Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.59 KB, 123 trang )


1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VŨ ĐÌNH THIỆN

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Â

HÀ NỘI - 2011


2
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VŨ ĐÌNH THIỆN

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH


NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM

Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 60.31.12

LuEn v”n th1c sủ kinh tÕ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM DUNG
HÀ NỘI - 2011


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày.... tháng......năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đình Thiện


54

LỜI
CẢM

ƠN
MỤC
LỤC
Trang
Luận văn tốt nghiệp cao học đề tài “Hoàn thiện phân tích tài chính
doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Từ
Liêm” đã được hoàn thành theo yêu cầu hướng dẫn của Khoa Sau đại họcHọc Viện Ngân Hàng.
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân
trong quá trình học tập cũng như thực hiện bản luận văn, tôi xin chân thành
cảm ơn các Thầy, Cô khoa Sau Đại Học- Học Viện Ngân Hàng, trực tiếp là
TS. Nguyễn Kim Dung- Phó Chủ nhiệm khoa Kế tốn, Kiểm tốn đã hướng
dẫn tận tình và giảng dạy những kiến thức quý báu cùng kỹ năng viết bài.
Đồng thời xin cảm ơn tập thể Ban Giám đốc, các đồng nghiệp công tác tại Chi
nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm đã cung cấp những thông tin, tư liệu và tạo
điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tơi hồn thành Luận văn này./.

Danh mục bảng, sơ đồ
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ
hoạt động cho vay tại NHTM____________________________________
1.1 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ
hoạt động cho vay tại NHTM_____________________________________
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM____________ ________________
1.1.2 Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM_________________________ ________________________
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động
cho vay tại NHTM______________________________________________
1.1.4 Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho

vay tại NHTM __________________________________________________
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM...............................................................................................
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.2.3 Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của doanh
nghiệp_______________________________________________________
1.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1
4
4
4
5
7
11
13
13
15
17
20


1.2.5 Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp
1.2.6 Phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và định giá doanh
nghiệp trên thị trường___________________________________________
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh
nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại NHTM_______________________
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.2 Các nhân tố khách quan

Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt
động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm_____________________________
2.1 Tong quan về Chi nhánh Từ Liêm
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Chi nhánh Từ Liêm

23
25
27
27
30
33
33
33
35


2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Từ Liêm
37
2.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động
45
cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm___________________________________
6
2.2.1 Phương pháp phân tích
45
2.2.2 Tổ chức phân tích
46
2.2.3 Nội dung phân tích
47
2.3 Đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt

57
động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm______________________________
2.3.1 Những kết quả đạt được
57
2.3.2 Những hạn chế
59
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế.
60
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện phân tích tài chính
63
doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm______
3.1 Phương hướng hồn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp phục
63
vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm_______________________
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Chi nhánh Từ Liêm
63
3.1.2 Sự cân thiết phải hồn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp phục
64
vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm_________________________
3.1.3 Phương hướng hồn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ
64
hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm___________________________
3.2 Giải pháp hồn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ
65
hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm__________________________
3.2.1 Hồn thiện cơng tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp phục
65
vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm_________________________
3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ
66

hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm___________________________
3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt
66
động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm_______________________________
3.2.4 Hoàn thiện phương pháp chấm điểm xếp hạng nội bộ doanh nghiệp 88
3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác:
88
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp hồn thiện phân tích
tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ 91
Liêm_________________________________________________________
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
91
3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các Bộ ngành có liên quan
93
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam_________________________ 95



78
Kết luận DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
TT

Kí hiệu viết tắt
Chi nhánh Từ Liêm
CP

~T
~

~5
~
~6
~

Giải nghĩa
Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm
Cổ phần

DNNN
DNNQD

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngồi qc doanh

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHNN
NHNo&PTNT

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

~8
~
~9
~



NHTM

Ngân hàng thương mại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tổ chức kinh tế

H

TSCĐ

Tài sản cơ định

TSDH
TSNH

Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn

^3-

DFL- Degree Financial
14


Leverage

Địn bẩy tài chính

EAT- Earnings After
15

Tax

Lợi nhuận sau thuế

EBIT- Earnings Before
16

Interest and Tax

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS- Earnings Per
17


19

Share
ROE- Return on
common equyty

Lợi nhuận trên cổ phiếu


Tỷ suất sinh lời của vôn chủ sở hữu

97


Số bảng
Bảng
2.1
Bảng
2.2
Bảng
2.3
Bảng
2.4
Bảng
2.5
Bảng
2.6
Bảng
2.7
Bảng
3.1
Bảng
3.2
Bảng
3.3
Bảng
3.4
Bảng
3.5

Bảng
3.6
Bảng
3.7
Bảng
3.8
Bảng
3.9
Số sơ đồ

Tên bảng

Trang

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động
Quy mô và cơ cấu sử dụng nguồn vốn

9

38
41

Kết quả hoạt động kinh doanh
củaMỤC
Chi nhánh
Từ Liêm
DANH
BẢNG,
SƠ ĐỊ


44

BẢNG
Bảng
phân tích cấu trúc tài chính

48

Bảng phân tích khả năng thanh tốn

50

Bảng phân tích hiệu quả SXKD

52

Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng

54

Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

69

Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

71

Bảng phân tích cơ cấu tài sản


74

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

77

Bảng phân tích tình hình cơng nợ

80

Bảng phân tích khả năng thanh toán

82

Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

84

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn

86

Bảng phân tích rủi ro tài chính

87

Tên sơ đồ

Trang


Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mơ hình phân tích tài chính Dupont

11

Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức của Chi nhánh Từ Liêm

36

SƠ ĐỊ



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh
tế, nó vừa là kênh trung gian huy động vốn và cũng là kênh cung cấp vốn
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, hệ thống ngân hàng đang
phát triển hết sức mau lẹ và sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự phát triển đất
nước.
Q trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống
NHTM nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt, khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì tính cạnh tranh càng trở
nên khốc liệt. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các NHTM nước
ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu
quả hơn. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là lành
mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt động ngân hàng, mà trước hết
là hoạt động tín dụng được đảm bảo an tồn, chất lượng thì sẽ có những đóng

góp tích cực cho nền kinh tế vĩ mô như kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, duy trì
nhịp độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề thất nghiệp...
Cần thấy rằng, trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ
hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân
hàng. Tuy nhiên, đây là một hoạt động luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như việc
khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm, có thể dẫn đến phá sản
nếu việc quản lý khơng hiệu quả. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến những rủi
ro đó nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất chính là chất lượng
phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn chưa cao, thẩm định chưa
tốt tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Chính vì thế việc đánh
giá về mặt tài chính của doanh nghiệp đi vay càng sát thực tế càng nâng cao


2
chất lượng khoản vay đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm (sau đây goi
là Chi nhánh Từ Liêm), giúp Chi nhánh Từ Liêm lựa chọn được các khách
hàng có khả năng vay trả tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ q hạn, nợ xấu và nợ
khơng có khả năng thu hồi.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Hồn thiện phân tích tài chính
doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Từ
Liêm” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh
nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục
vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện phân tích tài chính doanh
nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.


Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: tại Chi nhánh Từ Liêm và các đơn vị SXKD.
- Về thời gian: trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu là: phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, mơ
hình hóa và phân tích kinh tế.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI


3
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt
động cho vay tại NHTM.
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động
cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp của việc hồn thiện phân tích tài
chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Từ Liêm.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTM

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTM

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM
Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ
XIX. Từ thế kỷ XX đến nay, trước nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả
ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển
nhanh của các tập đoàn kinh tế và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông
tin đã làm cho công tác phân tích tài chính thực sự được chú trọng và phát
triển hơn bao giờ hết.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các phương pháp
nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt
động nhất định. Cụ thể hơn, đó là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ, đồng thời dự báo tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó người sử dụng thơng tin có
thể thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ
và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn
định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra
những quyết định đúng đắn.
Phân tích tài chính đối với các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ
doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài


5
chính, khả năng thanh tốn, sinh lợi, rủi ro và dự đốn tình hình tài chính
nhằm đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quản lý kinh doanh. Phân tích tài
chính đối với nhà đầu tư nhằm biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức
cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư, khả năng sinh lãi của doanh

nghiệp, là căn cứ để họ quyết định có đầu tư vốn vào doanh nghiệp hay
khơng. Đối với người cho vay, phân tích tài chính giúp họ nhận biết được khả
năng vay trả của khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu vay hay khơng.
Phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại các
NHTM là việc phân tích các chỉ số tài chính, các xu hướng biến động về tình
hình tài chính của doanh nghiệp đi vay, so sánh con số đó với con số chung
của ngành hay của doanh nghiệp có cùng quy mô nhằm đưa ra kết luận cuối
cùng là xác định tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp đó có lành
mạnh hay khơng, có rủi ro gì cho Ngân hàng khi quyết định cho vay. Đối với
các Ngân hàng mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của
doanh nghiệp đi vay. Vì vậy các Ngân hàng đặc biệt chú ý đến số lượng tiền
và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số
nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó các Ngân hàng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn của chủ sở hữu,
bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp
doanh nghiệp đi vay gặp rủi ro. Chẳng Ngân hàng nào dám cho vay nếu các
thông tin cho thấy người đi vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó
có thể và sẽ được thanh tốn ngay khi đến hạn.
1.1.2 Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM
Phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại các
NHTM là một hoạt động nằm trong quy trình tín dụng của Ngân hàng. Để đi
đến một quyết định cho vay hay không các Ngân hàng cần phải trải qua việc


6
thẩm định khách hàng trong đó có việc phân tích tài chính của doanh nghiệp
đi vay. Như vậy hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đi vay có vai trị
rất quan trọng đối với các Ngân hàng. Phân tích tài chính doanh nghiệp để
phục vụ hoạt động cho vay tại các Ngân hàng không chỉ là một hoạt động

không thể thiếu trong quy trình tín dụng của Ngân hàng mà nó cịn được coi
như là cơ sở hình thành nên một khoản cho vay tốt. Sự cần thiết của phân tích
tài chính doanh nghiệp được đặt ra trong hoạt động cho vay của các Ngân
hàng xuất phát từ đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng Ngân hàng. Sự
khác nhau cơ bản giữa hoạt động tín dụng Ngân hàng với các hoạt động tín
dụng khác đó là nguồn vốn để hoạt động. Ngân hàng đóng vai trị là người
trung gian nhận quyền sử dụng tiền từ người gửi tiền và chuyển giao quyền sử
dụng đó cho người đi vay tiền. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu chắc chắn
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Để đạt được sự chắc chắn trong quy
trình cho vay các Ngân hàng đều xây dựng một quy trình cho vay chặt chẽ mà
phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu khơng thể thiếu trong quy trình.
Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay bao gồm việc
thu thập thông tin liên quan đến khoản vay, việc chuẩn bị và phân tích thơng
tin thu thập được, việc sưu tầm và lưu lại thông tin để sử dụng trong tương lai.
Phân tích tài chính doanh nghiệp được đặt ra không phải chỉ từ yêu cầu
của bản thân Ngân hàng mà thơng qua phân tích tài chính của doanh nghiệp đi
vay Ngân hàng có thể xác định được nhu cầu vay hợp lý của khách hàng, khả
năng thu hồi vốn của Ngân hàng và thu nhập của Ngân hàng từ khoản cho
vay. Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng cịn do địi hỏi của nền kinh tế vì
thơng qua hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp thì nguồn lực xã hội
được phân bổ hợp lý hơn, tránh được hiện tượng đầu tư quá nhiều vào một
ngành, tạo được sự cân đối trong nền kinh tế. Phân tích tài chính cịn có tác
dụng đối với doanh nghiệp vay vốn, thơng qua hoạt động phân tích tài chính


7
Ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp những điều chỉnh hợp lý trong dự
án đầu tư hoặc chỉ ra hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp. Có thể nêu một số
vai trị cơ bản của cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt
động cho vay tại các Ngân hàng như sau:

Thứ nhất, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Chất lượng của khoản vay phụ thuộc rất nhiều vào kết
quả của phân tích tài chính doanh nghiệp đi vay. Phân tích tài chính của
doanh nghiệp đi vay đúng, đầy đủ sẽ giúp xác định được doanh nghiệp có nhu
cầu vay vốn thực sự khơng, xác định được khả năng thực hiện phương án vay
và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp Ngân hàng đánh giá vị
thế của khách hàng trong lĩnh vực họ đang kinh doanh. Phân tích tài chính
doanh nghiệp thơng qua các chỉ số tài chính sẽ phản ánh chất lượng, hiệu quả
kinh doanh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, qua đó so sánh được các
chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đi vay với các doanh nghiệp khác cùng
ngành, cùng quy mô, so sánh và đánh giá so với chỉ số tài chính chung của
ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Thứ ba, phân tích tài chính doanh nghiệp cịn giúp các Ngân hàng xếp
loại khách hàng, cho điểm tài chính và căn cứ vào việc xếp loại đó để áp dụng
chính sách cho vay đối với khách hàng.
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động
cho vay tại NHTM
1.1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong
phân tích nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích tình hình tài chính doanh


8
nghiệp trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so
sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được
chọn là gốc về mặt thời gian và khơng gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ
thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có
thể chọn số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm
bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh sau đây:
- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về các đơn vị tính các chỉ tiêu.
1.1.3.2 Phương pháp loại trừ
Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhiều trường hợp cần
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích nhờ phương
pháp loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định mức độ và ảnh hưởng của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân
tố khác. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
* Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt các
nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của
nhân tố đó đến chỉ tiêu kỳ nghiên cứu. Các nhân tố chưa được thay thế phải
giữ nguyên kỳ gốc. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính
được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh
lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính
là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu.
* Phương pháp số chênh lệch: là một dạng đặc biệt của phương pháp
thay thế liên hồn, nhằm phân tích các nhân tố thuận ảnh hưởng đến sự biến


9
động của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến
hành của phương pháp thay thế liên hoàn. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ là khi
xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và
tính số chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng trong

trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp
dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số.
1.1.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối:
Cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữa
hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân
bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và q trình kinh doanh, người ta
có thể xây dựng được phương pháp phân tích mà trong đó các chỉ tiêu nhân tố
có quan hệ với các chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số
hoặc hiệu số. Khác với phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế
liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan
hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng
tổng số hoặc hiệu số.
Khác với phương pháp loại trừ đòi hỏi quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ
tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là “quan hệ chặt” (dưới dạng tích số
hoặc thương số), trong phương pháp liên hệ cân đối, quan hệ giữa các nhân tố
là “quan hệ lỏng” (dưới dạng tổng số hoặc hiệu số). Trong mối quan hệ cân
đối này, các nhân tố đứng độc lập với nhau và cùng tác động đến sự biến động
của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Khi mỗi nhân tố độc lập biến đổi
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nhân
tố thay đổi một lượng tương ứng mà không phải đặt nhân tố đó trong các điều
kiện giả định khác nhau. Vì vậy, khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng


10
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố
đó giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
1.1.3.4 Phương pháp đồ thị
Phương pháp này minh họa các kết quả tài chính thu được trong q
trình phân tích bằng các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ... Phương pháp đồ thị giúp
thể hiện rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng được phân tích,

đồng thời giúp Ngân hàng nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu
tài chính để tìm ra ngun nhân sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra
các quyết định khi quyết định cho vay.
1.1.3.5 Phương pháp Dupont:
Phương pháp Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các chỉ
tiêu tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt
các biến số. Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, hiện tượng xấu trong hoạt động của
doanh nghiệp. Ví dụ như tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp như suất sinh lời của tài sản (thu nhập trên tài sản - ROA), suất
sinh lời vốn chủ sở hữu (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu - ROE) thành
tích số của các chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó
cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Mơ hình Dupont trong phân tích tài chính doanh nghiệp có dạng:
Lợi nhuận
Doanh thu
λ
Tvsiiihlm
A

Lợi nhuận thuần
1 ỷ suất lợi
thuần
thuần
nhuận theo =--------------------=-------------------------x ------------------- (1.1)
tài sản
Tổng tài sản Doanh thu thuần
Tổng tài sản
tsn



11

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mơ hình phân tích tài chính Dupont
1.1.4 Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho
vay tại NHTM
Mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng chủ yếu là khả năng trả nợ
của doanh nghiệp và khoản tiền lãi của doanh nghiệp trả cho Ngân hàng. Do
vậy mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp đối với doanh nghiệp là xác
định khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. Từ đó, so sánh với số nợ
ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó các Ngân hàng cũng quan tâm đến tỷ suất tự tài trợ, bởi vì tỷ số này


12
càng cao thì khoản vốn chủ sở hữu càng lớn - đây là khoản bảo đảm cho các
Ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Do đó mục tiêu chủ yếu
của phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay đối với các
Ngân hàng là khả năng thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.1 Sưu tầm tài liệu và xử lý số liệu
Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp, việc thu thập và xử lý số liệu trước hết phải đảm bảo tính chính xác,
tồn diện và khách quan.
Những tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm tất cả các số liệu
trên báo cáo tài chính 2 năm liền kề trước thời điểm đề nghị vay vốn.
Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu
thập được. Bởi vậy, sau khi thu thâp được đầy đủ những tài liệu, cán bộ tín
dụng cần phải tiến hành thẩm định độ tin cậy, sự hợp lý, hợp lệ của các số liệu
trên báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp thông qua việc kiểm tra các
số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của các báo cáo tài chính, kiểm tra bảng cân đối

kế toán, báo cáo kết quả SXKD, bảng cân đối số phát sinh tài khoản, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.
1.1.4.2 Tính tốn các chỉ số phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh
nghiệp

Cán bộ tín dụng sẽ lấy các số liệu từ các báo cáo tài chính do doanh
nghiệp cung cấp như lấy các số liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh nhập vào phần mềm Excell để nhận được bảng kết quả tính tốn
các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
1.1.4.3 Lập báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
Sản phẩm cuối cùng của phân tích tài chính doanh nghiệp là báo cáo
kết quả phân tích. Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp là bảng tổng hợp


13
những đánh giá cơ bản về thực trạng và tiềm năng về tình hình tài chính của
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những kết luận cụ thể về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không đối
với doanh nghiệp.
1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTM
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá khái qt tình hình tài chính là việc dựa trên những số liệu tài
chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính tốn và xác định các
chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm mục
đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, Ngân hàng nắm được mức độ độc
lập về mặt tài chính, về an ninh tài chính cũng như những khó khăn mà doanh
nghiệp đang phải đương đầu, để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không.

Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái qt tình hình tài chính
là phương pháp so sánh. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá khái
qt tình hình tài chính của doanh nghiệp:
1.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, Ngân
hàng thường sử dụng phương pháp so sánh, đó là so sánh sự biến động của
tổng số nguồn vốn và so sánh sự biến động của cơ cấu nguồn vốn theo thời
gian cả về số tuyệt đối và số tương đối. Qua việc so sánh sự biến động của
tổng số nguồn vốn theo thời gian, sẽ đánh giá được tình hình tạo lập và huy
động vốn về quy mô, đồng thời qua việc so sánh sự biến động của cơ cấu
nguồn vốn theo thời gian, sẽ đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu huy động
vốn, chính sách huy động vốn và tổ chức nguồn vốn cũng như xu hướng biến


14
động của cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xác định ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả đến sự biến động của tổng nguồn vốn. Sự tăng hay giảm của
vốn chủ sở hữu hoặc nợ phải trả sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm tương ứng của
tổng số nguồn vốn với cùng một lượng như nhau. Việc tăng vốn chủ sở hữu
về quy mô sẽ tăng cường được mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của
doanh nghiệp và ngược lại vốn chủ sở hữu giảm sẽ làm giảm mức độ độc lập
về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả nếu nợ phải trả tăng
sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm và
ngược lại.
Khi đánh giá tình hình huy động vốn, ta lập bảng đánh giá khái quát
tình huy động vốn của doanh nghiệp (phụ lục - Bảng 1.1).
1.2.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp
Để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính, các Ngân hàng
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ: phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập về mặt tài chính. Hệ số tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập
về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản mà doanh
nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình và ngược lại, nếu hệ số
tài trợ càng thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
càng thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số vốn đi
chiếm dụng.
Hệ số tài tr

Vốn chủ sở hữu

= —7---------------J---------- (1-2)
Tổng số nguồn vốn

- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở
hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ này càng cao chứng tỏ vốn chủ


×