TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CƠ BÉ LỌ LEM
DƯỚI GĨC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HỐ
HỒ NGUYỄN BẢO NHI
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Văn học dân gian từ lâu đã có một vị trí đặc biệt trong đời sống
tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới. Nó nảy sinh từ
cuộc sống lao động – đấu tranh, thể hiện những tình cảm cao quý và đẹp đẽ
của người dân, đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đất nước, tình
cảm của con người với con người trong sản xuất và sinh hoạt… Nếu như
trong văn học viết, người nghệ sĩ cần đổi mới và sáng tạo khơng ngừng,
tránh đi vào những lối mịn lặp lại thì trong văn học dân gian đó lại là một
hiện tượng phổ biến làm nên đặc trưng độc đáo, trở thành phương thức sáng
tác đặc thù mang tính loại hình. Ta thấy rằng type truyện về người mồ cơi
trong truyện Tấm Cám (Việt Nam) và truyện cô bé Lọ Lem (Châu Âu) của
anh em nhà Grimm là type truyện được phổ biến rộng rãi, với nhiều phiên
bản phong phú, nội dung đa dạng cũng như mang đậm màu sắc văn hóa dân
gian, đồng thời cũng là type truyện rất đỗi quen thuộc không chỉ của Việt
Nam, Châu Âu mà cịn được tìm thấy ở nhiều tộc người khác nhau trên tồn
thế giới. Với vấn đề nghiên cứu: Cơ bé Lọ Lem và Tấm Cám dưới góc nhìn
nhân học văn hố, chúng tơi mong muốn góp phần cung cấp một cái nhìn
tồn diện và đi sâu vào từng phương diện của văn hoá tộc người cũng như sự
thể hiện của nó trong tác phẩm. Từ đó góp phần thể hiện những đặc trưng
văn hoá, lối tư duy độc đáo của từng dân tộc cũng như giá trị nghệ thuật đặc
sắc của truyện kể dân gian.
Từ khóa: nhân học văn hóa, motif, Cơ bé Lọ Lem, Tấm Cám, truyện cổ tích
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN
DƯỚI GĨC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HỐ
Nhân học được xem là khoa học nghiên cứu xã hội và nhân văn phức tạp bậc nhất của
thế kỷ XX, là bộ môn cực kỳ phát triển ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản... và nhiều quốc
gia phát triển khác. Trên thế giới, ngành học này đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX
nhưng ở Việt Nam thì cái tên “Nhân học” còn khá mới mẻ. Nhân học (Anthropology) là
một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là về nguồn gốc, sự phát triển, các
tổ chức chính trị xã hội, tơn giáo, ngơn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người...
Phạm vi nghiên cứu nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng nhân
học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hoá và nguồn gốc của con người.
Nhân học được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh nghiên cứu một khía cạnh của cuộc
sống. Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể
nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều nỗ lực
trình bày bản chất sinh học và văn hố của con người, nhấn mạnh tới vai trị của văn hoá
và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh. Nhân học văn hố xã hội
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 34-41
TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CƠ BÉ LỌ LEM…
35
(Socio – Cultural Anthropology): nghiên cứu về các vấn đề văn hoá, xã hội của các
cộng đồng người trên trái đất. Trong phân ngành này có rất nhiều chuyên ngành nhỏ
như: nhân học chính trị, nhân học tơn giáo, nhân học biểu tượng... Dù với nhiều đường
hướng tiếp cận khác nhau, bản chất trọng tâm mà Nhân học luôn đặt lên hàng đầu là vấn
đề của con người. Ngành này ở Bắc Mĩ gọi là nhân học văn hố vì thiên về nghiên cứu
văn hóa, cịn ở Tây Âu gọi là nhân học xã hội. Trong khi đó các nhà khoa học ở cộng
đồng các nước nói tiếng Pháp và Liên Xô cũ gọi là dân tộc học (Ethnology).
Tựu trung lại, “văn hố dưới góc độ nhân học được xem là tổng thể phức tạp bao gồm
kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ
năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thơng
qua q trình học” (Edward B. Tylor, 1871).
Văn học là bộ phận của văn hoá, chịu sự chi phối và quyết định bởi văn hố. Theo đó,
văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hoá. Bởi so với các thành tố khác, văn học
luôn được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Văn học dân
gian tựa như một tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hoá tộc người, dân tộc.
Để xây dựng nên tác phẩm văn học dân gian, các nghệ nhân dân gian– người hát/ kể các
câu chuyện truyền thống và quần chúng nhân dân có thể dựa vào nhưng tư liệu từ sử
học, xã hội học... nhưng chủ yếu vẫn dựa vào những hiện tượng mn hình mn vẻ
của đời sống. Văn học dân gian là bộ phận của văn hố dân gian, khơng đơn thuần chỉ là
mối quan hệ gắn kết tác động giữa hệ thống và thành tố, giữa toàn thể và bộ phận trong
cấu trúc văn hố mà nó cịn là phương tiện lưu giữ và bảo lưu văn hoá tộc người, truyền
thống của một cộng đồng người, một dân tộc. Mặt khác, quần chúng nhân dân – chủ thể
sáng tạo của các câu chuyện truyền khẩu cũng chính là con đẻ của cộng đồng, do đó văn
học dân gian cịn tiếp nhận, dung chứa trong nó những thành tố văn hoá của tộc người
nơi họ tồn tại. Đồng thời, lối tư duy, phương thức ứng xử cũng phản chiếu văn hoá thời
đại mà họ sống. Xem văn học dân gian là bộ phận của văn hoá dân gian, đồng nghĩa với
việc đặt ra những yêu cầu đối với người tiếp nhận cũng như người nghiên cứu. Đầu tiên
là phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hoá xã hội hoặc trong ảnh hưởng
qua lại giữa văn học và các hiện tượng văn hoá khác. Thứ hai, xem văn học là bộ phận
văn hố thì văn bản văn học cũng là sản phẩm của văn hố, vì thế cần giải mã nó trong
ngữ cảnh văn hố. Thứ ba, phải thấy được rằng văn học là một trong những loại hình
nghệ thuật có khả năng bao qt, chạm tới những mạch ngầm sâu thẳm của đời sống
văn hoá cũng như chiều sâu tư tưởng, tâm tư của người sáng tạo ra nó. Như vậy, tìm
hiểu tác phẩm văn học cũng đồng thời là cơng cuộc khơi nguồn tình cảm, cảm hứng
sáng tạo của người viết.
2. SO SÁNH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA CÁC MOTIF TRONG
TRUYỆN CÔ BÉ LỌ LEM VÀ TẤM CÁM TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HỐ
2.1. Motif tương đồng trong truyện Cơ bé Lọ Lem và Tấm Cám
Qua khảo sát ta thấy được nét tương đồng giữa Type truyện về người mồ côi trong Cô
bé Lọ Lem và Tấm Cám lần lượt theo các kết cấu như sau: a. Sự bạc đãi và trợ giúp thần
36
HỒ NGUYỄN BẢO NHI
kỳ. b. Thay đổi thân phận bằng cuộc hơn nhân. d. Đồn tụ và trừng phạt. Những nét
tương đồng này được xuất phát từ nhiều điều kiện xã hội, lịch sử,... mà ta sẽ dễ dàng
nhìn rõ hơn dưới góc nhìn nhân học văn hố.
Trong phần lớn bản kể của type truyện, cô bé Lọ Lem bị mụ dì ghẻ độc ác đối xử bất
cơng, bị ngược đãi. Motif điển hình của tình huống này là Cơ gái mồ côi bị đối xử bất
công. Xung đột giữa dì ghẻ con chồng chính là mối xung đột nổi bật nhất trong type
truyện Cô bé Lọ Lem. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học V.IA.Propp và
E.Meletinsky: “hiện tượng “dì ghẻ” là sản phẩm của một xã hội đã chuyển sang chế độ
tư hữu. Hiện tượng này cũng có mối quan hệ mật thiết với sự lạc hậu của ngành y học
cổ đại, khi mà tỷ lệ người mẹ chết khi sinh nở quá cao và để có người phụ nữ trơng nom
gia đình, các ơng bố thường nhanh chóng lấy thêm vợ kế”. Dù trong chế độ một chồng
nhiều vợ, mối quan hệ trong gia đình do chế độ tư hữu tạo nên đã khiến cho xung đột
giữa người vợ cả và vợ bé, dì ghẻ và con chồng ngày càng phổ biến hơn. Trong type
truyện cô bé Lọ Lem, vai trị dì ghẻ hầu như tương đương với vai trò mụ phù thuỷ, việc
áp dụng thủ pháp tương phản này càng làm nổi bật sự hiền lành đẹp đẽ của cơ gái mồ
cơi. Chính vì thế nhiều tác phẩm văn học dân gian của phương Đông lẫn phương Tây
đều phản ánh thực trạng này. Truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam xuất hiện trong
giai đoạn phong kiến là đặc trưng của chế độ tư hữu nên cũng lựa chọn motif sự bạc đãi
này. Bên cạnh đó là motif người trợ giúp thần kỳ cũng mang nét tương đồng ở cả hai
truyện. Như Truyện “con Tấm và con Cám” được sưu tầm ở Nghệ An công bố vào năm
1886 do Nguyễn Tấn Đắc dịch: “Đến ngày hội, mẹ con Cám lấy một đấu gạo trộn với
một đấu thóc, bảo Tấm rằng: Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc này mới được đi xem
hội. Dặn xong, mụ tất tả đưa con gái đi ngay. Ngồi nhặt thóc được một lúc, Tấm bực
dọc tủi nhục, ồ lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: Làm sao con khóc? Tấm thưa: Hơm nay
là ngày hội, dì tơi đem trộn gạo với thóc, bắt nhặt cho xong mới được đi xem... Bụt bảo
Tấm: Để ta sai một đàn chim sẻ xuống giúp con. Đàn chim sẻ bay xuống, kêu ríu rít,
nhặt thóc ra đằng thóc, gạo ra đằng gạo. Chỉ trong chớp mắt, đàn chim đã nhặt xong”.
Bởi vậy, chúng tôi cho rằng trong những mẩu truyện quen thuộc ấy ẩn chứa những ngụ
ý sâu sắc về tâm lý nhân loại. Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung chỉ ra rằng: “Ảo tưởng
là một loại kinh nghiệm nguyên thuỷ thực sự, ảo tưởng trong cuộc sống hiện đại bắt
nguồn từ nguyên mẫu thần thoại trong vô thức tập thể, đến nay chúng vẫn là một trong
những phương pháp không thể thiếu để đạt được cân bằng về tâm lý và bù đắp tâm lý.
Jung cho rằng, vô thức tập thể đã phản ánh kinh nghiệm tập thể trong quá trình tiến hố
lịch sử của tồn nhân loại. Con người từ lúc sinh ra, nội dung của vô thức tập thể đã
cung cấp một mơ thức được hình thành từ trước để chi phối hành vi của anh ta, nó đã
quyết định tính lựa chọn của tri giác và hành vi của anh ta. Sở dĩ chúng ta có thể linh
cảm tới một cái gì và ln phản ứng một cách dễ dàng là bởi vì những thứ đó đã tồn tại
sẵn trong vô thức tập thể của chúng ta (vô thức tập thể - tức là mô thức ban đầu, tất cả
sự vật giống với nó đều bắt chước theo mơ thức này)” [6, 378]. Khi chúng ta ở vào thế
bế tắc hoặc mong muốn đạt được một ước mơ nào đó, và khơng thể toại nguyện bằng
sức lực bình thường, vào lúc đấy, chúng ta sẽ mong ước nhận được sự trợ giúp từ một
sức mạnh thần kỳ. Vì thế chúng ta có lý do tin rằng tình tiết khi cơ Lọ Lem gặp phải khó
TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CƠ BÉ LỌ LEM…
37
khăn là có người trợ giúp thần kỳ xuất hiện, giúp cơ giải quyết mọi khó khăn, sự xuất
hiện của “người trợ giúp” trong truyện cô bé Lọ Lem, Tấm Cám nói riêng và trong cả
kho tàng truyện cổ tích nói chung là một nhu cầu tự nhiên của tâm lý lồi người. Đó
cũng là những phương pháp khơng thể thiếu để đạt được cân bằng tâm lý và bù đắp tâm
lý. Nhưng người trợ giúp xuất hiện bộ mặt nào thì điều đó lại có quan hệ mật thiết với
tơn giáo tín ngưỡng của nơi mà bản kể đó lưu truyền. Vì thế chúng tơi cho rằng, “người
trợ giúp thần kỳ” là sự kết hợp giữa nhu cầu tâm lý chung và tơn giáo tín ngưỡng riêng
của từng địa phương.
Mặt khác hai truyện cịn có chung sự tương đồng Motif thay đổi thân phận bằng cuộc
hôn nhân. Như trong bản kể truyện Tấm Cám: “...Khi Tấm đặt chân và chiếc giầy thì
vừa như in, Tấm lấy chiếc giầy cịn lại trong chiếc khăn đi vào thì hai chiếc giầy giống
nhau như đúc. Qn lính hị reo vui mừng, ngay lập tức nhà vua cho một đoàn tỳ nữ
rước nàng vào cung. Hai mẹ con nhà Cám nhìn Tấm bước lên kiệu với vẻ mặt bàng
hoàng và ánh mặt chất chứa sự ghen tị…” [5]. Chồng của cô gái thường là người có địa
vị và giàu có như hồng tử, vua, tú tài… và nhờ họ đã biến đổi cuộc đời các cô từ cảnh
bị ngược đãi đi đến sung sướng, từ chỗ bơ vơ đến chỗ có nơi nương tựa. Ta thấy rằng
trong bối cảnh văn hoá xã hội nam quyền, nam giới ở vào vị trị chi phối và quyết định,
nữ giới trở thành đối tượng bị chi phối; Muốn thay đổi vị trí của mình, người phụ nữ chỉ
có cách tuân theo giá trị quan và thẩm mỹ quan trong văn hố nam quyền để cấu tạo
thuộc tính văn hố của mình. Thân phận của người chồng là hoàng tử, quốc vương hoặc
là trạng nguyên… đều chỉ tượng trưng cho địa vụ và tiền bạc mà thôi. Nếu dì ghẻ là
nguyên nhân khiến Lọ Lem bị bạc đãi trong gia đình thì sự thay đổi về địa vị xã hội của
cô lại bắt nguồn từ bối cảnh văn hố nam quyền trước đây. Việc kết đơi nhằm thay đổi
số phận hoàn toàn cho nhân vật cũng đã thể hiện tình cảm mà nhân dân gửi gắm trong
cốt truyện.
2.2. Motif khác biệt trong truyện Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám
2.2.1. Tên tác phẩm
Đối với cái tên của cô bé Lọ Lem, Cendrillon – Lọ Lem là tên gọi trên thực tế của nhân
vật chính, được lấy cảm hứng từ việc nàng ngủ giữa đám tro khi kết thúc 1 ngày làm
việc nặng nhọc, không ai biết tên thật của cơ gái là gì. Tên gọi này đến từ sự tổ hợp của
các từ “tro” (cendre), “người bẩn thỉu” (Souillon), 2 từ luôn luôn là biểu tượng của sự
nhục nhã, khổ hạnh (hình phạt). Hơn thế tro là 1 chất liệu bụi và là hệ quả của sự đốt
cháy. Điều này cũng nói đến khía cạnh bẩn thỉu và nhấn mạnh vào sự nghèo khổ. Cái
tên ban đầu như tiên liệu về số phận của cô gái, nhưng đồng thời tro cũng lại là biểu
tượng cho sự phong phú, màu mỡ, cho sự hồi sinh. Chẳng hạn như hình ảnh biểu tượng
quen thuộc ở phương Tây “Phượng Hoàng hồi sinh từ đống tro tàn”. Điều này làm nên
vẻ đẹp của cái tên Cendrillon, cũng như ước vọng của nhân dân về số phận của nhân
vật chính [9]. Tuy vậy nếu như trong truyện Cô bé Lọ Lem, tên truyện chỉ đề cập đến
nhân vật chính là Lọ Lem – nhân vật chính diện xun suốt tác phẩm - thì Tấm Cám lại
là cái tên thể hiện đủ hai con người đối lập nhau trong một gia đình. Sự trái ngược nhau
về con người, tính cách lẫn hành động thể hiện ngay trong nhan đề tạo ấn tượng cho
38
HỒ NGUYỄN BẢO NHI
người đọc. Tấm là cô con gái mồ cơi hiền lành, nhân hậu cịn Cám lại là người em khác
mẹ độc ác, nham hiểm, ln tìm đủ mọi cách để hãm hại Tấm. Nhan đề xuất hiện cả hai
nhân vật góp phần dự báo cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trong suốt tác phẩm giữa họ. Người
đọc vì thế cũng sẽ để tâm theo dõi hai tuyến nhân vật để nhận thấy sự thay đổi bên trong
con người Tấm. Đồng thời, Tấm và Cám cũng chính là tên gọi các thành phẩm trong
quá trình biến cây lúa thành hạt gạo. Trong quá trình xay giã, hột mầm tróc ra khỏi hột
gạo được gọi là tấm, cùng với một thứ bột mịn gọi là cám. Tuy nhiên nếu Tấm thường
được dành để nấu riêng cho các bậc hương chức, lý hộ… thì Cám lại chỉ dùng cho gia
súc, gia cầm trong chăn ni. Tấm ngon vì đó là hột mầm gạo – kết tinh của cả hột gạo
để tạo ra một chồi sống khác, dù lẫn chung với Cám nhưng giá trị lại khác hoàn toàn.
Cách đặt tên này mang đậm màu sắc về nguồn gốc của nền văn minh Lúa nước Việt
Nam đồng thời mang tính dự báo về con người, phẩm chất và số phận của mỗi nhân vật.
2.2.2. Phát triển motif “biến hình – tranh đấu”
Khi đọc Tấm Cám và Cô bé Lọ Lem, người đọc khơng khó để nhận thấy được ở cốt
truyện Tấm Cám có nhiều chi tiết phức tạp hơn, đẩy lên cao trào hơn. Đặc biệt trong đó
chính là motif “biến hình – tranh đấu” được sử dụng rất thành cơng, thể hiện nét đặc sắc
riêng của truyện cổ tích Việt Nam. Motif “biến hình” hay cịn gọi là motif “hố thân” đã
đưa mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng lên đỉnh điểm của nó, địi hỏi phải được giải quyết.
Đồng thời, motif này cũng thể hiện sức sống và sự đấu tranh từng bước để dành lấy sự
sống, giành lấy hạnh phúc của nhân vật bất hạnh. Sự hoá thân nhiều lần rồi trở về với
cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng và hạnh phúc.
Motif hoá thân, cùng với motif đánh tráo cho thấy mẹ con Cám đã nhiều lần hãm hại
Tấm, mâu thuẫn gia đình đã được nâng lên thành mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa
thiện và ác. Cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành tác oai, tác quái thì
mâu thuẫn thiện – ác càng sâu sắc, khơng thể dung hồ, tạo nên khơng khí căng thẳng,
buộc phải thay đổi.
Phân tích sự hố thân của Tấm, có người cho rằng, việc Tấm trải qua nhiều kiếp sống và
trong mỗi kiếp sống ấy lại luôn bị đày đoạ là có liên quan đến thuyết luân hồi của Phật
giáo. Theo chúng tơi, luận điểm này có chỗ chưa thỏa đáng, bởi vì thuyết luân hồi của
Phật giáo gắn với thuyết quả báo, cho rằng nếu người ta sống đau khổ thì đó là do bản
thân đã gây tội ác trong kiếp trước; nguồn gốc của sự đau khổ không phải do sự bất
công trong xã hội. Trong Tấm Cám, nhân vật Tấm chết đi sống lại nhiều lần chỉ có ý
nghĩa như một phương pháp xây dựng hình tượng. Chúng ta cần thấy rằng, mỗi lần bị
quật ngã là mỗi lần Tấm đứng dậy, mỗi lần bị giết là mỗi lần Tấm sống lại, mạnh mẽ
hơn để đấu tranh chứ không phải cứ mãi chịu đau khổ như trước nữa. Truyện kể Tấm
Cám ở Việt Nam phát triển cao hơn và phức tạp hơn truyện Cô bé Lọ Lem của Châu Âu
chính là ở điểm này. Nếu như Lọ Lem chỉ thử đúng giày và trở thành vợ vua là kết thúc
thì Tấm phải đấu tranh cho sự sống của mình đến bốn lần. Vì vậy, ở đây phảng phất nét
tính cách của người dân Việt Nam, muốn được hạnh phúc thì con người phải mạnh mẽ
đấu tranh, khơng hề khuất phục trước kẻ xấu thì mới có được cuộc sống trọn vẹn.
TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CƠ BÉ LỌ LEM…
39
3. TRUYỆN CÔ BÉ LỌ LEM VÀ TẤM CÁM – NHỮNG KIẾN GIẢI TỪ VĂN HỐ
TỘC NGƯỜI THƠNG QUA DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN
3.1. Tục cưới chị em
Trong bản kể Tấm Cám ta thấy tình tiết chị chết em thay chị làm vợ: “Mụ dì ghẻ lột hết
quần áo của Tấm mặc vào cho Cám và đưa con gái mình vào cung vua, nói dối là Tấm
khơng may bị ngộ cảm chết, nên đưa em vào thay chị” [5]. Đây là dấu ấn về tục cưới chị
em xưa. Trong tục cưới xưa, trước khi luật pháp hôn nhân được thiết lập, những hiện
tượng như anh chết, em lấy chị dâu; chị chết em gái thay chị làm vợ anh rể hoặc là hai
chị em cùng lấy một chồng vẫn được chấp nhận và tồn tại dai dẳng ở một số vùng. Tục
cưới chị em xuất hiện rất sớm, là hình thức q độ từ hơn nhân ngoại tộc phát triển lên
hôn nhân đối ngẫu, tức là “một người đàn ông đã cưới người chị, khi người em đến tuổi
thành niên thì người đàn ơng này cũng có quyền lấy người em làm vợ”. Vào thời Xuân
Thu ở Trung Quốc cổ đại, các nước chư hầu đều phổ biến tục cưới chị em này. Mãi đến
thời cận đại, trong một số dân tộc thiểu số tục cưới chị em vẫn còn tồn tại.
3.2. Tục ăn trầu ở Việt Nam
Trong nhiều bản kể của người Việt Nam, hai vợ chồng trùng phùng lại nhờ vào miếng
trầu: “Khi ăn xong, Thái tử thấy bà lão têm trầu khéo quá, bèn hỏi: Thư bà, trầu bà têm
sao khéo quá, giống kiểu của vợ tôi ngày xưa... hay là... Bà lão ngắt lời: Để tôi têm cho
Thái tử xem! Trong lúc bà têm trầu, Tấm hoá thành con ruồi đậu làm dấu trên lá trầu.
Hễ ruồi đậu chỗ nào thì bà lão quệt vơi đúng chỗ đó, cho nên bà têm miếng trầu thật
khéo. Thái tử ý thấy, lấy quạt quạt đuổi ruồi đi. Bà lão têm không được, bà bèn tỏ hết
câu chuyện nuôi đứa con gái tên Tấm cho Thái tử nghe. Thái tử mừng rỡ. Tấm từ trong
phòng bà lão bước ra. Thái tử và Tấm liền dắt nhau về đền”.
Miếng trầu ở Việt Nam có ý nghĩa lớn trong sinh hoạt xã hội xưa. “Miếng trầu không
thể thiếu được trong các nghi tiết lớn của xã hôị và gia đình: từ việc cúng cho thần cho
đến việc cúng gia tiên, có thể thiếu thịt, thiếu xơi, có thể không oản không chuối, nhưng
không thể thiếu hương hoa và trầu cau. Miếng trầu không thể thiếu được trong việc giao
tế: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu lại cũng không thể thiếu được trong lễ
vật đem biếu ai để cầu xin một việc gì: muốn được ra làng, cũng phải “biện cơi trầu”,
muốn đến xin học thầy đồ, cũng phải có “cơi trầu”, muốn xin chữ “đề chủ” trong đám
ma, hoặc xin đơi câu đối thờ thì cũng phải có “cơi trầu”...
Miếng trầu cịn là vật giao dun nam nữ, các bậc cha mẹ thường dặn dò con gái chớ
nên nhẹ dạ mà nhận miếng trầu của chàng trai đưa tặng: “Thưa rằng: bác mẹ em răn,
làm thân con gái chớ ăn trầu người”. Cầm miếng trầu do người bạn trai trao, người con
gái hiểu rõ đó khơng chỉ đơn giản là trầu: “Miếng trầu ăn nặng bằng chì, ăn rồi em biết
lấy gì đền ơn.” Một khi người con gái nhận miếng trầu chàng trai tặng là đã nồng nàn
say đắm lắm với quyết tâm: “Mười yêu em chỉ lấy chàng mà thôi”. Trong việc cưới xin,
miếng trầu cũng có vị trí quan trọng, từ lễ chạm ngõ đến lễ lại mặt bao giờ cũng phải có
cơi trầu. Đối với người Việt Nam, trầu cau là biểu tượng cho sự kính trọng, cho lịng
biết ơn, cho sự tạ lỗi và tình cảm đằm thắm, là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá
40
HỒ NGUYỄN BẢO NHI
Việt Nam. Cũng từ nguyên nhân sâu xa đó, miếng trầu trong nhiều bản kể của type
truyện Tấm Cám ở Việt Nam đã dẫn dắt cho hai vợ chồng gặp lại, nối tiếp nhân duyên
của đôi uyên ương.
3.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Ta biết rằng chức năng thờ tổ tiên vào thời kỳ nguyên thuỷ là cầu xin phù hộ, ban phúc
và tăng cường sự đoàn kết trong tập thể có quan hệ huyết thống. Trong q trình phát
triển, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng to lớn của Nho
giáo và mang một số nội hàm đạo đức, ví dụ như thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của
người đời sau với tổ tiên. Tín ngưỡng thờ tổ tiên là sản phẩm của xã hôị thị tộc, quan hệ
thân tộc huyết thống là cơ sở tâm lý của nó. Đồng thời, tín ngưỡng thờ tổ tiên hợp với
quan niệm hơn nhân huyết thống đã phát triển thành tín ngưỡng thờ tổ tiên. Tín ngưỡng
thờ tổ tiên sớm nhất là thờ tổ tiên chung của thị tộc, rồi sau đó là tổ tiên chung của bộ
tộc, dần dần, cùng với sự xuất hiện của gia đình thì thờ cúng tổ tiên gia đình cũng ra
đời. Đối tượng của tín ngưỡng thờ tổ tiên xét về bản chất là linh hồn, nhưng nó lại có
quan hệ huyết thống với người thờ, người thờ có nghĩa vụ tế lễ hồn ma, hồn ma được tế
lễ như thần bảo hộ của người thờ. Người nguyên thuỷ thờ cúng hồn ma tổ tiên như
những vị thần linh phù trợ cho con cháu. Trong bản kể truyện Tấm Cám tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được thể hiện trong truyện qua những tình tiết như “làm ngày giỗ”, “chơn
xương cá 100 ngày”. Tất nhiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong truyện cũng đã chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, chức năng thể hiện lòng biết ơn, báo hiếu với tổ tiên
của tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên đã được đặc biệt tô đậm.
3.4. Ý nghĩa tín ngưỡng của Biểu tượng quả bí ngơ
Ta chú ý đến trong truyện Cô bé Lọ Lem chi tiết chiếc xe bí ngơ - một chi tiết nổi bật
mang tính đặc trưng của truyện: “bà tiên nhẹ nhàng nói, “Thời gian rất gấp rồi, bây giờ
con hãy nhanh kiếm cho ta một quả bí ngơ mang lại đây.” Lọ Lem khơng hiểu gì, nhưng
cơ cũng chạy đi kiếm một trái bí thật bự. Bà tiên vẫy chiếc đũa thần và lầm rầm nói
những lời làm phép. “Salagadoola, Manchaca bula, bibidi-bobbed-boo.” Quả bí ngơ từ
từ leo lên trên cành dây, những cọng râu trở thành những bánh xe và phút chốc cả quả bí
biến thành một chiếc xe ngựa kéo.”” Về cơ bản tính biểu tượng phổ quát của quả bí ngơ
trong nên văn hố chung khá đa dạng và mang nhiều ý nghĩa. Nó xuất hiện ở “văn hố
Anh và trong Đạo Lão mang hàm ý liên quan đến sự hồi sinh, là biểu tượng của sự thịnh
vượng, sức sống mạnh mẽ”[9]. Chính vì thế chi tiết quả bí ngô chuyển đổi, lớn dần lên
như một hàm ý về sự hồi sinh, dẫn đường cho Lọ Lem đến sự thịnh vượng, đến với một
cuộc sống tốt đẹp khác hẳn hồn cảnh thực tại của cơ. Việc quả bí biến thành một cỗ xe
có chức năng mang vác và di chuyển cũng góp phần dẫn đường đưa Lọ Lem đến với
cuộc sống mới. Đây là một biểu tượng văn hoá dường như được nhân dân ẩn dụ thể hiện
niềm hy vọng cũng như sự ủng hộ của nhân dân dành cho nhân vật chính.
4. KẾT LUẬN
Từ sự lý giải các vấn đề tương đồng và khác biệt trong type và motif của các truyện
Tấm Cám và Cô bé lọ lem, bài viết đã cố gắng làm sáng rõ những điểm điểm nổi bật
TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CƠ BÉ LỌ LEM…
41
của truyện kể dưới góc nhìn nhân học văn hố từ. Từ đó, phát lộ ra những khía cạnh
thuộc về chiều sâu về lịch sử, địa lý tộc người cuả mỗi dân tộc cũng như điểm sáng tạo,
phát triển của nhân dân. Trên các phân tích về motif như: motif sự bạc đãi và trợ giúp
thần kỳ, motif thay đổi thân phận bằng cuộc hơn nhân,… chúng ta phần nào tìm được
điểm gặp gỡ về văn hoá, tư tưởng, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, xã hội công bằng
của nhân dân Việt Nam – Đức nói riêng và nhân loại nói chung. Khơng chỉ vậy ta cịn
thấy những nét văn hoá tộc người rất riêng, mang đậm màu sắc dân tộc của mỗi truyện.
Đặc biệt motif “biến hình – tranh đấu” đã tạo nên dấu ấn riêng cho truyện cổ tích Việt
Nam, cho tư tưởng của nhân dân ta khi muốn được hạnh phúc thì phải có đấu tranh. Hay
những phong tục tín ngưỡng phản phất trong mỗi câu chuyện cổ tích như: tục thờ cúng
tổ tiên, tục ăn trầu, biểu tượng quả bí ngơ…Tất cả những phân tích nói trên điều hướng
đến một vấn đề, dù ở cách xa nhau về địa lý, văn hoá nhưng các quốc gia nơi câu
chuyện Tấm Cám và Cô bé Lọ Lem ra đời có cùng chung một thế giới ước mơ về thế
giới tốt đẹp hơn và ngầm khẳng định vinh quang ln thuộc về những con người với
đức tính đẹp đẽ. Đấy chính là thơng điệp cốt lõi nhất mà truyện kể dân gian muốn
chuyển tải đến thế hệ sau thông qua những câu chuyện thật giản dị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
Cô bé Lọ Lem, Wikipedia.org.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục.
La Mai Thi Gia (2009). Nguồn gốc dân tộc học của motif tái sinh trong truyện kể dân
gian Việt Nam, khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
La Mai Thi Gia (2012). Trường phái Phần Lan và phương pháp địa lý – lịch sử trong
nghiên cứu truyện kể dân gian, khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
Tấm Cám, Wikipedia.org.
Jean Chevlier, Alain Gheerbrant (1997). Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: Huyền
thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc con số, NXB Đà
Nẵng.
Chu Xuân Diên (1999). Cơ sở văn hố Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh.
Trương Thìn (2007). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB
Hà Nội.
/>
HỒ NGUYỄN BẢO NHI
SV lớp Văn 3D, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0903 515 536, Email: