Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BTL tư tưởng Hồ chí Minh DHBK TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.17 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

LỚP: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH L04
NHĨM: 01
HỌC KỲ 201, NĂM HỌC 2020-2021

BÀI TẬP LỚN
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Liên hệ đến vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng
các thành tựu về khoa học – kỹ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
GVGD: Phan Thị Thanh Hương
SVTH:

MSSV:

Lê Hùng Anh

1811415

Nguyễn Phạm Thành Chung

1811623

Nguyễn Văn Tĩnh

1814356

Lê Hồng Phong



1813518

Bùi Minh Thuận

1814223

Phan Quốc Long

1810299

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2020


MỤC LỤC....................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3
NỘI DUNG...................................................................................................................... 4
Phần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường và biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.......................................................................................................................... 4
1.1. Đặc điểm , nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...........4
1.1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ.........................................4
1.1.2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.............5
1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong
thời kỳ quá độ..............................................................................................................6
1.1.4. Những chỉ dẫn có tính định hướng về ngun tắc, bước đi, biện pháp thực hiện
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội..................................................................8
1.2.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới............................................................................10
1.2.1.Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội............................................................10
1.2.2. Phát huy quyển làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, trước

hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.............................11
1.2.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại..............................................12
1.2.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy
mạnh đấu tranh chống quang liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng
chủ nghĩa xã hội........................................................................................................... 13
Phần 2: Liên hệ đến vai trò của sinh viên đại học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh trong việc
nghiên cứu , sử dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ để phục vụ cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.....................................................15
1


2.1. Những thành tựu của sinh viên đại học Bách Khoa trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay................................................................................15
2.2.Thực trạng của sinh viên Đại học Bách Khoa trọng việc tiếp thu, nghiên cứu những
thành tựu Khoa học – Kỹ thuật.................................................................................... 18
2.3.Giải pháp để nâng cao vai trò của sinh viên trong việc tiếp thu và sử dụng thành
tựu KH – KT vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...........................................19
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 21
TƯ LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................22

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, là danh nhân
văn hóa thế giới. Người phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc
cho nhân dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho
hậu thế một tài sản tinh thần vô giá. Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng
kinh tế là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác -Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của
Việt Nam. Những tư tưởng đó đã chỉ đạo cho Đảng ta hoạch định đường lối, chính
sách kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng nhằm đảm bảo kháng
chiến thắng lợi và kiến quốc thành công.
Ngày nay, trong điều kiện nước ta hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới
cả về kinh tế, văn hóa, ngoại giao, trong thời đại cơng nghiệp 4.0 phát triển sâu rộng,
nhưng tư tưởng Hồ Chí minh vẫn là kim chỉ nam của đất nước, vẫn có ý nghĩa lớn
lao.
2. Lý do chọn đề tài
Nhóm em với mong muốn nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Làm sáng tỏ những
ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Song đó là một q trình hết sức gian nan, thử thách khi đất nước ta vừa bước lên từ
nước thuộc địa nghèo nàn bước vào thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa . Đồng thời
tìm hiểu về vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng các thành tựu kĩ
thuật về khoa học - kỹ thuật - công cụ dể phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay.

3


NỘI DUNG
Phần 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường và biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
1.1 Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong
q trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì có hai con

đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực
tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Con đường
thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát
triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế
của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến
hành giải phóng dân tộc, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên
chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một
xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở
nội dung cụ thể này, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm lý luận Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có
đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không
phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc
điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh
nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời
4


kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng
tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
1.1.2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. Thực chất phát
triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp
trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân
chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này địi hỏi
phải áp dụng tồn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí

Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng
các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong
đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Hồ Chí Minh lý giải trên các điểm
sau:
Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã
hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Nó đặt ra và địi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công việc hết sức mới
mẻ đối với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót. Xây
dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.
5


Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực
phản động trong và ngồi nước tìm cách chống phá.
Từ việc chỉ rõ tính chất của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán
bộ, đảng viên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ
quan, đốt cháy giai đoạn. Vấn đề cơ bản là phải xác định đúng từng bước đi và hình
thức phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung gian, quá
độ, tuần tự từng bước, từ thấp đến cao. Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một
năng lực lãnh đạo mang tính khoa học, vừa hiểu biết các quy luật vận động xã hội, lại
phải có nghệ thuật khơn khéo cho thật sát với tình hình thực tế.
1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong

thời kỳ quá độ.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng
mang tính tồn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực:
Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy
vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình
thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền. Mối quan tâm lớn nhất
của Người về Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng khơng trở thành Đảng quan liêu,
xa dân, thối hóa, biến chất, làm mất lịng tin của dân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm
về đường lối, cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân
nảy nở dưới nhiều hình thức.
Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh cơng nhân,
nơng dân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh
tồn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao
6


động trên cơ sở tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế,
Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế
vùng, lãnh thổ.
Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, lấy nông
nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất
giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa
kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế
vùng núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của
đồng bào, vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng cho đất nước.

Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị
trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển
kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo
xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao
động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ
chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự
nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gị ép, hình thức. Đối với người làm nghề thủ
công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra
sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp
tác. Đối với những nhà tư sản cơng thương, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân
tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong khơi phục kinh tế và sẵn sàng tiếp thu, cải
tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên Nhà nước khơng
xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt
động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và
giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước. Bên cạnh
chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý
kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng
7


tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
khơng làm khơng hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí
Minh đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất, "Chế độ làm khoán là một điều kiện của
chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người cơng nhân ln ln tiến bộ, cho nhà máy
tiến bộ. Làm khốn là ích chung và lại lợi riêng... làm khốn tốt thích hợp và cơng
bằng dưới chế độ ta hiện nay".
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng
con người mới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trị của văn hóa, giáo dục và khoa

học kỹ thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa, chính trị, kỹ thuật và chủ
nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vơ tận. Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài. Hồ Chí
Minh khẳng định vai trị to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội.
1.1.4. Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ lịch sử, nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều trăn trở khôn nguôi của Người là tìm ra hình thức, bước
đi, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến nhận thức lý luận thành
chương trình hành động, thành hoạt động thực tiễn hàng ngày. Để xác định bước đi và
tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra hai ngun tắc có tính chất
phương pháp luận:
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,
cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ
mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất
phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
8


Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận này, Hồ Chí Minh xác định
phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng
từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và sự tuần tự của các bước
đi do điều kiện khách quan quy định. Mặt khác, phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tiến nhanh, tiến mạnh cũng không phải làm bừa, làm
ẩu mà phải phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trị của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là
"con đường phải đi của chúng ta", là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ

sở xây dựng và phát triển nền nơng nghiệp tồn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm
cho nhân dân, các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội.
Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, Người đã sử dụng một số cách làm cụ
thể sau đây:
Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng,
lấy xây dựng làm chính.
Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai
miền khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện
thắng lợi kế hoạch đã đề ra. Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu
dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết mọi tiềm năng, nguồn lực có trong dân
để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội thành sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trị lãnh đạo của Đảng cầm
quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt
9


để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.
1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và
phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu
và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về
đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vơ giá,

cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước
đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của
thời đại ngày nay.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu
quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong q trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng
loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế
trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết
những vấn đề quan trọng nhất.
1.2.1 Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con
đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ
10


dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì
đó là quy luật tiến hóa trong q trình phát triển của xã hội lồi người. Chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân
chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển
đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới tồn diện đất nước vì mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách

mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi
mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn,
phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả
mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; khơng vì phát triển, tăng
trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con
người.
Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm
cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch,
lành mạnh về đạo đức, tinh thần
1.2.2. Phát huy quyển làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, trước
hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua.
Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của điều
11


kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn
của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân,
do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải
biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới
có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực, nguồn lực

con người là vốn quý nhất.
Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức
lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng
và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho
chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở
địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội.
Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở
lấy liên minh cơng - nơng - trí thức làm nịng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững
chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận
dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc
cách mạng khoa học và cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa
các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế,
chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại,
thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
12


Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác
phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân
chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh
và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của
nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản
sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh
hoa văn hóa lồi người, làm phong phú, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc.
1.2.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy

mạnh đấu tranh chống quang liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng
chủ nghĩa xã hội
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà
nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Muốn vậy, phải:
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng "đạo đức, văn minh".
Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo
nhân dân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ
để phục vụ đời sống nhân dân.
Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết,
tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền
những "ơng quan cách mạng", lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng;
phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái
đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà.
13


Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một
chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa như
Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một dân tộc biết cần, biết kiệm" là một dân tộc văn minh,
tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về
vật chất, cao đẹp về tinh thần.

14



Phần 2: Liên hệ đến vai trò của sinh viên Đại học Bách Khoa Tp HCM trong việc
nghiên cứu, sử dụng các thành tựu về Khoa học – Kỹ thuật – công nghệ để phục vụ
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2.1.Những thành tựu nghiên cứu khoa học kỹ thuật của sinh viên Đại Học Bách
Khoa TP HCM.
Là thế hệ sinh viên trường đại học Bách Khoa trong thời kì mới, chúng em luôn
cố gắng trao dồi kiến thức và phát huy truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trước,
vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với nghiên cứu, sử dụng các thành tựu khoa
học – kỹ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay:
Trường ĐH Bách khoa pha chế nước rửa tay phòng chống nCoV1
Nhằm ứng phó với tình trạng nước rửa tay khan hiếm trên thị trường, ngày 0202-2020, nhóm cán bộ và sinh viên BM Kỹ thuật Hoá Hữu cơ - khoa KT Hoá học
trường ĐH Bách khoa đã pha chế nước rửa tay phòng chống nCoV dành cho cán bộ và
sinh viên của trường.
Nhóm đã pha chế các loại gel rửa tay gồm: Instant Hand Sanitizer (Gel sát khuẩn
nhanh), Surface Sanitizer Spray (Xịt sát khuẩn nhanh) có cơng dụng Làm sạch &
kháng khuẩn nhanh không dùng nước và sản phẩm Antibacterial Hand Wash (Rửa tay
sát khuẩn) với công dụng Rửa sạch & kháng khuẩn tay với nước. Hiện, nhóm đã pha
chế trên 200 lít để trang bị tại các vị trí trọng yếu của trường như: đầu các toà nhà (khu
vực cầu thang), các phòng họp, phòng tiếp khách… Riêng các chai loại 50 và 100ml
để hỗ trợ cho cán bộ giảng viên của nhà trường.
Ngoài việc trang bị và hỗ trợ các gel rửa tay, xịt sát khuẩn cho giảng viên, sinh
viên, nhà trường cịn tăng cường cơng tác phịng chống dịch viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của virus corona bằng cách tuyên truyền sâu rộng cũng như tổ chức vệ
1 Trường ĐH Bách khoa pha chế nước rửa tay phòng chống nCoV .(02/02/2020).
/>
15


sinh lớp học, xe đưa rước giảng viên, KTX và các vị trí khác trong khn viên trường

cả 2 cơ sở.
Sinh viên Bách Khoa chiến thắng giải công nghệ của GOOGLE2
TO - "Shareapy" - ứng dụng mơ hình nhóm hỗ trợ tâm lý trực tuyến của nhóm
sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP. HCM) giành chiến thắng ở cuộc
thi Solution Challenge 2020.
Bốn sinh viên của nhóm gồm: Võ Ngọc Khánh Linh, Trần Lâm Bảo Khang (năm
2 khoa quản lý công nghiệp), Nguyễn Đăng Huy (năm 3 khoa khoa học máy tính) và
Nguyễn Thành Nhân (năm 2 khoa khoa học máy tính) vừa nhận tin từ Google cho biết
sản phẩm dự thi của nhóm đã xuất sắc trở thành 1 trong 10 đội chiến thắng Solution
Challenge 2020 trên tồn thế giới.
Đây là nhóm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tính đến nay giành chiến thắng
của cuộc thi này.
Sinh viên Nguyễn Đăng Huy cho biết các thành viên trong nhóm đã tạo nên
"Shareapy", một ứng dụng mơ hình nhóm hỗ trợ tâm lý trực tuyến. Ứng dụng giúp kết
nối mọi người, những người chia sẻ những vấn đề tương tự bất kể tuổi tác, giới tính,
tơn giáo, tình trạng tài chính...
Ngồi ra, đây là một cộng đồng tương tác một chiều, nơi mọi người có thể giải
phóng cảm xúc và căng thẳng riêng tư một cách công khai mà không phải xấu hổ hoặc
phân biệt đối xử.
Solution Challenge là cuộc thi thường niên do cộng đồng Developer Student
Clubs tổ chức với mong muốn cùng sinh viên phát triển, tìm ra giải pháp giải quyết
các vấn đề của cộng đồng địa phương bằng cách sử dụng một hoặc nhiều sản phẩm
hoặc nền tảng của Google.
Mỗi giải pháp sẽ được chấm trên thang điểm 100, dựa trên ba tiêu chí: tác động
2 Báo Tuổi Trẻ.(30/06/2020). Ứng dụng hỗ trợ tâm lý trực tuyến thắng giải công nghệ của Google.
/>
16


(50%), công nghệ (40%), khả năng mở rộng (10%).

Theo kế hoạch, 10 đội chiến thắng sẽ nhận được lời mời đến gặp gỡ, giao lưu với
nhân viên của Google tại Sunnyvale, California (Mỹ) nhưng vì ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nên kế hoạch bị hoãn lại. Các đội chiến thắng sẽ nhận được giấy chứng
nhận, quà từ Google cũng như tham dự sự kiện ảo để giới thiệu sản phẩm của nhóm
đến các thành viên Google trên tồn cầu.
PGS.TS Phạm Trần Vũ - trưởng khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, Trường ĐH
Bách khoa, chia sẻ: "Đối với các cuộc thi qui mô quốc tế như Google Solution
Challenge, sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng được những công nghệ mới nhất
trong lĩnh vực CNTT vào thực tiễn. Việc trường có đội tham dự đạt giải trong kỳ thi
này thể hiện năng lực mang tầm quốc tế của sinh viên của trường".
Sinh viên Bách khoa đạt giải II cuộc thi Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên
liệu 20203
Ngày 26/7/22020, nhóm sinh viên Khoa Kỹ thuật Giao thơng - trường ĐH Bách
khoa - ĐH Quốc gia TP. HCM vừa được Honda Việt Nam trao giải nhì tại VCK cuộc
thi Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu 2020.
Cuộc thi “Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu Honda 2020 diễn ra với thử
thách “Bạn có thể đi được bao nhiêu km với 1 lít xăng?”, quy tụ 171 đội thi ở khắp cả
nước. Năm nay, các đội tham dự vẫn sẽ sử dụng động cơ 110cc để chế tạo xe theo ý
tưởng của mình trong điều kiện tuân thủ các quy định của cuộc thi.
Cuộc thi khởi động vào ngày 20/8/2019, trường ĐH Bách khoa có 02 đội tham
gia, gồm đội Hope và Shark. Nhóm gồm 10 sinh viên Khoa KT Giao thông và giảng
viên hướng dẫn - TS Hồng Đức Thông bắt đầu lên kế hoạch và thiết kế xe. Mặc dù
trong quá trình thực hiện, nhóm đã gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt là trong mùa dịch
Covid-19 diễn ra… nhưng các bạn đã quyết tâm thực hiện đến cùng để tham gia tốt
3 Sinh viên Bách khoa đạt giải II cuộc thi Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu 2020.(28/07/2020).
/>
17


cuộc thi.

Về quy định của cuộc thi, mỗi đội thi sẽ thực hiện chạy 08 vòng xe trên tổng
quãng đường là 9.5 km với tốc độ trung bình tối thiểu 25 km/h và thời gian trung bình
22 phút 24 giây. Hiệu suất tiêu hao nhiên liệu (km/lít) được tính tốn dựa trên lượng
nhiên liệu tiêu hao thực tế và đội nào đạt thành tích cao nhất là đội chiến thắng. Sau
nhiều vòng thi đấu căng thẳng, đội Hope của trường ĐH Bách khoa đã xuất sắc giành
được giải nhì với thành tích 824.829 km/1 lít xăng.
Cuộc thi “Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu Honda” do Honda Việt Nam tài
trợ và tổ chức đã tạo ra sân chơi bổ ích, khuyến khích tinh thần sáng tạo của giới trẻ
Việt Nam trong việc nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm giao thông thân thiện với
môi trường.
2.2. Thực trạng của sinh viên trường đại học Bách Khoa trong việc tiếp thu và
nghiên cứu các hoạt động khoa học – kỹ thuật – công nghệ.
Thực trạng
Nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng xác định và giải
quyết vấn đề, thử sức, đánh giá và nâng cao nhiều khả năng bản thân, đồng thời có
kiến thức thực tế, cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp. Trường đại học Bách
khoa tp Hồ Chí Minh ln là lá cờ đầu trong các trường đại học về học tập, nghiên cứu
khoa học,với mục tiêu chiến lược xây dựng Trường đại học Bách khoa không chỉ là
trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà cịn là trung tâm NCKH chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam, phong trào NCKH trong sinh viên
trường những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ có sức lan tỏa cao. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế trong việc đưa các hoạt động nghiên cứu đến rộng rãi sinh
viên ,phong trào sinh viên NCKH vẫn còn một số hạn chế, mà chủ yếu là chưa thu hút
nhiều sinh viên tham gia và thiếu ứng dụng sản phẩm NCKH của sinh viên vào thực
tiễn.
Những mặt hạn chế còn tồn tại
18


Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Sinh viên vẫn còn tư
tưởng thụ động, chỉ xoay quanh giảng đường với những bài học trên lớp chứ chưa chủ

động tìm tịi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn, định hướng cho bản
thân.
Bên cạnh đó, số sinh viên tham gia nghiên cứu chưa nhiều vì họ chưa hiểu rõ
NCKH là như thế nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì. Chưa có
một kênh thơng tin nào đủ thường xun và mạnh mẽ đưa thông tin về vấn đề này đến
sinh viên, vì thế nhiều sinh viên NCKH cho rằng là điều gì đó khá xa vời. Đa số các
bạn sinh viên tham gia NCKH đều là sinh viên năm cuối. Điều đó làm ảnh hưởng tới
thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế tới phong trào của sinh viên.
Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu của sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
việc áp dụng vào thực tiễn. Nguyên nhân chính là vấn đề về nguồn kinh phí và thiếu sự
liên lạc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
2.3. Vai trò và khắc phục những hạn chế của sinh viên đại học Bách Khoa thành
phố Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu , nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa
học – kỹ thuật – công nghệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt Nam
trong thời kỳ mới.
Sinh viên tồn quốc nói chung, sinh viên Bách Khoa nói riêng là một trong
những chủ nhân tương lai của đất nước là thế hệ được cả đất nước, cả xã hội kỳ vọng
nhất trong việc đóng góp vào sự ổn định và phát triển lớn mạnh của nước nhà trong
tương lai.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, liên tục, đất nước rất cần những
người trẻ, có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp có khả năng tiếp thu và vận
dụng khoa học cơng nghệ vào q trình phát triển đất nước trong thời kỳ mới
Từng lớp sinh viên vẫn đang tiếp nối truyền thống vẻ vang của trường đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, thực tế đã cho thấy rằng sinh viên Bách Khoa đã
và đang nắm giữ những chức vụ , vai trò quan trọng trong các cơ quan, tổ chức.
19


Khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu khoa học
Để phong trào sinh viên học tập và NCKH thật sự có sức lan tỏa mạnh, khơng

chỉ tạo nền móng cho các cơng trình nghiên cứu của trường, mà cịn tạo điều kiện cho
các sinh viên rèn luyện bản thân về nhiều mặt, các câu lạc bộ, tổ chức cấp trường cần
đi sâu tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên trong từng khóa. Muốn như vậy, các cán bộ
hội phải đi sâu, nắm rõ tình hình học tập của từng cá nhân trong chi hội rồi phản ánh
các thắc mắc và nguyện vọng của các bạn lên trên.
Nâng cao ý thức của các bạn sinh viên đối với các hoạt động NCKH và học tập
thông qua các hoạt động tuyên truyền và các hội thi gắn với các kiến thức mà các bạn
sinh viên đã được tiếp nhận nhằm phát triển phong trào NCKH không chỉ tập trung ở
một bộ phận sinh viên năm cuối.
Cần có những hoạt động thúc đẩy tuyên truyền, đưa các thông tin về NCKH đến
gần với sinh viên hơn nữa, giúp cho mỗi sinh viên đều tự ý thức được tầm quan trọng
của hoạt động NCKH.
Quan trọng hơn cả là cải tiến chương trình đào tạo, sáng ngày 27/6/2020, Trường
ĐH Bách khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM cùng với 6 trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại
Việt Nam: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà
Nẵng), Trường Đại học Xây dựng, Trường đại học Giao thông vận tải, Trường Đại
học Thủy lợi, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, đã ra công bố chung về phát triển chương
trình đào tạo kỹ sư các ngành chuyên sâu nghề nghiệp với chuẩn chương trình đảm
bảo tương đương trình độ thạc sỹ và đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hoạt động này cũng một lần nữa khẳng định tính tiên phong về chất lượng của
Trường ĐH Bách Khoa- ĐHQG Hồ Chí Minh, cơ sở đào tạo kỹ thuật uy tín và lớn
nhất các tỉnh phía Nam. Dẫn đầu cả nước với khoảng 15% tổng số chương trình đào
tạo được kiểm định trên toàn quốc và đạt 02 chuẩn kiểm định quốc tế cấp trường là
HCERES châu Âu và AUN-QA Đông Nam Á, chương trình đào tạo kỹ sư mới sẽ tiếp
tục được kiểm định, cải tiến, nâng cao chất lượng để khơng ngừng giữ gìn và phát huy
20


vị thế, uy tín của Trường ĐH Bách Khoa-ĐHQG-HCM.
Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc
những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoàn
cảnh lịch sử của Việt Nam. Cùng với đó là sự tiếp thu, tiếp biến và vận dụng sáng tạo tinh
hoa văn hóa nhân loại: văn hóa phương Đông và phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa
Mác - Lênin; trong đó, nét đặc sắc chính là sự kết hợp các giá trị truyền thống của văn
hóa phương Đông với thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây và tiếp thu chủ nghĩa
Mác - Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy, chắt lọc, hấp thụ được tích lũy
qua thực tiễn. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bởi tư duy, trí tuệ, phẩm chất đạo
đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Người. Đó cũng là q trình tiếp thu, làm giàu,
rèn luyện từ học tập, nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn, khám phá các quy luật vận động,
đời sống văn hóa, xã hội và cuộc đấu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do và tiến bộ xã
hội để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm
trong thực tiễn nên mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

21


TƯ LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội : NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
[2] />[3] />fbclid=IwAR334v7esSJdTpV_zbsaDSeemfgVg6WuLO6OZIM5Lfz9l3NkjnQSmOn28M
[4] />fbclid=IwAR2T_rTzTRj3KGOdRuOjwJHPoA8z9iiKlUhAl3bFnhlRrMJoM-m0Y-Lz1mc

22



×