Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.85 KB, 102 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐẶNG THANH XUÂN

VẬN DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2012


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐẶNG THANH XUÂN

VẬN DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số


: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

Hà Nội, năm 2012


1



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UCP 600 VÀ SỬ DỤNG UCP 600 ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................4

1.1. Tranh chấp trong thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng thương
mại ..4

1.1.1. Tổng quan về thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.........................4
1.1.2. Tranh chấp trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ....................................... 12

1.2. UCP 600-Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng

chứng từ ..................................................................................................................... 20
1.2.1. Sơ lược về UCP 600...................................................................................................... 20
1.2.2. Vai trị của UCP 600 trong thanh tốn tín dụng chứng từ..............................................21
1.2.3. Nội dung cơ bản của UCP 600.......................................................................................23

1.3.

Vận dụng UCP 600 trong giải quyết tranh chấp trongthanhtoánL/C.........25

1.3.1. Ưu điểm và tồn tại của phiên bản UCP 600 so với các phiênbản UCPtrước đó...........25
1.3.2. Kinh nghiệm vận dụng UCP của một số ngân hàng trên thế giới..................................28
1.3.3. Điều kiện vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh tốn tín
dụng chứng từ............................................................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM ........................................................................................................................... 35

2.1. Khái qt về tình hình thanh tốnTDCT tại các NHTM Việt Nam..............35
2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.......................35
2.1.2. Tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại các NHTM Việt Nam................................ 39

2.2. Thực trạng vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức
thanh tốn tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam.......................................... 42


VIẾT TẮT
BCT

TEN ĐẦY ĐỦ
Bộ chứng từ


2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ tại
các NHTM Việt Nam.................................................................................................................42
2.2.2. Thực trạng vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp trong phương thức thanh
DANH
MỤC
CÁC TỪ VIET TẮT
tốn tín dụng chứng từ tại
các NHTM
Việt Nam......................................................................45

2.3. Đánh giá về khả năng vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong
phương
thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam.................................64

2.3.1. Hiệu lực pháp lý của UCP 600 khi áp dụng tại Việt Nam.............................................64
2.3.2. Những khó khăn trong việc áp dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong phương
thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam.................................................... 66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI CÁC
NHTM VIỆT NAM..................................................................................................................69

3.1. Định hướng phát triển thanh toán TDCT của các NHTM Việt Nam............69

3.1.1. Định hướng phát triền chung của ngành ngân hàng Việt Nam......................................69
3.1.2. Định hướng phát triển phương thức thanh toán TDCT của các ngân hàng thuơng mại
Việt Nam....................................................................................................................................70

3.2. Giải pháp phòng ngừa tranh chấp trong phương thức thanh tốn tín dụng
chứng từ bằng việc vận dụng UCP 600.....................................................................72


3.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập
khẩu........................................................................................................................................... 72
3.2.2. Phổ cập kiến thức về nguyên lý TTQT nói chung và L/C nói riêng..............................73
3.2.3. Tăng cường hiểu biết về UCP 600 cho các bên tham gia..............................................75

3.3.

Giải pháp xử lý tranh chấp thanh toán L/C bằng việc vận dụng UCP 600. 76

3.3.1. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp................................................................ 76
3.3.2. Vận dụng đúng các điều khoản của UCP 600 và L/C................................................... 77
3.3.3. Lựa chọn khách hàng có thiện chí trong giải quyết tranh chấp.....................................78

3.4. Kiến nghị............................................................................................................79

3.4.1. Kiến nghị với ICC......................................................................................................... 79
3.4.2. Kiến nghị với chính phủ................................................................................................ 81
3.4.3. Kiến nghị với NHNN và các NHTM Việt Nam............................................................ 82
3.4.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...........................................................86
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


eUCP
ICC
ISBP 681
L/C

Phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử của Phòng

Thương mại Quốc tế
Phòng Thương mại Quốc tế
Tập quán ngân hàng tiêu chuân quốc tế đê kiêm tra chứng từ theo
thư tín dụng, ấn bản số 681 của Phịng Thương mại Quốc tế
Thư tín dụng

NHCK

Ngân hàng chiết khấu

NHđCĐ

Ngân hàng được chỉ định

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Ngân hàng thơng báo

NHTM
NK

Ngân hàng thương mại

Nhập khâu

SWIFT

Mạng thanh tốn liên ngân hàng tồn cầu

TDCT
TTQT

Tín dụng chứng từ
Thanh tốn quốc tế

UCP

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

UCP 600

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn bản số 600,
bản sửa đổi năm 2007 của phòng thương mại quốc tế ICC

URR 525

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín
dụng, ấn bản số 525 của phịng thương mại quốc tế ICC


XK

Xuất khẩu


XNK

Xuât nhập khẩu

STT

Tên

Trang

2.1.

Bảng
Thị phân huy động vôn của các NHTM Việt Nam 2009 - 2011

37

^∑2

Doanh sô TTQT bằng L/C tại một sô NHTM Việt Nam 200840
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2011

^2∑

Tỷ trọng thanh tốn bằng L/C so với tổng doanh sơ TTQT tại
một sô NHTM Việt Nam 2008-2011

42


Biểu đồ
2.1.
^2∑
^2∑

Tổng tài sản và vôn chủ sở hữu của một sô NHTM Việt Nam

36

Thị phân huy động vôn của các NHTM Việt Nam năm 2011

38

Thị phân dư nợ tín dụng của một sơ NHTM Việt Nam 2011

39

Sơ đồ

TL

Quy trình nghiệp vụ thanh tốn bằng L/C

9



1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn bùng nổ về nhu cầu hội nhập nền kinh tế tồn cầu, hoạt động
kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt phải nói tới là hoạt động ngoại thương đang ngày
càng khẳng định vị trí chủ đạo của mình. Việt Nam vẫn trung thành với con đường xã
hội chủ nghĩa theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Trong những năm
gần đây, Việt Nam đã từng bước tham gia vào nền nền kinh tế khu vực như ASEAN
vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996; trở thành thành viên của APEC năm 1998; Ký
hiệp định song phương với Hoa Kỳ (BTA); và nhất là vào cuối năm 2006 đã trở thành
thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade
Ognization). Bên cạnh đó, với chính sách đối ngoại mềm dẻo, khơn khéo đã thu hút
được lượng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài và các nguồn viện trợ quý báu từ các nước
phát triển. Điều đó cho thấy Việt nam đang dần vượt qua thời kỳ một nước nghèo nàn
lạc hậu để tiến sâu hơn, xa hơn vào xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.
Buôn bán giao thương với các quốc gia ở các lục địa khác nhau là nhu cầu thiết
yếu để mỗi quốc gia có thể hịa nhập và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong
nghiệp vụ kinh doanh quốc tế này, đòi hỏi nghiệp vụ thanh tốn quốc tế phải hồn
thiện và tương xứng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương.
Một trong những phương thức TTQT được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
nhất và luôn chiếm tỷ trọng khá cao là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.
Tuy nhiên, mặt trái ở đây là khi thương trường có sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt, các bên tham gia luôn muốn dành phần lợi nhuận lớn hơn về phía mình nên nhiều
khi họ bất chấp tất cả, dùng mọi thủ đoạn để gây thiệt hại cho bạn hàng. Và do bản
thân các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cung cấp dịch vụ chưa hiểu hết được về
phương thức thanh toán bằng L/C nên đến khi xảy ra tranh chấp thì các bên mới phát
hiện ra mình có sai sót.


2


Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong các giao dịch ngoại thương, đặc
biệt khi các bên lại ở những quốc gia khác nhau, trình độ cũng như mức độ hiểu biết về
đối tác là khác nhau. Trong thời gian qua ở Việt Nam các vụ tranh chấp về TDCT
thường xuyên xảy ra với tính chất phức tạp và đa dạng mn hình mn vẻ.
Trước tình hình đó, cuốn “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ” bản sửa đổi số 600 (gọi tắt là UCP 600) và sau đó là cuốn “Tập quán ngân hàng
tiêu chuẩn quốc tế” (gọi tắt là ISBP) của Phòng Thương mại Quốc tế đã trở thành một
công cụ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp cũng như các NHTM tiến hành nghiệp
vụ thanh tốn một cách thơng suốt, góp phần giải quyết được nhiều khó khăn, vướng
mắc phát sinh. Mặc dù vậy, việc vận dụng UCP 600 và ISBP trong giải quyết tranh
chấp liên quan đến TDCT tại Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập. Tình trạng vận dụng
UCP 600 khơng hiệu quả vẫn cịn phổ biến.
Với tần suất sử dụng phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C cũng như việc
dẫn chiếu UCP 600 vào L/C như hiện nay, việc nghiên cứu UCP 600 để áp dụng vào
hạn chế tranh chấp trong giao dịch quốc tế bằng L/C là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Để góp phần đáp ứng yêu cầu đó, tác giả lựa chọn đề tài "Vận dụng UCP 600 giải
quyết tranh chấp trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam " làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các tình huống cụ thể về các tranh chấp trong TTQT bằng L/C và tiến
hành phân tích giải quyết tranh chấp bằng cách vận dụng các điều khoản của UCP 600.
Cũng từ đó tìm ra các điểm mạnh và hạn chế của văn bản UCP 600 để có thể đưa ra
các giải pháp và kiến nghị hữu hiệu nhất, với hy vọng sẽ xây dựng được một văn bản
pháp lý hoàn hảo điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C trên phạm vi quốc
tế nói chung và các văn bản pháp lý hỗ trợ hoạt động đó ở các ngân hàng thương mại
Việt Nam.


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp bằng UCP 600 giải quyết tranh chấp
phổ biến trong hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động thanh tốn quốc tế bằng tín dụng
chứng
từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số tình huống tranh chấp điển hình.
Phạm vi thời gian: Những tranh chấp trong hoạt động thanh toán TDCT trong
thời gian gần đây.
Phạm vi không gian: Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là sự tổng hợp của các phương pháp như: thống kê, phân tích, so sánh,
tổng hợp các số liệu từ thực tiễn.

5. Những đóng góp mới của đề tài
- Phân chia một cách rõ ràng và ngắn gọn các tranh chấp chính, phổ biến hay
gặp trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại Việt Nam.
- Tìm ra những điểm hạn chế cần có sửa đổi, bổ sung của phiên bản UCP 600.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị sát với thực tiễn để xây dựng một phiên
bản UCP hoàn hảo hơn.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UCP 600 và sử dụng UCP 600 để giải quyết các tranh
chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp phát sinh trong
phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp phát sinh

trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
TÔNG QUAN VỀ UCP 600 VÀ SỬ DỤNG UCP 600 ĐẺ GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ' CỦA NGÂN HÀNG THUONG MẠI
1.1. Tranh chấp trong thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng thương
mại
1.1.1. Tong quan về thanh tốn tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm và các bên tham gia
Theo điều 2 UCP 600:
- Tín dụng là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế
nào, đều thể hiện sự cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành
về việc thanh tốn khi xuất trình phù hợp.
- Thanh tốn:
+ Trả tiền ngay nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay.
+ Cam kết trả tiền chậm và trả tiền khi đến hạn nếu tín dụng có giá trị thanh
toán trả chậm.
+ Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến
hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh tốn bằng chấp nhận.
- Ngân hàng phát hành (Issiuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành
tín
dụng theo đề nghị của người u cầu hoặc cho chính mình.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác
nhận
của

mình đối với một tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát
hành.
- Người yêu cầu mở L/C (Application for L/C)
Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế,
người yêu cầu mở L/C thường là nhà nhập khẩu, trừ loại L/C dự phòng.


5

Nhà nhập khẩu được NHPH đảm bảo không trả tiền chừng nào chưa nhận được
bộ chứng từ phù hợp. Trong thư yêu cầu mở L/C người NK yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người
thụ hưởng.
- Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C)
Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh
toán theo L/C. Được ngân hàng phát hành L/C đảm bảo thanh tốn chắc chắn nếu xuất
trình được bộ chứng từ phù hợp.
Do tính chất đa dạng của thương mại, mà người bán có thể có những tên khác
như: người bán (Seller), nhà xuất khẩu (Exporter), người ký phát hối phiếu (Drawer),
người thắng thầu (Contractor). Người thụ hưởng, vì là người phải xuất trình bộ chứng
từ phù hợp với L/C, nên cần phải kiểm tra nội dung L/C do người mua mở xem có phù
hợp với hợp đồng hay khơng từ đó lập chứng từ phù hợp để đòi tiền.
- Ngân hàng phát hành — NHPH (Issuing Bank)
Ngân hàng phát hành hay còn gọi là ngân hàng mở - Opening Bank, là ngân
hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng
cho người mở.
NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng
mua bán. Nếu khơng có sự thỏa thuận trước, thì nhà NK được phép lựa chọn NHPH.
Kể từ thời điểm phát hành L/C là nó đã cam kết chắc chắn khơng hủy ngang về việc
thanh tốn đối với một xuất trình phù hợp.

- Ngân hàng thông báo — NHTB (Advising Bank)
Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của
ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi
nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận — NHXN (Confirming Bank)


6

Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo
sự ủy quyền của ngân hàng phát hành.
Đây là bên thứ ba đứng ra bảo đảm với người thụ hưởng L/C về khả năng thanh
tốn của ngân hàng phát hành. Do đó, nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành mất
khả năng thanh tốn và bộ chứng từ địi tiền là phù hợp thì ngân hàng xác nhận sẽ phải
chịu trách nhiệm thanh toán.
- Ngân hàng được chỉ định — NHđCĐ (Nominated Bank)
Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất
cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân
hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ.
- Ngân hàng thông báo thứ hai (Second Advising Bank)
Giống như ngân hàng thông báo thứ nhất, tuy nhiên trong trường hợp người thụ
hưởng khơng có quan hệ tài khoản với ngân hàng thông báo thứ nhất và ngân hàng
phát hành khơng có quan hệ đại lý với ngân hàng thơng báo thứ nhất thì NHTB thứ hai
sẽ nhận thơng báo L/C từ ngân hàng thông báo thứ nhất và sau đó sẽ thơng báo cho
người thụ hưởng.
- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank)
Ngân hàng hoàn trả là một ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định thay
mình trả tiền cho người thụ hưởng.

1.1.1.2. Vai trò và đặc điểm của L/C

a. Vai trị của L/C
“Thư tín dụng là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó ngân hàng phát
hành cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù
hợp với nội dung của L/C.”
Thư tín dụng là cơng cụ của phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ. Nếu
khơng mở được L/C thì phương thức thanh tốn này cũng khơng thể xác lập. Thư tín


7

dụng là căn cứ pháp lý để NHPH quyết định việc trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu
chứng từ, là cơ sở để người mua quyết định có trả tiền cho ngân hàng mở hay khơng.
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại
thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hồn toàn với hợp đồng này. Một khi L/C
đã được mở và được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp
đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên có liên quan. Khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với L/C
thì NHPH phải trả tiền vơ điều kiện cho nhà XK, mặc dù trên thực tế hàng hóa khơng
giống như đối với chứng từ. Như vậy, trong giao dịch L/C các bên tham gia chỉ căn cứ
vào chứng từ mà khơng căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ. Ngồi ra, L/C cịn là cơng cụ rất
hiệu quả trong việc cụ thể và chi tiết những nội dung chưa bàn tới khắc phục những sai
sót, hạn chế và những điều khoản khơng có lợi trong hợp đồng. Tuy nhiên, người mở
L/C cũng cần thận trọng, việc làm này có thể dẫn tới việc nhà xuất khẩu kiện nhà nhập
khẩu ra tòa trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng thương mại.
b. Đặc điểm của L/C trong phương thức thanh tốn TDCT
Thứ nhất, L/C được hình thành dựa trên hai cơ sở hợp đồng độc lập
Một là, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người nhập khẩu và xuất khẩu. Trong
hợp đồng này, hai bên đàm phán và thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến
hàng hóa và các điều khoản thực hiện hợp đồng, trong đó khơng thể bỏ qua một điều
khoản quan trọng, đó là phương thức thanh toán tiền hàng. Sau khi đi đến thống nhất là

thanh tốn bằng tín dụng chứng từ, nhà NK tiến hành một hợp đồng khác để có thể dẫn
tới sự xuất hiện của L/C.
Hai là, người nhập khẩu gửi đơn đề nghị phát hành L/C đến ngân hàng của mình.
Đây là một hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa NHPH và người mở thư tín dụng. Kèm với
đơn yêu cầu phát hành L/C, nhà NK trả lệ phí mở L/C, ký quỹ một số tiền nhất định
tùy theo quy định của NHPH. Đơn yêu cầu mở L/C phải thể hiện nội dung cụ thể về
hàng hóa, điều kiện xuất trình chứng từ. Ngân hàng căn cứ vào đó sẽ mở thư tín dụng


8

cho người XK hưởng và chịu trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ do
người XK xuất trình. Neu chứng từ là hồn tồn phù hợp với các điều khoản của L/C
thì ngân hàng sẽ nhận chứng từ và thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, sau đó
ngân hàng thu lại tiền từ người nhập khẩu và giao chứng từ cho người này đi nhận
hàng.
Thứ hai, phương thức TDCT tuân theo hai nguyên tắc cơ bản
- Với nguyên tắc độc lập, thư tín dụng được mở ra trên cơ sở hợp đồng mua bán
giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu để thanh toán tiền hàng cho số tiền người
xuất
khẩu đã giao cho người nhập khẩu. Nhưng khi ra đời, thư tín dụng lại hồn tồn độc lập
với hợp đồng kinh tế hay bất cứ hợp đồng nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng, thậm
chí
ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu tới hợp đồng đó. Là phương thức thanh tốn gắn
trách nhiệm của NHTM rất cao, nên khi đã phát hành L/C, NHPH có nghĩa vụ thực hiện
cam kết trong L/C khơng phụ thuộc vào việc người hưởng lợi có thực hiện đúng nghĩa
vụ đối với người NK theo hợp đồng mua bán hay khơng, miễn là nhà XK xuất trình
được bộ chứng từ phù hợp. NHPH không thể từ chối việc thực hiện cam kết thanh toán
này với lý do người bán đã giao hàng kém chất lượng hay vì một lý do tương tự.
Nguyên tắc tiếp theo là tuân thủ chặt chẽ. Khi kiểm tra các chứng từ xuất trình,

các ngân hàng chỉ thanh toán cho người hưởng lợi khi các chứng từ này tuân thủ chặt
chẽ các yêu cầu của thư tín dụng . Có quan điểm cho rằng ngân hàng không nên bắt lỗi
các khác biệt thông thường, không nghiêm trọng và nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ khơng
có nghĩa là phải tìm ra các lỗi chính tả do in ấn hay các lỗi do kỹ thuật trong chứng từ.
Tuy nhiên, an toàn nhất là các ngân hàng vẫn nên tiến hàng tuyệt đối các nguyên tắc
này. Bất cứ sự sai lệch nào được bỏ qua, dù được phép đều có thể dẫn đến những rủi ro
khơng lường hết được cho ngân hàng, gây nên những kiện tụng và tranh cãi.
Thứ ba, trong phương thức TDCT, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ
mà không căn cứ vào hàng hóa
Chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ
chối thanh tốn cho người hưởng lợi thư tín dụng. Nếu người xuất khẩu xuất trình được


9

bộ chứng từ phù hợp yêu cầu thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền. Ngân hàng
khơng chịu trách nhiệm về việc hàng hóa thực chất được giao như thế nào. Sở dĩ như
vậy là ngân hàng chỉ là một trong những người cung cấp dịch vụ thanh tốn, bản thân
các ngân hàng khơng có kinh nghiệm và thời gian để tìm hiểu kinh doanh về các loại
hàng hóa khác nhau của những khách hàng khác nhau. Do đó các chứng từ có tầm quan
trọng to lớn, đó là minh chứng cho giá trị, phẩm cách hàng hóa mà người bán đã giao
và là căn cứ đòi tiền từ NHPH.

1.1.1.3. Quy trình thanh tốn L/C
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh tốn bằng L/C

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, trong
đó có thoả thuận điều kiện thanh tốn theo phương thức thanh toán bằng L/C.
(2) Căn cứ vào điều kiện và điều khoản của hợp đồng ngoại thương, nhà NK
làm

đơn
gửi đến Ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu Ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà
XK
hưởng.
(3) Căn cứ đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH phát hành L/C và thông qua đại
lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà XK để thơng báo L/C cho nhà XK.
(4) Khi nhận được L/C, NHTB tiến hành thông báo L/C cho nhà XK.


10

(5) Nhà XK kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã kí thì tiến hành giao
hàng.
(6) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình tới Ngân hàng phục vụ mình (thường là NHTB) đề nghị thanh tốn.
(7) Ngân hàng phục vụ nhà XK sau khi kiểm tra BCT nếu thấy phù hợp với các
điều khoản trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chiết khấu cho nhà XK.
(8) Sau khi đã thanh toán hoặc chiết khấu, Ngân hàng phục vụ nhà XK chuyển
bộ chứng từ sang NHPH để đòi tiền.
(9) NHPH kiểm tra lại BCT, nếu thấy phù hợp thì thanh tốn lại tiền cho Ngân
hàng phục vụ nhà XK.
(10) NHPH báo cho nhà NK biết BCT đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh
toán
hoặc chấp nhận thanh toán.
(11) Nhà NK kiểm tra BCT, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp
nhận), NHPH sẽ trao chứng từ để nhà NK đi nhận hàng.

1.1.1.4. Các loại L/C trong phương thức thanh tốn TDCT
a. Thư tín dụng khơng hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng phát hành không được quyền hủy bỏ hoặc

sửa chữa mà không được sự đồng ý của các bên liên quan .
Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C này được phổ
biến nhất hiện nay trong thanh tốn quốc tế.
b. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là loại L/C mà người mở có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
L/C bất cứ lúc nào mà không cần đến sự đồng ý của các bên liên quan.
Vì tình trạng thanh tốn khơng chắc chắn và người xuất khẩu khó có thể lường
trước được các rủi ro dẫn đến quyền lợi của nhà nhập khẩu không được đảm bảo, cho
nên loại L/C này chỉ tồn tại trên lý thuyết.
c. Thư tín dụng khơng hủy ngang có xác nhận (ConfirmedIrrevocable L/C)


11

Là loại L/C không hủy ngang được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền
tiền
theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có 2 ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho
người XK nên đây là loại L/C đảm bảo chắc chắn nhất cho người XK về sự thanh tốn.
d. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại L/C khơng hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất có thể chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền địi tiền mà
mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận
cho mình một phần của thương vụ.
e. Thư tín dụng giáp lưng (Back - to - back L/C)
Sau khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà XK căn cứ
vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người
khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C), L/C sau gọi là
L/C
phụ hay L/C giáp lưng (Baby L/C), người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

f. Thư tín dụng tuần hồn (Revoling L/C)
Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã
hết
thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một các
tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho tới khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
g. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Là L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C
này sẽ có L/C trước phải ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại
một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu:
“L/C này đối ứng với L/C số ... mở ngày ...tại ngân hàng...”.
Loại L/C này thường được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, trong
giao dịch, người bán cũng đồng thời là người mua và ngược lại; người mở L/C này
đồng thời là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại.
h. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)


12

Là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho
người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã
mở. Tiền ứng trước này được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương
mại chứ khơng phải là khoản tín dụng mà NHPH hay NHTB cấp cho người xuất khẩu.
Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Ngân hàng thông báo chỉ
thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách
nhiệm về số tiền đó. Sau đó (hoặc trước đó), NHPH trích tài khoản của người mở
chuyển hoặc hoàn trả cho NHTB.
Gọi L/C này là L/C điều khoản đỏ vì trước đây điều khoản này được in bằng
mực đỏ để tăng sự chú ý. Ngày nay, thuật ngữ “Red clause” còn được dùng bằng nhiều
thuật ngữ khác như: “Advance clause”, “Special clause”...
i. Thư tín dụng thanh tốn trả chậm (Deferredpayment)

Là loại L/C khơng hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác
nhận cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C theo
những thời hạn được quy định trong L/C đó.

1.1.2. Tranh chấp trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ
1.1.2.1. Khái niệm tranh chấp
Trong kinh doanh, tranh chấp tồn tại như một tất yếu, các mối quan hệ càng
nhiều, càng phức tạp thì khả năng dẫn đến tranh chấp càng cao, thậm chí ngay cả khi
có một khung pháp lý hồn chỉnh, bởi không phải lúc nào các bên cũng làm theo quy
ước hoặc theo luật đã đề ra.
Xảy ra tranh chấp là ngoài sự mong muốn của các bên, song tranh chấp vẫn xảy
ra và là tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào.
Khơng có văn bản pháp luật nào định nghĩa thuật ngữ “tranh chấp”, tuy nhiên
tiếp cận từ góc độ khoa học pháp lý thì tranh chấp nói chung được hiểu là sự bất đồng,
mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Những bất đồng,


13

mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh
nên chúng được gọi theo ngành luật đó.
Từ đó, có thể định nghĩa tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ là
“Những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên liên quan trong hoạt động thanh tốn tín
dụng chứng từ”

1.1.2.2. Tranh chấp trong thanh toán L/C
a. Tranh chấp liên quan đến chứng từ địi tiền theo L/C
Thứ nhất, hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng của bộ chứng từ
đòi tiền theo L/C, trong trường hợp khơng có hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để các

bên thanh toán tiền hàng.
Đối với những tranh chấp về hóa đơn thương mại thường liên quan đến số tiền,
mơ tả hàng hóa, chủ thể ký phát.
- Về số tiền trên hóa đơn
Số tiền trên hóa đơn thương mại có thể lớn hơn số tiền ghi trên thư tín dụng,
điều này được chỉ rõ tại điều 18b - UCP 600.
Quyết định thanh toán hay từ chối là do ngân hàng, tùy thuộc vào từng trường
hợp cụ thể. Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn như vậy thì số tiền cao nhất ấn định
trên L/C sẽ được thanh toán và quyết định này sẽ ràng buộc tất cả các bên liên quan.
Tuy nhiên, việc giao chứng từ có thể khơng được thực hiện, vì cịn phụ thuộc vào
khoản tiền chưa được trả. Trường hợp này, khoản tiền vượt quá sẽ được chuyển sang
phương thức nhờ thu.
Ngược lại, Ngân hàng có thể từ chối chứng từ như vậy, vì hóa đơn khơng phù
hợp với tín dụng, ngân hàng khơng hợp tác thanh toán để bảo vệ quyền lợi cho khách
hàng của mình. Lúc này, mâu thuẫn giữa số tiền của hóa đơn vượt quá số tiền trên L/C
là mấu chốt gây tranh chấp giữa các bên tham gia TDCT.
- Về việc mơ tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại


14

Có sự khác biệt giữa các bên về cách hiểu chi tiết hàng hóa quy định trong thư
tín dụng và mơ tả hàng hóa trong hóa đơn và các chứng từ khác. Có ngân hàng cho
rằng trên hóa đơn phải ghi chính xác như mơ tả hàng hóa trong L/C, có ngân hàng cho
rằng khơng nhất thiết phải như vậy.
Và tại điều 18c - UCP 600, ICC sử dụng thuật ngữ “phù hợp” (correspond with)
mà không phải là thuật ngữ “chính xác” (exact)
Chính xác - có nghĩa là khơng được thêm bớt bất cứ một từ nào trong mô tả
hàng hóa, nhưng tương xứng hay phù hợp được hiểu là sự mô tả ở mức tương đương
với yêu cầu của thư tín dụng, khơng làm thay đổi tính năng, tác dụng, bản chất hàng

hóa. Điều này có nghĩa là ngồi việc ghi đúng chi tiết hàng hóa như trong L/C, trên hóa
đơn cịn được phép thêm vào chi tiết như: đặc tính kỹ thuật, ký hiệu... nếu những chi
tiết này khơng làm thay đổi đặc tính, kỹ thuật, bản chất, cấu trúc của hàng hóa và
khơng mâu thuẫn với L/C.
Tuy nhiên, từng ngân hàng lại có cách nhìn nhận khác nhau, có những quy định
cụ thể của ngân hàng, nên vấn đề này cũng phát sinh khá nhiều vụ tranh chấp.
- Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký phát
Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại cũng thường xảy ra trong trường
hợp mua bán qua trung gian, thanh toán bằng L/C chuyển nhượng. Do sự phối hợp
giữa các bộ chứng từ xuất trình giữa người hưởng lợi thứ nhất và người hưởng lợi thứ
hai, cũng như việc chuẩn bị chứng từ thay thế sao cho phù hợp với các điều kiện của
L/C là rất phức tạp, trong đó có hóa đơn thương mại.
Thứ hai, tranh chấp liên quan đến chứng từ vận tải
- Vận đơn đường biển - Bill OfLading (B/L)
Trong vận tải quốc tế, vận tải biển với những ưu thế của nó ln chiếm tỷ trọng
cao
nhất về khối lượng hàng hóa và về số lượng các thương vụ. Chính vì thế, vận đơn
đường
biển là loại chứng từ được yêu cầu thường xuyên nhất của BCT xuất trình theo L/C.


15

Điều 20a, UCP 600 quy định khá rõ ràng về vận đơn đường biển. Vận đơn
thường được yêu cầu xuất trình theo L/C là vận đơn theo lệnh, sạch, và đã bốc hàng.
Yêu cầu chung khi xuất trình một vận đơn là:
Một là, vận đơn được ký bởi người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của
họ.
Hai là, hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng giao hàng quy
định.

Ba là, chỉ rõ hàng hóa được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy
định trong tín dụng. u cầu này đã gây khơng ít khó khăn cho người gửi hàng trong
trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường. Và do chỉ chuyên chở hàng hóa đến
cảng chuyển tải nên các hãng vận tải thường khơng muốn cấp vận đơn có ghi cảng dỡ
hàng khách với cảng mà tàu của hãng đỗ lại để chuyển tải.
Thực tiễn thanh tốn bằng TDCT đã có nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ nguyên
nhân vận đơn đường biển không tuân thủ quy định của L/C về cảng bốc hàng, về vận
tải và về phương thức vận chuyển.
Vận đơn hàng không - Airway Bill
Vận chuyển bằng đường hàng không cũng chiếm ưu thế trong ngoại thương. Về
cơ bản, chứng từ vận tải đường hàng không mang chức năng như vận đơn thông thường
trong vận tải đường biển. Nhưng do đặc thù riêng, chứng từ vận tải đường hàng khơng
khơng có chức năng sở hữu hàng hóa, khơng có giá trị lưu thơng nên khơng thể chuyển
nhượng. Đặc thù này xuất phát từ thực tế là hàng hóa vận chuyển bằng máy bay bao giờ
cũng đến nơi nhận hàng trước chứng từ phải qua xử lý của ngân hàng, bưu điện...
Vận đơn hàng khơng xuất trình theo thư tín dụng phải được lập, đóng dấu hoặc
ký bởi hãng hàng không hoặc đại lý ủy quyền của hãng hàng không này. Những vận
đơn do đại lý giao nhận phát hành (House Airway Bill) sẽ không được đại lý chấp nhận
trừ khi đại lý giao hành đó hành động với tư cách là hãng hàng khơng hoặc đại lý đích
danh của hãng hàng khơng đó. Vận đơn hàng khơng phải ghi chú rõ ràng về ngày gửi
hàng nếu thưu tín dụng yêu cầu ghi rõ ngày gửi hàng thực tế. Đây cũng là một trong
những điểm thường gây tranh chấp liên quan đến vận đơn hàng không.


16

Thứ ba, tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm
Thư tín dụng sẽ u cầu xuất trình bảo hiểm trong trường hợp người bán chịu
trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, thường là trong trường hợp mua
bán theo điều kiện CIF và CIP...

Yêu cầu chung của chứng từ bảo hiểm là phải đúng theo hình thức L/C đã quy
định, và phải được lập, ký tên bởi công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý của họ
(Điều 28 - UCP 600).
Loại chứng từ bảo hiểm phổ biến trong thanh toán L/C là lập theo lệnh, ký hậu
để trống, bảo hiểm mọi rủi ro, trị giá bảo hiểm 110% trị giá hóa đơn, cùng loại tiền với
hóa đơn, đền bù tại nước nhập khẩu.
Những tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm thường xuất phát từ những
ngun nhân chính sau:
+ Chứng từ bảo hiểm khơng bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C.
+ Loại chứng từ bảo hiểm, loại tiền ghi trên chứng từ bảo hiểm khác với loại
tiền ghi trên L/C.
+ Về ngày tháng của chứng từ bảo hiểm.
+ Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF (CIP) của hàng hóa.
+ Số lượng chứng từ bảo hiểm được xuất trình.
Thứ tư, tranh chấp do sự không nhất quán giữa các chứng từ
NHPH hay NHđCĐ thay mặt NHPH có trách nhiệm phải đưa ra quyết định trả
tiền hay chấp nhận trả tiền BCT xuất trình của người XK trong vịng 05 ngày làm việc
tiếp theo ngày xuất trình, trên cơ sở xem xét bề mặt của chứng từ có phù hợp với các
điều kiện của L/C hay không.
Chứng từ được lập trên cơ sở yêu cầu của L/C phải phù hợp với tất cả các điều
kiện
và điều khoản của thư tín dụng và chúng phải đồng nhất và không mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, các nhà XK thường mắc lỗi khi lập chứng từ theo các tiêu chuẩn này.
b. Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia


17

Một là, nhà nhập khẩu không mở L/C
Sau khi thống nhất về hàng hóa, giá cả nhà NK có nghĩa vụ mở L/C cho bên XK

trong một thời hạn quy định. Nhà NK gửi cho nhà XK bản dự thảo yêu cầu mở L/C.
Neu bản dự thảo L/C này không tương đồng với hợp đồng thương mại mà thay đổi khá
nhiều, qua nhiều lần trao đổi nhưng L/C vẫn không được mở, dẫn đến tranh chấp, nhà
XK khiếu kiện và yêu cầu nhà NK phải nộp phạt theo hợp đồng.
Hai là, nhà nhập khẩu không tu chỉnh L/C
Sau khi hai bên mua bán ký kết hợp đồng thương mại và L/C được mở, quy định
rõ ràng ngày giao hàng, điều khoản... Tuy nhiên, trong q trình chuẩn bị hàng hóa để
giao hàng sau đó, có những biến đổi trên thị trường mua bán, những điều kiện khó
khăn khiến cho nhà xuất khẩu không thể giao hàng đúng hạn hoặc nhà nhập khẩu muốn
thay đổi một số điều khoản trên L/C. Nhưng một trong hai bên khơng đồng ý vì nó làm
khác đi so với hợp đồng đã ký kết. Điều đó dẫn đến việc hai bên kiện cáo lẫn nhau,
tranh chấp xảy ra.
Ba là, nhà xuất khẩu không giao hàng, giao hàng không đúng thời hạn
Sau khi ký kết hợp đồng và bên nhập khẩu đã mở L/C, đến ngày giao hàng, do
gặp phải thiên tai, trục trặc với phương tiện vận tải, hoặc do khó khăn về nguồn hàng
và cũng có thể do nguyên nhân thị trường khiến cho bên XK không muốn giao hàng,
không thể giao hàng, hoặc bên NK không muốn nhận hàng nên viện mọi lý do từ chối.
Các tranh chấp như vậy sẽ xoay quanh việc nhà XK có phải chịu trách nhiệm và có
phải đền bù thiệt hại do khơng hồn thành nghĩa vụ hay khơng, nếu khơng thì ai là
người chịu trách nhiệm đền bù cho những thiệt hại và chi phí mà nhà NK phải chịu.
Bốn là, tranh châp do ngân hàng phát hành thư tín dụng bất lợi
Trong nhiều trường hợp, nhà NK do hạn chế về năng lực trong hợp đồng mua
bán ngoại thương đã chấp nhận những yêu cầu về việc mở L/C trong thời hạn quá gấp
rút và sau đó khơng thể hồn thành nghĩa vụ của mình. Trong khi đó, nhà XK đơi khi
cũng bỏ qua những chi tiết trong L/C như thời hạn giao hàng quá ngắn, hoặc thời hạn


×