Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề tài vai trò của nền sản xuất hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.83 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
****************

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài: Vai trị của nền sản xuất hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh tế và phát

triển đồng bộ các loại thị trường
ĐIỂM

NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN

download by :


Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Hương
Sinh viên thực

Mã lớp: 123805

Hà Nội, tháng 05 năm 2021

Page 2

download by :


Phân cơng nhiệm vụ:
Soạn thảo word: Trần Minh Cơng
Tìm hiểu:


-Phần mở đầu: Nguyễn Đức Trường
-Phần nội dung:
-Phần 1: Nguyễn Duy Quân
-Phần 2: Nguyễn Thành Long
-Phần 3 - Kết luận: Lê Ngọc Hải

Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài và sự cần thiết của đề tài
Vào giai đoạn đầu của xã hội loài người, do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất
nên nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bỏ hẹp
trong một phạm vi, giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có
nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang
nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh
cao của nó chính là nền kinh tế thị trường.
Sản xuất hàng hóa là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ được thực hiện dưới nhiểu hình thức, hình
thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao
động quốc tế. Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, sản xuất
hàng hố được ví như một mắt xích quan trọng trong guồng máy của nền kinh tế,
đóng vai trò quan trọng, nhất là trong xu thể hội nhập và phát triển hiện nay, khơng
những góp phần đác lực vào q trình thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế phát triển mà
còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế cả về các lĩnh vực khác.
Sản xuất hàng hóa là một quả trình tạo ra sản phẩm hàng hoá nhằm đáp ứng và
làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh
tranh nhưng hiện nay, mỗi quốc gia phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho
nến kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực thế
giới và thời đại.
Page 3

download by :



Chính vì vậy việc nghiên cứu về điều kiện ra đời, đặc trưng, ưu thế của sản xuất
hàng hóa là vơ cùng quan trọng, từ đó ta có thể liên hệ với nước ta và làm cho quá
trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây chúng ta đã khơng có được
sự nhận thức đúng đắn về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất. Cơ chế quan liêu, bao cấp đã bóp méo các yếu tố của quan hệ sản
xuất, kim hãm lực lượng sản xuất, kết quả của sự không phù hợp giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất đã làm cho mâu thuẫn giữa chúng trở nên gay gắt. Điều
đó khiến cho nền kinh tế Việt Nam phải ở trong tình trạng khủng hoảng, trì trệ một
thời gian dài.
Với mong muốn tìm hiểu sự thật có một cách hiểu đúng nhất về vai trị của nền
sản xuất hàng hóa, chúng em sẽ phân tích để tài “Vai trị của nền sản xuất hàng
hóa trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường".
2. Tổng quan đề tài
Sản xuất hàng hố là hình thức tổ chức sản xuất mà sản phẩm làm ra dùng để
bán hoặc trao đổi trên thị trường. Đây cũng là hình thức tổ chức sản xuất phổ biển
trên thế giới và là cơ sở cho tồn tại và phát triển của xã hội lồi người.
Sản xuất hàng hố đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Trong
các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Đầu
tiên nền kinh tế tự cung tự cấp xuất hiện, gắn liền với nền kinh tế tự nhiên sau đó
xuất hiện sự chun mơn hóa. Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới
đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phố biển trong xã hội. Cho đến xã hội xã
hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hố vẫn cịn quy luật giá trị - quy luật kinh tế của sản
xuất hàng hố vẫn cịn hoạt động, mặc dù mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa là
nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội, chứ
không phải để buôn bán nhằm thu lợi nhuận.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cửu có hạn cho một bài luận nhỏ, bài này chỉ nêu được những

vấn đề như sự biển đổi và hình thành nền kinh tế hàng hóa, vai trị, nội dung và ý
nghĩa của quá trình hình thành nền kinh tế hàng hóa ngày nay.
Do những hạn chế cả về mặt kiến thức và mặt thời gian bài tiểu luận này sẽ
khơng tránh khỏi những thiểu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cơ giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Page 4

download by :


Bài tiểu luận của em sẽ trình bày những lý luận của Mác-Lenin về sản xuất hàng
hóa, được nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá sự vật hiện tượng trong mối liên
hệ và phát triển không ngừng (dựa trên quan điểm duy vật biện chứng) - phương
pháp trừu tượng hóa khoa học đặc thù của kinh tế chính trị. Chính sách của Đảng
CSVN là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Phần nghiên cứu của chúng em sẽ được phân ra làm 3 phần chính:
1. Khái quát lý luận về nền sản xuất hàng hóa và thị trường
Đưa ra các khái niệm cơ bản về:
+ Nền sản xuất hàng hóa
+ Thị trường
+ Cơ chể thị trường
2. Vai trò và tác dụng của tiến trình đổi mới sang nền sản xuất hàng hỏa
Phân tích nền sản xuất hàng hóa ở 2 giai doạn:
+ Giai đoạn trước đổi mới 1986
+ Giai đoạn đổi mới sang nền sản xuất hàng hoá, từ 1986 về sau
3. Mục tiêu và một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của nền sản xuất hàng
hóa
+ Mục tiêu
+ Một số khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Page 5

download by :


Phần nội dung
1.Khái quát lý luận về nền sản xuất hàng hoá và thị trường
1.1.

Nền sản xuất hàng hoá

Khái niệm: Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm
làm ra khơng phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất ra mà là
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán.
Khi bắt đầu nghiên cứu nền kinh tế, có một câu hỏi được đặt ra đó là: “Mơ hình
tổ chức sản xuất kinh tế của xã hội loài người là như thế nào?” Và câu trả lời rằng:
“Lịch sử nhân loại trải qua hai mơ hình tổ chức sản xuất kinh tế cơ bản là sản xuất
tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá”. Theo quan điểm của Karl Marx, sản xuất tự
cung tự cấp là sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng chứ không phải để đem bán,
chỉ có trong nền kinh tế tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu kinh tế nội bộ. Nền kinh tế
sản xuất tự cung tự cấp bộc lộ nhiều hạn chế trên mọi khía cạnh, vì vậy người ta đã
tìm đến mơ hình sản xuất kinh tế cao hơn, hiệu quả hơn đó là sản xuất hàng hố.
Vậy nền sản xuất hàng hố là gì?
Như vậy, sản xuất hàng hố ra đời đã phá vỡ đi sự bảo thủ, trì trệ, khép kín của
hoạt động kinh tế; tạo điều kiện xây dựng nền sản xuất lớn, vì mở ra sản lượng lớn.
Khác với sản xuất tự cung tự cấp, người tiêu dùng là người sản xuất và q trình
kinh tế bị đóng khung khép kín thì ở nền sản xuất hàng hố, người tiêu dùng hoàn
tách biệt với người sản xuất và q trình kinh tế được xã họi hố chứ khơng cịn

như trước.
Muốn có được nền sản xuất hàng hố thì phải có hai điều kiện tồn tại và phát
triển nền sản xuất hàng hố:
Thứ nhất: Phân cơng lao động xã hội đạt trình độ nhất định (tức là điều kiện về
kinh tế - kỹ thuật). Phân công lao động được hiểu là sự phân chia nguồn lực lao
động sản xuất của xã họi vào các ngành kinh tế theo hướng chun mơn hố tn
theo các quy luật khách quan. Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi
sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân cơng lao động xã hội, mỗi người chỉ sản
xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống địi
hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của
nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chun mơn hố sản
xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng
nhiều, thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.
Page 6

download by :


Thứ hai: Tồn tại sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những nhà sản xuất (tức
là điều kiện về kinh tế - xã hội). Đó là sự độc lập về sở hữu, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của người sản xuất kinh doanh. Sự tách biệt vê kinh tế giữa những nhà sản
xuất đã tạo nên sự sòng phẳng, minh bạch trong hoạt động kinh tế dẫn đến thị
trường mua bán, trao đổi mới tồn tại và phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... Buộc người
sản xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết tính tốn, cải tiến kĩ
thuật, hợp lí hố sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải
tiến hình thức, qui cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
Thứ tu: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và

giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm
cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn,
phong phú hơn, đa dạng hơn.
Nền sản xuất hàng hố cũng có mâu thuẫn cơ bản là vừa tồn tại tính chất xã hội,
vừa tồn tại tính chất tư nhân, cịn được gọi là mâu thuẫn giữa lao động xã hội với
lao động cá biệt. Sở dĩ, nền sản xuất hàng hố có tính chất xã hội vì sản phẩm được
sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội và quá trình sản xuất một sản phẩm ln
là sự liên kết nhiều nhà sản xuất chứ không riêng nhà sản xuất nào. Bên cạnh đó,
nền sản xuất hàng hố có chất tư nhân, cá biệt bởi vì mỗi chủ thể sản xuất kinh
doanh là độc lập tự chủ nên ý chí chủ quan của các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp…
sẽ chi phối các quá trình kinh tế, chi phối thị trường. Mâu thuẫn giữa lao động xã
hội và lao động cá biệt đã tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng hố phát triển,
vì mỗi nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp đều phải cố gắng tạo ra sản phẩm phù hợp với
nhu cầu xã hội. Hơn nữa, nó còn tạo nên rủi ro khủng hoảng kinh tế, khi ý chí chủ
quan của các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh không phù hợp xu thế của thị trường
trong xã hội.
Mâu thuẫn là thế nhưng nền sản xuất hàng hố cũng có nhiều ưu thế. Trước tiên
nó thúc đẩy phân công lao động xã hội, sản xuát chuyên môn hoá sâu dẫn đến năng
suất lao động ngày càng cao, lực lượng sản xuất phát triển. Nền sản xuất hàng hố
dựa trên tính cạnh tranh nên tạo động lực thúc đẩy mọi doanh nghiệp đổi mới công
nghệ và phương pháp quản lý, từ đó phát huy sự năng động, sáng tạo của nguồn
nhân lực. Và quan trọng hơn, nền sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quốc gia hội nhập
thị trường thế giới, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia tạo nên sự giao lưu các
Page 7

download by :


nền văn hố, xu thế tồn cầu hố, tạo điều kiện phát huy lợi thế, tiếp thu các giá trị
văn minh nhân loại của từng quốc gia.

1.2. Thị trường
Khái niệm: Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng,
trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong
nền kinh tế. "Nơi" ở đây được hiểu là bất kì khung cảnh nào trong đó diễn ra việc
mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ mà khơng nhất thiết gắn với một địa điểm hay
thực thể vật chất. Ví dụ: thị trường có thể là mạng lưới viễn thơng tồn cầu, thơng
qua đó việc mua bán hàng hố được thực hiện.
Lịch sử nhân loại đã tải qua hai mơ hình tổ chức sản xuất kinh tế cơ bản là sản
xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hố, nói cách khác, từ nền kinh tế tự nhiên
chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, rồi phát triển cao thành nền kinh tế thị trường.
Vậy thị trường là gì? Xét về hình thức, theo nghĩa hẹp, thì thị trường là nơi diễn ra
hành vi mua bán, trao đổi, ví dụ như chợ, cửa hàng, website…, thị trường mang ý
nghĩa là sự kết nối giữa bên mua và bên bán. Còn hiểu theo nghĩa rộng, xét về nội
dung, thị tường là tổng hoà các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực mua bán, trao
đổi được hình thành trong điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội nhất định, bao
hàm các quan hệ cung – cầu, cạnh tranh, hàng hoá – tiền tệ, giá cả – giá trị…
Thị trường bao quát là thế, người ta phân loại thị trường phải dựa theo một căn
cứ nào đó để dễ phân chia. Xét theo đối tượng hàng hoá, thị trường được chia thành
thị trường Tư liệu sản xuất và Tư liệu tiêu dùng, cịn xét theo phạm vi địa lý thì thị
trường bao gồm Thị trường địa phương, Thị trường quốc gia và Thị trường quốc tế.
Có nhiều thị trường chuyên biệt riêng từng loại sản phẩm, đứng trên phương diện
cách thức giao dịch thì thị trường có hai loại là Thị trường giao dịch trực tuyến và
Thị trường giao dịch trực tiếp, cịn Thị trường tự do, Thị trường có Nhà nước điều
tiết, Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, Thị trường độc quyền là khi ta xét chúng theo
cơ chế vận hành.
Để tạo nên thị trường thì khơng thể thiếu các chủ thể tham gia. Trước tiên đó là
nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu như khơng có các nhà sản xuất tạo ra sản
phẩm để bán và các nhà tiêu dùng thu mua sản phẩm thì sẽ khơng có được thị
trường. Bên cạnh đó cũng khơng thể khơng kể đến các chủ thế trung gian và Nhà
nước. Nhà nước có vai trị kiến tạo mơi trường vĩ mơi (như luật pháp, chính sách an

sinh xã hội) chứ khơng trực tiếp sản xuất kinh doanh. Nếu Nhà nước chiếm lĩnh
hoạt động sản xuất hàng hố thì Nhà nước đồng thời là nhà sản xuất, còn nếu Nhà
nước chiếm lĩnh hoạt động sản xuất và phân hố hàng hố thì khi đó Nhà nước
Page 8

download by :


đồng thời là Nhà sản xuất và chủ thể trung gian. Mỗi chủ thể tham gia thị trường
đều có vai trị riêng, cùng tạo ra thị trường, khó có thể tách rời hay thiếu một chủ
thể nào cả.
1.3. Cơ chế thị trường và Kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường là hệ thống tự điều tiết các quan hệ kinh tế và cân đối kinh tế
thông qua các quy luật khách quan của thị trường với các đặc trưng cơ bản như thị
trường tự điều tiết giá cả hàng hoá, thị trường tự điều tiết sự phân bố nguồn lực đầu
tư và thị trường tự điều tiết sản lượng sản xuất, hệ thống phân phối sản phẩm. Còn
kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển
tới trình độ cao trong mọi quan hệ sản xuất và và trao đổi đều thông qua thị trường
mua bán, trao đổi và chịu sự điều tiết bởi các quy luật khách quan của thị trường.
Nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hũu (như
cơng hữu, tư hữu, hỗn hợp), nhiều loại thị trường khác nhau và sự phân bố nguồn
lụt giữa các thị trường là do các quy luật của thị trường điều tiết. Trong nền kinh tế
thị trường, sự cạnh tranh lợi ích kinh tế là động lực quan trọng nhất và giá cả được
hình thành do quy luật của thị trường (quy luật giá trị, cung-cầu…) Khác với nền
kinh tế tự cung tự cấp khép kín thì kinh tế thi trường là nên kinh tế mở, hội nhập với
nhiều quốc gia trền toàn thế giới.
Nền kinh tế với cơ chế thị trường tự điều tiết cũng có những hạn chế nhất định,
đó là xu thế thiếu hụt sản phẩm công cộng cho xã hội, xu thế khai thác tài nguyên
và chất thải gây ô nhiễm nặng nề ngồi tầm kiểm sốt. Bên cạnh đó cịn có cả xu
thế độc quyền hóa, lũng đoạn thị trường, xu thế đầu cơ và đầu tư nóng, phá vỡ cân

đối vĩ mô, gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nếu như John Maynard
Keynes cho rằng cần sự điều tiết của nhà nước như là một “bàn tay hữu hình” thì
Adam Smith lại cho rằng cần sự tự điều tiết của thị trường như là “bàn tay vơ
hình”. Dù vơ hình hay hữu hình đi chằng nữa thì chúng ta “Không thể vỗ tay chỉ
bằng một bàn tay” như Paul Samuelson đã từng nói mà để có tiếng vỗ tay cất cánh
của nền kinh tế, cần kết hợp cẩ bàn tay vơ hình-thị trường tự điều tiết và bàn tay
hữu hình-điều tiết bởi nhà nước. Do vậy, nền kinh tế thị trường dựa trên nhiều
thành phần kinh tế cần cả sự điều tiết của nhà nước và sự tự điều tiết của thị
trường.
2.Vai trò và tác dụng của tiến trình đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa
2.1.

Giai đoạn trước đổi mới 1986

- Đặc điểm mơ hình tổ chức kinh tế:
Page 9

download by :


Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung với những đặc trưng cho phép tập trung
tối đa nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của thời chiến.
Tuy nhiên đây là nền kinh tế khép kín và lực. lượng sản xuất: khơng thừa nhận sự
tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân đồng thời Nhà Nước đóng vai
trị quyết định và nắm giữ mọi cơ sở kinh tế.
+ Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ có 2 thành phần sở hữu về tư liệu sản
xuất là sở hữu Nhà Nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng quốc doanh
và hợp tác xã. Trong đó Nhà Nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh
hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở quyết định của Nhà Nước, tất cả phương

hướng sản xuất, vật tư, vốn, nhân sự, tiền lương, ... đều do Nhà Nước quyết định
và gánh chịu.
+ Nền kinh tế 2 thành phần trên chịu sự quản lý tập trung của Nhà Nước thông qua
kế hoạch hóa là khâu trung tâm. Các cơ quan can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp nhưng, lại khơng chịu trách nhiệm gì về vật chất và
pháp lý đối với quyết định của mình. Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, ngồi ra cũng khơng bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh.
+ Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ hiện vật là chủ yếu Cịn quan
hệ hàng hóa - tiền tệ khơng được coi trọng, quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp
phát - giao nộp”. Vì vậy, sức lao động hay văn bằng phát minh, sáng chế, tư liệu
sản xuất khơng được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
+ Bộ máy quản lý nhà cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động
- Kết quả hạn chế của kinh tế: thiểu động lực, trì trệ, năng suất thấp, kim hùm sự
phát triển của tiền sản xuất hàng hóa...
+ Cụ thể:
Về hiệu quả sản xuất, mức tích luỹ trên 1 đồng vốn tài sản cố định của công
nghiệp trung ương là 0,25 đồng, hệ số tích luỹ của 100 đồng với vốn sản xuất là
33%, song chưa đạt mức ổn định của thời kỳ 1964-1965 của miền Bắc và năm
1970 của miền Nam. Tình trạng khơng sử dụng hết cơng suất xảy ra phổ biến ở
nhiều nơi, công nghiệp quốc doanh chỉ đạt 62%. Trình độ khoa học kĩ thuật còn
yếu kém, nguồn nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài cung cấp với các
ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hóa chất, dệt...
Kết quả sản xuất cơng nghiệp năm 1976 đạt giá trị tổng sản lượng tương đương
48 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1982), trong đó Cơng nghiệp nhóm A chiếm
34,1% và nhóm B chiếm 65,9%; quốc doanh chiếm 62.7%, tiểu thủ công nghiệp
Page 10

download by :



37,3% và công nghiệp trung trong 44,9%, Công nghiệp địa phương 55,8%. Những
ngành then chốt của công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng không lớn năng lượng: 5,6%,
luyện kim: 3,3%, cơ khí: 12,3%, hố chất phân bón: 9,4%, vật liệu xây dựng: 6%.
Cơng nghiệp nhóm B chỉ có lương thực và thực phẩm là ngành lớn nhất: 33,6%, dệt
da máy nhuộm: 14,5%, đồng thời thiết bị được nhân từ nhiều nguồn khác nhau của
13 nước tư bản, chiếm 41%, của Liên Xô và Đông Âu 20%, trong nước chế tạo chi
khoảng 13%.
Từ năm 1976 - 1980 trong cơ cấu kinh tế quốc dân, công nghiệp chiếm tỷ trọng
10,6% lao động xã hội, 37% giá trị tàn sản cố định, làm ra 38,4% tổng sản phẩm xã
hội, 25,3% GDP và 53% giá trị sản lượng cơng nơng nghiệp. Ngồi ra, thu nhập
quốc dân tăng rất chậm, bình quân chỉ tăng 0,4%( thấp xa so với tốc độ tăng trưởng
dân số) thậm chí có những năm cịn giảm đáng kể dẫn đến thu nhập bình quân đầu
người bị sụt giảm 14%.
-Sự hạn chế các loại thị trường:
+ Khơng cịn tính cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ
thuật.
+ Những thiệt hại gây ra do các quyết định thiếu đúng đắn đều do ngân sách nhà
nước chịu tổn thất, vì thế khơng thể kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn
vị sản xuất kinh doanh.
+ Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức trong khi quan hệ vật
chất lại là chủ yếu, thể hiện rõ nét qua việc nhà nước quy định chế độ phân phối vật
phẩm tiêu dung bằng tem phiếu. Chế độ trên với mức giá khác xa so với mức giá thị
trường đã triệt tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân
phối theo lao động.
+ Bộ máy quản lý nhà nước phức tạp, khơng phù hợp với tình hình hiện tại gây
ra tình trạng đội ngũ cán bộ cơng chức trở nên lộng quyền, quan liêu, hách dịch
nhưng lại được hưởng chế độ, quyền lợi cao hơn người lao động.
+ Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa
trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học cơng nghệ hiện đại thì cơ chế quản

lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung càng bộc lộ những khiếm khuyết. Từ đó làm cho
nền kinh tế xã hội cảu nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
2.2 Giai đoạn đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa, từ 1986 về sau:
- Đặc điểm mơ hình tổ chức kinh tế:
Page 11

download by :


Khái niệm: Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức nền kinh tế dựa trên các nguyên
tắc và tuân thủ những quy luật của kinh tế thị trường. Với các đặc trưng: là mơ hình
kinh tế mở trong đó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điều tiết của thị
trường, mở rộng hội nhập, đa dạng hóa hình thức sở hữu, cổ phần hóa và tự chủ
kinh doanh theo pháp luật cho doanh nghiệp…
Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ
năm 1986 trong đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Mơ hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt
Nam – kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa
dựa trên cơ sở được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc bản chất của chủ nghĩa xã
hội, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”.
Theo mơ hình kinh tế này, động lực chung để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân
tộc; đồng thời coi trọng khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần kết hợp hài hịa các
lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
Nhà nước từng bước tách khỏi vai trò đảm nhận sản xuất của cải vật chất, chỉ
đảm nhận vai trò tạo dựng mơi trường pháp lý, chính sách, điều tiết vĩ mơ và đầu
tư cơng ích (từ thuế các nguồn thu của Nhà nước). Đa dạng hóa các hình thức sở
hữu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển.
Doanh nghiệp và công dân được tự chủ kinh doanh theo pháp luật, hội nhập đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế để mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Marx cổ điển về phát triển kinh tế và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xuất hiện khi điều
kiện vật chất đã được phát triển đến khi đủ để các mối quan hệ xã hội chủ nghĩa
phát triển. Mơ hình thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là một bước
quan trọng để đạt được sự tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế cần thiết trong khi
cùng tồn tại trong nền kinh tế thi trường toàn cầu và hưởng lợi từ thương mại toàn
cầu. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát
triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với những cải cách của thời kì Đổi Mới.
-Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng:
Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều thay đổi
đáng mừng, có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I (nông lâm nghiệp và thủy sản)
sang khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ). Cơ cấu thành
phần kinh tế của nước ta cũng có sự tiến bộ. Từ nền kinh tế mang nặng tính cơng
hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất, đến nay nước ta đã có nền kinh
Page 12

download by :


tế nhiều thành phần với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế ngoài Nhà
nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Từ năm 2002 đến năm 2019, GDP đầu
người tăng 2,7 lần đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát
nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo
sức mua ngang giá). Giai đoạn 2000-2007 là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước
ta phát triển mạnh mẽ, GDP liên tục tăng mạnh. Năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004
tăng 7,7%; năm 2005 tăng 8,4%; năm 2006 tăng 8,2%. Tốc độ tăng trưởng năm
2007 là 8,5% cao nhất kể từ năm 1997 đến nay. Việc gia nhập WTO đã giúp Việt

Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường
ra thế giới.
-Thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hằng năm về tổng sản phẩm
trong nước (GDP) đạt 8,2% (kể hoạch là 5,5-6,5%), về sản xuất công nghiệp là
13,3% sản xuất nông nghiệp là 4,5% kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có
bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990
đến 29,1% năm 1995, dịch vụ từ 39,6% lên 41,9%. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, năm 1995 là
27,4%. Đến cuối năm 1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1%
năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995.
Thị trường ngày càng phát triển, thu hút nhiều nguồn đầu tư, kinh tế tăng
trưởng, chất lượng cuộc sống được nâng cao… Trong thời kì này, nhiều cơng trình
tương đối lớn được xây dựng như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Hịa Bình, thủy
điện Trị An và khu dầu khí Vũng Tàu, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng
Thạch, Hà Tiên, các nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, các nhà máy
đường Lam Sơn, La Ngà…
Hội nhập ngày càng sâu rộng, vị thế quốc gia được nâng tầm. Sau sự kiện 30
tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ lập tức triển khai cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ khoảng một năm sau, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu muốn cải thiện quan hệ
với Việt Nam. Henry Kissinger đề nghị Việt Nam cùng Hoa Kỳ thảo luận bình
thường hóa quan hệ. Tổng thống Gerald Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngừng
cấm vận Việt Nam trong 6 tháng để tạo điều kiện cho trao đổi giữa hai nước. Bộ
Page 13

download by :


ngoại giao Hoa Kỳ đề ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Ngày 4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ đã đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc,
Tây Âu sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Năm 1978, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm
Văn Đồng đi thăm một loạt nước Tây Âu. Đông Nam Á muốn tạo dựng mối quan
hệ hữu nghị với Việt Nam. Sau đó Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế.
3.Mục tiêu và một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của nền sản xuất
hàng hóa.
3.1 Mục tiêu:
Đi từ cơ sở lý luận, thực tiễn, đặc thù lịch sử đã dẫn đến sự tất yếu khách quan
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là mục tiêu
to lớn mà nhà nước ta hướng đến.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường
đầy đủ, mang đặc trưng là định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó ln đặt lợi ích của
nhân dân lên trên hết, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà
nước là chủ đạo, cơ chế thị trường tự điều tiết và sự điều tiết của Nhà nước định
hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, đây cịn là nền kinh tế có nhiều hình thức phân
phối, phân phối theo lao động là chủ đạo và Nhà nước do Đảng Cộng sản cầm
quyền.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam ngày càng hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu và phát triển, hoàn thiện hơn hệ thống xã hội chủ
nghĩa.
Nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển
bền vững kinh tế, giữ vững nền kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh
kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, coi
chất lượng, năng suất hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu. Một xã hội mà
nước ta luôn hướng đến: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Do dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”


3.2. Một số khuyến nghị

Page 14

download by :


Đối với nhà nước: Cần quán triệt nhận thức trong tồn thể đội ngũ cán bộ, cơng
chức của nền hành chính, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo về phát huy vai
trò của nền sản xuất hàng hóa. Cần tích cực hồn thiện hệ thống nhà nước, thể chế
của nền hành chính, tạo hành lang pháp lý do sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
đáp ứng được yêu cầu. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào
hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng đội ngũ cơng chức
hành chính có cơ cấu phù hợp, đổi mới cơng tác tuyển dụng và công tác đào tạo bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ nhà nước, cơng chức, bảo
đảm đội ngũ cơng chức có thể đáp ứng nhiều thành tựu để phát triển nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phải linh động điều chỉnh sản phẩm
theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các cơng nghệ tiên tiến để giảm quy trình
sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời, sản xuất sản phẩm, nhưng
vẫn đảm khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh. Coi con người là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Chiến lược phát
triển nguồn nhân lực phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của
doanh nghiệp.
Đối với người lao động: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
lao động, đặc biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng
bước thực hiện chính sách tiền lương, đồng thời mở rộng cơ hội cho công nhân
mua cổ phần trong cơng nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài
hòa ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình cơng trong cơng
nghiệp.
Phần kết luận

Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, Việt Nam để đạt tốc đơ • tăng trưởng
nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để
hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng XHCN ở Việt Nam.
Trong đó, vai trị kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò
của kinh tế tư nhân được nhìn nhâ •n sẽ là những trụ cơ •t để tạo nên sức mạnh kinh tế
cho quốc gia. Nhâ •n diện và chấn chỉnh các biểu hiện chệch hướng trong quá trình
xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng là vấn đề thường
xuyên, không thể xem nhẹ. Tất cả đều là để khẳng định đường lối xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy con người làm động lực và mục tiêu
phát triển, nghĩa là tất cả là do con nguời và vì con nguời.

Page 15

download by :


Danh mục tài liệu tham khảo:
CT học phần Kinh tế chính trị MLN (C).pdf (moet.gov.vn)
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Wikipedia tiếng Việt
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận của Đảng ta
- Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
(hatinh.gov.vn)
Phát triển xuất khẩu theo mơ hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, góp phần thúc
đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mơ hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (moit.gov.vn)

Page 16

download by :




×