ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG QUỐC VIỆT
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT VÀ BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng - Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG QUỐC VIỆT
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT VÀ BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Hệ thống thông tin
Mã số
: 848.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. TRẦN QUỐC CHIẾN
Đà Nẵng - Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn với đề tài “Ứng dụng GIS để
xây dựng dựng hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy
PGS.TSKH Trần Quốc Chiến. Các số liệu, hình ảnh, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng
và tuân thủ nguyên tắc. Luận văn không có sự sao chép từ các công trình, nghiên cứu
của người khác mà không ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Học viên
Trương Quốc Việt
ii
LỜI CẢM ƠN
Công nghệ GIS không phải là một công nghệ mới và việc nghiên cứu nó - ở
trình độ thạc sĩ cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng - từ trước đến nay cũng không
phải là hiếm. Tuy nhiên, để ứng dụng GIS vào thực tế đời sống từ những nghiên cứu
khoa học đó cịn gặp khá nhiều khó khăn. Các khó khăn có thể kể đến như: môi trường
triển khai thực tế nghiên cứu chưa rộng rãi, hạn chế trong việc tiếp cận các dữ liệu
thực tế của các lĩnh vực có thể ứng dụng GIS như đất đai, môi trường, giao thông…,
các nghiên cứu ở mức cá nhân khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các hãng lớn
như Esri, Vietbando… Bản thân em (người thực hiện đề tài) là người có nhiều thuận
lợi khi là một viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường Đà Nẵng, điều kiện giúp
tơi có thể khắc phục được những khó khăn nêu trên. Và càng may mắn hơn khi em
được học tập và thực hiện nghiên cứu của mình dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của các thầy cơ giảng viên khoa Tin học trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TSKH Trần Quốc Chiến
đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình, đờng thời đưa ra những kinh nghiệm
quý báu để em có thể hồn thành được luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các cấp lãnh đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường
Đà Nẵng, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm CNTT Tài nguyên và Môi trường
cùng các đồng nghệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ để tơi có thể thực hiện đề tài này.
Trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự thơng cảm, nhận xét và góp ý của thầy cơ để luận văn được hoàn thiện hơn
nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Học viên
Trương Quốc Việt
iii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài: ỨNG DỤNG GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT VÀ
BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Hệ thống thông tin
Học viên thực hiện: Trương Quốc Việt
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Trần Quốc Chiến
Cơ sở đào tạo: Khoa Tin Học-Trường Đại Học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Ứng dụng cơng nghệ GIS, đề tài đã xây dựng hệ thống cho phép người dùng có thể quản lý
quỹ đất và thực hiện bố trí tái định cư tại thành phố Đà Nẵng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ngồi việc quản lý dữ liệu trên các bảng ghi như trước đây, hệ thống còn hỗ trợ cho người dùng có cái
nhìn trực quan về vị trí thửa đất trên nền ảnh vệ tinh của Google. Việc tin học hóa các quy trình quản
lý quỹ đất cũng như thể hiện ví trí khơng gian của thửa đất như vậy mang lại ý nghĩa khá lớn trong
cơng tác cải cách hành chính và nâng cao khả năng quản lý nhà nước hiện nay. Góp phần minh bạch
hóa thơng tin đất đai, tránh việc gian lận trong cơng tác quản lý quỹ đất cũng như bố trí tái định cư, hỗ
trợ các cấp lãnh đạo ra quyết định chính xác hơn.
Từ khóa: GIS, ArcGIS, minh bạch thơng tin đất đai, quỹ đất, bố trí tái định cư, giải tỏa đền bù
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người thực hiện đề tài
PGS.TSKH Trần Quốc Chiến
Trương Quốc Việt
iv
INFORMATION OF RESEARCH RESULTS
Name of thesis: APPLICATION OF GIS TECHNOLOGY IN BUILDING THE
SYSTEM OF MANAGEMENT OF LAND FUND AND RESETTLEMENT
ARRANGEMENT ON THE AREA OF DANANG CITY
Major: Information System
Full name of Master student: Truong Quoc Viet
Supervisors: Assoc Prof. Dr of Science. Tran Quoc Chien
Training institution: Faculty of Informatics - Da Nang University of Education
Summary: Applying GIS technology, the project has built a system that allows users to manage land
fund and resettlement arrangement in Da Nang city more quickly and effectively. In addition to
managing the data on the log tables as before, the system also provides users with a visual view of the
location of land plots on Google's satellite image background. The computerization of land fund
management processes as well as the spatial location of such land plots have a significant meaning in
the administrative reform and improve the current state management capacity. Contributing to the
transparency of land information, avoiding frauds in land fund management as well as resettlement
arrangement, supporting leaders to make more accurate decisions.
Keywords: GIS, ArcGIS, transparency of land information, land fund, resettlement arrangement,
clearance compensation.
Supervisor’s confirmation
Assoc Prof. Dr of Science. Tran Quoc Chien
Student
Truong Quoc Viet
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THƠNG TIN ĐỊA
LÝ (GIS) ............................................................................................................... 4
1.1. Tình hình sử dụng quỹ đất, bố trí tái định cư và hiện trạng quản lý quỹ đất tại
thành phố Đà Nẵng .......................................................................................................... 4
1.2. Quy trình quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư tại Trung tâm Phát triển quỹ đất
thành phố Đà Nẵng .......................................................................................................... 5
1.2.1. Quy trình quản lý dự án quy hoạch, quỹ đất quy hoạch ............................... 5
1.2.2. Quy trình quản lý dự án tái định cư, quỹ đất tái định cư .............................. 6
1.2.3. Quy trình quản lý đợt bốc thăm, tiến hành bốc thăm ................................... 7
1.3. Tổng quan về GIS ..................................................................................................... 7
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7
1.3.2. Các thành phần của GIS ............................................................................... 7
1.3.3. Chức năng của GIS ....................................................................................... 8
1.3.4. Tính ứng dụng của GIS ................................................................................. 9
1.4. ArcGIS và ứng dụng ArcGIS trong hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .................................................................................... 10
1.4.1. Vài nét về ArcGIS....................................................................................... 10
1.4.2. Ứng dụng ArcGIS trong hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................................................................................... 13
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..................................... 15
2.1. Mô tả hệ thống ........................................................................................................ 15
2.2. Xác định chức năng ................................................................................................ 15
vi
2.3. Xây dựng các mơ hình và biểu đờ chức năng......................................................... 18
2.3.1. Mơ hình kiến trúc logic............................................................................... 18
2.3.2. Mơ hình kiến trúc vật lý.............................................................................. 19
2.3.3. Biểu đồ Use-case ........................................................................................ 20
Chương 3. CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM ......................................................... 43
3.1. Mô tả cơ sở dữ liệu ................................................................................................. 43
3.1.1. Định nghĩa các bảng dữ liệu ....................................................................... 43
3.1.2. Mô tả chi tiết các bảng dữ liệu .................................................................... 44
3.1.3. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các bảng ..................................................... 53
3.2. Cài đặt và thử nghiệm hệ thống .............................................................................. 54
3.2.1. Cài đặt ứng dụng chuyển đổi, cập nhật dữ liệu không gian ....................... 54
3.2.2. Cài đặt ứng dụng nghiệp vụ quản lý ........................................................... 58
3.3. Đánh giá hệ thống thử nghiệm ............................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 66
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
BẢN TƯỜNG TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
BIÊN BẢN BẢO VỆ HỌP HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA HAI PHẢN BIỆN
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
API
CNTT
CSDL
CVTT
GPMB
GIS
HT
HTTP
LAN
LĐQ
LĐTT
QTHT
SDKs
SOC
SOM
SQL
TĐC
TNC
TNP
TTPTQĐ
UC
WAN
Application Programming Interface
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Chuyên viên trung tâm
Giải phóng mặt bằng
Geographic Information Systems
Hệ thống
HyperText Transfer Protocol
Local Area Network
Lãnh đạo quận
Lãnh đạo trung tâm
Quản trị hệ thống
Software Development Kit
Server Object Containers
Server Object Manager
Structured Query Language
Tái định cư
Tác nhân chính
Tác nhân phụ
Trung tâm Phát triển quỹ đất
Use-case
Wide Area Network
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1.
1.2.
1.3.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
Tên bảng
Trang
Quy trình quản lý dự án quy hoạch, quỹ đất quy hoạch
Quy trình quản lý dự án tái định cư, quỹ đất tái định cư
Quy trình quản lý đợt bốc thăm, tiến hành bốc thăm
Xác định chức năng
Xác định các tác nhân
Chuyển đổi các yêu cầu chức năng sang Usecase của phần
mềm
Mô tả chi tiết Usecase Thêm người dùng
Mô tả chi tiết Usecase Hiệu chỉnh người dùng
Mơ tả chi tiết Usecase Xóa người dùng
Mơ tả chi tiết Usecase Thay đổi mật khẩu người dùng
Mô tả chi tiết Use-case Phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đờ
Mơ tả chi tiết Use-case xem thơng tin thuộc tính khi click
vào đối tượng trên bảng đồ
Mô tả chi tiết Use-case Tra cứu dự án quy hoạch
Mô tả chi tiết Usecase Tra cứu dự án quy hoạch
Mô tả chi tiết Usecase thực hiện bốc thăm
Mô tả chi tiết Usecase Kết thúc đợt bốc thăm
Danh sách các bảng trong CSDL
Mô tả bảng CSDL DuAnQH
Mô tả bảng CSDL QuyDatQH
Mô tả bảng CSDL LoaiQuyDat
Mô tả bảng CSDL DuAnTDC
Mô tả bảng CSDL DotBocTham
Mô tả bảng CSDL GiayMoi
Mô tả bảng CSDL CoQuanQuanLy
Mô tả bảng CSDL HoSoDAQH
Mô tả bảng CSDL HoSoDATDC
Mô tả bảng CSDL NguoiDung
Mô tả bảng CSDL LoaiNguoiDung
Mô tả bảng CSDL NguoiBocTham
Mô tả bảng CSDL GiaiToa
Mô tả bảng CSDL KetQuaBocTham
5
6
7
15
20
21
30
31
32
33
34
35
36
37
39
41
43
44
45
46
46
47
47
48
49
49
50
51
51
52
52
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
1.1.
1.2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
Tên hình
Thành phần ArcEngine
Giải pháp cơng nghệ tổng thể
Mơ hình kiến trúc logic
Mơ hình kiến trúc vật lý
Biểu đồ Use-case tổng quát
Biểu đồ Use-case Quản lý người dùng
Biểu đồ Use-case tương tác bản đồ
Biểu đồ Use-case Tra cứu dự án quy hoạch
Biểu đồ Use-case phân loại quỹ đất quy hoạch
Biểu đồ Usecase tổ chức bốc thăm
Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các bảng
Giao diện chuyển đổi hệ tọa độ HN72 sang VN2000
Giao diện chuyển đổi định dạng AutoCAD sang Shapefile
Giao diện cập nhật dữ liệu Shapefile lên CSDL SQL
Giao diện đăng nhập
Giao diện trang chủ
Giao diện quản lý dự án quy hoạch
Giao diện bốc thăm
Giao diện Báo cáo chi tiết quỹ đất TĐC
Trang
12
13
18
19
29
29
34
36
37
39
53
57
57
58
60
61
61
62
63
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
chính trị, văn hố và xã hội, an ninh - quốc phịng. Khơng chỉ ở Việt Nam mà các quốc
gia trên thế giới do còn nhiều quan niệm khác nhau về sở hữu đất đai, nên nảy sinh
nhiều vấn đề bất cập trong quản lý cũng như việc sử dụng. Riêng đối với Việt Nam
Luật đất đai 2003 và mới nhất hiện nay là Luật đất đai 2013 vừa có hiệu lực ngày
1/7/2014 cũng đã khẳng định rằng “…đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống
nhất quản lý…”, vì thế việc quản lý ng̀n tài sản vơ giá này như thế nào để đảm bảo
được hiệu quả, tạo được khả năng sinh lợi (chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại…)
và bảo tồn quỹ đất phục vụ An ninh quốc phòng và các nhiệm vụ khác khi cần thiết là
một điều vô cùng quan trọng.
Tháng 01/1997 thành phố Đà Nẵng chia tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng,
để tạo động lực phát triển thành phố đã khởi động tiến trình đơ thị hóa, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, do đó cơng tác giải phóng mặt bằng (thành phố gọi tên giải tỏa đền
bù) là công tác cần thiết thực hiện trong giai đoạn phát triển của thành phố. Để có một
diện mạo như hơm nay sau mười mấy năm chuyển động, nhất là những năm 2000 trở
về sau tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng với mức độ chóng mặt. Những tuyến đường như
Quốc lộ 1A, đường Điện Biên Phủ, đường Liên Chiểu Thuận Phước, đường Sơn Trà
Điện Ngọc, đường Lê Duẩn, đường Nguyễn Văn Linh đường Lê Văn Hiến…. hàng
loạt các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp được định hình. Để đáp ứng yêu cầu
này thành phố cho thành lập hàng loạt các Ban giải tỏa đền bù, các Ban quản lý dự án,
thế nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời tiến độ giải phóng mặt bằng, thành phố huy động
thêm các công ty nhập cuộc vào lĩnh vực này. Nếu tính thời điểm từ năm 2000- 2013
thành phố có khoảng hơn 10 đơn vị làm cơng tác giải tỏa đền bù và bố trí đất tái định
cư với lượng các hộ bị giải tỏa trên 100.000 hộ (Số liệu được trích dẫn từ đề tài nghiên
cứu: “Xác lập mơ hình quản lý đất tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”của tác
giả Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Quang Vinh năm 2017), có thể nói là quá lớn trong
một thời gian ngắn nên việc quản lý điều hành cơng tác bố trí đất tái định cư có nhiều
bất cập, và chưa có một cơ quan làm đầu mối xâu chuỗi tồn bộ q trình khai thác
quỹ đất từ khâu quy hoạch đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí cho nhân dân.
Việc quản lý quỹ đất manh mún ở các Ban quản lý, công ty về đất tái định cư không
theo một quy trình chuẩn, việc hệ thống hóa các lơ đất cũng khơng được cập nhật
thường xun dẫn đến tình trạng một lơ đất có nhiều đơn vị quản lý, hoặc lơ đất người
nhận đất không làm thủ tục vẫn không được điều chuyển và báo cáo đầy đủ.
2
Hơn thế, việc những sai phạm hàng loạt về lĩnh vực đất đai tại Đà Nẵng trong
những năm gần đây như hàng nghìn lơ đất nằm ngồi sổ sách hay mua bán nhà đất
công không qua đấu giá đã cho ta thấy được việc quản lý về lĩnh vực này trong thời
gian qua còn lỏng lẻo, chưa minh bạch.
Hiện nay, Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật Đất đai 2013 tạo điều kiện cho các địa phương
hình thành nên các tổ chức quản lý quỹ đất theo đúng trình tự quy định. Vừa qua,
thành phố thực hiện chủ trương hợp nhất một số đơn vị về quản lý đền bù giải tỏa là
phù hợp với quy định của Trung ương, đồng thời thu gọn đầu mối quản lý, đó là thành
lập Trung tâm phát triển quỹ đất làm đầu mối theo dõi quản lý việc bố trí đất tái định
cư nói riêng cũng như quản lý và khai thác quỹ đất của thành phố nói chung. Như vậy,
từ nay công tác quản lý đất tái định cư đi vào quy cũ, minh bạch tạo điều kiện thuận
lợi trong quản lý và nhằm cụ thể hóa tiến trình cải cách hành chính theo chỉ đạo của
Thủ tướng chính phủ.
Việc thay đổi mơ hình quản lý từ nhiều đơn vị quản lý và khai thác quỹ đất thành
một đơn vị thống nhất quản lý tập trung đặt ra u cầu phải có một mơ hình quản lý cụ
thể ràng buộc trách nhiệm của cá đơn vị liên quan và cần thiết xây dựng một hệ thống
thông tin về quản lý và khai thác quỹ đất theo mô hình tập trung, phải tổ chức quản lý
được đất tái định cư và cơ sở dữ liệu đất tái định cư. Hệ thống này có khả năng kế thừa
và đờng bộ với cơ sơ dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm phục vụ
công tác giải tỏa đền bù và tái định cư đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thành phố.
Vì những lý do như trên, chúng tơi đề xuất chọn đề tài luận văn cao học: “ứng
dụng gis để xây dựng hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý quỹ đất
và bố trí tái định cư tại Đà Nẵng, hệ thống này có khả năng kế thừa và đờng bộ với cơ
sơ dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm phục vụ công tác giải tỏa
đền bù và tái định cư đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành
phố.
- Xây dựng bản đồ chuyên đề dựa trên nền GIS để trực quan hóa tình hình quản
lý và sử dụng quỹ đất. Từ bản đờ này sẽ có cơ sở để tham mưu lãnh đạo UBND thành
phố trong việc quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư một cách hợp lý.
- Góp phần vào việc cải cách hành chính, cơng khai hóa thơng tin và xây dựng
Chính phủ điện tử.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thông tin địa lý GIS ; Thông tin dữ liệu về quỹ
đất, đất tái định cư; Quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư; Dữ liệu
bản đờ địa chính, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơng nghệ phân tích và lập bản đồ trên nền
tảng ArcGIS của Esri; Nghiên cứu dữ liệu quỹ đất, đất tái định cư, quy trình nghiệp vụ
quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư tại các Ban đền bù và giải phóng mặt bằng, trung
tâm Phát triên quỹ đất của thành phố Đà Nẵng; Nghiên cứu dữ liệu bản đờ địa chính,
bản đờ quy hoạch, cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý thuyết
- Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu lý thuyết về hệ thống thông tin địa lý GIS.
- Nghiên cứu giải pháp xây dựng bản đồ địa lý bằng ArcGIS
b. Phương pháp thực nghiệm
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Xác định đặc tả, chức năng cụ thể của hệ thống.
- Phân tích, thiết kế hệ thống.
- Cài đặt hệ thống.
- Kiểm tra, thử nghiệm, nhận xét và đánh giá kết quả.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung của luận văn chia thành 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về đất tái định cư và hệ thống thông tin địa lý GIS
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 3: Cài đặt và thử nghiệm
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ GIS, đề tài đã xây dựng hệ thống cho phép người dùng có
thể quản lý quỹ đất và thực hiện bố trí tái định cư tại thành phố Đà Nẵng một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài việc quản lý dữ liệu trên các bảng ghi như trước
đây, hệ thống còn hỗ trợ cho người dùng có cái nhìn trực quan về vị trí thửa đất trên
nền ảnh vệ tinh của Google. Việc tin học hóa các quy trình quản lý quỹ đất cũng như
thể hiện ví trí khơng gian của thửa đất như vậy mang lại ý nghĩa khá lớn trong công tác
cải cách hành chính và nâng cao khả năng quản lý nhà nước hiện nay. Góp phần minh
bạch hóa thơng tin đất đai, tránh việc gian lận trong công tác quản lý quỹ đất cũng như
bố trí tái định cư, hỗ trợ các cấp lãnh đạo ra quyết định chính xác hơn.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẤT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
ĐỊA LÝ (GIS)
1.1. Tình hình sử dụng quỹ đất, bố trí tái định cư và hiện trạng quản lý quỹ
đất tại thành phố Đà Nẵng
Qua khảo sát, điều tra hiện nay tại Sở Tài ngun và Mơi trường chưa có phần
mềm quản lý thông tin quỹ đất, các nghiệp vụ quản lý quỹ đất, bố trí tái định cư đều
thực hiện thủ công, không hệ thống được thông tin quỹ đất trong quản lý, gây khó
khăn cho cơng tác xử lý nghiệp vụ; Hồ sơ đa phần là file giấy, việc lưu trữ hờ sơ vì
thế cũng gặp nhiều khó khăn, dễ bị hư hỏng do thời tiết, không đủ khơng gian để lưu
trữ tồn bộ hờ sơ. Dữ liệu khơng tập trung, gây khó khăn và tốn kém cho công tác
lưu trữ, xử lý nghiệp vụ. Công tác quản lý quỹ đất hiện đang được thực hiện chủ yếu
thông qua phương pháp quản lý bằng hồ sơ và các bản vẽ kỹ thuật (AutoCAD,
Microstation,…), phương pháp này tồn tại các hạn chế sau:
- Bản vẽ là đơn nhất do vậy chưa đưa ra được vị trí xác định.
- Quản lý quỹ đất khơng theo một quy trình chuẩn, việc hệ thống hóa các lơ đất
cũng khơng được cập nhật thường xun dẫn đến tình trạng một lơ đất có nhiều đơn vị
quản lý, hoặc lô đất người nhận đất không làm thủ tục vẫn không được điều chuyển và
báo cáo đầy đủ.
- Khó khăn khi tổng hợp thơng tin, tra cứu thông tin, đặc biệt là khi phải đưa ra
các quyết định cấp phép.
- Các thông tin chưa gắn kết với tọa độ và đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên;
- Khó khăn khi tổng hợp thơng tin, tra cứu thông tin, đặc biệt là khi phải đưa ra
các quyết định cấp phép.
- Chưa có cơng cụ để liên kết giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp;
chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân khi có nhu cầu tra cứu như tra cứu kết
quả bốc thăm, thông tin về dự án tái định cư, dự án quy hoạch, quỹ đất quy hoạch, quỹ
đất tái định cư,… trên địa bàn thành phố và còn rất nhiều hạn chế bất cập trong công
tác quản lý hiện nay ngun nhân là chúng ta chưa có cơng cụ để hỗ trợ quản lý.
Theo Báo cáo gần nhất về hiện trạng quản lỹ quỹ đất, hiện nay Trung tâm phát
triển quỹ đất đang quản lý 130.801 lô đất quy hoạch và 307 dự án, hầu hết đều là file
excel và bản đờ giấy. Các dữ liệu này hiện chưa có ở dưới dạng cơ sở dữ liệu bản đồ
số, số lượng bản đồ, thông tin dự án quy hoạch không đầy đủ, dữ liệu manh mún
không tập trung, cần thu thập bổ sung các dữ liệu, hờ sơ cịn thiếu từ các Sở, ban
ngành liên quan.
Mặc dù hiện nay Sở Tài ngun và Mơi trường Đà Nẵng đã có một số kênh
thơng tin để cơng bố, minh bạch hóa các thơng tin về quỹ đất, bố trí tái định cư nhưng
5
cũng chỉ ở dưới dạng bảng biểu chưa có hình ảnh trực quan cho người dân dễ hình
dung; Cũng như có một số đề tài đã nghiên cứu về vấn đề quản lý đất đai kết hợp với
hệ thống GIS để trực quan hóa hình ảnh nhưng chưa tập trung mạnh vào việc quản lý
quỹ đất và trên thực tế cũng chưa được đem ứng dụng ở các cơ quan nhà nước.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống thơng tin để thực hiện công tác quản lý quỹ đất là
một yêu cầu tất yếu và cần thiết hướng tới mục đích tăng cường cải cách hành chính,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng trong công tác quản lý
nhà nước, minh bạch hóa thơng tin đến người dân.
1.2. Quy trình quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư tại Trung tâm Phát triển
quỹ đất thành phố Đà Nẵng
1.2.1. Quy trình quản lý dự án quy hoạch, quỹ đất quy hoạch
Bảng 1.1. Quy trình quản lý dự án quy hoạch, quỹ đất quy hoạch
Bước
Công việc
Chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu dự án quy
hoạch, quỹ đất quy hoạch từ file CAD,
Microstation
1
2
Chỉnh sửa thông tin dự án, quỹ đất
3
Tra cứu thơng tin, vị trí dự án,
quỹ đất
4
Lập danh sách quỹ đất
Không
5
6
Phê duyệt
Bàn giao quỹ đất cho các
Quận/huyện
Người thực hiện
Chuyên
TTPTQĐ
viên
Chuyên
TTPTQĐ
viên
Chuyên
viên
TTPTQĐ,
Lãnh
đạo TTPTQĐ
Chuyên
TTPTQĐ
viên
Lãnh đạo TTPTQĐ
Chuyên
TTPTQĐ
viên
6
1.2.2. Quy trình quản lý dự án tái định cư, quỹ đất tái định cư
Bảng 1.2. Quy trình quản lý dự án tái định cư, quỹ đất tái định cư
Bước
Công việc
Tạo lập dự án bố trí TĐC
1
2
Khơng
Phê duyệt
Người thực hiện
Chun viên Ban
GPMB Quận/huyện
Lãnh
Quận/huyện
đạo
Tạo mới dự án bố trí TĐC.
Chuyên viên Ban
GPMB Quận/huyện
4
Tra cứu danh sách dự án TĐC, quỹ đất
TĐC.
Chuyên viên Ban
GPMB
Quận/huyện, Lãnh
đạo Quận/huyện
5
Chỉnh sửa thông tin dự án TĐC
Chuyên viên Ban
GPMB Quận/huyện
6
Đính kèm hờ sơ, quyết định phê duyệt
dự án vào dự án TĐC
Chuyên viên Ban
GPMB Quận/huyện
3
7
Kết thúc dự án TĐC
Chuyên viên Ban
GPMB Quận/huyện
7
1.2.3. Quy trình quản lý đợt bốc thăm, tiến hành bốc thăm
Bảng 1.3. Quy trình quản lý đợt bớc thăm, tiến hành bốc thăm
Bước
1
2
Công việc
Lập danh sách chủ sử dụng bố trí tái
định cư và danh sách lơ đất tái định cư
Không
Phê duyệt
3
Gửi giấy mời bốc thăm
4
Tham giá bốc thăm
Người thực hiện
Chuyên viên
Lãnh đạo
Chuyên viên
Người dân
5
Lập biên bản bốc thăm
Chuyên viên, Lãnh
đạo
6
Bàn giao mặt bằng
Người dân, Chuyên
viên, Lãnh đạo
7
Cấp phiếu bố trí tái định cư
Người dân, Chuyên
viên, Lãnh đạo
1.3. Tổng quan về GIS
1.3.1. Khái niệm
Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng, Hệ
thống tin địa lý (GIS) là một tập hợp có tổ chức, bao gờm hệ thống phần cứng, phần
mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu
trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thơng tin liên quan đến
vị trí địa lý.
1.3.2. Các thành phần của GIS
- Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần
mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến
các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
- Phần mềm là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia
làm 3 nhóm:
+ Nhóm phần mềm quản lý đờ họa
+ Nhóm phần mềm quản trị bản đờ
8
+ Nhóm phần mềm quản trị, phân tích khơng gian.
- Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đờ) và dữ liệu thuộc tính (dữ
liệu phi khơng gian). Dữ liệu khơng gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thơng tin liên quan đến đối tượng, các thơng
tin này có thể được định lượng hay định tính.
- Phương pháp: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và có hiệu
quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
- Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng nhất bởi
con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây dựng cơ sở dữ
liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu …). Có 2 nhóm người quan trọng là người sử
dụng và người quản lý GIS.
1.3.3. Chức năng của GIS
GIS có 5 chức năng chính như sau:
- Thu thập dữ liệu: là cơng việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây
dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như dữ
liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
- Thao tác dữ liệu: vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều ng̀n có định dạng khác
nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác
theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ: các thơng tin địa lý có giá trị biểu
diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp dân cư trên bản đờ địa chính được thể hiện
chi tiết hơn trong bản đờ địa hình). Trước khi các thơng tin này được tích hợp với nhau
thì chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi tiết hoặc mức độ
chính xác). Đây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố
định cho yêu cầu phân tích.
- Quản lý dữ liệu: là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông tin địa lý.
Hệ thống thơng tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng khác nhau của dữ liệu
đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với một trật tự rõ ràng. Một yếu
tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động hóa bản đờ và
quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa dữ liệu không gian và thuộc tính của đối tượng).
Các dữ liệu thơng tin mơ tả cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một cách hệ thống
với vị trí khơng gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật của việc vận hành
GIS.
- Hỏi đáp và phân tích dữ liệu: Khi đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu
GIS thì người dùng có thể hỏi các câu hỏi đơn giản như:
+ Thông tin về thửa đất: Ai là chủ sở hữu của mảnh đất?, Thửa đất rộng bao
nhiêu m2?
+ Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí A và B?
+ Thống kê số lượng cây trồng trên tuyến phố?
+ Hay xác định được mật độ diện tích trờng cây xanh trong khu vực đơ thị?…
9
GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn và nhấn”
và các công cụ phân tích dữ liệu khơng gian mạnh mẽ để cung cấp thơng tin một cách
nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những nhà quản lý và quy
hoạch.
- Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc
biểu đờ. Ngồi ra cịn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các bản báo
cáo thống kê, hay tạo mơ hình 3D, và nhiều dữ liệu khác.
1.3.4. Tính ứng dụng của GIS
GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian vì vậy
nó có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực cần sự trực quan hóa, cần một bức tranh
tổng quan nhìn từ trên cao để quản lý và những phân tích sâu bên trong thuộc tính để
đưa ra các quyết định. Ngày nay GIS là công cụ hỗ trợ đắt lực ở hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống như:
- Ứng dụng GIS trong môi trường: Với mức đơn giản nhất thì người dùng sử
dụng GIS để đánh giá mơi trường, ví dụ như vị trí và thuộc tính của cây rừng. Ứng
dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mơ hình hóa
các tiến trình xói mịn đất sư lan truyền ơ nhiễm trong mơi trường khí hay nước, hoặc
sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn.
- Ứng dụng GIS trong khí tượng thủy văn: Trong lĩnh vực này GIS được dùng
như là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu,
xác định tâm bão, dự đốn các l̀ng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các
biện pháp phịng chống kịp thời.
- Ứng dụng GIS trong Nơng nghiệp, quản lý đất đai: Những ứng dụng đặc trưng:
Giám sát thu hoạch, hệ thống quản lý đất đai, dự báo về hàng hố, nghiên cứu về đất
trờng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước.
- Ứng dụng GIS trong Dịch vụ tài chính: GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch
vụ tài chính tương tự như là một ứng dụng đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc
xác định vị trí những chi nhánh mới của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang
tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một cơng cụ đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm,
xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất.
- Ứng dụng GIS trong Y tế: Ngoại trừ những ứng dụng đánh giá, quản lý mà GIS
hay được dùng, GIS cịn có thể áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như, nó chỉ ra được
lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa
trên cơ sở dữ liệu giao thơng. GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ
nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong
cộng đồng.
- Ứng dụng GIS cho Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là một
trong những lĩnh vực ứng dụng rộng lớn nhất của GIS, bởi vì đây là một tổ chức sử
dụng dữ liệu không gian nhiều nhất. Tất cả các cơ quan của chính quyền địa phương
10
có thể có lợi từ GIS, GIS có thể được sử dụng trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất,
thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ hiện hành. Nhà cầm quyền địa phương cũng có thể sử
dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng
trong các trung tâm điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.
- Ứng dụng GIS trong thị trường Bán lẻ: Phần lớn siêu thị vùng ngoại ơ được xác
định vị trí với sự trợ giúp của GIS. GIS thường lưu trữ những dữ liệu về kinh tế-xã hội
của khách hàng trong một vùng nào đó. Một vùng thích hợp cho việc xây dựng mơt
siêu thị có thể được tính tốn bởi thời gian đi đến siêu thị, và mơ hình hố ảnh hưởng
của những siêu thị cạnh tranh. GIS cũng được dùng cho việc quản lý tài sản và tìm
đường phân phối hàng ngắn nhất.
- Ứng dụng GIS trong Giao thơng: GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh
vực vận tải. Việc lập kế hoạch và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng
dụng thiết thực, nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định
vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện tử.
- Ứng dụng GIS cho Các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại…: Những công ty
trong lĩnh vực này là những người dùng GIS linh hoạt nhất, GIS được dùng để xây
dựng những cơ sở dữ liệu là cái thường là nhân tố của chiến lược công nghệ thông tin
của các công ty trong lĩnh vự này. Dữ liệu vectơ thường được dùng trong các lĩnh vực
này. những ứng dụng lớn nhất trong lĩnh vực này là Automated Mapping và Facility
Management (AM-FM). AM-FM được dùng để quản lý các đặc điểm và vị trí của các
cáp, valve… Những ứng dụng này địi hỏi những bản đờ số với độ chính xác cao.
1.4. ArcGIS và ứng dụng ArcGIS trong hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí
tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.4.1. Vài nét về ArcGIS
ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý của hãng ESRI,
cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân
phối thơng tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân
hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi
công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hồn chỉnh, có khả
năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop
(ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS
Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối
với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.
ArcGIS Desktop
ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS 10.x) bao gồm những công
cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thơng tin và xuất bản tạo nên một hệ thống
thơng tin địa lý (GIS) hồn chỉnh, cho phép:
11
- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu khơng gian tích hợp với dữ liệu thuộc
tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ
liệu lấy từ Internet;
- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều ng̀n và bằng nhiều
cách khác nhau;
- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu khơng gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;
- Thành lập bản đờ chun đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên
nghiệp.
ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này
đờng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ
đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đờ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và
biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop
được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau
là ArcView, ArcEditor, ArcInfo.
ArcGIS Server
ArcGIS Server là một bộ sản phẩm thương mại của ESRI. ArcGIS Server là nền
tảng để xây dựng hệ thống thơng tin địa lý có quy mơ lớn, trong đó các ứng dụng GIS
được quản lý tập trung, hỗ trợ đa người dùng có thể biên tập và cập nhật cùng lúc.
ArcGIS Server quản lý các nguồn dữ liệu như bản đồ số, số liệu không gian, phân phối
thông tin qua dịch vụ MapOnline hoặc đóng gói dữ liệu trên CD.
Đây là hệ thống phân phối gồm nhiều thành phần có thể triển khai trên nhiều
máy khác nhau. Mỗi thành phần này nắm giữ một vai trò cụ thể trong quá trình quản
lý, hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cân bằng nguồn tài nguyên cung cấp cho một hay
nhiều máy chủ. Các thành phần của ArcGIS Server bao gồm:
- Máy chủ GIS (GIS Server): Lưu trữ và chạy các ứng dụng phía server. Máy chủ
GIS bao gờm một máy chủ SOM (Server Object Manager) và một hoặc nhiều máy chủ
SOC (Server Object Containers) khác.
- Máy chủ Web (Web Server): Lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web
- Trình duyệt Web: Được dùng để kết nối đến các ứng dụng Web chạy trên máy
chủ Web
- Các ứng dụng Desktop: Kết nối theo giao thức truyền dẫn siêu văn bản (HTTP)
đến các dịch vụ Web chạy trên máy chủ Web hoặc kết nối trực tiếp đến máy chủ GIS
thông qua môi trường mạng LAN hay WAN.
ArcGIS Engine Runtime
ArcGIS Engine là một bộ các thành phần và ng̀n phát triển GIS có thể được
gắn vào, cho phép bạn thêm bản đồ động và các chức năng GIS vào các ứng dụng có
sẵn hoặc xây dựng các ứng dụng bản đồ tùy biến mới. ArcGIS Engine gờm một bộ
thành phần lõi từ đó các sản phẩm ArcGIS Desktop được xây dựng. Phát triển viên sử
12
dụng ArcGIS Engine để triển khai dữ liệu GIS, bản đồ và mô tả địa lý trong các ứng
dụng máy tính cá nhân hay di động với giao diện lập trình ứng dụng APIs cho COM,
.NET, JAVA, C++ và APIs không chỉ bao gồm những tài liệu chi tiết mà còn hỗ trợ
hàng loạt các thành phần trực quan bậc cao giúp cho các nhà lập trình viên dễ dàng
hơn trong việc xây dựng một ứng dụng ArcGIS.
ArcGIS Engine cho phép kết hợp các chức năng sau vào các ứng dụng tùy biến
của mình như:
- Xây dựng các ứng dụng kích hoạt GIS nhanh chóng – với các bộ điều khiển
phát triển viên sẵn sàng sử dụng.
- Tạo và vẽ các đối tượng đờ họa, gờm điểm, đường, vịng trịn, và vùng, trong
ứng dụng của bạn để chỉnh sửa dữ liệu địa lý.
- Biểu diễn các triển khai địa lý về hình dạng để tạo vùng biên; tính tốn sự khác
biệt, và tìm vùng giao, vùng hợp, hay các vùng giao ngược của dạng hình học.
- Giải quyết và biểu diễn phân tích mạng để tìm đường đi tốt nhất và tiện nghi
gần nhất và xác định lộ trình nào nên được thực hiện.
- Hiển thị và phân tích hiệu quả dữ liệu bề mặt và địa cầu trong ba chiều.
- Truy cập và sử dụng thư viện mã, bộ phát triển phần mềm (SDKs), blog…
Bên cạnh đó, ArcGIS Engine cịn cung cấp:
- Cấu trúc GIS chuẩn, ArcObjects, trên đó họ phần mềm ArcGIS được xây dựng
- Tiết kiệm chi phí trong khi sử dụng: chỉ một license ArcGIS Engine Runtime
hay một ArcGIS Desktop trên một máy
- Người phát triển dễ dàng điều khiển trên ActiveX, .NET và Java
- Ngôn ngữ chuẩn như COM, .NET, Java, and C++ và nền Windows, Linux,
Solaris
- Mơ hình đối tượng, tiện ích, mẫu và tài liệu cho người phát triển
Hình 1.1. Thành phần ArcEngine
13
1.4.2. Ứng dụng ArcGIS trong hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.4.2.1. Mơ tả giải pháp cơng nghệ
Hình 1.2. Giải pháp công nghệ tổng thể
Dữ liệu đầu vào được mô tả là các tập tin quy hoạch chi tiết 1/500 ở dạng
AutoCAD (*.dwg), dạng tập tin này có đặc điểm là khơng có thuộc tính vùng
(topology) thửa đất dẫn đến việc các thơng tin thuộc tính đi kèm của thửa đất cũng sẽ
được lưu riêng lẻ và khơng có mối liên kết gì đến thửa đất. Để có thể đưa dạng dữ liệu
này lưu trữ trên CSDL quan hệ SQL chúng ta cần có một bước đệm, đó là chuyển đổi
dữ liệu đầu vào thành dạng Shapefile(*.shp). Từ dạng Shapefile chúng ta có thể dễ
dàng lưu trữ dữ liệu thửa đất lên CSDL SQL để chia sẻ ra bên ngồi.
Sau khi có được CSDL của thửa đất, chúng ta sẽ tiếp tục dùng Web Map Service
và Web Service để chia sẻ lần lượt thông tin không gian thửa đất và thơng tin thuộc
tính thửa đất ra các nền tảng webform hoặc winform.
Hình 1.3. Giải pháp chia sẻ thông tin ra bên ngoài
14
1.4.2.2. Sự phù hợp của giải pháp công nghệ ArcGIS
Như đã đề cập trong phần hiện trạng quản lý quỹ đất tại thành phố Đà Nẵng, việc
ứng dụng GIS vào hệ thống quản lý quỹ đất và bố trí tái định cư là một điều thực sự
cần thiết. Nó cho người sử dụng có một cái nhìn trực quan hơn, thõa mãn được nhu
cầu nghe, nhìn của người sử dụng, hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý và ra quyết định
cho nhà quản lý.
Việc chọn nền tảng ArcGIS của hãng Esri cũng là một sự lựa chọn phù hợp cần
thiết. Môi trường cơ quan, tổ chức nhà nước (đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng) hiện nay
khá hạn chế việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, tất cả đều hướng đến các sản
phẩm thương mại để nhận được sự hỗ trợ chuyên môn sâu tốt nhất từ các hãng. Bên
cạnh đó, Esri là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực GIS trên thế giới và đã
có mặt tại Việt Nam trong nhiều thập kỉ, khi GIS vẫn còn là một khái niệm rất mới ở
Việt Nam. Sản phẩm ArcGIS của Esri cũng đã được triển khai trong khá nhiều ứng
dụng ở cấp trung ương (đặc biệt là ở Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng như địa
phương các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc và đạt được hiệu quả cao.