Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.43 KB, 17 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỊA BÌNH
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 03
(MODULE 4: SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM
NON)
Họ và tên: Bùi Thị Định
Ngày sinh: 23/09/1995
Lớp: Lạc Sơn 6
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Lương
Huyện: Lạc Sơn.
BÀI LÀM:
Câu 1: Trình bày các bước thực hiện sinh hoạt chuyên theo hướng
nghiên cứu bài học. Liên hệ việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học ở đơn vị đồng chí công tác.
Trả lời:
* Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học diễn ra liên tục qua các
chu trình - 4 bước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
(1) Bước 1- Chuẩn bị bài học minh hoạ. Bước này tập trung vào xây dựng
một kế hoạch triển khai bài học minh họa;
(2) Bước 2 – Thực hiện bài học minh họa và tiến hành dự giờ, quan sát
diễn biến học tập của trẻ. Bước này tập trung vào việc thu thập những bằng chứng
sinh động về việc trẻ học như thế nào;
(3) Bước 3 – Chia sẻ và suy ngẫm về diễn biến việc học của trẻ trong bài
học minh họa. Bước này tập trung vào việc phân tích và suy ngẫm để lí giải cặn kẽ
việc học của trẻ;
(4) Bước 4 – Vận dụng những bài học thu được từ quan sát, trao đổi trong
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào bài học hàng ngày ở các
nhóm/lớp khác nhau. Đây là bước đưa kết quả của sinh hoạt chuyên môn vào đời
1


sống nhà trường và tiếp tục cho một chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên


cứu bài học tiếp theo.
* Liên hệ thực tế: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại trường
mầm non cần thực hiện đủ 4 bước trong chu trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn.
Cách thức thực hiện mỗi bước trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học
Bước 1: Chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa
Bước chuẩn bị bao gồm xác định vấn đề, phân công giáo viên dạy và chuẩn
bị kế hoạch (bài soạn) bài học minh họa cho sinh hoạt chuyên môn.
1. Xác định vấn đề cho buổi sinh hoạt chuyên môn:
Căn cứ vào kế hoạch sinh hoạt chuyên mơn của nhà trường, người chủ trì
xác định mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn. Giai đoạn đầu, mục tiêu của
buổi sinh hoạt chuyên mới tập trung vào việc rèn tập kỹ thuật thực hiện sinh hoạt
chuyên môn mới, cụ thể: cách quan sát, cách chia sẻ, suy ngẫm. Mục tiêu này có
thể là các vấn đề được phát hiện hoặc cần được suy ngẫm tiếp nối từ buổi sinh hoạt
chun mơn trước đó.
2. Phân cơng giáo viên dạy:
Người chủ trì nên khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký dạy giờ học
cho sinh hoạt chuyên môn mới. Nếu khơng có giáo viên tự nguyện người chủ trì
lựa chọn giáo viên, hoạt động, lớp dạy minh họa. Các giáo viên trong trường cần
được cử lần lượt để ai cũng được dạy minh họa.
3. Chuẩn bị bài minh họa:
Trong sinh hoạt chuyên môn mới, bài minh họa được sử dụng để chỉ hoạt
động, giờ học được thực hiện để giáo viên dự giờ quan sát và chia sẻ học tập. Việc
chuẩn bị bài minh họa có thể do giáo viên dạy minh họa thực hiện hoặc do một
nhóm giáo viên cùng làm nếu người được phân công dạy yêu cầu.
Trong sinh hoạt chuyên môn mới, bài minh họa là một thử nghiệm để nghiên
cứu, là cơ hội để giáo viên học tập từ các tình huống học thực tế để thực sự dạy vì
trẻ. Người dạy minh họa là người tạo cho đồng nghiệp có cơ hội học tập để dạy
cho trẻ tốt hơn. Do đó:
2



- Khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch với ý định sáng tạo và vì trẻ,
linh hoạt điều chỉnh việc dạy theo sát việc học của trẻ, thực sự giúp trẻ học thêm
được điều gì đó có lợi cho trẻ. Tơn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của
giáo viên khi soạn bài với ý tưởng mới.
- Giáo viên tuyệt đối không dạy/ không hướng dẫn/ không luyện trẻ, không
sắp đặt giờ trước khi dạy minh họa, hãy để giờ học đúng là quá trình trẻ học được
những điều mới mẻ, được trải nghiệm quá trình tìm tòi, thử sai, mắc lỗi và sửa lỗi.
Hãy để lớp học là nơi để mọi trẻ, với các mức độ phát triển khác nhau, được diễn
ra như một lớp học bình thường mà đồng nghiệp đến dự nhìn thấy ở đó những tình
huống đã xảy ra tại lớp của mình.
Bước 2: Dạy và dự giờ, quan sát bài học
1.

Chuẩn bị lớp dạy minh họa và bố trí người dự

Bố trí để tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều có cơ hội tham dự. Điều
chỉnh số người tham dự sinh hoạt chuyên môn mới cho vừa mức (thực tế cho thấy
nên là từ 20 đến 30 người). Nếu quá đông giáo viên không quan sát tốt và ảnh
hưởng tới hoạt động học tập của trẻ. Hơn nữa, việc suy ngẫm, phản hồi bị hạn chế
vì khơng đủ thời gian cho mọi người phát biểu, từ đó khơng hình thành được mối
quan hệ lắng nghe – một mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới.
Việc dự giờ cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt
động của cơ và trẻ trong lớp, khơng gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa.
Người chủ trì phải gương mẫu khi dự giờ (có vị trí dự giờ phù hợp, lắng nghe, có
sự quan sát tập trung, tinh tế, nhạy cảm).
Quay phim hoặc cử người quay phim giờ học. Người chủ trì nên là người
quay phim các tình huống lớp học (có thể chọn ra cảnh tiêu biểu nhất, xác định rõ
thời điểm giây phút của bài học để gợi ý khi phân tích bài học và thảo luận). Để

định hướng cho việc quan sát lại và thảo luận hiệu quả, người quay phim cần chọn
góc quay đủ rộng để có cảnh quay bao quát lớp học. Đồng thời, đơi lúc phải chọn
quay cận cảnh riêng trẻ/nhóm trẻ trong các tình huống điển hình (lúc hoạt động cá
nhân, lúc hoạt động nhóm, sản phẩm…).
2. Dạy bài học minh họa

3


Giáo viên dạy minh họa là người toàn quyền quyết định sẽ dạy như thế nào
trên lớp để thể hiện ý đồ sáng tạo trong bài học minh họa. Dù việc xây dựng kế
hoạch có thể do nhiều người tham gia, nhưng khi thực hiện trên lớp, căn cứ vào
tình hình thực tế của trẻ giáo viên dạy có thể điều chỉnh kế hoạch ban đầu, lược bỏ
hay thay đổi cách tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với trẻ.
Để bài học có thể diễn ra tự nhiên, giáo viên dạy khơng cần có phần giới
thiệu đại biểu trước khi vào giờ nếu trẻ khơng hỏi. Việc dặn dị trẻ trước bài học
cũng có thể gây nên khơng khí không tự nhiên trong lớp.
3. Dự giờ
Khi dự giờ phải tập trung vào việc học của trẻ, quan sát kỹ trẻ cảm thấy thế
nào trong bài học. Vị trí quan sát rất quan trọng. Giáo viên dự giờ phải tự tìm
những vị trí tốt để có thể quan sát được nét mặt, các biểu hiện, hoạt động, sản
phẩm của trẻ càng nhiều càng tốt.
Việc quan sát cần tập trung chú ý vào các biểu hiện của trẻ: thái độ, nét mặt,
hành vi, cử chỉ, điệu bộ và lời nói, sự quan tâm của trẻ với bài học, mối quan hệ
giữa trẻ với nhau, các hoạt động, việc làm và sản phẩm của trẻ. Đặc biệt chú ý đến
sự thay đổi của trẻ trước hành vi của giáo viên và bạn bè cũng như khi thay đổi
hoạt động trong bài học. Những câu hỏi để tìm thơng tin về hoạt động của trẻ khi
dự giờ quan sát có thể là:
- Trẻ hoạt động như thế nào?
- Khi nào trẻ học thực sự?

- Khi nào trẻ không tập trung vào hoạt động?
- Trẻ nào gặp phải khó khăn gì?
- Giáo viên giúp trẻ vượt qua khó khăn như thế nào?
Người dự có thể kết hợp nhìn bao qt tồn cảnh lớp học và chọn tìm những
trẻ tiêu biểu nhất, điển hình nhất để tập trung chú ý, thu thập thông tin. Cố gắng
lắng nghe những câu trả lời, các ý kiến của trẻ hoặc nhìn xem sản phẩm của trẻ ra
sao (có vấn đề gì? so với yêu cầu thì như thế nào...?).
Việc quan sát việc học của từng trẻ một cách tỷ mỷ giúp giáo viên có thơng
tin phong phú để suy ngẫm và chia sẻ. Dần dần, sau một thời gian giáo viên sẽ có
4


thói quen và năng lực quan sát tinh tế, nhạy cảm về trẻ - một phẩm chất và năng
lực mới, đặc biệt quan trọng để giáo viên cải tiến khả năng chun mơn của mình.
Đặc biệt, khi từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của giáo viên, người dự và
người dạy sẽ thấy tự tin hơn, cùng nhau hướng về một điểm chung: việc học của
trẻ. Giáo viên không còn để ý đến những khoảng cách năng lực giữa các giáo viên,
thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ ý kiến. Từ đó giáo viên dễ dàng chấp nhận lẫn
nhau (vì sẽ chỉ quan tâm đến những khó khăn của người giáo viên trước sự thay
đổi phức tạp trong việc học của trẻ).
Khi quan sát trẻ trong bài học, người dự cần quan tâm đến 2 vấn đề: chất
lượng của việc học; và sự quan tâm, tương tác trong bài học. Về chất lượng của
việc học người dự cần tập trung tìm thơng tin về trải nghiệm học tập của trẻ: trải
nghiệm gì? Về cái gì? Như thế nào? Những trải nghiệm đó có tạo cho trẻ được học
thực sự không? Đối tượng, công cụ trải nghiệm là gì. Người dự cũng tìm thơng tin
về quan hệ, tương tác của trẻ với đồ dùng, đồ chơi, nội dung bài học, tương tác của
trẻ với nhau, có trẻ nào bị bỏ rơi, không tham gia các hoạt động học tập trong bài
học khơng.
Việc ghi chép đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phần chia
sẻ và suy ngẫm. Để suy ngẫm hiệu quả, cần ghi được các tình huống học tập của

trẻ diễn ra trong bài học, nên cho trẻ đeo biển tên hay kí hiệu để có thể ghi chép
được những biểu hiện của trẻ.
Khi dự giờ, bốn câu hỏi quan trọng mà mỗi giáo viên phải có được câu trả
lời khi quan sát tìm thơng tin về việc học của trẻ: Trẻ nào? Khi nào? Như thế nào?
Vì sao? Để tìm câu trả lời, người dự phải quan sát những biểu hiện của trẻ ở cả lớp
và trẻ điển hình, những hướng dẫn của giáo viên, sản phẩm trẻ làm, cách trẻ làm,
thái độ cử chỉ của trẻ. Người dự cũng nghe những trao đổi của trẻ với nhau và với
cô, những hướng dẫn của cô với trẻ. Người dự cần ghi những biểu hiện của trẻ mà
mình tập trung quan sát, những tình huống học tập của trẻ diễn ra trong hoạt
động/giờ học. Việc ghi phải mô tả đầy đủ trẻ đã chọn là trẻ nào? Những biểu hiện
của trẻ như thế nào? và khi nào có những biểu hiện đó? (Ghi nhanh: lời nói/ngơn
ngữ cơ thể/ sản phẩm/ thao tác …).
Trong q trình quan sát, người dự luôn suy nghĩ để đưa ra những dự đoán
về nguyên nhân lý giải những biểu hiện của trẻ. Những nguyên nhân cần nghĩ về
5


những khó khăn, những vấn đề của trẻ - chủ thể của quá trình học, tránh việc đưa
ra những nguyên nhân khách quan như do cơ nói nhanh, do cơ chưa quán xuyến
được lớp, hoặc những nguyên nhân tại trẻ như: trẻ không hiểu cô, trẻ chậm...
Bước 3: Thảo luận, chia sẻ và suy ngẫm về bài học
Phần quan trọng nhất trong sinh hoạt chuyên môn là phần suy ngẫm về bài
học vừa dự, nó quyết định chất lượng và hiệu quả việc học của giáo viên trong sinh
hoạt chuyên mơn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến
đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu
quả học tập của tất cả những người tham gia vào sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên,
đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng
tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt vai trị, năng lực của người chủ trì.
Thơng thường, cứ 1 giờ dự giờ phải cần ít nhất 2 giờ thảo luận, chia sẻ và suy
ngẫm.

(1) Tổ chức thảo luận chia sẻ và suy ngẫm sau dự giờ bài học: Bố trí chỗ
thảo luận sau dự giờ đảm bảo thoải mái, thân thiện: Thảo luận ngay tại lớp học vừa
dự là tốt nhất vì dễ trao đổi về các yếu tố liên quan đến bài học như bố trí khơng
gian và môi trường lớp học, các đồ dùng đồ chơi, các sản phẩm của bài học….Có
thể bố trí thảo luận ở phòng họp rộng nhưng sắp xếp giáo viên ngồi đối diện nhau
để dễ trao đổi cởi mở, có tivi hoặc máy chiếu để xem lại bài học.
Dành thời gian (15 – 30 phút) cho người dự suy ngẫm kỹ những điều mình
quan sát được. Người dự có thể trao đổi với nhau, chia sẻ những thông tin thu thập
được hay những chi tiết hoặc những phán đốn của mình về các tình huống họ
quan tâm. Người dự cũng sẽ tóm lược những ý quan trọng sẽ phát biểu chia sẻ.
Đây cũng là thời gian người chủ trì xem lại các trích đoạn băng hình quay được để
chọn lọc những cảnh quay điển hình.
Có ba hoạt động chính trong buổi thảo luận, đó là: 1) Giáo viên minh họa
chia sẻ ý định tiến hành bài học và cảm nhận sau bài học; 2) Giáo viên dự bài học
thảo luận, chia sẻ những điều mình quan sát và suy ngẫm về bài học; và 3) Người
chủ trì tổng kết buổi sinh hoạt chuyên môn.
1) Giáo viên minh họa sẽ chia sẻ với tập thể người dự ý định tiến hành bài
học của mình, bao gồm:
6


- Mục tiêu trong hoạt động là gì? Nếu là giờ học sẽ là mục tiêu của giờ học
vừa dự, nếu là một hoạt động hoặc một thời điểm thì có thể nêu mục tiêu của thời
điểm, hoạt động đó trong kế hoạch tuần hoặc kế hoạch tháng
- Các ý định của giáo viên nhằm đạt mục tiêu đó: ý định về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng đồ chơi, cách tổ chức các hoạt động học
cho trẻ trong bài học.
- Giải thích lí do vì sao thực hiện ý tưởng tổ chức hoạt động như vậy Điểm
thứ hai giáo viên minh họa cần chia sẻ là cảm nhận của mình sau hoạt động, cụ thể,
giáo viên minh họa sẽ chia sẻ:

- Về những điểm đã tiến hành thành cơng
- Về những điểm cịn cảm thấy khó khăn, băn khoăn - Cảm nghĩ về điểm nổi
bật của hoạt động: chỉ ra một vài tình huống học tập của trẻ và nêu cảm nghĩ của
mình lúc đó, có thể gợi nhớ lại các tình huống trong bài học mà những phản ứng
của trẻ khiến cô ngạc nhiên, hài lịng, băn khoăn hoặc cảm thấy khó xử lý…
2) Việc chia sẻ giữa các giáo viên dự bài học phải dựa trên ý định tiến hành
bài học của giáo viên minh họa và thực tế những gì diễn ra trong bài học vừa được
dự. Người dự cần chia sẻ: Những điều học được qua suy ngẫm về bài học: nêu
được điểm hay từ suy ngẫm về bài học đã dự. Điều quan trọng là giáo viên dự cần
rèn luyện khả năng nhìn vấn đề theo hướng tích cực, coi bài dạy minh họa của
đồng nghiệp là một trải nghiệm thực tế, để qua đó mỗi giáo viên tự rút ra được
kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng lại trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ;
Tất cả những ý kiến chia sẻ đều dựa trên những gì giáo viên quan sát được từ
thực tế việc học của trẻ diễn ra trong bài học, chứ không phải từ sự suy diễn, giả
định. Cần chia sẻ những gì quan sát được trên cơ sở chú ý vào từng trẻ hoặc nhóm
trẻ. Mơ tả cụ thể thái độ, hành vi, cảm xúc, kết quả và sản phẩm của trẻ, nêu phán
đoán của mình qua suy ngẫm xem trẻ đang nghĩ gì, cảm thấy gì. Câu chia sẻ phải
đủ thơng tin cho các câu hỏi: trẻ nào? Lúc nào/khi nào? Như thế nào? Thể hiện
điều gì? vì sao? Khi khả năng quan sát và cảm nhận về việc học của trẻ đã đạt đến
độ tinh tế, phần suy ngẫm và chia sẻ sẽ có thêm phần tìm lí do tại sao thực tế đó lại
xảy ra, và suy nghĩ tìm những biện pháp cải tiến.
7


Khi suy ngẫm, chia sẻ, thảo luận về bài học không đánh giá, xếp loại bài
học, giờ hoạt động; Định hướng suy ngẫm phải dựa trên thực tế việc học của trẻ đã
diễn ra trong giờ hoạt động vừa dự, chỉ suy ngẫm, chia sẻ về những gì đã diễn ra
trong bài học minh họa; Ý kiến chia sẻ phải thể hiện sự đánh giá cao người dạy
minh họa. Cần để giáo viên nêu ý kiến bằng cách mô tả lại các tình huống trẻ được

học và các tình huống trẻ khơng được học trong bài học minh họa đó. Mỗi khi giáo
viên có ý kiến chia sẻ về việc học của trẻ, người điều hành cần yêu cầu họ chỉ rõ:
trẻ nào? Lúc nào? Như thế nào? Tại sao? hoặc có thể chia sẻ bằng hình ảnh tình
huống đó qua việc xem clip trong đoạn phim quay được (có thể chỉ rõ qua chọn
cảnh trẻ đó trong phim).
(2) Một số nội dung thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ
Cụ thể, người tham dự sinh hoạt chun mơn có thể tập trung vào thảo luận
một số hoặc tất cả các điểm cơ bản sau đây:
+ Về cấu trúc và tiến trình bài học:
- Bài học có những gì mới, sáng tạo? (từ việc đặt mục tiêu, chọn nội dung
học, đồ dùng đồ chơi và sự hỗ trợ của giáo viên đến ý định, thực thi tiến trình bài
học so với tài liệu hướng dẫn).
- Bài học có bao nhiêu hoạt động chính, đó là những hoạt động nào?
- Số lượng thứ tự hoạt động đó có phù hợp với việc học của trẻ không?
- Cấu trúc bài học (các hoạt động, nội dung học tập) có phù hợp với thực tế
của trẻ khơng?
- Tiến trình bài học có giúp trẻ hứng thú học tập và hoạt động, việc học tập
thực sự có ý nghĩa khơng?
- Trẻ có theo kịp tiến độ bài học đó khơng? (có đủ thời gian cho hoạt động
học của trẻ, hướng dẫn có dễ hiểu, hấp dẫn không...)
+ Về việc học của trẻ (các thành cơng, khó khăn của trẻ):
- Cần nêu cụ thể từng trẻ, trong từng thời điểm cụ thể.
- Sự tham gia của từng trẻ vào bài học như thế nào? Trong lúc nào? Vì sao?
- Hoạt động cá nhân của trẻ được thể hiện như thế nào? Vì sao?
8


- Hoạt động nhóm của trẻ (nếu có) được thể hiện như thế nào? Vì sao?
- Lời nói, cách diễn đạt, trình bày và sản phẩm học tập của trẻ được thể hiện
như thế nào? Chứng tỏ điều gì? Tại sao?

- Trẻ gặp khó khăn gì trong việc học tập ? Vì sao?
- Khi nào trẻ bị gặp khó khăn (không hiểu, làm bài hoặc trả lời sai)? Tại sao
lại như vậy? Làm thế nào để giải quyết tình trạng đó?
- Trẻ đã thành cơng hay thất bại trong học tập như thế nào (những hành
động, thái độ, lời nói, cử chỉ, bài làm...)? Vì sao?
+ Các mối quan hệ và sự ứng xử của giáo viên :
- Mối quan hệ giữa giáo viên - trẻ, giữa trẻ - trẻ, đồ dùng học tập và trẻ như
thế nào?
- Mối quan hệ giữa trẻ với các câu hỏi, bài tập của giáo viên đưa ra như thế
nào?
- Trẻ có thái độ, phản ứng, đáp ứng như thế nào trước giáo viên, bạn học, đồ
dùng, nội dung bài học, câu hỏi hoặc bài tập do giáo viên đưa ra?
- Giáo viên có cảm nhận hoặc biết gì về tình hình của trẻ không? Tại sao?
- Giáo viên phản ứng như thế nào trước các hành động của trẻ? Giáo viên có
thể ngay lập tức đưa ra quyết định để đáp lại các hành động của trẻ khơng? Vì sao?
Giáo viên đã làm gì để giúp trẻ vượt qua những khó khăn?
- Giáo viên đã xử lí các tình huống ln thay đổi, xảy ra với trẻ trong giờ học
như thế nào?...
- Người chủ trì và vai trị của người chủ trì buổi sinh hoạt chun mơn
+ Người chủ trì sinh hoạt chun môn là người chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện buổi sinh hoạt chuyên môn theo đúng kế hoạch của nhà trường. Giai
đoạn đầu, người chủ trì nên là thành viên ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt, nếu
hiệu trưởng là người chủ trì sẽ giúp giáo viên tin tưởng và đón nhận sinh hoạt
chun mơn mới tốt hơn. Khi giáo viên trong nhà trường đã biết cách thực hiện
sinh hoạt chuyên môn mới, tổ trưởng chuyên môn hoặc là bất kì giáo viên nào có

9


khả năng dẫn dắt cuộc thảo luận, duy trì khơng khí học hỏi trong suốt buổi sinh

hoạt chun mơn đều có thể đảm nhận vai trị chủ trì.
Người chủ trì buổi sinh hoạt chun mơn có các nhiệm vụ:
- Xác định mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn, phân công người dạy
minh họa hỗ trợ trực tiếp hoặc phân công người giúp đỡ giáo viên dạy minh họa
chuẩn bị bài học.
- Dự giờ quan sát, quay băng bài học.
- Tổ chức và dẫn dắt thảo luận và chia sẻ
* Vai trị của người chủ trì trong buổi thảo luận, chia sẻ và suy ngẫm sau dự
giờ là:
+ Làm cho khơng khí thảo luận cởi mở, thoải mái, có tính học hỏi
Người chủ trì cần vui vẻ, thoải mái (có thể hài hước) và linh hoạt khi dẫn dắt
buổi thảo luận để cuộc thảo luận được tổ chức càng thoải mái, càng linh hoạt bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Người chủ trì tranh thủ ý kiến của các giáo viên đã nêu
để đào sâu, phát triển thêm ý kiến khác. Diễn biến buổi thảo luận có thể biến đổi
tùy thuộc vào thực tế các ý kiến và sự quan tâm, hứng thú của người tham gia. Chủ
trì khơng tham lam nói nhiều, nói theo chủ quan của mình (kiểu áp đặt, độc thoại,
hoặc dạy người khác) mà cần tập trung cao để lắng nghe các ý kiến.
Người chủ trì ln kiểm sốt tình hình thảo luận để duy trì và đảm bảo việc
thảo luận đúng các nguyên tắc đã quy định, thống nhất. Đó là chỉ chia sẻ những gì
quan sát được về việc học của trẻ, chỉ đưa ra dự đốn suy ngẫm về những gì diễn ra
trong bài học.
Người chủ trì cần định hướng ý kiến thảo luận có tính hợp tác, lời nói thể
hiện chia sẻ thật lịng, cầu thị. Hạn chế lời nói có tính phê bình, chỉ trích và thể
hiện việc đánh giá giáo viên dạy minh họa đánh giá, hay các ý kiến mang tính áp
đặt, chủ quan. Có như vậy mới xây dựng nên mối quan hệ thân thiện, học hỏi, cộng
tác hỗ trợ nhau giữa các giáo viên trong khi thảo luận (việc này cần làm ngay, liên
tục trong các buổi sinh hoạt chun mơn đầu tiên).
+ Phá vỡ thói quen, ngăn chặn trở về sinh hoạt chuyên môn truyền thống

10



Khi mới thực hiện sinh hoạt chuyên môn, cần đặt mục tiêu rèn tâp cho giáo
viên có kỹ năng quan sát, suy ngẫm về việc trẻ học như thế nào. Trong mỗi buổi
sinh hoạt chun mơn, người chủ trì phải kiên trì và nhất quán để đảm bảo thực
hiện quy tắc dự giờ, thảo luận: – Khi dự giờ tập trung vào việc học của trẻ. - Thảo
luận về thực tế việc học của trẻ, phải chỉ rõ tình hình việc học của trẻ; không đánh
giá và xếp loại bài học minh họa. Người chủ trì cần yêu cầu giáo viên phải nêu rõ
bằng chứng về việc học của trẻ, càng cụ thể càng tốt (Trẻ nào? Lúc nào? Biểu hiện
của trẻ như thế nào? Biểu hiện đó thể hiện trẻ cảm thấy gì, nghĩ gì? Vì sao? ...).
Rèn tập cho giáo viên khi nêu ý kiến phải nói rõ: Đã học được những gì (từ giáo
viên, từ trẻ, từ nội dung bài học…). Nếu có ý kiến về vấn đề việc học của trẻ thì
chỉ rõ: Lúc nào? Trẻ nào? Như thế nào? Thể hiện điều gì? Và tại sao như thế? (nên
yêu cầu chỉ rõ trong phim, ảnh; đôi khi cần quay lại và quay chậm cảnh để mọi
người thấy rõ). Bằng cách kiên trì như vậy, giáo viên sẽ dần hình thành thói quen
quan sát tỷ mỷ, tinh tế và nhạy cảm khi làm việc với trẻ.
Phá vỡ thói quen nêu ý kiến có tính chất tiêu cực cũng là một trọng tâm
người chủ trì cần chú ý, sao cho trong chia sẻ ý kiến tất cả giáo viên tìm được điều
có thể học hỏi lẫn nhau. Vai trị của người chủ trì trong khi trao đổi giờ dạy không
phải là đưa ra ý kiến riêng của mình, lại càng khơng phải là hỏi những giáo viên
khá giỏi đưa ra ý kiến, mà yêu cầu tất cả các giáo viên phát biểu. Tất cả các ý kiến
của giáo viên đều được tôn trọng. Không được để người dạy minh họa trở thành
mục tiêu để người dự giờ phê bình chỉ trích. Trong sinh hoạt chun mơn tất cả các
giáo viên đều phải ủng hộ những cố gắng của người dạy minh họa.
+ Gợi mở/định hướng vấn đề trọng tâm để người dự tham gia thảo luận
Trong giai đoạn đầu, người chủ trì ln ln định hướng cho người tham gia
trao đổi về tình hình thực tế của trẻ trong bài học, đối chiếu với ý định của giáo
viên dạy minh họa.
Khi giáo viên đã quen cách quan sát và suy ngẫm, người chủ trì cần yêu cầu
giáo viên nêu nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề thực trạng việc học của

trẻ để bài học tốt hơn.
Muốn gợi mở để người tham gia thảo luận đúng trọng tâm, người chủ trì
phải cố gắng hiểu ý kiến chia sẻ của người dự giờ. Muốn vậy, người chủ trì tìm
hiểu ý nghĩa và đào sâu những ý kiến của giáo viên bằng cách luôn luôn yêu cầu
11


người dự khi nêu ý kiến phải chỉ rõ đang nói đến tình huống nào? Trẻ nào? Phải
nêu ra được ý kiến theo cách nhìn riêng của mình. Từ đó, mọi người sẽ học hỏi
được nhiều trong sinh hoạt chuyên mơn.
Người chủ trì cũng hướng cho người dự tăng cường trao đổi về ý định của
giáo viên dạy minh họa đối với bài học. Xem xét giáo viên dạy minh họa tiến hành
bài học với những ý định riêng để phát triển những khả năng nào của trẻ? Những ý
định đó được thể hiện như thế nào? Tác dụng của nó ra sao?
Người chủ trì cũng hướng cho người dự cố gắng tìm ra những điểm trội
trong các tình huống giáo viên dạy minh họa hướng dẫn, giao tiếp, trả lời trẻ. Giờ
học nào cũng có những điểm nổi trội nhất định. Cần chỉ ra để mọi giáo viên cùng
học tập và vận dụng (đặc biệt về quan hệ và tương tác giữa cô và trẻ). Hãy gợi ý để
giáo viên cùng nhau tìm xem những thay đổi của trẻ diễn ra (hoặc có khả năng diễn
ra) ở những chỗ nào? Những chỗ nào trẻ được học, hoặc có thể được học? Sau đó
trao đổi các khả năng cải tiến bài học ở những thời điểm ấy.
Người chủ trì cũng cần làm sáng tỏ những gì các giáo viên dự giờ khơng
nhận thấy rõ ràng hoặc những gì họ chưa thực sự quan tâm chú ý. Để làm điều này,
ngoài việc khai thác sâu hơn các ý kiến chia sẻ của giáo viên, người chủ trì cũng
cần đưa ra những hình ảnh mà người dự khơng để ý hoặc khơng nhìn thấy để người
dự cùng suy ngẫm, dự đốn và chia sẻ ý kiến.
Trong thực tế, do mải lo việc dạy và chịu các áp lực tâm lý khi dạy nên giáo
viên dạy minh họa thường không quan sát và bao qt hết việc học của trẻ. Do đó,
họ khơng biết hết tình hình học tập của các em như thế nào. Mỗi người dự quan sát
được và nêu ra một cách tỷ mỷ, đầy đủ sẽ giúp từng người có nhiều thơng tin và

suy ngẫm sâu hơn về trẻ. Đó chính là q trình cộng tác khám phá và học hỏi lẫn
nhau. Thơng qua q trình này, tình đồng nghiệp sẽ nảy nở và phát triển giữa tất cả
các giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc ở trường.
+ Định hướng người tham gia lắng nghe lẫn nhau
Xây dựng văn hóa nghe, tập cho giáo viên lắng nghe lẫn nhau. Nhắc nhở
giáo viên khơng nói chuyện riêng, đảm bảo việc lắng nghe của mọi người trong các
buổi thảo luận. Người chủ trì gương mẫu lắng nghe mọi người nêu ý kiến (nghe,
suy ngẫm, ghi chép).
12


Hướng cho mọi người, ai cũng phải có ý kiến: Không chỉ gọi các giáo viên
giỏi nêu ý kiến. Gọi tất cả các giáo viên để ai cũng phải có ý kiến. Hạn chế tình
trạng giáo viên giỏi trở thành “giáo viên lớn tiếng”.
Sẵn sàng ngăn chặn không để xảy ra tình trạng giáo viên dạy minh họa trở
thành mục tiêu bị phê bình, chỉ trích (vì trong sinh hoạt chuyên môn, giờ học minh
họa là của chung mọi người).Sẵn sàng ngăn chặn không để giáo viên dự chuyển từ
phê phán người dạy minh họa sang phê phán trẻ.
Ví dụ: nếu giáo viên dự có ý kiến như “Tơi thấy trẻ nắm bài chưa tốt, chưa
tìm đúng chữ cái, trẻ chậm hiểu và chưa tích cực phát hiện sai của bạn, một số
cháu trầm và khơng tích cực hoạt động... thì người chủ trì cần yêu cầu chỉ rõ: Cháu
nào? Vì sao các cháu lại như vậy? Có phải là do các cháu chưa học bài trước đó
khơng? Trong tình huống đó của bài học, làm thế nào để giúp các cháu vượt qua
khó khăn đó? ...
* Tổng kết buổi sinh hoạt chun mơn người chủ trì sẽ:
- Tóm tắt lại những điểm nổi trội đã thảo luận;
- Nêu lại những vấn đề cần lưu ý và còn cần tiếp tục tìm hiểu suy ngẫm thêm
để có thể phải làm rõ trong buổi sinh hoạt chuyên môn sau
- Rút kinh nghiệm về cách thực hiện sinh hoạt chuyên môn
Câu 2: Xây dựng kế hoạch về thực hiện tự bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN của cá nhân.
Trả lời:
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non
Năm học 2021 - 2022
Căn cứ kế hoạch số 08 /KH-MNPL ngày 12 /7/2021 của trường Mầm non Phu
Lương kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021– 2022.
Căn cứ kế hoạch số 13 /KH-MNPL ngày 25 /9/2021 của trường Mầm non Phu
Lương kế hoạch thực hiện nhiện vụ năm học 2021– 2022.
13


Căn cứ nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của bản thân. Tôi xây dựng Kế hoạch tự
học tự bồi dưỡng cho bản thân năm học 2021 - 2022 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Giáo viên mầm non thực hiện bồi dưỡng thường xuyên để bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với GVMN; là căn cứ để quản
lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
nhằm nâng cao nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non;
đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của GVMN với yêu cầu
phát triển GDMN và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN.
II. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
Bồi dưỡng cập nhập kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non:
- Các văn bản mới ban hành đối với giáo dục mầm non;
- Quản lý lớp học hòa nhập trẻ khuyết tật;
- Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng dịch Covid-19 tai
cơ sở giáo dục mầm non;
- Sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non;
- Nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát

triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh dịa
phương;
- Giáo dục cảm xúc tích cực thơng qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm
đối với giáo dục mầm non trong các cơ sỏ giáo dục mầm non.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng 02:
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của địa phương:
- Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung;
- Tích hợp nội dung giáo dục an tồn giao thơng cho trẻ trong thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non.
14


3. Nội dung chương trình bồi dưỡng 03:
Bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo quản trị nhà trường, năng lực nghề
nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức kỹ năng chuyên ngành:
Thực hiên bồi dưỡng theo các mô đun tự chọn cụ thể quy định tại Thông tư số
12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm
non;
III. THỜI GIAN:
- Từ tháng 9/2021 đến hết năm học 2021 – 2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng và hoàn thành Kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện các
quy định về BDTX theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021-2022 của bản thân
tôi./.
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu nhà trường;
- Lưu: Hồ sơ cá nhân.

KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Bùi Thị Định

15


DỰ KIẾN THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
Tháng
năm

Tháng
9/2021

Tháng
10/2021

Tháng
11/2021

Tháng
12/2021

Tháng
01/2022

Dự kiến
thời gian

thực hiện

Nội dung

Mục đích của sinh hoạt chun mơn ở
cơ sở GDMN.

6/9 đến
30/9/2021

Vai trị của sinh hoạt chun mơn ở cơ
Từ 01sở GDMN
30/10/2021

Nội dung, các hình thức và phương
Từ 01pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở 30/11/2021
GDMN

Hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu
Từ 01quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở 30/12/2021
GDMN.

Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
GVMN.

16

Từ 0130/01/2022


Địa
điểm

Thành
phần

Mọi lúc
mọi nơi
GVMN4

Mọi lúc
mọi nơi
GVMN4

Mọi lúc
mọi nơi
GVMN4

Mọi lúc
mọi nơi

Mọi lúc
mọi nơi

GVMN4

GVMN6


Tháng

02/2022

Yêu cầu, nội dung tự bồi dưỡng Từ 01chuyên môn, nghiệp vụ của người 30/02/2022
GVMN.

Tháng
03/2022

Phương pháp tự bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ của người GVMN
Từ 0130/03/2022

Tháng
04/2022

. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động
tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Từ 01của người GVMN đáp ứng Chuẩn 30/4/2022
nghề nghiệp.

Mọi lúc
mọi nơi

GVMN6

Mọi lúc
mọi nơi

GVMN6

GVMN6


Lạc Sơn, ngày 24 tháng 4 năm 2022

17



×