Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng và tuổi hom đến khả năng sinh tưởng của hom cây xăng sê (Sanchezia speciosa Leonard)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.94 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƯỞNG VÀ TUỔI HOM ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TƯỞNG
CỦA HOM CÂY XĂNG SÊ (SANCHEZIA SPECIOSA LEONARD)
HỨA THỊ HẠNH
TRẦN THỊ LÀNH - NGUYỄN THỊ KIM YẾN
Khoa Sinh học
Tóm tắt: Giâm hom là một phương pháp nhân giống vơ tính có nhiều ưu
điểm như: có hệ số nhân giống cao, đảm bảo chất lượng, giữ được đặc tính
di truyền của cây mẹ, đáp ứng đủ và kịp thời cho việc sử dụng một lượng lớn
cây giống trên qui mô lớn. Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng là một
phương pháp khá phổ biến trong nhân giống. Vì vậy, việc nhân giống cây
Xăng sê bằng phương pháp giâm hom là một vấn đề cấp thiết nhằm bảo tồn
và phát triển giống cây này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng chất
điều hòa sinh trưởng: α-NAA ở nồng độ 100 ppm cho tỉ lệ ra rễ tốt nhất ở
hom già, α-NAA ở nồng độ 200 ppm cho tỉ lệ ra rễ tốt nhất ở hom non, αNAA ở nồng độ 300 ppm cho tỉ lệ ra rễ tốt nhất ở hom bảnh tẻ, và α-NAA +
GA ở nồng độ 300 ppm cho tỉ lệ ra chồi tốt nhất. Xăng sê có thể giâm hom
cả ba loại đó là hom bánh tẻ, hom già và hom non.
Từ khóa: α-NAA, GA, IBA, Giâm hom, Sanchezia speciosa Leonard

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng, nguồn dược liệu
con người đang sử dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều con đường khác nhau như tổng
hợp từ hóa học, vi sinh vật, xong nguồn dược liệu từ thực vật đã được con người sử dụng
từ rất lâu và nhu cầu ngày càng lớn. Trong đó, cây Xăng sê là loại thảo dược quí trị bệnh
đau dạ dày rất hiệu quả nhưng ít được biết đến. Cây Xăng sê có tên khoa học là Sanchezia
speciosa Leonard, thuộc họ Acanthaceae, là cây bụi thường xanh, cây cao từ 1,3 - 2,4 m,
lá có màu xanh lá cây hay màu tím than, lớn và hoa đầy màu sắc [8]. Cho đến nay, có rất
ít các bài báo nước ngồi nghiên cứu về cây S. speciose, và giá trị của nó vẫn đang còn là
một ẩn số. Một nghiên cứu mới nhất của khoa y, dược trường Đại học Malaya, Kuala
Lumpur về cây S. speciose với đề tài In vitro anti-oxidant and anti-cancar activity of
methanolic extract from S. speciose leaves. Đây là một trong những báo cáo đầu tiên về


chống oxy hóa và các hoạt động gây độc tế bào lá của S. speciose [7].
Ở Việt Nam, cây Xăng sê được phân bố rải rác trên các vùng núi Tây Giang (tỉnh
Quảng Nam) và huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) và ít được sự chú ý của người
dân [1]. Hiện nay, trong nước ta vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về các đặc điểm sinh
học cũng như những giá trị thực tiễn mà cây Xăng sê mang lại, mà chỉ có một số bài báo
hay trang web cập nhật công dụng và cách sử dụng cây Xăng sê trong việc điều trị viêm
loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng [8], [9].

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016, tr. 327-336


328

T

N và cs.

Giâm hom là một phương pháp nhân giống vơ tính có nhiều ưu điểm như: có hệ số nhân
giống cao, đảm bảo chất lượng, giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, đáp ứng đủ và kịp
thời cho việc sử dụng một lượng lớn cây giống trên qui mơ lớn. Vì vậy, việc nhân giống
cây Xăng sê bằng phương pháp giâm hom là một vấn đề cấp thiết nhằm bảo tồn và phát
triển giống cây này. Hiện nay, phương pháp nhân giống vơ tính đã được sử dụng rộng rãi
và đã tiến hành thành công trong cả nước [2,3,4,5,6]. Do vậy, chúng tôi xin chọn đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng và tuổi hom đến khả năng
sinh tưởng của hom cây Xăng sê (S. speciosa Leonard)” để tìm hiểu, khai thác giá trị, bảo
tồn và mở rộng môi trường sống của cây Xăng sê góp phần ứng dụng trong nghiên cứu
khoa học, đặc biệt là trong Đông y về việc phát hiện và bảo tồn các cây thuốc quý.
2. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ P ƯƠNG P ÁP NG IÊN C U
2.1. Đối tượng

Cây xăng sê (Sanchezia speciosa Leonard).
Hóa chất: Các chất kích thích sinh trưởng (KTST) gồm IB (β-indol butyric acid) và αNAA (α-naphthyl acetic acid) và GA (Gibberellin).
Môi trường giâm: cát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí với 3 nồng độ (100 ppm, 200 ppm, 300 ppm) của chất KTST
(NAA, IBA, GA) ở 11 cơng thức thí nghiệm trên 3 loại tuổi hom khác nhau đó là hom
bánh tẻ, hom già và hom non.
Công thức I: Sử dụng chất KTST α-NAA nồng độ 100 ppm.
Công thức II: Sử dụng chất KTST α-NAA nồng độ 200 ppm.
Công thức III: Sử dụng chất KTST α-NAA nồng độ 300 ppm.
Công thức IV: Sử dụng chất KTST IBA nồng độ 100 ppm.
Công thức V: Sử dụng chất KTST IBA nồng độ 200 ppm.
Công thức VI: Sử dụng chất KTST IBA nồng độ 300 ppm.
Công thức VII: Sử dụng chất KTST α-NAA kết hợp GA nồng độ 100 ppm/chất.
Công thức VII: Sử dụng chất KTST α-NAA kết hợp GA nồng độ 200 ppm/chất.
Công thức VII: Sử dụng chất KTST α-NAA kết hợp GA nồng độ 300 ppm/chất.
Công thức VIII: Sử dụng chất KTST IBA kết hợp GA nồng độ 100 ppm/chất.
Công thức IX: Sử dụng chất KTST IBA kết hợp GA nồng độ 200 ppm/chất.
Công thức X: Sử dụng chất KTST IBA kết hợp GA nồng độ 300 ppm/chất.
Công thức XI: Không dử dụng chất kích thích
Các chỉ tiêu theo dõi tỉ lệ hom ra rễ, ra chồi và số lượng rễ, chồi trên hom.


NGHIÊN C U N

ƯỞNG C

CÁC C ẤT

C TH C SIN T ƯỞNG


329

2.3. Xử lí số liệu
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm (tuổi hom, KTST) đến kết quả của thí
nghiệm bằng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA).
Các số liệu được sử lí bằng phần mềm MS Excell, SPSS 15.0
3. ẾT QU VÀ T

O LUẬN

Thông qua q trình thăm dị, tìm hiểu thời gian tác động tối ưu của nồng độ chất KTST
nhóm Auxin và GA theo chúng tôi với thời gian tác động 30 giây là thích hợp để kích thích
và các auxin, GA có nồng độ ≤ 300 ppm là thích hợp cho khả năng ra rễ của các hom Xăng
sê khi đem giâm. Từ đó, các thí nghiệm về sau chúng tơi đã sử dụng các chất KTST nhóm
auxin, GA ở các nồng độ 100, 200, 300 ppm với thời gian tác động là 30 giây để tìm hiểu
khả năng ra rễ của các loại hom Xăng sê: hom bánh tẻ, nom già và hom non.
3.1. Ảnh hưởng của các chất KTST ở các nồng độ khác nhau đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của hom bánh tẻ
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất KTST đến khả năng ra rễ và tỷ lệ ra rễ của hom tẻ
Chất kích
thích
α-NAA
IBA
NAA+GA
IBA + GA
ĐC

Thời
gian

ra rễ
15
15
15
15
21

Nồng độ (ppm)/Số lượng rễ trung
bình/hom (rễ)
100
200
300
3.0 ± 3.4bA
2.9 ± 2.4bB
8.7 ± 3.7aA
0.7 ± 1.3cB
4.9 ± 2.8aA
2.5 ± 2.4bB
bB
bC
0.8 ± 1.0
1.1 ± 1.2
2.4 ± 1.8aB
bB
aB
0.4 ± 0.5
1.9 ± 1.7
0.7 ± 0.8bC
B
C

0.6 ± 0.8
0.6 ± 0.8
0.6 ± 0.8C

Nồng độ (ppm)/Tỉ lệ
ra rễ (%)
100
200 300
60
70
90
30
80
60
50
60
80
40
70
50
40

P

0.001
0.001
0.038
0.013

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng.

Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

Qua bảng 1 ta nhận thấy, cả bốn chất kích thích sinh trưởng α-NAA, IBA, NAA + GA
và IBA + G đều có sự sai khác giữa các nồng độ (bảng 01), trong đó α-NAA ở nồng
độ 300 ppm cho khả năng rễ tốt nhất, điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu về số lượng rễ
trung bình/hom (8,7) và tỷ lệ ra rễ (90%) cao nhất.
Ngoài ra qua bảng 1 ta cũng nhận thấy khả năng ra rễ giữa các chất kích thích cũng có
sự khác sai khác ở các nồng độ. Ở nồng độ 100 ppm thì cơng thức α-NAA có sự sai
khác so với đối chứng, cịn công thức IBA, α-NAA + GA và IBA + GA khơng có sự sai
khác so với đối chứng. Ở nồng độ 200 ppm, thì cơng thức α-NAA, IBA và IBA +GA có
sự sai khác so với đối chứng. Và ở nồng độ 300 ppm, công thức α-NAA, IBA và αNAA + GA có sự sai khác so với đối chứng, cịn cơng thức IBA + GA khơng có sự sai
khác so với đối chứng. Đồng thời, kết quả cho thấy việc xử lí bằng chất kích thích αNAA ở nồng độ 300 ppm có sự sai khác cao nhất so với đối chứng và so với các cơng
thức cịn lại. Vì thế chúng tơi khẳng định việc xử lí hom bánh tẻ bằng chất kích thích αNAA ở nồng độ 300 ppm đạt hiểu quả tốt nhất.


T

330

N và cs.

3.2. Ảnh hưởng của các chất KTST ở các nồng độ khác nhau đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của hom già
Bảng 2. Ảnh hưởng của chất KTST đến khả năng ra rễ và tỷ lệ ra rễ của hom già
Chất kích
thích
α-NAA
IBA
NAA+ GA
IBA + GA

ĐC

Thời
gian ra
rễ
(ngày)
15
15
15
15
21

Nồng độ (ppm)/Số lượng rễ trung
bình/hom (rễ)
100
200
300
5.9 ± 2.6aA
2.1 ± 2.5bB
1.0 ± 1.1bC
0.9 ± 0.8bC
0.7 ± 0.8C

3.0 ± 2.7bB
4.4 ± 2.5aA
2.7 ± 2.2aB
2.0 ± 1.6aB
0.7 ± 0.8C

3.0 ± 2.7bA

1.6 ± 1.8bB
0.8 ± 1.0bC
0.3 ± 0.4bC
0.7 ± 0.8C

Nồng độ (ppm)/Tỉ lệ
ra rễ (%)
100
200
300
90
50
50
60

60
80
70
80
50

70
60
50
30

P

0.015
0.030

0.023
0.007

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

Qua bảng 2 ta nhận thấy, cả bốn chất kích thích sinh trưởng α-NAA, IBA, NAA + GA
và IBA + G đều có sự sai khác giữa các nồng độ (bảng 02), trong đó α-NAA ở nồng
độ 100 ppm cho khả năng rễ tốt nhất, điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu về số lượng rễ
trung bình/hom (5,9) và tỷ lệ ra rễ (90%) cao nhất.
Ngoài ra qua bảng 2 ta cũng nhận thấy khả năng ra rễ giữa các chất kích thích cũng có
sự khác sai khác ở các nồng độ. Ở nồng độ 100 ppm thì cơng thức α-NAA và cơng thức
IBA có sự sai khác so với đối chứng, cịn cơng thức α-NAA + GA và IBA + GA khơng
có sự sai khác so với đối chứng, trong đó cơng thức NAA có sự sai khác rõ rệt nhất. Ở
nồng độ 200 ppm, thì cả bốn cơng thức α-NAA, IBA và α-NAA + GA và IBA + GA
đều có sự sai khác so với đối chứng, tuy nhiên ở cơng thức IBA có sự sai khác rõ rệt
nhất. Và ở nồng độ 300 ppm, công thức α-NAA, IBA có sự sai khác so với đối chứng,
cịn cơng thức α-NAA + GA và IBA + GA khơng có sự sai khác so với đối chứng. Từ
kết quả trên, ta thấy công thức α-NAA ở nồng độ 100 ppm có sự sai khác cao nhất so
với đối chứng và các cơng thức cịn lại. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng khi xử lí hom già
bằng α-NAA ở nồng độ 100 ppm đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Ảnh hưởng của các chất KTST ở các nồng độ khác nhau đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của hom non
Bảng 3. Ảnh hưởng của chất KTST đến khả năng ra rễ và tỷ lệ ra rễ của hom non
Chất
kích thích
α-NAA
IBA
NAA + GA
IBA + GA

ĐC

Thời gian
ra rễ
(ngày)
15
15
15
15
21

Nồng độ (ppm)/Số lượng rễ trung
bình/hom (rễ)
100
200
300
2.7 ± 2.8bB
7.0 ± 3.0aA
4.5 ± 2.9bA
4.9 ± 3.6aA
0.3 ± 0.4cC
1.5 ± 2.0bB
bC
aB
0.8 ± 0.7
2.2 ± 1.6
0.7 ± 0.8bC
aB
bC
2.0 ± 1.7

0.5 ± 0.7
0.5 ± 0.8bC
C
C
0.6 ± 0.8
0.6 ± 0.8
0.6 ± 0.8C

Nồng độ (ppm)/Tỉ lệ
ra rễ (%)
100
200
300
60
90
80
70
30
50
60
70
50
70
40
30
40

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột


P

0.011
0.018
0.013
0.012


NGHIÊN C U N

ƯỞNG C

CÁC C ẤT

C TH C SIN T ƯỞNG

331

Qua bảng 3 ta nhận thấy, cả bốn chất kích thích sinh trưởng α-NAA, IBA, α-NAA + GA
và IBA + G đều có sự sai khác giữa các nồng độ (bảng 03), trong đó α-NAA ở nồng
độ 200 ppm cho khả năng rễ tốt nhất, điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu về số lượng rễ
trung bình/hom (7,0) và tỷ lệ ra rễ (90%) cao nhất.
Ngoài ra qua bảng 3 ta cũng nhận thấy khả năng ra rễ giữa các chất kích thích cũng có
sự khác sai khác ở các nồng độ. Qua kết quả trên, ta thấy ở nồng độ 200 ppm, cơng thức
α-NAA có sự sai khác lớn nhất so với đối chứng và các công thức cịn lại. Như vậy, ta
có thể kết luận rằng việc xử lí hom non bằng chất kích thích α-NAA ở nồng độ 200 ppm
đạt hiệu quả tốt nhất.
3.4. Ảnh hưởng của tuổi hom trên thân đến khả năng ra rễ của cây hom ở nồng độ
chất KTST 100 ppm
Qua bảng 4 ta thấy khi xử lí bằng chất kích thích sinh trưởng α-NAA ở cùng nồng độ

100 ppm thì khả năng ra rễ giữa các loại hom: bánh tẻ, già, non có sự khác nhau (P =
0.047). Trong đó, khả năng ra rễ của hom già cao hơn so với hai loại hom cịn lại bởi vì
có các chỉ tiêu về tỷ lệ ra rễ (90%) và số rễ trung bình/hom (5,9) là cao nhất. Tương tự
ta cũng nhận thấy rằng ở chất kích thích IB ở cùng nồng độ 100 ppm cũng có sự sai
khác với mức ý nghĩa thống kê giữa các loại hom (P = 0,005), mà trong đó hom non lại
có khả năng ra rễ cao nhất về chỉ tiêu ra rễ (70%) và số rễ trung bình/hom (4.9). Tuy
nhiên, khi α-NAA + GA và IBA + G thì khả năng ra rễ giữa các hom có sự sai khác
khơng đáng kể được thể hiện ở các chỉ tiêu: số lượng rễ trung bình/hom, tỉ lệ ra rễ (bảng
07). Điều này chứng tỏ rằng, cùng một nồng độ 100 ppm của α-NAA và IBA thì tuổi
hom có ảnh hưởng nhất định đến khả năng ra rễ của hom giâm, nhưng khi xử lí với αNAA + GA và IBA + GA thì tuổi hom khơng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra rễ
của hom giâm.
Bảng 4. Ảnh hưởng của vị trí hom trên thân cây đến khả năng ra rễ khi được xí lí bằng các chất
kích thích sinh trưởng ở nồng độ 100 ppm
Chất kích
thích

Thời gian
ra rễ
(Ngày)

α-NAA
IBA
NAA + GA
IBA + GA
ĐC

15
15
15
15

21

Số lượng rễ trung bình/hom (rễ) ở các
loại tuổi hom
Tẻ
3.0 ± 3.4bA
0.7 ± 1.2cB
0.8 ± 1.0aB
0.4 ± 0.5aB
0.6 ± 0.8B

Già
5.9 ± 2.6aA
2.1 ± 2.5bB
1.0 ±1 .1aC
0.9 ± 0.8aC
0.7 ± 0.8C

Non
2.7 ± 2.8bB
4.9 ± 3.6aA
0.8 ± 0.7aC
0.5 ± 0.7aC
0.6 ± 0.8C

Tỉ lệ ra rễ trung
bình/hom ở các loại
tuổi hom (%)
Tẻ
Già Non

60
90
50
30
50
70
50
50
60
40
60
40
40
50
40

P

0.047
0.005
0.877
0.217

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

Ngồi ra, ta cịn nhận thấy có sự sai khác về khả năng ra rễ của các loại hom khi được
xử lí bằng các chất kích thích khác nhau. Trong đó, ta thấy cơng thức α-NAA có sự sai
khác rõ rệt nhất so với đối chứng. Qua đó ta có thể kết luận rằng xử lí hom già bằng chất
kích thích α-NAA ở nồng độ 100 ppm đạt hiệu quả cao hơn cả.



T

332

N và cs.

3.5. Ảnh hưởng của tuổi hom trên thân đến khả năng ra rễ của cây hom ở nồng độ
chất KTST 200 ppm
Qua bảng 5 ta thấy, khi xử lí bằng chất kích thích sinh trưởng α-NAA ở cùng nồng độ
200 ppm thì khả năng ra rễ giữa các loại hom: bánh tẻ, già, non có sự khác nhau (P =
0.03). Trong đó, khả năng ra rễ của hom non cao hơn so với hai loại hom còn lại bởi vì
có các chỉ tiêu về tỷ lệ ra rễ (90%) và số rễ trung bình/hom (7,0) là cao nhất. Tương tự
ta cũng nhận thấy rằng ở chất kích thích IB ở cùng nồng độ 200 ppm cũng có sự sai
khác với mức ý nghĩa thống kê giữa các loại hom (P = 0,001), mà trong đó hom bánh tẻ
và hom già lại có khả năng ra rễ cao như nhau, hom non có khả năng ra rễ thấp nhất
(bảng 5). Tuy nhiên, khi kết hợp α-NAA + GA và IBA + G thì khả năng ra rễ giữa các
hom có sự sai khác khơng đáng kể được thể hiện ở các chỉ tiêu: số lượng rễ trung
bình/hom, tỉ lệ ra rễ. Điều này chứng tỏ rằng, ở cùng một nồng độ 200 ppm của α-NAA
+ IBA thì tuổi hom có ảnh hưởng nhất định đến khả năng ra rễ của hom giâm, nhưng
khi xử lí với α-NAA + GA và IBA + GA thì tuổi hom khơng có ảnh hưởng nhiều đến
khả năng ra rễ của hom giâm.
Bảng 5. Ảnh hưởng của vị trí hom trên thân cây đến khả năng ra rễ khi được xử lí bằng các
chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ 200 ppm
Chất kích
thích

α-NAA
IBA

NAA + GA

Thời
gian ra
rễ
(Ngày)
15
15
15

Số lượng rễ trung bình/hom (rễ) ở các loại
tuổi hom
Tẻ

Già

2.9 ± 2.3

bB

4.9 ± 2.8

aA

0.7 ± 1.1

aC
aC

IBA + GA


15

0.7 ± 1.6

ĐC

15

0.6 ± 0.8aC

Non

3.00 ± 2.7
4.4 ± 2.5

bB

aA

1.4 ± 2.2

aC

1.4 ± 1.6

aC

0.7 ± 0.8aC


7.0 ± 3.0aA
0.30 ± 0.4

bC

Tỉ lệ ra rễ trung
bình/hom ở các
loại tuổi hom (%)
Tẻ Già Non

P

70

70

90

0.003

80

80

30

0.001

1.5 ± 1.7


aB

40

70

70

0.263

0.9 ± 1.7

aB

30

70

50

0.188

0.6 ± 0.8aC

40

50

40


Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

Ngồi ra, qua bảng 5 ta cịn nhận thấy có sự sai khác về khả năng ra rễ của các loại hom
khi được xử lí bằng các chất kích thích khác nhau. Trong đó, ta thấy hom non khi được
xử lí bằng chất kích thích α-NAA ở nồng độ 200 ppm thì có khả năng ra rễ cao nhất
3.6. Ảnh hưởng của tuổi hom trên thân đến khả năng ra rễ của cây hom ở nồng độ
chất KTST 200 ppm
Qua bảng 6 ta thấy, khi xử lí bằng chất kích thích sinh trưởng α-NAA ở cùng nồng độ
300 ppm thì khả năng ra rễ giữa các loại hom: bánh tẻ, già, non có sự khác nhau (P =
0,001). Trong đó, khả năng ra rễ của hom bánh tẻ cao hơn so với hai loại hom cịn lại
bởi vì có các chỉ tiêu về tỷ lệ ra rễ (90%) và số rễ trung bình/hom (8,7) cao nhất. Tương
tự ta cũng nhận thấy rằng ở chất kích thích α-NAA + G cũng có sự sai khác với mức ý
nghĩa thống kê giữa các loại hom (P = 0,011), mà trong đó hom bánh tẻ có khả năng ra


NGHIÊN C U N

ƯỞNG C

CÁC C ẤT

C TH C SIN T ƯỞNG

333

rễ cao nhất (bảng 6). Tuy nhiên, với IB và IB + G ở cùng nồng độ 300 ppm thì khả
năng ra rễ giữa các hom có sự sai khác không đáng kể được thể hiện ở các chỉ tiêu: số
lượng rễ trung bình/hom, tỉ lệ ra rễ. Điều này chứng tỏ rằng, ở cùng một nồng độ 300
ppm của α-NAA và α-NAA + G thì tuổi hom có ảnh hưởng nhất định đến khả năng ra

rễ của hom giâm, nhưng khi xử lí với IB và IB + G thì tuổi hom khơng có ảnh
hưởng nhiều đến khả năng ra rễ của hom giâm.
Ngoài ra, qua bảng 6 ta cịn nhận thấy có sự sai khác về khả năng ra rễ của các loại hom
khi được xử lí bằng các chất kích thích khác nhau. Trong đó, ta thấy hom bánh tẻ khi
được xử lí bằng chất kích thích α-NAA ở nồng độ 300 ppm thì có khả năng ra rễ cao nhất.
Bảng 6. Ảnh hưởng của vị trí hom trên thân cây đến khả năng ra rễ khi được xử lí bằng các
chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ 300ppm
Chất kích
thích
α-NAA
IBA
NAA + GA
IBA + GA
ĐC

Thời
gian ra
rễ
(Ngày)
15
15
15
15
21

Số lượng rễ trung bình/hom (rễ) ở
các loại tuổi hom
Tẻ
8.7 ± 3.6aA
2.5 ± 2.4aB

2.4 ± 1.8aB
0.7 ± 0.8aC
0.6 ± 0.8D

Già
2.4 ± 3.0cA
1.6 ± 1.8aB
0.8 ± 1.0bC
0.3 ± 0.4aC
0.7 ± 0.8D

Non
4.5 ± 2.9bA
1.5 ± 2.0aB
0.7 ± 0.8bC
0.5 ± 0.8aC
0.6 ± 0.8D

Tỉ lệ ra rễ trung
bình/hom ở các
loại tuổi hom (%)
Tẻ
Già
Non
90
60
80
60
60
50

80
50
50
50
30
30
40
50
40

P

0.001
0.512
0.011
0.498

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

3.7. Ảnh hưởng của các chất KTST đến khả năng ra chồi của hom bánh tẻ.
Công thức xử lý bằng α-NAA + GA, IBA + G sau 10 ngày đã xuất hiện chồi, công
thức xử lý bằng α-N , IB sau 14 ngày đã xuất hiện chồi, còn đối chứng là 17 ngày
mới xuất hiện chồi đầu tiên. õ ràng là các hợp chất auxin kết hợp G đã kích thích sự
phân hóa chồi nhanh hơn. Do đó chúng tơi đã tiến hành thống kê và xử lý số liệu đối
với α-NAA + GA, IBA + G , IB và α-N
ở ngày thứ 10 và ngày thứ 14, còn đối
chứng ngày 17 sau khi giâm hom.
Bảng 7. Ảnh hưởng của chất KTST đến khả năng ra chồi và tỷ lệ ra chồi của hom bánh tẻ
Chất kích

thích
α-NAA
IBA
NAA + GA

Thời gian
ra chồi
(Ngày)
14
14
10

IBA + GA
ĐC

10
17

Số lượng chồi trung bình/hom ở các
nồng độ (ppm)
100
200
300
0.8 ± 0.7aA 1.4 ± 1.9aB
1.7 ± 2.4aB
0.9 ± 2.0aA
1.0 ± 0.6B
1.0 ± 1.4aB
bA
bB

1.2 ± 1.3
1.3 ± 1.1
2.7 ± 0.9aA
0.8 ± 1.0bA

2.5 ± 1.0aA
1.0 ± 1.0bB
0.5
± 0.7

Tỉ lệ ra chồi (%) ở
các nồng độ (ppm)
100 200
300
60
70
90
30
80
60
50
60
80
40

70
40

50


Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

P

0.511
0.961
0.046
0.027


T

334

N và cs.

Qua bảng 07 ta nhận thấy, đối với hom bánh tẻ thì các chất kích thích sinh trưởng αNAA, IBA hầu như khơng có sự sai khác giữa các nồng độ. Nhưng, ta cũng nhận thấy
rằng ở chất kích thích α-NAA + G , cũng như IB + GA có có sự sai khác với mức ý
nghĩa thống kê giữa các nồng độ (Bảng 7), trong đó ở nồng độ 300 ppm với công thức
α-NAA + GA và 200 ppm với cơng thức IBA + GA thì có tỷ lệ ra chồi cao hơn cả. Vì
thế chúng tơi nhận thấy ở các chất kích thích sinh trưởng khi kết hợp với GA cho hiệu
quả ra chồi tốt nhất.
Ngoài ra qua bảng 7 ta cũng nhận thấy khả năng ra chồi ở nồng độ 100 ppm thì khơng
có sự sai khác so với đối chứng, còn ở nồng độ 200 ppm và 300 ppm có sự sai khác so
với đối chứng, trong đó ở cơng thức α-NAA + GA thì ra chồi là cao nhất (Bảng 7). Vì
thế chúng khẳng định rằng khi kết hợp chất kích α-NAA + GA ở nồng độ 300 ppm là
công thức cho hiệu quả ra chồi cao nhất đối với hom bánh tẻ.
3.8. Ảnh hưởng của các chất KTST đến khả năng ra chồi của hom già
Qua bảng 8 ta nhận thấy, đối với hom già thì các chất kích thích sinh trưởng α-NAA,

IBA hầu như khơng có sự sai khác giữa các nồng độ. Nhưng, ta cũng nhận thấy rằng ở
chất kích thích α-NAA + G , cũng như IB + G có có sự sai khác với mức ý nghĩa
thống kê giữa các nồng độ (Bảng 8), trong đó ở nồng độ 300 ppm với công thức α-NAA
+ GA và 200 ppm với cơng thức IBA + GA thì có tỷ lệ ra chồi cao hơn cả. Vì thế chúng
tơi nhận thấy ở các chất kích thích sinh trưởng khi kết hợp với GA cho hiệu quả ra chồi
tốt nhất.
Bảng 8. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng nhóm Auxin đến khả năng ra chồi và tỷ lệ ra
chồi của hom già
Chất kích
thích
α-NAA
IBA
NAA + GA
IBA + GA
ĐC

Thời gian
ra chồi
(Ngày)
14
14
10
10
17

Số lượng chồi trung bình/hom ở các
nồng độ (ppm)
100
200
300

1.2 ± 0.6aA
1.4 ± 2.3a
0.7 ± 0.6a
0.5 ± 0.5aA
1.1 ± 0.7a
0.6 ± 0.6a
bA
b
0.9 ± 1.0
1.0 ± 1.0
2.2 ± 1.3a
bA
a
1.1 ± 1.1
2.4 ± 0.9
0.6 ± 0.9b
0.6 ± 0.6

Tỉ lệ ra chồi (%) ở
các nồng độ (ppm)
100
200
300
60
90
70
50
80
60
50

60
80
60
80
30
50

P

0.554
0.131
0.028
0.049

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

Ngoài ra qua bảng 8 ta cũng nhận thấy khả năng ra chồi ở nồng độ 100 ppm thì khơng
có sự sai khác so với đối chứng, cịn ở nồng độ 200 và 300 ppm có sự sai khác so với
đối chứng, trong đó ở cơng thức IBA + GA thì ra rễ là cao nhất (Bảng 8). Vì thế chúng
khẳng định rằng khi kết hợp chất kích IBA + GA ở nồng độ 200 ppm là công thức cho
hiệu quả ra chồi cao nhất đối với hom già trồng trên cát.
3.9. Ảnh hưởng của các chất KTST đến khả năng ra chồi của hom non
Qua bảng 9 ta nhận thấy, đối với hom non thì các chất kích thích sinh trưởng α-NAA,
IBA hầu như khơng có sự sai khác giữa các nồng độ. Nhưng, ta cũng nhận thấy rằng ở


NGHIÊN C U N

ƯỞNG C


CÁC C ẤT

C TH C SIN T ƯỞNG

335

chất kích thích α-NAA + G , cũng như IB + G có có sự sai khác với mức ý nghĩa
thống kê giữa các nồng độ (Bảng 9), trong đó ở nồng độ 200 ppm với cơng thức α-NAA
+ GA và 200ppm với cơng thức IBA + GA thì có tỷ lệ ra chồi cao hơn cả. Vì thế chúng
tơi nhận thấy ở các chất kích thích sinh trưởng khi kết hợp với GA cho hiệu quả ra chồi
tốt nhất.
Ngoài ra qua bảng 9 ta cũng nhận thấy khả năng ra chồi ở nồng độ 100 ppm và 300ppm
thì khơng có sự sai khác so với đối chứng, cịn ở nồng độ 200 ppm có sự sai khác so với
đối chứng, trong đó ở cơng thức α-NAA + GA thì ra rễ là cao nhất (Bảng 9). Vì thế
chúng khẳng định rằng khi kết hợp chất kích α-NAA + GA ở nồng độ 200 ppm là công
thức cho hiệu quả ra chồi cao nhất đối với hom non.
Bảng 9. Ảnh hưởng của chất KTST khả năng ra chồi và tỷ lệ ra chồi của hom non
Chất kích
thích
α-NAA
IBA
NAA + GA
IBA + GA
ĐC

Thời
gian ra
chồi
(Ngày)

14
14
10
10
17

Số lượng chồi trung bình/hom ở các
nồng độ (ppm)
100

200
aA

1.5 ± 2.4
0.9 ± 0.7aA
0.8 ± 0.7bA
0.4 ± 0.5bA
0.4 ± 0.5A

300
aB

1.3 ± 0.6
0.3 ± 0.4aC
2.9 ± 0.7aA
1.1 ± 0.9bB
0.4 ± 0.5C

aA


1.0 ± 0.6
0.5 ± 0.5aA
0.5 ± 0.5bA
0.3 ± 0.4fA
0.4 ± 0.5A

Tỉ lệ ra chồi (%) ở
các nồng độ (ppm)
100

200

300

60
70
60
70

90
30
70
40
40

80
50
50
30


P

0.756
0.089
0.041
0.034

Chữ cái in thường biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ở hàng
Chữ cái in hoa biểu hiện sự khác nhau của các nhân tố thí nghiệm ờ cột

4. ẾT LUẬN
Việc sử lý hom giâm bằng IB và α-NAA đã làm tăng khả năng ra rễ của hom so với
đối chứng, IB + G và α-N
+ G đã làm tăng khả năng ra chồi so với đối chứng.
α-NAA có tác dụng kích thích ra rễ có ý nghĩa hơn IB và đối chứng vì cho khả năng ra
rễ trung bình lớn hơn cả. Cịn sự kết hợp giữa α-NAA + GA cho khả năng ra chồi cao
hơn IBA + GA và cao hơn so với đối chứng. Và tuổi hom cũng có khả năng ra rễ khác
nhau tùy thuộc vào các auxin ở các nồng độ khác nhau. Từ đó, ta có thể kết luận rằng
hom bánh tẻ được xử lí bằng chất kích thích N
ở nồng độ 300 ppm đạt hiệu quả ra rễ
cao nhất, khi kết hợp chất kích α-NAA + GA ở nồng độ 200 ppm là công thức cho hiệu
quả ra chồi cao nhất đối với hom non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]

Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Phùng Văn Phê (2012). Nghiên cứu giâm hom cây Xá xị Cinnamomum

parthenoxylon (Jack) Meisn, Làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở vườn quốc gia Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ, 50, tr. 645 - 652.
Vũ Thị Phượng (2008). Nghiên cứu nhân giống cây thìa canh (Gymnema sylvestre)
bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát


T

336

[4]

[5]

[6]
[7]

[8]
[9]

N và cs.

triển cây dược liệu Tam thái yên – Thái Ngun, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ, số
108, tr. 127 – 133.
Bùi Văn Thanh (2013). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giâm hom
nấm cơm ( adsura coccinea (Lem.) . C. Smith), Hội nghị khoa học toàn quốc về
sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, bài 212, tr. 1236 - 1241.
Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Đắc Tạo (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
các chất điều hịa sinh trưởng và mơi trường giâm hom trong nhân giống cỏ Vetiver ở
Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 73, số 4, tr. 219 - 226.

Phan Công Tuấn (2013). Cây thuốc mới chữa đau dạ dày, đại tràng, báo Đà Nẵng
điện tử, 28/10/2016.
Paydar, M., Wong, Y.L, Moharam, B.A., Wong, W.F., Looi, C.Y. (2013). In vitro
Anti-oxidant and Anti - cancer Activity of Methanolic Extract from Sanchezia
speciosa Leaves, Faculty of Medicine, University of Malaya, Kuala Lumpur, pp. 1212
- 1215.
/> />
T
N
TRẦN TH LÀNH
NGUYỄN TH KIM YẾN
SV lớp Sinh 4, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm – Đại học uế
ĐT: 0989 565 121, Email:



×