Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.84 KB, 19 trang )

Chương 2 : Trường phái trọng thương
Câu 1: Quan điểm về của cải
Tư tưởng xuất phát của trường phái Trọng thương là sủng bái tiền tệ và đồng
nhất tiền tệ với của cải, họ cho rằng tiền tệ mới là tài sản thực sự của một
quốc gia, một nước càng có nhiều tiền thì càng giàu có, sự giàu có tích lũy dưới
hình thái tiền tệ là sự giàu có mn đời vĩnh viễn. Đồng thời coi hàng hóa chỉ là
phương tiện nhằm gia tăng khối lượng tiền tệ, mục đích của mọi chính sách kinh
tế của một quốc gia là làm tăng khối lượng tiền tệ.
Chủ nghĩa trọng thương là trường phái đầu tiên coi trọng vai trò của tiền tệ trong
lịch sử kinh tế.
Ho bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản xuất tiền là vàng và
bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin
rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình từ sự thua thiệt của
quốc gia khác, tạo nên của cải và quyền lực cho quốc gia đó.
Chỉ chú ý đến xuất khẩu, họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất
khẩu, vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại q. Cịn nhập khẩu thì
rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hồn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ
bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thơng qua trợ giá) và cản trở
nhập khẩu (dựa vào thuế quan).
Ngoài ra, theo quan điểm của trường phái trọng thương thì muốn gia tăng xuất
khẩu để có nhiều kim q thì phải có nhiều nhân cơng "Dân số là của cải và sức
mạnh của quốc gia" "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều
nhân cơng nhất"
Câu 2: Quan điểm về thương mại
Các nhà trọng thương đã xác định rằng tiền tệ là tiêu chuẩn căn bản
của của cải.Từ đó, quan niệm về thương mại được hình thành và tập trung
phát triển hệ thống lí luận về thương mại chính là điểm đăc thù nhất
của trường phái Trọng thương.Nhưng do tiền tệ được biểu hiện rõ nhất trong
lưu thông,trong thương mại nên họ cho rằng thương mại mới chính là
nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế
chỉ có thể thơng qua hoạt động thương mại.


Để tích lũy của cải,tích lũy tiền thơng qua hoạt động thương mại,các nhà trọng
thương đưa ra hàng loạt các chính sách điều tiết lưu thông,hướng tới xây dựng
một bảng cân đối thương mại thuận lợi.Trên thực tế,ban đầu các nhà trọng
thương chỉ chú ý đến việc điều tiết lưu thông tiền tệ nhằm giữ khối
lượng tiền tệ có ở trong nước.Nhưng về sau họ đã tập trung điều tiết cả
lưu thơng hàng hóa nhằm gia tăng chứ khơng chỉ giữ nguyên khối lượng
tiền tệ trong nước.Để tạo ra cán cân thương mại thuận lợi,tức là cán cân
thương mại thuận lợi,tức là cán cân có thể đem lại nhiều tiền tệ về cho đất
nước,các nhà trọng thương đã khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu.Về vấn đề này,các nhà trọng thương khuyến khích nhập khẩu ngun
liệu thơ giá rẻ sau đó đưa vào chế biến và xuất khẩu thành phẩm.
1|Page


Theo các nhà trọng thương,để tích lũy tiền tệ thơng qua hoạt động thương mại
mà trước hết là ngoại thương., Họ đặt nhiệm vụ của ngoại thương là xuất
siêu vì chỉ như vậy mới có thể đạt được lợi ích kinh tế,làm tăng thêm
khối lượng tiền tệ cho quốc gia.Ngoài ra,họ cho rằng việc tích lũy lũy tiền tệ
thơng qua thương mại là kết quả của quá trình trao đổi không ngang giá.Lợi
nhuận thương mại là do việc mua rẻ bán đắt
 Các nhà trọng thương cho rằng,thương mại là ngành duy nhất tạo ra của cải
nhưng nhìn tổng thể,họ cũng khơng hề phủ nhận hồn tồn vai trị của các
ngành khác
Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế
quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước
ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị
trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh
của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả
quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với
lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái

niệm cân đối thương mại chủ động.

Câu 3: Quan điểm về vai trò của nhà nước
Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận
truyền thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền
là tối cao, là phụ mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách
kinh tế với mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng
thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người
đứng đầu nhà nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cổ xúy tinh
thần dân tộc trong dân chúng.
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến và không thừa nhận sự hoạt động của các
quy luật kinh tế khách quan do đó họ đánh giá rất cao vai trị của nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ
thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải
tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng
nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
Tuy nhiên,các nhà trong thương ít nhiều cũng cảm nhận được rằng ảnh
hưởng bất lợi khi nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế.Họ cho
rằng,sự can thiệp của nhà nước không được bừa bãi và không được làm phức tạp
thêm các lý thuyết kinh tế cơ bản.Khi các biện pháp can thiệp của nhà nước
tỏ ra bất hợp lí,các thương nhân sẽ tìm cách gạt bỏ những can thiệp vơ
lí này bằng mọi cách.

Câu 4: Vị trí lịch sử của trường phái Trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời
trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII
2|Page


và sau đó bị suy đồi. Có thể nói, nó ra đời trong bối cảnh hết sức thuận lợi khi

mà phương thức sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa mới ra đời:
Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là
thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm
vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi khơng ngang giá với các
nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.

Câu 5: Quan điểm của trường phái Trọng thương trong giai đoạn I
(đầu TK XV – giữa TK XVI)
Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người Anh),
Thomas Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-1584,
người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh
tế là “Bảng cân đối tiền tệ”.Các nhà trọng thương trong giai đoạn này đã
đồng nhất tiền tệ với của cải nói chung.Họ chưa hiểu quan hệ giữa lưu
thơng hàng hóa và lưu thơng tiền tệ.
Ở giai đoạn này,các nhà trọng thương yêu cầu cấm xuất khẩu tiền,phải tích
lũy tiền,hạn chế nhập khẩu hàng hóa để giữ vững khối lượng tiền tệ
trong nước,yêu cầu nhà nước phải tích cực điều tiết lưu thông tiền tệ,phải lập
hàng rào thuế quan cao,quản lí chặt chẽ hoạt động ngoại thương(đặc biệt là
nhập khẩu)...
Friedrich Engels nhận xét về trường phái trọng thương trong giai đoạn
này:”Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn,hai tay ơm giữ
túi tiền q báu,nhìn sang người láng giềng bằng con mắt ghen tị đa
nghi”

Câu 6: Quan điểm của trường phái Trọng thương trong giai đoạn II
(giữa TK XVI – giữa TK XVII)
Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện là
Thomas Mun (1571-1641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-1621,
người Pháp) với tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tế “Bảng cân đối

thương mại”.Các nhà trọng thương ở giai đoạn này đã hiểu tiền không phải
là của cải nói chung mà là tiền thu do bán số sản phẩm dư thừa được
sản xuất ra thông qua ngoại thương sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng trong nước đó.Các nhà trọng thương lúc này khơng chỉ chú trọng đến lưu
thơng tiền tệ mà cịn chú trọng đến cả lưu thơng hàng hóa.Họ đã hiểu,việc tăng
thêm tiền tệ trong nước không chỉ dừng lại ở lưu thông tiền tệ,trong buôn bán
thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch,tăng tiền quỹ cho ngân
khố quốc gia.

3|Page


Học thuyết trọng thương trong giai đoạn này đã đưa ra hàng loạt biện pháp mới
thay thế cho các biện pháp trước đó như:phát triển nội thương khơng hạn
chế,mở rộng xuất khẩu,tán thành nhập khẩu hàng hóa với quy mơ
lớn,tự do lưu thông tiền tệ,chế tạo các sản phẩm xuất khẩu,cấm xuất
khẩu nguyên liệu chỉ được xuất khẩu thành phẩm...
Nguyên tắc nổi tiếng trong giai đoạn này là:”bán nhiều,mua ít” có như vậy
tiền sẽ tự chảy vào trong nước mà khơng cần đến biện pháp hành chính
của nhà nước

Câu 7: So sánh trường phái Trọng thương trong giai đoạn I và giai
đoạn II


Giống nhau:

-Đều coi tiền là nội dung căn bản của của cải là tài sản thực sự của quốc
gia,coi hàng hóa là phương tiện làm tăng thêm khối lượng tiền tệ.
-Cả hai giai đoạn này đều coi trọng thương mại(đặc biệt là ngoại

thương).Đều có chung các quan điểm kinh tế



Khác nhau:

-Giai đoạn đầu: Tư tưởng trung tâm của trọng thương là bảng “Cân đối tiền tệ”.
“Cân đối tiền tệ” chính là ngăn chặn khơng cho tiền ra nước ngồi, cấm
xuất khẩu tiền, vàng và bạc; tăng cường tích trữ tiền, hạn chế nhập khẩu
hàng nước ngoài, lập hàng rào thuế quan cao, giảm lợi tức của tư bản cho
vay, giám sát chặt chẽ thương nhân nước ngoài.
-Giai đoạn sau:
+Nội dung trọng tâm của trọng thương là "Bảng cân đối thương mại", đây là giai
đoạn thật sự của chủ nghĩa trọng thương. Họ coi trọng cân đối thương mại,
không cấm đem tiền ra nước ngồi, khơng buộc thương nhân nước ngồi
mua hết số tiền có được do mang hàng hóa vào bán, nhưng hoạt động thương
mại phải hướng tới sự cân đối giữa xuất và nhập.
+Giai đoạn này đòi hỏi phát triển nội thương không hạn chế, mở rộng xuất khẩu,
tán thành nhập khẩu hàng hóa nước ngồi với qui mô lớn; cho tự do lưu thông
tiền tệ, không cấm xuất khẩu vàng và bạc, lên án việc tích trữ tiền; khuyến
khích phát triển cơng nghiệp chế tạo, nhất là những ngành xuất khẩu với khẩu
hiệu: “bán nhiều, mua ít”, từ đó bản thân vàng tự nó sẽ chạy vào trong nước,
khơng cần biện pháp hành chính nào cả.
_________________________________________________________________________________
____________________________

Chương 3:Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Câu 1: W.Petty:Lý luận giá trị lao động,lý luận tiền tệ,quan điểm
về của cải
4|Page



A,Lý luận giá trị lao động:
Trong lĩnh vực kinh tế chính trị học,W.Petty đã có những cống hiến quan
trọng,ơng đã đưa ra những nguyên lý đầu tiên trong lý luận về “giá trị lao động”
và khẳng định rằng lao động tạo ra giá trị.Nhờ cống hiến này mà K.Marx gọi ông
là cha đẻ của kinh tế chính trị học.
Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” ,W.Petty đã đưa ra ba phạm trù về
giá cả là giá cả tự nhiên,giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.Theo đó, giá cả tự
nhiên được quyết định bởi lượng lao động hao phí để sản xuất ra nó ; giá cả
nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa,phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và
giá cả tự nhiên ; giá cả chính trị là một dạng đặc biệt của giá cả tự nhiên trong
điều kiện chính trị khơng thuận lợi.
Tuy nhiên,W.Petty cho rằng chỉ có lao động khai thác vàng,bạc giữ vai
trò tiền tệ mới tạo ra giá trị.Những hoạt động lao động khác đơn giản
chỉ tạo ra của cải,không mang giá trị.Theo ông,giá cả tự nhiên của hàng hóa
chỉ là sự phản ánh giá trị của tiền tệ.Ở thời của ông,những người tôn sùng
thương nghiệp luôn coi hoạt động này là hoạt động sản xuất ra của cải,tương
ứng với nó,giá trị chỉ được tính bằng tiền.Ơng cũng sai lầm khi cho rằng lao
động và đất đai là nguồn gốc của giá trị,ông coi lao động là cha,đất đai
là mẹ của mọi của cải và giá trị trong khi hai yếu tố này chỉ là các thành
phần của quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải hàng hóa.
W.Petty cịn áp dụng phương pháp định lượng đơn giản theo cách so sánh diện
tích đất và lượng dân số để suy ra cần chừng nào đất đai để sản xuất số lượng
thực cho một người/ngày.Suy luận này không mấy thuyết phục khi ông cố quy
lao động và đất đai theo một chuẩn giá trị đồng nhất.Đó là hạn chế của W.Petty

B,Lý luận về tiền tệ:
Lí thuyết tiền tệ của W.Petty được chia ra thành 2 giai đoạn:
-Giai đoạn đầu,ông chịu ảnh hưởng của trường phái Trọng thương và đề

cao vai trị của tiền.Ơng đánh giá cao vai trị của tiền tệ ,khơng phải
của cải nói chung mà là vàng bạc mới là của cải của quốc gia.Ông cho
rằng:”Của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mới là của cải đích
thực”.Chịu ảnh hưởng của trường phái Trọng thương,W.Petty nhấn mạnh vai trò
của thương nghiệp(đặc biệt là ngoại thương) khi cho rằng:của cải của một quốc
gia chủ yếu ở ngoại thương,rằng thương nghiệp có lợi hơn cơng nghiệp,cịn cơng
nghiệp có lợi hơn nơng nghiệp
-Giai đoạn sau,xuất phát từ định nghĩa đúng về giá trị để nghiên cứu tiền tệ
cho nên ơng đã có sự nhìn nhận sát hơn về bản chất và vai trị của tiền
tệ và thốt ra khỏi tư tưởng của trường phái Trọng thương.Ông quan
niệm tiền không phải lúc nào cũng là của cải,tiền chỉ là 1% của của cải do vậy
5|Page


nếu quá đề cao vai trò của tiền sẽ là sai lầm.Ông là người đầu tiên đưa ra
quy luật lưu thông tiền tệ và đã đề cập một cách cơ bản quy luật này.Ơng ví tiền
như mỡ trong cơ thể chính trị bởi vậy việc thừa tiền hay thiếu tiền đều
khơng tốt.Thiếu tiền có hại cho thương nghiệp,cơng nghiệp và hệ thống tài
chính.Ngược lại sự thừa thãi tiền có thể có hại giống như một loại mỡ của cơ thể
chính trị.
Tuy vậy,cũng như nhiều tác giả khác của trường phái Cổ điển,W.Petty chỉ biết
được một hình thái nổi bật nhất của giá trị tiền.Vì vậy,khi nghiên cứu về tiền tệ
ơng khơng giải thích được sự ra đời và bản chất của tiền tệ

C,Quan điểm về của cải:

Câu 2:Adam Smith:Lí luận giá trị,lí luận tiền tệ,lí thuyết bàn tay
vơ hình
A,Lí luận giá trị:
-Tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị chứ khơng chỉ có lao

động khai thác vàng bạc.Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị
-Phân biệt sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi,giá trị sử dụng
không quyết định giá trị trao đổi,giá trị trao đổi là do hao phí lao động quyết
định.

6|Page


-Lượng giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết
định
-Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị
của hàng hóa
-Lí thuyết giá trị lao động có hạn chế:cùng lúc đưa ra 2 định nghĩa về giá trị.Giá
trị là do các nguồn thu nhập tạo thành

B,Lí luận về tiền tệ:
-Tiền là thứ hàng hóa tách ra
-Tiền là công cụ thuận tiện cho lưu thông và trao đổi hàng hóa
-Việc thay thế tiền vàng và tiền bạc bằng tiền giấy và phát hành tiền giấy cần
phải do ngân hàng đảm nhiệm;đồng thời đánh giá cao vai trò của tín dụng vì nó
là phương tiện làm cho tư bản năng động hơn

C,Lí thuyết “bàn tay vơ hình”:





Điểm xuất phát trong quá trình nghiên cứu kinh tế của A.Smith là “con
người kinh tế”-tức là những chủ thế tham gia vào hoạt động kinh tế

+ Bản chất của con người kinh tế là:lợi ích kinh tế
+ Nguyên tắc hoạt động của con người kinh tế là:đơi bên cùng có lợi
Bàn tay vơ hình chính là quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt
động lao động của con người
Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế,chỉ tập trung vào những chức
năng cơ bản như sau:
+ Duy trì hịa bình để phát triển kinh tế
+Làm tốt vai trò của “người bảo hộ”(chính là bảo hộ quyền tư sở hữu tư
sản,quyền tự do kinh doanh...)
+Phát triển những của cải công cộng,tức là tạo ra và duy trì những thể
chế cơng cộng,những tịa nhà cơng trình cơng cộng...những thứ này rất có
ích cho xã hội nhưng khơng thu được lợi nhuận

Câu 3:D.Ricardo:Lí luận giá trị,lí luận tiền tệ,khủng hoảng
kinh tế:
A,Lí luận giá trị:

-D.Ricardo phê phán,kế thừa và phát triển lí luận giá trị của A.Smith,ông
đã gạt bỏ những chỗ thừa và mâu thuẫn:
+Cũng giống như A.Smith,ông phân biệt giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi.Giá trị sử dụng là điều kiện của giá trị nhưng không quyết định
7|Page


giá trị,trừ những hàng hóa khan hiếm.Cịn giá trị trao đổi là do hai yếu tố
quyết định:Một là,số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng và hai
là,tính khan hiếm của nó.
+Cơ cấu giá trị của hàng hóa gồm 3 bộ phận là c+v+m chứ không
thể loại c ra khỏi giá trị sản phẩm như trước đó A.Smith từng quan
niệm

-D.Ricardo cho rằng,lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị
hàng hóa song lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất
quyết định.

B,Lí luận tiền tệ:

Trong lí thuyết tiền tệ của D.Ricardo là nó mang tính 2 mặt:
+Một mặt,dựa trên cơ sở lí thuyết giá trị lao động,ơng đã đề ra các
ngun lí về tiền.Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm ra tiền
quyết định và giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị.Ông cũng ủng hộ
quy luật lưu thông tiền tệ mà W.Petty và A.Smith đã đưa ra trước đó.
+Mặt khác,ơng theo lập trường số lượng tiền tệ-giá trị của tiền phụ thuộc
vào số lượng của nó.Nếu số lượng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền tệ
càng ít và ngược lại.Bane thân tiền tệ khơng có giá trị nội tại

C,Khủng hoảng kinh tế:
Có thể nói D.Ricardo là người đầu tiên nghiên cứu về khủng hoảng kinh
tế,nhưng ơng lại phủ nhận khủng hoảng kinh tế.Ơng cho rằng
trong chủ nghĩa tư bản khơng có khả năng sản xuất thừa.Vì ơng
cho rằng lượng cầu thường là có khả năng thanh tốn,và nó được
tăng thêm bằng lượng cung hàng hóa và “sản phẩm bao giờ cũng
được mua bằng sản phẩm hay bằng những sản phẩm phục vụ”
Luận điểm sai lầm của D.Ricardo về khủng hoảng kinh tế cũng một phần
là do ông không được chứng kiến cuộc khủng hoảng sản xuất thừa đầu
tiên của chủ nghĩa tư bản Anh năm 1825

Câu 4:J.B.Say:Lí luận giá trị,khủng hoảng kinh tế
A,Lí luận giá trị:
Lí luận giá trị của J.B.Say là lí luận giá trị lợi ích,ích lợi khách quan(giá trị
sử dụng).Ơng cho rằng sản xuất tạo ra cơng dụng của vật,cịn công dụng

8|Page


của vật lại truyền giá trị cho vật”.Ông đã đồng nhất giá trị với giá trị
sử dụng.Theo ơng tính có ích của vật càng lớn thì giá trị của vật
càng cao.Ơng khẳng định:”giá cả là thước đo của giá trị,cịn giá trị là
thước đo của ích lợi”
J.B.Say đã xuất phát từ 2 mệnh đề rất khoa học:sản xuất tạo ra ích lợi
và giá cả là biểu hiện của giá trị để đưa ra hai kết luận rất sai:ích lợi quyết định
giá trị và giá trị là biểu hiện của ích lợi.
J.B.Say đã chia ích lợi thành làm hai loại:Một loại là “ích lợi khơng mất
tiền mua” như nước,khơng khí...-ích lợi mà tự nhiên ban tặng nên không phải trả
tiền do đó khơng có giá trị; Một loại khác là “ích lợi mất tiền mua” ,tự nhiên
không ban tặng nên phải trả tiền do đó có giá trị.

B,Lí thuyết kinh hoảng kinh tế:
J.B.Say phủ nhận sản xuất thừa trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa.Trong lí thuyết quy luật thị trường ơng khẳng định tính chất nhịp nhàng
cân đối của sản xuất là do sản xuất tự tìm ra nơi tiêu thụ hàng hóa,khối lượng
hàng hóa bán ra bằng khối lượng hàng hóa mua vào,hoặc tổng cung bằng tổng
cầu.Trong trường hợp sản xuất ra khơng bán được thì ơng giải thích là do tình
trạng sản xuất khơng đủ ở một ngành nào đó,cho nên ở ngành khác có sản xuất
thừa.Việc mất cân đối này chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên,nhất thời.J.B.Say cho
rằng những cuộc khủng hoảng thương nghiệp xảy ra là do sự can thiệp của
chính phủ vào nền kinh tế.Ông tin tưởng vào khả năng tự cân bằng của thị
trường và phê phán sự can thiệp của nhà nước.

Câu 5:Trường phái trọng nông:biểu hiện kinh tế(giả định,các hành
vi thực hiện sản phẩm,đóng góp,hạn chế của biểu hiện kinh tế ):


9|Page


1.Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận:
-Trường phái Trọng nông xuất hiện đầu TK XVIII ở nước Pháp
-Chính sách tài chính của nước Pháp thời kì Trọng thương làm nền nơng nghiệp
rơi vào đình đốn,nơng dân gặp nhiều khó khăn
-Trường phái Trọng nơng chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp,đánh giá cao vai trị của nơng nghiệp;đồng thời ủng hộ tư
tưởng tự do kinh doanh

2.Đặc điểm chung của trường phái Trọng nông:
-Thứ nhất,các nhà Trọng nông cũng chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực
sản xuất nơng nghiệp;đề cao vai trị của nơng nghiệp và coi nó là lĩnh vực duy
nhất trong xã hội tạo ra của cải
-Thứ hai,họ đã phê phán trường phái Trọng thương và đưa ra cương lĩnh kinh tế
của mình:
+ Phê phán trường phái Trọng thương về một số điểm:Một là,lợi nhuận thương
nghiệp là do cạnh tranh và tiết kiệm chi phí lưu thơng.Hai là,hạ thấp vai trị của
tiền và phê phán chủ nghĩa Trọng thương vì quá đề cao vai trị của
tiền.Ba là,chủ trương tự do lưu thơng,chống lại những đặc quyền về thuế,đánh
giá lại vai trò của thương mại,ngoại thương.Bốn là,đề cao vai trị của sản xuất
nơng nghiệp,chủ trương tự do hành động chống lại “nhà nước toàn năng”
+ Cương lĩnh kinh tế của trường phái Trọng nơng: đề ra những biện pháp
khuyến khích nơng nghiệp phát triển như kiến nghị nhà nước khuyến khích đầu
tư vào nông nghiệp,cho phép chủ trại tự do lựa chọn ngành kinh doanh,đề nghị
sửa chữa những chính sách nơng nghiệp như giảm thuế,miễn thuế,đề nghị mở
mang giao thông,đầu tư sửa chữa đường xá...
-Thứ ba,các nhà Trọng nơng tích cực sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong
nghiên cứu kinh tế như phương pháp khoa học tự nhiên,trừu tượng hóa... Tuy

vậy,phương pháp họ đưa ra có hạn chế lớn:siêu hình,phi lịch sử,đặc biệt cịn
mang tính hẹp hịi,phiến diện
-Thứ tư,trường phái Trọng nơng ủng hộ tư tưởng tự do kinh doanh

3.Các lí thuyết kinh tế Trọng nơng:
a.Lí thuyết trật tự tự nhiên:
- Theo F.Quesnay,có 2 loại quy luật tự nhiên:quy luật vật lí tác động trong lĩnh
vực tự nhiên và quy luật luận lý tác động trong lĩnh vực kinh tế-xã hội.
10 | P a g e


- Nội dung của lí thuyết trật tự tự nhiên:
+ Thừa nhận quyền tự do của con người
+ Thừa nhận quyền tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa.
+Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm của chế độ tư hữu
+Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế
b.Lí thuyết về sản phẩm thuần túy:
- Sản phẩm thuần túy là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất
- Sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp,cịn
cơng nghiệp khơng tạo ra sản phẩm thuần túy
c.Lí thuyết về lao động sinh lợi và lao động không sinh lợi:
- Lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thuần túy
- Lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần túy là lao động không sinh lời
F.Quesnay chia xã hội thành 3 giai cấp:Giai cấp sản xuất,giai cấp khơng sản xuất
và giai cấp sở hữu
d.Lí thuyết về tư bản:
-F.Quesnay cho rằng tư bản không phải là bản thân tiền tệ ,mà là tư liệu sản
xuất mua bằng tiền tệ đó
-Trường phái trọng nơng lần đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư
bản lưu động

_________________________________________________________________________________
____________________________

Chương 4: Kinh tế chính trị học của K.Marx và V.I.Lenin
Câu 1:Các giai đoạn phát triển của kinh tế chính trị học Marx:

Câu 2:Đóng góp của kinh tế chính trị học Marx:

11 | P a g e




PHẦN POWERPOINT THẦY DẠY:
Chương 4:Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin
4.1.Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận:
a, Hoàn cảnh ra đời:
-Những năm 40 của TK XIX,chủ nghĩa tư bản đã dành được địa vị thống
trị,mâu thuẫn giai cấp gay gắt;phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân diễn ra mạnh mẽ
- Chủ nghĩa Mác-Lênin phát sinh là sự tiếp tục trực tiếp của triết học cổ
điển Đức,kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội khơng tưởng
Pháp
b,Phương pháp luận kinh tế chính trị Mác-Lênin:
-Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin:
+Theo nghĩa hẹp,kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi
trong một phương thức sản xuất nhất định
+Theo nghĩa rộng,kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi phối
sự sản xuất vật chất và sự trao đổi những tư liệu săn xuất vật chất trong
xã hội loài người

-Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp biện chứng duy vật
+Phương pháp logic thống nhất với lịch sử
+Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
+Các phương pháp khác
4.2.Những đóng góp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác Lênin:
4.2.1.Hồn thiện lí thuyết giá trị lao động:
-Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt:
+ Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thái cụ thể của một
nghề nghiệp chuyên môn nhất định
+Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực của người sản xuất hàng hóa
-Lượng giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra
song thời gian lao động xã hội cần thiết trong nông nghiệp và trong cơng
nghiệp có sự khác biệt
-Trong q trình sản xuất,lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ
(c) vào trong snar phẩm mới,lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới
(v+m).Tồn bộ giá trị hàngh hóa bao gồm c+v+m
4.2.2.Lý thuyết giá trị thặng dư:
-Phân biệt sự khác nhau giữa lao động và sức lao động,từ đó thấy sức lao
động là một loại hàng hóa đặc biệt
-Giá trị thặng dư là giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công
nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
4.2.3.Lý thuyết tiền lương:
-Bản chất tiền cơng trong chủ nghĩa tư bản chính là giá trị hay giá cả của
sức lao động,nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như giá cả của lao động
-Tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
12 | P a g e


4.2.4.Lí thuyết về tư bản:

-Tư bản là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người với người
trong q trình sản xuất,nó có tính lịch sử-tư bản là giá trị đem lại m bằng
cách bóc lột cơng nhân làm thuê
-K.Marx là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến,vạch rõ vai trò từng bộ phận tư bản trong quá
trình sản xuất m

4.2.5.Lý thuyết khủng hoảng kinh tế:

-Khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng sản xuất thừa
-Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản
-Khủng hoảng kinh tế có tính chu kì
4.2.6.Lí thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước:
- Lênin đã chỉ ra tính quy luật tất yếu của việc chuyển biến từ chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+Tư bản lũng đoạn ngân hàng và tư bản lũng đoạn công nghiệp hợp nhất
thành tư bản tài chính
+Các tổ chức độc quyền bành trướng thơng qua xuất khẩu tư bản và hình
thành các tổ chức độc quyền quốc tế
+Các tổ chức độc quyền đấu tranh quyết liệt với nhau để phân chia thị
trường lãnh thổ thế giới
-Lênin cũng vạch ra tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc
quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
___________________________________________________________________________
__________________________

Chương 6:Học thuyết J.M.Keynes và trường phái
J.M.Keynes:

1. Lý thuyết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm giới hạn
Keynes cho rằng khi chúng ta đi làm tạo ra thu nhập thì chúng ta sẽ có xu
hướng chia thu nhập thành 2 phần đó chính là tiêu dùng và tiết kiệm
(khi chúng ta tiết kiệm thì có nghĩa chúng ta đang có nhu cầu về giao dịch và dự
phòng; chúng ta đang muốn tiết kiệm để có thể từ đó kiếm được nhiều tiền hơn
nên chúng ta muốn đầu tư).
Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm
Từ đó, hình thành nên 2 khuynh hướng đó là: khuynh hướng “tiêu dùng giới
hạn” và “tiết kiệm giới hạn’’.

13 | P a g e


-Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn” (MPC) là: mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng
tiêu dùng so với tỉ lệ gia tăng thu nhập ( có nghĩa là khi thu nhập của chúng ta
tăng thì ta sẽ dành bao nhiêu ra để tiêu dùng từ cái thu nhập ấy).
 MPC = dC/dR
Trong đó, dC: khoảng tăng tiêu dùng, dR: tỉ lệ gia tăng thu nhập
Đây là quy luật tâm lý của mọi cộng đồng tiêu tiền, nó là nguyên nhân của sự
giảm sút tương đối cầu tiêu dùng dẫn đến sản xuất trì trệ, khủng hoảng kinh tế

thất nghiệp
-Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”(MPS):là mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng tiết
kiệm so với tỉ lệ gia tăng thu nhập ( có nghĩa là khi thu nhập của chúng ta tăng
thì ta sẽ dành bao nhiêu ra để tiết kiệm từ cái thu nhập ấy).
MPS = dS/dR
Trong đó, dS: khoảng tăng tiết kiệm, dR: tỉ lệ gia tăng thu nhập
Từ đó suy ra: MPC + MPS = dC/dR + dS/dR = 1 (*)
Và theo Keynes thì khi thu nhập tăng thì ta sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn
nhưng chỉ đến một ngưỡng nào đó thơi và người ta sẽ hướng cái thu nhập tăng

lên đó để vào việc khác đó chính là tiết kiệm (như đã nói ở trên người ta thường
có xu hướng tiết kiệm vì 3 lý do về giao dịch, dự phịng và đầu tư) và khi và chỉ
khi gặp điều kiện “hoàn hảo” thì người ta mới bắt đầu đầu tư để khởi nghiệp (có
nghĩa là tỉ lệ rất thấp) nên căn cứ vào cơng thức (*) trên ta có thể suy ra quy
luật: Tiết kiệm tỷ lệ thuận với mức tăng của thu nhập, do vậy tiêu dùng sẽ giảm
tương đối so với mức tăng của thu nhập.
Các nhân tố ảnh hưởng đến các khuynh hướng này:
_ Sự tăng giảm của thu nhập
_ Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tiêu dùng đc chia làm 2 nhóm:

14 | P a g e


Nhóm làm tăng tiết kiệm (lập khoản dự phịng rủi ro, đẻ dành cho tuổi già, cho
việc học tập của con cái và bản thân, xây dựng tài sản,... thậm chí thỏa mãn
tính hà tiện đơn thuần) có thể khái qt thành sự thận trọng, nhìn xa, tính tốn,
tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện,.. điều này làm giảm tiêu
dùng.

Nhóm thứ hai làm giảm tiết kiệm tăng tiêu dùng (thích hưởng thụ, thiển cận, hào
phóng, phơ trương, xa hoa,...).
_ Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập như: đơn vị tiền tệ thay đổi,
chính sách tài khóa, sự thay đổi về lãi xuất
_ Tiết kiệm kinh doanh
Từ đó, Keynes đã suy ra được nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế trong
chủ nghĩa tư bản là do sự thiếu hụt của tổng cầu (nhu cầu tiêu dùng và có thể có
đầu tư).

2. Đầu tư và số nhân đầu tư
Khi chúng ta tiết kiệm thì có nghĩa chúng ta đang có nhu cầu về giao dịch và dự

phòng; chúng ta đang muốn tiết kiệm để có thể từ đó kiếm được nhiều tiền hơn
nên chúng ta muốn đầu tư.
Keynes cho rằng để tác động vào tiêu dùng thì ta phải tác động vào đầu tư và đó
là điều vơ cùng cần thiết (khi gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng việc làm, gia tăng
thu nhập và kích thích tái sản xuất phát triển).
Và từ đó ta có 1 khái niệm vơ cùng quan trọng đó là số nhân đầu tư (K): là mối
quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập
Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ
số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).
Ví dụ ta sẽ làm gia tăng việc làm-> gia tăng thu nhập-> gia tăng việc làm mới->
gia tăng thu nhập mới rồi từ đó tư bản sẽ có thể thốt khỏi khủng hoảng kinh tế
kèm theo nhiều hiệu ứng khác nữa.

15 | P a g e


3.Giá cả và lãi suất
3.1.Giá cả
J.M.Keynes đưa ra nguyên tắc chung về sự phụ thuộc của giá cả đối với cung và
cầu. Ông đã phân chia giá cả ra làm hai loại đó chính là: mức giá riêng ngành và
mức giá chung.
Mức giá riêng ngành tùy thuộc một phần vào tỷ suất thù lao cho các yếu tố sản
xuất bao trùm trong chi phí giới hạn và một phần vào quy mơ sản xuất. Cịn đối
với mức giá chung tùy thuộc vào một phần tỷ suất thù lao cho các yếu tố sản
xuất bao hàm trong chí phí giới hạn và một phần vào quy mô sản xuất.
Các yếu tố quyết định giá cả đối với cung và cầu, sự biến đổi của cung là rất nhỏ
trong khi cầu lại tỉ lệ với khối lượng tiền tệ. Ông cho rằng khi lượng tiền tăng thì
thu nhập bằng tiền tăng, cầu về hàng hóa tiêu dùng sẽ tăng. Ngược lại, giá đầu
tư lại giảm và mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, họ gia tăng đầu tư. Khi
đầu tư tăng, cầu về lao động tăng.

3.2.Lãi suất
Trước hết, lãi suất được hiểu là cái giá cân bằng ý muốn giữ tài sản dưới hình
thức tiền mặt với số lượng tiền mặt có sẵn. Lãi suất cũng chính là cơ hội của việc
cho vay. Ơng cho rằng lãi suất khơng phải là khoản tiền tiết kiệm hoặc nhịn chi
tiêu mà có được. Bởi lẽ, ngay cả khi con người tiết kiệm cho mình một khoản
tiền lớn thì cho dù bao lâu cũng không thể sinh ra một khoản tiền lãi nào. Vì thế,
lãi suất được hiểu một cách đơn giản chính là khoản tiền có được từ việc cho
vay. Trong lí thuyết điều tiết vĩ mô của J.M.Keynes, ông cho rằng: Người có tiền
chỉ cho vay khi thu được lãi suất cao, mà lãi suất tỉ lệ nghịch với số lượng tiền
trong lưu thơng. Vì vậy, để điều tiết lãi suất cần phải điều tiết lưu thơng tiền tệ.
Chi phí cơ hội của việc vay tiền với rủi ro càng cao thì vay được càng nhiều.
Theo J.M.Keynes có hai nhân tố tác động đến lãi suất đó là cung tiền và cầu tiền.
Đầu tiên,ông cho rằng lãi suất tỉ lệ nghịch với lượng tiền đưa vào lưu thông. Khi
lượng tiền đưa vào lưu thơng (tức là lượng cung tiền) giảm thì lãi suất sẽ tăng và
ngược lại khi lượng tiền đưa vào lưu thơng tăng thì lãi suất sẽ giảm. Tiếp theo,
16 | P a g e


đối với ơng sự ưu chuộng tiền mặt chính là khuynh hướng và tiềm năng để ấn
định khối lượng tiền mà người dân muốn giữ theo mức lãi suất nhất định.

4. Lý thuyết hiệu quả giới hạn của tư bản
Trước hết, Keynes là người phân biệt rất rõ giữa nhà tư bản và các doanh nhân,
ông cho rằng các nhà tư bản chỉ là những người có tiền cho vay, cịn phần mà
nhà tư bản nhận được chính là lãi suất. Cịn các doanh nhân chính là những
người mạo hiểm vay vốn tư bản để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh thì phần
mà họ nhận được chính là lợi nhuận. Keynes gọi lợi nhuận mà nhà doanh nhân
mạo hiểm vay vốn tư bản để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh là hiệu quả
của tư bản.
Hiệu quả giới hạn tư bản là mối quan hệ giữa phần lời triển vọng được đảm bảo

bằng một đơn vị bổ sung của tư bản trừ đi chi phí để sản xuất ra đơn vị đó. Cùng
với sự gia tăng đầu tư, lợi nhuận trong tương lai ln có xu hướng giảm dần chủ
yếu do hai nguyên nhân chính:
Một là, đầu tư tăng lên làm cho lượng cung hàng hóa tăng lên và đến một thời
điểm nhất định cung sẽ vượt q cầu thì sẽ khiến giá cả của hàng hóa giảm
xuống mà nhà tư bản tiếp tục tăng cung thì lợi nhuận tương lai từ việc tiếp tục
cung ứng một đơn vị sản phẩm ra thị trường sẽ ngày càng có xu hướng giảm
dần.
Hai là, lượng cung hàng hóa tăng làm cho giá cung tài sản cố định tăng dẫn đến
giảm thu nhập tương lai.

17 | P a g e


Chú thích:
Trục Ox: vốn đầu tư
Trục Oy: hiệu quả giới hạn của tư bản
_____________________________________________________________________________________

Chương 5:Trường phái Tân cổ điển
Câu 1:H.Gossen:Định luật 1 và định luật 2:




Định luật 1:Bất cứ một nhu cầu nào cũng có thể được thỏa mãn,nếu sử
dụng một sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó.Cường độ nhu cầu
khơng cịn nữa nếu con người được thỏa mãn sản phẩm đến tột độ,vì vậy
một khi nhu cầu đã được đáp ứng rồi mà vẫn phải tiếp tục tiêu dùng sản
phẩm đó thì con người sẽ khơng còn hứng thú nữa trái lại họ thấy khổ sở.

Định luật 2: Cá nhân ý được nhu cầu của mình và biết rõ cái sản phẩm
có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó.Vì vậy,nếu biết suy luận,biết tính
tốn,cá nhân sẽ sắp xếpnhu cầu theo thứ tự ưu tiên nào đó căn cứ vào
nhu cầu hay ý muốn của bản thân.Cường độ hay ý muốn này có thể được
sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần tùy theo mức độ ưu tiên.Tuy
nhiên,thông thường sự sắp xếp phải bắt đầu từ nhu cầu cấp thiết nhất và
mức độ ưu tiên sẽ giảm dần

Câu 2.Trường phái Viene:Lý thuyết “ích lợi giới hạn”,lí thuyết giá trị
trao đổi:
Câu 3.J.B. Clark: lý thuyết “năng suất giới hạn”
Câu 4.L.Walras: Lý thuyết “ cân bằng tổng quát”
Câu 5.Cambrige (Anh): Lý thuyết “cung cầu và giá cả cân bằng”

18 | P a g e


19 | P a g e



×