Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.88 KB, 103 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----^ɑ^--------

NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


gj . .

.,

,

, , IgI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-------------------------------^ɑ^--------

NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN



MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày... tháng. năm...
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Liên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................8
1.1. TỔNG QUAN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI............................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng......................................................... 9
1.1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng..........................................................11
1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................15
1.2.1. Khái niệm.............................................................................................15
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng..................... 17
1.2.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng thương mại..........................................................................................22
1.3.
KINH NGHIỆM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO AGRIBANK THANH MIẾU PHÚ
THỌ................................................................................................................30
1.3.1.
Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của Agribank Hà Tây.........30
1.3.2.
Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của Vietinbank Bắc Giang .. 31
1.3.3.
Bài học kinh nghiệm với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ..................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ .. 36



2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ. 36
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.........................36
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ................................. 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ................................................... 38
2.1.4. Đặc điểm về lao động tại Ngân hàng Agribank Thanh Miếu Phú Thọ 39
2.1.5. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu giai đoạn 2016-2018........................40
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
AGRIBANK THANH MIẾU PHÚ THỌ................................................................43
2.2.1. Mở rộng khách hàng vay tiêu dùng..................................................... 43
2.2.2. Triển khai mở rộng sản phẩm cho vay tiêudùng..................................44
2.2.3. Mở rộng doanh số cho vay và dư nợ cho vaytiêu dùng.......................45
2.2.4. Cơ cấu cho vay tiêu dùng.................................................................... 46
2.2.6. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng................................................51
2.2.7. Thu nhập từ cho vay tiêu dùng............................................................52
2.2.8. Sự hài lòng của khách hàng vay tiêu dùng..........................................53

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI AGRIBANK THANH MIẾU PHÚ THỌ...............................................................56
2.3.1.

Kết quả đạt được..................................................................................56

2.3.2.


Hạn chế và nguyên nhân......................................................................58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT


NAM CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ........................................66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
AGRIBANK THANH MIẾU PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025.......................66
3.1.1. Định hướng, mục tiêu mở rộng kinh doanh của Agribank Thanh Miếu
Phú Thọ đến năm 2025................................................................................... 66
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Agribank Thanh Miếu Phú
Thọ đến năm 2025..........................................................................................68
3.2.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK

THANH MIẾU PHÚ THỌ..........................................................................69
3.2.1. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng và thu hút khách
hàng.................................................................................................................69
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu cho vay tiêu dùng hợp lý.....................................73
3.2.3. Thực hiện tốt quy trình tín dụng..........................................................74
3.2.4. Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay tiêu dùng.................................. 77
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................78
3.3. KIẾN NGHỊ............................................................................................81
3.3.1. Kiến nghị đối với Agribank.................................................................81
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan chính quyền phường Thanh Miếu......83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................85

KẾT LUẬN....................................................................................................86


DANH
MỤC
SƠ ĐỒ,
BẢNG,BIỂU
DANH
MỤC
CHỮ
VIẾT TẮTĐỒ
SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp..................................................12
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp................................................. 13
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.................................................. 38
BIỀU DỒ
Biểu đồ 2.2.1. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm giai đoạn 2016-2018
.........................................................................................................................48
BẢNG
Bảng 2.1.1. Tình hình lao động của Agribank Thanh Miếu Phú Thọ.............39
Bảng 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2016-2018.......................40
Bảng 2.1.3. Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2016-2018..........................................41
Bảng 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018...................42
Bảng 2.2.1. Tình hình khách hàng vay tiêu dùng............................................43
Bảng 2.2.2. Triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.................44
Bảng 2.2.3. Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng.........................................45
Bảng 2.2.4 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn.......................................46
Bảng 2.2.5Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm............................47

Bảng 2.2.6. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng........................................51
Bảng 2.2.7. Thu lãi cho vay tiêu dùng giai đoạn 2016-2018..........................52
Bảng 2.2.8 Tổng hợp phiếu điều tra khảo sát..................................................54
Bảng 2.2.9 Tổng hợp và tính điểm kết quả khảo sát.......................................54

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn
Việt Nam

Agribank chi nhánh
Thanh Miếu Phú
Thọ

Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn
Việt
Nam- chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ


NHTM

Ngân hàng thương mại

CBTD
CVTD


Cán bộ tín dụng
Cho vay tiêu dùng



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng
thương mại có mạng lưới chi nhánh lớn nhất cả nước, kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ, nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay, cung cấp sản
phẩm dịch vụ ngân hàng trong đó cho vay tiêu dùng, đó là hoạt động cung ứng các
khoản vay cho cá nhân để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các mục đích tiêu
dùng của cá nhân và hộ gia đình, phân biệt với hoạt động cho vay thương mại nhằm
hướng đến mục đích sản xuất, kinh doanh. Việt Nam hiện nay với dân số hơn 97
triệu người và thu nhập không ngừng cải thiện, chất lượng cuộc sống địi hỏi ngày
càng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng cũng dần trở nên sôi động. Đây là điều kiện vô
cùng thuận lợi, là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển. Do
đó, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đã và sẽ là xu hướng tất yếu đồng thời
cũng là chiến lược, là mục tiêu của các ngân hàng thương mại, góp phần quyết định
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong tương lai.
Cùng với xu hướng phát triển chung đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ với hơn 22 năm hoạt
động không chỉ dừng lại phục vụ các khách hàng doanh nghiệp truyền thống mà
ngày càng mở rộng quan hệ kinh doanh với những khách hàng cá nhân, nâng hoạt
động cho vay tiêu dùng để đẩy mạnh doanh thu từ thị trường cá nhân. Đến nay, hoạt
động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thanh Miếu đã có bước phát triển đáng kể về
dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, đạt được sự tăng trưởng ổn định và ngày càng
giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói

riêng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình thì hoạt động cho vay
tiêu dùng của Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ vẫn chưa được mở rộng tương xứng
với tiềm năng, lợi thế ấy. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội địa phương,
những khó khăn từ mơi trường kinh tế vĩ mơ, từ nội tại của mình và cạnh tranh càng
gia tăng bởi có thêm hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, ngân hàng
khác cùng địa bàn, đặc biệt là hoạt động cho vay trong khi hoạt động cho vay tiêu


2

dùng ngày càng được mở rộng và phát triển, nó là tiêu điểm cạnh tranh giữa các tổ
chức tài chính trong tương lai và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mở
rộng
hoạt động cho vay giúp các ngân hàng tăng cường hoạt động kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước là rất cần thiết.
Trước thực tiễn trên, học viên quyết định chọn vấn đề “Mở rộng hoạt động
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt
Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ’’ làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Cho vay tiêu dùng (CVTD) đã trở thành chủ đề nghiên cứu sự quan tâm của
nhiều người, trong đó có các học viên cao học và cả nghiên cứu sinh. Theo đó, để
có thêm những thơng tin tham khảo hữu ích, kế thừa kết quả của các cơng trình
khoa học đã được cơng bố và hạn chế những sai sót lặp lại trong nghiên cứu khoa
học, đồng thời xác định “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu và nét riêng biệt
của đề tài nên trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, học viên đã sưu tầm nghiên
cứu một số công trình tiêu biểu là luận văn, luận án được bảo vệ trong những năm
gần đây tại các cơ sở giáo dục đại học như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài
chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cụ thể là các cơng trình sau:
Thứ nhất, nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Minh với đề tài luận án tiến sĩ
“Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam” [7] bảo vệ năm 2018 tại Học viện Tài chính. Tác giả luận án
đã xác định mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận, triển khai đề tài luận án, bắt đầu
từ nghiên cứu lý luận trong Chương 1 đến vận dụng khung lý thuyết và tình hình
thực tế để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TDTD tại Agribank trong giai
đoạn 2010- 2016 trong Chương 2 và từ kết quả nghiên cứu trong Chương 1 và
chương 2, luận án đã đề xuất hệ thống bao gồm 06 giải pháp và 02 nhóm kiến nghị:
Đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng; Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong Chương 3.
Một số kết quả trong nghiên cứu lý luận thể hiện trong các nội dung, từ khái
niệm phát triển TDTD đến tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các nhân tố


3

ảnh hưởng đến phát triển TDTD theo 02 nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Ket
quả của Chương 2 thể hiện tập trung qua việc vận dụng một số chỉ tiêu tại Chương
1 để thu thập số liệu, tình hình thực tế, thiết kế các bảng, biểu đồ, từ đó phân tích
thực trạng. Nội dung đánh giá kết quả và hạn chế đã bám khá sát nội dung phân tích
thực trạng, nguyên nhân của hạn chế được phân tích theo 02 nhóm (nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan). Trong Chương 3, kết quả thể hiện chủ yếu
trong một số nội dung đề xuất, có cơ sở khoa học nên có sức thuyết phục, có giá trị
ứng dụng trong thực tiễn.
Thứ hai, học viên Trịnh Vũ Thu Hà đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Giải
pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Phú Thọ” [5] bảo vệ năm 2018 tại Học
viện Ngân hàng. về phương diện lý luận (Chương 1), sau khi trình bày một số vấn
đề cơ bản về cho vay KHCN của NHTM, luận văn đã trình bày quan điểm mở rộng
cho vay KHCN và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay KHCN, đồng
thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. về phương
diện thực tiễn (Chương 2), luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng mở rộng cho

vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi
nhánh tỉnh Phú Thọ (Agribank Phú Thọ) tại mục 2.2. Thực trạng... thông qua 03 nội
dung như: Quy trình cho vay KHCN tại Agribank Phú Thọ (mục 2.2.1); Các sản
phẩm đang triển khai đối với KHCN tại Agribank Phú Thọ (mục 2.2.2); Kết quả
hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Phú Thọ, từ đó đánh giá thực trạng mở rộng
cho vay KHCN..., chỉ ra kết quả đạt được cùng một số
hạnchế và nguyên nhân.
Trong Chương 3, luận văn đề xuất 07
giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại
Agribank Phú Thọ và 02 nhóm kiến nghị: Đối với Chỉnh phủ; Đối với Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba, đề tài luận văn thạc sĩ “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín- Chi nhánh Đống Đa” [3] do học viên
Trịnh Hà Thu Dung thực hiện và bảo vệ thành công tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân năm 2018. Khung lý thuyết của đề tài (Chương 1) được xây dựng trên cơ


4

sở trình bày và luận giải 03 nội dung lớn, bao gồm: Một số vấn đề cơ bản về cho
vay tiêu dùng của NHTM; Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM; Các nhân tố ảnh
hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng. Chương 2 được triển khai với 04 mục lớn,
cụ thể gồm: Mục 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương tín- Chi nhánh Đống Đa với các nội dung như lịch sử hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh; Mục 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương tín- Chi nhánh Đống Đa với các
nội dung như sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng, quy trình cho vay tiêu
dùng, kết quả cho vay tiêu dùng; Mục 2.3. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương tín- Chi nhánh Đống Đa dựa
theo một số chỉ tiêu trình bày trong Chương 1; Mục 2.4. Đánh giá mở rộng cho vay

tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín- Chi nhánh Đống
Đa với 03 khía cạnh: Những kết quả đạt được; Những mặt hạn chế; Nguyên nhân.
Chương 3, luận văn đã đề xuất 06 giải pháp cùng 03 nhóm kiến nghị nhằm mở rộng
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín- Chi
nhánh Đống Đa, trong đó có giải pháp 3.2.3. “Đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất,
trang thiết bị, công nghệ”.
Qua sưu tầm và nghiên cứu các đề tài nêu trên, học viên nhận thấy một số kết
quả cần được kế thừa, vận dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn như cần bắt đầu từ
nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết (Chương 1), tạo luận cứ để thu thập số liệu,
tình hình thực tế, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng (Chương 2) và đưa ra các đề
xuất (giải pháp, kiến nghị) trong Chương 3 cần xác định và triển khai trên cơ sở kết
quả nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2 để có cơ sở và có tính khả thi, vận dụng
triển khai trong thực tiễn. Bên cạnh đó, một số nội dung của các cơng trình nghiên
cứu trên sẽ được tham khảo trong q trình nghiên cứu đề tài như tiêu chí đánh giá,
nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Mặt khác, học viên cho rằng các cơng trình trên còn một vài hạn chế như
triển khai chưa thực sự logic, cụ thể như một vài chỉ tiêu chưa trình bày rõ ý nghĩa,
mục 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại Agribank Phú Thọ chưa bám sát


5

theo các chỉ tiêu của Chương 1 [5]. Hoạt động kinh doanh của NHTM có tính hệ
thống và cạnh tranh gay gắt, vì vậy nếu các cơng trình luận văn có thêm nội dung
nghiên cứu “kinh nghiệm...” của một vài NHTM có điểm tương đồng và rút ra bài
học có giá trị tham khảo Chi nhánh NHTM được nghiên cứu thì nội dung sẽ phong
phú và ý nghĩa khoa học sẽ thiết thực hơn, cả 02 đề tài luận văn trên đều khơng có
nội dung về “Kinh nghiệm... và bài học...” trong phần cuối Chương 1 [3; 5]. Một
vài đề xuất còn chưa hợp lý với cấp độ nghiên của đề tại tại Chi nhánh như giải
pháp 3.2.3. Đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ [3], hoặc nội

dung kiến nghị của đề tài [5] chưa đầy đủ, thiếu hợp lý vì chỉ có kiến nghị với
Chỉnh phủ và NHNN Việt Nam mà khơng có kiến nghị với Agribank, đơn vị cấp
trên trực tiếp quản lý.
Trên cơ sở sưu tầm và nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận
văn như đã trình bày trên đây cùng với hệ thống tài liệu tham khảo có chọn lọc khác
và việc nghiên cứu, tìm hiểu số liệu, tình hình thực tế tại Agribank Thanh Miếu Phú
Thọ, giai đoạn 2016- 2018 và thực hiện điều tra khảo sát khách hàng đầu năm 2019,
nên đề tài luận văn có sự khác biệt và là cơng trình khoa học độc lập của học viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát, cuối cùng của đề tài luận văn là đề xuất hệ thống giải
pháp và kiến nghị có luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm mở rộng hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi
nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.
* Mục tiêu cụ thể nhằm từng bước đạt được mục tiêu trên của đề tài luận văn
đó như sau:
- Nghiên cứu lý luận nhằm tổng hợp, hệ thống hóa và trình bày rõ hơn lý
luận cơ bản về mở rộng CVTD của NHTM ;
- Vận dụng lý luận để thu thập, sàng lọc, thiết kế số liệu, dữ liệu nhằm phân
tích và đánh giá thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ, tạo tiền đề thực tiễn cho
những đề xuất về giải pháp và kiến nghị;


6

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đúc rút được qua nghiên cứu, luận văn đề
xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động CVTD tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định đối tượng chủ yếu trong nghiên
cứu là mở rộng CVTD tại NHTM ;
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian được
xác định cụ thể như sau :
- Về không gian nghiên cứu: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông
thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong 3
năm gần nhất, giai đoạn 2016- 2018; Số liệu điều tra khảo sát đầu năm 2019 và các
đề xuất, định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
* về thu thập số liệu: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra khảo sát
khách hàng và số liệu thứ cấp từ sách tham khảo, giáo trình giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục đại học và báo cáo... được các nhà xuất bản và cơ quan có thẩm quyền
phát hành;
* về xử lý số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống, phù
hợp với chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như sau:
- Phương pháp thống kê sử dụng trong tập hợp, sắp xếp, phân tổ/nhóm các
thơng tin đã được thu thập, từ đó thiết kế các bảng, các biểu đồ, đảm bảo có thể thực
hiện so sánh thông tin, số liệu giữa các thời kỳ và các năm;
- Phương pháp so sánh sử dụng chủ yếu trong so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
đánh giá giữa các đối tượng hoặc các giai đoạn trong cùng phạm vi thời gian, từ đó
thấy được xu hướng vận động, phát triển của đối tượng và hiện tượng nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các
thơng tin, dữ liệu, số liệu, từ đó tìm ra/đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh


7

hưởng/tác động đến đối tượng nghiên cứu nói chung và mở rộng cho vay tiêu dùng

của NHTM nói riêng.
6. Ket cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
nông
nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm
Tín dụng ra đời từ lâu và trở nên quen thuộc trong đời sống kinh tế- xã hội,
phản ánh quan hệ kinh tế giữa 02 chủ thể (02 bên), đó là người đi vay (người có nhu
cầu về vốn) với người cho vay (người cấp vốn) hình thức hàng hóa hay tiền tệ. Theo
đó có các hình thức tín dụng như: Tín dụng thương mại, phản ánh mối quan hệ giữa
người bán và người mua hàng hóa thơng thường (mua bán chịu hàng hóa); Tín dụng
Nhà nước phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội;
Tín dụng ngân hàng phản ánh mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và khách
hàng thường là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội dưới hình thức
chủ yếu là vốn/tiền tệ.

Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống ngày càng được cải thiện,
hoạt động ngân hàng đã ngày càng đa dạng, phong phú hơn dựa trên các nội dung
cơ bản, cốt lõi là: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản. Từ đó, căn cứ vào các tiêu chí như mục tiêu, tính chất và nội dung hoạt
động... các ngân hàng được phân chia thành nhiều loại hình có những nét riêng như
ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã... Trong đó,
ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định [14] và tín dụng cũng
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn với nhiều hình thức/loại hình để đáp ứng
nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội trên nguyên tắc “bất di, bất dịch” là
hoàn trả các gốc và lãi khi đến hạn như thỏa thuận và với nịng cốt là các hình thức,
bao gồm, “cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn và bảo lãnh” [14].
Trong khn khổ phạm vi đã xác định trong phần mở đầu, luận văn xác định
đối tượng nghiên cứu là “cho vay tiêu dùng”, tức là cho vay những cá nhân có nhu


9

cầu tiêu dùng nhưng chưa có vốn/tiền để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, để
được NHTM cho vay, trước hết các cá nhân phải có điều kiện về độ tuổi và năng lực
hành vi theo quy định của pháp luật theo từng thời kỳ tại mỗi quốc gia.
Từ những nội dung trình bày, phân tích trên đây có thể hiểu “Cho vay tiêu
dùng của/tại NHTM là một hình thức cấp tín dụng theo thỏa thuận giữa NHTM với
khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn/ cho khách hàng cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của NHTM”.
Khái niệm này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu các nội dung của đề tài luận văn.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng có 5 đặc điểm chính, cụ thể như sau:
* Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng thường rất lớn. Thơng thường
những khoản vay tiêu dùng có quy mơ nhỏ (ngoại trừ cho vay bất động sản thì quy

mơ có thể lớn hơn nhưng vẫn khơng thể so sánh với các khoản cho vay sản xuất
kinh doanh hoặc các khoản cho vay khác). Điều này có thể lý giải là do giá trị của
hàng hóa tiêu dùng thường không quá lớn, hoặc khách hàng chỉ vay thêm để bổ
sung vào số tiền mà họ đang tích lũy nhưng còn thiếu, hoặc do những yêu cầu về
hạn chế rủi ro mà ngân hàng thường không cho vay khoản tiền lớn đối với khách
hàng có mục đích tiêu dùng, nhất là trường hợp cho vay khơng có tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, xét về mặt số lượng, các món vay tiêu dùng lại lớn bởi vì nhu cầu
vay tiêu dùng ngày một tăng, liên tục và thường xuyên. Khi mức sống và trình độ
dân trí ngày càng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để phục vụ mục
đích tiêu dùng và sinh hoạt của mình, tất cả nhằm cải thiện và nâng cao mức sống,
mức hưởng thụ. Vì vậy, số lượng các món vay tiêu dùng sẽ ngày càng tăng tỷ lệ
thuận theo thời gian và theo sự phát triển của nền kinh tế.
* Chi phí trên một đồng vốn cho vay khá lớn. Trong danh mục cho vay của
ngân hàng, cho vay tiêu dùng là một trong những loại có chi phí lớn nhất. Do đặc
điểm của nó là quy mơ món vay nhỏ nhưng số lượng món vay nhiều, số lượng
khách hàng đơng nên ngân hàng phải sử dụng nhiều thời gian và huy động một đội
ngũ nhân viên lớn vào công việc cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách


10

hàng, giải ngân, kiểm soát khách hàng trong khi cho vay và thu nợ. Rất nhiều chi phí
về thời gian, nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin về chủ thể vay tiền như mức
thu nhập, tình hình sức khỏe, đạo đức... Đồng thời, việc quản lý các khoản cho vay
tiêu dùng cũng không phải là một vấn đề đơn giản đối với các ngân hàng, do đó chi
phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay cao hơn so với các loại hình cho vay khác.
* Các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro lớn. Các khoản cho vay tiêu dùng có
nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng vì tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia
đình có thể thay đổi bất thường tùy theo tình trạng cơng việc hay sức khỏe của họ.
Neu người vay bị chết, ốm, hoặc bị mất việc thì ngân hàng sẽ rất khó khăn trong

q trình thu hồi nợ. Trong khi đó, các cá nhân lại dễ dàng giữ kín các thơng tin
đáng ra phải trình bày (như triển vọng về cơng việc cũng như sức khỏe) hơn là hầu
hết các hãng kinh doanh khác (vì các hãng này phải gửi kèm theo đơn xin vay báo
cáo tài chính thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm tốn). Hơn nữa, các khó
khăn về tài chính đối với các cá nhân và hộ gia đình không dễ dàng được giải quyết
như đối với các công ty, doanh nghiệp, do đó rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong
việc thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính là khá cao.
* Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm với tình hình kinh tế. Nguồn trả nợ
chính của khoản cho vay tiêu dùng thường là từ lương của người vay nên vào thời
kỳ
kinh tế tăng trưởng, người tiêu dùng lạc quan về thu nhập của họ và họ sẽ mạnh dạn
vay vốn ngân hàng để tiêu dùng. Ngược lại vào thời kỳ kinh tế suy thoái, khi các
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, người tiêu dùng không thể chắc chắn về nguồn thu
nhập
của mình, do đó họ sẽ có xu hướng cắt giảm chi tiêu và hạn chế vay tiêu dùng.
* Cho vay tiêu dùng thường có lãi suất cao. Lãi suất cho vay tiêu dùng luôn
là một trong những lãi suất hấp dẫn nhất trên thị trường tài chính bởi nó phải đảm
bảo bù đắp các chi phí, rủi ro đồng thời phải tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng.
Các NHTM hoạt động trên cơ sở tự cân đối thu- chi. Giá cả của từng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đều được xây dựng trên cơ sở cân bằng thu nhập - rủi ro,
đảm bảo an toàn hoạt động. Chi phí quản lý các khoản vay gần như tương đồng
trong khi các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ hơn các khoản vay của


11

doanh nghiệp, rủi ro của cho vay tiêu dùng lại lớn. Vì vậy, lãi suất của khoản vay
tiêu dùng thường có xu hướng cao hơn các khoản vay khác, đặc biệt là các khoản
vay của doanh nghiệp.
1.1.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng

Một là, căn cứ vào mục đích vay vốn, CVTD được chia thành 02 loại cho
vay cư trú và cho vay phi cư trú [9], trong đó: Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản
cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà cho khách
hàng là các cá nhân, hộ gia đình...; Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho
vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí như chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng
gia đình, chi phí cho học hành, giải trí, du lịch.
Hai là, căn cứ vào phương thức hồn trả, CVTD có thể chia thành 3 hình
thức bao gồm: Cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng trả một lần và cho vay
tiêu dùng tuần hoàn. Tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay vẫn là hình thức cho vay tiêu
dùng trả góp. Đây là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả gốc và
lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay.
Phương thức này thường áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập
từng kỳ của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.
Ba là, căn cứ vào thực hiện bảo đảm tiền vay, CVTD được chia thành các
loại sau:
* Cho vay có tài sản đảm bảo: Các NHTM áp dụng hình thức này đối với
những khách hàng mà ngân hàng chưa thật sự tin tưởng. Hơn nữa sự đảm bảo này là
căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ
thứ nhất bị thiếu.
Có thể kể tới một số hình thức yêu cầu thế chấp tài sản như: Cho vay mua
nhà trả góp; cho vay mua ô tô; cho vay du học; cho vay có đảm bảo bằng sổ tiết
kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá khác.
* Cho vay không đảm bảo bàng tài sản: Là loại cho vay khơng có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay ở đây chỉ dựa vào uy
tín
của bản thân khách hàng. Ví dụ như cho vay tín chấp đối với cán bộ cơng nhân viên.


12


Bốn là, căn cứ vào nguồn gốc của các khoản vay. Theo tiêu thức này người
ta phân ra làm 2 hình thức cho vay tiêu dùng là cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho
vay tiêu dùng gián tiếp.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình thức ngân hàng trực tiếp cho vay và
cũng trực tiếp thu nợ từ người tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được
thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1) : Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng cho vay.
(2) : Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua hàng hóa cho cơng ty
bán lẻ.
(3) : Ngân hàng thanh tốn số tiền mua hàng hóa cịn thiếu cho cơng ty bán
lẻ.
(4) : Cơng ty bán lẻ giao hàng hóa cho người tiêu dùng.
(5) : Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là rất linh hoạt vì có sự đàm phán
trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hoàn toàn do ngân hàng
quyết định; hơn nữa khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng có nhiều khả
năng khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như mở tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, chuyển tiền... và như vậy thì quyền lợi của cả hai phía ngân hàng
cũng như khách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của hai bên.
Thơng thường, khi cho vay theo hình thức này, các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay
phải có tài sản đảm bảo.
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ


13

cho người tiêu dùng. Hay nói cách khác, cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức

NHTM tài trợ cho các hãng bán lẻ hàng lâu bền, các công ty xây dựng để họ bán
hàng trả góp cho người tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện theo
sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1) : Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp
đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán
chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu...
(2) : Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng
hóa.
Thơng thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
(3) : Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.
(4) : Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.
(5) : Ngân hàng thanh tốn tiền cho công ty bán lẻ.
(6) : Người tiêu dùng thanh tốn tiền trả góp cho ngân hàng.
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm như: Cho phép NHTM dễ
dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng; Tạo điều kiện để NHTM tiết kiệm, giảm bớt
được chi phí trong cho vay; Trong trường hợp ngân hàng có quan hệ tốt với các
công ty bán lẻ và áp dụng phương thức có truy địi thì hình thức cho vay tiêu dùng
gián tiếp sẽ giảm bớt được rủi ro cho ngân hàng.
* Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng gián tiếp vẫn cịn một số nhược điểm như:
NHTM khơng tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được công ty bán lẻ cho mua


14

chịu hàng hóa nên khơng thẩm định để đánh giá được khách hàng; Khi công ty bán
lẻ
thực hiện việc bán chịu hàng hóa thiếu sự kiểm sốt của NHTM; Kỹ thuật nghiệp vụ
cho vay tiêu dùng gián tiếp rất phức tạp, nó địi hỏi phải có những điều kiện ràng

buộc cả 3 bên: NHTM, công ty bán lẻ và người tiêu dùng, tất cả phải được thể hiện
trong hợp đồng cho vay.
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương
thức như sau:
- Tài trợ truy địi tồn bộ. Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các
khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh tốn cho
ngân hàng tồn bộ các khoản nợ nếu như đến hạn, người tiêu dùng khơng thanh
tốn cho ngân hàng.
- Tài trợ truy đòi hạn chế. Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty
bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu, khơng thanh tốn chỉ giới
hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa
thuận giữa ngân hàng với cơng ty bán lẻ.
- Tài trợ miễn truy địi. Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho
ngân hàng, cơng ty bán lẻ khơng cịn trách nhiệm trong việc chúng có được hồn trả
hay khơng. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàng nên chi phí của
khoản vay thường được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và
các khoản nợ được mua cũng được kén chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ những công ty
bán lẻ rất được ngân hàng tin cậy mới được áp dụng phương thức này.
- Tài trợ có mua lại. Khi thực hiện cho vay tiêu dùng theo phương thức miễn
truy đòi hoặc truy đòi hạn chế, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ
thì ngân hàng phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thỏa
thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho cơng ty bán lẻ phần nợ mình chưa
được thanh tốn.
* Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián
tiếp
đó là:

- Khi NHTM quan hệ tốt với các cơng ty bán lẻ thì cho vay tiêu dùng gián



15

tiếp sẽ mang lại độ an toàn cao hơn cho ngân hàng, đặc biệt là với hình thức tài trợ
truy địi tồn bộ. Rủi ro trong hoạt động cho vay này sẽ được san sẻ giữa ngân hàng
với các công ty bán lẻ. Còn trong cho vay tiêu dùng trực tiếp thì mọi rủi ro sẽ do
ngân hàng tự gánh chịu.
- Tuy nhiên trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, NHTM sẽ thẩm định và đánh
giá khách hàng một cách chủ động, không bị phụ thuộc vào các công ty bán lẻ
thông qua việc tận dụng sở trường của nhân viên tín dụng. Những người này thường
được đào tạo chuyên mơn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các
quyết định cho vay của ngân hàng sẽ có chất lượng cao hơn so với trường hợp
chúng được quyết định bởi những cơng ty bán lẻ. Ngồi ra, trong hoạt động của
mình, nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các
khoản vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của các công ty bán lẻ thường chỉ
chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng hóa. Bên cạnh đó, tại các điểm bán
hàng, các quyết định tín dụng thường được đưa ra một cách vội vàng và điều đó dẫn
đến việc nhiều khoản tín dụng thường được cấp một cách khơng chính đáng.
Năm là, căn cứ theo thời hạn của khoản vay. Theo tiêu thức này, cho vay tiêu
dùng được chia làm 3 loại hình là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó:
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay
trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho
vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.
1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm
Với sự phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân ngày
càng cao nên đã nảy sinh “mâu thuẫn” về khả năng thanh toán với nhu cầu mua sắm
tài sản và sử dụng các dịch vụ vừa thiết yếu vừa cải thiện và nâng cao đời sống hiện
tại của các cá nhân. Theo đó, đã có nhiều nghiên cứu của các học viên cao học,

nghiên cứu sinh, nhà khoa học và các nhà quản lý để tìm ra câu trả lời giải quyết
mâu thuẫn này dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nghiên cứu dưới góc độ chung về


×