Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Néi dung: gi¸ trþ lþch sö vµ bµi häc kinh nghiöm “võa kh¸ng chiõn , võa kiõn quèc;vuïa chiõn ®êu ,võa x©y dùng vµ ph¸t trión lùc l­îng”®­îc tæng kõt qua hai cuéc kh¸ng chiõnchèng thùc d©n ph¸pvµ ®õ quèc mü

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.54 KB, 21 trang )

1

THU HOẠCH-Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc;vừa chiến đấu,vừa xây dựng và
phát triển lực lượng” được tổng kết qua hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong thế kỷ xx, đã để lại cho
chúng ta nhiều bài học kinh nghiêm có giá trị lịch sử và hiện thực
…Bài học “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc: vừa chiến dấu, vừa xây
dựng và phát triển lực lượng”là bài học phản ánh đặc điểm lớn của
chiến tranh cách mạng, vừa là đòi hỏi của cách mạng tiếp tục tiến
hánh chiến tranh ; vừa là đòi hỏi của chiến tranh. Xây dựng hậu
phương, căn cứ địa cách mạng là nhân tố thường xuyên quyết định
thắng lợi của chiến tranh; cũng là đòi hỏi của “lấy nhỏ thắng lớn” để
càng đánh càng mạnh. Thể hiện rõ nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo
chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và đế quốc Mỹ. Đảng ta đã quán triệt sâu sắc và vận
dụng sáng tạo lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin về chiến tranh cách
mạng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống đánh
giặc giữ nước của dân tộc ta qua các giai đoạn lịch sử , phù hợp với
thực tiễn của đất nước. Những chủ trương đúng đắn, sáng tạo đó của
Đảng và bài học lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và


2

đế quốc Mỹ khơng những có giá trị lịch sử mà cịn có giá trị hiện
thứ sâu sắc.


Nước ta nằm ở vị trí chiến lược quan trọng ,do đó trải qua
hàng ngàn năm lịch sử là hàng năm đáu tranh chống giặc ngoại
xâm. trong khi đó, dân tộc ta là một dân tộc kinh tế chậm phát
triển ,vũ khí trang bị thơ sơ,lạc hậu ,chống lại kẻ thù có qn
đơng,vũ khí trang bị hiện đại, có tiềm lực kinh tế, quân sự gấp ta
nhiều lần. Nhưng cho dù gan khổ,ác liệt đến mấy nhan dân Việt nam
khắc phục khó khăn,vượt qua gian khổ, đoan kết một lòng chiến đấu
quật cường bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Tinh thần đó
ngày càng hun đúc thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để
đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược qua các thời kỳ của lịch sử.
Nhân dân Việt nam tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước chống
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đã giành được độc lập dân
tộc (năm 1945). đất nước ta bị kiệt quệ về kinh tế do bị thực dân Pháp
và phát xít Nhật bóc lột tàn nhẫn, chiến tranh tàn phá,nạn đói hồnh
hành, Nhà nước mới ra đời còn non trẻ, quân đội mới được thành lập
với vũ khí trang bị cịn thơ sơ, phải đối đầu với thực dân, đế quốc
Pháp một nước công nghiệp phát triển có tiềm lực kinh tế, quốc
phịng; có bộ máy chiến tranh hiện đại, số lượng qn đơng, có kinh
nghiệm chiến tranh xâm lược.
Từ những đặc điểm trên Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tập
trung cao độ đánh thực dân Pháp xâm lược, vừa xây dựng chính


3

quyền, vừa phát triển kinh tế, văn hoá,cứu tế, tuyên truyền, giáo
dục, ngoại giao, xây dựng mặt trận. Quân và dân ta vừa thi đua giết
giặc lập công, vừa thi đua sản xuất.Nhân dân ta vừa đấu tranh phá
hoại kinh tế của địch, vừa ra sức bảo vệ chính quyền cách mạng,

phát triển nền tảng kinh tế kháng chiến. Đặc biệt nhân dân ta vừa
tích cực, chủ động đánh phá thủ tiêu chính quyền địch , vừa củng
cố, phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng và bảo vệ thành quả cách
mạng ,giữ vững nền độc, lập tự do vừa mới giành được. Kiến quốc,
xây dựng chế độ mới về mọi mặt thực sự đưa lại mọi quyền lợi cho
nhân dân là phát huy thánh quả cách mạng, đồng thời cũng là tạo
dựng căn cứ địa, hậu phương vững chắc làm sở để giành thắng lợi
trong kháng chiến. Vừa kháng chiến ,vừa kiến quốc; vừa đấu tranh,
vừa xây dựng và phát triển lực lượng là một tất yếu khách quan,phù
hợp với thực tiễn của đất nước, thể hiện sự vận dụng sáng tạo lý
luận chủ nghĩa Mác- Lê nin vào điều kiện cụ thể của cách mạng
Việt Nam. Lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin chỉ rõ: “Trong chiến
chanh ai có nhiều lực lượng hơn thì người đó nhất định thắng lợi”,
“Ai có hậu phương vững chắc thì người đó sẽ thắng”. Như vậy, từ
cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin và từ đặc điểm nổi bật của tình
hình so sánh lực lượng giữa ta và địch, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ trương “vừa kháng chiến,vừa kiến quốc; vừa chiến đấu,
vừa xây dựng và phát triển lực lượng” là tất yếu khách quan thể
hiện tư duy sắc sảo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình
hình mới. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nay muốn giữ nền độc lập thì


4

chúng ta phải đêm hết lịng hăng hái đó vào con đường kiến quốc,
kháng chiến phải đi đôi với cứu quốc, kháng chiến có thắng lợi, kiến
quốc mới tháng cơng, kiến quốc có chắc thành cơng, kháng chiến
mới mau thắng lợi”1. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động thi đua “thi đua ái quốc”
nhằm động viên toàn dân,toàn dân nâng cao nhiệt tình cách mạng và

trí sáng tạo, ra sức thi đua kháng chiến và kiến quốc. Hưởng ứng chỉ
thị của Trung ương Đảng, phong trào thi đua yêu nước đã phát triển
sôi nổi, rộng khắp cả nước, cuốn hút tất cả mọi người đang chiến
đấu, lao động, công tác trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực tham gia,
hưởng ứng và thu được kết quả to lớn bảo đảm đáp ứng được yêu
cầu của chiến tranh.
Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc là con đường đấu tranh giữ
vững chính quyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân,
tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách đánh bại âm
mưu và hành động xâm lược của kẻ thù, nó phản ánh đúng quy
luật:Xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới và
ngược lại. Có xây dựng chế độ mới ngày càng phát triển là điều kiện
bảo đảm cho bảo vệ vững chắc chính quyến cách mạng và ngược
lại, có bảo vệ tốt mới xây dựng thành công chế độ mới. Những nội
dung xây dựng chế độ mới được Đảng ta đề ra cụ thể là: Về xây
dựng chính quyền cách mạng, xây dựng Đảng, phát triển kinh tế văn
hoá, giáo dục, kinh tế - xã hội. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản
của mọi cuộc cách mạng, xoá bỏ tận gốc chính quyền thực dân
1

.Hồ Chí Minh,Tồn tập,tập 4, Nxb CTQG, H. 2000, tr.99.


5

phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả nước là vấn đề
cơ bản nhất, cấp bách nhất để điều hành đất nước theo đường lối đã
vạch ra. Các uỷ ban từ xã, huyện, tỉnh được tuyên bố thi hành các
chính sách của cách mạng . Sau khi thiết lập chính quyền cách mạng
từ Trung ương đến xã trong cả nước, ta đã khẩn trương tạo thế hợp

hiến, hợp pháp trong cả nước ở tất cả các cấp. Tổ chức kháng chiến
với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quân đội. Tổ
chức kiến quốc dưới sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của
Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền đó ngày càng lớn
mạnh được nhân dân tín nhiệm, khơng chỉ ở vùng tự do, vùng căn
cứ và hậu phương kháng chiến, mà cả những vùng cịn lại địch tạm
chiếm.Uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng
tăng, vị thế của cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam ngày
càng được khảng định, làm cho cuộc kháng chiến mau chóng biến
thành sức mạnh của dân tộc đến thắng lợi hồn tồn.
Đi đơi với bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chính
quyền mới là ra sức giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, xây dựng
lực lượng chính trị và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục,
vận động quần chúng làm hậu thuẫn cho chính quyền Nhà nước xây
dựng và phát triển lực lượng, triển khai cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ. Kháng chiến kiến quốc cần nhân tài, do đó
Đảng và Chính phủ đặt lên nhiệm vụ hàng đầu là phải gấp rút đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng kịp yêu cầu của đất nước về các
mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, giáo dục...Việc


6

đào tạo, huấn luyện cán bộ được tiến hành có hệ thống phương
hướng tri thức hố cơng nơng và cơng nơng hố tri thức nhằm trau
dồi đạo đức, tác phong, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và
nghiệp vụ chun mơn. Từ chính sách cán bộ đúng đắn của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà việc xây dựng và phát triển lực lượng
cách mạng, lực lượng chiến tranh đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc
kháng chiến, kiến quốc.

Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc là con đường đấu tranh giữ
vững chính quyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân,
tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách đánh bại âm
mưu và hành động xâm lược của kẻ thù, nó phản ánh đúng quy
luật:Xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới và
ngược lại. Có xây dựng chế độ mới ngày càng phát triển là điều kiện
bảo đảm cho bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng và ngược
lại, có bảo vệ tốt mới xây dựng thành cơng chế độ mới. Những nội
dung xây dựng chế độ mới được Đảng ta đề ra cụ thể là: Về xây
dựng chính quyền cách mạng, xây dựng Đảng, phát triển kinh tế văn
hoá, giáo dục, kinh tế - xã hội. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản
của mọi cuộc cách mạng, xố bỏ tận gốc chính quyền thực dân
phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả nước là vấn đề
cơ bản nhất, cấp bách nhất để điều hành đất nước theo đường lối đã
vạch ra. Các uỷ ban từ xã, huyện, tỉnh được tuyên bố thi hành các
chính sách của cách mạng . Sau khi thiết lập chính quyền cách mạng
từ Trung ương đến xã trong cả nước, ta đã khẩn trương tạo thế hợp


7

hiến, hợp pháp trong cả nước ở tất cả các cấp. Tổ chức kháng chiến
với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quân đội. Tổ
chức kiến quốc dưới sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của
Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền đó ngày càng lớn
mạnh được nhân dân tín nhiệm, không chỉ ở vùng tự do, vùng căn
cứ và hậu phương kháng chiến, mà cả những vùng còn lại địch tạm
chiếm.Uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng
tăng, vị thế của cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam ngày
càng được khảng định, làm cho cuộc kháng chiến mau chóng biến

thành sức mạnh của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.
Xây dựng và phát triển kinh tế là một nội dung cốt lõi của
công cuộc xây dựng chế độ mới và phục vụ cho mọi kháng chiến
đến thắng lợi. Vấn đề này các nhà lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
ra rằng: “Thắng lợi hay thất bại của mọi cuộc chiến tranh đều phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế”. Chúng biết rằng, bước vào mọi kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nước Việt Nam vốn đã nghèo
nàn, lạc hậu lại bị Pháp, Nhật vơ vét của cải, bị chiến tranh, thiên tai
tàn phá nặng nề, nạn đói hồnh hành năm 1945 đã cướp đi sinh
mạng 2 triệu người, sản xuất nông nghiệp tiêu điều, sản xuất cơng
nghiệp đình đốn, ngoại thương bế tắc, kho bạc trống rỗng...Mà để xây
dựng lực lượng cách mạng để chiến đấu chống ngoại xâm phụ thuộc
hoàn toàn vào điều kiện kinh tế. Do đó vấn đề đặt ra cấp kíp lúc này là
phát triển kinh tế. Vì theo Ăngghen: “Khơng có gì lại phụ thuộc vào
kinh tế tiên quyết hơn là quân đội và hạn đội”. Trước mắt là phải khôi


8

phục nạn đói. Từ yêu cầu khách quan đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chủ trương mở ngay một chiến dịch tăng gia, sản xuất cứu
đói và ra sức kêu gọi tồn dân, tồn qn từ nơng dân đến thành thị,
thực hiện khẩn trương: “Tấc đất, tấc vàng”, “tăng gia sản xuất ngay”,
“tăng gia sản xuất nữa”, kịp thời trồng các cây lương thực ngắn ngày,
kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo đùm bọc lẫn nhau”. Với những
biện pháp thiết thực đó, nhân dân ta đã thấy được giặc đói. Để bảo
đảm nhu cầu tri tiểu của Nhà nước, Chính phủ ra sắc lệnh xây dựng
“quỹ độc lập” và phát động “tuần lễ vàng” được đồng bào cả nước
nhiệt liệt hưởng ứng, nhờ đó mà khó khăn về tài chính của Chính phủ
bước đầu được khắc phục, Nhà nước có tiền để mua sắm vũ khí phục

vụ cho lực lượng vũ trang. Để không phụ thuộc vào ngân hàng Pháp,
Chính phủ phát hành đồng tiền Việt Nam, bảo đảm về tài chính cho
cơng cuộc kháng chiến kiến quốc.
Sau khi khắc phục nạn đói, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất tự cấp, tự túc, từng bước xây
dựng nền kinh tế độc lập, ưu tiên hàng đầu là sản xuất nông
nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho bộ
đội và nhân dân. Nhờ có chính sách phù hợp mà lương thực, thực
phẩm tạm đủ để trang trải nhu cầu của nhân dân. Về công nghiệp
ta đã thành lập các xưởng quân giới ở các địa phương, lúc đầu chỉ
là sản xuất thô sơ để phục vụ vũ trang tồn dân. Về sau trong q
trình chuẩn bị kháng chiến và trong kháng chiến các cơ sở công
nghiệp quốc phịng quy mơ lớn đã ra đời và đi vào sản xuất bảo


9

đảm được một phần vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến tranh.
Cùng với cơng nghiệp quốc phịng, các cơ sở cơng nghiệp sẵn có
trong vùng căn cứ kháng chiến như khai thác than, khai thác
khoáng sản cũng được phục vụ và được xây dựng mới phục vụ
cho quốc phòng và dân sinh đáp ứng được nhu cầu của nhân dân
và bộ đội trong vùng tự do trong kháng chiến.
Cùng với phát triển kinh tế là xoá bỏ nền văn hoá cũ của thực
dân Pháp, xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục dân chủ nhân
dân, nạn mù chữ đã được thanh toán, hệ thống giáo dục từ cấp 1 đến
cấp 3 được hoàn chỉnh, với phương châm là: “thiết thực và kịp thời
phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất” và “vừa
học vừa làm”. Kết quả đã đạt được là: Đã đáp ứng được về cơ bản
nhu cầu ngày càng lớn về cán bộ, nhân viên cho công cuộc kháng

chiến, kiến quốc. Nền y tế kháng chiến cũng được Đảng và Nhà
nước ta chú ý xây dựng ngay từ đầu đáp ứng được nhu cầu khách
quan chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân trong kháng chiến.
Như vậy, đi đôi với kháng chiến là kiến quốc, xây dựng chế độ
mới, xây dựng hậu phương vững mạnh phục vụ cho kháng chiến là
nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Lịch sử
dựng nước và giữ nước; kiến quốc, xây dựng căn cứ địa, hậu phương
kháng chiến đã trở thành truyền thống tốt đẹp của quân và dân. Trước
và sau ngày toàn quốc kháng chiến; Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm xây dựng vừa bảo đảm giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cho
cuộc kháng chiến, vừa xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng của cách


10

mạng. Bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, địch muốn đánh nhanh
thắng nhanh, ta chủ trương đánh lâu dài, vừa đánh, vừa xây, càng đánh,
càng mạnh ở tất cả các chiến trường, ta đều đẩy mạnh đánh địch ở phía
trước và phía sau, đồng thời tiếp tục xây dựng chế độ mới về mọi mặt
tích cực xây dựng, bảo vệ căn cứ địa, hậu phương làm chỗ dựa vững
chắc để kháng chiến lâu dài. Xây dựng chế độ mới và xây dựng căn cứ
địa là hai nội dung khác nhau nhưng mục đích là thống nhất. Kiến
quốc, xây dựng chế độ mới là nền tảng, là cơ sở để xây dựng hậu
phương kháng chiến, đồng thời cũng là chuẩn bị cơ sở cho xây dựng
đất nước sau chiến tranh.
Chủ trương của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chiến đấu và xây dựng lực lượng”
trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã trở thành bài học kinh
nghiệm quan trọng của một nước mới giành được độc lập, phải tiến
hành ngay chiến tranh để giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và

hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bài học “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa đấu tranh, vừa
xây dựng và phát triển lực lượng” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước được Đảng ta vận dụng và phát triển lên một tàm cao mới cả
chiều rộng, lẫn chiều sâu qua hai mươi năm kháng chiến lâu dài, ác
liệt gian khổ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược có
nhiều điểm khác trong chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là miền


11

Bắc đã được hồn tồn giải phóng, miền Nam cịn dưới ách thống
trị của chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai; hệ thống xã hội chủ nghĩa
đã hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào độc lập dân tộc và
hồ bình thế giới phát triển rộng khắp; đế quốc Mỹ đóng vai trị sen
đầm quốc tế và trực tiếp xâm lược nước ta.
Xuất phát từ đặc điểm trên, nắm vững quy luật khách quan, vị
trí vai trị của căn cứ địa, hậu phương trong kháng chiến, cho nên
ngay từ đầu Đảng ta đã chủ trương phải xây dựng căn cứ địa, hậu
phương vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng hồn
tồn miền Nam thống nhất Tổ quốc, Đảng ta xác định: Xây dựng
miền Bắc vững mạnh không phải chỉ nhằm xây dựng đời sống tự
do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, mà chủ yếu nhằm xây dựng
thực lực cách mạng cho cả nước, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc
đấu tranh giải phóng miền Nam, tạo điều kiện để có thể chi viện lực
lượng ngày càng to lớn cho miền Nam và cùng miền Nam hồn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Xây dựng miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xã hội là xây dựng căn cứ địa cho cả nước. Hồ Chủ tịch

khẳng định: “miền Bắc giàu mạnh là cơ sở vững của cuộc đấu tranh
thống nhất nước nhà”2. Đây chính là chủ trương hoàn toàn đúng đắn
và sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định
miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước. Đây là cơ
sở cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương
vững chắc phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 10, tr. 198


12

lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đi đến thắng
lợi.
Từ chủ trương đúng đắn, sáng tạo trên của Đảng, nên ngay
sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng chỉ đạo miền Bắc bắt tay
ngay vào khắc phục vào hậu quả của chiến tranh tàn phá, làm ổn
định tình hình mọi mặt mà trước hết là nhanh chóng ổn định tình
hình chính trị - xã hội, nhất là ở những vùng phức tạp, những vùng
bị địch chiếm đóng phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm
chắc những âm mưu thủ đoạn lừa bịp, những luận điệu xuyên tạc
chống phá của địch, đồng thời củng cố lại hệ thống chính quyền
cách mạng ngày càng vững chắc. Đi đơi với việc củng cố chính trị,
từng bước khôi phục lại kinh tế bị thiệt hại trong chiến tranh, sản
xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, sản xuất tiểu thủ cơng được
khuyến khích...; sau mấy năm khơi phục, kinh tế, chính trị từng
bước được ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện, quân đội
từng bước được xây dựng, củng cố theo hướng chính quy tinh nhuệ,
hiện đại. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 (khoá III)

đã đánh giá: “miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách
mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực
lượng kinh tế và quốc phịng lớn mạnh”. Đó là cơ sở để Đảng ta
củng cố và nâng cao quyết tâm lãnh đạo chỉ đạo quân và dân ta đánh
Mỹ, thắng Mỹ.
Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và đồng minh của Mỹ (Nam
Triều Tiên, úc, Niu Di Lân...) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam và


13

tiến hành nén bom phá hoại miền Bắc. Cả nước có chiến tranh
nhưng với mức độ khác nhau. Miền Bắc vừa trực tiếp đấu tranh
chống lại chiến tranh phá hoại của địch, vừa phải chi viện ngày càng
lớn cho chiến trường miền Nam, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chiến đấu,
vừa xây dựng và phát triển lực lượng”. Do vậy, trong chiến tranh ta
vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vẫn phát triển kinh tế tho
nền kinh tế thời chiến. Sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức kế hoạch
và vẫn giữ được mức trước chiến tranh, sản xuất cơng nghiệp được
duy trì với hình thái thích hợp trong chiến tranh, đáp ứng được nhu
cầu hàng công nghiệp cho các địa phương, đời sống của nhân dân
tương đối ổn định, giáo dục, y tế phát triển, hoàn thành nhiệm vụ
quốc tế đối với cách mạng Lào và Căm - phu - chia nhân dân cả
nước yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin
tưởng sẽ thắng Mỹ, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ.
Lịch sử tổng kết, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
miền Bắc vừa là căn cứ địa của cả nước, vừa là hậu phương lớn
mạnh của miền Nam, vừa là nơi trực tiếp chiến đấu ác liệt với tàu
chiến và máy bay Mỹ và là nơi trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng, đối với cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trên cả nước.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội
III Đảng ta khẳng định: “không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu khơng có miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm


14

hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt là từ năm 1965....miền Bắc đã
dốc sức vào chiến triến cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của
chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ
căn cứ địa cách mạng của cả nước”.
Để đáp ứng được yêu cầu vừa chiến đấu, vừa xây dựng và
phát triển lực lượng. Do ở miền Nam, khi đình chiến các lực lượng
vũ trang tập kết ra Bắc, các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến trở
thành những vùng bị chính quyền tay sai Mỹ kiểm sốt. Trong
những năm đầu, ta chủ trương giữ gìn lực lượng, nhưng địch ra sức
phá hoại phong trào cách mạng, đáp ứng, khủng bố dã man những
người kháng chiến cũ, các cơ sở các mạng bị tổn thất nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Bộ Chính trị (6/1956) đề ra: “Cần
củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng căn
cứ làm chỗ dựa”. Thực hiện chủ tương đó một số địa phương đã tổ
chức lại lực lượng vũ trang tự vệ, xây dựng căn cứ địa cách mạng,
làm nơi đứng chân của cơ quan lãnh dạo cách mạng, là cơ sở hậu
cần cho các đội vũ trang xây dựng chiến đấu. Từ thực tế đó, Nghị
quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1959) đã chủ tương
phát triển lực lượng ở miền Nam trước yêu cầu mới. Sau khi Nghị
quyết ra đời đã tạo thành một phong trào đồng khởi thể hiện sự lớn
mạnh về lực lượng chính trị và quân sự của Đảng ta ở miền Nam, cả

vùng núi, nông thôn, đồng bằng và thành thị; căn cứ địa được mở
rộng và củng cố nối liền với nhau tạo thành vùng giải phóng với thế
đứng chân vững chắc trên chiến trường.


15

Để phát triển lực lượng vũ trang trước hết ta coi trọng xây
dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện ở đâu có quần
chúng là ở đó có tổ chức đảng lãnh đạo. Cùng với xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên là xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm
nịng cốt cho tồn dân đánh giặc. ở miền Nam, lực lượng vũ trang
được xây dựng, phát triển lúc đầu từ lực lượng cách mạng, lực
lượng chính trị của quần chúng, đáp ứng được cuộc đấu tranh chính
trị đang diễn ra quyết liệt, chống đế quốc Mỹ - Diệm. Các lực lượng
vũ trang đó phát triển mạnh tại các địa phương trong cuộc Đồng
khởi (1959 - 1960) và giữ vai trị quan trọng trong q trình phát
triển đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh
cách mạng. Thực tế ở miền Nam theo yêu cầu chống chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang nhân dân
phát triển thành ba thứ quân.: Bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực,
lực lượng du kích. Sự phát triển đó đã đáp ứng yêu cầu phát triển
của cuộc chiến tranh quân sự trong quá trình kết hợp đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị. Khi đế quốc Mỹ đưa quân ồ ạt vào trực
tiếp chiến đấu, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ba thứ
quân của ta đã hình thành lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động
trên từng chiến trường rộng khắp toàn miền Nam, cùng với lực
lượng chủ lực từ miền Bắc tạo thành thế trận và lực đủ mạnh để
thực hiện thắng lợi những chiến dịch quân sự. Đặc biệt là từ khi Mỹ
thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, các lực lượng vũ

trang nhân dân miền Nam đã phát triển vượt bậc thành các sư đoàn


16

chủ lực, phối hợp với lực lượng được đưa từ miền Bắc vào chiến
đấu trên các hướng chiến lược trọng yếu. Đặc biệt cuộc tiến công
chiến lược năm 1972 và cuộc tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân
năm 1975 giành thắng lợi toàn thắng đã đánh dấu sự trưởng thành
vượt bậc của lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là bộ đội chủ lực
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. ở miền Bắc, lực lượng vũ
trang nhân dân dược xây dựng, phát triển trên cơ sở hạ tầng mới,
trên nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá, theo Nghị quyết Trung
ương 12 (khoá II) và Nghị quyết Đại hội III của Đảng (9/1960),
“xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, hiện đại”, đáp
ứng được 3 nhiệm vụ: Bảo vệ miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại
và đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh; xây dựng lực lượng
vũ trang đưa lực lượng đó vào miền Nam chiến đấu theo sự phát
triển của chiến tranh; thực hiện nhiệm vụ quốc tế với cách mạng
nhân dân Lào và Căm - pu - Chia. Ba thứ quân được xây dựng
theo hướng phát triển mới gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương
và dân quân tự vệ làm nòng cốt, bảo đảm được yêu cầu của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giành thắng lợi to lớn. Trong
kháng chiến Đảng ta không những quan tâm xây dựng lực lượng
vũ trang lớn mạnh, hùng hậu mà còn xây dựng lực lượng đấu
tranh chính trị của quần chúng nổi dậy chống đế quốc Mỹ xâm
lược và bọn phản động tay sai ở miền Nam. Đây chính là bước
phát triển mới, sự sáng tạo của Đảng ta và cũng là nghệ thuật lãnh



17

đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
quân và dân ta.
Như vậy, chủ trương của Đảng ta “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc; vừa đấu tranh vừa xây dựng và phát triển lực lượng” trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua tổng
kết hai cuộc kháng chiến đó Đảng rút ra đó chính là bài học kinh
nghiệm quý giá trong chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
Đồng thời đây cũng là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng tính đúng đắn,
sáng tạo của Đảng, kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Bài học kinh nghiệm “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc; vừa chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển lực lượng” của
Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đến
nay vẫn còn giá trị to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình hiện nay.
Bước vào cơng cuộc đổi mới (1986) đến nay. Trong q trình
thực hiện đường lối đổi mới. Đất nước ta vốn là một nước nông
nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá,
đời sống của nhân dân khó khăn, kinh tế xã hội khủng
hoảng...Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
đứng đầu là đế quốc Mỹ từng ngày từng giờ chúng điên cuồng với
mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả
các mặt (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...). Chúng không từ
một thủ đoạn nào nếu đạt được mục đích của chúng. Song Đảng ta
đã quán triệt tốt bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp


18


và chống Mỹ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
hoàn cảnh của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Với một
đường lối đúng đắn đã đi vào cuộc sống và giành được những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đại hội X khẳng định: “Đất nước ta đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn
diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
đẩy mạnh. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính
trị và khối đại đồn kết tồn dân tộc được củng cố và tăng cường.
Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị
thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao sức mạnh tổng
hợp của quốc gia được tăng thêm lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho
đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”3
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế
trong tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.
Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, nước ta đang đứng trước nhiều
thách thức to lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến
phức tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn đang tiếp
tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hồ bình”, gây bạo loạn lật đổ,
nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trước tình hình đó, Đảng
ta lại càng thể hiện bản lĩnh chính trị của mình, vận dụng sáng tạo lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quy
luật dựng nước đi đôi với giữ nước Đảng ta xác định: Tiếp tục nắm
3

Sđd, tr. 66, 67


19


vững hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu là:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy
sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực cho cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước...Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước
kém phát triển...phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước
tăng gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000” 4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức với nhiều giải pháp
đồng bộ tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu kinh
tế xã hội mà Đảng ta đề ra. Đảng ta đã tạo điều kiện cho kinh tế phát
triển bằng cách giữ vững môi trường hồ bình và ổn định. Quan
điểm của Đảng là phát triển kinh tế xã hội là phải kết hợp với kinh
tế quốc phòng để làm cho cả kinh tế lẫn quốc phòng mạnh lên. Phát
triển kinh tế mạnh là điều kiện để phát triển quốc phòng. Quốc
phòng phát triển để bảo vệ cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Quan điểm đó phù hợp với quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tình hình của đất nước, nhiệm vụ
cách mạng Đảng ta trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng
đất nước, nhưng phải đề cao cảnh giác, tập trung thích đáng cho
nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng với yêu cầu trong mọi
4

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 108 - 109



20

tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau trong
bất kỳ hồn cảnh nào khi vẫn còn tồn tại chủ nghĩa đế quốc.
Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra
cho chúng ta những yêu cầu mới rất nặng nề. Trên cơ sở đẩy mạnh thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược, hơn lúc nào hết cần nhận rõ nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh văn hoá tư tưởng và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ
cương an tồn xã hội, giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn
ngừa đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá thù
địch, khơng để bị động, bất ngờ”5. Đó là mục tiêu, yêu cầu mới trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần có sức
mạnh quốc phịng, đó là sức mạnh tồn dân, toạn diện. Sức mạnh đó
tạo ra từ đường lối lãnh đạo đúng đắn, biện pháp phù hợp, phát huy
được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời xây dựng cơ sở chính
trị tinh thần chúng ta cần tập trung xây dựng tiềm lực và sức mạnh kinh
tế, khoa học, cơng nghệ. Trong đó quan trọng hàng đầu là quán triệt và
tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc
phòng, đặc biệt tập trung sức cho việc xây dựng các khu vực phòng thủ
tỉnh, thành phố vững chắc, xây dựng quân đội nhân dân và công an
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại có chất
5

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 108 - 109



21

lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đáp ứng
được yêu cầu phát triển mới. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế xã hội và củng cố
quốc phòng, an ninh là bước phát triển mới của bài học kinh
nghiệm, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa xây dựng và phát
triển lực lượng” trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống
Mỹ, cứu nước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay và từng bước đã giành được
thắng lợi to lớn.
Với sự năng động, sáng tạo vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm đã đạt được tin
chắc rằng công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo nhất định giành thắng lợi cuối cùng.



×