
chính trị. Đạo đức của người cán bộ quân sự trước hết là lòng trung
thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân… Trong các
3

HCM-sdd t9tr243


5

ngành nghề lao động khác, một người có thể yếu về chính trị, thậm
chí phi chính trị vẫn có thể làm ra được sản phẩm, cịn trong chiến

đấu thì khơng thể như vậy.Người cầm súng chiến đấu trước hết phải
là người giác ngộ về chính trị, phải biết mình bảo vệ ai và bắn vào
ai. Nếu không hiểu thấu đến cùng cài lẽ sâu sa ấy, cái "chính trị" của
chiến đấu ấy, thì làm sao mà chiến đấu được? Chính điều này nói
lên vai trị to lớn của đạo đức đối với người cán bộ quân đội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh rằng, tư tưởng đạo đức
của người cán bộ, người chính trị viên có ảnh hưởng và có sức lan toả
mạnh mẽ và trực tiếp tới việc hình thành phẩm chất đạo đức của bộ
đội. Người khẳng định tiêu chuẩn số một của người chính trị viên là
phải có tư cách đạo đức tốt.
“Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến
bộ đội Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị
viên khơng làm trịn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”4.
Hoạt động của người cán bộ qn đội là hoạt động có tính nêu
gương. Trước bộ đội, người cán bộ quân đội nói chung và đặc biệt
là người chính uỷ, chính trị viên phải ln ln là tấm gương sáng
cho cán bộ, chiến sĩ học tập và noi theo.
- Đạo đức cách mạng của người cán bộ qn đội, của chính
uỷ, chính trị viên cịn có vai trị quan trọng trong giải quyết hài hồ
các mối quan hệ giữa chỉ huy và chiến sĩ, giữa đồng chí, đồng đội
trong nội bộ đơn vị. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chỉ huy,
4

Hồ Chí Minh về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, HN, 1970, tr. 205, 226.


6

chính uỷ, chính trị viên khơng được hách dịch, quan liêu, xúc phạm
tới nhân cách chiến sĩ, cũng không được có các hành vi thơ bạo, vơ

đạo đức với cấp dưới. Người địi hỏi “người đội trưởng, người
chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội
viên"5. Người chỉ rõ: "Cán bộ có thân đội viên như chân tay thì đội
viên mới thân cán bộ như ruột thịt. Có như thế thì mọi chỉ thị, mệnh
lệnh và kế hoạch cấp trên đưa xuống, đội viên sẽ tích cực và qn
triệt để thi hành”6. Người cịn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa
tư cách của người chỉ huy đơn vị, người chính uỷ, chính trị viên với
thái độ chấp hành mệnh lệnh của người chiến sĩ: “Có đồng cam chịu
khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi dâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui
lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”7.
Như vậy, phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân đội nói
chung và người chính uỷ, chính trị viên nói riêng là cơ sở để người
chiến sĩ vững lòng tin tưởng ở cấp trên, đồng thời sẵn sàng chấp hành
mệnh lệnh của cấp trên một cách vơ điều kiện. Vì vậy, Hồ Chí Minh
ln địi hỏi người cán bộ qn đội nói chung và người chính uỷ, chính
trị viên nói riêng phải mẫu mực về đạo đức, phải chăm lo tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức thường xuyên.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo
đức cơ bản của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân
đội
5

Sdd, t9 tr109
Sdd, t9 tr 109
7
Sdd, t5, tr 480.
6


7


1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
- Trung với nước hiếu với dân là chuẩn mực đạo đức hàng đầu
của người cách mạng nói chung và đặc biệt là người cán bộ qn
đội, người chính uỷ, chính trị viên nói riêng. Bởi vì mối quan hệ lớn
nhất mà người cán bộ quân đội, người chính uỷ, chính trị viên phải
giải quyết là mối quan hệ với đất nước với nhân dân. Tư tưởng
trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh khơng những kế thừa
được những tinh hoa giá trị của đạo đức Nho giáo, của chủ nghĩa
yêu nước truyền thống Việt Nam mà còn vượt qua những hạn chế
của các tư tưởng đó.
Trung khơng cịn chỉ là trung với Vua mà trung ở đây là trung
thành với nước, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường
đi lên của đất nước. Hay nói cách khác là phải trung thành với chủ
nghĩa xã hội, với sự nghiệp đổi mới với mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng băng, dân chủ, văn minh.
Hiếu với dân khơng cịn chỉ dừng lại ở chỗ thương dân với
tính chất là đối tượng cần dạy dỗ, ban ơn mà phải gần dân, gắn bó
với dân, lấy dân làm gốc. Người chỉ rõ: “ Mình đánh giặc là vì dân,
nhưng mình khơng phải là cứu tinh của nhân dân mà mình có trách
nhiệm phụng sự nhân dân”8
- Theo Hồ Chí Minh "trung" đối với người cán bộ quân đội là:
“Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với
Đảng”.
8

Sdd, t6, tr207.


8


Người nhấn mạnh người cán bộ quân đội phải luôn trung
thành vô hạn với cả bốn đối tượng: Tổ quốc, nhân dân, cách mạng
và Đảng. Bốn đối tượng ấy tuy khơng đồng nhất song gắn bó mật
thiết với nhau.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp cơng
nhân Việt Nam, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng lãnh đạo cách mạng
nước ta nhằm mục tiêu giải phóng Tổ quốc, giải phóng nhân dân.
Đảng là người sáng lập và nuôi dưỡng giáo dục quân đội. Vì vậy,
u cầu phẩm chất chính trị hàng đầu của người cán bộ quân đội
đặc biệt là người chính uỷ, chính trị viên là phải tuyệt đối trung
thành với Đảng.
Đối với người cán bộ quân đội, người chính uỷ, chính trị viên
trung với nước, hiếu với dân" thể hiện trước hết ở hành vi “quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh”, tinh thần xả thân quên mình vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ
nhân dân. Người thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ quân đội
phải: “Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu
tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”9.
Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất hiếu với dân của người cán
bộ quân đội, trước hết thể hiện ở tinh thần tận tụy phục vụ nhân
dân thật sự coi nhân dân là cha, là mẹ của quân đội. Người cán
bộ quân sự ở bất kỳ cương vị nào, cấp bậc nào, đặc biệt khi ở
9

Sdd, t6, tr 441.


9


cương vị chính uỷ, chính trị viên càng phải là người đồng chí
trung thành, là người con trung hiếu của nhân dân . Trong buổi lễ
phong quân hàm cho cán bộ cao cấp của quân đội năm 1958 và
1959, Người nhấn mạnh:
“Các đồng chí cần phải trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm
tốn, giản dị, gần gũi quần chúng và gương mẫu về mọi mặt. Dù ở
cương vị nào, chúng ta cũng đều phải cố gắng để xứng đáng là
người đầy tớ trung thành và tận tuỵ của và tận tuỵ của nhân dân”10.
1.2.2. Dũng cảm chiến đấu
- Kế thừa những nội dung tích cực của đạo đức Nho giáo và
đạo đức truyền thống của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định;
dũng cảm là chuẩn mực đạo đức đặc trưng của hoạt động quân sự,
của người cán bộ qn đội nói chung và người chính uỷ, chính trị
viên nói riêng, Người cịn xác định những u cầu mới về "dũng"
đối với người cán bộ quân sự là: “Dũng là không được nhút nhát,
phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận
đáng đánh”11.
Hồ Chí Minh cho rằng đã là quân nhân cách mạng thì "phải là
chiến sĩ anh dũng". Càng phải anh dũng hơn khi là người là người
cán bộ, người chính uỷ, chính trị viên. Dũng cảm có nghĩa là khi
hành động phải "quyết đánh, dũng cảm". Dũng cảm, ngoan cường,
mưu trí sáng tạo trong mọi hoàn cảnh là phẩm chất tiêu biểu của
10
11

Sdd, t9, tr 496.
Sdd, t5, tr 479.



10

người cán bộ quân đội cách mạng. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu
người cán bộ quân đội, , người chính uỷ, chính trị viên phải:
“Vơ luận trong hồn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh
chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết
không chịu khuất phục, khơng chịu cúi đầu, có như thế mới thắng
địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng”12.
- Hồ Chí Minh xác định, lịng dũng cảm của người là người
cán bộ, người chính uỷ, chính trị viên thể hiện ở quyết tâm chiến
đấu, quyết tâm hành động, có quyết tâm thì sẽ vượt qua mọi khó
khăn trở ngại để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong thư gửi cán bộ,
chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ, Người kêu gọi: “Các chú phải
chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững
quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: quyết tâm tiêu diệt địch. Quyết tâm
giữ vững chính sách, quyết tâm giành nhiều thắng lợi”13.
- Chuẩn mực dũng cảm chiến đấu của người cán bộ quân đội, của
người chính uỷ chính trị viên cịn phải được thể hiện bằng sự dũng cảm
đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém của bản thân mình,
đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người.Dung cảm sửa
chữa sai lầm khuyết điểm để tiến bộ không ngừng. Như Hồ Chí Minh
khẳng định: “Gặp việc khó có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa
chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại những

12
13

Sdd, t9 tr 289.
Sdd, t7, tr 198.



11

vinh hoa, phú q khơng chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả
tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát”14.
1.2.3. Yêu thương đồng đội
- Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con
người được nâng lên trở thành một chuẩn mực, một giá trị đạo đức
công sản chủ nghĩa. Tư tưởng nhân văn, nhan đạo của Người là sự
kế thừa và chắt lọc đạo đức truyền thống dân tộc, tư tưởng nhân văn
trong tinh hoa văn hoá của nhân loại, kết hợp chặt chẽ với nhân văn
cộng sản. Yêu thương con người là chuẩn mực phải có đối với mỗi
người cách mạng. Bởi vì, xuất phát từ lịng u thương con người
mà người chiến sĩ cách mạng quyết hy sinh bản thân mình để làm
cách mạng, giải phóng con người.
- Vận dụng và phát triển vào trong lĩnh vực quân sự, Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh chuẩn mực yêu thương đồng đội đối với người
cán bộ quân đội. Người viết: Nhân là thương yêu cấp dưới, phải
đồng cam cộng khổ với họ. Đối với địch hàng phải khoan dung và
Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng
bào.
- Tình thường u đồng đội của người cán bộ quân đội được
thể hiện trước hết ở sự tận tình chăm lo mọi mặt đời sống của quần
chúng, chiến sĩ và cán bộ cấp dưới . Hồ Chí Minh thường xuyên
nhắc nhở đội ngũ cán bộ quân đội phải biết thương yêu đội viên
thường yêu chiến sĩ, tơn trọng nhân cách chiến sĩ: Cán bộ phải
14

Hồ Chí Minh , Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T5, tr. 420.



12

thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật, cán bộ
phải chăm nom, thăm hỏi.
1.2.4. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư
- Chuẩn mực đạo đức này được Hồ Chí Minh thường xuyên
giáo dục, nhắc nhở cho cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, cần,
kiệm, liên, chính là những đức tính cơ bản của con người. Nó càng là
những đức tính cơ bản đối với cán bộ, đảng viên trong quân đội. Do
vậy, cán bộ, chính uỷ, chính trị viên càng phải trau dồi bốn đức tính
đó, Người viết:
“Trời có bốn mùa xn, hạ, thu, đơng. Đất có bốn phương
đơng, tây, nam, bắc. Người có bốn đức cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu
một mùa khơng là trời, thiếu một phương không là đất, thiếu một đức
không là người”15.
- Để giáo dục cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã giải thích rất
cụ thể, tỷ mỉ, dễ hiểu về cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, chỉ
ra mối quan hệ biện chứng giữa các đức tính trên. Người giải thích,
cần là "siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai"; kiệm là "tiết kiệm,
không xa xỉ, không hoang phí; khơng bừa bãi"; chính là "khơng tà,
thẳng thắn, đứng đắn"; chí cơng vơ tư là "Ham làm những việc ích
nước lợi dân, khơng ham địa vị và cơng danh, phú quý". Theo
Người: Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính; có cần, kiệm, liêm,
chính thì sẽ thực hiện được chí cơng vơ tư.

15

Sdd, t5, tr 631.



13

- Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chỉ huy các
cấp, chính uỷ và chính trị viên trong qn đội về cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư. Người xác định đức tính "Liêm" của một
người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên là: Chớ tham của, chớ tham
sắc, tham sắc thì hay bị mỹ nhân kế; chớ tham danh vọng, tham
sống. Người thường xuyên giáo dục tinh thần tiết kiệm cho bộ đội:
của công là do mồ hơi nước mắt của đồng bào góp lại. Bộ đội phải
giữ gìn bảo vệ, khơng được hoang phí sức dân. Phải chấm dứt
những hành động bán gạo của dân góp cho, làm hư hỏng dụng cụ,
bắn phí đạn dược. Người nghiêm khắc phê phán bệnh tham ơ, lãng
phí. Người nhắc nhở cần phải gây thành một phong trào làm cho
mọi người thấy đó là một tội ác xấu xa, ai cũng gớm, ai cũng ghét.
Cần phải đấu tranh trừ bỏ tội ác đó.
1.2.5. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Xuất phát từ luận điểm: "Quan sơn muôn dặm một nhà, bốn
phương vô sản đều là anh em", Hồ Chí Minh nâng lên thành một
chuẩn mực đạo đức của người cộng sản nói chung, của người cán
bộ, chính uỷ và chính trị viên trong qn đội nói riêng cần phải có.
- Giáo dục chuẩn mực đạo đức này cho cán bộ quân đội, Hồ
Chí Minh nhắc nhở quân đội ta phải đoàn kết với quân đội và nhân
dân các nước, sẵn sàng giúp đỡ các nước anh em một cách vô tư,
trong sáng. Tháng 4/1953, giao nhiệm vụ cho các đơn vị đi chiến
đấu giúp nước bạn, người nhắc nhở: Các chú phải nêu cao tinh thần


14


quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán, kính yêu
nhân dân nước bạn.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những yêu cầu đạo đức của
người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên trong giải quyết các mối
quan hệ cơ bản
1.3.1. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính
trị viên trong mối quan hệ với đồng chí, đồng đội
- Thứ nhất, phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm "Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng" để luôn tin tưởng, tôn trọng cán bộ,
chiến sĩ.
Hồ Chí Minh giáo dục cho đội ngũ cán bộ quân đội, đặc biệt là
chính uỷ, chính trị viên phải biết tin tưởng, tơn trọng, đánh giá đúng
vai trị quyết định của quần chúng, Người nói: Cán bộ khơng có đội
viên, lãnh tụ khơng có quần chúng thì khơng làm gì được. Trong
mỗi trận đánh, Người cho rằng vai trị của cán bộ, chính uỷ và chính
trị viên là rất quan trọng, nhưng vai trò quyết định vẫn là quần
chúng cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị:
“Các chú dù là Đại đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng hay
Tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là người đặt kế hoạch và điều khiển
đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lơ cốt đều do tay anh em
đội viên làm”16.
- Thứ hai, phải chăm lo huấn luyện quân sự và giáo dục đạo đức
cho bộ đội.
16

Sdd, t6, tr 320.


15


Người cán bộ quân đội đặc biệt quan tâm đến công tác huấn
luyện giáo dục cán bộ, chiến sĩ. Hồ Chí Minh cho rằng: Bộ đội cũng
như con dao, khẩu súng, không lau chùi luôn sẽ hỏng. Chăm luyện
tập sẽ tiến bộ.
- Thứ ba, phong cách làm việc phải sâu sát, gần gũi, nắm
được tâm tư nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cán bộ các cấp phải biết rõ bộ
đội, chăm nom bộ đội, Chính trị viên phải biết rõ và báo cáo cấp
trên tinh tình hình của bộ đội mình.
- Thứ tư, phải có tinh thần đồn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo với
chỉ huy, giữa cán bộ với chiến sĩ và giữa cán bộ với nhau.
Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh khẳng định đồn kết là
chìa khố của thành cơng, đồn kết là thắng lợi. Trong xây dựng
qn đội, vấn đề đoàn kết được Người đặc biệt chú trọng, Người
nhắc nhở: Các chú phải đoàn kết hơn nữa, đoàn kết chặc chẽ giữa
cán bộ với nhau.
“Ngày nay trong việc xây dựng quân đội, phát triển kinh
tế vững phải tăng cường đoàn kết: Đoàn kết cán bộ với nhau…
Đoàn kết cán bộ và bộ đội Bắc - Nam, đoàn kết giữa bộ đội
chiến đấu và bộ đội sản xuất” 17.
1.3.2. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính
trị viên trong mối quan hệ với nhân dân

17

Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hn, 1975, tr.325.


16


Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ với nhân dân là mối quan hệ
máu thịt, là nguồn gốc tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Người
cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội khi giải quyết mối quan hệ với
nhân dân cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm: quân đội ta từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ
Hồ Chí Minh khẳng định: quân đội ta là quân đội nhân dân, do
dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu. Người cịn khẳng định qn đội
muốn trưởng thành và chiến thắng thì phải dựa trên "cái gốc", "cái
nền" là nhân dân.
“Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Người còn khẳng định: Dân như nước, quân như cá, phải làm
cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mới đánh thắng giặc.
- Thứ hai, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.
Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ, chính uỷ, chính trị
viên quân đội trong quan hệ với nhân dân là phải làm cho dân tin, dân
phục, dân yêu. Muốn vậy người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân
đội phải làm tốt các việc sau:
+ Tôn trọng nhân dân:
Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả các chú, cán bộ cũng như
chiến sĩ phải: thương dân, trọng dân và tốt với dân, phải đoàn kết
chặt chẽ với chính quyền và các đồn thể nhân dân.


17

“Phải đồn kết qn, dân, chính, Đảng. Qn đội phải tơn
trọng sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, phải giúp đỡ các cấp Uỷ
đảng và chính quyền địa phương”18.

+ Tích cực giúp dân.
Hồ Chí Minh khẳng định quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu, là quân đội của dân nên phải tích cực giúp dân,
Người nhắc nhở: Phải giúp đỡ dân bất kỳ việc to, việc nhỏ… phải giúp
đỡ dân trong mọi công tác.
“Bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cố hậu phương ngày
càng vững mạnh. Phải cùng các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chấp
hành thật tốt các chính sách đối với anh em thương binh, bệnh binh và gia
đình có cơng với kháng chiến”19.
+ Đứng đắn, lễ phép, tế nhị khi giao tiếp với nhân dân.
Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ khi giao tiếp với dân phải: Nói
rằng cử động phải lễ phép, phải kính người già, u trẻ con…
Khơng nên làm hoặc nói gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình
xem khinh họ.
Người căn dặn: “Khơng nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong
tục của dân (như nằm trước bàn thờ, giơ chân lên bếp, đánh đàn
trong nhà…). Khơng nên đưa gà cịn sống vào nhà đồng bào miền
ngược… Nghiên cứu cho kỹ phong tục mọi nơi, trước là để gây cảm
tình và sau để dần dần giải thích cho dân bớt mê tín”20.
18

Hồ Chí Minh , Tồn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, T9, tr.142
Sdd, t12, tr 456.
20
Sdd, t5, tr 409.
19


18


Người đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ quân đội phải làm sao chiếm được
cảm tình sâu sắc của nhân dân:
“Làm thế nào để mình chưa đến thì dân trơng mong, khi mình
đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc”21.
+ Ln ln liên hệ mật thiết với nhân dân.
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: Bất kỳ ở đâu cũng phải liên hệ
mật thiết với dân, phải làm cho dân mến, dân tin.
Hồ Chí Minh chỉ rõ người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên
quân đội khi tiến hành công tác dân vận phải "miệng nói tay làm",
phải tuỳ hồn cảnh mà tổ chức giúp đỡ dân thực sự, chứ không phải
"chỉ dân vận bằng diễn thuyết".
Người khẳng định nếu "bộ đội được dân tin, dân phục, dân
yêu thì nhất định thắng lợi".
1.3.3. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính
trị viên trong mối quan hệ với quân địch
Mối quan hệ với quân địch là mối quan hệ lớn thể hiện chức năng
của quân đội, theo Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ với quân địch,
người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội phải tập trung giải
quyết tốt các vấn đề sau:
- Thứ nhất, phải nhận thức rõ bản chất của kẻ thù là thâm
hiểm, gian ác, tàn bạo.

21

Sdd, t6, tr 207.


19

+ Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ

quân đội thấy được bản chất dã man, tàn bạo trong cuộc chiến tranh
xâm lược của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta, Người viết:
“Chúng dùng phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ, như chất
độc hoá học, bom napan… chúng dùng chính sách đối sách, giết
sạch, phá sạch”.
“Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ trên đất nước ta là một
cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử loài người”22.
Bản chất dã man, tàn bạo càng tăng lên khi địch bị thật bại,
cay đắng: địch càng thất bại, càng hung ác. Địch như con thú dữ sắp
chết sẽ lồng lên cắn xé ta hơn trước. Nên càng gần thắng lợi lại càng
gian khổ.
+ Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sĩ quân
đội thấy được bản chất quỷ quyệt, giả nhân, giả nghĩa, đạo đức giả của
địch, Người viết:
“Mỗi lần sắp đẩy mạnh chiến tranh tội ác thì giặc Mỹ lại nêu
cao cái trị bịp bợm "hồ bình đàm phán" hịng đánh lừa dư luận
thế giới, đổ lỗi cho Việt Nam không muốn "đàm phán hồ bình”23.
- Thứ hai, phải dũng cảm, kiên quyết tiến công kẻ thù.
Một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người cán bộ,
chính uỷ và chính trị viên quân đội là lòng dũng cảm trước kẻ thù. Phẩm
chất đó biểu hiện ra khi xử lý mối quan hệ với kẻ địch là dũng cảm, kiên
quyết tiến công kẻ thù.
22
23

Sdd, t12, tr 371.
Sdd, t 12, tr 108.


20


Nhưng có "dũng" phải có "mưu" mới chiến thắng được kẻ
địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh:
Đối với địch phải kiên quyết dũng cảm, phải có kế hoạch mưu trí,
phải hữu tiến, vơ thối… phải thi đua giết giặc lập công và ra sức nguỵ
vấn.
- Thứ ba, không chủ quan khinh địch.
Khi bàn về tư cách Người tướng, Bác Hồ nói: “Tuyệt đối chớ
khinh địch. Tục ngữ có câu: Sư tử muốn bắt con chuột cũng phải
dùng hết sức mới bắt được. Khinh địch thì nhất định sẽ thất bại”24.
- Thứ tư, phải đối xử nhân đạo với tù hàng binh.
Bên cạnh việc giáo dục cho bộ đội lịng căm thù giặc sâu sắc, ra
sức lập cơng giết giặc, Hồ Chí Minh ln chú trọng giáo dục cho bộ
đội phải thực hiện tốt chính sách đối với tù hàng binh: Mọi người phải
thi đua nhau trong giết giặc cướp súng… Song đối với tù binh thì phải
đối đãi họ một cách nhân đạo.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống các quan điểm
về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội.
Hệ thống đó bao gồm các chuẩn mực đạo đức cơ bản, những yêu
cầu đạo đức trong giải quyết các mối quan hệ đặc trưng của cán bộ
quân đội. Đây chính là cơ sở để mỗi cán bộ, đặc biệt là mỗi chính
uỷ và mỗi chính trị viên quân đội tu dưỡng rèn luyện đạo đức của
mình, là cơ sở để mỗi học viên trong các nhà trường quân đội tu

24

Sdd, t5, tr 480.


21


dưỡng, rèn luyện để trở thành những người cán bộ quân đội cách
mạng.

Chương 2
Phương châm và phương pháp rèn luyện
đạo đức cách mạng của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên
quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Phương châm rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán
bộ, chính uỷ và chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.1. Tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Nói về phương châm rèn luyện đạo đức cách mạng, Hồ Chí
Minh khẳng định:


22

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do
đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”25.
Đạo đức cách mạng của người cán bộ, chính uỷ và chính trị
viên quân đội cũng vậy, đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện bền
bỉ, kiên trì, liên tục của người cán bộ quân đội trong suốt thời gian
binh nghiệp của mình. Do vậy, để có được đạo đức cách mạng thì
người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên phải tu dưỡng đạo đức suốt
đời không được lúc nào xao nhãng.
- Hồ Chí Minh cho rằng tu dưỡng đạo đức là một quá trình
đấu tranh quyết liệt, lâu dài giữa cái tốt và cái xấu trong bản thân
mỗi con người. Do vậy, việc rèn luyện đạo đức phải bền bỉ, tiến

hành suốt đời. Người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội dù
ở cương vị, cấp bậc nào cũng phải ngừng trau dồi đạo đức cách
mạng, Người nói:
“Trong mình có hai phe: một phe thiện và một phe ác. Hai
phe cùng đấu tranh với nhau. Nếu đấu tranh để phe thiện thắng thì
phe ác phải bại. Nếu khơng đấu tranh mà để cho phe thiện bại, thì
là hỏng… Muốn cải tạo mình cũng phải trường kỳ gian khổ, chứ
khơng dễ đâu”26.
2.1.2. Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương sáng về đạo
đức
25
26

Sdd, t9, tr 293.
Sdd, t7, tr 59.


23

- Trong giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức, Hồ Chí Minh
gắn bó chặt chẽ giữa nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực
tiễn, đạo đức gắn liền với cuộc sống. Người diễn đạt những nguyên
lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin thành những phương châm chỉ đạo
hành động, những chuẩn mực rèn luyện phẩm chất của người cán
bộ, đảng viên.
- Hồ Chí Minh ln giáo dục, nhắc nhở đội ngũ cán bộ quân đội
phải thực hiện lời nói đi đơi với việc làm. Như vậy, người cán bộ,
chính uỷ và chính trị viên quân đội mới chiếm được lòng tin của bộ
đội. Người nhắc nhở:
“Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị

viên phải định rõ ràng - chính trị viên phải làm mẫu trong cơng
việc”27.
- Người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội phải nêu
gương sáng về đạo đức trong mọi lúc mọi nơi, trong chiến đấu, huấn
luyện, cũng như trong sinh hoạt, phải biết chăm lo cho bộ đội.
Người nhấn mạnh:
“Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ khơng được kêu mình đói. Bộ
đội chưa đủ áo mặc, cán bộ khơng được kêu mình rét. Bộ đội chưa
đủ chỗ ở, cán bộ khơng được kêu mình mệt”28.
- Hồ Chí Minh sớm xác định quân đội ta phải tiến lên chính
quy và hiện đại để nâng cao sức mạnh chiến đấu. Muốn tiến lên
chính quy, đội ngũ cán bộ, chính uỷ và chính trị viên phải làm
27
28

Sdd, t5, tr 393.
Sdd, t6, tr 207.


24

gương trước cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền học tập, noi theo.
Người chỉ rõ:
“Cán bộ từ chỉ huy trở xuống phải cố gắng hơn nữa trong
công tác, trong học tập, từ bước đi, từ cái chào cũng phải chính quy
hoá, cán bộ phải tiến trước và làm gương mẫu cho chiến sĩ”29.
2.1.3. Xây đi đôi với chống
- Trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và
qn đội, Hồ Chí Minh ln quan tâm tới hai mặt "xây" và "chống".
Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi bàn về tư cách

của người cách mệnh, Hồ Chí Minh xác định phải xây dựng các đức
tính: Dũng cảm, quyết đốn, phục tùng đồn thể, cần kiệm nhẫn
nại…. Đồng thời phải kiên quyết chống các bệnh hiến danh, kiêu
ngạo. Khi phát hiện ra nhiều lỗi lầm của cán bộ, đảng viên Người
chỉ ra các nội dung cần phải xây là: Trọng lợi ích đồn thể, giữ
nghiêm kỷ luật, sát quần chúng… Đồng thời phải kiên quyết chống
các bệnh: Tham lam, lười biếng, hẹp hịi, ích kỷ, cận thị, bè cánh, xu
nịnh…
- Trong giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, chính uỷ và
chính trị viên quân đội, Hồ Chí Minh căn cứ vào đặc điểm của từng
đối tượng cán bộ, vào yêu cầu của từng trận đánh để xác định cụ thể
cái cần "xây" và cái phải "chống". Khi bàn về tư cách của một
người tướng, Người xác định phải xây dựng tình thương yêu chiến
sĩ gắn liền với chống thói quan liêu, quân phiệt. Đối với đội ngũ,
29

Sdd, t7, tr 426.


25

chính uỷ và chính trị viên, Người nhắc nhở, phải xây dựng ý thức tổ
chức kỷ luật, chống cách phát biểu thiếu công minh.Đối với đội ngũ
cán bộ cung cấp Người chỉ rõ phải xây dựng ý thức cần, kiệm, gắn
liền với chống tham ơ, lãng phí. Đối với đội ngũ cán bộ quân y,
Người nhấn mạnh phải xây dựng tinh thần "lương y như tử mẫu",
chống thái độ thiếu nhã nhặn. Trong Chiến dịch Biên giới, Người
nhấn mạnh phải xây dựng tinh thần cảnh giác cao, chống thái độ
chủ quan khinh địch. Tại Chiến dịch Đường 18, Người xác định
phải xây dựng tinh thần hiếu với dân, kiên quyết chống thái độ "vác

mặt làm quan cách mạng". Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Tây
Bắc và Điện Biên Phủ, Người nhấn mạnh phải xây dựng quyết tâm
chiến đấu cao. Những lời dạy của Bác Hồ thực chất đó cũng là cuộc
vận động "sáu xây, sáu chống" đối với lực lượng vũ trang nói chung
và đối với người chính uỷ và chính trị viên nói riêng.
2.2. Phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cán
bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1. Ham học, cầu tiến bộ
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ quân
đội phải tích cực học tập để nâng cao trình độ năng lực và phẩm
chất đạo đức tốt đẹp cua người quân nhân cách mạng.
+ Người xác định đà là người cán bộ quân đội, người quân
nhân cách mạng thì phải phải thường xuyên học tập và học tập suốt
đời để nâng cao tri thức và đạo đức cách mạng. Học tập phải gắn bó


×