Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở Bình Định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.21 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô. Đầu tiên,
em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Hồng Lưu người đã hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Giáo dục
chính trị trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, thầy giáo chủ nhiệm, các bạn
trong lớp và gia đình đã động viên, góp ý, giúp đỡ em hồn thành khóa luận. Và
đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình từ cơ quan Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bình Định
đã cung cấp những số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng chắc chắn đề tài khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý từ các thầy cơ và các bạn sinh viên cùng những
ai quan tâm đến đề tài này để khóa luận ngày càng được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được kết tinh từ hàng nghìn năm và trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Trong cộng đồng ấy, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang sắc thái riêng, điều
đó làm cho nền văn hóa Việt Nam tuy thống nhất nhưng rất đa dạng, phong phú. Do
vậy, việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng chính là làm cho nền văn hóa của dân tộc
Việt Nam luôn trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Việc Đảng ta chủ trương xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc một phần cũng khơng
ngồi mục đích ấy.


Tuy nhiên, trong thực tế, cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc – tộc người không phải là chuyện đơn giản.
Đặc biệt là đối với những dân tộc có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc như dân tộc
Chăm, nhưng do những biến động của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian và một
phần do sự vô ý thức của con người đã và đang bào mịn các giá trị văn hóa ấy thì
cơng tác bảo tồn lại càng cần được quan tâm, chú trọng hơn bao giờ.
Văn hóa Chămpa là một nền văn hóa có nhiều đóng góp làm phong phú bản
sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Về khơng gian, văn hóa
Chămpa có mặt từ đèo Ngang (Quảng Bình) chạy dọc theo miền Trung đến bờ sơng
Đồng Nai (Bình Thuận), lan tỏa lên cao ngun và vươn ra các hải đảo. Về thời
gian, văn hóa Chămpa để lại dấu tích từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XVIII, sau đó
hịa nhập vào nền văn hóa chung của cộng đồng Việt Nam. Một trong những vùng
đất chiếm vị trí trí quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển văn hóa Chămpa là
Vijaya (Bình Định) – Đây là vùng đất định đô của vương quốc cổ Chămpa từ thế kỷ
XI đến thế kỷ XV. Và là một giai đoạn phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, là một
trong những cái nôi nuôi dưỡng và phát triển văn hóa Chămpa (văn hóa Vijaya).
Trên vùng đất này, văn hóa Chămpa đã để lại dấu ấn khá đậm gồm nhiều loại hình,
với số lượng phong phú trong một thời gian dài. Vì vậy, việc làm sáng tỏ những giá
trị đặc trưng của văn hóa Chămpa, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải
2


pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình
Định hiện nay trở thành vấn đề nghiên cứu thú vị, có ý nghĩa cấp thiết. Đó chính là
lý do tơi chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình
Định hiện nay làm đối tượng nghiên cứu khoa học cuối khóa của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trình bày những giá trị đặc trưng của văn hóa Chămpa ở Bình Định; nêu lên
thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Xác định cơ sở khoa học của vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
nói chung và những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Chămpa ở Bình Định nói riêng.
Nêu được thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở
tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Chămpa.
Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bình Định
Phương pháp nghiên cứu: Để hồn thành được mục đích, nhiệm vụ của đề
tài đặt ra, đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm cơ bản của
Đảng ta về văn hóa và xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp được
sử dụng chủ yếu là: so sánh, phân tích và tổng hợp tài liệu, trừu tượng hóa và khái
quát hóa, sự thống nhất giữa logic và lịch sử, v.v.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Văn hóa và giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định.
3


Chương 2: Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các giá trị

văn hóa Chămpa dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đáng lưu ý là các cơng
trình nghiên cứu như: “Phát huy giá trị văn hóa Chăm đề phát triển du lịch tỉnh
Ninh Thuận” của Phan An, Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng, số 62, 2005; “Di
sản văn hóa Champa trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc” ở miền trung” của Đoàn Tuấn Anh, Sinh hoạt lý luận, số 3, 1997; Tháp
cổ Chăm Pa – huyền thoại và sự thật của Ngô Văn Doanh, Nxb Văn hóa thơng tin,
Hà Nội, 1994; Văn hóa Chămpa của Ngơ Văn Doanh, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà
Nội, 1994; Văn hóa cổ Chăm Pa của Ngơ Văn Doanh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội, 2002; Lễ hội chuyển mùa của người Chăm của Ngơ Văn Doanh, Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh, 2006; Thành cổ Chămpa – những dấu ấn của thời gian của Ngô Văn
Doanh, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2014; Văn hóa – Xã hội Chăm _ Nghiên cứu và đối
thoại của Inrasara, Nxb Văn học, Hà Nội, 2008; “Cần đánh giá xác đáng phong
cách Bình Định trong nghệ thuật Chămpa” của Lê Viết Thọ, Văn học nghệ thuật, số
4, 2003; Giữ gìn những kiệt tác kiến trúc trong nghệ thuật Chăm của các tác giả
Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội, 2000; Văn hóa Chăm – Nghiên cứu và phê bình của Sakaya, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội, 2010; v.v.
Các cơng trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên đã ít nhiều khắc họa được
những nét độc đáo diện mạo văn hóa Chămpa, nhưng việc nghiên cứu những giá trị
đặc trưng của văn hóa Chămpa ở Bình Định, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định thì chưa
được đề cập thỏa đáng. Dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của các tác giả đi
trước, đồng thời với sự nỗ lực tìm tịi học tập và nghiên cứu của bản thân, khóa
luận đã đi vào tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định hiện nay.

4


NỘI DUNG

Chương 1: VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂMPA
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Văn hóa và giá trị văn hóa
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
Có rất nhiều cách hiểu về văn hóa và cũng có hàng trăm định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Tùy theo góc độ tiếp cận, quan điểm và trình độ tư duy mà cách
hiểu về văn hóa cũng khác nhau, ln biến đổi. Đến nay, vấn đề định nghĩa văn hóa
vẫn chưa có sự thống nhất.
Ở phương Đơng, từ “văn hóa” đã xuất hiện trong đời sống từ rất sớm:
“Trong ngôn ngữ cổ của Trung Quốc, văn là một từ dùng để chỉ cái vẻ ngoài
(cái được biểu hiện ra bên ngồi). Ví dụ mặt trăng, mặt trời, mây mưa sấm chớp ...
là văn của Trời; vằn lông, màu lông là văn của muôn thú. Văn của con người là lời
nói hay, đẹp ...; văn của xã hội là điển chương, chế độ, phong tục, đạo đức, ... thể
hiện quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng xã hội nhất định.
Hóa là dạy dỗ, sửa đổi phong tục (giáo hóa)” [7, tr. 5].
Khổng Tử cũng đã nói đến “văn” mà sau này Tn Tử, học trị của ơng đã
giải thích: văn là cái ngụy tức là cái do con người tạo nên chứ khơng tự nhiên mà
có. Như vậy, “văn là cái bên ngồi, khơng phải hồn tồn tự nhiên mà có, nên có
thể sửa sang, trau dồi. Con người có thể làm cho cái chất tự nhiên thành có văn,
thành đẹp đẽ hơn, do tác dụng của giáo hóa” [7, tr. 6].
Từ văn hóa được dùng ở một số nước phương Đông hiện nay (Nhật Bản,
Trung Quốc, Việt Nam, ...) lại là một từ của người Nhật dịch từ culture trong ngôn
ngữ phương Tây và truyền sang Trung Quốc, rồi sang Việt Nam khi các nhà nho
duy tân đọc và dịch tân văn, tân thư Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX.
Ở phương Tây, để chỉ văn hóa, người Pháp và người Anh dùng từ culture,
người Đức dùng từ kultur, người Nga dùng từ kultura. Người La Mã dùng từ
cultura và cultus là để chỉ việc gieo trồng. Gieo trồng ruộng đất là “agri cultura”,
gieo trồng tinh thần là “animi cultura”. Vậy từ cultus hoặc cultura là văn hóa với
hai khía cạnh, thứ nhất là: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên; thứ
5



hai là giáo dục, đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ khơng cịn là con vật tự nhiên
và có những phẩm chất tốt đẹp.
Ở Việt Nam, từ văn hóa xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thế kỷ XX. Trước
đó, có xuất hiện từ “văn hiến” tương ứng với văn hóa được dùng trong bài “Bình
Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn
hiến đã lâu”. Văn hiến ở đây dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có
tài đức chuyển tải (văn là văn hóa, hiến là hiền tài).
Người đầu tiên ở Việt Nam đưa ra ý niệm về văn hóa, có lẽ là Đào Duy Anh,
trong “Việt Nam văn hóa sử cương”, viết xuất bản năm 1938. Ơng viết: “Người ta
thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế
mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy.
Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh
hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm
thường lại không ở trong phạm vi văn hóa hay sao. Hai tiếng văn hóa chẳng qua là
chỉ chung tất cả phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng:
Văn hóa tức là sinh hoạt”. Theo ông, những phương diện của tri thức (khoa canh
nông, pháp lý, nghệ thuật sân khấu, cách đúc nồi, cách dựng nhà, cách nấu cơm,
kiểu áo, dân khí) biểu hiện những trạng thái gọi là sinh hoạt vật chất (việc cày
ruộng, việc đi kiện, việc ca múa, sự đúc nồi, sự dựng nhà, sự nấu cơm, cái áo, đồn
biểu tình) .Và đồng thời những phương diện khác của tri thức như triết học, tôn
giáo, cũng chẳng đã biểu hiện những trạng thái sinh hoạt gọi là tinh thần như suy
nghĩ, tín ngưỡng.
Hồ Chí Minh cũng đã từng nghiên cứu về văn hóa và vai trị của nó đối với
đời sống con người. Theo Bác: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu

hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Như vậy theo Bác, văn hóa là những sản phẩm mà
con người sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho chính con người. [20, tr. 409]
6


Trong bản Tun bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do
UNESCO chủ trì năm 1982 (Mêhicô), tổ chức này cũng đã bổ sung vào hệ thống
các khái niệm về văn hóa bằng một định nghĩa khá chi tiết: “Văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,
tìm tịi khơng biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
mới mẻ, những cơng trình vượt trội bản thân”.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của lồi người, bao gồm tất cả các giá trị vật
chất và tinh thần mang giá trị lịch sử – văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được tạo ra và
phát triển trong quan hệ tác động qua lại giữa con người và xã hội, văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa.
1.1.2. Tính chất, chức năng của văn hóa
1.1.2.1. Tính chất của văn hóa
a) Tính hệ thống
Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết
với nhau. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ. Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa,
với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được
chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã

hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi trường tự
nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người
Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn hóa).
b) Tính giá trị
Trong từ “văn hóa” thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp” (giá trị), hóa là “trở thành”,
văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa là một hệ thống của
các giá trị vật chất và tinh thần. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
7


người. Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa
hoặc những hiện tượng phi văn hóa.
Các giá trị văn hóa theo chất liệu có thể chia thành: giá trị vật chất và giá trị
tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành: giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị
thẩm mĩ (chân, thiện, mĩ); theo thời gian có thể chia thành: giá trị vĩnh cửu và giá
trị nhất thời. Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị đã lỗi thời, giá trị
hiện hành và giá trị đang hình thành. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho
phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị
của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn
hoặc tán dương hết lời.
Nhờ vậy mà về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều
hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Về mặt lịch đại, cùng một
hiện tượng vào những thời điểm lịch sử khác nhau sẽ có thể có hay khơng có giá trị
tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn. Muốn kết luận một hiện
tượng, sự vật có thuộc phạm trù văn hóa hay khơng phải xem xét mối tương quan
giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của chúng. Việc nhận định, đánh giá một nhân
vật, một sự kiện hay một hiện tượng,... đều địi hỏi phải có một tư duy biện chứng.
“F. Engels trong “Chống Đuyrinh” cũng đã từng nói rằng “nếu khơng có chế độ nơ
lệ cổ đại thì khơng thể có chủ nghĩa xã hội hiện đại”, bởi lẽ nhờ nó tạo ra sự phân
công lao động trên một quy mô rộng lớn mà nền văn minh Hy Lạp được hình

thành. Mà – như F. Engels giải thích – “nếu khơng có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế
quốc La Mã thì khơng thể có châu Âu hiện đại được”. Áp dụng vào Việt Nam, việc
đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn,...
đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế”. [33, tr. 24]
c) Tính lịch sử
Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong
một q trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một
bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến
hành phân loại và phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền
thống (truyền: chuyển giao, thống: nối tiếp) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh
8


nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là
những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những
khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian
và thời gian và được cố định hố dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập qn, nghi lễ,
luật pháp, dư luận,...
d) Tính nhân sinh
Văn hóa do con người sáng tạo. Nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm
hoạt động thực tiễn của con người. Nói cách khác, văn hóa là cái tự nhiên đã được
biến đổi dưới tác động của con người, là “phần giao” giữa tự nhiên và con người.
Tính chất này cho phép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu
ấn sáng tạo của con người (như các tài ngun khống sản trong lịng đất như: than
đá, dầu mỏ, kim loại,...). Sự tác động của con người đối với tự nhiên có thể mang
tính vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ, tạc tượng, làm gốm
sứ,...) hoặc mang tính tinh thần (như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh
quan thiên nhiên: động Phong Nha Kẻ Bàng, núi Ngũ Hành Sơn, hịn Vọng Phu,...).
1.1.2.2. Chức năng của văn hóa

a) Chức năng giáo dục
Văn hoá là những chuẩn mực xã hội, là những khn mẫu xã hội được tích
luỹ trong q trình lâu dài của mỗi cộng đồng dân tộc; nó được cố định hố dưới
dạng ngơn ngữ, biểu tượng, phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, đạo đức,... Tất
cả những yếu tố trên cấu thành một nền văn hoá nhất định; nó có vai trị quyết định
trong việc hình thành nhân cách, lối sống, nếp nghĩ, cách đối nhân xử thế,... của các
thành viên trong cộng đồng.
Xét về bản chất, văn hoá là nội dung của giáo dục và cũng là mục tiêu của
giáo dục. Các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để
gìn giữ và phát triển văn hố bởi phát triển văn hố chính là động lực để phát triển
xã hội. Với ý nghĩa ấy, UNESCO đã nêu ra 4 trụ cột (mục tiêu, nguyên lý) của nền
giáo dục tương lai cho nhân loại là:
(1) Học để biết.
(2) Học để làm.
(3) Học để cùng chung sống.
9


(4) Học để làm người, học để tự khẳng định mình.
Bốn mục tiêu trên đã bao hàm trong nó dường như đầy đủ các thuộc tính của
văn hố: tri thức, quan hệ, phát triển và hoàn thiện, ý thức về cái bản ngã.
Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định
là truyền thống văn hóa mà cịn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị
này tạo thành một hệ thống các chuẩn mực mà con người hướng tới. Với chức năng
giáo dục, văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như
lịch sử nhân loại.
Đây là chức năng bao trùm nhất, cơ bản nhất và mang tính quyết định. Bởi
nhờ chức năng giáo dục của văn hố mà con người có thể tồn tại, phát triển, hoàn
thiện trong trạng thái cân bằng động với thiên nhiên và xã hội.
b) Chức năng liên kết xã hội

Cùng với tư cách là một giá trị, văn hố cịn đồng thời là những hình thái
hoạt động đặc thù có chức năng liên kết xã hội rất hiệu quả, chẳng hạn:
Lễ hội là nơi gặp gỡ, giao lưu rộng rãi của vùng, miền, quốc gia,... Thông qua lễ
hội, con người ngày càng xích lại gần nhau, đồng cảm với nhau trong cuộc sống hơn.
Giỗ, Tết cũng là nơi tụ họp gia đình, gia tộc và hàng xóm láng giềng; nó giúp
cho con người có thể bỏ qua những bất hồ để tìm ra tiếng nói chung về huyết
thống hoặc tình làng nghĩa xóm truyền thống.
Phong tục tập qn giống như một chất keo gắn bó các thành viên trong
cộng đồng với nhau, ở một mức độ nào đó nó cịn có khả năng điều tiết hài hồ các
mối quan hệ, góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.
Tín ngưỡng cũng là một hình thái hoạt động góp phần giáo hố con người rất
có hiệu quả. Con người đến với tôn giáo để hướng thiện, phục thiện, hành thiện và
đó chính là động lực hướng con người đến với những hành động tốt đẹp.
Có thể nói, tất cả các hình thái hoạt động văn hố lành mạnh đều có chức
năng liên kết xã hội và cải tạo con người.
c) Chức năng thẩm mỹ
Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người cịn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới
cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa
phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hố là sự sáng tạo của con người theo
10


quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự
sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này
của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu
trong mỗi người.
Như vậy, nói đến văn hố tức là nói đến cái đẹp. Vơ cảm trước cái đẹp thì
chỉ cịn lại thứ đầu óc tỉnh táo tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ.
d) Chức năng giải trí
Sống là một quá trình hoạt động liên tục của con người, trong đó dù là hoạt

động cơ bắp hay hoạt động tinh thần thì sức chịu đựng của con người là có giới
hạn. Khi đã tới cái giới hạn nào đó thì con người có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí để phục hồi sức lao động của mình. Nghỉ ngơi thư giãn ở đây không chỉ
thuần tuý là thả lỏng cơ bắp, mà nó cịn là sự thay đổi hình thái hoạt động, đó chính
là hoạt động văn hố. Các hoạt động văn hố này có nhiều hình thức phong phú, đa
dạng như: câu lạc bộ, nhà văn hoá, lễ hội, du lịch, thi đấu thể thao, v.v.
Hoạt động giải trí của văn hố ln mang ý nghĩa thư giãn về tinh thần, do
đó ngay trong chức năng giải trí nó đã bao hàm cả chức năng giáo dục, chức năng
liên kết xã hội, ...
e) Chức năng dự báo
Bản chất của hoạt động văn hoá là hoạt động trí tuệ, hoạt động sáng tạo; vì
vậy trong q trình hoạt động văn hoá, con người dần dần phát hiện ra những quy
luật của tự nhiên, quy luật của xã hội, quy luật của con người. Những khám phá đó
mở rộng tầm hiểu biết, khả năng phán đoán, suy luận và trí tưởng tượng của con
người. Nhờ các khả năng trên, con người có thể dự báo về thiên nhiên, xã hội, con
người một cách khoa học và xây dựng được các phương án thích ứng cho sự tồn tại
của chính mình.
Những dự báo của văn hố vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn
cao, nó giúp cho con người ngày càng cộng sinh tốt hơn với môi trường tự nhiên và
mơi trường xã hội.
Như vậy, văn hố là hoạt động sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, nó tạo nên
một thiên nhiên thứ hai, một mơi trường thứ hai ni dưỡng con người. Với ý nghĩa
đó, văn hoá đồng thời thực hiện nhiều chức năng như là những tác nhân góp phần
11


quan trọng vào việc hình thành, phát triển và hồn thiện con người văn hoá. Con
người văn hoá thường xuyên được các chức năng văn hoá chi phối, điều chỉnh một
cách vừa tự giác vừa khơng tự giác. Nói cách khác, khi nào con người thoát li khỏi
các hoạt động văn hoá tức là khi ấy con người đã tha hố. Tìm hiểu các chức năng

của văn hố sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của văn hố và vị trí, vai trị
của văn hố trong đời sống xã hội; đặc biệt là tầm văn hoá trong các sáng tác nghệ
thuật như: văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, v.v.
Cách phân chia các chức năng trên của văn hóa chỉ mang tính tương đối. Các
chức năng của văn hố ln có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy khơng nên
tuyệt đối hố vai trị của một chức năng nào. Có thể, trong những trường hợp cụ
thể, cần nhấn mạnh chức năng giáo dục bởi nhờ chức năng này, văn hoá tạo nên sự
phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Các chức năng khác là
các phương diện, các lĩnh vực có vai trị cụ thể hố chức năng giáo dục. Hiểu biết
đầy đủ về các chức năng của văn hố chính là khẳng định mục tiêu cao cả của văn
hố: văn hố vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện của con người.
1.1.3. Giá trị và giá trị văn hóa
Giá trị (Value) là một khái niệm của nhiều bộ mơn khoa học khác nhau như
tốn học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hoá học..., do vậy trong mỗi bộ môn
khoa học, khái niệm này mang những hàm nghĩa khác nhau.
Theo Từ điển Hán – Việt, giá: giá trị quy thành tiền; trị: vật giá. Giá trị là có lợi
ích về một mặt nào đó; là tác dụng, hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.
Giá trị (trong Tốn học) là đại lượng có thể thay đổi được.
Trong Kinh tế học, giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật
trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người. Giá trị kinh tế của sự vật liên
quan mật thiết đến ba mặt chính yếu của nhu cầu là sản xuất, tiêu thụ, sở hữu của
chủ thể kinh tế ở bất kỳ cấp bậc nào (cá nhân, công ty, nhà nước, tồn thế giới).
Các sự vật có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người ở dạng đơn lẻ, riêng biệt,
nhưng giá trị của chúng được liên kết lại thành hệ thống thông qua sự tương tác của
các nhu cầu chính yếu nói trên.
12


Thực ra, giá trị là một khái niệm có ngoại diên khá rộng. Giá trị là kết quả
thẩm định đối tượng trên các thang độ: lợi – hại (giá trị sử dụng), tốt – xấu (giá trị

đạo đức), đẹp – xấu (giá trị thẩm mĩ). Giá trị sử dụng có thể cụ thể hoá bằng các
thang độ như: giàu – nghèo (phú), sang – hèn (quí), sống lâu – chết sớm (thọ), khơn
– dại (trí),… Giá trị đạo đức có thể cụ thể hóa bằng các phạm trù như trung, hiếu,
thảo, hiền, nhân, lễ, nghĩa,… Giá trị thẩm mĩ có thể cụ thể hoá bằng các thang độ
như đẹp – xấu, hay – dở, thích – chê,… Như thế, khơng chỉ các đồ vật, sách vở, tác
phẩm nghệ thuật mới là giá trị, mà cả truyền thống, nếp sống, chuẩn mực, tư
tưởng, thiết chế xã hội, biểu trưng, thông tin,… đều là giá trị. Không chỉ các sản
phẩm vật chất hay tinh thần mới là giá trị, mà cả các hoạt động, cơng nghệ, qui
trình, phương thức, quan hệ,… đều có thể xác định như các giá trị.
“Giá trị” là khái niệm có độ bao quát rất lớn bởi nó mang tính tương đối.
Chủ nghĩa Mác coi giá trị là hiện tượng xã hội đặc thù, là một số biểu hiện của các
quan hệ xã hội và của mặt tiêu chuẩn đánh giá trong ý thức xã hội. Mặt tiêu chuẩn
đánh giá của ý thức xã hội phản ánh tính chất thế giới quan của ý thức đó, nhưng
khơng vạch ra một cách đầy đủ thế giới quan ấy. Nói cách khác, không nên quy thế
giới quan vào một quan điểm giá trị nào.
Ở góc độ Văn hóa học, giá trị được hiểu theo những ý nghĩa như sau:
Với tư cách là sản phẩm của văn hóa, thuật ngữ giá trị có thể quy vào những
mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những
trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lơi cuốn và
nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mơ tả
đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa
học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới
hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá
trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta
thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá
trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá.
13



Giá trị, giá trị văn hố là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết
tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người. Cho nên, quan
điểm cho rằng văn hoá hay giá trị văn hoá chỉ là lĩnh vực đời sống tinh thần thơi thì
chưa thật thoả đáng.
Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện,
mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hố nói ở đây
là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của mỗi xã hội.
Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại
có vai trị định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người
trong các xã hội ấy. Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trị định
hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối
quan hệ đa chiều của con người. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các
mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội.
Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia,...) bao giờ cũng tạo
nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác
động hữu cơ với nhau. Chúng ta nói hệ giá trị hay bảng giá trị văn hố của mỗi
cộng đồng thì thường hàm hai ý nghĩa: Thứ nhất, các giá trị riêng lẻ liên kết nhau
tạo nên một hệ thống các giá trị; thứ hai, có sự sắp đặt trước sau, độ nhấn về tầm
quan trọng của từng nhân tố giá trị trong một bảng giá trị. Ví dụ, với người Việt
Nam thì chủ nghĩa yêu nước là nhân tố hàng đầu trong bảng (hệ) giá trị dân tộc,
nhưng với người Nhật Bản hay một số dân tộc khác thì có thể chủ nghĩa yêu nước
lại được xếp ở các vị trí khác,... Thường thì nhiều dân tộc đều có chung những giá trị,
như yêu nước, cần cù, tính cộng đồng..., tuy nhiên, trong từng hệ giá trị của mỗi dân
tộc thì việc xếp đặt thứ tự ưu tiên, độ nhấn của từng yếu tố giá trị ấy trong bảng giá trị
thì có thể khác nhau.


14


Tóm lại, giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác
định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp
hay xấu... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản
thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong q trình trưởng
thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tơn giáo, giao tiếp xã hội...và
thơng qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị
của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở
từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số
các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn
như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng ln ln thay đổi và ngồi
xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân
từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân
mình với tinh thần cộng đồng.
1.2. Văn hóa Chămpa ở tỉnh Bình Định
1.2.1. Khái quát lịch sử Chămpa giai đoạn Vijaya – Bình Định
Vào cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, dân tộc Chămpa đã dời đô từ Sinhappura
(Quảng Nam) về Vijaya (Bình Định). Ngồi sự phát triển tự thân của dân tộc
Chămpa ra, lúc đó ở phía Bắc dân tộc Việt (kinh) sau gần X thế kỷ chống phong
kiến phương Bắc đã giành độc lập và bắt đầu tạo sức mạnh để giữ nền độc lập dân
tộc. Phía Nam, đế quốc Khmer ra đời từ những thế kỷ trước. đến giai đoạn này trở
nên cường thịnh dưới vương triều Suryavarmanr I ln tìm cách mở rộng lãnh thổ
về vùng đất phía nam của dân tộc Chămpa. Có lẽ vì những lý do đó, dân tộc
Chămpa đã dời đô về vùng đất trung tâm của vương quốc là Vijaya để thuận lợi
hơn trong việc quản lý và bảo vệ cả hai miền đất phía Bắc và phía Nam của mình.
Việc dời đơ từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XI đã mở đầu thời kỳ mới của dân tộc
Chămpa mà các nhà nghiên cứu gọi là thời kỳ Vijaya.
Thời kỳ Vijaya bắt đầu từ thế kỷ XI và kết thúc vào cuối thế kỷ XV với

nhiều triều đại và nhiều bước thăng trầm. Có thể khái quát thời kỳ Vijaya của
vương quốc Chămpa như sau:

15


Với vị trí nằm giữa vùng đất người Chămpa quản lý, châu Vijaya sớm có mặt
và ổn định. Khi kinh đô của vương quốc được dời về đây, vùng đất này đã trở thành
trung tâm của đất nước và thăng trầm theo đất nước Chămpa.
Từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII, mặc dù vùng đô mới của người Chămpa
mới được xác lập, nhưng nhà Lý đã hai lần tiến quân vào Vijaya (năm 1044 và năm
1069), một phần đất phía Bắc của dân tộc Chămpa sáp nhập vào lãnh thổ chung của
dân tộc Việt. Từ đầu thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII là cuộc đấu tranh gần 100 năm
bảo vệ độc lập của dân tộc Chămpa chống đế quốc Khmer. Trong cuộc đấu tranh
này đã có lúc vùng đất Vijaya bị sáp nhập vào đế quốc Khmer thành bộ phận thuộc
một tỉnh của vương quốc này. Mãi đến đầu thế kỷ XIII, nhà nước Chămpa mới dần
ổn định và phát triển. Nhưng những năm cuối của thế kỷ XIII, người Chămpa phải
sát cánh cùng người Việt tiến hành kháng chiến chống sự bành trướng của đế quốc
Nguyên – Mông xuống phương Nam.
Thế kỷ XIV là giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước Chămpa. Trong
giai đoạn này, dân tộc Chămpa có quan hệ khăng khít với dân tộc Việt mà đỉnh cao
là cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân đời nhà Trần với vua Jayavaman.
Cuối thế kỷ XIV, nhà nước Chămpa phát triển đến cực thịnh, đã ba lần tiến quân
vào đại phá kinh thành Thăng Long của nước Đại Việt. Đến thế kỷ XV là thời gian
chiến tranh liên miên nhằm giành quyền quản lý lãnh thổ, dẫn đến việc đánh chiếm
Vijaya chấm dứt vào năm 1471.
Với bề dày gần 5 thế kỷ, là trung tâm kinh tế, chính trị của dân tộc Chămpa,
trải qua sự quản lý của nhiều triều đại và chịu đựng những bước thăng trầm của xã
hội, nhưng bằng sự khéo léo của mình, người Chămpa tận dụng điều kiện tự nhiên
thuận lợi đã kiến tạo, xây dựng lại đất nước. Sáng tạo đó đã khẳng định bản sắc văn

hóa của dân tộc mình bằng những cơng trình được xây dựng; tạo nên văn hóa
Chămpa rực rỡ trong lịch sử. Qua những bước thăng trầm của lịch sử, vùng đất
Vijaya với vai trị trung tâm của nó, mỗi khi có điều kiện bùng lên sức sống mới,
với những cung điện, thành quách được xây dựng, nhiều đền tháp xuất hiện, các
ngành sản xuất thủ công, các lễ hội,... lại được trỗi dậy tạo nên gương mặt mới, đa
dạng, phong phú, đã để lại dấu ấn trên mảnh đất Bình Định ngày nay.
1.2.2. Những giá trị đặc trưng của văn hóa Chămpa
16


1.2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
Theo các sử liệu thì trong quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ
đã cho xây dựng khá nhiều đền đài, nhưng trải qua nhiều thời gian đấu tranh tồn tại,
cộng thêm sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, con người,… cho đến nay trên
vùng cư trú xưa của họ chỉ còn lại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp. Bình
Định là trung tâm văn hóa chính trị lớn thứ hai của Chămpa. Với 8 cụm di tích tháp
với 14 tháp trải trên ba huyện và một thành phố: Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và
Quy Nhơn. Các cụm tháp ở tỉnh duyên hải miền Trung này có các đặc điểm được
xây dựng cách nhau khơng xa và xoay quanh thành Đồ Bàn (nay là thành Hoàng
Đế ở Nhơn Hậu, An Nhơn).
Niên đại của các tháp Chăm được xác định là từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.
Với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tộc người Chăm kéo dài 5 thế
kỷ (XI – XV), cho đến nay, các di tích văn hóa Chăm cịn lại ở Bình Định vơ cùng
phong phú về loại hình, chất liệu, kích cỡ, tạo ra một giá trị đặc sắc trong dòng
chảy của lịch sử văn hóa. Để tạo nên bản sắc riêng của văn hóa Chăm ở Bình Định,
có thể nói nhờ hai yếu tố: Một là, yếu tố truyền thống của văn hóa Chăm được xây
dựng, phát triển trên một ngàn năm từ tín ngưỡng bản địa của người Chăm kết hợp
với sự hội nhập của văn hóa Ấn Độ. Hai là, yếu tố văn hóa bên ngồi ảnh hưởng
đến văn hóa Chăm trong giai đoạn lịch sử này. Cùng với lát cắt lịch sử của thời kỳ
Vijaya (Bình Định), trong khu vực này nhiều tộc người đã xây dựng nên bản sắc

văn hóa riêng độc đáo. Đặc biệt, hai nền văn hóa gần gũi như văn hóa Thăng Long
của Đại Việt (Lý – Trần) và văn hóa Khơme (Ăngko Vát – Ăngko Thom) đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành một phong cách nghệ thuật trong các di tích văn
hóa Chăm ở Bình Định. Sự ảnh hưởng của văn hóa Đại Việt thể hiện qua các mối
giao lưu văn hóa diễn ra trong suốt thời kỳ Lý – Trần mà đỉnh cao của nó là sự liên
minh chống quân Nguyên xâm lược vào cuối thế kỷ XIII và cuộc hôn nhân giữa
công chúa nhà Trần Huyền Trân với vua Chămpa Chế Mân (Jaya Vacrman II). Sự
ảnh hưởng của văn hóa Khơme là hằng số, bởi hai nền văn hóa này có nguồn gốc
cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Đặc biệt hơn, trong thời kỳ Vijaya, người
Chăm đã nhiều lần tiến quân vào đất Khơme và thủ đô ĂngKo (người Khơme đã
17


biến vùng đất này thành thuộc địa của đế quốc Ăng Ko khoảng cuối thế kỷ XII đầu
thế kỷ XIII). Họ đã tiếp thu văn hóa, ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu đậm.
Có nhiều tháp đẹp được tìm thấy ở thủ đơ cổ này như: Tháp Bạc (cịn gọi là
tháp Bánh Ít) tọa lạc tại xã Nhơn Hịa, huyện An Nhơn, cụm tháp này được xây
dựng vào thế kỉ thứ XI trên một ngọn đồi cao, nên từ xa trông rất hùng vĩ; tháp
Bình Lâm tọa lạc tại thơn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Trung Phước, được xây
dựng vào thế kỉ thứ XI; tháp Cánh Tiên còn gọi là tháp Đồng hay tháp con Gái
được xây dựng vào thế kỉ thứ XII tọa lạc tại thôn Nhơn Hậu, huyện An Nhơn;
tháp Phú Lốc - còn gọi là Tháp Vàng được xây dựng thế kỉ thứ XII thuộc xã Nhơn
Thận, huyện An Nhơn; tháp Thủ Thiện tọa lạc tại xã Thủ Thiện, huyện Tây Sơn,
được xây dựng vào thế kỉ XII; Tháp Dương Long (còn gọi là Tháp Ngà) gồm 3
ngọn tháp đẹp nhất của khu vực Bình Định, chạm trổ rất độc đáo được xây dựng
vào thế kỉ XII; v.v.
Ngồi ra, mang đậm dấu ấn văn hóa Chămpa cịn có di tích Thành cổ Đồ
Bàn nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam
Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu. Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc
Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000. Trong các sử liệu thường

phiên âm là Đồ Bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.
1.2.2.2. Tín ngưỡng, tơn giáo
Có thể nói tín ngưỡng của người Chăm phong phú và đa dạng, là bộ phận
cấu thành nền văn hóa Chămpa, nó thấm đượm và tiềm ẩn trong các loại hình nghệ
thuật, nó chi phối sâu sắc trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau: tín ngưỡng sơ khai, tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng
liên quan đến sản xuất nơng nghiệp, lễ nghi vòng đời người. Dù cuộc sống hiện đại
thay đổi khá nhiều song hiện nay trong đời sống người Chăm vẫn tồn tại hình thức
tơ tem giáo. Tín ngưỡng ấy được thể hiện trong các lễ nghi liên quan đến vòng đời
người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới, đám tang, ...; lễ nghi liên quan đến
cúng tế nông nghiệp như cúng thần lúa (Yang Sri), lễ xuống cày, ... Cùng với các
nghi lễ đó, người Chăm tơn thờ các vị thần sông, thần núi, thần mặt trời, thần đất,...
18


Tơn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng
chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Ấn Độ giáo ở Chămpa chủ yếu là Siva giáo, tức là đạo thờ thần Shiva và có ảnh hưởng của các yếu tố tơn giáo bản địa
như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu tượng chính của tơn giáo Si-va của người
Chăm là linga, mukhalinga, jatalinga, linga chia tầng và kosa.
Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại diện cho
Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá để thờ ở trung
tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm
tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức là Shiva.
Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh Shiva dưới
dạng hình người hay hình khn mặt.
Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của Shiva là
kiểu tóc búi.
Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba thể của
thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình lập phương, tượng
trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu;

và phần trên cùng, có hình trịn, đại diện cho Shiva.
Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho linga. Việc
hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trưng độc đáo của đạo Si-va
của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho các kosa đặc biệt cũng theo
cách họ tự đặt tên cho các linga.
Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ
thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng
Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chămpa
thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo.
Từ thế kỷ X, Ấn Độ giáo lại trở thành tơn giáo chính của Chăm Pa. Một số
nơi vẫn cịn lưu giữ những cơng trình tơn giáo và cũng là các cơng trình kiến trúc
và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và
Tháp Mẫm.
19


Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chămpa từ sau thế kỷ thứ 10, nhưng chỉ sau
năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ thứ 17 thì hồng gia
Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và
khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo
đạo Hồi. Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người
Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo.
1.2.2.3. Lễ hội
Lễ hội Chămpa có cơ cấu đa dạng và phong phú, thể hiện ở tất cả các loại
hình: Lễ hội tơn giáo tín ngưỡng, lễ hội dân gian, lễ hội nơng nghiệp, lễ hội lịch
sử… lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng hội tụ tương đối đầy đủ những giá
trị văn hóa tinh thần Chămpa.
Lễ hội Ka tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của đồng bào Chăm cũng như cư
dân các địa phương có di tích Chăm, không phân biệt tộc người. Đây là dịp để toàn
cộng đồng tưởng nhớ các vị anh hùng, danh nhân dân tộc có cơng khai phá xứ sở

lập nghiệp tổ tơng. Đó là nữ thần Pơ Nưgar, các vị có công lớn trong phát triển
nông nghiệp như Pô Klong Girai, Pô Rôme, Pô Dâm, Pô Sah Inư. Cơ hội nguyện
cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc. Đây cịn là dịp
để đồng bào Chăm, đồng bào Kinh, đồng bào Raglai giao lưu thân thiện, thắt chặt
thêm mối tình đồn kết vốn có giữa các dân tộc. Có lễ chỉ thực sự đẫm mình trong
khơng khí ngày hội mới cảm nhận được những giá trị nhân văn cao cả từ trong di
sản và con người Chămpa.
Lễ hội Chămpa cịn là hình thức bảo lưu rất hữu hiệu những di sản nghệ
thuật truyền thống. Trong lễ hội cộng đồng không bao giờ thiếu vắng sự tham gia
diễn tấu của các loại nhạc cụ, các giai điệu múa tập thể, múa đơn, múa kép (như
múa quạt, múa khăn, múa đội nước, thậm chí cả múa voi, múa hát lý vãi chài…) và
các trò diễn xướng dân gian (thể hiện bằng những hình thức kể, có động tác múa,
kết hợp với âm nhạc). Ở một số làng Chăm còn tổ chức thi đấu các trò chơi truyền
thống, thể thao, văn nghệ, triễn lãm các sản phẩm làng nghề, hội thi thợ giỏi…
dường như toàn bộ di sản văn hóa nghệ thuật cũng như nhân tài, vật lực đã được

20


hình thức hóa, được huy động, được đào luyện và bảo lưu thông qua các hoạt động
lễ hội.
1.2.2.4. Kiến trúc, điêu khắc
Qua những di tích đền đài mà người Chăm để lại dọc dãy đất miền trung Việt
Nam, các nhà nghiên cứu đánh giá là người Chăm đã đạt tới trình độ cao về nghệ
thuật kiến trúc. Vào thế kỉ thứ VII, người Chăm đã biết xây tháp mà hôm nay
những nhà khoa học trên thế giới vẫn thán phục và đặt nhiều câu hỏi xung quanh
nghệ thuật kiến trúc này. Trước hết là về vật lý: tại sao, vào thời điểm chưa có cơng
thức của Newton mà người Chăm lại xây được tháp khá đồ sộ mà không bị lún hay
lệch? Họ đã sử dụng công thức vật lý nào khác? Về hóa học các tháp được xây
bằng gạch nung chín nhưng khơng vữa để làm chất kết dính, như thế thì người

Chăm đã dùng chất gì thay thế? Về kỹ thuật, những viên gạch được đúc với kỹ
thuật cao: rất trơn láng, rắn chắc, và đặc biệt là chống được sự bào mịn của gió
biển. Đó là một kỹ thuật đặc sắc mà hôm nay chúng ta vẫn chưa tìm ra cách đúc
viên gạch chịu đựng được hàng thế kỉ đối với thời tiết khắc nghiệt của duyên hải
miền Trung. Về nghệ thuật xây tháp, các tháp Chăm được đánh giá ngang hàng với
các di tích Angkor của Campuchia hay các đền tháp khác của Đông Nam Á.
Khác hẳn phong cách điêu khắc Ấn Độ và điêu khắc Khmer, điêu khắc
Chăm Pa vươn tới sự hoành tráng, sự lột tả thần thái của hình tượng và chủ đề bằng
cách tạo ra ấn tượng chính cho từng tác phẩm, chứ không đi vào trần thuật, tả thực.
Kiến trúc Chăm, do vậy khơng phải là cái nền cho những hình chạm khắc dày đặc
thể hiện những câu chuyện thần thoại trong tôn giáo Ấn Độ, mà được tôn vinh bởi
những hình chạm được cách điệu chắt lọc từ những hoa văn họa tiết (dây lá và xoắn
ốc), hình học và hình tượng cơ đọng. Vẻ đẹp tháp Chăm là vẻ đẹp ấn tượng, thành
kính, trang nghiêm và mang chiều sâu trí tuệ. Đặc biệt là sự trung thành từ đầu đến
cuối với chất liệu gạch, đá trong kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật chạm khắc đến
nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Hơn một thiên niên kỷ đã đi qua, màu gạch của tháp
không hề phai nhạt, vẫn hài hịa với các hình chạm khắc sắc sảo, sáng rõ. Đền tháp
Chăm là mẫu hình tháp gạch chuẩn mực hiếm có, là di sản văn hóa một đi khơng
trở lại của thế giới.

21


Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc
Chămpa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ
thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu
khắc Chămpa vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế hướng tới tượng trịn của
hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu, trong điêu khắc Chămpa rất
ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù
điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh

tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chămpa mang tính ấn tượng nhiều
hơn là tả thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc
đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chămpa.
1.2.2.5. Văn hóa ẩm thực và trang phục
a) Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực người Chăm có thể khái quát theo công thức: cơm muối,
thịt gà; cơm canh (thường nấu với thịt dê, thịt gà, thịt trâu với cây bạc hà); cơm rau
(thường là các loại rau hái ở rừng, ven sông, đồng ruộng như: bắp chuối, thân cây
chuối non, măng, lá lốt, lá dang, v.v.); cơm nắm (mắm cái và nước mắm) và bánh:
bánh tét (thường theo mơ hình hình trụ – Linga, hình chữ nhật – Yoni); bánh ít
(thường làm bằng bột gạo bên trong có nhân dừa hoặc các loại đậu); bánh chàkun
(làm bằng bột gạo hấp ăn với nước đường hoặc canh thịt dê) và đặc biệt là bánh
Sakaya (thường làm bằng trứng sống rồi hấp chín) đây là món ăn cao q trong các
lễ hội Chăm, không thể thiếu trong các bữa tiệc quan trọng của người Chăm – một
loại bánh đặc trung cho văn hóa ẩm thực Chămpa. Kỹ thuật chế biến thức ăn Chăm
chủ yếu là luộc, nướng, rang và hấp.
b) Trang phục
Người Chăm rất tôn trọng trang phục truyền thống dân tộc nên mới có câu
tục ngữ: “Bất hạnh cho dân tộc nào tìm cách thay đổi trang phục của mình”. Trong
xã hội Chăm, hai hạng người tiêu biểu cho phong tục tập quán dân tộc là phụ nữ và
chức sắc.
Phụ nữ Chăm có trang phục giống như phụ nữ Mã Lai: Áo dại không xẻ tà
và được chui qua đầu lúc mặc, mang váy (khơn) trắng, đội khơn hluh hoặc khăn
22


nhjrơm truyền thống. Áo dài truyền thống không nắn eo như áo dài hiện nay. Sở dĩ
có việc nắn eo này là do ảnh hưởng áo dài người Kinh.
Các chức sắc thuộc tơn giáo Bàni thì mang áo dài trắng, khăn trắng và đầu
chít khăn trắng có viền đỏ. Các chức sắc Bàlamôn cũng mang y phục trắng tương

tựa như chức sắc Bàni, nhưng có khác hơn ở một vài đặc điểm, nhất là cách gài nút
lại ở phía hơng bên phải (chứ không ở khoảng giữa như các chức sắc Bàni).
Nam giới thì mặc áo tương tựa như áo bà ba, nhưng có cổ cao, nút thắt, xẻ tà
và khơng có túi, mặc chăn (khơn) trắng, đầu chít khăn trắng có đăng ten (brwei)
hoặc khăn màu (đối với bơ lão).
Đối với người Chăm Nam bộ, trang phục phụ nữ cũng như Nam giới đã phải
chịu ảnh hưởng sâu đậm của phong cách và văn hóa Ả Rập, trong lúc Chăm H’roi
lại bị lai căng phần nào với trang phục Bana.
1.2.2.6. Chữ viết và văn học nghệ thuật
a) Ngôn ngữ – chữ viết
Tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Nam đảo, là thứ tiếng hiện nay một số dân tộc
thiểu số ở Việt Nam đang dùng: Giarai, Êđê, Churu, Raglai.
Tiếng Chăm là thứ ngơn ngữ có văn tự xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam Á.
Ở cuối thế kỉ thứ II, người ta tìm thấy bia Võ Cạnh ghi bằng chữ Phạn. Thế kỉ thứ
IV, bia Đông Yên Châu thuộc hệ thống bia Mĩ Sơn, chữ Chăm cổ đã xuất hiện. Sau
đó, hai loại chữ này song hành, có mặt trên các bia; mãi đến thế kỉ thứ VIII chữ
Phạn mới hết tồn tại. Từ trước thế kỉ thứ VII, Chăm cũng đã biết sử dụng văn tự để
ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ, bằng chứng là vào năm 609, tướng Lưu Phương
của nhà Đường đánh Lâm Ấp, cướp đi 1350 bộ kinh Phật viết bằng chữ Chăm.
Về chữ viết, đây là thứ chữ ghi âm được vay mượn từ miền Nam Ấn, qua
nhiều biến thể để trở thành chữ Chăm ngày nay.
Có 3 loại chính:
Akhar hayap: gồm các loại chữ khắc trên bia đá.
Akhar rik: chữ hoa.
Akhar thrah: chữ thơng dụng.
Akhar thrah có các lối viết khác là: akhar tor (chữ viết tắt), akhar yok (chữ
khơng có dấu) và akhar galimưng (chữ con nhện, chữ viết thái).
23



Bộ chữ akhar thrah gồm 2 loại kí hiệu khác nhau về chức năng: chữ cái (inư
khar) là hạt nhân và chân chữ (takai akharhay pauh) là kí hiệu phụ để ghép vào hầu
hoàn thành âm tiết.
Bộ chữ akhar thrah gồm 41 chữ cái (35 phụ âm, 6 nguyên âm) và 24 chân
chữ. Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết, ít nhất là một âm tiết và nhiều nhất là 4
âm tiết. Ví dụ: ba (mang), tangin (tay), jalikauw (ong mật), mưhexara (hoàng đạo).
Nhưng phần nhiều các từ từ 3 âm tiết trở lên là từ vay mượn.
Hiện nay, chữ Chăm akhar thrah (truyền thống) trong thực tế chỉ có người
Chăm Ninh thuận và Bình Thuận (khoảng trên 100.000 người) đang sử dụng. Chăm
Hroi cũng như Chăm Miền Nam (Chăm Islam) và Chăm Khmer – Islam
Campuchia không dùng akhar thrah nữa. Chăm H’roi thì dùng kí hiệu Latinh, cịn
Chăm Islam thì dùng kí hiệu A Rập.
b) Văn học – nghệ thuật
Văn học Chăm:
Chúng ta phân biệt và tuần tự xem xét các loại văn học sau đây: văn học dân
gian, văn bia kí, văn học viết.
Văn học dân gian:
Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Theo Inrasara thì có khoảng 100
truyện được sưu tầm.
Thần thoại: Thần thoại suy nguyên: có Sự tích con gà gáy sáng; Thần thoại
lịch sử: như Nữ thần Po Inư Nagar.
Truyền thuyết: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử: Ppo Klaung Girai, Ppo
Rome, Ppo Bin Thwơr, Ppo Tang Ahauk….; Truyền thuyết về các di tích lịch sử:
về Ba Tháp (Yang Mưkran), Núi Đá Trắng, Hịn Vọng Phu….
Truyện cổ tích: Truyện cổ tích thần kì: Chàng Lác làm vua, Nàng bàn tay, Kajaung
và Halơk…; Truyện cổ tích sinh hoạt: Trạng Xử Kiện, Anh Khờ, Đi học bán vợ,...;
Truyện cổ tích lồi vật: Chú thỏ tinh ranh, Hổ và Thỏ, Truyện con gà, Chó và Vịt,...
Các mơtíp truyện cổ Chăm phong phú và đa dạng, từ kiểu truyện người
nghèo hoặc xấu xí nhưng lại có tài (Chàng Rít, chàng Khổ), kiểu truyện người có
biệt tài (Bảy chàng trai khoẻ), kiểu truyện người ngốc nghếch (Thằng Khờ) đến


24


kiểu truyện vợ chồng chung thuỷ (Đi học bán vợ), kiểu truyện chú thỏ tinh khôn
(Hổ, Thỏ, Rái, Gà) kiểu truyện thụ thai sinh con kì lạ (Cei Dalim), ...
Các ghi nhận về truyện cổ Chăm: Truyện cổ Chăm có quan hệ với các truyện
Ấn Độ (thần thoại về các thần), quan hệ giao lưu với truyện cổ Việt (nhiều mơtíp và
kiểu truyện giống nhau) và phản ánh bản sắc, tính cách và tâm hồn Chăm.
Tục ngữ, ca dao (Panwơc yaw, Panwơc Pađit):
Tục ngữ: hơn 1000 câu được sưu tầm, có nội dung về ln lý - đạo đức, hơn
nhân – gia đình, về kinh nghiệm sản xuất.
Ca dao – Đồng dao: Chủ yếu nói về q hương, tình u lứa đôi, lời than
thân trách phận. Ca dao thường kết hợp với dân nhạc tạo thành bài dân ca đặc sắc.
Các điệu hát khác:
Dauh Mưdwơn: là bài tụng ca được các Ong Mưdwơn (thầy vỗ trống
baranưng) hát trong các dịp lễ Rija.
Dauh Kadhar: là bài tụng ca do Ong Kadhar (thầy kéo đàn kanhi) hát vào các
cuộc lễ nhập kut, mở cửa tháp.
Đây là các sáng tác dân gian rất phong phú về giai thoại hay ca ngợi các
công đức anh hùng liệt sĩ, người có cơng tạo dựng đất nước.
Pwơc jal (hát vãi chài) có 2 dạng: dạng ứng khẩu và dạng có lời sẵn (Pwơc
jal ka ikan klơp là dạng có lời sẵn rất nổi tiếng).
Văn bia kí:
Văn bia kí được sáng tác từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV bằng cả hai thứ ngôn
ngữ là văn tự Chăm cổ và Sanskrit, có mặt khắp miền duyên hải trung bộ. Đến nay
các học giả Pháp phát hiện, cơng bố và dịch gần 200 minh văn trong đó có 25 minh
văn được Lương Ninh chuyển dịch sang tiếng Việt. Đây là các sáng tác có giá trị sử
học, vừa có giá trị văn học cao.
Văn học viết: Được phân làm 4 chủng loại:

Akayet (tráng ca hay sử thi):
Deva Mưno: gồm 480 câu thơ theo thể ariya chăm, xuất hiện ở Champa vào
thế kỉ XVI. Câu chuyện này được vay mượn từ Hikayat Deva Mandu của Mã Lai.
Inra Patra: cốt truyện mượn từ Hikayat Indra Putera của Mã Lai được
chuyển thành akayet Chăm vào đầu thế kỉ XVII, gồm 580 câu.
25


×