Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, ANH (CHỊ) CHO BIẾT VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.81 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN CHỦ ĐỀ: TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN
SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, ANH (CHỊ) CHO BIẾT VAI
TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN
VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP HIỆN NAY.

Họ và tên sinh viên

: VĂN VƯƠNG THI

Mã số sinh viên

: 030435190198

Lớp, hệ đào tạo

: DH35AV04

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
NỘI DUNG ...................................................................................................................1
1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................1
1.1. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ...........1
1.2. Giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám ...........................2
2. Cơ sở thực tiễn: Tình hình bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................4
2.1. Cơ hội – thành tựu .....................................................................................4
2.2. Hạn chế – thách thức .................................................................................7
2.3. Nhận xét ....................................................................................................8
3. Từ bài học kinh nghiệm đến giải pháp vượt qua thách thức hiện nay ........9
4. Kết luận ............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................12


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên

UNESCO


hợp quốc

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


1

NỘI DUNG
Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu để phát triển đất nước Việt Nam giàu
mạnh. Trong quá trình này, nước ta đã và đang gặp phải những thách thức bên
cạnh những thuận lợi. Việc nắm vững bài học lịch sử, đặc biệt q trình vượt qua
khó khăn của Đảng sau Cách mạng tháng Tám là rất quan trọng. Vì vậy, cần thấy
rõ vai trị của Đảng, từ đó tìm ra phương pháp giải quyết khó khăn hiện nay.
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đối ngoại gặp nhiều cản trở. Trên thế giới phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng
âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong
trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Do lợi ích cục bộ của
mình, các nước lớn, khơng có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận
địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam bị bao vây
cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách mạng Việt Nam phải đương đầu
với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
Ngoại xâm và nội phản hoành hành. Quân đội các nước Đồng minh dưới
danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở ra
Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và khắp các
tỉnh. Theo sau là Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội

về nước hịng cướp chính quyền của ta. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh
tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay lại xâm lược.
Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận quân Nhật theo quân Anh
đánh lực lượng vũ trang của ta, giúp cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Tình hình trong nước đặc biệt khó khăn. Chính quyền cách mạng vừa mới
thành lập, chưa củng cố, lực lượng vũ trang cịn yếu. Nến nơng nghiệp nước ta
vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả nạn đói cuối năm 1944 –


2

đầu năm 1945 chưa khắc phục được. Tiếp là nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh
Bắc Bộ, hạn hán kéo dài. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng
hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân
quốc lại tung ra loại tiền Trung Quốc đã mất giá, khiến tài chính nước ta thêm rối
loạn. Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng
nề. Hơn 90% dân số khơng biết chữ. Với những khó khăn đó, đất nước đứng trước
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
1.2. Giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám
Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng là bước đầu tiên. Ngày 2511-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc,
nhận định tình hình và định hướng đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành
được chính quyền. Chỉ thị đề ra nhiều biện pháp cụ thể giải quyết khó khăn hiện
thời của cách mạng Việt Nam, trong đó nêu rõ cần nhanh chóng bầu cử Quốc hội
để đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp, động viên lực lượng
toàn dân; về ngoại giao phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều
bạn đồng minh hơn hết”; đối với Tàu Tưởng nêu chủ trương “Hoa – Việt thân
thiện”, đối với Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Về tuyên
truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược.
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp bách

lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động
viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất,
tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập hũ gạo
tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ Nam Bộ kháng chiến... Bãi
bỏ thuế thân và nhiều thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tơ 25%.
Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi
trọng. Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”,
toàn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động xây dựng nếp
sống mới, văn hóa mới để đẩy lùi tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu.


3

Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng
Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử
tri trong cả nước đi bỏ phiếu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân
ta được thực hiện quyền cơng dân.
Ngày 2-3-1946, kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của
Chính phủ trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thơng qua danh sách Chính
phủ liên hiệp kháng chiến và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ hịa được Quốc hội thơng qua ngày 9-11-1946.
Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Việt Nam Giải phóng quân
được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc đoàn. Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn được
đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1945, lực lượng dân quân, tự
vệ đã tăng lên hàng chục vạn người.
Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp
cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài
Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Trung ương Đảng.
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến, huy động lực lượng

cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Hàng vạn thanh niên gia nhập
quân đội, các đoàn quân “Nam tiến", sát cánh cùng với nhân dân Nam Bộ và Nam
Trung Bộ chiến đấu. Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến
đấu đều dành cho đoàn quân "Nam tiến". Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung ủng hộ
nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
Trước hồn cảnh phải đối phó với Pháp ở Miền Nam và sự uy hiếp của quân
Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
trương tạm thời hồ hỗn, tránh cùng một lúc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền
Bắc


4

Ta nhân nhượng một số yêu sách kinh tế, chính trị cho quân Trung Hoa Dân
quốc: như tiêu tiền: “Quan kim”, Quốc tệ”, cung cấp một phần lương thực cho
chúng; nhường 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ.
Đảng tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật. Ta kiên quyết vạch trần
âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động tay sai, trừng trị theo
pháp luật những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng
Hịa hỗn với Pháp nhằm đầy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa – Pháp. Hiệp
ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc chống
Pháp, không cho Pháp đổ bộ lên miền Bắc; hoặc chủ động đàm phán, hồ hỗn
với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù trong một lúc. Đảng ta
đã chọn giải pháp "hoà để tiến"
Chiều 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ ký với Pháp
"Hiệp định sơ bộ". Nội dung Hiệp định sơ bộ: Pháp cơng nhận Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, qn đội, tài chính riêng
nằm trong khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam đồng ý cho mười lăm ngàn

quân Pháp được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và rút dần
trong thời hạn năm năm. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam đi đến
cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri…
2. Cơ sở thực tiễn: Tình hình bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
hiện nay
Ngoài những cơ hội, thành tựu mà hội nhập quốc tế đem đến, nó cũng đặt ra
nhiều thách thức cho q trình phát triển. Điều này địi hỏi vai trò lãnh đạo sáng
suốt của các bộ, ngành và đặc biệt là Đảng để “lèo lái con tàu vươn ra biển lớn”.
2.1. Cơ hội – thành tựu
Hội nhập về kinh tế: Thị trường kinh tế được mở rộng và thu hút vốn đầu tư
nước ngồi là thành cơng đầu tiên cần nói đến. Ngày nay, các doanh nghiệp Việt
Nam đã bước ra khỏi thị trường trong nước và những thị trường quốc tế truyền


5

thống để hợp tác với những thị trường quốc tế mới, giàu tiềm năng. Đảng và Nhà
nước luôn đặt chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế lên đầu. Việc Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh mốc quan trọng trong quá
trình hội nhập. “Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính thức bước chân vào
trường quốc tế và nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên
sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định
Thương mại tự do, 4 Hiệp định đang trong vòng đàm phán và 1 Hiệp định đang
trong q trình xem xét (số liệu tính đến tháng 01/2016)”[7].
Việc quyết định ký kết, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới
tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, theo đó, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng
lên, tăng cường củng cố các thị trường truyền thống, khám phá nhiều thị trường
tiềm năng để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế quan trọng.
Hội nhập về chính trị: gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) – mở đầu của những mở đầu
“Hội nhập quốc tế về chính trị là quá trình các quốc gia tham gia vào các cơ
chế quyền lực tập thể vì những mục tiêu, lợi ích của quốc gia mình”[6]. Năm
1995, Việt Nam đã gia nhập ASEAN. Nói về sự kiện này, nguyên Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã nhận định đây là một quyết sách
kịp thời và đúng đắn, cho thấy ta đã nắm bắt xu thế tồn cầu hóa gắn với khu vực
hóa.
Hội nhập quốc tế về chính trị nói chung và gia nhập ASEAN nói riêng là
phương thức mở đường, thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác. Nó đem lại
cho Việt Nam lợi ích về nhiều mặt, đặc biệt phải nói đến chính trị - an ninh. Giúp
ta củng cố mơi trường hịa bình trong khu vực. Ngồi ra, cũng tạo mơi trường và
khơng khí thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quan hệ các nước khác.
Theo chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị đã thơng qua Nghị quyết số 22NQ/TW ngày 10-4-2013 về hội nhập quốc tế: “Đặc biệt chú trọng việc tham gia
xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và


6

các cơ chế, diễn đàn do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết,
gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của
ASEAN, thúc đẩy xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực”[2].
Hội nhập về văn hóa xã hội: tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ từ đó bổ
sung và làm giàu nền văn hóa Việt Nam mình.
Sự hội nhập quốc tế của Việt Nam với các nền văn hóa nước bạn cũng đã tạo
điều kiện cho người dân được hưởng thụ tốt hơn giá trị văn hóa nhân loại. Ngồi
ra, các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, bảo vệ mơi trường, bảo trợ xã hội,
chăm sóc bảo vệ trẻ em, phịng chống bệnh xã hội và bảo đảm bình đẳng giới ngày
được tiếp thu, cải thiện. Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam nâng cao ý thức cũng
như chất lượng thực hiện các vấn đề xã hội.
Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII,

về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu quan điểm và chỉ đạo về vấn đề
này. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu “xây dựng các kế hoạch hành động nhằm phát
huy nội lực,… hội nhập quốc tế để chủ động hội nhập văn hóa, vừa tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ được bản sắc văn hóa, làm giàu truyền thống văn
hóa dân tộc từ tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời có đóng góp tích cực vào kho
tàng văn hóa nhân loại”[4]. Như vậy, Đảng ta đã đưa ra chủ trương hội nhập văn
hóa thế giới với nội dung rõ ràng, cụ thể hơn.
Về việc Việt Nam tham gia, hợp tác với các hiệp hội thế giới về giao lưu văn
hóa xã hội, sự kiện đáng chú ý là Việt Nam tham gia Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Từ đây, Việt Nam cùng các nước thành
viên giải quyết, đưa ra các giải pháp cho nhiều vấn đề toàn cầu liên quan đến mục
tiêu hịa bình, phát triển văn hóa, đoàn kết và hợp tác các quốc gia. Đặc biệt, thành
công trong việc đề xuất UNESCO công nhận các danh hiệu di sản văn hóa phi vật
thể, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới, khu dự trữ sinh quyển, cơng viên
địa chất tồn cầu và di sản tư liệu. Điều này không chỉ nâng cao giá trị văn hóa xã
hội Việt nam, cịn thúc đẩy các vấn đề kinh tế, thương mại, du lịch,…


7

Hội nhập về giáo dục: mở ra cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà
Hội nhập quốc tế mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Theo dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XIII đã đánh giá
“hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng”; “công tác đào tạo
nhân lực ở nước ta đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng;
đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị
sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào
tạo nhân lực quốc tế.”[3].
Trong 5 năm qua, hơn 70 thỏa thuận quốc tế và 23 điều ước quốc tế được

Việt Nam ký, góp phần thiết lập hành lang pháp lý và triển khai nhiều dự án hợp
tác như trao đổi sinh viên, giáo viên. Cịn có hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa
học, đào tạo, trao đổi chuyên gia... Các sở giáo dục, các trường cao đẳng, đại học
phê duyệt và ký hơn 530 dự án liên kết đào tạo nước ngoài, khoảng 85.000 người
tham gia nghiên cứu, với hơn 45.000 người đã hồn thành chương trình. Đây là
nguồn nhân lực chất lượng cao giúp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
2.2. Hạn chế – thách thức
Thị trường cạnh tranh khốc liệt: cuộc chiến cam go trên sân nhà
Việc mở cửa giúp ta vươn ra thế giới, nhưng đồng nghĩa với việc nhiều doanh
nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tiến vào Việt Nam bởi thị trường nước ta đang rất
sôi nổi và tiềm năng. Các doanh nghiệp nước ngồi cạnh tranh trên chính thị
trường nước ta gây một sức ép lớn đối với các doanh nghiệp, công ty Việt Nam.
Hiện tại, về doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên
95%, đa phần về dịch vụ, phần nhỏ là hoạt động sản xuất, doanh thu thấp, chưa
có chính sách bảo hiểm cho người lao động từ đó nguồn lao động chất lượng cịn
thấp dẫn đến nhiều khó khăn cả trong lẫn ngồi với thời kì hội nhập hiện nay.
Cùng với đó là nguồn ngân sách nước ta cho các lĩnh vực nói chung và kinh
tế nói riêng còn hạn chế. Điều này trở thành một bài tốn khó mà các doanh nghiệp
trong nước phải vượt qua để giành lấy thành cơng trên chính đất nước mình.


8

Nguy cơ phụ thuộc kinh tế và lệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các nước tư bản độc quyền vô cùng phát
triển, nắm quyền chi phối. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đang rơi vào thối trào nên
tác động tiêu cực của nó đến các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa
càng rõ rệt. Ngồi ra, sự phân hóa xã hội càng tăng, bất cơng xã hội cịn diễn ra
dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ra căng thẳng và mâu thuẫn xã hội, nhất là
khả năng xảy ra các quan hệ xã hội bị xa rời bản chất công bằng, nhân văn, nhân

đạo xã hội chủ nghĩa. Những bất công này và những vấn đề xã hội tiêu cực khác
có thể làm chệch hướng khỏi chủ nghĩa xã hội. Nó dần hiện lên qua vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, sự suy giảm hiệu lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới
pháp quyền và sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp. Quyền làm chủ, doanh
nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể yếu kém; gia tăng sự phụ thuộc về kinh tế.
Đánh mất giá trị truyền thống, tinh thần tự cường dân tộc là vấn đề thường
được đề cập đến vì đây thực sự là một thách thức lớn. Các nền văn hóa, tư tưởng
của các nước xích lại gần nhau hơn, tuy nhiên nếu tiếp thu khơng có chọn lọc
những văn hóa nước ngồi và khơng biết củng cố nền văn hóa của mình thì việc
đánh mất bản sắc dân tộc có thể xảy ra.
Khơng biết từ bao giờ, người Việt Nam có tư tưởng “sính ngoại” với các tư
tưởng, văn hóa nước ngồi. Cụ thể, ở bộ phận giới trẻ dần không trân trọng những
bản sắc dân tộc lâu đời của cha ông để lại. Với họ, nó thuộc về thế hệ đi trước,
cịn bây giờ họ phải tích cực tiếp thu văn hóa mới, từ đó họ vội vàng du nhập
những tư tưởng chưa thực sự phù hợp với văn hóa cũng như xã hội Việt Nam. Xã
hội, văn hóa nào cũng có điều hay điều đẹp đáng để học hỏi, nhưng cũng có những
điều khơng thích hợp với Việt Nam chúng ta. Sự tiếp thu những điều tốt đẹp đang
dần bị sai lệch khi mọi người tiếp thu không chọn lọc, hoặc tiếp thu nhưng không
đến nơi đến chốn, làm lệch lạc tư tưởng, văn hóa xã hội.
2.3. Nhận xét
Qua những cơ hội thách thức của Việt Nam trong hội nhập nêu trên, ta thấy
được vai trò lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Ngày nay, Việt Nam ngày một


9

mở rộng quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực, được vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã luôn cố gắng hoàn thành sứ mệnh, vạch ra phương hướng, nguyên tắc cho việc
xây dựng, hồn thiện chính trị và xã hội để Việt Nam vươn mình ra thế giới.
Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế, thách thức, đặt ra vấn đề cho Đảng và

toàn thể nhân dân cần tỉnh táo, sáng suốt trong từng bước đi. “Xây dựng Đảng
ngang tầm địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Đảng phải tiếp tục sự đổi mới, tự chỉnh
đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục
cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém”[5].
3. Từ bài học kinh nghiệm đến giải pháp vượt qua thách thức hiện nay
Đầu tiên, phải xác định được đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn. Việc nhận
thức được thực trạng hiện tại là khơng dễ, nhất là nhìn nhận lại chính mình. Tuy
nhiên, muốn phát triển vững vàng, lâu dài, việc xác định được những khó khăn
trước mắt là vơ cùng thiết yếu. Như Bác Hồ và Đảng đã nhìn nhận ra trăm bề khó
khăn lúc bấy giờ. Như quá trình hội nhập hiện nay, khơng nên chỉ nhìn nhận những
khó khăn trên những con chữ, những lý thuyết sng mà phải nhìn nhận trong
thực tế, từ số liệu, từ kinh nghiệm một cách tường tận, không qua loa, cẩu thả.
Các công ty, doanh nghiệp kinh tế hay bất cứ lĩnh vực nào cũng phải biết tập
trung phát huy điểm mạnh và sửa đổi, khắc phục những hạn chế. Tăng cường
nghiên cứu, dự báo về hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời nâng cao nhận thực
của người trẻ, những người đang và sẽ xây dựng và bảo vệ đất nước. Có như vậy
mới ngày một phát triển nhanh và bền vững được.
Củng cố Đảng, các bộ máy lãnh đạo và các chính sách tốt từ đó từng bước
giải quyết khó khăn. Bất cứ trong cơng việc gì, muốn thực hiện tốt, đòi hỏi bộ máy
lãnh đạo, những người vạch ra phương hướng phải xây dựng kiên cố, có năng lực
trước, từ đó mới có đường lối, phương hướng đúng đắn được. Tăng cường tổ chức
tập huấn, huấn luyện cũng như trau dồi kĩ năng nắm bắt được tình hình hội nhập
quốc tế. Theo đó áp dụng vào lĩnh vực, ngành nghề, hay đơn vị của mình một cách
hợp lý và mang tầm nhìn xa.


10

Các văn bản, chính sách cũng vơ cùng quan trọng trong quá trình hội nhập.

Cần chỉnh sửa để theo kịp thích ứng trình độ phát triển thế giới. Cụ thể, cải cách
hành chính ở lĩnh vực thuế, hải quan. Tránh chỉ tập trung phát triển phần ngọn,
mà chưa chuẩn bị kĩ càng phần gốc là những kế hoạch, chính sách hợp lý.
Giải quyết từng khó khăn theo từng đặc điểm là cách khắc phục triệt để từng
khó khăn. Phải có chiến lược cụ thể, phù hợp với tình trạng thực tế. Cho dù có
nhiều khó khăn, nhưng khi nắm được cốt lõi như giặc dốt từ nạn mù chữ của nhân
dân, hay cạn kiệt lương thực cùng ruộng đất bỏ hoang dẫn đến giặc đói hồnh
hành, thì ta cũng sẽ tìm ra được cách đối phó để vượt qua khó khăn.
Nâng cao hơn vị thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đơn vị trong
nước. Bên cạnh đó, tránh vội vàng, chiến lược khơng đi sâu vào tình hình thực tế,
hay áp dụng cùng chiến lược cho những khó khăn có cốt lõi khác nhau, làm có
những hạn chế khó khăn thêm phần nan giải.
Đặc biệt, phải vừa kiên định cứng cỏi, vừa mềm dẻo, biết tranh thủ thời cơ.
Khi hội nhập quốc tế, luôn kiên định trong quan điểm, nguyên tắc không can thiệp
vào việc nội bộ. Tỉnh táo giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc, “hịa nhập nhưng khơng
hịa tan”. Vận dụng bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh, bất biến
trong bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra, cũng biết mềm dẻo trong chính sách, tăng
cường thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nước đối tác, biết linh hoạt ứng
biến trước những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới.
Đặc biệt, dù gặp nhiều khó khăn, Bác vẫn nhìn nhận được thời cơ chiến đầu
và mạnh dạn nắm bắt cơ hội. Ngày nay cũng vậy, phải tranh thủ thời cơ thuận lợi,
cố gắng xây dựng, tìm kiếm cơ hội cho bản thân, mở rộng thị trường kinh tế, bắt
kịp với trình độ phát triển thế giới để tránh bị tụt hậu quá xa về trình độ phát triển.


11

4. Kết luận
Qua quá trình hội nhập quốc tế vẫn đang diễn ra sôi nổi ngày nay, kinh tế
Việt Nam từ bị bao vây, cấm vận, đã dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu

vực và toàn cầu. Ngoài trọng tâm là hội nhập kinh tế, những lĩnh vực khác cũng
đã và đang cố gắng vươn ra biển lớn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức, hạn chế
đặt ra cho Đảng và toàn xã hội Việt Nam trong bước đường phát triển hội nhập.
“Vừa qua trong hội nghị của tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII (7-12019), vấn đề về nguyên tắc đổi mới lại được khẳng định. Đồng chí Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Tư tưởng chỉ đạo là kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kiên định và đổi mới, đổi mới phải kiên định mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, phải kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kế thừa và phát triển, giữa lí luận và thực tiễn. Đây là quan điểm nhất
quán và xuyên suốt”[1].
Có được những bài học kinh nghiệm từ lịch sử dựng và giữ nước nói chung
và từ bài học Đảng vượt qua khó khăn sau Cách mạng tháng Tám nói riêng, Việt
Nam chắc chắn sẽ từng bước khắc phục được những khó khăn, thách thức để hồn
thiện mình, phát triển vươn mình ra thế giới.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Báo Công an nhân dân điện tử, 2019. Nguồn:
/>[2]: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021. Nguồn:
/>[3]: Báo điện tự Quân đội nhân dân, 2021. Nguồn:
/>[4]: Báo Nhân Dân, 2013. Nguồn: />[5]: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
NXB. Chính trị quốc gia, 2019.
[6]: Cổng thơng tin điện tử Bộ Tư pháp, 2021. Nguồn:
/>[7]: SBLAW. Nguồn: />


×