Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÁO cáo đề tài THUỶ điện cấu tạo và NGUYÊN lí HOẠT ĐỘNG của THUỶ điện…

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN
MÔN: NHẬP MÔN NGÀNH ĐIỆN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI THUỶ ĐIỆN
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Minh Tú
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Khánh 20212562
Nguyễn Minh Hưng 20212561
Lớp: Kỹ thuật Điện 01 – K66


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………...…2
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1 : THẾ GIỚI VỚI THUỶ ĐIỆN …......................……….……….........4
1. Cái nhìn chung về Thuỷ điện ...............................................................................................4
2. Vị trí quan trọng của Thuỷ điện trong bức tranh toàn cảnh về năng lượng
điện toàn cầu ........................................................................................................................................5
3. Những mặt tiêu cực của Thuỷ điện ..................................................................................7
4. Những quốc gia có nhiều tiềm năng về phát triển Thuỷ điện .......9
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA THUỶ
ĐIỆN………………………………………………………………………………..…………………12
1. Cấu tạo ............................................................................................................................................12
2. Nguyên lí hoạt động ...............................................................................................................13
CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, TIỀM NĂNG VÀ THÁCH
THỨC CỦA THUỶ ĐIỆN Ở VIỆT NAM ……………………………………....…15
1. Tiềm năng .....................................................................................................................................15
2. Lịch sử phát triển .....................................................................................................................16
3. Thách thức ....................................................................................................................................18


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ....................................................................................................20

Trang 2


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Điện ngày là một ngành rất quan trọng và phổ biến hiện
nay và trong tương lai cũng vậy. Chúng ta không thể sống mà
thiếu năng lượng điện và đặc biệt là các thiết bị điện. Điện không
chỉ mang lại sự tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà nó cịn
góp phần tốc độ hố và mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất
và kinh doanh. Cùng với đó việc khai thác và sử dụng các nguồn
năng lượng để tạo ra điện năng cũng là một vấn đề thiết yếu của
toàn thế giới. Các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay ln được
coi trọng phát triển vì chúng là nguồn năng lượng sạch ít gây ra ơ
nhiễm mơi trường, vơ hạn và nhiều ứng dụng trong sản xuất điện
ví dụ như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,thuỷ điện,…
Trước nhu cầu về năng lượng tăng cao, việc hướng tới sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu, một trong những
cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng hiện nay.
Nhóm chúng em quyết định tìm hiểu tổng quan về Thuỷ điện thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thuỷ điện đã trở thành một
nguồn năng lượng tái tạo quan trọng hàng đầu thế giới, dù là quốc
gia phát triển hay đang phát triển.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Minh Tú đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn chúng em cùng với sự cố gắng của mọi
người trong nhóm để hoàn thành bản báo cáo này. Tuy nhiên, do
chúng em chưa có kiến thức chuyên sâu nên bản báo cáo khơng

thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em xin tiếp thu những ý
kiến từ thầy và các bạn để bổ sung kiến thức cho mình và những
lần tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

1. Thế giới với Thuỷ điện
1. Cái nhìn chung về Thuỷ điện
Thủy điện là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn đang được ứng
dụng nhiều ở hầu hết các quốc gia. Thủy điện là một dạng năng
lượng khai thác sức mạnh của nước trong chuyển động, nó hoạt
động dựa vào sức nước trong các dịng nước có tốc độ nhanh để
thiết lập turbine máy phát điện, chẳng hạn như nước chảy qua
thác để tạo ra điện. Người ta đã sử dụng năng lượng thủy điện
trong nhiều thiên niên kỷ. Hơn hai nghìn năm trước, người dân ở
Hy Lạp đã sử dụng dòng nước chảy qua bánh xe nước của họ để
nghiền bột mì.
Phương pháp phổ biến nhất của sản xuất thủy điện là xây dựng
các đập trên sông và xả nước từ hồ chứa để vận hành các turbine.
Các nhà máy kiểu tích trữ có bơm đại diện cho một phương pháp
sản xuất thủy điện khác. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc
khơng chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa
nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp
suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để
có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có
thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp
(penstock). Do khả năng lưu trữ và hoạt động linh hoạt nên

chúng ta có thể phụ thuộc và sản xuất điện năng từ thủy điện
liên tục.

Trang 4


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngoài ra, năng lượng thủy điện là nguồn điện tái tạo được sử
dụng phổ biến nhất, với công suất lắp đặt thủy điện tồn cầu vượt
q 1.295GW, chiếm hơn 18% tổng cơng suất phát điện lắp đặt
của thế giới và hơn 54% tổng cơng suất phát điện tái tạo tồn cầu.
Trung Quốc là nhà sản xuất thủy điện lớn nhất. Các nhà sản xuất
thủy điện hàng đầu khác trên khắp thế giới bao gồm Hoa Kỳ,
Brazil, Canada, Ấn Độ và Nga. Khoảng 71% tổng số điện tái tạo
được tạo ra trên Trái đất là từ thủy điện.
2. Vị trí quan trọng của Thuỷ điện trong bức tranh toàn cảnh
về năng lượng điện toàn cầu
Từ giữa thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển số
lượng đập thủy điện và hồ chứa nước nhiều nhất trong lịch sử
nhân loại. Hầu như chưa có hệ thống sơng nào trên thế giới chưa
được con người xây dựng đập thủy điện, khác nhau chỉ ở quy mô
lớn nhỏ mà thôi. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và
rẻ hơn điện than và điện khí, được coi như là một chìa khóa mấu
chốt cho động lực phát triển kinh tế quốc gia. Hơn nữa, khi cịn
chưa có những mạng lưới ắc-quy điện đủ mạnh thì những con đập
chính là các “viên pin” khổng lồ, có thể được sử dụng để lưu trữ
lượng điện tái tạo rất lớn.
Khơng phải gió hay ánh sáng mà chính nguồn nước mới tạo ra
nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất trong những năm gần đây. Báo

cáo về hiện trạng thủy điện thế giới năm 2020 của Hiệp hội Thủy
điện Quốc tế (IHA), công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện
trên thế giới năm 2019 đã đạt trên 1.300GW, sản sinh hơn
4.300TWh, qua đó đóng góp khoảng 15% sản lượng điện của thế
giới và nhiều hơn sự đóng góp của tất cả các dạng năng lượng tái
tạo khác kết hợp lại. Nói cách khác, năng lượng do thủy điện
mang lại, nếu thay thế bằng than, sẽ dẫn đến việc tạo ra thêm 4 tỉ
tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Dẫn đầu về mức tăng công suất
thủy điện so với năm 2018 là khu vực Đơng Á và Thái Bình
Dương với mức tăng 4,17GW, tiếp theo là Nam Mỹ, Trung và
Nam Á, châu Phi, châu Âu.
Trung Quốc và Canada là hai nước sản xuất điện từ năng lượng
nước lớn nhất thế giới, lần lượt là 1.302TWh và 398TWh. Xét về
Trang 5


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

tỉ lệ năng lượng thủy điện trên tổng sản lượng điện, Na Uy sản
xuất 99% lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi thủy điện
ở Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân. Con số
này ở Canada là trên 70%, còn Áo sản xuất 67% lượng điện cả
nước từ thủy điện. Uruguay đã đạt đến mức gần 100% là năng
lượng tái tạo, phần lớn nhờ vào thủy điện.
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, là đập thủy điện lớn nhất thế giới
về sản xuất điện. Con đập dài 2.335 mét (7.660 feet) và cao 185
mét (607 feet), và có đủ máy phát điện để sản xuất 22.500
megawatt điện.

Đập thuỷ điện Tam Hiệp ở Trung Quốc


Lợi thế của các đập thủy điện là khả năng dự trữ nước với chi phí
thấp để biến thành điện sạch có giá trị cao. Chi phí trung bình của
1 trạm thủy điện cơng suất trên 10MW chỉ là 3-5 cent (khoảng
700-1.160 đồng)/kWh. Các nhà máy thủy điện không phải chịu
cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như: Dầu mỏ, khí thiên
nhiên, than đá... và không phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thủy
điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà
Trang 6


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

máy thủy điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 100
năm trước.
Năng lượng thủy điện là một trong những nguồn năng lượng tái
tạo lớn nhất trong những năm gần đây.
Do các đập thủy điện không sử dụng nhiên liệu nên việc tạo ra
điện không sinh ra CO2. Mặc dù CO2 ban đầu được sản xuất
trong quá trình xây dựng dự án và một số khí metan được thải ra
hằng năm bởi các hồ chứa, thủy điện có lượng phát thải khí nhà
kính thấp nhất trong các ngành sản xuất điện. Hiệp định Paris về
biến đổi khí hậu và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp
quốc (LHQ) năm 2015 đều nhấn mạnh rằng thế giới bắt buộc phải
chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền
vững để giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cũng như cắt
giảm tác động của con người tới hành tinh và khí hậu. Điều đó
cho thấy tầm quan trọng gia tăng của thủy điện đối với mạng lưới
điện toàn cầu.
Cũng trong báo cáo trên, IHA đã đưa ra một kịch bản là: Để giữ

nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức dưới 2 độ C đến cuối thế kỷ này,
trong đó có đổi mới cơng nghệ và thay đổi lối sống để nhu cầu
năng lượng giảm mạnh vào năm 2050 dù tăng trưởng kinh tế tăng,
thì các nguồn năng lượng tái tạo như: Năng lượng gió, năng lượng
mặt trời và năng lượng thủy điện, đều phải tăng 60% từ năm 2020
đến năm 2050, trong khi năng lượng từ than phải giảm 2/3. Trước
mắt, nhằm đạt được mục tiêu kể trên, mỗi năm trung bình thủy
điện cần phải tăng sản lượng trung bình lên 2%. Như vậy, thủy
điện vẫn sẽ phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong bức tranh
toàn cảnh về năng lượng điện toàn cầu.
3. Những mặt tiêu cực của Thuỷ điện
Hơn 100 năm qua, thủy điện là nguồn năng lượng không thể thay
thế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Bên
cạnh những lợi ích quá lớn, lịch sử phát triển thủy điện cũng ghi
nhận nhiều thảm họa, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở
những quốc gia gặp nạn. Có thể kể đến các vụ vỡ đập Gleno ở
Valle di Scalve, Italy năm 1923; Malpasset ở Frejus, Pháp năm
Trang 7


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

1959; Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm 1975; Kelly
Barnes ở bang Georgia, Mỹ năm 1977; Machchu-2 tại Morbi, Ấn
Độ năm 1979... Bên cạnh đó, các nhà mơi trường đã bày tỏ lo
ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện có thể phá vỡ sự cân bằng
của hệ sinh thái xung quanh, sự phát điện của nhà máy điện cũng
có thể ảnh hưởng đến mơi trường của dịng sơng bên dưới, việc
tái định cư cho người dân bản địa sống trong vùng hồ chứa cịn
nhiều khó khăn, cơng tác trữ nước và xả lũ có thể chưa hợp lý

khiến ngập lụt hoặc hạn hán ở vùng hạ du, các dự án thủy điện
ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của người dân... Những điều này
đã đặt ra yêu cầu cho các nước trong giải quyết, quản lý vấn đề về
quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành thủy điện một cách an
tồn, có lợi và bền vững.

Vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc

Thời gian qua, phát triển thủy điện bị chỉ trích là phải đánh đổi
quá nhiều về vấn đề môi trường, hệ sinh thái và đời sống dân cư
Trang 8


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

bản địa. Hậu quả tiềm tàng của các dự án thủy điện đã được IHA
xác định là những thay đổi về chất lượng môi trường và chất
lượng cuộc sống đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trong báo cáo về tình hình phát triển thủy điện, Hội đồng Năng
lượng Thế giới (WEC) khẳng định hồn tồn khơng có một
chun gia thủy lợi, thủy điện nào có thể chắc chắn về sự an tồn
tuyệt đối cho các cơng trình thủy điện. Chính vì vậy, cơ quan này
khuyến nghị tất cả các hiện tượng bất thường xảy ra ở mọi bộ
phận trong hệ thống vận hành, quản lý của nhà máy thủy điện
phải được đánh giá và giải quyết nghiêm túc. Các nhà máy thủy
điện phải bảo đảm có quy trình tích nước, xả lũ an tồn. Chính
quyền địa phương và nhà quản lý các nhà máy thủy điện cần phải
xây dựng kịch bản ứng phó thiên tai khi xảy ra sự cố.
4. Những quốc gia có nhiều tiềm năng về phát triển Thuỷ điện
Có thể nói, Trung Quốc là quốc gia phát triển nhanh về công nghệ

xây dựng đập thủy điện, đặc biệt là loại lớn (công suất từ 500MW
trở lên). Những khó khăn lớn nhất mà nước này phải đối mặt là
tình hình địa chất và biến đổi khí hậu, điều kiện giao thơng đi lại
khó khăn, phức tạp. Trước tình hình đó, Bắc Kinh đã thực hiện
một loạt giải pháp quản lý thủy điện như: Sử dụng phương pháp
quản lý tổng hợp cho các dự án thủy điện lớn, áp dụng nguyên tắc
tối ưu hóa phân bổ tài nguyên nước, lập kế hoạch trong tình
huống thủy điện xả lũ... Tuy nhiên, xem xét tác động của các dự
án thủy điện lớn lên đất, nước, thảm thực vật, sinh vật, khí hậu và
hoạt động của con người, một số dự án thủy điện quy mơ lớn
khơng có lợi cho mơi trường… cho thấy thủy điện lớn không
thuận lợi cho phát triển bền vững. Từ kinh nghiệm đó, xu hướng
phát triển thủy điện nhỏ và vừa được Trung Quốc cho là giải pháp
tích cực. Nhờ thực hiện chủ trương “tự xây dựng, tự quản lý, tự sở
hữu, tự chịu trách nhiệm”, Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển thủy
điện nhỏ và vừa, qua đó bổ sung sản lượng điện khơng nhỏ cho
điện lưới quốc gia.
Mỹ là nước sở hữu nhiều đập trên sông thứ hai trên thế giới, chỉ
sau Trung Quốc, với khoảng 79.000 đập, trong đó có 2.500 đập
Trang 9


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

thủy điện. Từ khi Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt kêu gọi
khai thác triệt để mọi dòng chảy, xứ sở cờ hoa đã biến thế kỷ 20
trở thành kỷ nguyên vàng của ngành xây đập thủy điện. Thời kỳ
này đã cho ra đời 2 đập thủy điện tầm cỡ nhất và hiện vẫn là
nguồn thủy điện lớn nhất ở Mỹ là đập Hoover trên sơng Colorado
hồn thành năm 1936 và đập Grand Coulee trên sơng Columbia

hồn thành năm 1942. Dù vậy, thủy điện hiện chỉ chiếm 7% trong
cơ cấu năng lượng của chính quyền Washington, giảm rất nhiều
so với con số 40% vào những năm 1930. Trong bối cảnh này, Mỹ
ưu tiên hoạt động nâng cấp “trẻ hóa” các nhà máy thủy điện cũ để
tăng công suất và hiệu suất của chúng.

Đập thuỷ điện Hoover ở Mĩ

Là quốc gia thiên về thủy điện, Na Uy có tới 99% tổng sản lượng
điện sản xuất từ thủy điện với cơ sở hạ tầng thủy điện và đập
nước này có “tuổi đời” trung bình khoảng 46 năm. Hiện nay, Na
Uy đang chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy điện và cải thiện
các tác động đến môi trường. Các điều khoản trong giấy phép
hoạt động của các cơng trình thủy điện ở nước này sẽ được sửa
đổi trước năm 2022, trong đó, bổ sung thêm các tiêu chuẩn chặt
chẽ hơn về đánh giá tác động mơi trường. Bên cạnh đó, do hậu
Trang 10


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

quả của biến đổi khí hậu, chính quyền Oslo đang phải đối mặt với
sự gia tăng dịng chảy trung bình tại các hệ thống sơng. Trước tình
hình đó, một số dự án tăng kích thước của các hồ chứa và turbine
để phù hợp với dòng chảy tăng lên đã được triển khai.

Nhà máy thuỷ điện Tyssedal, Na Uy

Trang 11



Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương 2: Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nhà máy thuỷ
điện
1. Cấu tạo
Nhà máy thủy điện được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:
1. Đập (Dam) chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn.
2. Ống dẫn nước (Penstock) đến turbine.
3. Tua bin (Turbine) gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ
một trục. Loại turbine phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là
Turbine Francis, có hình dạng giống như một đĩa lớn với những
cánh cong. Mỗi chiếc turbine có khối lượng lên tới khoảng 172
tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút.
4. Máy phát điện (generator) gồm một loạt các nam châm khổng
lồ quay quanh cuộn dây đồng.
5. Biến áp (Transformer) đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng
điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dịng điện có điện áp
cao hơn.
6. Đường dây điện (Power Lines): Gồm ba dây pha của năng
lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.
7. Cống xả (Outflow): Đưa nước chảy qua các đường ống và chảy
vào hạ lưu sông

Trang 12


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Nguyên lí hoạt động

Q trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn
chính:
- Giai đoạn 1: Dịng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép
lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ
với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.
- Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay turbine của máy phát
điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.
- Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện
cao thế.
- Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới
phân phối điện và truyền về các thành phố.

Trang 13


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang 14


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương 3: Lịch sử phát triển, tiềm năng và thách thức của
Thuỷ điện ở Việt Nam
1. Tiềm năng
Thủy điện ở Việt Nam thuận lợi nhờ có có lượng mưa trung bình
hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm và hệ thống sơng ngịi
dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Ngoài mục tiêu cung cấp điện,
các nhà máy thủy điện cịn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du
trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và

nhu cầu dân sinh trong mùa khơ.
Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng
ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng
tương đối lớn. Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ
biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho
đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch
địa hình tạo ra.

Trang 15


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai
thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000
MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy
nhiên, trên thực tế, tiềm năng về cơng suất thủy điện có thể khai
thác cịn nhiều hơn. Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên
thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong
tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện
năng có thể khai thác được 100 - 110 tỷ kWh.

Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình

Trang 16


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Lịch sử phát triển

a) Trước năm 1975
Trước năm 1954, các công trình thủy điện được người Pháp
nghiên cứu khai thác thủy điện - thủy lợi để phục vụ cho mục đích
khai thác thuộc địa. Các cơng trình thủy điện được lựa chọn tại
các vị trí thuận lợi, có thể xây dựng nhanh, với chi phí thấp, chưa
có nghiên cứu sâu về quy hoạch tổng thể.
Thời gian tiếp theo (1954 -1975), với sự giúp đỡ của các chuyên
gia Liên Xô và Trung Quốc, các nghiên cứu đánh giá tiềm năng
thủy điện cho lưu vực sông Hồng đã được thực hiện từ năm 1956.
Ngày 19/8/1964, cơng trình thủy điện có quy mơ lớn đầu tiên với
sự giúp đỡ của Liên Xô đã được khởi công xây dựng: Thủy điện
Thác Bà trên sông Chảy, công suất ban đầu 108 MW. Đây là cái
nôi đào tạo đội ngũ CBCNV phát triển thủy điện cho ngành Điện
sau này.
Tại miền Nam, năm 1961, người Nhật tài trợ theo chương trình
đền bù chiến phí của chiến tranh thế giới thứ hai để xây dựng dự
án Thủy điện Đa Nhim, công suất 160 MW. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của chiến tranh, Nhà máy phải ngừng hoạt động vào năm
1965, sau gần một năm đưa vào vận hành.
b) Từ năm 1975 đến năm 1994
Giai đoạn 1975 - 1994, với sự giúp đỡ lớn lao từ nước bạn Liên
Xô, Việt Nam đã xây dựng thành cơng Thủy điện Hịa Bình, là
dấu mốc quan trọng về khai thác thủy năng to lớn cho đất nước.
Tại miền Nam, công tác khắc phục Nhà máy Thủy điện Đa Nhim
được thực hiện khẩn trương, và cuối năm 1975, Nhà máy đã vận
hành trở lại. Để tiếp tục bổ sung nguồn điện cho miền Nam, ngày
30/4/1984, Thủy điện Trị An đã chính thức khởi cơng xây dựng.
Trong giai đoạn này, tại miền Trung, một số thủy điện nhỏ và vừa
cũng bắt đầu được các đơn vị khảo sát - thiết kế trong nước bắt
tay thực hiện như Thủy điện Đrây H’linh (12 MW), Thủy điện

Vĩnh Sơn (66 MW).
c) Từ 1995 đến năm 2005
Trang 17


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

Có thể nói, giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp phát triển
thủy điện của đất nước. Nhiều cơng trình thủy điện được xây
dựng và đưa vào vận hành, bao gồm cả những cơng trình thủy
điện lớn, đa mục tiêu: Thủy điện Ialy, Thủy điện Hàm Thuận - Đa
Mi, Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Tuyên Quang…
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc và chuyển
biến về chất của kỹ thuật xây dựng thủy điện trên tất cả các lĩnh
vực, từ quản lý dự án, tư vấn xây dựng, thi công và vận hành nhà
máy thủy điện. Từ việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật từ
nước ngoài, đội ngũ người Việt đã tự chủ được tất cả công đoạn
để xây dựng thành công các công trình thủy điện, với bất kể qui
mơ nào.
Thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt thành tựu kỹ thuật hoàn toàn
do các kỹ sư trong nước làm chủ. Cùng với việc áp dụng thành
công những kết cấu trong xây dựng đập, cơng tác chế tạo thiết bị
cơ khí thủy cơng cho các dự án thủy điện đã có tiến bộ vượt bậc.
Hầu như tồn bộ thiết bị cơ khí thủy công trong giai đoạn này là
do các nhà máy cơ khí trong nước đảm nhận.
d) Từ năm 2006 đến nay
Đây là giai đoạn tiếp nối quan trọng trong việc khai thác năng
lượng thủy điện của đất nước. Những dự án thủy điện lớn nhất
được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ này như: Thủy điện
Sơn La (2400 MW), Thủy điện Lai Châu (1200 MW) và Thủy

điện Huội Quảng (560 MW). Phát triển thủy điện bắt đầu đi vào
chiều sâu.
Hiện nay, Quy trình vận hành liên hồ chứa cho các bậc thang thủy
điện đã được thiết lập và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định ban hành cho tất cả các lưu vực sơng có bậc thang thủy điện.
Đến năm 2018, đã có tổng số 80 dự án thủy điện lớn và thủy điện
vừa vào vận hành với tổng công suất lắp máy là 15.999 MW.
Có thể nói, tới nay các dự án thủy điện lớn có cơng suất trên 100
MW hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi,
chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công. Một số nhà
máy thủy điện đang được xây dựng mở rộng và các nhà máy thủy
điện tích năng sẽ được tiến hành đầu tư để phù hợp với cơ cấu
nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia.
Trang 18


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Thách thức
Phát triển Thuỷ điện ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đã
đóng góp khơng nhỏ vào cơng cuộc phát triển kinh tế của đất
nước, nhưng cũng chính Thuỷ điện lại là tác nhân gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống sinh kế của hàng trăm ngàn người do
vấn đề di dân tái định cư, gây biến đổi cảnh quan nguồn nước, tác
động tiêu cực tới tài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản, hệ sinh
thái và đa dạng sinh học cả vùng thượng lưu và hạ lưu các con
đập.
Cuối tháng 9 năm 2009, thuỷ điện A Vương ở Quảng Nam xả lũ
sau bão số 9 gây ngập úng trên diện rộng.
Tháng 9 năm 2016, vụ vỡ ống thủy điện Sơng Bung 2 làm nhiều

người mất tích.
Tháng 10 năm 2016 Thủy điện Hố Hô xả lũ gây ra ngập úng diện
rộng trên các xã thuộc huyện Hương Khê - Hà Tĩnh và phía Bắc
tỉnh Quảng Bình cộng thêm tình hình mưa kéo dài gây thiệt hại
nghiêm trọng tương đương trận lũ lịch sử năm 1999.
Tháng 12 cùng năm, 12 hồ thủy điện ở Nam Trung Bộ đồng loạt
xả lũ, cùng với mưa lớn gây ngập nặng, ít nhất 3 người chết.

Trang 19


Viện Điện – Đại học Bách khoa Hà Nội
Tình trạng ngập diện rộng tại huyện Con Cuông - vùng hạ du của thủy điện Bản Vẽ,
cuối tháng 8-2018

Chương 4: Kết luận
Tóm lại, Thuỷ điện là một nguồn năng lượng khổng lồ, khơng thể
thay thế trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới. Vì
thế việc tận dụng nguồn năng lượng vô tận này là việc làm quan
trọng nhằm cung cấp điện đến khắp mọi nơi trên đất nước Việt
Nam ta.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Phạm Minh Tú đã
tận tình hướng dẫn chúng em, đặc biệt cho chúng em thoải mái
chọn đề tài để nâng cao khả năng sáng tạo, khả năng tìm tịi thơng
tin trên internet giúp chúng em hồn thành bản báo cáo này một
cách hiệu quả nhất. Chúng em rất mong được nghe ý kiến từ thầy
để củng cố hơn kiến thức của mình về chuyên ngành Kỹ thuật
Điện!
Ngày 24 tháng 01 năm 2022
Nguyễn Quốc Khánh

Nguyễn Minh Hưng

Trang 20



×