Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

(Luận án tiến sĩ) Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thuchi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.55 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------

LÊ THÀNH CÔNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ TỚI THU-CHI QUỸ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CÂN ĐỐI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THÀNH CÔNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ TỚI THU-CHI QUỸ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CÂN ĐỐI Ở VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN ÁI ĐOÀN

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự
hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn, Trƣờng ĐH Bách
Khoa – Hà Nội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực do
chính tác giả thực hiện và không vi phạm đạo đức nghiên cứu.
Ngoài ra, trong một vài nội dung Luận án, Nghiên cứu sinh có tổng hợp một
số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác và cơ quan tổ chức khác,
Nghiên cứu sinh đã ghi rõ và chú thích, trích dẫn đầy đủ trong phần Danh mục tài
liệu tham khảo. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,
đã cơng bố theo đúng quy định.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung Luận án của mình.

Hà Nội, ngày
Giáo viên hƣớng dẫn

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

i



LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Tập thể các thầy, cô giáo của Viện Kinh tế và Quản lý, trƣờng Đại Học Bách Khoa
Hà Nội trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu, đã dành thời gian chia
sẻ kiến thức và góp ý chun mơn để nghiên cứu sinh có đƣợc kết quả cuối cùng.
- Giáo viên hƣớng dẫn – PGS.TS Nguyễn Ái Đồn, ngƣời có cơng lao đóng góp
khơng nhỏ trong định hƣớng nghiên cứu và chỉ bảo tận tình, chi tiết giúp cho nghiên
cứu sinh hồn thành luận án này.

ii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học của luận án ...........................................................................11
6. Kết cấu của luận án ...........................................................................................13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP ........................................................................................................14
1.1. Khái quát chung .............................................................................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới ..............................................................16
1.2.1. Hƣớng nghiên cứu về sự phù hợp của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

với thực trạng kinh tế xã hội ............................................................................. 17
1.2.2. Hƣớng nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến sự cân đối thu, chi bảo
hiểm thất nghiệp ................................................................................................ 19
1.2.3. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá sự ảnh hƣởng của các nhân tố tới
sự cân đối thu chi bảo hiểm thất nghiệp và dự báo ........................................... 22
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam ..................................................................29
1.4. Một số kết luận về tổng quan nghiên cứu ......................................................36
Tóm tắt nội dung chƣơng 1 ...................................................................................38
iii


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU, CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ
MƠ HÌNH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ .....................39
2.1. Một số khái niệm cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm
thất nghiệp .............................................................................................................39
2.1.1. Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp ...................................................... 40
2.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp ......................................................................40
2.1.1.2. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp ...................................................... 43
2.1.2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............ 45
2.1.2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................................................................ 45
2.1.2.2. Bản chất quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam .................47
2.1.2.3. Mục tiêu hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp .......................... 48
2.1.2.4. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp ...................... 50
2.2. Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp và mơ hình cân đối thu chi bảo hiểm thất
nghiệp ....................................................................................................................51
2.2.1. Khái niệm về thu, chi bảo hiểm thất nghiệp ........................................... 51
2.2.1.1 Khái niệm thu bảo hiểm thất nghiệp .................................................51
2.2.1.2 Khái niệm chi bảo hiểm thất nghiệp .................................................54
2.2.2 Mơ hình cân đối thu chi bảo hiểm thất nghiệp......................................... 58
2.2.2.1 Mơ hình cân bằng tĩnh quỹ BHTN.................................................... 60

2.2.2.2 Mơ hình cân bằng động quỹ BHTN .................................................. 62
2.3. Mơ hình ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi bảo hiểm thất
nghiệp ....................................................................................................................65
2.3.1. Khái quát chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến thất nghiệp và mơ hình
cân đối thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp ......................................................... 66
2.3.1.1. Ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô .......................................66
2.3.1.2. Kết hợp sự ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô và yếu tố hành
vi cá nhân ......................................................................................................69
iv


2.3.1.3. Kết hợp sự ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô và yếu tố biến
động thiên nhiên - môi trƣờng.......................................................................71
2.3.2. Cơ sở lựa chọn nhân tố kinh tế vĩ mơ trong mơ hình cân đối thu chi bảo
hiểm thất nghiệp ................................................................................................ 72
2.3.3. Sự tƣơng tác giữa các nhân tố ảnh hƣởng ............................................... 78
Tóm tắt nội dung chƣơng 2 ...................................................................................81
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................82
3.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích .....................................................82
3.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận .............................................................................. 84
3.1.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp ........................................................ 84
3.1.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận gián tiếp ........................................................ 86
3.1.2. Khung phân tích ...................................................................................... 87
3.2. Tổng hợp dữ liệu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế....................................92
3.2.1. Tổng hợp dữ liệu ..................................................................................... 92
3.2.1.1. Nguồn dữ liệu ................................................................................... 93
3.2.1.2. Thu thập và điều chỉnh số liệu theo mục tiêu nghiên cứu ...............93
3.2.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế .............................................................. 94
3.2.2.1. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế trong nghiên cứu đánh giá về mối
quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô ......................................................... 94

3.2.2.2. Phƣơng pháp vectơ tự hồi quy và phƣơng pháp vectơ hiệu chỉnh sai
số ................................................................................................................... 96
Tóm tắt nội dung chƣơng 3 .................................................................................102
CHƢƠNG 4. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI THU CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
VIỆT NAM .............................................................................................................103
4.1. Phân tích dữ liệu tổng quan ..........................................................................103
4.1.1. Phân tích thực trạng thu, chi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam ............ 103
v


4.1.2. Phân tích thực trạng biến động GDP, CPI và tỷ giá ở Việt Nam......... 107
4.1.2.1. Biến động chỉ số GDP của Việt Nam ............................................108
4.1.2.2. Biến động chỉ số CPI của Việt nam ...............................................109
4.1.2.3. Biến động tỷ giá hối đoái VNĐ/USD ............................................110
4.2. Kiểm định các điều kiện cho thực hiện phƣơng pháp ƣớc lƣợng kinh tế ....112
4.2.1. Kiểm định độ trễ theo tiêu chuẩn AIC, HQ, SIC và LR ....................... 113
4.2.2. Kiểm định Augmented Dickey – Fuller ................................................ 113
4.3. Kết quả đánh giá mơ hình ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi
bảo hiểm thất nghiệp ...........................................................................................115
4.3.1. Kiểm định đồng tích hợp Johansen ....................................................... 115
4.3.2. Kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả ...................................... 116
4.3.2 Hàm phản ứng và phân rã phƣơng sai.................................................... 120
Tóm tắt nội dung chƣơng 4 .................................................................................122
CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................123
5.1. Những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần nghiên cứu tiếp ..............................123
5.1.1. Đánh giá ảnh hƣởng của GDP, CPI, tỷ giá đến thu, chi BHTN ở Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2019 ............................................................................. 125
5.1.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp ........................................................ 130
5.2. Một số kiến nghị tới cơ quan chức năng ......................................................131

5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp .............. 131
5.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan quản lý kinh tế ...................... 134
Tóm tắt nội dung chƣơng 5 .................................................................................138
KẾT LUẬN .............................................................................................................140
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ..................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................145
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................1
vi


PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................2
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................3
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................4
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................5
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................6
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................8
PHỤ LỤC 8 ...............................................................................................................10
PHỤ LỤC 9 ...............................................................................................................11
PHỤ LỤC 10 .............................................................................................................12
PHỤ LỤC 11 .............................................................................................................14
PHỤ LỤC 12 .............................................................................................................16

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ASXH:

An sinh xã hội


BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BQ:

Bình quân

CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng

GDP:

Tổng sản phẩm nội địa

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế

IPI:


Chỉ số phát triển công nghiệp

KTVM:

Kinh tế vĩ mơ

LĐ:

Lao động

OPI:

Chỉ số giá dầu

UISIM :

Mơ hình mơ phỏng bảo hiểm thất nghiệp

XH:

Xã hội

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh mơ hình Bismarck và mơ hình Beveridge trong bảo vệ lợi
ích của con người
Bảng 1.2 Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hướng tới chính sách

chi trả thất nghiệp trên thế giới.

16

29

Bảng 1.3 Kết quả dự báo thu BHTN của cơ quan quản lý quỹ BHTN

32

Bảng 1.4 Kết quả dự báo tình hình chi BHTN của cơ quan quản lý quỹ BHTN

32

Bảng 1.5 Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu về chính sách chi trả thất nghiệp
ở Việt Nam
Bảng 2.1 Tóm tắt các giả định nghiên cứu về ảnh hưởng khách quan tới chi
trả BHTN
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chi BHTN và một
vài chỉ số kinh tế vĩ mô trên thế giới
Bảng 3.2 Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hưởng của GDP, CPI và tỷ giá hối
đối tới thu, chi BHTN

35

77

87

90


Bảng 3.3 Mơ tả tổng hợp dữ liệu nghiên cứu.

92

Bảng 3.4 Tóm tắt đơn vị tính và ký hiệu biến trong mơ hình nghiên cứu

94

Bảng 3.5 Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về phương pháp ước lượng
kinh tế
Bảng 3.6 Lựa chọn phương pháp kiểm định để tìm khoảng trễ phù hợp
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ thất nghiệp trước khi triển khai và sau khi thực chính
sách chi trả BHTN
Bảng 4.2 Tổng hợp báo cáo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Giai
đoạn 2010 – 2019
Bảng 4.3 Tăng trưởng GDP - Giai đoạn 2008-2019
Bảng 5.1 Tổng hợp phương sai và độ lệch chuẩn của các phương pháp dự
báo

95
99
105

106
108
130

Bảng 5.2 Đề xuất chính sách điều chỉnh cầu việc làm


136

Bảng 5.3 Đề xuất chính sách điều chỉnh cung việc làm

138

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình cân bằng đơn giản của thu BHTN và chi BHTN

62

Hình 2.2 Tổng hợp nhóm yếu tố giả định của Giáo sư Ronald Lee và cộng sự

65

Hình 2.3 Sự ra đời của mơ hình ảnh hưởng KTVM -Macro economics model

68

Hình 2.4 Tổng hợp các giả định về nguyên nhân khách quan và chủ quan

73

Hình 3.1 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu, chi BHTN ở Việt
Nam
Hình 4.1 Tình hình chi trả BHTN và số lượng LĐ hưởng chi trả thất nghiệp
theo từng quý.

Hình 4.2 Tình hình chi trả BHTN và số lượng LĐ hưởng chi trả thất nghiệp Giai đoạn 2010 – 2019
Hình 4.3 Biến động chi BHTN so với Q1/2010 (%)
Hình 4.4 Biến động GDP theo giá so sánh và tốc độ tăng trưởng so với
Q4/2009
Hình 4.5 Biến động chỉ số giá tiêu dùng so với quí trước - CPI (%) Q
1/2010 đến q 4/2019

79

104

104
106
109

110

Hình 4.6 Biến động tỷ giá hối đối VNĐ/USD (%) Q1/2010 đến Q4/2019

111

Hình 4.7 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô:GDP - CPI - Tỷ lệ thất nghiệp

112

Hình 4.8 Kiểm định AR roots của Dickey và Fuller

115

Hình 4.9 Mối quan hệ giữa các biến số


116

Hình 4.10 Hàm phản ứng Cholesky

120

Hình 5.1 So sánh giữa kết quả dự báo và thực tiễn về chi trả BHTN từ q
3/2012 đến q 4 năm 2018
Hình 5.2 So sánh kết quả dự báo của các nghiên cứu và thực tế chi trả BHTN
từ năm 2011 đến năm 2018

128

130

x


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngƣời lao động ln là chủ thể quan trọng trong duy trì sự phát triển và phát
triển bền vững của xã hội. Ngƣời lao động cống hiến sức lao động để tạo ra của cải
vật chất cho xã hội, đồng thời cũng là ngƣời hƣởng thụ phần lớn thành quả của sản
xuất. Việc mất khả năng lao động (hoặc khơng có việc làm) khiến ngƣời lao động
chuyển đổi từ trạng thái đóng góp của cải xã hội sang trạng thái tiêu tốn của cải xã
hội. Sự thay đổi đó sẽ khiến sự ổn định và cân bằng xã hội bị lung lay.
Thất nghiệp là một hiện tƣợng khách quan và tồn tại trong nền kinh tế thị
trƣờng. Theo tính chất thất nghiệp thì thất nghiệp đƣợc chia thành 2 loại: thất

nghiệp tự nguyện và thất nghiệp khơng tự nguyện. Trong đó: thất nghiệp tự nguyện
phát sinh do ngƣời lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức
lƣơng tƣơng ứng. Cịn thất nghiệp khơng tự nguyện xảy ra khi một bộ phận ngƣời
lao động không tiếp cận đƣợc việc làm phù hợp với khả năng bản thân họ, mặc dù
họ đã cố gắng tìm kiếm và chấp nhận mức thu nhập mang tính thịnh hành. Lƣờng
trƣớc những rủi ro thất nghiệp có thể xảy ra đối với ngƣời lao động và hỗ trợ tài
chính kịp thời cho ngƣời thất nghiệp là một chính sách xã hội quan trọng của quốc
gia. "…Những nhà quản lý nhà nước ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Đức,
Pháp ... xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động trong độ
tuổi lao động nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài và thịnh vượng cho các
thế hệ lao động trong tương lai …" (theo tài liệu [1] ). Nền tảng của việc xây dựng
chính sách BHTN ban đầu đƣợc dựa trên sự tính tốn dài hạn về thay đổi tỷ lệ thất
nghiệp và quy mô lực lƣợng lao động, nhằm đảm bảo sự cơng bằng lợi ích giữa
phần đóng góp và hƣởng thụ của ngƣời lao động. Ngồi ra, một đặc trƣng quan
trọng của quỹ BHTN là mục đích bảo vệ thu nhập chung của tất cả ngƣời lao động
trong xã hội và liên tục qua nhiều thế hệ (theo tài liệu [2]).
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhà nƣớc thực hiện kiểm soát quản lý hoạt
động của quỹ BHTN, nhƣng không can thiệp vào tổ chức tài chính của quỹ BHTN.
Nói cách khác là hoạt động tài chính của quỹ BHTN là độc lập.Nguyên tắc tự cân
1


đối tài chính quỹ BHTN (pay as you go) cho phép quỹ BHTN tự xác định mức đóng
góp và mức chi trả nhằm duy trì sự bền vững tài chính lâu dài của quỹ BHTN.
Ở Việt Nam, bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động đƣợc bảo vệ qua hệ thống
bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội (gồm cả BHXH, BHYT và BHTN)
của cơ quan quản lý nhà nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Sự chênh
lệch kinh tế giàu nghèo, vùng miền, giới tính… đã đƣợc điều chỉnh tích cực nhằm
giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội. Mơ hình tổ chức tài chính quỹ BHTN ở
Việt Nam cũng tuân thủ với nguyên tắc tài chính độc lập. Nguyên tắc độc lập tài

chính của quỹ BHTN của Việt Nam ràng buộc quản lý tài chính quỹ BHTN trong
mối quan hệ thu, chi. Theo đó, mức thu đƣợc xác định để làm cơ sở chi và ngƣợc
lại. Nhà hoạch định chính sách đƣa ra tính tốn dài hạn để xác định mức thu và mức
chi cố định nhằm đảm bảo quyền lợi giữa việc đóng góp và hƣởng thụ (chính sách
BHTN ở Việt Nam quy định mức thu và mức chi đƣợc cố định theo tỷ lệ phần trăm
tiền lƣơng).
Mơ hình thu chi BHTN dựa trên việc tự chủ tài chính hay tự quyết định mức
thu, mức chi BHTN cịn đƣợc gọi là mơ hình thu chi BHTN trong điều kiện tự cân
đối. Để đảm bảo tính bền vững và lâu dài cho hoạt động tài chính quỹ BHTN, thì
cần phải tính tốn đƣợc xu hƣớng biến động thu, chi và sự cân bằng của mơ hình
thu chi BHTN. Sự cân đối tài chính của mơ hình thu – chi BHTN đƣợc xác định dựa
trên phần chênh lệch giữa thu và chi BHTN. Các nhà hoạch định chính sách BHTN
ở Việt Nam xây dựng mơ hình phản ánh sự cân đối tài chính quỹ BHTN theo hƣớng
xác định riêng biệt giá trị khoản thu và giá trị khoản chi BHTN. Trong đó, mơ hình
thu chi BHTN trong điều kiện tự cân đối ở Việt Nam trong giai đoạn mới thành lập,
đều dựa trên những giả định kinh tế về tỷ lệ thất nghiệp ở mức giao động +/- 4% và
xu hƣớng biến động thu, chi BHXH trong quá khứ (theo các tài liệu [3],[4],[5]).
Tuy nhiên, từ khi đi vào có hiệu lực từ năm 2009, có sự khác biệt và chênh
lệch trong giả định trong dự báo chính sách và thực tế biến động thu, chi. Sự khác
biệt này làm cho mơ hình thu chi BHTN biến động ngoài dự kiến và làm nảy sinh
một vài vấn đề liên quan đến cân đối tài chính của quỹ BHTN ở Việt Nam. Những
nguy cơ đƣợc những nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã chỉ ra gồm:

2


Thứ nhất, tốc độ tăng chi lớn hơn tốc độ tăng thu quỹ BHTN. Sự chênh lệch về
tốc độ chi và thu BHTN ngày càng nới rộng trong thời gian gần đây đã làm giảm
tích lũy quỹ BHTN (thời gian tích lũy quỹ BHTN ngắn lại) và làm giảm cơ hội chi
trả cho ngƣời thất nghiệp khi xảy ra khủng hoảng thất nghiệp với quy mô lớn và

thời gian kéo dài. Trong khi số lƣợng ngƣời tham gia đóng BHTN đang tăng chậm
dần, thì số lƣợng ngƣời hƣởng chi trả BHTN lại tăng nhanh (theo các tài liệu [6],
[7]). Bên cạnh nguyên nhân khách quan nhƣ: yếu tố khoa học kỹ thuật mới làm
giảm số lƣợng việc làm và tăng số lƣợng ngƣời thất nghiệp, hoặc hội nhập kinh tế
quốc tế khiến ngành nghề thiếu sức cạnh tranh bị xóa xổ (tăng tỷ lệ thất nghiệp) và
một số ngành nghề mới đƣợc tạo ra (tạo thêm việc làm), thì cũng có ngun nhân
chủ quan đến từ chính bản thân ngƣời lao động. Thất nghiệp tự nguyện để nhằm
hƣởng chi trả thất nghiệp cũng là một nguyên nhân tiêu cực khiến tốc độ chi tăng
nhanh hơn tốc độ thu BHTN. Tất cả những hiện tƣợng này khiến "mục tiêu đảm bảo
khả năng hỗ trợ tài chính cho ngƣời thất nghiệp trong tƣơng lai của quỹ BHTN ở
Việt Nam" trở nên mong manh hơn (ít sức chịu đựng hơn)".
Thứ hai, quản lý và vận hành quỹ BHTN cịn nhiều khiếm khuyết. Tình trạng
doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động diễn ra khơng
chỉ ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc, mà còn cả ở những doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Trong khi đó, chi phí quản lý và điều hành quỹ cũng khơng
ngừng tăng lên mà các hoạt động quản lý (hiệu suất) khơng thay đổi lớn. Chẳng hạn
nhƣ: chi phí đào tạo lại nghề và giới thiệu nghề cho ngƣời thất nghiệp không thu hút
đƣợc ngƣời thất nghiệp tham gia. Các con số báo cáo quản lý chi BHTN chƣa thực
sự thuyết phục ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tin tƣởng vào chính sách
BHTN (theo các tài liệu [8], [9], [10], [11]).
Cuối cùng, các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi khác biệt so với thời kỳ thiết
kế - xây dựng quỹ BHTN, khiến biến động thu, chi BHTN chệch khỏi quỹ đạo cân
bằng ban đầu. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu, chi BHTN và điều kiện
kinh tế - xã hội thay đổi cho thấy vai trò quan trọng của dự phòng quỹ BHTN khi
xảy ra khủng hoảng thất nghiệp – kinh tế xảy ra (theo các tài liệu [12], [13], [14]).
Với sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội (mức lƣơng cơ sở tăng, biến động lạm
phát, chu kỳ thất nghiệp ngày càng ngắn và mức độ khủng hoảng thất nghiệp ngày
3













×