Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý học sinh sinh viên tại trường cao đẳng kỹ nghệ dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------

LÊ THÀNH TRUNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ
HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ
DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------------

LÊ THÀNH TRUNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ
HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ
DUNG QUẤT

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mã số: 8480104


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Đình Lầu

Đà Nẵng – Năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ..................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 2
4.1 Phƣơng pháp đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp:................................................ 2
4.2 Phƣơng pháp cài đặt thuật toán, thử nghiệm. ................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................. 2
5.1 Về mặt lý thuyết: .............................................................................................. 2
5.2 Về mặc thực tiễn: ............................................................................................. 2
6. Bố cục của luận văn: ............................................................................................... 3
7. Kết luận .................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN ....................... 4
1.1 Tổng quan về Hệ quản trị CSDL phân tán .......................................................... 4
1.1.1 Cơ sở dữ liệu phân tán ................................................................................... 5
1.1.2 Hệ quản trị CSDL phân tán ............................................................................ 6
1.2 So sánh CSDL phân tán và CSDL tập trung........................................................ 7
1.2.1 Điều khiển tập trung ....................................................................................... 7
1.2.2 Độc lập dữ liệu ............................................................................................... 8

1.2.3 Giảm dƣ thừa dữ liệu ..................................................................................... 8
1.2.4 Biệt lập và bảo mật: ....................................................................................... 9
1.3 Các mơ hình tổ chức hệ thống phân tán ............................................................... 9
1.3.1 Mơ hình Peer-to-Peer ..................................................................................... 9
1.3.2 Mơ hình File server ........................................................................................ 9
1.3.3 Mơ hình Client/Server .................................................................................... 9
1.3.4 Mơ hình CSDL phân tán (Distributed database model)............................... 10
1.4 Các đặc trƣng của các loại hình hệ thống phân tán .......................................... 10
1.4.1 Đặc trƣng của hệ thống File Server và kiến trúc Client/Server ................... 10


1.4.2 Các chức năng của kiến trúc Client/Server .................................................. 11
1.5 Ƣu và nhƣợc điểm của phân tán.......................................................................... 12
1.5.1 Ƣu điểm ........................................................................................................ 12
1.5.2 Nhƣợc điểm .................................................................................................. 13
1.6 Các loại truy xuất CSDL phân tán ...................................................................... 13
1.6.1 Truy xuất từ xa thông qua các tác vụ cơ bản ............................................... 13
1.6.2 Truy xuất từ xa thơng qua chƣơng trình phụ trợ .......................................... 13
1.7 Các mức trong suốt của CSDL phân tán ............................................................ 13
1.7.1 Kiến trúc cơ bản của một CSDL phân tán ................................................... 13
1.7.2 Các đặc điểm chính của hệ phân tán ............................................................ 16
1.7.3 Tính trong suốt phân tán .............................................................................. 17
1.8 Thuật tốn nhiều bản sao ..................................................................................... 20
1.8.1 Mơ hình giải thuật ........................................................................................ 20
1.8.2 Tổng quát ..................................................................................................... 20
1.8.3 Thuật toán Lamport ...................................................................................... 21
1.8.4 Thuật tốn Herman đảm bảo sự gắn bó yếu nhờ dấu ................................... 22
1.8.5 Thuật toán Ellis đảm bảo sự gắn bó mạnh ................................................... 22
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH SINH VIÊN ............................................................. 23

2.1 Thiết kế Cơ sở dữ liệu phân tán .......................................................................... 23
2.1.1 Các công việc cần làm để thiết kế hệ thống phân tán .................................. 23
2.1.2 Các sản phẩm yêu cầu sau khi phân tích thiết kế ......................................... 23
2.2 Các chiến lƣợc phân tán dữ liệu .......................................................................... 24
2.2.1 Tập trung dữ liệu .......................................................................................... 24
2.2.2 Chia nhỏ dữ liệu ........................................................................................... 24
2.2.3 Sao lặp dữ liệu .............................................................................................. 24
2.2.4 Phƣơng thức lai ............................................................................................ 24
2.3 Phân mảnh dữ liệu ................................................................................................ 25
2.3.1 Phân mảnh ngang ......................................................................................... 26
2.3.2 Phân mảnh dọc ............................................................................................. 27
2.3.3 Phân mảnh hỗn hợp ...................................................................................... 27


2.4 Nhân bản dữ liệu ................................................................................................... 28
2.5 Sử dụng hệ thống mạng nội bộ hiện có và nghiên cứu hiện trạng mạng nội bộ
của Trƣờng ................................................................................................................... 29
2.6 Công tác Quản lý HS-SV trong Trƣờng Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất ........ 30
2.6.1 Quản lý hồ sơ thông tin về học sinh, sinh viên ............................................ 30
2.6.2 Quản lý điểm rèn luyện ................................................................................ 31
2.6.3 Quản lý chuyên cần ...................................................................................... 31
2.6.4 Quản lý học bổng ......................................................................................... 31
2.6.5 Quản lý thi đua, khen thƣởng, kỷ luật .......................................................... 31
2.6.6 Quán lý miễn giảm học phí .......................................................................... 32
2.6.7 Quản lý ký túc xá ......................................................................................... 32
2.6.8 Quản lý ngoại trú .......................................................................................... 32
2.7 Đồng bộ hóa dữ liệu .............................................................................................. 32
2.7.1 Các thành phần đồng bộ hóa dữ liệu ............................................................ 32
2.7.2 Giới thiệu tính năng Replication trong SQL Server .................................... 33
2.7.3 Các loại nhân bản phổ biến .......................................................................... 34

2.7.4 Thực hiện Replication trên SQL Server với CSDL thử nghiệm .................. 36
CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU PHÂN TÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH - SINH
VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ DUNG QUẤT........................ 47
3.1 Nguyên lý thiết kế.................................................................................................. 47
3.2 Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 47
3.2.1 Mô tả thiết kế CSDL phân tán ..................................................................... 47
3.2.2 Lựa chọn vị trí đặt CSDL và phân nhóm ngƣời sử dụng ............................. 48
3.3 Áp dụng Xây dựng Hệ thống CSDL phân tán ................................................... 49
3.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh ........................................................... 49
3.3.2. Biểu đồ chức năng ........................................................................................ 50
3.3.3. Đối tƣợng sử dụng........................................................................................ 50
3.3.4. Các đối tƣợng của hệ thống ......................................................................... 51
3.3.5. Xây dựng các thực thể và thuộc tính ............................................................ 51
3.3.6. Mơ hình thực thể quan hệ ............................................................................ 54


3.3.7. Mơ hình dữ liệu quan hệ .............................................................................. 55
3.3.8. Thiết kế Dữ liệu phân tán cho hệ thống ....................................................... 58
3.3.9. Thực hiện Cài đặt Replication trên SQL Server với CSDL thử nghiệm ..... 59
3.4 Kết quả đạt đƣợc ................................................................................................... 69
3.5 Đánh giá kết quả chạy thực nghiệm .................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 72


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể quý thầy cô trong Khoa tin Trƣờng Đại học
Sƣ Phạm là những ngƣời đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn Đình Lầu – Trƣờng Đại
học Sƣ Phạm – Đại học Đà Nẵng ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Thầy đã định hƣớng, tạo những điều kiện thuận lợi và đã tận tình hƣớng dẫn để
tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn là nguồn động
viên to lớn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 04 năm 2019
Tác giả

Lê Thành Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực
tiếp của Thầy TS. Nguyễn Đình Lầu.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng và trung thực.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tơi xin chịu
hồn toàn trách nhiệm.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 04 năm 2019
Tác giả

Lê Thành Trung



·····- ,-- r ,---, -


� �--r

NAME OF THESIS: BUILDING THE BASIS OF MANAGEMENT
MANAGEMENT DATA STUDENTS - STUDENTS AT TECHNOLOGY
COLLEGE DUNG QUAT
Major: Information system
Full name: Le Thanh Trung
Supervisors: Nguyen Dinh Lau
Training institution: The University of Da Nang University science and education
Stemming Summary: Currently, universities and colleges i_n our country are organizing and
managing databases and information on Students - Students in the direction of centralized management so
the organization of management requires high accuracy, continuously and synchronously among the
Faculties within the School. The traditional management of a database is a centralized database like before
will not solve the problem mentioned above. Instead, it is managing students' database and information. Students in colleges are now computerized and especially the management of students who are interested
and monitored. closely and continuously between the vocational departments and the training department
in the school. Stemming from this practical need, the DBMS disperses an important trend of information
technology in one of the effective night management approaches in high management, ensuring facility
Information security data based on computer network system.
Distributed database design and student management software Dung Quat Technical College
based on SQL Server 2008 database management system shows that this is a modern database system,
very strong support for distributed databases. As a solid theoretical basis for users who want to learn and
research distributed databases, users can apply them to develop large systems in a distributed environment
and wide use. Successfully building a distributed database for the student management system of Dung
Quat Technical College. The system is designed in the direction of data dispersion, data is synchronized at
the servers, thus increasing processing speed and reducing network. congestion when there are many
objects exploiting the system. It is necessary to study more dispersed trust, control and disperse according
to timestamps, optimize problems, and control concurrency in distributed database. Further study the
features to complete Student Management software. Deploy on the school network and may be wider in
the region. Combining concurrency control algorithms, optimizing the problem into the system so that the

system works well to meet the needs of users and produce the desired results.
Key word: Information Technology; Distributed database management system; SQL server 2008;
Internet; Software technology, Operating system.

Supervior's confirmation

Nguyen Dinh Lau

Student

Le Thanh Trung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

TT

Diễn dãi

1

(LAN) Local Area Network

Mạng cục bộ

2

CSDL


Cơ sở Dữ liệu

3

DB (Database)

Cơ sở Dữ liệu

4

(DBMS) Database Management System

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

5

(WWW) World Wide Web

Mạng lƣới toàn cầu

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 3.1

Tên Bảng
Bảng dữ liệu Khoa và Phòng ban

Trang
63



DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17

Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 2.20
Hình 2.21
Hình 2.22
Hình 2.23
Hình 2.24

Tên Hình vẽ
Xử lý dữ liệu truyền thống
Xử lý cơ sở dữ liệu
Mơ hình Client – Server
Kiến trúc tham chiếu Client – Server
Kiến trúc cơ bản của CSDL phân tán
Các đoạn và hình ảnh vật lý của một quan hệ tổng thể
Trong suốt phân đoạn
Sự trong suốt về vị trí
Sự trong suốt ánh xạ địa phương
Trạng thái dữ liệu trong các giai đoạn cập nhật
Hệ thống máy tính Trường CĐKN Dung Quất
Sơ đồ mạng máy tính Trường CĐKN Dung Quất
Các thành phần chính của nhân bản
Mơ hình Replication trong SQL Server
Nhân bản Snapshot
Nhân bản giao dịch
Nhân bản kết hợp
Tạo Publication
Chọn DB cần tạo
Chọn table cần tạo
Chọn tài khoản kết nối

Tạo publisher thành công
Kết quả tạo publisher
Khởi tạo chức năng tạo Subscriptions
Chọn Publisher cần tạo
Chọn (Push subscriotion)

Add Sql Server Subscriber
Kết nối CSDL 2
Chọn DB cần tạo
Chọn chức năng Kết nối đến subscriber
Kết nối đến subscriber
Chọn chức năng tạo Subscription
Tạo subscription thành công
Kết quả tạo Subcriber

Trang
4
5
11
12
13
15
18
19
19
20
29
30
33
33

35
35
36
37
37
38
39
39
40
41
41
42
42
43
43
44
44
45
45
46


Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15

Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Biểu đồ phân rã chức năng
Mơ hình thực thể quan hệ
Mơ hình cơ sở dữ liệu quan hệ
Máy ảo giả lập server và 2 máy trạm
Tạo mới CSDL trên Server
Tạo Publication cho máy trạm 1 – Thiết lập thông số
Tạo Publication cho máy trạm 1 – Đặt tên Publication
Tạo Publication cho máy trạm 1 – Thành công
Tạo Subscription cho máy trạm 1
Dữ liệu trên máy Server
Dữ liệu trên máy trạm 1
Dữ liệu trên máy trạm 2
Màn hình chức năng quản lý thông tin sinh viên máy trạm 1
Màn hình chức năng quản lý thơng tin sinh viên máy trạm 2

49
50
54
57
60
61

62
63
63
64
67
68
68
69
69


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống xã hội, vào các
ngành kinh doanh, nhƣ viễn thông, ngành hàng không, thƣơng mại điện tử, trong các
cơ quan hành chính , đặc biệt là ngành giáo dục, ... ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, nƣớc ta đã và đang có rất nhiều nghiên cứu nhằm phát triển và hoàn
thiện các hệ thống dữ liệu phân tán, để phát triển các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Một trong các nghiên cứu đó là xây dựng hệ thống thơng tin phân tán quản lý
học sinh - sinh viên trong Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.
Hiện nay, nhiều trƣờng đã xây dựng các phần mềm quản lý học sinh sinh viên
dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu tập trung, nhƣng khối lƣợng dữ liệu đƣợc sử dụng
trong mỗi một năm học rất lớn và ngày một tăng, dẫn tới thời gian truy xuất dữ liệu rất
lâu, gây ảnh huởng đến hiệu quả của quản lý đào tạo.
Trƣờng Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất mà tiền thân là Trƣờng Đào tạo nghề
Dung Quất đƣợc thành lập ngày 11/6/2001. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân
lực cho Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi và Khu vực miền Trung – Tây

nguyên. Nhà trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng trên diện tích gần 11 hecta gồm các khu
nhà học lý thuyết, khu nhà xƣởng thực hành, khu giảng đƣờng, hội trƣờng, thƣ viện,
khu hiệu bộ, khu nhà ở chuyên gia, khu nhà ăn căn tin. Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tƣ
trang thiết bị phục vụ giảng dạy Nhà trƣờng còn chƣa phát triển hệ thống mạng Lan
nội bộ và liên kết cơ sở dữ liệu tại các Phòng, Khoa, đơn vị còn bất cập chƣa chú trọng
đến đầu tƣ CNTT trong nhà trƣờng.
Do đó, việc xây dựng hệ thống thơng tin phân tán để hỗ trợ cho việc quản lý
học sinh sinh viên của Trƣờng Cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất là vấn đề cấp thiết hiện
nay. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và dựa trên cơ sở lý thuyết đó
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán để hỗ trợ trong quản lý học sinh - sinh viên
cụ thể là:
o Tổ chức tiếp nhận hồ sơ HSSV trúng tuyển vào học.
o Theo dõi và phối hợp tổ chức quản lý việc học tập của HSSV.
o Theo dõi và phối hợp tổ chức quản lý việc rèn luyện của HSSV.
o Theo dõi và tổng hợp các kết quả học tập và kết quả rèn luyện của
HSSV.
Do đây là một hệ thống quản lý HSSV tƣơng đối lớn, không đủ thời gian để xây
dựng toàn bộ hệ thống nên đề tài sẽ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán
cài đặt trên mạng LAN đó nhằm hỗ trợ trong việc quản lý HSSV một cách thuận tiện
nhất.
1.


2

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Hệ phân tán cơ sở dữ liệu để quản lý học sinh - sinh viên, và cơ sở dữ liệu SQL

Server
 Chiến lƣợc phân tán dữ liệu
- Tập trung dữ liệu.
- Chia nhỏ dữ liệu.
- Sao lặp dữ liệu.
- Phƣơng thức lai.
 Phân mảnh dữ liệu
- Phân mảnh ngang
- Phân mảnh dọc
- Phân mảnh hỗn hợp
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh - sinh viên
 Lớp
 Khoa
 Nghề
 Môn học
 Điểm rèn luyện
 Nghiên cứu các nội quy, quy chế quản lý và các tổ chức áp dụng cho học
sinh – sinh viên tại Truờng Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1 Phƣơng pháp đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp:
Nghiên cứu các nội quy, quy chế quản lý và các tổ chức liên quan để áp dụng cho
quản lý HSSV.
Nghiên cứu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server (các sách đã xuất bản, các tài
liệu trên mạng ).
Nghiên cứu các giải pháp phân quyền bảo mật và an ninh mạng, đảm bảo an
toàn hệ thống dữ liệu.
4.2 Phƣơng pháp cài đặt thuật toán, thử nghiệm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
5.1 Về mặt lý thuyết:

Đề tài giúp hiểu rõ về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, giúp ngƣời đọc nắm đƣợc các
chức năng và cách ứng dụng trên hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu phân tán.
5.2 Về mặc thực tiễn:
Đề tài góp phần giúp Trƣờng Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất nâng cao hiệu quả
công tác quản lý học sinh - sinh viên.
3.


3

6.

Bố cục của luận văn:

CHƢƠNG 1
Trình bày các vấn đề liên quan đến việc thiết kế CSDL phân tán, đặc biệt làm rõ
ƣu và nhƣợc điểm của CSDL phân tán, so sánh CSDL phân tán và CSDL tập trung,
các mô hình có thể triển khai hệ thống phân tán, các loại truy xuất, các mức trong suốt
của CSDL phân tán.
CHƢƠNG 2
Trình bày các chiến lƣợc phân tán, các phƣơng pháp thiết kế, các vấn đề thiết
kế, các phƣơng pháp phân mảnh, cấp phát cho các mảnh.
Trình bày các vấn đề liên quan đến công tác quản lý học sinh - sinh viên tại
trƣờng cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất.
CHƢƠNG 3
Trình bày quy trình thiết kế CSDL phân tán cho hệ thống quản lý học sinh sinh viên, trình bày cơng cụ quản trị CSDL phân tán và các bƣớc triển khai trên hệ
thống mạng.
Trình bày kết quả chạy thực nghiệm và đánh giá kết quả chạy thực nghiệm.
7. Kết luận



4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Trong chƣơng này tơi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến CSDL phân tán.
Nội dung của chƣơng bao gồm giới thiệu về mạng LAN, giới thiệu về CSDL phân tán,
hệ quản trị CSDL phân tán, các đặc trƣng của CSDL phân tán, so sánh CSDL phân tán
với CSDL tập trung, các hình thức tổ chức hệ thống phân tán, đặc trƣng của loại hình
hệ thống phân tán, ƣu nhƣợc điểm các loại truy xuất, các mức trong suốt của CSDL
phân tán, thuật toán nhiều bản sao và đồng bộ dữ liệu.
1.1 Tổng quan về Hệ quản trị CSDL phân tán
Công nghệ các hệ cơ sở dữ liệu phát triển từ mơ hình xử lý dữ liệu, trong đó mỗi
ứng dụng định nghĩa một hay nhiều tệp dữ liệu riêng của nó, sang mơ hình định nghĩa
và quản lý dữ liệu tập trung. Dẫn đến khái niệm độc lập dữ liệu, nghĩa là tính bất biến
của các hệ ứng dụng đối với sự thay đổi cấu trúc lƣu trữ và các chiến lƣợc truy nhập
dữ liệu.
Ứng dụng 1
Mô tả dữ liệu

TẬP TIN 1

Ứng dụng 2
Mô tả dữ liệu

TẬP TIN 2

Ứng dụng 3
TẬP TIN 3


Mơ tả dữ liệu

Hình 1.1: Xử lý dữ liệu truyền thống

Dữ
liệu
thừa


5

Ứng dụng 2

Ứng dụng 1

Mô tả dữ liệu
Thao tác dữ
liệu

CƠ SỞ
DỮ LIỆU



Ứng dụng 3

Hình 1.2: Xử lý cơ sở dữ liệu
Trong ngữ cảnh hệ xử lý phân tán thì hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể đƣợc xem
nhƣ những cơng cụ làm cho q trình xử lý dữ liệu phân tán dễ dàng hơn và hiệu quả
hơn. Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu phân tán ở đây bao gồm cả khái niệm cơ sở dữ liệu

phân tán và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán.
1.1.1 Cơ sở dữ liệu phân tán
a. Định nghĩa
Cơ sở dữ liệu phân tán là một bộ sƣu tập các cơ sở dữ liệu có quan hệ với nhau
về mặt logic và đƣợc phân bố trên nhiều máy chủ của mạng máy tính. Cơ sở dữ liệu
phân tán là các tập tin liên đới logic và cấu trúc phải đƣợc truy xuất thông qua một
giao diện chung.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng cơ sở dự liệu phân tán
- Tính phân tán: Dữ liệu khơng cƣ trú trên cùng một site, vì vậy có thể phân biệt
đƣợc cơ sở dự liệu phân tán và cơ sở dự liệu tập trung
- Sự tƣơng quan logic: Các loại dữ liệu có một số tính chất ràng buộc lẫn nhau,
nhƣ vậy có thể phân biệt đƣợc CSDL phân tán với tập các CSDL địa phƣơng hoặc với
các tệp lƣu trữ trên các site khác nhau
b. Các đặc trƣng của CSDL phân tán
Vơ hình kết nối mạng: Trong mơi trƣờng phân tán, ngƣời dùng đƣợc tách khỏi
mọi chi tiết hoạt động của mạng.
Vơ hình nhân bản: Vì lý do về hiệu năng, độ tin cậy và tính sẵn sàng, ngƣời ta
mong muốn có thể nhân dữ liệu thành nhiều bản trên các máy trạm
Vơ hình phân mảnh: Phân hoạch dữ liệu cho các vị trí khác nhau là yếu tố cần
thiết của hệ phân tán.
Ưu điểm cơ sở dự liệu phân tán
- Đáp ứng nhanh hầu hết các ứng dụng sử dụng dữ liệu tại các trạm
- Kiểm soát dữ liệu địa phƣơng theo hƣớng hồng thiện sự tích hợp và
quản lý dữ liệu từ xa


6

- Tăng cƣờng khả năng của hệ thống liên quan đến dữ liệu dƣ thừa
- Phù hợp cấu trúc tổ chức

- Nâng cao khả năng chia sẽ và tính tự trị địa phƣơng
- Nâng cao tính sẵn sàng
- Nâng cao tính tin cậy
Nhược điểm cơ sở dự liệu phân tán
- Thiết kế cơ sở dự liệu phức tạp hơn
- Khó điều khiển tính nhất qn dữ liệu
- Khó phát hiện và khử lỗi
- Giá thành cao
- Vấn đề bảo mật
Cơ sở dự liệu phân tán quan trọng trong kinh tế, tổ chức và kỹ thuật với nhiều
lý do khác nhau, chúng có thể cài đặt trên một mạng máy tính với phạm vi rộng lớn
hoặc nhỏ.
Hiện nay các DBMS thƣơng mại điều tích hợp các ứng dụng phân tán nên rất
tiện cho ngƣời sử dụng
1.1.2 Hệ quản trị CSDL phân tán
a. Định nghĩa
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là hệ thống phần mềm cho phép quản trị cơ
sở dữ liệu phân tán và làm cho việc phân tán đó là trong suốt và vơ hình đối với ngƣời
sử dụng. Nói cách khác CSDL phân tán là CSDL đƣợc phân tán một cách vật lý nhƣng
đƣợc thống nhất tổ chức nhƣ một CSDL duy nhất.
Nhƣ vậy sự phân tán dữ liệu là trong suốt đối với ngƣời sủ dụng, việc quản lý
dữ liệu phân tán đòi hỏi mỗi trạm cài đặc thành phần hệ thống sau
- Thành phần quản trị cơ sở dữ liệu
- Thành phần truyền dữ liệu
- Từ điển dữ liệu, thông tin về sự phân tán dữ liệu trên mạng
- Thành phần cơ sở dự liệu phân tán
Các dịch vụ của hệ thống trên bao gồm:
- Các ứng dụng truy cập dữ liệu từ xa
- Cung cấp các mức trong suốt phân tán
- Hổ trợ quản trị và điều khiển CSDL bao gồm các bộ cơng cụ thu thập thơng

tin từ các trình tiện ích, cung cấp cách nhìn tổng quan về các file dữ liệu trên mạng.
- Khả năng mở rộng với các hệ thống khác nhau
b. Các thành phần của hệ quản trị CSDL phân tán
Gồm các thành phần sau: Bộ xử lý phía ngƣời sử dụng (User Procesor), xử lý
tất cả tƣơng tác với ngƣời sử dụng và bộ phận thứ 2 của DBMS phân tán là bộ phận xử
lý dữ liệu (Data Processor).
Bộ xử lý phía ngƣời sử dụng bao gồm:


7

Bộ xử lý giao diện người sử dụng: Có trách nhiệm dịch các lệnh của ngƣời sử
dụng khi họ gửi đến và định dạng dữ liệu kết quả để gửi nó lại cho ngƣời sử dụng.
Bộ kiểm sốt dữ liệu ngữ nghĩa: sử dụng ràng buộc toàn vẹn và xác thực, đƣợc
định nghĩa nhƣ là một phần của lƣợc đồ khái niệm cục bộ, để kiểm tra xem truy vấn
của ngƣời sử dụng có đƣợc xử lý hay khơng. Thành phần này cũng có trách nhiệm xác
thực và một số chức năng khác.
Bộ phân rã và bộ tối ưu hoá truy vấn toàn cục xác định chiến lƣợc thực thi để
giảm thiểu chức năng chi phí, và dịch các truy vấn toàn cục ra thành các truy vấn cục
bộ bằng cách sử dụng các lƣợc đồ khái niệm cục bộ, tồn cục và thƣ mục tồn cục. Bộ
tối ƣu hố truy vấn có trách nhiệm tạo ra chiến lƣợc thực thi các hoạt động kết nối
phân tán.
Bộ giám sát thực thi phân tán phối hợp thực thi phân tán yêu cầu của ngƣời
sử dụng. Bộ giám sát thực thi cũng đƣợc gọi là bộ quản lý giao dịch phân tán. Việc
thực thi truy vấn trong hệ phân tán, bộ giám sát thực thi tại một số trạm có thể, và
thƣờng, liên lạc với một bộ giám sát thực thi khác.
Phần thứ hai của hệ quản trị CSDL phân tán là bộ xử lý dữ liệu gồm ba thành
phần:
Bộ tối ưu hoá truy vấn cục bộ hoạt động nhƣ là bộ chọn đƣờng dẫn truy nhập.
Chọn đƣờng truy nhập tốt nhất vào bất kỳ mục dữ liệu nào.

Bộ quản lý khôi phục cục bộ có trách nhiệm đảm bảo duy trì tính nhất qn
trong CSDL cục bộ ngay cả khi có lỗi xảy ra.
Bộ hỗ trợ thời gian thực thi truy nhập vào CSDL tùy vào các lệnh trong lịch
biểu đƣợc tạo ra bởi bộ tối ƣu hóa truy vấn. Bộ xử lý hỗ trợ thời gian thực thi là giao
diện với hệ điều hành và chứa bộ quản lý vùng đệm CSDL (buffer hoặc cache), có
trách nhiệm quản lý vùng đệm của bộ nhớ chính và quản lý việc truy nhập dữ liệu.
1.2 So sánh CSDL phân tán và CSDL tập trung
Dựa trên 4 yếu tố để so sánh: điều khiển tập trung, độc lập dữ liệu, giảm dƣ
thừa dữ liệu, biệt lập và bảo mật dữ liệu.
1.2.1 Điều khiển tập trung
Điều khiển tập trung (Centralized Control) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu
tập trung, toàn bộ dữ liệu đƣợc tập trung lại nhằm để tránh sự dƣ thừa dữ liệu, đảm bảo
đƣợc tính độc lập của dữ liệu. Dữ liệu đƣợc quản lý tập trung bởi ngƣời quản trị cơ sở
dữ liệu. Chức năng cơ bản của ngƣời quản trị cơ sở dữ liệu (DBA - Database
Administrator) là bảo đảm sự an toàn của dữ liệu. Trong các cơ sở dữ liệu phân tán
vấn đề điều khiển tập trung khơng đƣợc nhấn mạnh. Nói chung, trong các cơ sở dữ
liệu phân tán , sự điều khiển đƣợc thực hiện theo một cấu trúc điều khiển phân cấp bao
gồm hai loại ngƣời quản trị cơ sở dữ liệu:
 Ngƣời quản trị cơ sở dữ liệu toàn cục (Global Database Administrator) là
ngƣời có trách nhiệm chính về tồn bộ cơ sở dữ liệu phân tán..


8

Ngƣời quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ (Local Database Administrator) là
ngƣời có trách nhiệm về cơ sở dữ liệu cục bộ của họ.
Trong CSDL tập trung: Điều khiển tập trung là động cơ mạnh nhất cho việc ra
đời CSDL.
Trong CSDL phân tán: Điều khiển tập trung ít đƣợc nhấn mạnh hơn, điều này
phụ thuộc vào kiến trúc của CSDL phân tán.

1.2.2 Độc lập dữ liệu
Độc lập dữ liệu (Data Independence) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu. Độc
lập dữ liệu có nghĩa là tổ chức lƣu trữ dữ liệu là trong suốt đối với ngƣời lập trình ứng
dụng. Ƣu điểm của độc lập dữ liệu là các chƣơng trình khơng bị ảnh hƣởng bởi những
thay đổi về tổ chức lƣu trữ vật lý của dữ liệu.
Trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán, độc lập dữ liệu cũng quan trọng nhƣ trong
các cơ sở dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, một đặc điểm mới đƣợc đƣa vào trong khái
niệm thông thƣờng của độc lập dữ liệu là sự trong suốt phân tán (Distribution
Transparency). Nhờ sự trong suốt phân tán mà các chƣơng trình ứng dụng có thể đƣợc
viết giống nhƣ trong cơ sở dữ liệu khơng đƣợc phân tán. Vì vậy, tính đúng đắn của các
chƣơng trình ứng dụng khơng bị ảnh hƣởng bởi sự di chuyển dữ liệu từ một vị trí này
đến một vị trí khác. Tuy nhiên, tốc độ thực hiện của các chƣơng trình ứng dụng thì bị
ảnh hƣởng.
Trong cơ sở dữ liệu tập trung đƣợc thể hiện thông qua một kiến trúc nhiều mức,
các mức này có những mơ tả khác nhau về dữ liệu và những ánh xạ biến đổi giữa các
mức. Sự trong suốt phân tán trong cơ sở dữ liệu phân tán đƣợc thê hiện bằng cách bổ
sung thêm các mức trong suốt vào kiến trúc nhiều mức của cơ sở dữ liệu tập trung.
1.2.3 Giảm dƣ thừa dữ liệu
Trong các cơ sở dữ liệu tập trung, sự dƣ thừa dữ liệu đƣợc giảm thiểu, vì tránh
sự không nhất quán giữa nhiều bản sao bằng cách chỉ có một bản sao và tiết kiệm vùng
nhớ lƣu trữ. Các ứng dụng chia sẻ chung, truy xuất đến các tập tin dữ liệu.
Tuy nhiên, trong các cơ sở dữ liệu phân tán, sự dƣ thừa dữ liệu là một đặc điểm
cần thiết, vì các lý do sau:
+ Làm tăng tính cục bộ của các ứng dụng nếu dữ liệu đƣợc nhân bản tại tất cả
các vị trí mà ứng dụng cần dữ liệu này. Khi đó, các ứng dụng cục bộ đƣợc thực hiện
nhanh hơn vì khơng cần phải truy xuất dữ liệu từ xa.
+ Làm tăng tính sẵn sàng của hệ thống ứng dụng, vì một vị trí có sự cố sẽ
khơng làm ngƣng sự thực hiện của các ứng dụng ở những vị trí khác nếu dữ liệu tại vị
trí bị hỏng đƣợc nhân bản tại các vị trí khác.
Tuy nhiên, sự nhân bản dữ liệu cần phải xem xét kỹ lƣỡng dựa vào hai loại ứng

dụng cơ bản, đó là ứng dụng chỉ đọc và ứng dụng cập nhật. Sự nhân bản dữ liệu giúp
cho các ứng dụng chỉ đọc đƣợc thực hiện nhanh hơn, nhƣng nó làm cho các ứng dụng
cập bị thực hiện lâu hơn vì phải cập nhật dữ liệu tại các vị trí đƣợc nhân bản.



9

Nhƣ vậy, sự nhân bản dữ liệu sẽ là một ƣu điểm nếu hệ thống có rất nhiều ứng
dụng chỉ đọc và có rất ít ứng dụng cập nhật. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại thì sự nhân
bản dữ liệu lại là một nhƣợc điểm.
1.2.4 Biệt lập và bảo mật:
Trong CSDL truyền thống, hệ quản trị CSDL tập trung có thể bảo đảm chỉ truy
cập đến dữ liệu đã đƣợc ủy quyền.
Hệ quản trị CSDL phân tán cải thiện độ tin cậy qua các giao dịch phân tán, vì
các thành phần đƣợc nhân bản hạn chế đƣợc các vị trí lỗi riêng lẻ. Lỗi của trạm riêng,
hoặc lỗi của truyền thông làm cho một hoặc nhiều trạm mất liên lạc, không đủ để phá
vỡ toàn bộ hệ thống. Trong trƣờng hợp CSDL phân tán, điều này nghĩa là một số dữ
liệu không thể truy nhập đƣợc, nhƣng nếu biết cách hỗ trợ cho các giao dịch phân tán
và các giao thức ứng dụng, thì ngƣời sử dụng vẫn có thể truy nhập đƣợc tới phần khác
trong CSDL phân tán.
Giao dịch là một đơn vị tính tốn cơ bản, nhất qn và tin cậy, bao gồm một
chuỗi các thao tác CSDL đƣợc thực hiện chuyển từ trạng thái CSDL nhất quán này
sang trạng thái CSDL nhất quán khác ngay cả khi có một số giao dịch đƣợc thực hiện
đồng thời và thậm chí cả khi xảy ra lỗi. Vì vậy, hệ quản trị CSDL phải hỗ trợ đầy đủ
cho giao dịch đảm bảo rằng việc thực thi đồng thời các giao dịch của ngƣời sử dụng sẽ
khơng vi phạm tính nhất qn của CSDL trong khi hệ thống có lỗi, với điều kiện là
giao dịch đƣợc thực hiện chính xác, nghĩa là tuân theo các qui tắc toàn vẹn của CSDL.
1.3 Các mơ hình tổ chức hệ thống phân tán
1.3.1 Mơ hình Peer-to-Peer

Các máy tính cá nhân và máy trạm có thể đƣợc sử dụng nhƣ một hệ thống độc
lập. Mỗi thành viên trong mạng có vai trị ngang nhau.
Trong kiểu ngang hàng khơng có sự khác biệt giữa chức năng Client và Server.
Mỗi máy đều có đầy đủ chức năng của hệ quản trị CSDL và có thể trao đổi thơng tin
với các máy khác để thực hiện các truy vấn và giao dịch. Các hệ thống này cũng đƣợc
gọi là phân tán đầy đủ.
1.3.2 Mơ hình File server
Có một số máy dịch vụ file đƣợc gán trực tiếp vào mạng LAN. Mỗi máy cá
nhân đƣợc phân chia một dung lƣợng cố định trên ổ cứng File Server, chƣơng trình ở
các máy tính cá nhân có thể tham chiếu đến các file trên phần đĩa tƣơng ứng của nó
bằng một đặc tả đƣờng dẫn.
1.3.3 Mơ hình Client/Server
Trong mơ hình cơ sở dữ liệu Client/Server, cơ sở dữ liệu đƣợc cài đặt trên
Server, các ứng dụng trên các máy Client và phần mềm cơ sở dữ liệu đƣợc cài đặt trên
cả Client lẫn Server. Trong mơ hình này, các thành phần xử lý ứng dụng trên hệ thống
Client đƣa ra yêu cầu cho phần mềm cơ sở dữ liệu trên máy client, phần mềm này sẽ
kết nối với phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên Server. Phần mềm cơ sở dữ liệu trên


10

Server sẽ truy nhập vào cơ sở dữ liệu xử lý theo yêu cầu và gửi trả kết quả cho máy
Client.
1.3.4 Mơ hình CSDL phân tán (Distributed database model)
Cả hai mơ hình File Server và Client/Server đều giả định là dữ liệu nằm trên
một bộ xử lý và chƣơng trình ứng dụng truy nhập dữ liệu nằm trên một bộ xử lý khác,
cịn mơ hình cơ sở dữ liệu phân tán lại giả định bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều
máy khác nhau.
1.4 Các đặc trƣng của các loại hình hệ thống phân tán
1.4.1 Đặc trƣng của hệ thống File Server và kiến trúc Client/Server

a. Đặc trƣng của hệ thống File Server
Trong mơ hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server, các thành phần ứng dụng và
phần mềm cơ sở dữ liệu ở trên một hệ thống máy tính và các File dữ liệu vật lý cơ sở
dữ liệu cài đặt trên hệ thống máy tính khác. Một cấu hình nhƣ vậy thƣờng đƣợc dùng
trong mơi trƣờng cục bộ, trong đó một hoặc nhiều hệ thống máy tính đóng vai trị của
Server lƣu trữ các file dữ liệu.
Mơ hình File Server giống với mơ hình tập trung, cơ sở dữ liệu và các thành
phần ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu cài đặt trên các máy tính khác nhau. Tuy
nhiên các thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu có thể có cùng thiết kế để
vận hành một môi trƣờng tập trung. Hệ điều hành mạng có thể thực hiện cơ chế đồng
thời cho phép nhiều ngƣời sử dụng cuối có thể truy nhập vào cùng cơ sở dữ liệu.
b. Đặc trƣng của kiến trúc Client/Server
Trong mơ hình cơ sở dữ liệu Client/Server, thƣờng nói đến các phần mềm Front
End Software và Back End Software. Front End Software đƣợc chạy trên thiết bị truy
nhập đầu cuối hoặc trên các Workstation, nhằm đáp ứng các yêu cầu xử lý đơn lẻ riêng
biệt. Nó đóng vai trị của Client trong ứng dụng cơ sở dữ liệu Client/Server và thực
hiện các chức năng hƣớng tới nhu cầu của ngƣời sử dụng. Front End Software chia
thành các loại sau:
End User Database Software: Phần mềm cơ sở dữ liệu này có thể đƣợc ngƣời
sử dụng thực hiện trên thiết bị đầu cuối, truy nhập vào các cơ sở dữ liệu cục bộ, kết nối
với các cơ sở dữ liệu trên Server.
Simple Query and Reporting Software: là phần mềm đƣợc thiết kế để cung cấp
các công cụ xử lý dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và tạo các báo cáo đơn giản từ dữ liệu đã có.
Data Analysis Software: cung cấp các hàm về tìm kiếm, khơi phục và cung cấp
các phân tích phức tạp cho ngƣời sử dụng.
Application Development Tools: là phần mềm cung cấp các khả năng phát triển
các ứng dụng cơ sở dữ liệu Bao gồm các công cụ về thông dịch, biên dịch đơn đến các
công cụ CASE (Computer Aided Software Engineering). Chúng tự động tất cả các
bƣớc trong quá trình phát triển ứng dụng và sinh ra chƣơng trình cho các ứng dụng.



11

Database Administration Tools: Các công cụ cho phép ngƣời quản trị cơ sở dữ
liệu thực hiện việc quản trị cơ sở dữ liệu nhƣ định nghĩa, lƣu trữ hay phục hồi. CSDL
Back End Software đƣợc cài đặt trên Server cơ sở dữ liệu,. bao gồm phần mềm cơ sở
dữ liệu Client/Server và phần mềm mạng.

Application
Network
Tow er System

Application
Database

Hình 1.3: Mơ hình Client – Server
1.4.2 Các chức năng của kiến trúc Client/Server
Các hệ quản trị CSDL Client/Server cung cấp kiến trúc hai lớp chức năng
Server và chức năng Client, nhằm tạo ra sự dễ dàng trong việc quản lý tính phức tạp
của các hệ quản trị CSDL hiện đại và tính phức tạp của việc phân tán dữ liệu
Server thực hiện hầu hết các công việc quản lý dữ liệu. Nghĩa là tất cả mọi xử
lý và tối ƣu hoá truy vấn, quản lý giao dịch và quản lý lƣu trữ đều đƣợc thực hiện trên
Srver. Client, ngoài ứng dụng và giao diện ngƣời sử dụng, có một module hệ quản trị
CSDL Client trách nhiệm quản lý dữ liệu và khóa giao dịch đƣợc gửi đến Client.
Client và Server trao đổi với nhau bởi các câu lệnh SQL. Cụ thể hơn, Client chuyển
truy vấn SQL đến Server, Server sẽ thực hiện và trả lại kết quả cho Client.
Loại kiến trúc Client/Server đơn giản chỉ có một Server đƣợc truy nhập bởi
nhiều Client, gọi là đa Client-một Server. Việc quản lý dữ liệu không khác so với
CSDL tập trung. CSDL đƣợc lƣu chỉ trên Server và có phần mềm quản lý nó. Tuy
nhiên, sự khác biệt quan trọng so với các hệ thống tập trung là cách thực thi giao dịch

và quản lý bộ nhớ Cache.
Loại kiến trúc có nhiều Server trong hệ thống, đƣợc gọi là đa Client- đa Server.
Có hai chiến lƣợc quản lý: hoặc Client quản lý kết nối của nó tới Server hoặc Client
chỉ biết Server chủ của nó và liên lạc với các Server khác qua Server chủ khi có yêu
cầu. Chiến lƣợc thứ nhất làm đơn giản cho các Server, nhƣng lại gắn thêm nhiều trách
nhiệm cho các máy Client. Điều này dẫn đến một hệ thống đƣợc gọi là hệ máy khách
tự phục vụ. Mặt khác, với chiến lƣợc thứ hai, tập trung vào chức năng quản lý dữ liệu
tại Server. Vì vậy, tính trong suốt của truy nhập dữ liệu đƣợc cung cấp tại giao diện
Server.


12

Mơ hình CSDL logic Client/Server là duy nhất. Mơ hình mức vật lý của nó có
thể phân tán. Vì vậy phân biệt giữa Client/Server và ngang hàng không phải ở mức độ
trong suốt đƣợc cung cấp cho ngƣời sử dụng và cho ứng dụng mà ở mơ hình kiến trúc
đƣợc dùng để nhận ra mức độ trong suốt.

Hình 1.4: Kiến trúc tham chiếu Client – Server
1.5 Ƣu và nhƣợc điểm của phân tán
1.5.1 Ƣu điểm
Đáp ứng nhanh hầu hết các ứng dụng sử dụng dữ liệu tại các trạm.
Tăng cƣờng các đơn thể ứng dụng và CSDL mà không cần làm cản trở ngƣời sử
dụng hiện tại.
Kiểm soát dữ liệu địa phƣơng theo hƣớng hồn thiện sự tích hợp và quản trị dữ
liệu từ xa.
Tăng cƣờng khả năng của hệ thống liên quan đến sự dƣ thừa dữ liệu.



×