Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.54 KB, 7 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ CÓ HỘI CHỨNG DOWN
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ
PHẠM VĂN CƯỜNG
Khoa Tâm lý - Giáo dục
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng
Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế. Mẫu nghiên cứu là 30
trẻ có hội chứng Down tại Trường chuyên biệt Tương Lai, Trung tâm bảo trợ
trẻ em khuyết tật Chùa Long Thọ, Trung tâm bảo trợ tẻ em khuyết tật Tâm
Bình và Mái Ấm Hy Vọng Nguyệt Biều. Công cụ nghiên cứu là thang đo
hành vi thích ứng Vineland. Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng giao tiếp của
trẻ có hội chứng Down ở mức độ thiếu hụt nặng; nhiều trẻ ở mức độ thiếu
hụt rất nặng. Để giúp các em khắc phục được những hạn chế của kỹ năng
giao tiếp của bản thân, cần thiết có những biện pháp để phát triển kỹ năng
giao tiếp cho các em.
Từ khóa: Hội chứng Down, trẻ có hội chứng Down, kỹ năng giao tiếp

của trẻ có hội chứng Down.
1. MỞ ĐẦU
Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất của con
người. Đây là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Qua giao tiếp,
con người gia nhập vào các mối quan hệ của xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội và
“tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Trong quá trình giao tiếp,
con người khơng chỉ nhận thức được người khác, mà cịn nhận thức được chính bản
thân mình. Giao tiếp là một trong những yếu tố giúp con người tham gia các mối quan
hệ xã hội và tạo nên bản chất của con người. Giao tiếp là một trong những phương thức
tồn tại và phát triển cá nhân và xã hội, con người cịn sống thì cịn hoạt động và giao
tiếp. Giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng của mọi nhận thức và định hướng
cho việc hình thành nhân cách của trẻ em [5].
Trong giao tiếp hàng ngày, con người phải ứng phó với bết bao tình huống mn màu
mn vẻ, mn sắc, mn diện… có khi dễ dàng xử lý, có lúc rơi vào bế tắc, khó xử.
Giao tiếp, ứng xử khôn khéo, tế nghị, kịp thời, có hiệu quả “là cả một nghệ thuật mà


khơng phải ai cũng nắm được, bất kì ai cũng phải học điều đó” [1]. Chính vì vậy, mỗi
người cần thiết phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp để thành công và hạnh phúc hơn trong
cuộc sống.
Hội chứng Down là dạng tật khá phổ biến ở trẻ khuyết tật. So với bình thường, trẻ có
hội chứng Down thường gặp rất nhiều trở ngại trong giao tiếp. Trẻ có thể gặp những trở
ngại về mặt sinh lý như một số cấu trúc, chức năng của cơ thể trẻ bị giảm khả năng ở
một số giác quan mà trẻ thường có khó khăn trong việc truyền và nhận thông tin, làm
cho thông tin sai lệch, hoặc không đầy đủ dẫn đến cản trở trong việc giao tiếp của các
225


PHẠM VĂN CƯỜNG

em. Bên cạnh đó, các em cịn gặp trở ngại về mặt tâm lý như khả năng ngôn ngữ, khả
năng nhận thức bị hạn chế; thiếu nhu cầu giao tiếp; phản ứng thất thường, chậm chạp.
Ngoài ra, trẻ còn gặp trở ngại về mặt xã hội như bị người khác định kiến; gia đình
khơng dành nhiều thời gian tiếp xúc, chăm sóc trẻ đúng mức dẫn đến mặc cảm, tự ti,
khó hồ nhập [4].
Thực tế cho thấy trẻ có hội chứng Down có rất nhiều hạn chế về kỹ năng giao tiếp. Trẻ
gặp nhiều trở ngại trong việc hiểu lời nói của người khác (kỹ năng tiếp nhận) và diễn
đạt suy nghĩ của bản thân (kỹ năng biểu đạt) [3]. Điều này làm cho cả những nhà giáo
dục và cha mẹ khó hiểu trẻ và mong muốn của trẻ, đồng thời trẻ cũng khó có khả năng
hiểu người khác. Việc trợ giúp và can thiệp để phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em
là một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhân văn.
Tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế, trẻ có hội chứng Down chiếm số lượng
đáng kể. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục đặc biệt này các trẻ có hội chứng Down chưa
được hỗ trợ cách toàn diện về kỹ năng giao tiếp và những vấn đề liên quan. Điều này
ảnh hưởng lớn đên chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo
dục cá nhân cho trẻ có hội chứng Down. Việc tìm hểu kỹ năng giao tiếp của trẻ là một
trong những bước đầu tiên trong những hoạt động cần làm để hỗ trợ phát triển kỹ năng

đặc biệt quan trọng này cho các em.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down của trường hợp
nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa những tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp
của trẻ có hội chứng Down.
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp quan sát
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ dựa vào các
biểu hiện bên ngoài. Việc quan sát được tiến hành trên lớp. Các dữ liệu quan sát được
ghi chép đầy đủ.
2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
Đề tài sử dụng thang đo hành vi thích ứng Vineland I. Thang đo hành vi thích ứng
Vineland được phát hành đầu tiên tại Mĩ vào năm 1935 của tác giả Edgar A. Doll với
tên gọi Thang đo sự trưởng thành xã hội Vineland (Vineland Social Maturity
Scale/VSMS).
Thang đo Vineland I đánh giá hành vi thích ứng ở bốn lĩnh vực bao gồm kỹ năng giao
tiếp, sinh hoạt hàng ngày, xã hội hóa và vận động. Tuy nhiên, đề tài chỉ đánh giá hành
vi của các em ở lĩnh vực giao tiếp. Mỗi items được đo bằng tần suất xuất hiện của kỹ
226


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

năng: (0) không bao giờ, (1) thỉnh thoảng và (2) thường xuyên. Lĩnh vực giao tiếp có 67
items, trong đó có 3 tiểu lĩnh vực là lĩnh vực tiếp nhận có 13 items, lĩnh vực thể hiện có
31 items, lĩnh vực đọc viết có 21 items.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu những giáo viên trực tiếp dạy trẻ để có những cách đánh

giá kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down được tốt hơn và chính xác hơn.
2.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng SPSS phiên bản 20 nhằm xử lý số liệu của đề tài.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mức độ kĩ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc
biệt ở thành phố Huế
Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng giao tiếp của trể có hội chứng Down ở thành phố
Huế ở từ mức thiếu hụt rất nặng (Min = 1) đến mức thiếu hụt trung bình (Max = 4) tập
trung chủ yếu ở mức thiếu hụt rất nặng (M = 1,60, SD = 0,8). Kết quả cụ thể ở bảng 1.
Bảng 1. Xếp loại mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down
tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế
Xếp loại mức độ giao tiếp
Thiếu hụt rất nặng
Thiếu hụt nặng
Thiếu hụt nhẹ
Thiếu hụt trung bình
Dưới trung bình
Trung bình
Trên trung bình
Cao
Tổng cộng

Số lượng
17
10
1
2
0
0
0

0
30

Tỷ lệ %
56,7
33,3
3,3
6,7
0,0
0,0
0,0
0,0
100,0

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng
Down ở thành phố Huế trong diện khảo sát là rất hạn chế, phân bố ở các mức thiếu hụt
từ trung bình đến rất nặng. Cụ thể, có đến 90,0% trẻ có kỹ năng giao tiếp từ mức thiếu
hụt nặng đến rất nặng, chỉ 6,7% trẻ đạt mức giao tiếp thiếu hụt trung bình và 3,3% trẻ
có khả năng giao tiếp ở mức thiếu hụt nhẹ. Những mức độ giao tiếp dưới trung bình,
trên trung bình và cao thì khơng có học sinh nào đạt được.
Như vậy, qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng
Down trên địa bàn thành phố Huế tập trung chủ yếu ở mức thiếu hụt nặng đến rất nặng.
Chính vì thế, trẻ có hội chứng Down sẽ gặp nhiều khó khăn trong khả năng giao tiếp với
những người xung quanh.

227


PHẠM VĂN CƯỜNG


3.2. Các tiểu lĩnh vực kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở
giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế
Để có thể nhận diện rõ hơn về mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng
Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế, đề tài tìm hiểu sự phát triển của
từng tiểu lĩnh vực của kỹ năng giao tiếp của các em.
Kết quả tìm hiểu về các tiểu lĩnh vực kỹ năng giao tiếp của nhóm trẻ nghiên cứu được
thể hiện cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2. Các tiểu lĩnh vực kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down
tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế
Mức độ
Thấp
Dưới trung bình
Trung bình
Trên trung bình
Cao
Tổng cộng

Tiếp nhận
SL
%
29
96,7
1
3,3
0
0,0
0
0,0
0
0,0

30
100,0

Đọc viết

Thể hiện
SL
30
0
0
0
0
30

%
100,0
0,0
0,0
0,0
0,0
100,0

SL
29
1
0
0
0
30


%
96,7
3,3
0,0
0,0
0,0
100,0

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 2 nhìn chung ta có thể nhận thấy các tiểu
lĩnh vực kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở
thành phố Huế chủ yếu nằm ở mức độ thấp. Cụ thể như sau: Ở tiểu lĩnh vực tiếp nhận,
có tới 96,7% học sinh khảo sát có khả năng tiếp nhận ở mức độ thấp, đây là một tỷ lệ rất
cao. Ở mức độ trung bình, dưới trung bình, trên trung bình và mức độ cao thì khơng có
học sinh nào đạt được.
Ở tiểu lĩnh vực thể hiện, 100% trẻ được điều tra đều ở mức độ thấp. Khả năng thể hiện
rất kém sẽ đòi hỏi giáo viên hay những nhà giáo dục khi dạy các em gặp nhiều khó khăn
để có thể hiểu được nhu cầu của các em. Nhà giáo dục cần tạo mọi tình huống, điều kiện
để giúp các em phát triển được kỹ năng thể hiện này tốt hơn.
Ở tiểu lĩnh vực đọc viết, mặc dù đa số trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc
biệt ở thành phố Huế có kỹ năng đọc viết ở mức độ thấp (chiếm tỷ lệ đến 96,7%) nhưng
cũng có một tỷ lệ rất nhỏ học sinh có thể đọc viết được, dù chỉ ở mức độ dưới trung
bình (chiếm 3,3%). Đây là một điều rất đáng mừng, cho thấy mặc dù trẻ có hội chứng
Down gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp song vẫn có thể phát triển khả năng đọc viết ở
mức độ nào đó. Giáo viên cần quan tâm, để ý những em có thể đọc viết tốt để có những
phương pháp cụ thể giúp các em học một cách tốt nhất, nhờ đó mà các em có thể phát
triển được ngơn ngữ của mình.
Cần lưu ý rằng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kỹ năng thể hiện của nhóm trẻ có hội
chứng Down được nghiên cứu ở mức thấp nhất trong mối tương quan với kỹ năng tiếp
nhận và kỹ năng đọc viết của các em. Điều này khá tương đồng với cơ sở lý luận được
nghiên cứu, theo đó, đa số trẻ có hội chứng Down có kỹ năng tiếp nhận tốt hơn so với

kỹ năng thể hiện [7]. Tuy nhiên, việc kỹ năng đọc viết của các em tốt hơn kỹ năng thể
hiện là một điểm khá đặc biệt.
228


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

3.3. Đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down theo độ tuổi
Bảng 3. Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down theo độ tuổi
6 – 12 tuổi
Mức độ
Thiếu hụt rất nặng
Thiếu hụt nặng
Thiếu hụt nhẹ
Thiếu hụt trung bình
Dưới trung bình
Trung bình
Trên trung bình
Cao
Tổng

Số lượng

Tỉ lệ (%)

6
7
1
1
0

0
0
0
15

40,0
46,7
6,7
6,7
0,0
0,0
0,0
0,0
100

13 – 15 tuổi
Tỉ lệ
Số lượng
(%)
9
81,8
2
18,2
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0

0,0
0
0,0
0
0,0
11
100

16 – 18 tuổi
Tỉ lệ
Số lượng
(%)
2
50,0
1
25,0
0,0
1
25,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
4
100


Căn cứ vào kết quả của bảng trên cho thấy, phần lớn trẻ trong mẫu nghiên cứu ở 6-12
tuổi (15/30) và 13-15 tuổi (11/30), Đây là điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ và can
thiệp cho trẻ. Trẻ có hội chứng Down cần được tham gia vào chương trình can thiệp
sớm càng sớm thì trẻ sẽ càng có nhiều cơ hội để phát triển [6].
Trong đó, đa số trẻ ở độ tuổi 6-12 có kỹ năng giao tiếp ở mức thiếu hụt nặng (chiếm
46,7%). Bên cạnh đó trong tổng số 15 em ở độ tuổi này có kỹ năng giao tiếp ở mức
thiếu hụt rất nặng chiếm (40,0%). Chỉ có một trẻ có kỹ năng giao tiếp ở mức độ thiếu
hụt nhẹ và một em ở mức thiếu hụt trung bình. Điều này là phù hợp với cở sở lý luận về
sự hạn chế trong kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội chứng Down. Bên cạnh đó, hầu như
các trẻ được gia đình đưa đến các trung tâm giáo dục đặc biệt từ độ tuổi này. Chính vì
mới đến, các em chưa có nhiều thời gian học tập và chưa được giáo dục theo phương
pháp đúng đắn nên các em có kỹ năng giao tiếp ở mức độ thấp là điều dễ hiểu.
Thế nhưng, sang tới độ tuổi từ 13-15 và từ 16-18, kỹ năng giao tiếp của trẻ lại tập trung
ở mức độ thiếu hụt rất nặng: ở độ tuổi 13-15 là 81,8% và ở độ tuổi 16-18 là 50%. Tuy
nhiên, do các mẫu được khảo sát quá ít, số lượng trẻ ở các độ tuổi lại có sự chênh lệch
lớn nên khó đưa ra được nhận định khái quát của vấn đề. Hoặc do ảnh hưởng của mức
độ trí tuệ đến kỹ năng giao tiếp. So với những trẻ ở độ tuổi này bình thường các trẻ có
hội chứng Down bị bỏ lại rất xa về nhận thức, chính vì thế kỹ năng giao tiếp của các em
cũng sẽ ở mức độ thiếu hụt rất nặng so với trẻ bình thường. Rất tiếc rằng đề tài chưa thể
tìm hiểu sâu hơn về mức độ trí tuệ của trẻ để hiểu rõ hơn về vấn đề. Cần lưu ý rằng, kỹ
năng giao tiếp của nhóm trẻ được khảo sát ở độ tuổi 16-18 tốt hơn so với ở độ tuổi 1315. Điều này phù hợp với cơ sở lý luận, theo đó độ tuổi càng lớn thì kỹ năng giao tiếp
của trẻ sẽ càng có nhiều tiến bộ [2]. Bên cạnh đó, do số lươ ̣ng trẻ đươ ̣c nghiên cứu ở
thành phố Huế rấ t ít, nên chúng tơi chưa có đủ dữ liệu để kiể m đinh
̣ sự khác biệt về
chuẩ n giao tiế p trung bình giữa các độ tuổi đươ ̣c nghiên cứu bằ ng SPSS.

229


PHẠM VĂN CƯỜNG


4. KẾT LUẬN
Kỹ năng giao tiếp nói chung của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt
ở thành phố Huế tập trung chủ yế u ở mức thiế u hu ̣t rất nặng và thiếu hụt nặng. Các tiể u
liñ h vực của kỹ năng giao tiế p của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc
biệt ở thành phố Huế chủ yế u nằ m ở mức độ thấ p. Kỹ năng thể hiện của nhóm trẻ có hội
chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt đươ ̣c nghiên cứu ở mức thấ p nhấ t trong mố i
tương quan với kỹ năng tiế p nhận và kỹ năng đo ̣c viế t của các em.
Đề tài nghiên cứu trên trẻ có hội chứng Down từ độ tuổi từ 6 – 18 tại các cơ sở giáo dục
đặc biệt ở thành phố Huế. So với độ tuổi thực của trẻ, kỹ năng giao tiếp của trẻ có hội
chứng Down tại các trung tâm giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế không tương xứng,
kém hơn rất nhiều với trẻ bình thường cùng độ tuổi với trẻ. Sự thay đổi về độ tuổi sẽ
kéo theo sự thay đổi về kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Mẫu được khảo sát q ít nên khó đưa ra được nhận định khái quát của vấn đề. Rất tiếc
rằng đề tài chưa thể tìm hiểu sâu hơn về mức độ trí tuệ của trẻ để hiểu rõ hơn về những
khác biệt ở kỹ năng giao tiếp của trẻ ở theo từng tiểu lĩnh vực và độ tuổi. Những nghiên
cứu sau này cần tiến hành trên mẫu khảo sát lớn hơn và có những tìm hiểu về mức độ
phát triển trí tuệ cũng như giới tính của trẻ để làm rõ hơn vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]

[4]
[5]
[6]

[7]


D.L. Carnegie (2011). (Người dịch Nguyễn Hiến Lê), Nghệ thuật nói trước cơng
chúng, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội.
G. van Duijn, Y. Dijkxhoorn, E.M. Scholet & I.A. van berckelaer-Onnes (2010). The
development of adaptive skills in young people with Down syndrome, Journal of
Intellectual Disability Research, 2010, trích dẫn từ Nguyễn Tuấn Vĩnh (2014).
Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo dục đặc
biệt ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Viện Tâm lý
học, Hà Nội.
Moore DG, Oates JM, Hobson RP, Goodwin J. (2002), Cognitive and social factorsin
the development of infants with Down syndrome, trích dẫn từ Nguyễn Tuấn Vĩnh
(2014). Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo
dục đặc biệt ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Tâm lý học,
Viện Tâm lý học, Hà Nội
Trung tâm Sao Mai, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (2003), Trẻ có hội chứng
Down những điều cha mẹ cần biết, NXB Hà Hội.
Nguyễn Phương Thảo (2015). Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, Luận văn thạc sỹ Tâm
lý học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sống khỏe.vn, Chế độ chăm sóc trẻ mắc hội chứng Down, truy cập 12: 18PM ngày
15/11/2017 từ />Nguyễn Tuấn Vĩnh (2014). Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ có hội chứng Down
tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến
sỹ Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Hà Nội
230


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

PHẠM VĂN CƯỜNG
SV lớp TLGD 4, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0163. 4271402, Email:


231



×